Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của Chi Cục Dự trữ Nhà nước Sơn La – Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc giai đoạn 2015 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.01 KB, 58 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
----------

LÊ TIẾN DŨNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA CHI CỤC
DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC SƠN LA – CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC
KHU VỰC TÂY BẮC GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP CCLL CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

Hà Nội, tháng 9 năm 2015


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC I
----------

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA CHI CỤC
DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC SƠN LA – CỤC DỰ TRỮ NHÀ NƯỚC
KHU VỰC TÂY BẮC GIAI ĐOẠN 2015 - 2020

Người thực hiện:

Lê Tiến Dũng

Lớp:

CCLLCT – HC Sơn La, K8 (2013 - 2015)



Chức vụ:

Chi Cục Trưởng

Đơn vị công tác:

Chi cục Dự trữ Nhà nước Sơn La

Người HD khoa học:

Thạc sĩ Chu Thị Nhị -

Hà Nội, tháng 9 năm 2015


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Chính trị Khu vực I và toàn
thể các thầy giáo, cô giáo của Học viện Chính trị khu vực I; các đồng chí lãnh
đạo Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc và toàn thể cán bộ, công chức Chi
cục Dự trữ Nhà nước Sơn la đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương
trình học tập cũng như đi thực tế nghiên cứu, xây dựng đề án tốt nghiệp này. Đặc
biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sỹ Chu Thị Nhị, GVC khoa Quan hệ Quốc
tế, Học viện Chính trị Khu vực I, đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên
cứu, xây dựng và hoàn chỉnh đề án này.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, kinh nghiệm công tác chưa nhiều và cũng là
lần đầu tiên xây dựng đề án khoa học nên khó tránh khỏi những thiếu sót, vì
vậy rất tôi mong được sự tham gia, bổ sung đóng góp ý kiến của các thầy giáo,
cô giáo và các đồng chí đồng nghiệp để đề án này được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn./.

Sơn La, tháng 9 năm 2015
Người viết

Lê Tiến Dũng


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNTT
DTNN
DTQG
ĐN
GDP
QLDTVT NN
TB
TCVN
XHCN

Công nghệ thông tin
Dự trữ Nhà nước
Dự trữ quốc gia
Đông nam
Tổng sản phẩm quốc nội
Quản lý Dự trữ vật tư Nhà nước
Tây bắc
Tiêu chuẩn Việt Nam
Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC



1
A. MỞ ĐẦU
1. Lý do xây dựng đề án
Trong quá trình sản xuất kinh doanh cũng như trong đời sống, thiên
nhiên có nhiều ưu đãi đối với con người, nhưng thiên nhiên cũng luôn là mối
hiểm họa phòng thiên tai thật chu đáo thì con người cũng còn bị bất ngờ và
bất lực trước những hiểm họa do thiên nhiên gây ra. Ở nước ta, những năm
gần đây, chu kỳ các đợt lũ lụt ngày càng ngắn lại, cường độ, mức độ tàn phá
ngày càng ác liệt trên diện rộng ở cả 3 miền đất nước, đã gây ra những tổn
thất lớn đối với sinh mệnh, phương tiện sản xuất, nhà cửa, tài sản, súc vật,
mùa màng, môi trường. Đó là chưa kể tới các hiểm họa khác còn tiềm ẩn như
động đất, dịch bệnh, hỏa hoạn, chiến tranh v.v...
Cùng với thiên tai, chiến tranh luôn là tai họa khủng khiếp đối với xã
hội loài người, nó đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng, đã phá hủy các công trình
văn hóa được xây dựng hàng thế kỷ, hủy hoại tài sản, cơ sở vật chất ... ở
những nơi nó đi qua. Ngày nay, các nước lớn luôn can thiệp vào công việc nội
bộ của các nước đang phát triển có chủ quyền và sẵn sàng phát động chiến
tranh. Bên cạnh đó, những tiềm ẩn của sự bất ổn có thể xảy ra bất cứ lúc nào
do mâu thuẫn sắc tộc, tranh chấp biên giới lãnh thổ, biển đảo và do mặt trái
của nền kinh tế thị trường của biến đổi khí hậu. Đây là những nhân tố thường
xuyên đe dọa đối với sự ổn định và phát triển của mỗi Quốc gia.
Đứng trước những hiểm họa, rủi ro bởi thiên tai, dịch họa, chiến tranh
nêu trên, con người luôn phải tự tìm kiếm mọi biện pháp phòng chống trong
đó có biện pháp dự trữ một lực lượng vật chất nhất định để phòng ngừa, khắc
phục, hạn chế những tổn thất do chúng gây ra, nhằm bảo đảm cho quá trình
sản xuất và đời sống được tiến hành một cách liên tục, ổn định và phát triển ở
mức cao. Có thể nói mọi hình thái sản xuất, mọi chế độ xã hội, nếu muốn bảo
đảm sự phát triển an toàn và ổn định, đều phải có tiềm lực dự trữ nhất định.



2
Khi sản xuất hàng hóa và nền kinh tế thị trường phát triển. Nhà nước nào có
tiềm lực dự trữ đủ mạnh và hợp lý, sẽ trở nên vững vàng trước các biến cố.
Ngày nay trên thế giới, mặc dù có chế độ chính trị khác nhau, nhưng
Nhà nước nào cũng phải tổ chức và chăm lo quỹ "Dự trữ Quốc gia". Các nước
có nền kinh tế phát triển và cả những nước nghèo đều quan tâm củng cố tiềm
lực dự trữ và sử dụng nó rất hữu hiệu như: khi xảy ra chiến tranh vùng Vịnh,
chỉ trong ít ngày Mỹ đã tung ra 4 triệu tấn xăng dầu Dự trữ Quốc gia để đảm
bảo cho nhu cầu chiến tranh và đầu năm 2000 khi giá dầu trên thế giới tăng
trên 35 USD/ thùng thì Mỹ đã xuất 30 triệu thùng dầu Dự trữ Quốc gia để giữ
giá xăng dầu trong nước không tăng; Nhật Bản dự trữ xăng dầu đủ dùng trong
7 tháng với tổng khối lượng 40 triệu tấn. Chỉ tính riêng gạo Indonesia có mức
dự trữ bình quân 16kg/người/năm; Ấn Độ 39,5kg/người/năm; Malaysia dự trữ
cho toàn dân ăn đủ trong một tháng; Trung Quốc hiện có 250 triệu tấn lương
thực Dự trữ Quốc gia và 130 triệu tấn dự trữ trong dân bảo đảm cho 1,2 tỷ
người ăn trong 6 tháng ... và tiềm lực Dự trữ Quốc gia của các nước đều tăng
hàng năm so với GDP. Còn ở Việt Nam xăng dầu dự giữ Quốc gia chỉ đủ
dùng trong khoảng 5 ngày, phấn đấu mức dự trữ xăng dầu đến năm 2020 là
đáp ứng nhu cầu cho 10 ngày sử dụng và lương thực Dự trữ Quốc gia chỉ bảo
đảm được 3 ngày cho toàn dân.
Ở nước ta, cách đâu hàng ngàn năm, Dự trữ Quốc gia đã được chú
trọng tới. Ngay thời nhà Lý, Uy minh hầu Nhật Quang đã cho đặt kho lương
thực ở các nơi để thu thuế mà chứa sẵn phòng cấp quân lương. Lê Lợi vị anh
hùng dân tộc, người đã lãnh đạo dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống giặc
Minh đã coi binh, lương hai việc ấy trong lúc gây dựng nước nhà là vô cùng
bức thiết, công trạng giữ gìn căn cứ ngang với công đánh giặc. Ngay từ khi
nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, phát huy truyền thống "Tích cốc,
phòng cơ" của dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động và tổ chức

phong trào "Hũ gạo nuôi quân", "Hũ gạo tương thân". Người đã chăm lo cho


3
sự nghiệp dự trữ ngay từ ngày đầu trong điều kiện đất nước gặp những khó
khăn chồng chất.
Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Đảng luôn quan tâm đến
công tác Dự trữ Quốc gia. Trong thông báo số 58/TT-TW ngày 24/3/1997,
Thường vụ Bộ chính trị đã có ý kiến chỉ đạo phải : "Tăng quy mô Dự trữ
Quốc gia về lương thực để đảm bảo vững chắc an toàn lương thực Quốc gia,
đồng thời sử dụng có hiệu quả lương thực Dự trữ Quốc gia ..." và trong Nghị
quyết số 06 của Bộ chính trị (tháng 11/1998) về một số vấn đề phát triển nông
nghiệp và nông thôn. Mục tiêu đầu tiên Đảng ta đề ra là "Bảo đảm an ninh
lương thực quốc gia trong mọi tình huống". Chính vì vậy hệ thống Dự trữ
Quốc gia đã từng bước được chấn chỉnh đổi mới cơ chế quản lý và đưa việc
quản lý hàng hóa dự trữ đảm bảo an toàn về số lượng, chất lượng, luôn sẵn
sàng đáp ứng trong mọi tình huống xảy ra. Thực hiện tốt chức năng của Dự
trữ Quốc gia là dự trữ những lực lượng dự phòng chiến lược của Nhà nước để
sử dụng vào mục đích phòng ngừa khắc phục thiên tai, phục vụ an ninh quốc
phòng, tham gia điều hòa, bình ổn giá cả thị trường và thực hiện các nhiệm vụ
quan trọng khác của Chính phủ.
Sơn La là tỉnh miền núi cao cực kỳ hiểm trở, giao thông đi lại khó
khăn, kinh tế chưa phát triển và đặc biệt chưa cân đối được lương thực (thóc
gạo) ở địa bàn, đồng thời địa bàn này thường xuyên có thiên tai xảy ra như: lũ
lụt, động đất, hỏa hoạn ... Mặt khác địa bàn không chỉ là miền núi khó khăn,
thiên tai khắc nghiệt mà còn là vị trí có chung đường biên giới với nước Cộng
hòa dân chủ nhân dân Lào.
Chính vì vậy, việc quản lý Dự trữ Quốc gia trên địa bàn đặt ra rất nhiều
vấn đề cần phải hoàn thiện Là người đang công tác trực tiếp trên địa bàn, tôi xây
dựng đề án : "Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của Chi Cục Dự trữ Nhà

nước Sơn La – Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc giai đoạn 2015 2020" làm đề án tốt nghiệp chương trình CCLL Chính trị - Hành chính.


4
2. Mục tiêu của đề án
2.1. Mục tiêu chung
Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của Chi Cục Dự trữ Nhà nước
Sơn La – Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc nhằm thực hiện mục tiêu
đầu tiên Đảng ta đề ra là "Bảo đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi
tình huống". Xây dựng lực lượng dự trữ nhà nước vững mạnh với cơ cấu hợp
lý, đặc biệt nhấn mạnh đến nỗ lực dự trữ và bảo quản tốt hàng hóa, vật tư,
thiết bị để đáp ứng yêu cầu của toàn tỉnh trong mọi tình huống; đặc biệt là yêu
cầu cấp bách khi có tình huống thiên tai, dịch bệnh xảy ra hoặc phục vụ tốt
nhiệm vụ an ninh quốc phòng và an sinh xã hội trong tình hình mới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu năm 2020 đạt:
- Danh mục, số lượng hàng dự trữ quốc gia đảm bảo yêu cầu thiết yếu,
chiến lược, quan trọng và có quy mô đủ mạnh để can thiệp khi có tình huống
cấp bách.
- Hiện đại hóa công nghệ bảo quản, nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng
công nghệ bảo quản tiên tiến của các nước trong khu vực, phù hợp với điều
kiện khí hậu và kinh tế - xã hội của Việt Nam nhằm bảo đảm chất lượng hàng
dự trữ quốc gia và nâng cao hiệu quả công tác bảo quản.
- Hoàn chỉnh hệ thống kho dự trữ quốc gia với trang thiết bị hiện đại,
quy mô tập trung, đảm bảo hình thành các vùng, tuyến chiến lược phù hợp với
điều kiện về kinh tế, quốc phòng của tỉnh.
- Hệ thống thông tin thông suốt trong hoạt động dự trữ quốc gia, bảo
đảm tin học hóa 100% quy trình quản lý nghiệp vụ nhập, xuất, bảo quản.
- Phát triển nguồn nhân lực dự trữ quốc gia bảo đảm đủ về số lượng, có
cơ cấu hợp lý, có phẩm chất chính trị và năng lực công tác đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ. Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý theo hướng tập trung thống nhất
một cơ quan quản lý Nhà nước về Dự trữ quốc gia


5
3. Giới hạn của đề án
3.1. Đối tượng của đề án: Hiệu quả hoạt động quản lý của Chi Cục Dự
trữ Nhà nước Sơn La – Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc
3.2. Không gian thực hiện đề án: Chi Cục Dự trữ Nhà nước Sơn La –
Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Tây Bắc
3.3. Thời gian thực hiện đề án: Giai đoạn 2015 – 2020


6

B. NỘI DUNG
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
+ Dự trữ Quốc gia là phần của cải vật chất của Nhà nước tích lũy lại
hàng năm thành lực lượng dự trữ chiến lược dự phòng sử dụng vào mục đích:
phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai, phục vụ cho sản xuất, đời sống và
An ninh Quốc phòng và thực hiện các yêu cầu khác của Chính phủ. Mặt hàng
dự trữ Quốc gia là những mặt hàng chủ yếu, thiết yếu như vật tư, thiết bị,
hàng hóa do Nhà nước nắm giữ.
+ Dự trữ Quốc gia phải được từng bước hoàn thiện, hiện đại hóa và
được bố trí theo quy hoạch, đặt tại các vùng chiến lược kinh tế, quốc phòng
của đất nước; hệ thống kho dự trữ Quốc gia phù hợp với tình hình phát triển
kinh tế - xã hội từng vùng, với trữ lượng mặt hàng nhất định và phải vừa đảm
bảo an toàn bí mật, vừa thuận tiện cho việc nhập, xuất hàng dự trữ Quốc gia.

+ Hệ thống Dự trữ Quốc gia bao gồm: Tổng Cục dự trữ nhà nước quản
lý trực tiếp và Tổng cục dự trữ nhà nước quản lý gián tiếp các bộ ngành khác
về dự trữ.
+ Hoạt động dự trữ quốc gia là việc xây dựng, thực hiện chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, dự toán ngân sách về dự trữ quốc gia; xây dựng hệ
thống cơ sở vật chất - kỹ thuật; quản lý, điều hành và sử dụng dự trữ quốc gia.
+Điều hành dự trữ quốc gia là hoạt động quản lý, nhập, xuất, mua, bán,
bảo quản, bảo vệ hàng dự trữ quốc gia.
+ Nguyên tắc quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia:


7
- Hàng dự trữ quốc gia phải được quản lý chặt chẽ, an toàn, bí mật theo
quy định của pháp luật; chủ động đáp ứng kịp thời yêu cầu, mục tiêu của dự
trữ quốc gia. Hàng dự trữ quốc gia sau khi xuất phải được bù lại đủ, kịp thời.
- Hàng dự trữ quốc gia phải được sử dụng đúng mục đích, đúng quy
định của pháp luật; không được sử dụng hàng dự trữ quốc gia để kinh doanh.
+Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia là bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia theo phân công
của Chính phủ.
+ Đơn vị dự trữ quốc gia là tổ chức thuộc bộ, ngành quản lý hàng dự
trữ quốc gia được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý, nhập, xuất, mua, bán, bảo
quản, bảo vệ hàng dự trữ quốc gia.
+ Các đơn vị Dự trữ Quốc gia có trách nhiệm từng bước hoàn thiện,
hiện đại và bố trí theo quy hoạch, đặt tại các vùng chiến lược kinh tế - quốc
phòng của đất nước bằng hệ thống kho dự trữ Quốc gia, vừa đảm bảo an toàn
bí mật, vừa thuận tiện cho việc nhập, xuất hàng.
+ Về quản lý hàng dự trữ quốc gia: Vừa thực hiện chức năng quản lý
Nhà nước trong lĩnh vực dự trữ, vừa quản lý trực tiếp một số mặt hàng của dự
trữ Quốc gia như: Thóc, gạo, nhà bạt cứu sinh, kim khí, xe máy, thiết bị ... chủ

yếu là hàng thông dụng, thiết yếu cho sản xuất và đời sống. Đồng thời quản lý
Nhà nước đối với các mặt hàng dự trữ khác mà do các Bộ, ngành, Trung ương
trực tiếp quản lý như: Xăng dầu dự trữ ở Bộ thương mại; Vật tư phục vụ sản
xuất nông nghiệp ở Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn; Thuốc nổ vật
liệu nổ công nghiệp ở Bộ công nghiệp; Vật tư thiết bị chuyên dùng cho quốc
phòng ở Bộ quốc phòng; Vật tư thiết bị chuyên dùng cho trong ngành an ninh
ở Bộ công an ...
1.1.2. Các yêu cầu chung đối với Tổng cục Dự trữ Nhà nước


8
Hoạt động quản lý của Tổng cục Dự trữ nhà nước là hoạt động quản lý
vĩ mô thuộc hệ thống tổ chức quốc gia, là sự quản lý của Nhà nước về lĩnh
vực Dự trữ Quốc gia nên thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau:
+ Lập và trình Chính phủ phê duyệt các dự luật, pháp lệnh, chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chính sách chế độ quản lý về dự trữ Quốc gia và hướng
dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các vấn đề nêu trên khi được Chính phủ
phê duyệt.
+ Ban hành theo thẩm quyền các văn bản về quy chế quản lý, quy trình,
quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc lĩnh vực dự trữ Quốc
gia và kiểm tra việc thực hiện các văn bản trên.
+ Tổng hợp nhu cầu vật tư hàng hóa dự trữ phối hợp với các ngành
Trung ương liên quan và các địa phương để lập cân đối, phân bổ nguồn tài
chính dự trữ Quốc gia trong kế hoạch hàng năm trình Chính phủ quyết định.
+ Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc quản lý hàng dự trữ Quốc gia đối với
các cơ quan được Chính phủ phân công quản lý. Được quyền yêu cầu các cơ
quan quản lý hàng dự trữ Quốc gia báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất về tình
hình quản lý dự trữ Quốc gia thuộc từng cơ quan quản lý để tổng hợp báo cáo
Thủ tướng Chính phủ.
+ Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ, khoa học, kỹ thuật tiên

tiến vào lĩnh vực bảo quản và quản lý dự trữ Quốc gia; Từng bước đổi mới và
hiện đại hóa hệ thống kho tàng, trang thiết bị và công nghệ bảo quản hàng hóa
dự trữ
+ Chỉ đạo thực hiện việc mua, bán, tăng, giảm lực lượng hàng dự trữ
Quốc gia được Chính phủ giao cho Cục trực tiếp quản lý. Được trực tiếp xuất
nhập khẩu một số hàng phục vụ cho dự trữ Quốc gia theo quyết định của Thủ
tướng Chính phủ.
+ Tổ chức hợp tác Quốc tế về lĩnh vực dự trữ Quốc gia theo quy định
của Chính phủ.


9
+ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ công chức, viên chức Ngành dự
trữ Quốc gia.
+ Quản lý tổ chức bộ máy, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước,
biên chế, tài sản, tài chính thuộc Cục theo quy định của Chính phủ.
1.1.3. Yêu cầu cụ thể của việc tổ chức quản lý đối với hoạt động của
Chi cục Dự trữ Nhà nước Sơn La
Hoạt động quản lý của Chi cục Dự trữ Nhà nước Sơn La là hoạt động
quản lý vi mô thuộc hệ thống dự trữ Quốc gia; Quản lý trực tiếp hàng hóa dự
trữ quốc gia trên địa bàn khu vực lãnh thổ được phân công, cho nên hoạt động
quản lý của Chi cục thực hiện một số nhiệm vụ là:
+ Căn cứ vào tình hình nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn
được phân công mà có nhiệm vụ tiến hành lập, xin ý kiến địa phương tham
gia và trình Cục Dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc về chiến lược, quy hoạch,
kế hoạch cũng như chính sách chế độ quản lý dự trữ Quốc gia và triển khai
thực hiện nó trên địa bàn.
+ Triển khai thực hiện, kiểm tra báo cáo và kiến nghị về quy chế quản
lý, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật thuộc phạm vi

phụ trách.
+ Xây dựng có tham khảo ý kiến của địa phương về nhu cầu vật tư hàng
hóa dự trữ phục vụ cho nhu cầu của địa phương trong phát triển kinh tế - xã
hội, an ninh Quốc phòng trình Cục Dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc phê
duyệt hàng năm và dài hạn.
+ Tổ chức hoặc phối hợp với các ngành trong việc thanh tra, kiểm tra
thường xuyên hay đột xuất tình hình quản lý, bảo quản hàng hóa dự trữ trên
địa bàn khi có sự ủy nhiệm của Cục Dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc .
+ Nghiên cứu áp dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào
lĩnh vực quản lý, bảo quản hàng hóa dự trữ Quốc gia trên địa bàn; Hiện đại


10
hóa hệ thống kho tàng, trang thiết bị và công nghệ bảo quản đảm bảo hàng Dự
trữ Quốc gia an toàn về số lượng và chất lượng đáp ứng mọi nhu cầu trong
mọi tình huống góp phần thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
+ Tổ chức thực hiện việc mua, bán, bảo quản, xuất, nhập hàng hóa dự
trữ Quốc gia mà Chi cục được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý.
+ Thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực đội
ngũ cán bộ quản lý và công chức của Chi cục, đáp ứng ngày càng tốt yêu cầu
cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, nghiệp vụ chuyên môn.
+ Tổ chức quản lý tốt biên chế, tài sản, tài chính, hàng hóa mà Nhà nước
giao trực tiếp quản lý nhằm đạt hiệu quả cao phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ
chính trị.
+ Thực hiện việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dự trữ Quốc gia trên
địa bàn.
1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
1.2.1. Cơ sở chính trị
- Thông báo số 58/TT-TW ngày 24/3/1997, Thường vụ Bộ chính trị đã
có ý kiến chỉ đạo phải : "Tăng quy mô Dự trữ Quốc gia về lương thực để đảm

bảo vững chắc an toàn lương thực Quốc gia, đồng thời sử dụng có hiệu quả
lương thực Dự trữ Quốc gia ..."
- Nghị quyết số 06 của Bộ chính trị (tháng 11/1998) về một số vấn đề
phát triển nông nghiệp và nông thôn. Mục tiêu đầu tiên Đảng ta đề ra là "Bảo
đảm an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống". Chính vì vậy hệ
thống Dự trữ Quốc gia đã từng bước được chấn chỉnh đổi mới cơ chế quản lý
và đưa việc quản lý hàng hóa dự trữ đảm bảo an toàn về số lượng, chất lượng,
luôn sẵn sàng đáp ứng trong mọi tình huống xảy ra. Thực hiện tốt chức năng
của Dự trữ Quốc gia là dự trữ những lực lượng dự phòng chiến lược của Nhà
nước để sử dụng vào mục đích phòng ngừa khắc phục thiên tai, phục vụ an


11
ninh quốc phòng, tham gia điều hòa, bình ổn giá cả thị trường và thực hiện
các nhiệm vụ quan trọng khác của Chính phủ
Nghị quyết số 26/NQ-TW ngày 05-8-2008 của Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã
nêu ra nhiều vấn đề cần giải quyết của nền nông nghiệp Việt Nam. Trong đó,
nhấn mạnh "Vấn đề an ninh lương thực quốc gia phải nằm trong chiến lược
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, gắn với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước". Đây là một định hướng hoàn toàn đúng đắn và cấp thiết
trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả định hướng này
đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm lớn của toàn Đảng, toàn dân bởi từ quan điểm
đến triển khai là một quãng đường dài.
1.2.2. Cơ sở pháp lý
- Quyết định số 663/TTg ngày 13/1/1956 của Thủ tướng Chính phủ quy
định về tổ chức Dự trữ vật tư Quốc gia.
- Quyết định số 997/TTg ngày 7/8/1956 của Thủ tướng Chính phủ về
việc thành lập cục quản lý vật tư của Nhà nước (QLDTVTNN) trực thuộc
Chính phủ, là tổ chức tiền thân của Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) ngày

nay. Đây chính là kết quả quan trọng của việc thực hiện Nghị quyết của Quốc
hội khóa I, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được đưa ra tại cuộc họp vào
tháng 9 năm 1955 là: “Phải xây dựng được một lực lượng dự trữ hùng hậu để
ứng phó với mọi tình huống bất trắc xảy ra”.
- Nghị định số 165/CP ngày 18/10/1961 của Chính phủ về việc chuyển
Cục quản lý vật tư của Nhà nước sang Tổng Cục Vật tư.
- Quyết định số 161/CP ngày 12/8/1965 của Chính phủ chuyển giao
nhiệm vụ quản lý thóc dự trữ Nhà nước do Tổng Cục Vật tư phụ trách sang
Tổng Cục Lương thực
- Quyết định số 130/CP ngày 16/8/1967 của Chính phủ về việc thành
lập Cục Dự trữ Lương thực Nhà nước thuộc Tổng Cục Lương thực.


12
- Nghị định số 31/HĐBT ngày 18/2/1984 của Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Chính phủ) về việc thành lập Cục Quản lý Dự trữ vật tư Nhà nước thuộc
Hội đồng Bộ trưởng.
- Quyết định số 142/HĐBT ngày 8/9/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về
việc ban hành quy chế Dự trữ Quốc gia, đã đổi tên “Cục Quản lý Vật tư Nhà
nước” thành “Cục Dự trữ Quốc gia”.
- Quyết định số 236/TTg ngày 12/5/1994 của Thủ tướng Chính phủ về
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Cục Dự trữ Quốc gia
trực thuộc Văn phòng Chính phủ.
- Nghị định số 36/CP ngày 27/5/1995 chủ Chính phủ về việc đặt Cục
Dự trữ Quốc gia trực thuộc Chính phủ.
- Quyết định số 102/2000/QĐ-TTg ngày 24/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ
về việc chuyển Cục Dự trữ Quốc gia về trực thuộc Bộ Tài chính
- Quyết định số 270/2003/QĐ-TTg ngày 24/12/2003 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành quy định, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của
Cục Dự trữ Quốc gia về trực thuộc Bộ Tài chính.

- Quyết định số 139/2007/QĐ-TTg ngày 23/8/2007 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt ''Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2010,
định hướng đến năm 2020''
- Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg ngày 20/8/2009 cuả Thủ tướng
Chính phủ về việc nâng cấp Cục Dự trữ Quốc gia thành Tổng Cục Dự trữ Nhà
nước.
- Pháp lệnh Dự trữ Quốc gia đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa
11 thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2004, được Chủ tịch nước ký
lệnh công bố số 05/2004/L-CTN ngày 12/5/2004.
- Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành pháp lệnh dự trữ Quốc gia.


13
- Thông tư số 48/2005/TT-BTC ngày 9/6/2005 của Bộ Tài chính hướng
dẫn thực hiện Nghị định số 196/2004/NĐ-CP ngày 02/12/2004 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành pháp lệnh dự trữ Quốc gia.
- Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 23/12/2009 của Chính phủ về đảm bảo
an ninh lương thực Quốc gia.
- Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 6/8/2010 của thủ tướng Chính phủ
lấy ngày 07/8 hàng năm là “Ngày truyền thống ngành Dự trữ Nhà nước”
- Quyết định số 94/QĐ-TTg ngày 17/01/2011 của Thủ tướng Chính
phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể hệ thống kho Dự trữ Nhà nước
đến năm 2020
- Quyết định số 2091/QĐ-TTg ngày 28/12/2012 của Thủ tướng Chính
phủ : Phê duyệt Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020
- Luật Dự trữ Quốc gia, luật số 22/2012/QH13 ngày 20/11/2012 đã
được Quốc Hội thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa VIII.
- Quyết định số 403/QĐ-BTC ngày 10/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính phê duyệt Quy hoạch chi tiết mạng lưới kho DTNN thuộc Tổng cục Dự

trữ Nhà nước đến năm 2020.
- Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21/8/2013 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Luật DTQG, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/10/2013.
- Thông tư số 145/2013/TT-BTC hướng dẫn về kế hoạch DTQG và
ngân sách nhà nước chi cho DTQG có vị trí rất quan trọng trong hệ thống các
văn bản hướng dẫn thi hành Luật DTQG, là cơ sở pháp lý cho vai trò tham
mưu của cơ quan DTQG chuyên trách, khắc phục được những hạn chế, bất
cập của quy định hiện hành.
- Quyết định số 36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh tại các trường ở khu vực có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn


14
- Quyết định số 286/DT QĐ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng kho A-26 (nay là Cục Dự trữ Nhà
nước khu vực Tây Bắc).
- Nghị định 58/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày
16/6/2015 sửa đổi Nghị định 192/2013/NĐ-CP quy định việc xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước
Thông tư 182/2013/TT-BTC, Thông tư 103/2013/TT-BTC, quy định
từng nội dung cụ thể về trình tự, thủ tục, nội dung và kỹ thuật xây dựng quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia, cũng như định mức kinh tế kỹ thuật đối với hàng dự
trữ quốc gia; trách nhiệm của Bộ Tài chính và các Bộ, ngành quản lý hàng dự
trữ quốc gia.
Thông tư số 130/2014/TT-BTC ngày 09/09/2014 quy định về quản lý
chất lượng hàng DTQG là văn bản pháp lý đầu tiên của Bộ Tài chính, nhằm
cụ thể hóa nội dung quản lý nhà nước về chất lượng hàng dự trữ quốc gia;
điều kiện đảm bảo chất lượng hàng dự trữ quốc gia và trách nhiệm hành

chính, trách nhiệm vật chất của các bộ, ngành, các đơn vị trực tiếp quản lý
hàng dự trữ quốc gia; quy định cơ chế thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm
trong công tác quản lý chất lượng hàng dự trữ quốc gia.
1.3. Cơ sở thực tiễn
Kể từ ngày đầu thành lập đến nay, ngành dự trữ quốc gia (DTQG) đã
trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển. Chặng đường dài hơn nửa thế kỷ
này là sự tiến bước từ truyền thống vẻ vang mà toàn ngành đã vượt qua bao
gian khó ở cả thời chiến lẫn thời bình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính
trị đặc biệt quan trọng mà Đảng và Nhà nước giao phó là “tích cốc phòng cơ”
để phòng ngừa, khắc phục hậu quả thiên tai; đáp ứng nhu cầu của quốc phòng
và giữ vững an ninh chính trị; góp phần ổn định kinh tế - xã hội.


15
Khi Cục QLDTVT NN được thành lập, hệ thống tổ chức quản lý
DTQG của nước ta đã hình thành và hoạt động độc lập với chức năng, nhiệm
vụ và vị trí của một tổ chức chuyên ngành trong nền kinh tế. Trong hai cuộc
kháng chiến, Cục QLDTVT NN đã tiếp nhận hàng hoá, kho tàng dự trữ từ các
bộ chuyển sang và thực hiện nhiệm vụ trực tiếp quản lý lương thực, vật
tư DTQG; đồng thời thực hiện việc nhập, xuất hàng trăm ngàn tấn lương thực,
hàng ngàn xe máy các loại và nhiều thiết bị, vật tư DTQG phục vụ cho nhu
cầu của chiến trường và đời sống nhân dân. Với những nỗ lực vượt qua bao
khó khăn, hoạt động DTQG đã đóng góp có tích cực đối với đất nước trong
giai đoạn đầu khôi phục sản xuất, ổn định đời sống nhân dân miền Bắc, chi
viện miền Nam đấu tranh thống nhất nước nhà.
Sau ngày miền Nam giải phóng, dù phải đối mặt với những thách thức
to lớn trước những biến động về tổ chức của ngành (5 lần đổi tên), song
ngành DTQG luôn phục vụ kịp thời cho các nhu cầu cấp bách của nền kinh tế
và quốc phòng. Đặc biệt trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc và
Tây Nam (1978 - 1979), DTQG vừa phải di chuyển an toàn một khối lượng

lớn hàng hoá từ các kho ở phía Bắc sông Hồng về phía Nam sông Hồng, vừa
xuất hàng DTQG phục vụ các lực lượng vũ trang chiến đấu ở mặt trận biên
giới phía Bắc và Tây Nam. Cùng với việc đảm bảo cung cấp hàng hóa kịp
thời cho các nhu cầu của nền kinh tế, tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ làm
công tác dự trữ cũng từng bước trưởng thành và dần dần được chuyên môn
hoá; một số cơ chế, chính sách, quy chế, quy trình, quy phạm và định mức
bảo quản hàng DTQG cũng được chú ý xây dựng.
Đồng hành cùng đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, với truyền thống
vẻ vang của mình, ngành DTQG đã từng bước chuyển đổi. Tổng cục DTNN
là tên gọi mới từ năm 2009 cho đến nay. Giờ đây, trong điều kiện hội nhập
quốc tế với nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn
như thiên tai dịch bệnh xuất hiện ngày càng nhiều, ngày càng nghiêm trọng;


16
sự biến đổi của môi trường gắn liền với hiểm họa bão, lũ… đòi hỏi ngành
DTQG phải nỗ lực hơn nữa trong việc triển khai thực hiện tốt các chính sách,
mục tiêu của Đảng và Nhà nước, đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của các địa
phương để sử dụng nguồn lực DTQG hiệu quả, kịp thời.
Trong suốt những năm qua, DTQG luôn sẵn sàng, kịp thời đáp ứng mọi
tình huống đột xuất, cấp bách. Hàng năm, ngành đã xuất cấp hàng chục vạn
tấn lương thực, hàng ngàn nhà bạt, phao áo, phao tròn cứu sinh, hàng triệu
liều vắc - xin phòng chống dịch bệnh, hàng chục tấn giống cây trồng các loại,
hàng trăm ngàn lít thuốc sát trùng và các thiết bị y tế ….để giải quyết các biến
cố về thiên tai, lũ lụt, phòng và dập dịch từ nguồn lực DTQG. Bên cạnh việc
thực hiện mục tiêu của DTQG, ngành còn thực hiện một số nhiệm vụ Chính
phủ giao như: xuất hàng DTQG để hỗ trợ học sinh nghèo, hỗ trợ đồng bào
dân tộc thiểu số tự nguyện tham gia dự án trồng rừng ... Việc thực hiên các
nhiệm vụ cứu trợ, hỗ trợ này, các cán bộ toàn ngành dự trữ luôn phải thực
hiện trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đường xá bị chia cắt, ngập lụt, các

vùng bị cô lập. Dẫu vậy, mỗi cán bộ dự trữ vẫn luôn vượt mọi khó khăn, gian
khổ để đem hàng dự trữ đến tận tay người dân kịp thời, đầy đủ và đảm bảo
chất lượng.
Bên cạnh nhiệm vụ góp phần đảm bảo an sinh xã hội, hàng DTQG còn
được xuất cấp để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng bảo vệ biên giới và hải đảo
của Tổ quốc; thực hiện nhiệm vụ an ninh, bảo vệ các ngày Lễ lớn của dân
tộc. Điển hình là, riêng trong 6 tháng đầu năm 2014, toàn ngành đã thực hiện
xuất hàng dự trữ đột xuất, cấp bách để đảm bảo an ninh, quốc phòng tổng số
921,50 tỷ đồng. Trong đó, Tổng cục DTNN đã xuất cấp tổng số lương thực,
vật tư, thiết bị trị giá 620,5 tỷ đồng, trong đó có 61.965 tấn gạo, 04 bộ xuồng
DT4 cho Bộ Quốc phòng để trang bị cho lực lượng Cảnh sát biển thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Tổ quốc; xuất cấp 200 bộ máy bơm chữa


17
cháy cho Bộ Công an để trang bị cho các lực lượng phục vụ công tác phòng
cháy chữa cháy tại các địa phương.
Với ngành DTQG, công tác quản lý chất lượng hàng DTQG luôn là
nhiệm vụ cơ bản, quan trọng hàng đầu trong quá trình triển khai thực hiện
nhiệm vụ. Nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý chất lượng hàng
DTQG, nhất là sau khi Luật DTQG có hiệu lực thi hành (01/7/2013), Tổng
cục DTNN đã xây dựng, hoàn thiện và trình Bộ Tài chính ban hành các Thông
tư hướng dẫn về quản lý chất lượng hàng DTQG và được triển khai thực hiện
trong toàn ngành..
Để thực hiện xuất sắc các nhiệm vụ quan trọng đó, trong những năm
qua, Tổng cục DTNN luôn chú trọng đến việc kiện toàn và phát triển tổ chức;
rèn luyện và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức với nhiều giải pháp quan
trọng và đồng bộ nhằm xây dựng hệ thống tổ chức của ngành ngày càng hợp
lý, hiệu qủa. Đó là việc chuẩn hóa đội ngũ cán bộ công chức trong mỗi vị trí
công tác, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị vững

vàng, tận tụy, yêu ngành, yêu nghề, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, từng
bước nâng cao năng lực công tác để ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ được
giao. Vì thế, từ những ngày đầu mới thành lập số cán bộ, công chức trong
toàn ngành chỉ có 236 người, đến nay số cán bộ, công chức trong toàn hệ
thống có gần 3.000 người ...
Bên cạnh nhiệm vụ bảo quản, xuất cấp hàng DTQG thì nhiệm vụ hiện
đại hóa ngành cũng được đặt lên hàng đầu. Đến nay, hạ tầng kỹ thuật công
nghệ thông tin được kết nối từ Tổng cục đến các Cục DTNN khu vực và các
Chi cục DTNN; hệ thống Cổng thông tin điện tử DTNN, được duy trì, đảm
bảo kỹ thuật phục vụ cho công tác quảng bá thông tin và chỉ đạo điều hành
của Tổng cục DTNN.
Có thể nói, Luật DTQG có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2013 là công cụ
pháp lý cao nhất tạo động lực thúc đẩy ngành DTQG thêm chủ động, sáng


18
tạo để tiến bước trong tương lai. Cùng với Luật DTQG, Chiến lược phát
triển DTQG đến năm 2020, Quy hoạch tổng thể hệ thống kho DTQG đến
năm 2020 cũng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Ngay từ khi xây dựng và sau khi Luật DTQG có hiệu lực thi hành,
Tổng cục DTNN đã tiến hành triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đưa Luật
DTQG đi vào cuộc sống bằng việc tập trung xây dựng để trình cấp có thẩm
quyền ban hành đồng bộ hệ thống văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành Luật DTQG. Cùng với đó, Tổng cục DTNN đã tổ chức nhiều hội thảo,
hội nghị để tuyên truyền, phổ biến Luật DTQG và các văn bản quy phạm
pháp luật hướng dẫn thi hành với sự tham gia của các bộ, ngành. Vì thế, sau
một năm triển khai thực hiện Luật DTQG, toàn ngành DTQG đã có bước
chuyển ngày càng năng động trong sự lớn mạnh.
Trước hết, để thực hiện Chiến lược phát triển DTQG đến năm
2020, Tổng cục DTNN cùng một số bộ, ngành tiếp tục rà soát cơ cấu danh

mục mặt hàng DTQG theo hướng lựa chọn những mặt hàng thiết yếu, đảm
bảo thực hiện mục tiêu của DTQG, đáp ứng được nhu cầu trong tình hình
mới. Đồng thời, tiếp tục kiến nghị Chính phủ, Quốc hội bố trí nguồn lực
ngân sách tăng cường tiềm lựcDTQG, đảm bảo tổng mức DTQG được tăng
dần hàng năm, đến năm 2015 tổng mức dự trữ quốc gia đạt khoảng 0,8%
đến 1% GDP, đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP.
Để bảo quản tốt hàng DTQG với quy mô như trên, các bộ, ngành quản
lý hàng DTQG và Tổng cục DTNN tiếp tục triển khai việc bố trí hệ thống
kho DTQG theo quy hoạch chi tiết đến năm 2020. Công việc này thực
hiện theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và theo Quyết
định số 403/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính để từng bước xây dựng hệ
thống kho đồng bộ, hiện đại, được bố trí theo các vùng tuyến chiến lược, có
quy mô lớn, đủ điều kiện để triển khai các giải pháp công nghệ bảo quản tiên
tiến, đáp ứng các yêu cầu tại chỗ khi xảy ra thiên tai, biến cố.


19

2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Cục Dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc là một trong 22 đơn vị trực thuộc
Tổng cục Dữ trữ nhà nước nằm rải rác khắp mọi miền tổ quốc. Trước đây là
Tổng kho A -26 tiền thân của Ban 51 thuộc Cục Dự trữ lương thực Nhà nước.
Ngày 18/2/1984 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ra Nghị định
31/HĐBT về việc thành lập Cục Quản lý dự trữ vật tư Nhà nước thuộc Hội đồng
Bộ trưởng, trên cơ sở Cục Dự trữ Vật tư Nhà nước thuộc Bộ vật tư và một bộ
phận quản lý dự trữ vật tư Nhà nước của các Bộ, Tổng cục chuyển sang.
Với Nghị định này, ngày 3/7/1984 Tổng kho A -26 được thành lập và
thực hiện nhiệm vụ quản lý hàng hóa dự trữ Quốc gia phục vụ yêu cầu phát
triển kinh tế - xã hội trên các tỉnh miền Tây Bắc Tổ quốc (Sơn La, Lai Châu

và Nghĩa Lộ); Cơ sở vật chất bao gồm hệ thống kho tàn chủ yếu là lán tre lá
nằm phân tán ở các vùng xa xôi hẻo lánh hoặc nằm chung trong vùng kho của
một số ngành như Lương thực, Thương nghiệp. Do vậy, hoạt động ở thời kỳ
này không thuận tiện cho việc xuất, nhập, bảo vệ và bảo quản; Đôi ngũ cán bộ
quản lý gồm 4 cán bộ có trình độ trung cấp, lượng hàng chủ yếu tập trung tại
tỉnh Sơn La.
Đến nay, sau hơn 30 năm củng cố và phát triển hệ thống cơ sở vật chất
đã có nhiều đổi mới, kho tàng được quy hoạch thành những điểm tập trung
(từ chỗ trước đây có 11 điểm kho đến nay tập trung về 5 điểm kho) nằm tại
hai tỉnh Sơn La và Điên Biên đồng thời được xây dựng kiên cố đáp ứng được
yêu cầu của công tác dự trữ hiện nay. Đội ngũ cán bộ công chức 100% có
trình độ từ Trung cấp trở nên trong đó Đại học và trên Đại học chiếm 62%;
Chất lượng hàng hóa dự trữ ngày càng được nâng cao góp phần đáng kể cho
việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương: Bình ổn giá cả, ổn định sản xuất
và đời sống ba tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Như giai đoạn 19861989 xuất trợ cấp cho đồng bào vùng lòng hồ Sông Đà ở Sơn La, đồng bào


20
dân tộc tỉnh Lai Châu bị hỏa hoạn; Đợt lũ lịch sử năm 1990 ở Lai Châu và
năm 1991 ở Sơn La đã cướp đi sinh mệnh và tài sản của Nhà nước và nhân
dân hai tỉnh, Dự trữ Quốc gia đã góp phần kịp thời ứng cứu tại chỗ giúp ổn
định sản xuất và đời sống. Đặc biệt những năm gần đây Cục dự trữ Nhà nước
khu vực Tây Bắc đã xuất hàng dự trữ cứu trợ để cứu đói cho nhân dân trong
dịp Tết Nguyên đán, giáp hạt hàng năm và hỗ trợ học sinh tại các trường ở
khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo Quyết định
36/2013/QĐ-TTg ngày 18/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức Đảng từ là một Chi bộ cơ sở nay phát triển thành Đảng bộ cơ
sở có 4 Chi bộ trực thuộc với số lượng đảng viên chiếm trên 60% so với tổng
biên chế. Tổ chức Đảng và đoàn thể nhiều năm đạt danh hiệu trong sạch vững
mạnh được Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Dự trữ Nhà nước cùng các Bộ

ngành khác và chính quyền địa phương tặng cờ, bằng khen và giấy khen.
Các cơ sở (Chi cục) trực thuộc Cục đã được củng cố với đội ngũ cán bộ
quản lý và kỹ thuật viên bảo quản được đào tạo qua trường lớp hoạt động
ngày một hiệu quả.
* Về tổ chức bộ máy:
Tổ chức bộ máy quản lý của Cục Dự trữ nhà nước Tây Bắc là tổng hợp
các phòng ban nghiệp vụ và các chi cục được chuyên môn hóa với những
trách nhiệm, quyền hạn nhất định, có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, nhằm
thực hiện các chức năng quản lý hàng hóa dự trữ Quốc gia.
Trong đó:
Cấp quản lý Cục là hệ thống các phòng nghiệp vụ chuyên môn, các chi
cục trong phạm vi Cục do Cục trưởng đứng đầu.
Khâu quản lý trong Cục là các phòng nghiệp vụ chuyên môn, làm tham
mưu cho Cục trưởng về các lĩnh vực chức năng quản lý.
Ở Cục Dự trữ nhà nước khu vực Tây Bắc cơ cấu tổ chức quản lý được
bố trí như sau:


×