Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh h ưởng đế n cấu trúc tài chính của các công ty ngành công nghệ viễn thông đượ c niêm y ết trên thị tr ường chứng khoán Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN LÊ ANH THƯ

NGHIÊN CỨU
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
NGÀNH CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG
ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN LÊ ANH THƯ

NGHIÊN CỨU
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
NGÀNH CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG
ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kế toán


Mã số: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. TRƯƠNG BÁ THANH
Đà Nẵng - Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

PHAN LÊ ANH THƯ


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 4
5. Bố cục đề tài ........................................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................ 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC




TÀI CHÍNH

CỦA CÁC DOANH NGHỆP ................................................................. 8
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH................ 8
1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp ................................................... 8
1.1.2. Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp.................................... 11
1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính ........................................ 12

1.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP..........................................................................................................13
1.2.1. Theo quan điểm truyền thống ........................................................ 13
1.2.2. Lý thuyết của Modigliani và Miller (MM)
1.2.3. Lý thuyết đại diện

................................ 13

....................................................................... 17

1.2.4. Mô hình cân bằng tĩnh

................................................................ 19

1.2.5. Lý thuyết thông tin bất cân xứng
1.2.6. Lý thuyết trật tự phân hạng

............................................... 20

.......................................................... 22


1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP................................................................................23
1.3.1. Quy mô của doanh nghiệp.............................................................. 23


1.3.2. Cấu trúc tài sản của doanh nghiệp.................................................. 24
1.3.3. Hiệu quả hoạt động kinh doanh ..................................................... 24
1.3.4. Rủi ro kinh doanh........................................................................... 25
1.3.5. Sự tăng trưởng của doanh nghiệp................................................... 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................... 28
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
NGÀNH CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................. 29
2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHỆ
VIỄN THÔNG ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM ....................................................................................29
2.1.1. Sơ đồ giới thiệu quy trình nghiên cứu............................................ 29
2.1.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 32
2.1.3. Mô hình phân tích .......................................................................... 33

2.2. ĐỀ XUẤT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI
CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG
ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM. ...................................................................................................... 34
2.2.1. Nhân tố quy mô doanh nghiệp ....................................................... 34
2.2.2. Nhân tố cấu trúc tài sản .................................................................. 36
2.2.3. Nhân tố hiệu quả kinh doanh ......................................................... 38

2.2.4. Nhân tố rủi ro kinh doanh .............................................................. 40
2.2.5. Nhân tố tốc độ tăng trưởng tài sản ................................................. 44

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................... 46


CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
NGÀNH CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................. 47
3.1. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY
NGÀNH CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM. ................................................47
3.1.1. Đặc điểm cấu trúc tài chính của các công ty ngành công nghệ viễn
thông được niêm yết trên thị trường Chứng Khoán Việt Nam. ............... 47
3.1.2. Cơ cấu các khoản nợ ...................................................................... 49

3.2. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH........................51
3.2.1. Phân tích hệ số tương quan ............................................................ 51
3.2.2. Phân tích hồi quy tuyến tính đơn giữa tỷ suất nợ và các nhân tố ảnh
hưởng........................................................................................................ 55
3.2.3. Lựa chọn biến đưa vào mô hình hồi quy tuyến tính bội ................ 55
3.2.4. Phân tích hồi quy bội giữa tỷ suất nợ và các nhân tố ảnh hưởng .. 56
3.2.5. Phân tích độ phù hợp của mô hình................................................. 57
3.2.6. Các thông số thống kê trong mô hình ............................................ 59
3.2.7. Kiểm định giả định liên hệ tuyến tính............................................ 60
3.2.8. Kiểm định giả định phương sai không đồng nhất .......................... 61
3.2.9. Kiểm định giả định phân phối chuẩn của phẩn dư......................... 62
3.2.10. Kiểm định giả định về tính độc lập của sai số


......................... 63

3.2.11. Kiểm định giả định không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến....... 64
3.2.12. Nhận xét kết quả nghiên cứu........................................................ 64

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ....................................................................... 67


CHƯƠNG 4. HÀM Ý CHÍNH SÁCH VÀ KIẾN NGHỊ ................... 68
4.1. HÀM Ý CHÍNH SÁCH .........................................................................68
4.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................75
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ....................................................................... 80
KẾT LUẬN ............................................................................................ 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Ý nghĩa

CNTT

Công nghệ thông tin

CNVT

Công nghệ viễn thông


CTTC

Cấu trúc tài chính

CT

Công ty

DN

Doanh nghiệp

HTK

Hàng tồn kho

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

NNH

Nợ ngắn hạn

NDH

Nợ dài hạn

TTS


Tổng tài sản

TSDH

Tài sản dài hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

VCSH

Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1

Mã hóa biến quan sát

31


2.2

Đặc điểm cấu trúc tài chính theo quy mô doanh nghiệp

35

2.3

Đặc điểm cấu trúc tài chính theo cấu trúc tài sản

37

2.4

Đặc điểm cấu trúc tài chính theo hiệu quả kinh doanh

39

2.5

Đặc điểm cấu trúc tài chính theo nhân tố rủi ro kinh

41

doanh
2.6

Đặc điểm cấu trúc tài chính theo tốc độ tăng trưởng tài


44

sản
3.1

Thống kê một số chỉ tiêu

48

3.2

Cơ cấu các khoản nợ

50

3.3

Hệ số tương quan giữa các biến

52

3.4

Hệ số xác định độ phù hợp R2 của mô hình hồi quy đơn

55

3.5

Hệ số xác định của mô hình tỷ suất nợ


57

3.6

Phân tích ANOVA

58

3.7

Các thông số thống kê trong mô hình

59

3.8

Hệ số xác định của mô hình hồi quy 1

61

3.9

Phân tích ANOVA

61

3.10

Hệ số xác định của mô hình hồi quy 2


62

3.11

Phân tích ANOVA

62

3.12

Giả thuyết và kết quả phân tích thực nghiệm sự ảnh

65

hưởng của các nhân tố trong mô hình đến cấu trúc tài
chính


Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

4.1

Phân loại các Cty theo chỉ tiêu TSDH/TTS


69

4.2

Phân loại các Cty theo chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng tài

70

sản
4.3

Sự kết hợp các chỉ tiêu để tiến hành phân loại các Cty

71

4.4

Bảng liệt kê các công ty theo từng nhóm

72


DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Số hiệu đồ
thị, hình vẽ

Tên đồ thị, hình vẽ

Trang


Đồ thị 1.1

Mệnh đề I trong môi trường không có thuế

14

Đồ thị 1.2

Mệnh đề I trong môi trường có thuế

16

Đồ thị 1.3

Mô hình cân bằng tĩnh

19

Hình 1.1

Mô hình thông tin bất cân xứng

21

Hình 2.1

Sơ đồ quy trình nghiên cứu

29


Đồ thị 3.1

Đồ thị Scatterplot

60

Đồ thị 3.2

Biểu đồ tần số Histogram

63


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Như chúng ta đã biết nền kinh tế Việt Nam chuyển đổi theo hướng kinh
tế thị trường, mở cửa và hội nhập kinh tế khu vực cũng như toàn cầu. Việc gia
nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới ngày 07/11/2006 đã tạo nhiều cơ hội và
thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng cũng mang lại không ít khó
khăn và thách thức. Hệ thống doanh nghiệp không ngừng được đổi mới và
phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp và hình thức sở
hữu. Từ đó đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với các nhà quản lý, quản trị doanh
nghiệp, đặt biệt là quản trị tài chính doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ những
kiến thức về phân tích tài chính doanh nghiệp để có thể phân tích, đánh giá
đúng đắn các hoạt động và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp theo hệ thống
chỉ tiêu kinh tế tài chính phù hợp, sát thực với mọi doanh nghiệp.
Cấu trúc tài chính là một trong những chủ đề quan trọng trong phân tích

tài chính của doanh nghiệp. Lý thuyết về cấu trúc tài chính khởi đầu từ những
năm 1958 bởi hai giáo sư Franco Modigliani và Merton Miller và tiếp tục
phát triển bởi Myers, Jensen và Mecking...Mỗi ngành kinh doanh trên thị
trường đều có những đặc trưng riêng. Lựa chọn cấu trúc tài chính hợp lý hay
cơ cấu tài trợ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay tối ưu luôn là chủ đề thu hút sự
quan tâm của các nhà quản lý kinh tế.
Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển của đất nước, ngành
Thông tin và Truyền thông Việt Nam đã có được tốc độ tăng trưởng cao cả về
quy mô, doanh số, thị trường và đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn
của đất nước. Việt Nam là nước có sự cải thiện rất đáng kể về vị thế trên bảng
đồ CNTT - VT thế giới. Năm 2009 lần đầu tiên Việt Nam có mặt trong Top 10
quốc gia hấp dẫn nhất trong số 50 quốc gia về gia công phần mềm và có tên


2
trong xếp hạng toàn cầu. Về chỉ số phát triển CNTT, Việt Nam xếp hạng thứ
92/154 tăng 15 bậc so với 5 năm trước. Về viễn thông Việt Nam lọt vào Top
30 thế giới.
Số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường ngày càng tăng, CNTT là
một trong những ngành đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nền kinh tế Việt
Nam. Trong năm 2008-2009, trong điều kiện khủng hoản kinh tế toàn cầu
ngành CNTT Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng xấp xỉ 20%. Tuy nhiên,
sự phát triển của thị trường này còn nhiều bất cập và khó khăn vì nhu cầu về
vốn. Với đặc điểm là một ngành luôn đòi hỏi nhu cầu vốn lớn để không ngừng
đổi mới sản phẩm về mẫu mã, chất lượng và dịch vụ khách hàng. Trong khi
tín dụng ngày một thắt chặt do ảnh hưởng tình hình kinh tế không mấy khả
quan hiện nay, mặt bằng lãi suất cho vay cao, các công ty ngành Công nghệ
viễn thông cần tìm ra một cấu trúc tài chính tối ưu sao cho tối đa hóa lợi
nhuận và gia tăng giá trị doanh nghiệp. Có như vậy các công ty ngành Công
nghệ viễn thông mới tiếp cận được nguồn vốn khác trên thị trường.

Việc nghiên cứu cấu trúc tài chính và đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến
cấu trúc tài chính giúp cho các doanh nghiệp xây dựng được một chính sách
tài trợ hợp lý, góp phần nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng
như giúp cho các tổ chức, cá nhân có thể nhận diện đúng về tình hình tài
chính của doanh nghiệp.
Với những lý do đó mà tôi chọn đề tài nghiên cứu : "Nghiên cứu các
nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các công ty ngành công
nghệ viễn thông được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam"
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng chung về cấu trúc tài chính của các công ty ngành
Công nghệ viễn thông được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Từ những kết quả nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn trước, đề tài lựa


3
chọn và phân tích các nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính của các công ty
ngành Công nghệ viễn thông được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt
Nam để thấy được sự tác động của các nhân tố này đối với cấu trúc tài chính
của các công ty.
- Kiểm định sự tác động của các nhân tố đến cấu trúc tài chính của các
công ty và rút ra các kết luận có cơ sở khoa học để ứng dụng vào việc điều
chỉnh cấu trúc tài chính giúp các nhà quản trị doanh nghiệp dễ dàng hơn trong
quá trình hoạch định chính sách tài trợ hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : Cấu trúc tài chính của các công ty ngành Công
nghệ viễn thông được niêm yết trên thị trường Chứng khoán Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Phạm vi về thời gian : Đề tài nghiên cứu lấy số liệu từ Báo cáo tài
chính của 25 công ty ngành Công nghệ viễn thông được niêm yết trên thị

trường Chứng khoán Việt Nam trong vòng 5 năm 2009, 2010, 2011, 2012,
2013.
+ Phạm vi về nội dung : Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng
cấu trúc tài chính và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính
của các công ty ngành Công nghệ viễn thông được niêm yết trên thị trường
Chứng khoán Việt Nam.
+ Phạm vi về không gian : Luận văn chỉ giới hạn những công ty được
niêm yết trên trên thị trường Chứng khoán Việt Nam có đầy đủ những thông
tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Tại thời điểm nghiên cứu có 25 công ty
ngành Công nghệ viễn thông được niêm yết trên thị trường Chứng khoán,
những công ty này có đầy đủ số liệu cần thiết cho việc nghiên cứu. Vì vậy đề
tài chọn hết 25 công ty này làm đối tượng nghiên cứu.


4
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài phối hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như :
- Phương pháp định tính : Qua việc thu thập thông tin, đề tài sử dụng
phương pháp thống kê mô tả, so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng vấu
trúc tài chính của các công ty ngành Công nghệ viễn thông.
- Phương pháp định lượng : Từ dữ liệu thu thập được các các công ty
ngành Công nghệ viễn thông tác giả sử dụng phần mềm SPSS 16.0 để xác
định số hồi quy, trên cơ sở đó xây dựng phương trình về các nhân tố tác động
đến cấu trúc tài chính. Từ đó, kiểm định sự tác động của các nhân tố đến cấu
trúc tài chính của các công ty được nghiên cứu. Khi tiến trình kiểm định hoàn
tất, đề tài tiến hành phân tích kết quả và đưa ra một số kiến nghị phù hợp với
hiện trạng của ngành Công nghệ viễn thông.
- Tài liệu sử dụng trong luận văn gồm nguồn dữ liệu thứ cấp (thu thập từ báo
cáo tài chính của 25 công ty ngành Công nghệ viễn thông được niêm yết trên trên
thị trường Chứng khoán Việt Nam trên website httt://www.cophieu68.com),

nguồn dữ liệu sơ cấp được thu thập qua các giáo trình và các nghiên cứu đã được
công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương :
Chương 1: Tổng quan về cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng
đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp.
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài
chính của các công ty ngành công nghệ viễn thông được niêm yết trên thị
trường Chứng Khoán Việt Nam.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài
chính của các công ty ngành công nghệ viễn thông được niêm yết trên thị
trường Chứng Khoán Việt Nam.


5
Chương 4: Hàm ý chính sách và kiến nghị
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về cấu trúc tài chính cũng như các
nhân tố tác động đến cấu trúc tài chính:
- Modigliani, F.; Miller, M. (1958). ''The Cost of Capital, Corporation
Finance and the Theory of Investment". American Economic Review. Và
Myers, S.C and N.S Maluf (1984), " Coporate and investment decisions when
firms have information that invester do not have", Journal of Financial
Economics. Sau công trình nghiên cứu đầu tiên của Modigliani và Miller
(1958), khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nợ bởi giá trị doanh nghiệp sẽ
tăng lên và chi phí sử dụng vốn trung bình sẽ giảm xuống khi doanh nghiệp gia
tăng tỷ số nợ. Tuy nhiên lượng nợ sẽ bị hạn chế do sự cân đối giữa lợi ích và
rủi ro do nợ mang lại, đây là quan điểm lý thuyết cân đối (1976) và sau là lý
thuyết trật tự phân hạng của Myers ra đời (1984) để giải thích sự lựa chọn cấu
trúc tài chính.

- Huang, G.H. Samuel, Frank Song M (2002), "The Determinants of the
Capital Structure: Evidence from China", Working paper, School of
Economics and Finance and Centrer for China Financial Research (CCFR),
nghiên cứu của Huang và Song về các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài
chính của các công ty trên cơ sở dữ liệu thị trường và dữ liệu kế toán của hơn
1000 công ty Trung Quốc được niêm yết trên thị trường Chứng Khoán đã lôi
cuốn nhiều sự chú ý. Căn cứ vào các lý thuyết, các nhân tố được đưa ra để
nghiên cứu là khả năng sinh lời, tính xác thực của tài sản, thuế, quy mô, rào
cản về thuế không liên quan đến nợ, cơ hội tăng trưởng, rủi ro kinh doanh và
cấu trúc sở hữu. Kết quả đã chỉ ra rằng tỷ lệ nợ tại các công ty Trung Quốc có
quan hệ cùng chiều với quy mô, cơ hội tăng trưởng, rào chắn thuế không liên
quan đến nợ, tài sản cố định, khả năng sinh lời, có quan hệ ngược chiều với


6
cấu trúc tài chính. Ngoài ra nhân tố cấu trúc sở hữu cũng có ảnh hưởng đến
cấu trúc tài chính.
- Tiến sĩ Đoàn Ngọc Phi Anh (2010), "Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
tới CTTC và hiệu quả tài chính trong doanh nghiệp" kết luận các nhân tố hiệu
quả kinh doanh, rủi ro kinh doanh và cấu trúc tài sản tác động tỷ lệ nghịch đến
CTTC, trong khi quy mô của doanh nghiệp có tác động tỷ lệ thuận đến CTTC.
- Ở Việt Nam, nghiên cứu của PGS.TS Trần Đình Khôi Nguyên (2006),
"Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính tại các doanh nghiệp
trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng" nghiên cứu các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong
khoảng thời gian 1999 - 2001, đã chỉ ra rằng hiệu quả kinh doanh có mối quan hệ
tỉ lệ nghịch với tỉ suất nợ nhưng không có ý nghĩa thống kê, CTTC của các doanh
nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam quan hệ cùng chiều với tăng trưởng kinh doanh,
quy mô doanh nghiệp và lãi suất ngân hàng, lợi nhuận dường như không có tác
động đáng kể đến CTTC của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
- Trương Đông Lộc, Võ Kiều Trang (2008), "Nghiên cứu các yếu tố ảnh

hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam", kết quả phân tích hồi quy cho thấy cấu trúc vốn của
các công ty niêm yết có tương quan thuận với quy mô công ty, ngành nghề
chính của công ty, tốc độ tăng trưởng của doanh thu và tương quan nghịch với
tình trạng lợi nhuận của công ty.
- Nguyễn Thị Thúy Hằng (2013), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới
cấu trúc tài chính của các công ty may tại thành phố Đà Nẵng, kết quả phân
tích hồi quy cho thấy cấu trúc tài chính của các công ty có quan hệ thuận
chiều với quy mô doanh nghiệp, thời gian hoạt động của doanh nghiệp và
quan hệ nghịch chiều với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
- Lưu Văn Thạch (2013), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc
tài chính của các doanh nghiệp kinh doanh ngành du lịch trên địa bàn tỉnh


7
Quảng Nam, kết quả phân tích hồi quy cho thấy cấu trúc vốn của các công ty
có tương quan thuận với quy mô công ty, rủi ro kinh doanh, nhân tố hình thức
sở hữu doanh nghiệp cũng có tác động đến CTTC của doanh nghiệp.
- Lê Thị Kim Thư (2012), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc
vốn của các công ty cổ phần ngành Bất động sản niêm yết trên sở giao dịch
Chứng khoán TP Hồ Chí Minh, kết quả phân tích cho thấy cấu trúc vốn của
các công ty có tương quan hệ thuận chiều với sự tăng trưởng của DN và có
quan hệ nghịch chiều với quy mô doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động, rủi ro
kinh doanh, đặc điểm riêng của tài sản doanh nghiệp.
- Huỳnh Thị Trang (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cấu
trúc vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng,
kết quả phân tích hồi quy cho thấy cấu trúc vốn của các công ty có tương
quan hệ thuận chiều với quy mô doanh nghiệp, khả năng sinh lời, và có quan
hệ nghịch chiều với rủi ro kinh doanh, khả năng sinh lời doanh nghiệp.
- Nguyễn Thị Kiều Hạnh (2008), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến

cấu trúc tài chính tại các doanh nghiệp xây lắp trên địa bàn Thành phố Đà
Nẵng, kết quả phân tích hồi quy cho thấy cấu trúc tài chính của các công ty có
tương quan hệ thuận chiều với quy mô doanh nghiệp, tỷ suất lãi vay, và có
quan hệ nghịch chiều với rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nguyễn Thị Diễm Trang (2007), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến
cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp thủy sản trên địa bàn Thành phố Đà
Nẵng, kết quả phân tích hồi quy cho thấy cấu trúc tài chính của các công ty có
tương quan hệ thuận chiều với hệ số biến thiên lợi nhuận của doanh nghiệp,
và có quan hệ nghịch chiều với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (ROA,
ROE).


8
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CẤU TRÚC
TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHỆP
Nội dung chương này trình bày tổng quan những vấn đề cơ bản của về
cấu trúc tài chính doanh nghiệp và lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng đến cấu
trúc tài chính doanh nghiệp.
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH
1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một bộ phận của hệ thống tài chính. Tài chính
doanh nghiệp là một hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó làm hình thành và biến đổi các loại tài
sản ngắn hạn và TSCĐ nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh đó.
Hay tài chính doanh nghiệp là toàn bộ các quan hệ tài chính biểu hiện
qua quá trình "huy động và sử dụng vốn để tối đa hóa giá trị của doanh
nghiệp"3. Hai yếu tố đó gắn liền với nhau qua hoạt động đầu tư vì đầu tư tạo

điều kiện cho sự vận động của các quỹ tiền tệ trong toàn xã hội. Tài chính
được xem như là một hệ thống trong đó thị trường tài chính là trung tâm của
quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Hoạt động của ngân sách nhà
nước, tài chính doanh nghiệp, bảo hiểm và của mọi tổ chức tín dụng đều xoay
quanh thị trường tài chính.
Chức năng của tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp có 2
chức năng cơ bản là huy động và sử dụng vốn. Nói đến tài chính là nhấn
mạnh đến các dòng tiền.
+ Chức năng "huy động' còn gọi là chức năng tài trợ, ám chỉ quá trình
tạo ra các quỹ tiền tệ từ các nguồn lực bên trong và bên ngoài để doanh
nghiệp hoạt động trong lâu dài với chi phí thấp nhất.


9
+ Chức năng "sử dụng vốn" hay còn gọi là đầu tư liên quan đến các việc
phân bổ vốn ở đâu, lúc nào sao cho vốn được sử dụng có hiệu quả nhất.
Đặc điểm của tài chính doanh nghiệp:
+ Hoạt động của tài chính doanh nghiệp luôn gắn liền và phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Hoạt động của tài chính doanh nghiệp bị chi phối bởi tính chất sở hữu
vốn trong mỗi doanh nghiệp.
+ Hoạt động của tài chính doanh nghiệp luôn bị chi phối bởi mục tiêu lợi
nhuận.
Các quan hệ tài chính doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường có thể
chia thành bốn nhóm sau:
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính. Mối quan
hệ này thường thể hiện qua việc doanh nghiệp tìm nguồn tài trợ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh: từ ngân hàng thông qua cho vay, từ công chúng thông
qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, từ các định chế tài chính khác. Trong điều
kiện thị trường tài chính vững mạnh và phát triển thì mối quan hệ này cần

được vận dụng linh hoạt để doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ có chi phí
thấp nhất. Một thị trường tài chính vững mạnh còn là môi tường thuận lợi để
doanh nghiệp đầu tư vốn nhàn rỗi ra bên ngoài.
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nước. Trong
điều kiện kinh tế thị trường, quan hệ này biểu hiện trách nhiệm của doanh
nghiệp trong thanh toán các khoản thuế theo luật định. Trong nhiều trường
hợp đặt biệt, nếu nhà nước có chính sách hỗ trợ cho sản xuất trong nước qua
hình thức trợ giá, bù lỗ, cấp phát thì đây cũng là một dạng quan hệ tài chính.
- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với thị trường khác : thị trường
hàng hóa dịch vụ. Mối quan hệ này thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tận
dụng các khoản tín dụng thương mại từ các nhà cung cấp hàng hóa dịch vụ.
Đó còn là các quan hệ tín dụng giữa doanh ngiệp với các khách hàng để kích


10
thích hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Sử dụng linh hoạt các mối quan hệ
tài chính này để đảm bảo doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn tạm thời có
chi phí thấp, tăng cường hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nghiên cứu mối
quan hệ này còn đánh giá công tác thanh toán giữa các doanh nghiệp với các
chủ nợ cũng như công tác quản lý công nợ của doanh nghiệp.
- Quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: thể hiện qua quan hệ
thanh toán giữa doanh nghiệp với người lao động về lương, các khoản tạm
ứng..., quan hệ về phân phối vốn giữa doanh nghiệp với các đơn vị thành viên,
quan hệ phân phối và sử dụng quỹ hình thành từ lợi nhuận để lại.
Vai trò của tài chính doanh nghiệp:
+ Đảm bảo nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp: Xác định đúng đắn nhu
cầu về vốn cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, tiếp
đó phải lựa chọn các phương pháp và hình thức huy động vốn thích hợp, đáp
ứng kịp thời các nhu cầu về vốn để hoạt động của doanh nghiệp được thực
hiện một cách liên tục và chi phí huy động vốn thấp nhất.

+ Đánh giá và lựa chọn dự án đầu tư tối ưu, huy động tối đa số vốn hiện
có vào hoạt động kinh doanh, phân bổ hợp lý các nguồn vốn, sử dụng các
biện pháp nhằm tăng vòng quay của vốn, nâng cao khả năng sinh lời của vốn
kinh doanh, giúp tăng cường hiệu quả kinh doanh.
+ Đòn bẩy kích thích và điều tiết kinh doanh, thể hiện thông qua tạo ra
sức mua hợp lý để thu hút vốn đầu tư, lao động, đầu tư, dịch vụ, đồng thời xác
định giá bán hợp lý khi phát hành cổ phiếu, hàng hóa bán, dịch vụ và thông
qua hoạt động phân phối thu nhập của doanh nghiệp, phân phối quỹ tiền
thưởng, lương và thực hiện các hợp đồng kinh tế....,
+ Giám sát hoạt động chung của doanh nghiệp: phản ánh hoạt động của
doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu tài chính, qua đó các nhà quản lý nhận
thấy các thực trạng quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, để có thể đánh giá
và kiểm soát các mặt hoạt động của doanh nghiệp.


11
Tóm lại, nhìn nhận vai trò, đặc điểm và nội dung của tài chính nói chung
và tài chính doanh nghiệp nói riêng rất quan trọng khi nước ta chuyển sang
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN có sự điều tiết của nhà nước. Đối
với các nhà phân tích, nhận thức vấn đề này là cơ sở để xây dựng hướng phân
tích đúng đắn trên cơ sở cơ chế tài chính hiện hành.
1.1.2. Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp
Cấu trúc tài chính doanh nghiệp được hiểu là một bức tranh tổng thể về
tình hình tài chính của doanh nghiệp trên hai mặt là cơ cấu nguồn vốn gắn
liền với quá trình huy động vốn, phản ánh chính sách tài trợ của doanh nghiệp
và cơ cấu tài sản gắn liền với việc sử dụng vốn, phản ảnh và chịu sự tác động
của những đặc điểm và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, mặt khác thể
hiện mối quan hệ và sự vận động của các yếu tố nguồn vốn và tài sản nhằm
hướng đến mục tiêu tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp.
Cấu trúc tài chính là một khái niệm rộng, phản ánh cấu trúc tài sản, cấu

trúc nguồn vốn và cả mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn của doanh
nghiệp. Các nhà nghiên cứu và quản lý trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra
nhiều khái niệm về cấu trúc tài chính.
Có thể hiểu cấu trúc tài chính theo S.C Myers (1984) [23] là "Cấu trúc
tài chính là một khái niệm được dùng để phản ánh mối quan hệ tính bằng tỷ lệ
giữa nợ và vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho hoạt động
kinh doanh của mình"
Theo Bertoneche và Teulie [15] thì cấu trúc tài chính doanh nghiệp được
hiểu là quan hệ tỷ lệ giữa nợ và VCSH phục vụ cho quá trình tài trợ của doanh
nghiệp, còn cấu trúc vốn được hiểu là quan hệ tỷ lệ giữa nợ trung, dài hạn và
VCSH. Khái niệm này được sử dụng phổ biến bởi tác giả người Mỹ cũng như
người Pháp.
Theo M.Dubois (1984) [18] một giáo sư chuyên nghiên cứu về tài chính
doanh nghiệp của Đại học Pierre Mendes France thì cấu trúc tài chính là quan hệ


12
giữa các nguồn vốn được sử dụng bởi doanh nghiệp, đó là nguồn VCSH và nợ.
Còn theo M.Albouy (1994) [13], một trong những giáo sư kinh tế hàng đầu
của Pháp thì cấu trúc tài chính của doanh nghiệp được hiểu là quan hệ giữa toàn
bộ nợ kể cả các khoản nợ trong kinh doanh và VCSH được tính từ BCĐKT.
Từ các khái niệm trên, cấu trúc tài chính doanh nghiệp được hiểu một
cách chung nhất là quan hệ tỷ lệ giữa toàn bộ nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
được tính toán từ bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
1.1.3. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính
Cấu trúc tài chính thể hiện chính sách tài trợ của doanh nghiệp nên khi
xem xét cấu trúc tài chính cần xem xét khả năng sử dụng vốn tự có của doanh
nghiệp hay phải huy động từ bên ngoài. Các chỉ tiêu thường được sử dụng
phổ biến nhất trong các nghiên cứu về cấu trúc tài chính bao gồm các chỉ tiêu
sau :

Tỷ suất nợ :
Tỷ suất nợ =

Nợ phải trả
x 100%
Tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bởi các
khoản nợ. Tỷ suất nợ càng cao thể hiện mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp
vào chủ nợ càng lớn, tính tự chủ càng thấp và khả năng tiếp cận các khoản nợ
mới càng khó khi doanh nghiệp không thanh toán kịp các khoản nợ cũ và hiệu
quả hoạt động kém. Tỷ suất nợ thấp luôn được chủ nợ ưa thích hơn.
Cấu trúc tài chính còn được thể hiện ở tính tự chủ về tài chính của doanh
nghiệp thông qua chỉ tiêu tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu.
Tỷ suất nợ trên vốn chủ sở hữu:
Nợ phải trả
Tỷ suất nợ trên VCSH =

x 100%

VCSH
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đảm bảo nợ bởi vốn chủ sở hữu. Tuy
nhiên việc sử dụng nợ hay vốn chủ sở hữu để tài trợ cho hoạt động kinh


13
doanh của doanh nghiệp cần được tính toán kỹ lưỡng bởi mỗi nguồn đều có
ưu và nhược điểm riêng.
1.2. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.2.1. Theo quan điểm truyền thống

Khi một doanh nghiệp bắt đầu vay mượn, thuận lợi vượt trội hơn bất lợi.
Chi phí nợ thấp kết hợp với thuận lợi về thuế sẽ khiến WACC (chi phí vốn bình
quân gia quyền) giảm khi nợ tăng. Theo quan điểm truyền thống như Durand,
Warteman và Scharwts (1959), đi từ giả thuyết chi phí vốn vay thấp hơn VCSH
nên họ cho rằng: có tồn tại một cấu trúc tài chính tối ưu đối với mỗi doanh
nghiệp. Do hiệu ứng tích cực của đòn bẩy nợ, giá trị của doanh nghiệp có vay
nợ lớn hơn giá trị doanh nghiệp không có vay nợ tức là phụ thuộc vào hiệu số
K - Kd

Trong đó :
- K : tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản
- K d : lãi suất vay vốn
Vấn đề ở đây là, các doanh nghiệp không thể vay nợ quá nhiều khi tỷ lệ
giữa vốn nợ và VCSH tăng, tác động của tỷ lệ vốn vay so với tổng vốn buộc
các chủ sở hữu tăng lợi tức yêu cầu của họ (chi phí VCSH tăng). Khi tỷ lệ vốn
nợ cao, chi phí nợ sẽ tăng vì doanh nghiệp sẽ mất khả năng chi trả các khoản
nợ cao hơn nguy cơ doanh nghiệp sẽ phá sản. Do đó, ở mức tỷ số giữa vốn nợ
và VCSH cao hơn thì WACC sẽ tăng.
Theo quan điểm truyền thống cho rằng nợ là cần thiết để giảm chi phí
vốn nhưng không được lạm dụng quá mức vì mỗi doanh nghiệp cần tồn tại
một cấu trúc tài chính tối ưu
1.2.2. Lý thuyết của Modigliani và Miller (MM) (1958, 1963)
Modigliani và Miller (MM) được xem là những người khởi xướng cho
cuộc cách mạng thực sự trong nhận thức về cấu trúc tài chính của doanh


14
nghiệp. Đây được xem như là một cơ bản về cấu trúc vốn. Về nội dung, lý
thuyết MM được phát biểu thành hai mệnh đề : Giá trị của doanh nghiệp
(mệnh đề I) và chi phí sử dụng vốn (mệnh đề II). Các mệnh đề này được xem

xét lần lượt trong 2 trường hợp :
Trường hợp không có thuế (công bố năm 1958): Các giả định đặt ra là :
- Không có thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân
- Không có chi phí giao dịch, thông tin cân xứng giữa các bên
- Không có chi phí phá sản và chi phí khốn khó tài chính
- Cá nhân và doanh nghiệp đều có thể vay tiền ở mức lãi suất như nhau
- Thị trường vốn là thị trường hoàn hảo
Với những giả định trên, giá trị doanh nghiệp có vay nợ ( VL ) bằng giá trị
doanh nghiệp không vay nợ ( VU ). Từ đó ta có phương trình
VL = VU

Mệnh đề I có thể phát biểu rằng giá trị của doanh nghiệp có vay nợ và
không vay nợ là như nhau, vì vậy cơ cấu nợ/vốn chủ không ảnh hưởng gì đến
giá trị doanh nghiệp. Do đó không có nguồn vốn nào tối ưu và doanh nghiệp
không thể tăng giá trị của mình lên bằng cách thay đổi cơ cấu vốn.
Giá trị CT

VL = VU

Giá trị nợ

Đồ thị 1.1 Mệnh đề I trong môi trường không có thuế


×