Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 56 trang )

PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh đã nói: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm
năm thì phải trồng người”. Bác luôn dành một tình cảm đặc biệt cho trẻ em. Bác nói:
“Cái mầm có xanh thì cây mới vững, cái búp có xanh thì lá mới tươi, quả mới tốt. Con
trẻ có được nuôi dưỡng, giáo dục hẵn hoi thì dân tộc mới có thể tự cường, tự lập”,
“Chăm sóc giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân Vì tương lai của
con em ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc các cháu bé cho tốt”.
Đứa trẻ sinh ra là kết quả tình yêu của cha mẹ, là hạnh phúc, tương lai của gia
đình và xã hội. Từ trước đến nay, gia đình luôn giữ vai trò hàng đầu, quyết định đối
với việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong gia đình, cha mẹ có vị trí quan
trọng. Theo truyền thống Việt Nam, người cha là trụ cột, là biểu hiện của nhân cách
văn hóa cao đẹp để con cái học tập và noi theo. Người mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm
lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho
các con. Một đứa trẻ sẽ phát triển toàn diện khi được sống trong gia đình dưới sự yêu
thương và chăm sóc của cha mẹ. Nhưng khi thực hiện chức năng này, gia đình mà đặc
biệt là những người cha, người mẹ luôn cần sự quan tâm và hỗ trợ của những thiết chế
khác như nhà trường, cộng đồng xã hội. Cùng với sự phát triển của đất nước, đời sống
người dân được nâng cao. Trẻ em ngày càng được chăm sóc tốt hơn, được đáp ứng
mọi nhu cầu để phát triển toàn diện thì vẫn còn một bộ phận không nhỏ những đứa trẻ
đang phải sống trong tình cảnh hết sức khó khăn, trong đó có những đứa trẻ mồ côi.
Hiện nay, tỉ lệ trẻ em mồ côi lại đang có xu hướng gia tăng và tình cảnh sống
của các em đang ở mức báo động. Còn có những em đang sống trong cảnh thiếu ăn,
thiếu mặc, thiếu một nơi ở an toàn, không được học tập, thăm khám sức khỏe hay vui
chơi giải trí. Các em đang phải lao động để phụ giúp gia đình hay để tự nuôi sống bản
thân. Các em đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ: bóc lột sức lao động, bạo hành trẻ
em, bị lợi dụng hay lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội điều quan trọng nhất là các em
không được sống trong một môi trường yêu thương và giáo dục đầy đủ để có thể phát
triển bình thường như bao trẻ em khác, điều này sẽ ảnh hưởng tới tương lai của chính
các em sau này.
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng như nhận thấy được tầm


quan trọng của công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em đối với sự tồn vong và phát triển

1


của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến sự phát triển của trẻ em, đặc
biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn - trong đó có trẻ em mồ côi, làm thế nào
để tất cả trẻ em đều được hưởng quyền trẻ em, đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn nói chung và trẻ em mồ côi nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều
chính sách hỗ trợ như: trợ cấp lương thực, miễn giảm học phí, phát thẻ bảo hiểm y tế
miễn phí, dạy nghề Ngày 25/3/2005 Quyết định của thủ tướng Chính phủ số
65/2005/QĐ-TTG về việc phê duyệt đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương
tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và
trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005-2010” (gọi tắt là đề án
“Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng giai đoạn 20052010”). Đề án đã được nhiều tỉnh thành trong cả nước thực hiện có hiêu quả, góp phần
cải thiện đời sống của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói chung và trẻ em mồ
côi nói riêng.
Tại tỉnh Đồng Nai, công tác chăm sóc và bảo vệ trẻ em luôn được chính quyền
tỉnh hết sức quan tâm. Tỉnh luôn có những hoạt động hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn và ngày 02/02/2012 UBND tỉnh Đồng Nai ra quyết định số 337/QĐ-UBND ban
hành “chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh đồng nai giai đoạn 2011 – 2015” Thực hiện đề
án chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của tỉnh, Sở Lao Động Thương
Binh Xã Hội tỉnh Đồng Nai chỉ đạo Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa đã
đạt được nhiều kết quả tích cực, giúp các em cải thiện đời sống và có điều kiện để phát
triển bình thường. Trẻ em mồ côi trên địa bàn tỉnh với nhiều hoàn cảnh trẻ mồ côi khác
nhau. Tỉnh luôn nhấn mạnh quan điểm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em không chỉ
là trách nhiệm của mỗi gia đình mà còn của toàn xã hội, đối với trẻ em mồ côi, cộng
đồng phải thực sự trở thành tổ ấm, nơi chăm sóc, nuôi dưỡng các em và giúp các em
được hưởng điều kiện sống, học tập và phát triển bình thường.
Xuất phát từ những lý do trên, bản thân em hiện cũng đang công tác tại Trung

tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa (trung tâm) muốn tìm hiểu thực trạng công
tác chăm sóc trẻ em mồ côi tại Trung tâm hiện nay như thế nào? Vì vậy, em quyết định
chọn đề tài nghiên cứu là “Thực trạng chăm sóc trẻ mồ côi tại Trung tâm Bảo trợ
Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích

2


Tìm hiểu thực trạng chăm sóc trẻ mồ côi tại Trung tâm hiện nay nhằm đưa ra
những nguyên nhân và một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn giúp nâng
cao hiệu quả chăm sóc trẻ tại trung tâm.
2.2. Nhiệm vụ
Nghiên cứu một số lý luận về trẻ em và trẻ mồ côi và công tác xã hội với trẻ
em.
Khảo sát đánh giá thực trạng công tác chăm sóc trẻ tại Trung tâm từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chăm sóc trẻ.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
An sinh xã hội và công tác xã hội đối với trẻ mồ côi đang sinh sống tại trung
tâm.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tập chung tìm hiểu «thực trạng thực hiện một số chính sách đối với trẻ mồ côi
tại Trung tâm »
Khách thể là : trẻ mồ côi và nhân viên trong trung tâm
Thời gian : từ ngày 4/4/2017 đến ngày 11/06/2017.
Không gian : Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa, khu phố 5,
phường Tân Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai.
4. Ý nghĩa của đề tài

4.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần phân tích và làm rõ những vấn đề cơ bản về chính sách xã hội
đối với trẻ mồ côi tại trung tâm.
Đề tài là cơ sở lý luận cung cấp cách thức, phương pháp làm việc của nhân viên
xã hội với cá nhân là đối tượng bảo trợ và là bộ tài liệu tham khảo cho khóa sau.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho Trung tâm nghiên cứu
toàn diện, sâu sắc về vấn đề thực hiện chính sách để có thể đưa ra những chính sách
hợp lý, hiệu quả trong tương lai.
Làm cơ sở khoa học cho các cấp các ngành, các tổ chức cá nhân đưa ra những
chính sách phù hợp góp phần an sinh xã hội.
5. Phương pháp thực hiện

3


Đề tài được triển khai nghiên cứu và trình bày dựa trên một số môn học như:
An sinh xã hội, Công tác xã hội cá nhân và gia đình, Phát triển cộng đồng, Tham vấn
và thực hành tham vấn … được dùng làm cơ sở lý luận.
Khi tiến hành nghiên cứu đề tài bản thân em sử dụng một số phương pháp là:
- Thu thập thông tin bằng cách sưu tầm tài liệu
- Phương pháp vấn đàm
- Quan sát, tìm đối tượng để tiến hành phỏng vấn sâu
- Phương pháp phỏng vấn sâu đối tượng
- Phương pháp phân tích tổng hợp thông qua số liệu đã thu thập được
- Nghiên cứu tài liệu, gắn lý luận với thực tiễn trong quá trình nghiên cứu.
6. Kết cấu báo cáo
Ngoài phần mở đầu, kết luận – khuyến nghị, phụ lục, danh mục tham khảo thì
đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát quá trình hình thành và phát triển Trung tâm

Chương 2. Thực trạng về việc thực hiện chính sách xã hội với đối tượng đang
sinh sống tại Trung tâm.
Chương 3. CTXH cá nhân với đối tượng sống tại Trung tâm

.

PHẦN 2. NỘI DUNG

4


Chương 1: Khái quát đặc điểm, tình hình chung của Trung tâm Bảo trợ
Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa.
1.1. quá trình hình thành và phát triển Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô
nhi Biên Hòa.
1.1.1. Vị trí địa lý và diện tích của Trung tâm
Trung tâm được thành lập theo Quyết định số 1315/QĐ-UBT ngày 12/7/1993
của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai và Quy chế hoạt động của Trung tâm Bảo trợ Huấn
nghệ Cô nhi Biên Hòa số 1948/QC-UBT ngày 16 tháng 8 năm 1993.
Trung tâm trực thuộc sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Đồng Nai, được
thành lập từ năm 1994 tiếp quản cơ sở từ trường Đảng, địa chỉ tọa lạc: khu phố 5, phường
Tân Hiệp, Tp.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, với diện tích Trung tâm đang quản lý 9.8 ha, điện
thoại: 0613.895.034, email:
1.1.2. Lược sử về quá trình hình thành và phát triển Trung tâm
Sau khi giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước Trung tâm được người Nhật
đầu tư xây dựng với quy mô chăm sóc khoảng 500 trẻ mồ côi, với cơ sở 30 ha với 4 khu
dành cho trẻ ở, học tập sinh hoạt, 4 khu cho trẻ học nghề, có những khu nhà dành riêng
cho nhân viên chăm sóc trẻ, với nguồn ngân sách chi phí mọi hoạt động do người Nhật tài
trợ.
Đến năm 1990 nhà nước lấy lại cơ sở cho cán bộ học trường Đảng và đến năm

1994 thành lập lại trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi theo Quyết định số 1315/QĐ-UBT
ngày 12/7/1993 của Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai và Quy chế hoạt động của Trung
tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa số 1948/QC-UBT ngày 16 tháng 8 năm 1993.
Quyết định số 102/QĐ-LĐTBXH ngày 15/3/2016 của Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai về việc Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của
Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa.
Quyết định số 274/QĐ-LĐTBXH ngày 27/7/2016 của Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai về việc bổ sung một số điều Quyết định số 102/QĐLĐTBXH ngày 15/3/2016 của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai
về việc Ban hành quy định về tổ chức và hoạt động của Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ
Cô nhi Biên Hòa của Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa.

5


Trải qua trên 40 năm cở sở vật chất hiện Trung tâm vẫn còn sự dụng, chỉ nâng cấp
những hư hỏng nặng để phục vụ nhu cầu chăm sóc trẻ, tuy nhiên số trẻ mồ côi không còn
nhiều như những thời kỳ trước.
Hiện Trung tâm đang quản lý 56 trẻ và 12 người lang thang vô gia cư xin ăn trên
địa tỉnh Đồng Nai, trong đó có 8 trẻ chăm sóc tại cộng đồng do tổ chức Holt tài trợ kinh
phí. Độ tuồi của trẻ được chăm sóc từ 0 đến 16 tuổi theo quy định và nuôi dưỡng nếu có
trẻ học hết chương trình đại học.
Đội ngũ nhân viên Trung tâm hiện nay 31 người, bao gồm ban giám đốc, viên viên
các phòng ban như: Phòng mầm non, phòng giáo dục hướng nghiệp, phòng hỗ trợ xã hội
ban đầu, phòng tổ chức hành chính.
Tất cả trẻ vào Trung tâm đa số là trẻ bỏ rơi tại bệnh viện Nhi Đồng Đồng Nai, một
số mồ côi cha mẹ từ các địa phương trong huyện chuyển đến và một số khác là trẻ đường
phố lang thang cơ nhỡ mất nguồn nuôi dưỡng.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và hệ thống tổ chức bộ máy của Trung
tâm
1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa (dưới đây gọi tắt là Trung tâm)
là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Trung tâm chịu
sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ
của các Vụ, Cục có liên quan thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng, được dự
toán kinh phí để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Trung tâm có chức năng tham mưu, giúp Giám đốc Sở Lao động – Thương binh
và Xã hội tổ chức thực hiện việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng; phục hồi chức năng,
lao động sản xuất; dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp, tái hòa nhập cộng đồng và tổ
chức các hoạt động khác cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh được nuôi
dưỡng tại Trung tâm theo quy định của pháp luật.
Tiếp nhận, quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng các đối tượng quy định tại điều 5 của
Nghị định 68/NĐ – CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành
lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.

6


Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các đối tượng
trong các hoạt động tự quản, văn hóa, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa
tuổi và sức khỏe của từng nhóm đối tượng.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị, tổ chức để dạy văn hóa, dạy nghề, giáo dục
hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và nhân cách.
Chủ trì, phối hợp với chính quyền địa phương đưa đối tượng đủ điều kiện hoặc tự
nguyện xin ra khỏi Trung tâm bảo trợ xã hội trở về với gia đình, tái hòa nhập cộng đồng;
hỗ trợ, tạo điều kiện cho đối tượng ổn định cuộc sống.
Cung cấp dịch vụ về công tác xã hội đối với cá nhân, gia đình có vấn đề xã hội ở
cộng đồng nơi Trung tâm đặt trụ sở (nếu có điều kiện).
Tổ chức quản lý, bảo vệ, gìn giữ trật tự an toàn xã hội tại Trung tâm.

Nghiên cứu thực hiện mô hình quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng, phục hồi chức
năng; phương pháp giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề và tổ chức lao động.
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của tổ chức
chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Trung tâm; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương
và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ,
viên chức thuộc thẩm quyền quản lý của Trung tâm theo quy định của pháp luật và
phân cấp của UBND tỉnh.
Quản lý tài chính, tài sản của Trung tâm theo quy định của Pháp luật và phân
cấp quản lý.
Thực hiện công tác tổng hợp, thống kế, thông tin, báo cáo định kỳ hoặc đột xuất
về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Sở Lao động – Thương
binh và Xã hội.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã
hội giao và theo quy định của pháp luật.
Tổ chức tiếp nhận nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi có
Quyết định của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội. Được phép tiếp nhận khẩn cấp
những trường hợp trẻ có nguy cơ bị ảnh hưởng đến an toàn tính mạng hay an toàn xã
hội, tuy nhiên phải tích cực hoàn tất hồ sơ trình Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
ra quyết định tiếp nhận.
Tổ chức thực hiện đăng ký khai sinh, nhập hộ khẩu cho trẻ sau khi có quyết
định tiếp nhận vào nuôi dưỡng tập trung tại trung tâm.

7


Luôn đảm bảo chăm sóc nuôi dưỡng về đời sống vật chất và tinh thần cho trẻ
và đối tượng bảo trợ xã hội thuộc phạm vi quản lý theo chế độ quy định của Nhà nước.
Tổ chức giáo dục đạo đức, kỹ năng sống và tạo điều kiện cho trẻ được học văn
hóa, học nghề tại các trường đảm bảo phù hợp theo khả năng và độ tuổi, đồng thời tổ
chức cho trẻ tham gia lao động sản xuất phù hợp với sức khỏe, lứa tuổi, nhằm hỗ trợ

trẻ phát triển toàn diện.
Phối hợp với cơ quan y tế kịp thời cấp thẻ bảo hiểm y tế, tổ chức khám và điều
trị bệnh cho trẻ đang được nuôi dưỡng tại Trung tâm theo quy định.
Phối hợp với cơ quan các ngành: Giáo dục và đào tạo, văn hóa thể thao và du
lịch, đoàn thanh niên… tổ chức các hoạt động sinh hoạt thiết thực, lành mạnh nhằm
phát triển các kỹ năng sống hòa nhập cho trẻ em.
Phối hợp với cơ quan tư pháp, công an và các cơ quan liên quan giải quyết việc
xác minh tìm thân nhân, gia đình ruột hay tìm mái ấm gia đình thay thế cho trẻ làm
con nuôi theo đúng thẩm quyền được Luật nuôi con nuôi quy định.
Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục nội trú,
bán trú đối với trẻ em dưới 06 tuổi là con của những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt
khó khăn khi có nhu cầu gửi và tự nguyện hợp đồng đóng góp kinh phí chăm sóc nuôi
dưỡng. Chủ động hợp đồng thuê mướn nhân sự đáp ứng việc chăm sóc giáo dục trẻ nội
trú và bán trú phù hợp với chức năng và nhiệm vụ theo quy định của trung tâm.
Phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp nhận, tập trung chăm sóc, phục vụ và
giải quyết người lang thang xin ăn trên địa bàn tỉnh theo quy định của Đề án; Căn cứ
vào kết quả của công tác tư vấn, phân loại sàng lọc để có biện pháp giải quyết phù hợp
cho từng trường hợp cụ thể theo quy định.
Tổ chức mai táng chu đáo cho trẻ hoặc người lang thang thuộc phạm vi quả lý
khi bị tử vong; tạo điều kiện cho những thân nhân có khả năng đưa đối tượng về mai
táng tại gia đình hoặc đưa hài cốt về thờ cúng.
1.2.2. Hệ thống tổ chức bộ máy

8


Giám đốc

Phó giám đốc


Phòng mầm
non

Phòng giáo dục
hướng nghiệp

Phòng hỗ trợ
xã hội ban đầu

Phòng tổ chức
hành chính

Chức năng nhiệm vụ chính của Trung tâm là tiếp nhận, nuôi dưỡng và giáo dục
văn hóa, giáo dục nhân cách cho trẻ mồ côi, giáo dục hướng nghiệp cho trẻ trong độ tuổi
học nghề, định hướng ngành nghề cho trẻ thi vào những ngành phù hợp với khả năng và
phát triển tùy từng trẻ.
Trung tâm dạy văn hóa cho trẻ từ lớp mẫu giáo đến lớp 5 nhằm giúp các em hoàn
thiện nhân cách và nhận thức, bổ sung kiến thức chuẩn bị bước vào lớp 1, có những buổi
rèn luyện đạo đức, kỹ năng sống theo từng độ tuổi của trẻ, từ đó giúp các em có ứng xử
chuẩn mực với xã hội.
Trung tâm cũng chú trọng chương trình dã ngoại vui chơi, tham gia các ngày lễ
trong năm giúp các em phát triển tính năng sáng tạo, cởi mở, phát triển ngôn ngữ giao tiếp
nhất là những em đang ở độ tuổi lớp mẫu giáo, các em lớn hơn biết chấp hành tốt kỷ luật
của Trung tâm và tôn trọng người khác.
Như vậy, Trung tâm cũng có một số hoạt động giúp các em ngày càng phát triển tốt
hơn trong môi trường của mình và Trung tâm cũng cần rất nhiều tình cảm từ phía cộng
đồng xã hội giúp cho trẻ thể hiện được ước mơ của mình và không trở thành ngánh nặng
cho xã hội.
1.3.


Đội ngũ cán bộ, công chức viên chức.

Trung tâm hiện tại có 31 cán bộ viên chức được chia ra làm 4 phòng ban phục
vụ nhu cầu chăm sóc của từng đối tượng như sau:

9


Phòng mầm non có 14 nhân viên thay ca chăm sóc trẻ hàng ngày trẻ từ so sinh
đến 6 tuổi, trong có 1 trưởng phòng chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của
nhóm từ dinh dưỡng, chăm sóc bệnh tật cho trẻ và nhân viên ra vào ca.
Phòng tổ chức hành chính bao gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 1 lái xe kiêm
thủ kho, 1 văn thư kiêm thủ quỹ, 1 kế toán, 1 trưởng phòng, 1 cấp dưỡng.
Phòng hỗ trợ xã hội ban đầu có 7 nhân viên được giao nhiệm vụ nhân những
đối tượng lang thang vô gia cư, xin ăn trong địa bàn tỉnh.
Phòng giáo dục hướng nghiệp có 3 nhân viên chăm sóc trẻ từ lớp 1 đến học
xong đại học.

10


Trình độ của đội ngũ cán bộ viên chức tại Trung tâm được thể hiện qua bảng

Đội ngũ nhân viên Trung tâm cũng từng bước được học tập nâng cao trình độ
nhằm đáp ứng được với công việc được giao, những nhân viên chăm sóc trẻ trực tiếp
được cử đi học tham gia những lớp đào tạo ngắn hạn, trang bị những kỹ năng chăm
sóc trẻ ngày càng được nâng cao về các mặt như dinh dưỡng, giáo dục nhân cách cho
trẻ.
Độ tuổi của cán bộ nhân viên cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình chăm sóc trẻ,
cũng như giáo dục việc học tập cho trẻ được thể hiện qua biểu đồ sau:


11


Những nhân viên dưới 30 tuổi còn hạn chế cũng ảnh hưởng đến sự năng động
trong các hoạt động chăm sóc trẻ hay tham gia các phong trào do ngành lao động tổ
chức nhân những ngày lễ trong năm, trong độ tuổi trên 50 tuổi có 6 nhân viên chiếm
19,35 % cũng là một trong hạn chế sức lao động trong quá trình chăm sóc trẻ, giáo dục
nói chung.
1.4.

Các chính sách, chế độ với nhân viên của Trung tâm

Lương nhân viên được chi trả theo chế độ của ngân sách nhà nước, bình quân
lương 4 đến 5 triệu/người/tháng, nhân viên tham gia vui chơi giải trí theo kính phí và
hoạt động của Công đoàn tại Trung tâm 1 đến 2 lần/năm. Hiện Trung tâm đang có tờ
trình Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Đồng Nai hỗ trợ theo Nghị định
26/2016/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2016 phụ cấp từ 30 đến 70 % theo lương hệ số
và công việc từng bộ phận từ đó cũng góp phần ổn định thu nhập cho toàn bộ nhân
viên an tâm công tác, ngoài ủy ban tỉnh Đồng Nai hỗ trợ nhân viên mức 50% và 75%
theo lương cở bản theo quyết định 65/2010/QĐ-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2010.
Hàng năm nhân dịp ngày tết cổ truyền dân tộc UBND tỉnh cũng hỗ trợ như năm
2017 chi cho nhân viên theo Quyết định số 4508/QĐ-UBND về việc hỗ trợ trong dịp
Tết Nguyên đán 2017 là: 1 triệu đồng/người.
1.5.

Các cơ quan đơn vị thường xuyên tài trợ Trung tâm

Tổ chức Holt trụ sở tại Mỹ hỗ trợ cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt trên thế giới
trong đó có Việt Nam, Tại Việt Nam, Holt đã thực hiện các dự án với hàng loạt dịch vụ

phù hợp với các cấp chính quyền. Các dự án nhằm ngăn ngừa việc trẻ em bỏ nhà ra đi,
giúp trẻ em sum họp với gia đình. Holt cũng viện trợ khẩn cấp cho các gia đình và trẻ
em đặc biệt khó khăn, thúc đẩy việc nhận con nuôi trong và ngoài nước với trẻ em
không có gia đình hoặc chăm sóc những trẻ em không được nhận làm con nuôi. Tổ
chức hỗ trợ cho trẻ tại Trung tâm từ năm 2002 về dinh dưỡng hàng tháng, vật dụng
sinh hoạt hàng ngày và chăm sóc sức khỏe. Holt cũng hỗ trợ chương trình chăm sóc 8
trẻ nuôi dưỡng dựa vào cộng động, trẻ được sống với gia đình tại các xã phường trên
địa bàn gần với Trung tâm, hàng tháng có cán bộ tới đánh giá sự phát triển của trẻ và
trang cấp sinh hoạt phí hàng tháng trên nguôn ngân sách Holt chi trả.
Công ty Kaifa, địa chỉ Khu Công Nghiệp Hố Nai, 11 X. Hố Nai 3, H. Trảng
Bom, Đồng Nai hàng tháng hỗ trợ cho trung tâm 450 kg nhằm chung tay vì cộng đồng,
giúp cho trung tâm giảm chi phí mua gạo cho trẻ ăn hàng ngày.

12


Ngoài ra hàng loạt các cơ quan trong tỉnh, cá nhân thường xuyên đến ủng hộ
cho Trung tâm, đặc biệt là những ngày lễ trong năm như ngày tết cổ truyền dân tộc,
Quốc khánh, tết thiếu nhi…
1.6. Thuận lợi và khó khăn
1.6.1. Thuận lợi
Vị trí địa lý của Trung tâm thuận lợi do nằm vị trí trung tâm của thành phố Biên
Hòa nên cũng tạo điều kiện cho các mạnh thường quân, sinh viên, tình nguyện viên
đến Trung tâm thực hiện những công việc vì cộng đồng, về phía trẻ Trung tâm dễ gần,
tham gia các hoạt động cùng đoàn từ thiện nhiệt tình, đội ngũ nhân viên có kinh
nghiệm và tâm huyết với nghề.
1.6.2. Khó khăn
Khó tuyển nhân viên, môi trường và thu nhập hạn chế làm cho khi tuyển dụng
nhân viên cũng gặp khó khăn, mặt khác cũng do áp lực công việc cũng ảnh hưởng.
Trẻ vào Trung tâm mất nguồn nuôi dưỡng từ sữa mẹ nên sức đề kháng của trẻ

không được mạnh khỏe như trẻ thường dẫn đến sức đề kháng của trẻ yếu và cũng
thường xuyên bệnh tật. Mặt khác cơ sở hạ tầng qua 1 thời gian trên 40 năm khi đi vào
sử dụng phải sửa chữa nhiều, các hạng mục công trình vui chơi cho trẻ còn thiếu.

13


Chương II : Thực trạng về công tác thực hiện chính sách an sinh xã hội tại Trung
tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa
2.1. Qui mô, cơ cấu trẻ tại Trung tâm
2.1.1. Qui mô của trẻ
Hiện Trung tâm đang quản lý 56 trẻ với đủ những độ tuổi khác nhau, được phân
quản lý 2 khu ở chính là Phòng Mầm non và Phòng giáo dục hướng nghiệp. Phòng
mầm non chăm sóc trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi, có 2 nhà diện tích khoảng 400 mét vuông
bao gồm chăm sóc nuôi dưỡng và học tập cho trẻ ở độ tuổi mẫu giáo, kèm học những
kiến thức cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1, còn Phòng giáo dục hướng nghiệp chăm sóc
trẻ bước vào lớp 1 đến khi trẻ tốt nghiệp đại học hoặc học nghề.
2.1.2. Cơ cấu đối tượng
Số trẻ phòng Mầm non có 34 trẻ thể hiện qua bảng sau:

14


Số trẻ nam và nữ cân bằng nhau, trong 4 tháng đầu năm giới thiệu 2 trẻ làm con
nuôi trong nước, theo đánh giá dinh dưỡng hàng quý tại bệnh viện nhi đồng Đồng Nai
số trẻ suy dinh dưỡng độ 1 có 3 trẻ, độ 2 có 1 trẻ, 8 trẻ nhẹ cân.
TT
1

Trẻ suy DD độ 1

Trẻ suy DD độ 1
Nhẹ cân
3
1
8
Tất cả những trẻ suy dinh dưỡng và nhẹ cân được cho sử dụng những loại sữa

riêng nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển của trẻ giúp cho trẻ hoàn thiện được thể
chất, đảm bảo việc vui chơi, sinh hoạt học tập hàng ngày.
Số trẻ phòng giáo dục hướng nghiệp hiện đang quản lý 22 trẻ ở đủ các loại độ
tuổi khác nhau từ cấp 1 cho đến đại học.

Trong số trẻ trên có 2 trẻ chưa đến trường mà có giao viên dạy kèm tại nhà, do
2 trẻ đường phố mới vào Trung tâm, mặt khác độ tuổi của trẻ cũng quá tuổi học lớp 1

15


và chưa biết nhận diện các mặt chữ, do đó cũng là mặt khó khăn trong công tác quản
lý những trẻ như thế đối với Phòng giáo dục hướng nghiệp.
2.2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ đối tượng tại Trung tâm Bảo
trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa
Trải qua nhiều thời gian khác nhau, Trung tâm thực hiện theo các Nghị định của
Nhà nước lần lượt như các quy định và hướng dẫn như Nghị định 67/2007 – CP/NĐ
ngày 13/04/2007; Thông tư 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/07/2007; Nghị định
13/2010-CP/NĐ ngày 27/02/2010; Thông tư liên tịch số 24 /2010/TTLT-BLĐTBXHBTC; trong giai đoạn hiện tại Trung tâm thực hiện theo căn cứ pháp lý dựa trên Nghị
định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ
giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLTBLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài
chính ban hành hướng dẫn thực hiện Nghị định số 136/2013/NĐ-CP.
Đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐCP ngày 21/10/2013 thuộc diện khó khăn không tự lo được cuộc sống và không có

người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng (Đối tượng quy định tại Khoản 1 và
Khoản 3 Điều 5 Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 gồm:
Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường
hợp quy định sau đây: Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi; Mồ côi cả cha và
mẹ; Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại mất tích theo quy định của pháp luật; Mồ côi
cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo
trợ xã hội, nhà xã hội; Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp
hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính
tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Cả cha và
mẹ mất tích theo quy định của pháp luật; Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc,
nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; Cả cha và mẹ đang trong thời gian
chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành
chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Cha
hoặc mẹ mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ
chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội; Cha hoặc mẹ mất tích theo
quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại
trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo

16


dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; Cha hoặc mẹ đang hưởng
chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và người còn lại đang
trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử
lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai
nghiện bắt buộc.
Trung tâm tiếp nhận trẻ bỏ rơi từ các bệnh viện, xã phường trong địa bàn tỉnh
Đồng Nai và thực hiện việc quản lý hồ sơ đúng theo quy định hiện hành và đúng đối
tượng quy định của Nhà nước, hồ sơ đầy đủ thủ tục như: biên bản xác minh trẻ bỏ rơi,
biên bản bàn giao, biên bản xác minh trẻ mất nguồn nuôi dưỡng, giấy khai sinh, một

số giấy tờ liên quan khác từ địa phương hay bệnh viện chuyển trẻ vào Trung tâm.
Khi đối tượng đủ 18 tuổi mà không học tiếp Trung tâm làm lễ trưởng thành cho
trẻ trong bộ hồ sơ bao gồm: đơn xin trưởng thành của trẻ, quyết định cắt giảm đối
tượng của Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội tỉnh Đồng Nai và trợ cấp cho trẻ 6 tháng
tiền ăn theo quy định hiện hành của Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013.
2.3. Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với trẻ đang sinh sống tại
Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa
2.3.1. Chính sách trợ giúp thường xuyên tại Trung tâm
Thực hiện theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 và thông tư Số:
29 /2014/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định 136
nói trên, thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng các đối tượng tại Trung tâm.
Thực hiện theo quyết định số 59/2010/QĐ-UBND ngày 29/09/2010 của UBND
tỉnh Đồng Nai về mức trợ cấp hàng tháng cho đối tượng đang sinh sống tại trung tâm
với mức: 270.000 đ/tháng, UBND tỉnh Đồng Nai vừa ban hành quyết định số
08/2017QĐ-UBND ngày 02/03/2017 thay thế quyết định số 59/2010/QĐ-UBND và có
hiệu lực từ ngày 30/03/2017 để nâng mức trợ cấp cho đối tượng sống tại Trung tâm
lên: 300.000 đ/tháng.
Cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo
quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường,
sách, vở, đồ dùng học tập đối với trẻ đang đi học và các chi phí khác theo quy định.
Bảng định mức tiền sữa uống và thức ăn hàng tháng của trẻ sử dụng trong trung
tâm trong 1 tháng. Hiện trung tâm đang áp dụng theo mức của Nghị Định 136 và mức
chuẩn hiện hành.

17


TT
Trẻ
Số lượng trẻ Mức trợ cấp

Hệ số
1 Dưới 4 tuổi
31
270.000
5
2 Từ 4 đến 16 tuổi
23
270.000
4
3 16 đến 22 tuổi
2
270.000
3
4
Tổng cộng
(sáu mươi bảy triệu hai trăm ba mươi ngàn đồng)

Thành tiền
41.850.000
24.840.000
16.200.000
68.310.000

Ngoài định mức từ ngân sách nhà nước trung tâm được sự ủng hộ của mạnh
thường quân đến thăm trung tâm ủng hộ gạo, một số vật dụng sử dụng trong nấu ăn
hàng ngày như: dầu ăn, mắm, nước tương, quần áo, giày dép, dụng cụ học tập, đồ
chơi…
Quyết định Số: 59/2010/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2010 ban hành quy
định về chế độ trợ cấp cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Tại điều 4 của quyết định ghi “Đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên Trẻ em mồ côi

cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ
nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật
Dân sự năm 2005, hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của
pháp luật; trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình
phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng; trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ
gia đình nghèo. Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi
học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.”
2.3.1. Chính sách y tế
Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế, toàn
bộ trẻ trong Trung tâm đều có bảo hiểm y tế phòng và điều trị bệnh.
Trẻ bỏ rơi thường là những trẻ suy dinh dưỡng, sanh non thiếu tháng, mắc các
bệnh bẩm sinh như: tim, sứt môi, hở hàm ếch…sức đề kháng yếu thường dễ mắc bệnh,
trẻ sinh ra không được hưởng thụ dòng sữa mẹ có nhiều đề kháng, vì vậy việc chăm
sóc y tế cho trẻ là hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến phát triển thể chất của trẻ.
Tất cả trẻ sơ sinh vào trung tâm đều được khám dinh dưỡng tại bệnh viện Nhi
Đồng Đồng Nai nhằm bổ sung dinh dưỡng kịp thời cho sự phát triển của trẻ, do trẻ
thiếu nguồn sữa dinh dưỡng quan trọng từ sữa mẹ, để có một bảng dinh dưỡng hợp lý
là điều quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, một thể trạng tốt nhằm đáp ứng
nhu cầu từng lứa tuổi.
Trẻ từ 0 đến 6 tuổi khám dinh dưỡng 1 quý/lần và được chích ngừa theo chương
trình tiêm chủng của quốc gia tại trạm y tế phường Tân Hiệp.

18


Trẻ từ 7 đến 18 tuổi được khám tổng quát 1 lần/năm nhằm phát hiện bệnh điều
trị sớm và có hiệu quả, uống xổ giun định kỳ 2 lần/năm, tại Trung tâm có y tế cơ quan
thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, điều trị một số bệnh thông thường
như bệnh đường hô hấp trên, xử lý các vết thương…
Phòng bệnh theo mùa, mùa mưa đề phòng sốt xuất huyết, bệnh đường hô hấp,

dị ứng theo mùa, bệnh da liễu…về mùa khô phòng bệnh tiêu chảy, nâng cao đề kháng
và vệ sinh môi trường, nhà ở.
2.3.2. Chính sách giáo dục
Trung tâm luôn thực hiện đúng mọi quy định của pháp luật trong việc chăm sóc
cũng như học tập cho trẻ trong suốt quá trình sinh sống tại đây.
Đối tượng được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội được
hưởng chính sách hỗ trợ học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học
chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học theo quy định của pháp luật.
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên đang
học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì
tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội cho đến khi tốt
nghiệp văn bằng thứ nhất, nhưng không quá 22 tuổi.
Trẻ em từ 13 tuổi trở lên được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội,
nhà xã hội không còn học phổ thông thì được giới thiệu học nghề.
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên không
tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được
đưa trở về nơi ở trước khi vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội. Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi ở trước đây của đối tượng có trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để có việc
làm, ổn định cuộc sống.
Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định này từ 16 tuổi trở lên không
tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì cơ sở
bảo trợ xã hội, nhà xã hội và địa phương xem xét hỗ trợ để có nơi ở, tạo việc làm và
trợ cấp xã hội hàng tháng cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng không quá 24
tháng.
Theo lời Bác dạy “ non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc
Việt Nam có sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần

19



lớn công lao học tập của các cháu” trẻ mồ côi cũng cần được học tập, đến trường như
bao trẻ khác để phát triển bản thân, góp phần tạo dựng tương lai đất nước.
Tại trung tâm số lượng trẻ đến trường theo báo cáo tháng 03 và phương hướng
tháng 04/2017 tất cả số trẻ trong độ tuổi đến trường đều được tham gia học tập đúng
độ tuổi của trẻ, một số trẻ không có khả năng học hết phổ thông được tham gia những
lớp học nghề phù hợp với bản thân của mình.
Ngoài những thời gian học trên trường thì trẻ được trung tâm thuê 3 giáo viên
về dạy kèm cho trẻ tại nhà như: giáo viên anh văn, môn toán, hóa, giúp trẻ theo kịp
kiến thức ở trường cùng với những bạn trên trường.
2.3.3. Chính sách pháp lý
Tại Điều 37 Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2013 quy định rõ: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ,
ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm
quyền trẻ em”. ( />Luật trẻ em số 102/2016/QH13, ngày 05 tháng 4 năm 2016
Luật quốc tịch hộ tịch và hộ tịch Nghị định số 8013/VBHN-BTP ngày 10 tháng
12 năm 2013 của Bộ Tư Pháp, sau khi trẻ vào trung tâm được làm giấy khai sinh và
đăng ký hộ khẩu tại Trung tâm.
Thông tư liên tịch Số: 24/2010/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 18 tháng 8 năm
2010 hướng dẫn thi hành về chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội của Bộ
LĐTBXH.
Nghị định số: 31/2011/nđ-cp, ngày 11 tháng 05 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một
số điều của nghị định số 75/2006/nđ-cp ngày 02 tháng 8 năm 2006 của chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật giáo dục
Nghị định số: 62/2009/NĐ-CP ngày 27 tháng 07 năm 2009 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm y tế
2.4. Các mô hình chăm sóc và trợ giúp đối tượng tại Trung tâm Bảo trợ Huấn
nghệ Cô nhi Biên Hòa
2.4.1. Giáo dục nhân cách sống cho trẻ


20


Thường xuyên có những buổi nói chuyện hàng ngày cho trẻ, những tấm gương
sống tốt đặc biệt những cá nhân trong xã hội không có điều kiện học tập nhưng vẫn
vươn lên trong cuộc sống từ đó giúp cho trẻ trong Trung tâm học theo và tự ý thức bản
thân, với những gi mà Nhà nước và xã hội quan tâm đã tạo điều kiện cho trẻ.
Từ những việc nhỏ trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như biết tự phục vụ
cho bản thân, chào hỏi lễ phép trong quá trình giao tiếp với các bạn sống cùng nhà với
nhau, cô chú trong Trung tâm và với khách đến thăm trẻ.
Giúp cho trẻ bộc lộ được những khó khăn của bản thân mình và cùng với cộng
đồng có trách nhiệm hướng trẻ hoàn thiện mình hơn nữa. Từ đó tạo không khí môi
trường sống cho trẻ coi Trung tâm như ngôi nhà thực sự của mình và trẻ biết yêu
thương gắn bó với những gì mình đang có, từ đó sống và học tập vươn lên thành
những cá nhân không trở thành ngánh nặng cho xã hội.
2.4.2. Lao động sau giờ học
Sau những giờ học trẻ được tham gia lao động trồng những vườn rau, làm cỏ,
vệ sinh khu nhà ở của mình từ đó trẻ thêm yêu gắn bó với môi trường mình đang sống.
2.4.3. Hoạt động thể dục thể thao
Trung tâm có đầu tư trang bị sân chơi cho trẻ rộng khoảng 400 mét vuông có
mái che, giúp cho thực hiện những buổi sinh hoạt tập thể khi có những đoàn sinh viên
đông đến thăm trẻ, đồng thời làm chơi thể dục thể thao cho trẻ như đá banh, cầu lông,
giúp trẻ có những hoạt động sau giờ học có thể chất tốt nâng cao đề kháng đảm bảo
sức khỏe phục vụ học tập.
2.4.4. Tổ chức hoạt động nhân những ngày lễ trong năm
Những hoạt động như thăm những gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở
những địa phương giúp cho trẻ có cái nhìn thực tế về xã hội, những buổi đi chơi tham
quan dã ngoại nhân ngày lễ trong năm như tết thiếu nhi, tết cổ truyền dân tộc, ngày gia
đình Việt Nam.
2.4.5. Y tế

Khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe, sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp nhằm
đảm bảo sức khỏe cho trẻ sinh hoạt và học tập hàng ngày, mặt khác phục hồi chức
năng giúp những trẻ suy dinh dưỡng, sinh non thiếu tháng nhanh chóng vận động phát
triển toàn diện thể chất.
2.5. Nguồn lực thực hiện

21


2.5.1. ngân sách nhà nước
Theo bảng dự toán ngân sách của trung tâm được kho bạc nhà nước giao ngân
sách năm 2017 là: 4.019.500.000 đồng thực hiện chăm lo dinh dưỡng, sức khỏe, học
tập cho trẻ trong năm.
Quy định tại Quyết định 4508 của UBND tỉnh ngày 28-12-2016 về việc hỗ trợ
trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017). Ngoài chế độ theo quy định, trẻ còn
nhận được quà của các đơn vị, mạnh thường quân hỗ trợ.
2.5.2. tổ chức nước ngoài
Tổ chức Holt trụ sở tại Mỹ hỗ trợ cho trẻ có hoàn cảnh đặc biệt trên thế giới
trong đó có Việt Nam, Tại Việt Nam, Holt đã thực hiện các dự án với hàng loạt dịch vụ
phù hợp với các cấp chính quyền. Các dự án nhằm ngăn ngừa việc trẻ em bỏ nhà ra đi,
giúp trẻ em sum họp với gia đình. Holt cũng viện trợ khẩn cấp cho các gia đình và trẻ
em đặc biệt khó khăn, thúc đẩy việc nhận con nuôi trong và ngoài nước với trẻ em
không có gia đình hoặc chăm sóc những trẻ em không được nhận làm con nuôi.
Tổ chức hỗ trợ cho trẻ tại Trung tâm từ năm 2002 về dinh dưỡng hàng tháng,
vật dụng sinh hoạt hàng ngày và chăm sóc sức khỏe.
Nhằm cung cấp sự chăm sóc tạm thời, có chất lượng, được giám sát và kịp thời
cho những trẻ em bị thiệt thòi và trẻ em mồ côi từ 10 tuổi trở xuống, giúp các em
nhanh chóng được về với mái ấm gia đình
Holt cũng hỗ trợ chương trình chăm sóc 8 trẻ nuôi dưỡng dựa vào cộng động,
trẻ được sống với gia đình tại các xã phường trên địa bàn gần với Trung tâm, hàng

tháng có cán bộ tới đánh giá sự phát triển của trẻ và trang cấp sinh hoạt phí hàng tháng
trên nguôn ngân sách Holt chi trả.
2.5.3. cộng đồng xã hội
Trong năm có khoảng 150 lượt tổ chức và cá nhân đến thăm Trung tâm tặng
hàng (gạo, sữa, bánh kẹo..) Tiền mặt: 174.631.800 đồng. Nhân dịp các ngày lễ trong
năm như tết thiếu nhi, Quốc Khánh, tết Nguyên Đán các cá nhân, cơ quan, doanh
nghiệp chung tay chăm sóc những trẻ có hoàn cảnh bất hạnh, nhằm chia sẻ kịp thời
tình cảm, vật chất động viên trẻ vượt qua hoàn cảnh khó khăn, sống hòa nhập cộng
đồng và có ích cho xã hội.
2.6. Những vướng mắc khi thực hiện chính sách .

22


Trong thời gian qua, việc thực hiện chính sách tại Trung tâm đã tạo ra những
chuyển biến tích cực đối với cuộc sống của đối tượng. Sự thay đổi về nhận thức xã hội
giúp cho trẻ tự tin hơn, hòa nhập vào đời sống xã hội ngày càng thuận lợi. Với vai trò
chủ đạo của Nhà nước, hoạt động trợ giúp trẻ trong Trung tâm đã thu hút sự quan tâm,
phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư, từng
bước giảm dần những rào cản, cải thiện một bước việc đáp ứng các nhu cầu, quyền lợi
của mồ côi, tạo động lực để trẻ phát huy năng lực, vươn lên hòa nhập với xã hội.
Cùng với đó, hệ thống chính sách pháp luật đối với đối tượng bảo trợ được bổ
sung, Nhà nước ưu tiên bố trí nguồn lực, tổ chức bộ máy, phân công trách nhiệm cụ
thể để thực hiện. Trung tâm đã phát huy tốt vai trò là tuyến đầu nuôi dưỡng, chăm sóc,
bảo vệ trẻ, đồng thời nhiều trẻ đã nỗ lực vượt qua mặc cảm, tự ti, vươn lên khẳng định
khả năng sống độc lập, hòa nhập xã hội và góp phần phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh kết quả đạt được, việc thực hiện chính sách với trẻ tại Trung tâm vẫn
còn những khó khăn, hạn chế như:
Cấp thể bảo hiểm y tế cho trẻ còn chờ giấy khai sinh, trong đó trẻ bỏ rơi cần có
thời gian xác minh nguồn gốc để giúp trẻ đoàn tụ gia đình, nếu trẻ không đoàn tụ gia

đình thì Trung tâm mới làm giấy khai sinh tại địa chỉ của Trung tâm, trong khoảng thời
gian đấy chờ làm giấy khai sinh mới cấp thể bảo hiểm theo quy định.
Nhân viên công tác xã hội còn ít trong Trung tâm chủ yếu là nhân viên được
đào tạo qua các lớp tập huấn ngắn hạn cũng ảnh hưởng việc triển khai chính sách cho
hiệu quả và việc chăm sóc trẻ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và lao động phổ thông.
Một số trẻ đường phố vào trung tâm không quen sinh hoạt, nội quy cũng làm
ảnh hưởng đến các hoạt động trong chăm sóc cho toàn bộ trẻ khác. Một số trường hợp
cá biệt không học được trình độ văn hóa và học nghề Trung tâm còn lúng túng trong
quá trình giải quyết.
Cở sở hạn tầng xây dựng trên 40 năm có nhiều hư hỏng cần sửa chữa cho phù
hợp với môi trường giáo dục cho trẻ, Trung tâm sử dụng kinh phí lớn để sửa chữa
những hạng mục trên.

23


Chương III: công tác xã hội cá nhân đang sống tại Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ
Cô nhi Biên Hòa
3.1. Tiếp cận thân chủ và xác định vấn đề ban đầu
Thân chủ là trẻ đang sinh sống tại Trung tâm, thân chủ tên là Trịnh Trần H, năm
nay 12 tuổi, hiện đang học lớp 6, trường cấp 2 Lê Quang Định đóng ở địa bàn phường
Tân Hiệp, trẻ đang được chăm sóc nuôi dưỡng tại Phòng giáo dục hướng nghiệp, trẻ có
2 người em cũng sống chung nhà với mình, thời gian gần đây trẻ thường xuyên tự ý ra
ngoài Trung tâm chơi mà không xin phép và lực học kỳ 1 cũng giảm sút, bản thân em
thấy ấn tượng với thân chủ và mong muốn giúp đỡ thân chủ vượt qua những trở ngại
trên nên muốn tiếp cận và làm đề tài báo cáo thực tập tốt nghiệp.
Để tiếp cận thân chủ bản thân em cũng không gặp khó khăn gì, do hiện tại đang
công tác tại Trung tâm nên quá trình tiếp cận với phụ trách nơi trẻ ở và thân chủ khá
thuận lợi, không mất thời gian nhiều, bản thân đã gặp gỡ trao đổi trước với phụ tránh
nhóm khu nhà ở của trẻ để được sự trợ giúp thường xuyên gặp gỡ thân chủ trong thời

gian thực tập, thân chủ học buổi chiều nên buổi trò chuyện thường diễn ra buổi sáng
hàng ngày, được thể hiện qua buổi phúc trình lần 1 nhằm xác định vấn đề ban đầu mà
thân chủ đang gặp phải.

24


Phúc trình lần 1
Họ tên đối tượng: Trịnh Trần H, 12 tuổi, giới tính: Nam
Địa chỉ đối tượng: Trung tâm Bảo trợ Huấn nghệ Cô nhi Biên Hòa
Địa điểm thực hiện: Tại khu nhà ở của trẻ, phòng giáo dục hướng nghiệp, lúc
7h30’ ngày 18/04/2017
Phúc trình lần thứ: 1
Mục tiêu cuộc phúc trình: làm quen với thân chủ, tạo lập mối quan hệ
Người thực hiện: Sinh viên Nguyễn Thanh Tuấn
Nhận xét
Mô tả nội dung cuộc vấn
đàm

Nhận xét cảm xúc,

Cảm xúc kỹ

của cán bộ

hành vi của đối

năng học viên sử

hướng dẫn


tượng

dụng

hoặc kiểm
huấn viên

TC: con chào chú.

Trong lúc đầu nói

Sử

dụng



Sinh viên thực tập (SVTT): chuyện TC thường năng quan sát để
chú chào H

hay cúi mặt xuống nắm

SVTT: con đang chơi trò gì bàn => thể hiện sự tâm
thế ?

chưa tự tin trong TC.

TC: con đang chơi “tạt hình”


giao tiếp.

bắt

được

trạng

của

SVTT: con chơi thường thắng
hay thua ?
TC: thường là thắng mọi
người.

Sử

dụng



SVTT: tuần vừa con có gì mới

năng đặt câu hỏi

không.

để tạo lập mối

TC: Tuần trước có các anh chị


quan hệ và khai

sinh viên đến thăm Trung tâm

thác thông tin về

và có trò chơi vui.

TC.

SVTT: thế có những trò chơi
gì ?
TC: chúng con được chơi trò
chơi con thỏ.
SVTT: cô chủ nhiệm con tên

25


×