Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 20152020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.44 KB, 51 trang )

1

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề án.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, chủ trương mở rộng quan hệ
hợp tác đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại với các nước theo
phương châm Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy với tất cả các nước trên cơ sở
giữ vững độc lập, tự chủ, bình đẳng cùng có lợi, bảo tồn và phát huy bản sắc
văn hoá dân tộc, đã giúp Việt Nam có bước phát triển nhanh trong quá trình
hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Do có những đặc thù về vị trí địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hoá
xã hội, quốc phòng an ninh…Việt Nam đã và đang thu hút nhiều tổ chức, cá
nhân là người nước ngoài đến công tác, tham quan du lịch, tìm kiếm cơ hội
hợp tác đầu tư, thăm thân, giao lưu văn hoá, hoạt động nhân đạo, từ thiện…
Qua thống kê cho thấy, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam ngày càng
tăng với nhiều danh nghĩa khác nhau. Nhìn chung, người nước ngoài nhập
cảnh vào Việt Nam đã chấp hành, thực hiện đúng các quy định của Pháp luật
Việt Nam và điều ước Quốc tế mà Việt Nam đã ký kết; tôn trọng Độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, phong tục tập quán của Việt Nam; thực
hiện đúng mục đích nhập cảnh. Tuy nhiên, lợi dụng những kẽ hở của pháp
luật và những hạn chế trong quản lý của các cơ quan chức năng, một số cơ
quan, tổ chức, cá nhân là người nước ngoài đã có những hoạt động không
đúng với mục đích nhập cảnh, vi phạm pháp luật Việt Nam. Các thế lực thù
địch, các cơ quan đặc biệt nước ngoài triệt để lợi dụng con đường công khai,
hợp pháp của người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để thực hiện “Âm mưu
diễn biến hoà bình”, tiến hành thu thập tin tình báo, gián điệp hoạt động xâm
phạm ANQG Việt Nam.


2


Là tỉnh miền núi, biên giới, có vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị,
quốc phòng - an ninh. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; sự quan tâm
của Chính phủ và các bộ ngành Trung ương. Đảng bộ, Chính quyền Hà Giang
đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh chương trình phát triển
kinh tế, xã hội để sớm đưa Hà Giang thoát ra khỏi tỉnh đặc biệt khó khăn,
trong đó tỉnh đặc biệt quan tâm, khuyến khích, tạo điều kiện cho người nước
ngoài đến hợp tác đầu tư, thực hiện dự án, du lịch, thăm thân, hoạt động nhân
đạo, giao lưu văn hoá...
Chủ trương, chính sách thu hút người nước ngoài đến địa bàn tỉnh bước
đầu đem lại lợi ích thiết thực, góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển
chung của toàn tỉnh, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, thu hẹp khoảng
cách đời sống văn hoá, tinh thần của đồng bào các dân tộc. Song, bên cạnh
đó, lợi dụng hoạt động công khai, hợp pháp của người nước ngoài, các thế lực
thù địch, các cơ quan đặc biệt nước ngoài đã cài cắm, đưa người vào tiến hành
hoạt hoạt động xâm phạm ANQG, vi phạm pháp luật về TTXH ở địa phương.
Những năm qua, tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo Công an tỉnh, Sở Ngoại vụ
cùng các ngành liên quan chủ động nghiên cứu, nắm vững các quy định của
pháp luật hiện hành, tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương quản lý
tốt hoạt động của người nước ngoài, đồng thời tổ chức thực hiện các biện
pháp công tác nghiệp vụ, bố trí nhiều lực lượng, phương tiện nhằm chủ động,
phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các đối tượng người nước ngoài
lợi dụng nhập cảnh theo đường công khai hợp pháp để hoạt động vi phạm
pháp luật, xâm phạm ANQG. Trong đó, xác định nhiệm vụ quan trọng là phải
làm tốt công tác Quản lý Nhà nước về ANTT đối với người nước ngoài, đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo
ANTT trên địa bàn.


3


Công tác quản lý đối với người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Giang
đã đạt nhiều kết quả tốt, có nhiều nội dung và cách làm mới, đáp ứng được
yêu cầu chính trị, nghiệp vụ, pháp luật; chủ động phát hiện âm mưu, ý đồ,
diễn biến, hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia của các đối tượng, kịp thời
triển khai các biện pháp nghiệp vụ phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn. Tuy
nhiên, công tác quản lý nhà nước về ANTT đối với hoạt động của người nước
ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn có một số hạn chế, bất cập làm ảnh
hưởng đến kết quả công tác đảm bảo an ninh trật tự và sự nghiệp phát triển
kinh tế, xã hội của địa phương.
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ đảm bảo ANQG và giữ gìn TTATXH
trong giai đoạn hiện nay, nhất là khi Hà Giang đang trong quá trình hội nhập
quốc tế sâu rộng, được Unesco công nhận “Công viên địa chất Cao nguyên đá
Đồng Văn trở thành công viên địa chất toàn cầu”, thì việc nghiên cứu đề tài
“Nâng cao hiệu quả quản lý người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Giang
giai đoạn 2015-2020” có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cả về lý luận và thực
tiễn.Vì thế tôi chọn đề tài trên làm đề án tốt nghiêp chương trình cao cấp lý
luận chính trị.
2. Mục tiêu của đề án
2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những bất cập,
hạn chế, từ đó đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ tình hình, đặc điểm có liên quan đến người nước ngoài và
công tác quản lý đối với hoạt động của người nước ngoài tại địa bàn Hà
Giang. Trong đó:
+ Tổ chức điều tra, khảo sát, phân tích số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài


4


và doanh nghiệp trong nước có hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
+ Đánh giá thực trạng công tác quản lý đối với hoạt động của người
nước ngoài trên địa bàn của lực lượng Công an tỉnh Hà Giang, Sở Ngoại vụ
cùng các ngành liên quan: đánh giá việc tổ chức lực lượng, các biện pháp đã
triển khai, kết quả đạt được và các hạn chế, thiếu sót. Từ đó làm rõ nguyên
nhân khách quan, chủ quan của những tồn tại, thiếu sót trong lĩnh vực này.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý đối với
hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong giai đoạn
hiện nay:
+ Xây dựng, hoàn thiện quy chế phối kết hợp giữa các lực lượng làm công
tác quản lý đối với hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn.
+ Làm rõ phương hướng đào tạo, bồi dưỡng lực lượng làm công tác
quản lý đối với hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn.
- Làm rõ khái niệm, địa vị pháp lý của người nước ngoài tại Việt nam.
3. Giới hạn của đề án
- Đối tượng nghiên cứu: Đề án nghiên cứu nâng cao hiệu quả công tác
quản lý người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Giang (trong đó tập trung vào
công tác quản lý người nước ngoài về an ninh, trật tự) do lực lượng Công an
cùng các ngành liên quan tiến hành đối với người nước ngoài hoạt trên địa
bàn tỉnh Hà Giang.
- Về địa bàn: Nghiên cứu ở địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Thời gian thực hiện đề án: Từ 2015 đến 2020.


5

B. NỘI DUNG CỦA ĐỀ ÁN
1. Cơ sở xây dựng đề án
1.1. Cơ sở khoa học

Quản lý nhà nước là dạng quản lý xã hội mang tính quyền lực nhà nước,
do các cơ quan nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ
xã hội và hành vi hoạt động của con người. QLNN ra đời cùng với sự xuất hiện
của nhà nước, là một yêu cầu tất yếu, khách quan của mọi quốc gia. QLNN là sự
chỉ huy, điều hành để thực thi quyền lực nhà nước; là tổng thể về thể chế, pháp
luật, quy tắc, về tổ chức và cán bộ của bộ máy có trách nhiệm quản lý công việc
hằng ngày của nhà nước do tất cả các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư
pháp) có tư cách pháp nhân tiến hành bằng các văn bản quy phạm pháp luật để
thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà nhà nước đã giao cho trong
việc tổ chức, điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của công dân.
Điều 8 Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 2013 có ghi:
“Nhà nước được tổ chức và họat động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý
xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật...”.
Theo nghĩa rộng, QLNN là toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước,
bao gồm tất cả các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, là hoạt động của
các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân được nhà nước trao quyền, sử dụng
quyền lực nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội và hành vi của con
người nhằm thực hiện chức năng đối nội, đối ngoại của nhà nước. Theo nghĩa
hẹp, QLNN là hoạt động quản lý của cơ quan hành pháp, mà bản chất là hoạt
động chấp hành và điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước. Hẹp hơn
nữa, QLNN (về an ninh, trật tự) là hoạt động chấp hành và điều hành của cơ
quan nhà nước và các tổ chức xã hội được nhà nước uỷ quyền, được tiến hành
chủ yếu bằng pháp luật và các phương tiện khác để thực hiện chức năng của
Nhà nước nhằm phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh với mọi hành vi phương hại


6

đến ANQG, TTATXH.
Quản lý người nước ngoài là trách nhiệm của các ngành, các cấp (các

bộ, ngành, địa phương). Cơ quan quản lý chuyên ngành là cơ quan được
Chính phủ giao thực hiện đầy đủ các nội dung QLNN trên một lĩnh vực cụ thể
theo chức năng, nhiệm vụ của ngành mình.
Theo quy định của pháp luật, Bộ Công an được xác định là chủ thể chủ
trì, nòng cốt trong QLNN về an ninh, trật tự. Điều này được quy định cụ thể
tại Điều 30, Luật An ninh quốc gia, năm 2004: “Bộ Công an chịu trách nhiệm
trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, các
Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện QLNN về bảo vệ ANQG”, và tại Khoản 2,
Điều 1-Nghị định số 77/2009/NĐ-CP, ngày 15/9/2009 của Chính phủ Quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an cũng
nêu rõ một trong năm chức năng của Bộ Công an là “...chủ trì và thực hiện
thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội trong phạm vi cả nước”. Bộ Công an là cơ quan có thẩm quyền
tham gia hầu hết các hoạt động QLNN về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, hoạt
động của người nước ngoài tại Việt Nam. Khoản 1, Điều 19, Pháp lệnh Nhập
cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 có ghi:
“Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì thực hiện QLNN về
nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam”. Như vậy,
Bộ Công an là đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH nói
chung và liên quan hoạt động của người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam
nói riêng.
Bộ Công an bố trí cơ cấu tổ chức theo ngành dọc từ Trung ương đến địa
phương. Ở cấp tỉnh, huyện. Đơn vị Công an địa phương trực thuộc UBND
cùng cấp và Công an cấp trên làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh, giữ gìn trật tự


7

trên địa bàn, trong đó có việc thực hiện chức năng QLNN (về ANTT) đối với
người nước ngoài đến cư trú, làm việc trong các doanh nghiệp trên địa bàn.

1.2. Cơ sở chính trị, pháp lý
- Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XI, nhiệm kỳ 2011 - 2016.
- Nghị quyết số 28 (TƯ 8 khóa XI) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc

trong tình hình mới
- Chỉ thị số 38/CT-TW ngày 21/07/2014 của Bộ Chính trị về tăng
cường quản lý đoàn đi công tác nước ngoài
- Đảng bộ tỉnh Hà Giang, Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV,
nhiệm kỳ 2010 – 2015.
- Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/ 2003.
- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài
tại Việt Nam ban hành ngày 16/6/2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015
- Pháp lệnh số 24/1999 về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người
nước ngoài tại Việt Nam, ngày 28/4/2000
- Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 quy định chi tiết thi
hành Pháp lệnh số 24/1999 về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước
ngoài tại Việt Nam
- Thông tư số 04/2002/TTLT/BNG-BCA ngày 29/01/2002 hướng dẫn
thực hiện Nghị định số 21/2001/NĐ-CP ngày 28/5/2001 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành Pháp lệnh về nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người
nước ngoài tại Việt Nam
- Luật xử phạt vi phạm hành chính ngày 20/6/2012; Nghị định số
73/NĐ- CP ngày 12/7/2010 của Chính Phủ quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực an ninh, TTATXH


8

- Đề tài khoa học cấp Nhà nước“Những giải pháp nâng cao hiệu quả

quản lý người nước ngoài nhằm đảm bảo ANTT của lực lượng CAND trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước” của GS.TS.
Nguyễn Phùng Hồng.
- Quy chế quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại trên địa bàn tỉnh
Hà Giang (Ban hành kèm theo Quyết định số:1100 /2013/QĐ-UBND Ngày 17
tháng 6 năm 2013 của UBND tỉnh Hà Giang)
Ngoài ra, cơ sở pháp lý của công tác quản lý đối với người nước ngoài
còn là các qui định pháp luật khác có liên quan như: Luật hình sự, Luật dân
sự, Luật hành chính, Luật đầu tư, … điều chỉnh hoạt động của người nước
ngoài hoạt động trên địa bàn, trong những lĩnh vực cụ thể trong thời gian họ ở
Việt Nam.
1.3. Cơ sở thực tiễn.
Công tác quản lý đối với người nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh
Hà Giang hiện nay còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập là rào cản cho việc thực
hiện các chức năng kinh doanh, lao động, sản xuất, du lịch, thăm thân... có
liên quan yếu tố người nước ngoài; đồng thời cũng tạo kẽ hở cho các hành vi
vi phạm pháp luật. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải có
những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để ngăn chặn, hạn chế tình trạng trên.
Trước yêu cầu của tình hình, người nước ngoài vào địa bàn ngày càng
tăng về số lượng, đa dạng về thành phần, phức tạp về ANTT, đòi hỏi các Sở,
Ban, ngành, cấp ủy, chính quyền các huyện, thành phố phải quan tâm chỉ đạo
sát sao hơn nữa, tạo nhiều cơ chế, chính sách thu hút, song cũng cần quan tâm
chỉ đạo làm tốt công tác quản lý người nước ngoài, nhất là vấn đề liên quan
đến ANTT ở địa phương.
Công an Hà Giang cần trú trọng tăng cường công tác xây dựng lực
lượng, nâng cao trình độ mọi mặt cho cán bộ chiến sỹ trực tiếp làm công tác


9


quản lý người nước ngoài, đặc biệt là trú trọng bồi dưỡng về chính trị, nghiệp
vụ, pháp luật, ngoại ngữ, tiếng dân tộc cho cán bộ Công an cơ sở trực tiếp
tham gia, giải quyết các vấn đề liên quan đến người nước ngoài.
2. Nội dung thực hiện của đề án
2.1. Bối cảnh thực hiện đề án
Hà Giang là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở cực Bắc của tổ quốc, được
thành lập từ năm 1891. Trải qua các thời kỳ lịch sử, địa giới hành chính Hà
Giang có nhiều biến đổi, đến năm 1991 tỉnh được tái lập trên cơ sở chia tách
ra từ tỉnh Hà Tuyên. Hiện nay, diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 7.914,892km 2,
chia thành 11 đơn vị hành chính gồm: Bắc Quang, Quang Bình, Xín Mần,
Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc, Bắc Mê
và Thành Phố Hà Giang; có 177 xã, 13 thị trấn, 5 phường, trong đó 112 xã
thuộc diện đặc biệt khó khăn. Dân số khoảng 737.618 người, gồm 22 dân tộc,
dân tộc thiểu số chiếm gần 90% (trong đó dân tộc Mông chiếm 31,5%, dân
tộc Dao chiếm 15,4%, dân tộc Tày chiếm 12,4% còn lại là các dân tộc khác).
Do đặc điểm địa hình hiểm trở, chia cắt và các yếu tố tự nhiên khác nhau nên
đã hình thành 3 vùng rõ rệt: Vùng cao núi đá, vùng cao núi đất và vùng thấp.
Phía Bắc giáp 2 tỉnh của Trung Quốc là Vân Nam và Quảng Tây; phía Nam
giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía Tây giáp tỉnh
Yên Bái và Lào Cai.
Đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc dài 277, 525 km; có 01 cửa
khẩu Quốc tế (Thanh Thủy, Việt Nam - Thiên Bảo, Trung Quốc) và 04 cửa
khẩu tiểu ngạch (Xín Mần - Đô Long); (Bạch Đích, Yên Minh - Giàng Vản,
Malipho); (Phó Bảng, Đồng Văn - Đồng Cán, Malipho); (Săm Pun, Mèo Vạc
- Nà Pô, Quảng Tây, Trung Quốc). Ngoài ra còn một số tuyến đường mòn qua
lại nhưng chưa được Hai bên công nhận là cửa khẩu tiểu ngạch. Việc mở các
cặp cửa khẩu chính ngạch, tiểu ngạch, đường mòn đã tạo điều kiện cho nhân


10


dân Hai nước qua lại giao thương, thăm thân; thúc đẩy quan hệ đối ngoại, hợp
tác trên nhiều lĩnh vực giữa tỉnh Hà Giang, Việt Nam và tỉnh Vân Nam, tỉnh
Quảng Tây, Trung Quốc.
Tỉnh có 4 tuyến Quốc lộ đi qua, gồm: Quốc lộ 2, Quốc lộ 4C, Quốc lộ
34, Quốc lộ 279, với tổng chiều dài là 454 km. Trong đó Quốc lộ 2 là tuyến
đường huyết mạch nối từ thủ đô Hà Nội với Hà Giang dài 318km, qua các
tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang. Quốc lộ 4C là trục chính nối thành
phố Hà Giang với 4 huyện vùng cao phía Bắc là: Quản Bạ, Yên Minh, Đồng
Văn, Mèo Vạc và nối thông với huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng và Quốc lộ
34; 100% các xã đã có đường ô tô đến trung tâm, 90% số thôn bản có đường
giao thông liên thôn.
Là tỉnh miền núi, được thiên nhiên kiến tạo nên bởi hệ thống sông,
suối, rừng tự nhiên, thuận lợi cho đầu tư xây dựng các thủy điện vừa và nhỏ,
hiện nay toàn tỉnh có 58 công trình thủy điện đã, đang được đầu tư xây dựng,
tạo nguồn năng lượng cho phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, tỉnh có
nhiều cảnh quan kỳ thú, đặc biệt là Cao nguyên đá Đồng Văn được Unesco
công nhân là Công viên địa chất toàn cầu, cột cờ Lũng Cú, Dinh Nhà Vương,
nhiều hang động tự nhiên và 22 dân tộc cùng sinh sống lâu đời tạo nên bức
tranh sinh động mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, là điểm thu hút du
khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch, hợp tác đầu tư trên nhiều
lĩnh vực.
Với những đặc điểm, điều kiện tự nhiên thuận lợi, Hà Giang đã và đang
là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước, đặc biêt là khách nước
ngoài tăng đột biến trong những năm gần đây. Người nước ngoài vào Hà
Giang có thể đi bằng nhiều con đường, từ Thủ đô Hà Nội lên thẳng Hà Giang,
hoặc các tỉnh giáp ranh đến Hà Giang bằng các phương tiện giao thông cộng
cộng, phương tiện cá nhân, cũng có thể nhập cảnh Trung Quốc sau đó vào Hà



11

Giang. Trong số những người nước ngoài nhập cảnh Hà Giang thì số người đi
qua cửa khẩu là đông nhất, chiếm trên 90% tổng số người nước ngoài nhập
cảnh, số này chủ yều là người Trung Quốc vào thăm thân, tham quan du lịch,
buôn bán, hợp tác đầu tư. Số còn lại từ các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Á
- Thái Bình Dương nhập cảnh qua các cửa khẩu Quốc tế vào Việt Nam sau đó
đến Hà Giang, số này chiếm phần đa là đi du lịch…
Người nước ngoài đến địa bàn ngày một tăng, giải quyết được một
phần công ăn việc làm cho người lao động, tăng thêm nguồn thu cho địa
phương, là động lực thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển. Tuy
nhiên, đây là vấn đề đặt ra cho công tác quản lý của các ngành chức năng đối
với người nước ngoài, do tính chất địa bàn rộng, năng lực quản lý còn hạn
chế, bất đồng ngôn ngữ, thành phần người nước ngoài đa dạng, có không ít
người nước ngoài khi đến địa bàn thường hay lợi dụng đặc điểm địa bàn, vấn
đề dân tộc, tôn giáo, tình hình trị an trên địa bàn…để có những hoạt động
ngoài mục đích nhập cảnh. Vì vậy, hơn bao giờ hết, phải luôn nêu cao tinh
thần cảnh giác cách mạng cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn, các ngành, các
cấp phải làm tốt công tác quản lý, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống
chính trị, chủ đông phòng ngừa, phát hiện các hoạt động xâm phạm ANQG
của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
2.2. Thực trạng công tác quản lý đối với người nước ngoài hoạt
động trên địa bàn tỉnh Hà Giang
2.2.1 Tình hình hoạt động của người nước ngoài trên địa bàn tỉnh
Hà Giang
2.2.1.1. Tình hình chung
Trong 10 năm, từ 2004 đến 2014 đã có khoảng 50.027 lượt người nước
ngoài đến Hà Giang, trong đó chủ yếu là người nước ngoài đến du lịch với



12

khoảng 46.711 lượt người, chiếm 93,49%; khách quốc tế đến công tác là
1.113 lượt người, chiếm 2,24%, còn lại là người nước ngoài khác.
Ngoài ra còn hàng vạn người nhập cảnh qua đường cửa khẩu chính
ngạch, tiểu ngạch, lối mòn ở các huyện biên giới; số người nước ngoài nhập
cảnh vào Hà Giang có thể tăng, giảm hàng năm theo diễn biến kinh tế - xã hội
và tình hình chính trị thế giới, khu vực, trong nước, song nhìn chung là tăng,
năm sau tăng hơn năm trước, người nước ngoài đến Hà Giang thời gian gần
đây chủ yếu là các chuyên gia, công nhân lành nghề, thợ kỹ thuật đến xây
dựng các nhà máy thủy điện, khai thác, chế biến khoáng sản, làm việc cho các
công ty liên danh, nhân viên văn phòng đại diện của các cơ quan thường trú
nước ngoài, Đại sứ của các nước Mỹ, Otrâylia, Thụy Điển, Pháp, Anh, Nhật
Bản, Trung Quốc…tại Việt Nam; ngoài ra còn hàng vạn người nước ngoài
đến Hà Giang du lịch, thăm thân, giao lưu văn hóa, hoạt động nhân đạo…Nếu
như trước đây, người nước ngoài đến Hà Giang chủ yêu là mang quốc tịch các
nước xã hội chủ nghĩa, thì nay người nước ngoài đến Hà Giang mang quốc
tịch của nhiều quốc gia trên thế giới.
Qua thống kê cho thấy từ năm 2004 đến 2014, người nước ngoài đến Hà
Giang gồm 45 Quốc tịch khác nhau, trong đó trên 90% là khách du lịch đến từ
các nước Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Anh, Nga, Hà Lan, Thụy Điển, Na Uy,
Niudilan, Ôttraylia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các Quốc gia Đông
Nam Á, trong đó có một số người Việt Nam định cư ở nước ngoài và nhân viên
của tổ chức Phi chính phủ (NGO) nước ngoài tại Việt Nam, điều đó cho thấy
người nước ngoài đến Hà Giang rất đa dạng về thành phần, quốc tịch.
Mục đích, danh nghĩa hoạt động tại Hà Giang của người nước ngoài hết
sức đa dạng, phong phú. Với những tiềm năng lợi thế về du lịch, nhiều điểm
du lịch được đầu tư đưa vào khai thác như khu du lịch Palhau (Hoàng Su Phì);
khu du lịch Thác Tiên - Đèo Gió (Xín Mần) đã được kết nối với tour, tuyến du



13

lịch của công ty Du lịch trong nước và nước ngoài, du khách nước ngoài có
thể đến để nghỉ dưỡng, đi bộ khám phá những hang động, leo núi, sinh hoạt
văn hóa cộng đồng.
Kể từ khi Cao nguyên đá Đồng Văn được Unesco công nhận là công
viên địa chất toàn cầu đã đưa Hà Giang vào tuyến du lịch sinh thái vùng Tây
Bắc, người nước ngoài đến Hà Giang tăng đột biến cả về số lượng, đa dạng
thành phần, quốc tịch. Ngoài ra, có một số lượng du khách đi tự do không
thuộc các tour, tuyến, thâm chí không có hướng dẫn viên đi cùng, họ đến Hà
Giang bằng phương tiện xe máy, xe khách, xe đạp, qua một số tỉnh lân cận để
đến Hà Giang, sau đó đi vào các bản làng, khu dân cư, các huyện biên giới
nghỉ lại qua đêm, số này hầu như ta chưa có biện pháp quản lý phù hợp, gây
khó khăn cho công tác nắm tình hình đối với hoạt động, cư trú, thậm trí khó
khăn cho công tác đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của họ.
Bên cạnh đó còn một số lượng lớn khách du lịch là người Trung Quốc,
trong đó có một số ít ở nước thứ 3 vào Hà Giang đi qua cửa khẩu quốc gia, số
người này khi nhập cảnh qua cửa khẩu hầu hết các cơ quan chức năng đã nắm
được danh tính, địa chỉ, thời gian xin nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, nhưng sau
khi vào trong nội địa, do sự phối hợp trao đổi thông tin giữa các đơn vị chức
năng chưa tốt nên việc nắm thông tin, địa bàn hoạt động, đối tượng mà họ tiếp
xúc rất khó khăn, thậm trí không nắm được thông tin gì về họ, có những
trường hợp còn sử dụng cả phương tiện cá nhân vào sâu trong nội địa, đi đến
nhiều địa bàn nhưng các lực lượng chức năng của ta không tiếp cận được để
nắm rõ hoạt động về họ, đây là vấn đề đặt ra cho công tác phối hợp, trao đổi,
xử lý thông tin phục vụ cho công tác quản lý của cơ quan thẩm quyền.
Bên cạnh đó, người nước ngoài thuộc các cơ quan đại diện ngoại giao,
lãnh sự đến công tác, trao đổi làm việc với địa phương về lĩnh vực mà họ
quan tâm như chủ trương, chính sách phát triển kinh tế xã hội, chính sách dân



14

tộc, tôn giáo…điển hình như tháng 5/2006, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Mỹ đi
từ Lào Cai đến đến xã Chế Là, huyện Xín Mần gặp gỡ tiếp xúc với đồng bào
dân tộc Mông nắm tình hình về hoạt động đạo Tin Lành, làm việc với lãnh
đạo tỉnh về tình hình liên quan đến tôn giáo. Năm 2007, Đại sứ quán Mỹ đến
Hà Giang, đi đến các huyện vùng cao, vào khu vực biên giới không thông báo
cho địa phương biết, khi họ đi về, cơ quan chức năng mới biết, bố trí lực
lượng trinh sát theo dõi nhưng sự việc đã rồi…
2.2.1.2 Hoạt động vi phạm pháp luật của người nước ngoài tại Hà
Giang
Thời gian qua, hoạt động vi phạm pháp luật về trật tự xã hội trên địa
bàn diễn biến khá phức tạp. Lợi dụng đường biên giới dài, công tác kiểm soát
chưa chặt chẽ, ý thức cảnh giác của nhân dân còn hạn chế, một số đối tượng
đã câu kết, móc nối tiến hành hoạt động tội phạm. Trong đó, nổi lên là hoạt
động tội phạm mua bán người, bắt cóc chiếm đoạt trẻ em, khai thác, vận
chuyển khoáng sản, lâm sản trái phép, trộm cắp tài sản, mua bán tiền giả…
Cùng với đó, tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
diễn biến phức tạp. Chỉ tính riêng trong 5 năm trở lại đây các cơ quan chức
năng đã phát hiện 7 vụ buôn bán hàng cấm qua biên giới, 03 vụ mua bán tiền
giả có yếu tố nước ngoài, thu giữ tang vật trị giá hàng tỷ đồng.
Trong lĩnh vực hợp tác đầu tư: Lợi dụng chủ trương mở của, hợp tác
trên nhiều lĩnh vực, một số đối tác người nước ngoài đã vi phạm quy định về
pháp luật đầu tư. Tính đến tháng 6 năm 2014, toàn tỉnh có 10 dự án đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào địa bàn, thì có tới 03 dự án đã phải dừng hoạt động,
01 dự án tạm dừng hoạt động gây thiệt hại lớn về kinh tế cho địa phương, đây
là nguyên nhân điều kiện làm phát sinh, gia tăng tội phạm khi nhiều lao động
không có việc làm. Một số đối tác đến khảo sát cam kết đầu tư, sản xuất kinh



15

doanh, nhưng sau khi được cấp giấy phép đã không trực tiếp đầu tư mà bán lại
giấy phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài khác, gây ảnh hưởng đến chính
sách, môi trường thu hút đầu tư của địa phương. Ngoài ra còn một số thương
gia nước ngoài kinh doanh trên địa bàn không chấp hành các quy định của
pháp luật về thuế, phí, thậm trí lợi dụng sơ hở tìm cách buôn lậu, bán hàng
giả, hàng kém chất lương, chốn thuế…
Trong lĩnh vực quản lý nhập cảnh, xuất cảnh: Lợi dụng quy định về
nhập cảnh, xuất cảnh và công tác kiểm soát biên giới, các đối tượng đã đưa
người nhập cảnh trái phép với những thủ đoạn hết sức tinh vi như sử dụng hộ
chiếu, giấy thông hành giả, giấy tờ đã hết hạn hoặc sửa chữa, thay đổi hình
thức, khai không đầy đủ, không đúng thông tin cá nhân trong tờ khai xin nhập
cảnh để được cấp hộ chiếu, giấy thông hành nhập cảnh. Theo số liệu của cơ
quan an ninh Công an tỉnh từ năm 2004 đến 2014 đã có 632 trường hợp công
dân Trung Quốc nhập cảnh trái phép qua biên giới vào Hà Giang, số này chủ
yếu là người có thân nhân ở Việt Nam và thường nhập cảnh nhiều nhất vào
dịp ngày lễ, tết cổ truyền, tết của đồng bào dân tộc, thanh minh tảo mộ hoặc
thân nhân gia đình có việc ma chay, cưới hỏi, nhập cảnh trái phép để tìm hiểu
phụ nữ lấy làm vợ, tìm kiếm cơ hội làm ăn, buôn bán…, một số trường hợp
nhập cảnh trái phép vào địa bàn đã bị tai nạn rủi ro gây thương tích, thậm trí
bị chết tại địa phương, buộc cơ quan chức năng phải vào cuộc đưa nạn nhân
về nước, có trường hợp ta phải hỗ trợ kinh phí mai táng lên đến hàng trăm
triệu đồng, thậm trí họ còn vu cáo ta hãm hại công dân nước họ, điển hình
như vụ 02 công dân Trung Quốc chết tại huyện Xín Mần, phía bên kia và gia
đình nạn nhân đòi ta phải bồi thường gần 2 tỷ VNĐ, nếu không giải quyết họ
kiên quyết không nhận xác nận nhân về mai táng, ảnh hưởng đến quan hệ
giữa Hai nước, Hai địa phương.



16

Vi phạm về quy chế khu vực biên giới đất liền diễn ra khá phổ biến,
trong đó nổi lên là vi phạm về quản lý cư trú, đi lại, hành nghề trái phép trong
khu vực biên giới; vi phạm về quy định về quản lý vành đai biên giới; không
chấp hành hoặc ngăn cản việc kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng;
dùng phương tiện đưa đón người, hàng hóa trong khu vực cửa khẩu không
đúng nơi quy định; ra vào khu vực của khẩu, biên giới không có giấy tờ quy
định; đi quá phạm vi cho phép trong khu vực biên giới; xâm canh, xâm cư,
khai thác lâm sản, khoáng sản, bắt giữ, đẩy đuổi người trái pháp luật, xâm hại
mốc giới, tuần tra kiểm soát, củng cố quân sự, hầm hào, tổ chức diễn tập có
bắn đạn thật ở một số khu vực giáp biên, lắp đặt các trạm quan sát, lập tổ
công tác bình phong ở khu vực biên giới, cửa khẩu để giám sát hoạt động của
ta. Thời gian gần đây, chính quyền bên kia tổ chức tuyên truyền rộng rãi dọc
khu vực biên giới về chủ quyền của họ ở Biển Đông và vu cáo Việt Nam gây
hấn, xâm phạm chủ quyền của họ; tổ chức nhiều hoạt động thu tin liên quan
đến chủ quyền biển đảo...
Vi phạm quy định về quản lý cư trú: Pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh cư
trú của người nước ngoài Việt Nam năm 2000 quy định, người nước ngoài
phải khai báo với chủ khách sạn, nhà trọ và chính quyền xã, phường nơi họ ở
lại qua đêm, tuy nhiên một số người nước ngoài khi đến cư trú tại địa phương
đã không khai báo theo quy định, một phần là do họ chưa nắm được quy định
khai báo tạm trú ở Việt Nam, cũng có trường hợp do chủ khách sạn, nhà nghỉ
không khai báo nhằm chốn tránh thuế doanh thu; bên cạnh đó, công tác kiểm
tra, xử lý của các cơ quan chức năng còn sơ hở, buông lỏng, chưa thực hiện
đúng quy trình, quy định của pháp luật về quản lý cư trú. Nhiều trường hợp
cư trú quá hạn, không chịu xuất cảnh đúng thời hạn đã bị cơ quan chức năng
xử lý trục xuất khỏi địa bàn, vi phạm này chủ yếu là Việt kiều, Hoa kiều, họ ra



17

đi từ những năm 1978, 1979 nay về thăm thân, quyến luyến gia đình, tình cảm
sâu năng nên không muốn rời xa để về nước.
2.2.2. Công tác quản lý đối với hoạt động người nước ngoài trên địa
bàn tỉnh Hà Giang
2.2.2.1. Quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú đối với người nước ngoài
Thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý xuất nhâp, nhập cảnh.
Thời gian qua, lực lượng quản lý xuất, nhập cảnh PA61 (nay là PA72) Công
an tỉnh Hà Giang đã triển khai thực hiện tốt các quy định của pháp luật về lĩnh
vực này. Tổ chức cấp, sửa đổi, bổ sung thị thực, cấp thẻ tạm trú, thẻ du lịch
cho người nước ngoài và giải quyết các vần đề khác liên quan đến người nước
ngoài nhanh chóng, thuận tiện, đảm bảo thời gian quy định, không gây phiên
hà; đồng thời chủ động nắm, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn với các hành vi
vi phạm pháp luật của người nước ngoài.
Các đơn vị nghiệp vụ, Công an các huyện, thành phố chủ động phối
hợp với Sở Ngoại vụ, lực lượng Biên phòng, Hải quan và các lực lượng liên
quan tiến hành kiểm tra, quản lý chặt chẽ hoặt động xuất cảnh, nhập cảnh, quá
cảnh của người nước ngoài. Từ năm 2004 đến 2014 lực lượng quản lý xuất
nhập cảnh Hà Giang đã trực tiếp, phối hợp làm các thủ tục và kiểm tra, kiểm
soát 50.027 lượt người nhập cảnh, xuất cảnh đến địa phương đảm bảo đúng
quy định.
Người nước ngoài đến Hà Giang thời gian qua chủ yếu là tạm trú trong
thời gian nhất định, chưa có trường hợp nào xin đăng ký thường trú. Quán
triệt, thực hiện quy định của Bộ, Công an tỉnh đã chỉ đạo, phân công cho lực
lượng Quản lý hành chính về TTXH (PC64) chủ trì kiểm tra, quản lý cư trú
đối với người nước ngoài. Phòng PC64 đã thường xuyên kiểm tra, rà soát
thông tin trên phiếu tạm trú (Mẫu N12) của người nước do chủ cơ sở lưu trú

chuyển đến, thống kê khai báo vào sổ lưu trú, sau đó báo về phòng PA72 để


18

nắm, theo dõi quản lý. Đồng thời, phối hợp với lực lượng Công an cơ sở tiến
hành kiểm tra các cơ sở lưu trú phát hiện các trường hợp không khai báo,
đăng ký tạm trú xử lý, nhắc nhở. Qua kiểm tra đã phát hiện xử lý đối với 05
cơ sở lưu trú và 254 trường hợp người nước ngoài vi phạm, ra quyết định xử
phạt hành chính 147.500.000đ.
2.2.2.2. Quản lý người nước ngoài trong tổ chức Phi Chính phủ (NGO)
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 18 tổ chức NGO đăng ký hoạt động, trong
đó có 13 tổ chức (NGO) đang hoạt động. Các chương trình dự án do các tổ
chức (NGO) tài trợ đã góp phần cải thiện đời sống vật chất cho một số đồng
bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Nhìn chung, cơ bản
các dự án được cấp phép hoạt động hợp pháp, chưa phát hiện tổ chức nào vi
phạm có hoạt động gây nguy hại de dọa tới ANQG.
Để quản lý chặt chẽ hoạt động của tổ chức này, UBND tỉnh đã giao
Công an Hà Giang chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan liên quan báo cáo tình
hình liên quan đến hoạt động của tổ chức (NGO) tại địa phương. Qua công tác
nắm, quản lý, lực lượng Công an đã phát hiện một số tổ chức (NGO) hoạt động
ngoài chương trình đăng ký, hiệu quả dự án không cao, đã báo cáo, tham mưu
cho tỉnh và các ngành chức năng để có sự điều chỉnh đối với hoạt động của dự
án tổ chức NGO, trong đó có tình hình liên quan đến công tác an ninh. Chỉ đạo
lực lượng Công an cơ sở chủ động phối hợp, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ
nắm tình hình, quản lý tốt hoạt động của các tổ chức (NGO) tại cơ sở.
2.2.2.3. Công tác quản lý người nước ngoài trong hoạt động đối ngoại
Thực hiện chức năng tham mưu, triển khai các hoạt động đối ngoại trên
địa bàn tỉnh Hà Giang, Sở Ngoại vụ đã chủ động tham mưu cho Tỉnh triển
khai, quản lý tốt các hoạt động đối ngoại tại địa phương, việc thực hiện

chương trình đối ngoại của tỉnh được căn cứ vào nhu cầu thực tế của địa
phương chương trình đối ngoại, đoàn ra, đoàn vào hàng năm được rà soát,


19

giám sát trong suốt quá trình triển khai thực hiện, đảm bảo đúng quy trình,
thẩm quyền, nghi lễ ngoại giao, trọng thị, tiết kiệm, hiệu quả và an toàn tuyệt
đối. Các cấp, các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố đã tổ chức phối hợp và
thực hiện nghiêm túc Quy chế Quản lý thống nhất các hoạt động đối ngoại
trên địa bàn tỉnh Hà Giang; thực hiện quy trình xây dựng chương trình, kế
hoạch, nội dung làm việc; trình, xin phép đoàn vào, đoàn ra theo đúng thẩm
quyền phân cấp, chấp hành tốt các quy định của nhà nước về bảo vệ chính trị
nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước. Thực hiện tốt công tác lễ tân ngoại giao; tạo
điều kiện thuận lợi, thủ tục nhanh gọn cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài
đến thăm, làm việc và triển khai chương trình, dự án tại địa phương.
2.2.3. Kết quả, tồn tại
* Những kết quả đạt được:
Nhìn chung, công tác quản lý xuất, nhập cảnh được thực hiện đúng yêu
cầu, qua công tác đã giúp cơ quan Công an quản lý được hoạt động của người
nước ngoài một cách chặt chẽ, thuận tiện, nhiều đối tượng thuộc diện “CN”,
“CYN” được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Công tác quản lý tạm trú được cơ quan chức năng tiến hành tốt, người
nước ngoài vào địa bàn được quản lý chặt chẽ, thủ tục đăng ký đơn giản,
thuận tiện, các trường hợp người nước ngoài đến địa bàn tạm trú được thống
kê, quản lý khá đầy đủ, từ năm 2004 đến 2014 có 86.718 lượt người nước
ngoài đăng ký tạm trú trên địa bàn, số này chủ yếu là khách du lịch.
Thực hiện nghiêm túc Quy chế Quản lý thống nhất các hoạt động đối
ngoại trên địa bàn tỉnh Hà Giang; thực hiện quy trình xây dựng chương trình,
kế hoạch, nội dung làm việc; trình, xin phép đoàn vào, đoàn ra theo đúng

thẩm quyền phân cấp, chấp hành tốt các quy định của nhà nước về bảo vệ
chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước. Thực hiện tốt công tác lễ tân ngoại


20

giao; tạo điều kiện thuận lợi, thủ tục nhanh gọn cho các tổ chức, cá nhân nước
ngoài đến thăm, làm việc và triển khai chương trình, dự án tại địa phương.
Tỉnh đã giao Công an Hà Giang chủ trì, phối hợp cùng các cơ quan liên
quan báo cáo tình hình liên quan đến hoạt động của tổ chức (NGO) tại địa
phương. Qua công tác nắm, quản lý, lực lượng Công an đã phát hiện một số tổ
chức (NGO) hoạt động ngoài chương trình đăng ký, hiệu quả dự án không
cao, đã báo cáo, tham mưu cho tỉnh và các ngành chức năng để có sự điều
chỉnh đối với hoạt động của dự án tổ chức NGO, trong đó có tình hình liên
quan đến công tác an ninh. Chỉ đạo lực lượng Công an cơ sở chủ động phối
hợp, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ nắm tình hình, quản lý tốt hoạt động
của các tổ chức (NGO) tại cơ sở.
* Những hạn chế:
Công tác quản lý đối với người nước ngoài còn nhiều hạn chế, bất cập
đó là:
- Nhiệm vụ kiểm tra, rà soát thông tin trên phiếu tạm trú của người
nước ngoài chưa thường xuyên, chưa triển khai lực lượng để tiến hành kiểm
tra, chấn chỉnh các cơ sở lưu trú người nước ngoài thực hiện không tốt quy
định khai báo tạm trú.
- Công tác đăng ký, quản lý tạm trú chủ yếu thông qua hệ thống hồ sơ,
sổ sách thông thường, chưa có phần mềm quản lý, cho nên việc thống kê số
lượt, số người nước ngoài đến địa bàn lần 2, lần 3 khó khăn.
- Các cơ sở lưu trú chưa thực hiện đúng yêu cầu của công tác khai báo
tạm trú theo quy trình, nhân viên cơ sở lưu trú còn làm thay cho người nước
ngoài khi khai báo, thậm trí một số cơ sở lưu trú cho người nước ngoài nghỉ trọ

không vào sổ theo dõi, không gửi phiếu đăng ký tạm trú cho cơ quan Công an.
- Việc phát hiện xử lý kịp thời những người nước ngoài nhập cảnh, cư
trú bất hợp pháp, thực hiện các biện pháp cưỡng chế về mặt hành chính như


21

hạn chế cư trú, buộc xuất cảnh trước thời hạn của cơ quan chức năng chưa
triệt để, vẫn còn tình trạng người nước ngoài cư trú quá thời hạn nhưng chưa
bị xử lý theo quy định.
- Lực lượng làm quản lý xuất, nhập cảnh còn thiếu, chưa được đào tạo
chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ chưa đáp ứng yêu cầu
đòi hỏi; trang bị phương tiện, máy móc phục vụ cho công tác này còn hạn chế.
- Các cửa khẩu, lối mòn qua biên giới chủ yếu do lực lượng biên phòng
quản lý; một số văn bản, thủ tục quy định về quản lý nhập cảnh, xuất cảnh
chưa chặt chẽ, thiếu thống nhất đầu mối quản lý; tình trạng người nước ngoài
nhập cảnh, xuất cảnh trái phép ra, vào biên giới diễn ra khá phổ biến, khó
kiểm soát, chưa có biện pháp để ngăn chặn, quản lý
- Công tác trao đổi thông tin giữa các lực lượng, các ngành liên quan
chưa thường xuyên, hiệu quả không cao; vai trò của quần chúng nhân dân
tham gia công tác quản lý đường biên, mốc giới, tố giác hành vi vi phạm pháp
luật của các đối tượng chưa nhiều.
- Việc thực hiện quy chế phối hợp giữa cơ quan Công an với các cơ
quan chủ quản, ban quản lý dự án, chính quyền cơ sở còn chưa chặt chẽ, thiếu
thống nhất, đồng bộ trong quá trình quản lý các tổ chức (NGO). Các cơ quan
chủ quản thường chú ý đến vấn đề kinh tế, ít quan tâm đến vần đề liên quan
đến tôn giáo, đến ANQG, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu của cơ quan, tổ chức
nước ngoài vì muốn tranh thủ đầu tư của họ.
* Nguyên nhân của thực trạng trên là do:
- Trình độ năng lực của cán bộ làm công tác quản lý người nước ngoài

còn hạn chế, chưa nghiên cứu, nắm vững các quy định về quản lý cư trú đối
với người nước ngoài, nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở ở cấp xã, phường; công
tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn của đơn vị chủ quản chưa triệt để, thiếu kịp
thời, chưa có sự thống nhất chung; chưa có mạng máy tính kết nối giữa tỉnh


22

và huyện, giữa cơ sở lưu trú với cơ quan Công an phục vụ cho việc trao đổi
thông tin, tình hình người nước ngoài.
- Một số văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý cụ thể cho công tác quản lý
đối với người nước ngoài còn thiếu, mức xử phạt nhẹ, chưa đủ mức răn đe
cần thiết.
- Việc kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ sở lưu trú còn chưa được chú
trọng, chưa đi vào nề nếp, thường xuyên, chủ yếu tập trung vào các đợt cao
điểm. Công tác thanh tra, kiểm tra của các ngành còn đơn lẻ, xuất phát từ vụ
việc phát sinh nên hiệu quả quản lý, phát hiện và xử lý vi phạm chưa cao.
2.3. Nội dung cụ thể cần thực hiện
2.3.1. Công tác tham mưu
Trên cơ sở chính sách đối ngoại của Đảng, Nhà nước và các quy định
của pháp luật, Công an tỉnh tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định liên
quan đến việc quản lý đối với người nước ngoài tạo hành lang pháp lý cũng
như xác định vai trò trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành trong hoạt động
quản lý đối với người nước ngòai, tăng cường hoàn thiện quy chế phối hợp
giữa các sở, ban, ngành chức năng địa phương trong quản lý người nước
ngoài, nhận định rõ nhiệm vụ, trách nhiệm, tránh để sót hay chồng lấn về
chức trách cũng như địa bàn, đối tượng quản lý. Từ đó làm căn cứ, tiền đề cho
việc xây dựng quy chế, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng trên địa
bàn tỉnh.
Đặc biệt là đối với tình hình người nước ngoài làm việc tại doanh

nghiệp không có giấy phép lao động; người nước ngoài nhập cảnh vào Việt
Nam qua đường mòn; người nước ngoài vào khu vực biên giới không có giấy
phép.....có khả năng gây phức tạp đến công tác an ninh, trật tự, lực lượng
Công an tham mưu UBND cùng cấp, phối hợp các ban ngành chức năng giải
quyết triệt để, ổn định tình hình ANTT tại địa phương.


23

2.3.2. Thu thập thông tin, tài liệu, tình hình phục vụ quản lý nhà
nước đối với người nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Giao Công an tỉnh chủ động phối hợp với các ngành liên quan, tập trung
lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp, để làm tốt công tác thu thập thông
tin, tài liệu về người nước ngoài hoạt động trên địa bàn phục vụ cho công tác
quản lý. Để thu thập được những thông tin trên, lực lượng Công an tiến hành
thu thập một cách toàn diện thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động của
người nước ngoài, trong đó tập trung vào các biện pháp công tác sau:
+ Chủ động và tích cực thu thập thông tin, tài liệu, tình hình qua công
tác quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú, hoạt động của người nước ngoài trên
địa bàn tỉnh.
+ Thu thập thông tin, tài liệu, tình hình thông qua các công tác nghiệp vụ
cơ bản của lực lượng công an. Từ đó đưa ra phân tích, dự báo, đánh giá để chủ
động phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả, không để bị rơi vào thế bị động, bất
ngờ.
+ Chủ động nắm bắt, thu thập thông tin các cá nhân trong các đoàn hoạt
động đối ngoại vào địa bàn tỉnh.
2.3.3. Kiểm tra, xử lý đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật
trên địa bàn tỉnh Hà Giang
Việc xử lý vi phạm pháp luật của người nước ngoài tại địa phương phải
quán triệt phương châm đối ngoại của Đảng, Nhà nước, song phải đảm bảo

tính nghiêm minh của pháp luật (Pháp chế XHCN), đồng thời, qua công tác
xử lý là nhằm chủ động phòng ngừa, đấu tranh, ngăn chặn tình hình gia tăng
tội phạm trên địa bàn.
Chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức lực lượng, phương tiện, biện
pháp, phối kết hợp với các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra việc chấp
hành pháp luật trên các lĩnh vực của người nước ngoài hoạt động trên địa bàn


24

tỉnh, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật
của người nước ngoài, phát hiện những phương thức thủ đoạn vi phạm mới để
có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
Kiểm tra, xử lý người nước ngoài hoạt động trên địa bàn tỉnh vi phạm
pháp luật về xuất nhập cảnh (theo hướng dẫn của Tổng cục An ninh, Bộ Công
an). Chú ý các vi phạm:
- Không khai báo tạm trú, hoặc khai báo không đúng quy định của pháp
luật, lý do họ đưa ra thường là không nắm được các quy định của pháp luật
Việt Nam về khai báo tạm trú, nhưng trên thực tế tuy họ nắm được các thủ tục
nhưng lại cố tình vi phạm để che đậy các hoạt động VPPL khác; có trường
hợp nêu lý do vì bận công việc, thời gian tạm trú ngắn nên không kịp khai
báo, có trường hợp do chủ khách sạn, nhà trọ không thực hiện việc khai báo
tạm trú cho người nước ngoài để trốn tránh thuế doanh thu,…
- Người nước ngoài nhập cảnh vào địa bàn tỉnh đi lại tự do, không tuân
theo giấy phép nhập cảnh, đi vào khu vực biên giới Việt - Trung không xin phép.
- Cư trú quá thời hạn, ở quá thời gian giấy thông hành, thị thực cho
phép mà không chịu xuất cảnh (đây là vi phạm phổ biến của người nước
ngoài nhập cảnh vào địa bàn tỉnh). Trong đó chủ yếu là vi phạm về tạm trú,
hoạt động không đúng mục đích nhập cảnh (nhập cảnh với mục đích du lịch,
thăm thân nhưng lại lao động trong doanh nghiệp). Tuy nhiên, những sai

phạm trên của người nước ngoài mới chỉ diễn ra ở mức độ vi phạm hành
chính, chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm pháp luật hình sự.
Kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội đối với
người nước ngoài trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian qua, hoạt động vi phạm pháp luật về trật tự xã hội trên địa
bàn diễn biến khá phức tạp. Lợi dụng đường biên giới dài, công tác kiểm soát
chưa chặt chẽ, ý thức cảnh giác của nhân dân còn hạn chế, một số đối tượng


25

đã câu kết, móc nối tiến hành hoạt động tội phạm. Trong đó, nổi lên là hoạt
động tội phạm mua bán người, bắt cóc chiếm đoạt trẻ em, khai thác, vận
chuyển khoáng sản, lâm sản trái phép, trộm cắp tài sản, mua bán tiền giả…
Cùng với đó, tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới
diễn biến phức tạp.
- Trong lĩnh vực hợp tác đầu tư: Lợi dụng chủ trương mở của, hợp tác
trên nhiều lĩnh vực, một số đối tác người nước ngoài đã vi phạm quy định về
pháp luật đầu tư, Một số đối tác đến khảo sát cam kết đầu tư, sản xuất kinh
doanh, nhưng sau khi được cấp giấy phép đã không trực tiếp đầu tư mà bán lại
giấy phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài khác, gây ảnh hưởng đến chính
sách, môi trường thu hút đầu tư của địa phương. Ngoài ra còn một số thương
gia nước ngoài kinh doanh trên địa bàn không chấp hành các quy định của
pháp luật về thuế, phí, thậm trí lợi dụng sơ hở tìm cách buôn lậu, bán hàng
giả, hàng kém chất lương, chốn thuế…
Kiểm tra, xử lý người nước ngoài hoạt động trong các doanh nghiệp vi
phạm pháp luật về lao động
- Chú ý việc thực hiện chính sách với người lao động, điều kiện môi
trường lao động: Tăng ca, tăng giờ lao động nhưng không thông báo trước,
không trả tiền phụ trội; thời gian lao động quá dài trong một ca làm việc; trả

lương người lao động chậm và thấp hơn mức tối thiểu do Luật Lao động quy
định; đưa ra định mức lao động cao, đơn giá sản phẩm thấp, hoặc không công
khai đơn giá sản phẩm cho người lao động; không ký hợp đồng lao động, kéo
dài thời gian thử việc hoặc cho người lao động thôi việc không lý do; không
thực hiện chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, chế độ thai sản,…gây thiệt
thòi cho người lao động.
- Sử dụng lao động nước ngoài làm việc nhưng không làm thủ tục cấp
giấy phép lao động, hoặc không đủ điều kiện được cấp giấy phép lao động


×