Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nâng cao hiệu quả quản lý thi đua khen thưởng tại công ty TNHH youngjin vin bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.57 MB, 64 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình
của Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái Nguyên, Khoa Hệ
thống thông tin Kinh tế, Công ty TNHH Youngjin - Vina , quý thầy cô, các Cán bộ và
Giáo viên hướng dẫn.
Để có thể hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến Ban Giám hiệu Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông Thái
Nguyên , Quý thầy, cô của Công ty TNHH Youngjin Vina - Bắc Giang , đã tận tình
giảng dạy và cung cấp những kiến thức cần thiết, bổ ích để chúng em có thể hoàn
thành tốt quá trình học tập và thực tập của mình.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Đỗ Anh Tài trực tiếp hướng
dẫn, truyền đạt nhiều kiến thức, kinh nghiệm trong quá trình thực tập cũng như trong
việc hoàn thành báo cáo.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Trương Hải Yến đã cùng đồng hành
và nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập và làm việc ở
công ty TNHH Youngjin - Vina.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, 29 ngày tháng 05 năm 2017.
SINH VIÊN THỰC TẬP

Lê Thị Quỳnh

1


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của em trong thời gian qua và được
sự hướng dẫn của PGS.TS Đỗ Anh Tài. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài
này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những kết quả
và số liệu được thực hiện tại Công ty TNHH Yoụngjin Vina, không sao chép bất kỳ
nguồn nào khác.


Thái Nguyên, ngày 29 tháng 05 năm 2017.
SINH VIÊN

Lê Thị Quỳnh

2


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 2
MỤC LỤC ................................................................................................................... 3
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................... 6
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 7
Chương 1. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THI ĐUA KHEN THƯỞNG. 10
1.1 Khái niệm hồ sơ................................................................................................ 10
1.1.1 Khái niệm ................................................................................................. 10
1.1.2 Chức năng của hồ sơ ................................................................................. 10
1.1.3 Phân loại hồ sơ ......................................................................................... 11
1.2 Hồ sơ thi đua khen thưởng .............................................................................. 13
1.2.1 Giới thiệu chung về công tác thi đua khen thưởng..................................... 13
1.2.2 Phân tích các loại hồ sơ thi đua khen thưởng .............................................. 21
Chương 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỒ SƠ THI ĐUA - KHEN
THƯỞNG TẠI CÔNG TY TNHH YOUNHJIN VINA - BẮC GIANG ..................... 25
2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH YOUNGJIN VINA............................................. 25
2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm sản xuất kinh doanh .............. 25
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH YOUNGJIN VINA .............................. 27
2.1.4 Chức năng, nhiệm vụ của Cán bộ quản lý hồ sơ thi đua khen thưởng ........ 27

2.3 Thực trạng thực hiện công tác quản lý thi đua - khen thưởng công ty TNHH
YOUNGJIN VINA ................................................................................................. 29
2.3.1 Tình hình về hồ sơ thi đua khen thưởng tại công ty TNHH Youngjin Vina. 29
2.3.2 Tình hình về công tác quản lý hồ sơ thi đua khen thưởng tại công ty TNHH
Youngjin Vina..................................................................................................... 31
2.4 Quy trình thực hiện công tác quản lý thi đua - khen thưởng tại công ty TNHH
YOUNGJIN VINA ................................................................................................. 33
2.5 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý hồ sơ và quản lý thi đua khen thưởng tại
Công ty TNHH Youngjin Vina ............................................................................... 40
3


2.5.1. Quy chế ..................................................................................................... 40
2.5.2 Hạn chế ...................................................................................................... 42
2.5.3 Hướng khắc phục, giải pháp hoàn thiện .................................................... 43
Chương 3. ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TCSOFT ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN
LÝ THI ĐUA KHEN THƯỞNG TẠI CÔNG TY TNHH YOUNGJIN VINA ........... 45
3.1 Giới thiệu về phần mềm TCSOFT .................................................................... 45
3.1.1 Giới thiệu phần mềm TCSOFT ................................................................... 45
3.1.2 Lợi ích mà phần mềm TCSOFT mang lại ................................................... 46
3.1.3 Điều kiện cài đặt phần mềm ....................................................................... 46
3.1.4 Các chức năng chính của phần mềm ........................................................... 46
3.1.5 Mục đích dùng TCSOFT để nâng cao hiệu quả quản lý thi đua khen thưởng
tại công ty TNHH YOUNGJIN VINA ................................................................ 48
3.1.6 Ưu điểm mà phần mềm TCSOFT mang lại ................................................. 48
3.2 Ứng dụng phần mềm TCSOFT vào thực tế quản lý hồ sơ thi đua khen thưởng tại
Công ty TNHH Youngjin Vina – Bắc Giang .......................................................... 48
3.2.1 Nút tính năng Danh mục ............................................................................. 50
3.2.2 Nút tính năng Quyết định khen thưởng ....................................................... 53
3.2.3 Nút tính năng Báo cáo thống kê ................................................................. 56

3.2.4 Nút Quản lý quỹ khen thưởng..................................................................... 57
3.3 Đề xuất triển khai phần mềm TCSOFT ............................................................. 59
3.3.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo về quản lý văn bản ..................... 59
3.2.2. Tăng cường hạ tầng cơ sở công nghệ ......................................................... 60
3.2.3. Đảm bào tài chính...................................................................................... 60
3.2.4. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên ....................................... 61
3.2.5 Nội dung thông tin về hồ sơ thi đua khen thưởng........................................ 61
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 63

4


BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT

TÊN ĐẦY ĐỦ

CNTT

Công nghệ thông tin

TCSOFT

Phần mềm Quản lý hồ sơ thi đua, khen thưởng

TNHH

Chất nượng hữu hạn


5


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Youngjin Vina - Bắc Giang ....... 27
Hình 2.2: Sơ đồ quy trình xét thi đua, khen thưởng của công ty TNHH YOUNGJIN
VINA......................................................................................................................... 33
Hình 2.3: Biểu điểm chấm thi đua đối với các Phân xưởng của Công ty TNHH
Youngjin Vina ........................................................................................................... 35
Hình 2.4: Biểu điểm chấm thi đua đối với đơn vị , bộ phận chuyên môn của Công ty
TNHH Youngjin Vina ................................................................................................. 36
Hình 2.5 : Các chỉ tiêu thi đua và biểu điểm chấm thi đua đối với các Đơn vị của Công
Ty TNHH Youngjin Vina - Bắc Giang ...................................................................... 37
Hình 2.6 Danh sách công nhận danh hiệu “Lao động tiên tiến” kèm theo Quyết định
của Công Ty TNHH Youngjin Vina - Bắc Giang ....................................................... 38
Hình 2.7 : Danh sách đề nghị khen thưởng kèm theo Tờ trình.................................... 39
Hình 3.1 Biểu tượng của Phần mềm TCSOFT ........................................................... 45
Hình 3.2 Giao diện của Phần mềm TCSOFT ............................................................ 45
Hình 3.3 Sơ đồ các chức năng của Phần mềm TCSOFT ............................................ 47
Hình 3.5: Chức năng phân quyền người sử dụng của phần mềm TCSOFT ................ 49
Hình 3.6 : Chức năng Thống kê quyền truy cập của phần mềm TCSOFT .................. 49
Hình 3.7 Chức năng Danh mục đơn vị của phần mềm TCSOFT ............................... 50
Hình 3.8 Chức năng Danh mục tập thể - cá nhân của phần mềm TCSOFT ............... 50
Hình 3.9 Chức năng Danh mục cấp khen thưởng của phần mềm TCSOFT .............. 51
Hình 3.10 Chức năng Danh mục loại khen thưởng của phần mềm TCSOFT ............ 51
Hình 3.12Chức năng Danh mục nghiệp vụ thu chi của phần mềm TCSOFT ............. 53
Hình 3.13 Chức năng Tờ trình cấp dưới tỉnh của phần mềm TCSOFT ...................... 54
Hình 3.14 Bản Word của tờ trình cấp dưới tỉnh ......................................................... 55
Hình 3.15 Chức năng Thống kê tờ trình cấp dưới tỉnh của phần mềm TCSOFT......... 55
Hình 3.16 Chức năng Thống kê khen thưởng theo tập thể - cá nhân.......................... 57

Hình 3.17 Chức năng Thống khen thưởng theo loại khen thưởng.............................. 57
Hình 3.18 Chức năng Phiếu chi tiền khen thưởng ..................................................... 58
Hình 3.19 Chức năng Thống kê phiếu thu chi ........................................................... 59

6


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chúng ta đã biết rằng, Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự
nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với thi đua, khen thưởng giữ một vị trí, vai trò quan
trọng trong đời sống xã hội. Khen thưởng là sự động viên, biểu dương, ghi nhận công
lao, thành tích của tập thể, cá nhân có thành tích tốt cần được nhân rộng. Chính vì vậy,
công tác quản lý hồ sơ thi đua, khen thưởng cực kỳ quan trọng, có ảnh hưởng lớn về
nhiều mặt, cụ thể như để thuận tiện cho việc tra cứu hồ sơ, giải quyết đơn, thư khiếu nại
của công dân hoặc xác nhận cho các đối tượng được hưởng chính sách khi có yêu cầu.
Tuy nhiên, thực trạng việc quản lý hồ sơ thi đua, khen thưởng hiện nay vẫn còn thủ công
và lạc hậu, gây khó khăn cho quá trình tìm kiếm và báo cáo thống kê. Vì vậy, việc ứng
dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hồ sơ thi đua khen thưởng là một yêu cầu
cấp thiết nhằm xóa bỏ những phương pháp lạc hậu, lỗi thời, gây tốn kém về nhiều mặt.
Quá trình nghiên cứu và khảo sát công tác quản lý hồ sơ thi đua khen thưởng tại
Công ty TNHH Youngjin Vina - Bắc Giang và yêu cầu nâng cao chất lượng làm việc
của Ủy ban, em quyết định xây dựng đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý thi đua khen thưởng tại Công ty TNHH Youngjin Vin - Bắc Giang ”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nâng cao hiệu quả quản lý công tác thi đua, khen thưởng và tin học hóa khâu
quản lý hồ sơ thi đua khen thưởng tại công ty TNHH Youngjin Vina
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý hồ sơ thi đua khen thưởng.
- Đánh giá so sánh thực trạng việc quản lý hồ sơ thi đua khen thưởng tại Công

ty TNHH Youngjin Vina – Bắc Giang.
- Đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý hồ sơ thi đua khen
thưởng tại Công ty TNHH Youngjin Vina – Bắc Giang.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Ứng dụng phần mềm TCSOFT vào công tác quản lý hồ sơ thi đua khen
thưởng tại Công ty TNHH Youngjin Vina – Bắc Giang
7


 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Công ty TNHH Youngjin Vina – Bắc Giang.
Thời gian: Từ năm 2015 đến nay (do từ năm 2011, Công ty TNHH Youngjin
Vina bắt đầu trang bị thêm nhiều máy tính và nối mạng cáp quang, tuy nhiên việc thực
hiện công tác quản lý thi đua, khen thưởng tại thời điểm đó chưa có bước tiến triển
mạnh do số lượng cán bộ đạt khen thưởng không nhiều. Từ năm 2015, số lượng cán bộ
đạt khen thưởng tăng lên đột biến).
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý thi đua - khen thưởng tại
Công ty TNHH Youngjin Vina - Bắc Giang”, em đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp quan sát khoa học;
- Phương pháp thu thập thông tin;
- Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
6. Tổng quan đề tài nghiên cứu
Cơ sở Lý luận để nghiên cứu công tác quản lý hồ sơ thi đua khen thưởng tại
công ty Yoụnjin Vina được là Luật thi đua khen thưởng số 15/2003/QH11, Luật số
39/2013/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng số
12/2005/QH11, ban hành ngày 16/11/2013 và các văn bản Nghị định, Thông tư có liên
quan tới lĩnh vực thi đua, khen thưởng.

Lý luận về phần mềm TCSOFT được dựa trên các tài liệu hướng dẫn sử dụng
của công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ TCSOFT.
Căn cứ thực tiễn, kinh nghiệm đã áp dụng ở cùng các cấp khác
7. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu ứng dụng phần mềm TCSOFT này vào khâu quản lý hồ sơ thi đua khen
thưởng chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả quản lý, nâng cao chất lượng công việc, giảm
thời gian và công sức so với phương pháp truyền thống.
8. Ý nghĩa lý luận
Các kết quả nghiên cứu đã đóng góp và làm giàu thêm cơ sở lý luận của việc
ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hồ sơ thi đua khen thưởng tại
Công ty .
8


9. Ý nghĩa thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu và các đề xuất giải pháp nghiên cứu của đề tài có thể
được áp dụng cho triển khai việc quản lý các hồ sơ thi đua khen thưởng tại Công ty
TNHH Youngjin Vin - Bắc Giang , nhằm nâng cao chất lượng quản lý của công tác này.
10. Bố cục, nội dung nghiên cứu
Chương 1. Cơ sở lý thuyết chung về hồ sơ, hồ sơ thi đua khen thưởng và nội
dung công tác thi đua khen thưởng.
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý hồ sơ thi đua khen thưởng tại Công ty
TNHH Youngjin Vina- Bắc Giang
Chương 3. Ứng dụng phần mềm TCSOFT để nâng cao hiệu quả quản lý hồ sơ
thi đua khen thưởng tại Công ty TNHH Youngjin Vina - Bắc Giang.
Thái Nguyên , ngày 27 tháng 05 năm 2017.
Sinh viên

Lê Thị Quỳnh


9


Chương 1.
TỔNG QUAN LÝ THUYẾT CHUNG VỀ THI ĐUA KHEN THƯỞNG
1.1 Khái niệm hồ sơ
1.1.1 Khái niệm
Theo Từ điển thuật ngữ lưu trữ do Hội đồng Lưu trữ Quốc tế xuất bản năm
1988 cho rằng:
“Hồ sơ là một tập văn bản (hoặc một văn bản) có liên quan với nhau về một vấn
đề, sự việc (hay một người) hình thành trong quá trình giải quyết một sự việc đó hoặc
được kết hợp lại do có những điểm giống nhau về hình thức như cùng chủng loại văn
bản, cùng tác giả, cùng thời gian ban hành”.
Theo Khoản 10, Điều 2, Luật lưu trữ số 01/2011/QH13 “Hồ sơ là một tập tài
liệu có liên quan với nhau về một vấn đề, một sự việc, một đối tượng cụ thể hoặc có
đặc điểm chung, hình thành trong quá trình theo dõi, giải quyết công việc thuộc phạm
vi chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân.”
1.1.2 Chức năng của hồ sơ
 Nâng cao chất lượng và hiệu suất công tác của cán bộ, viên chức
Trong một cơ quan, đơn vị nếu các văn bản sau khi giải quyết xong được lập
thành hồ sơ theo từng vấn đề, sự việc phản ánh chức năng, nhiệm vụ của cơ quan và
của từng đơn vị, sẽ giúp cho cán bộ, viên chức và thủ trưởng cơ quan khi cần tìm được
nhanh chóng và đầy đủ; nghiên cứu vấn đề có hệ thống và trọn vẹn; đề xuất ý kiến và
giải quyết công việc có căn cứ xác đáng, kịp thời và tiết kiệm được thời gian. Như vậy,
sẽ góp phần nâng cao năng suất công tác của các cán bộ, viên chức. Từ đó nâng cao
chất lượng làm việc của cả cơ quan, đơn vị.
 Giúp cho cơ quan, đơn vị quản lý văn bản được chặt chẽ
Khi văn bản đã được tập hợp đầy đủ và lập thành hồ sơ, sẽ giúp cho các nhà
lãnh đạo, nhà quản lý có thể nắm chắc được thành phần, nội dung và khối lượng văn
bản của cơ quan, đơn vị mình; xác định được hồ sơ, tài liệu nào quan trọng, có giá trị

cần được bảo quản chu đáo; phát hiện những văn bản bị phân tán, thất lạc do mượn tùy
tiện; giữ gìn được bí mật quốc gia, bí mật của cơ quan, tổ chức.

10


 Tạo thuận lợi cho công tác lưu trữ
Theo quy định của pháp luật, sau khi các văn bản ban hành hết hiệu lực, sau
một năm kể từ năm công việc đó kết thúc, đối với những văn bản có giá trị lưu trữ cần
giao nộp vào lưu trữ cơ quan (lưu trữ hiện hành). Việc giao nộp tài liệu phải trên cơ sở
hồ sơ chứ không phải các tài liệu rời lẻ. Đối với lưu trữ cơ quan, nếu hoạt động lập hồ
sơ ở văn thư được thực hiện tốt, sẽ tạo thuận lợi cho cán bộ lưu trữ trong công tác tổ
chức khoa học tài liệu và thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn khác. Nhờ vậy sẽ nâng
cao được hiệu suất công tác và chất lượng tài liệu lưu trữ, có thể đáp ứng kịp thời và
đầy đủ yêu cầu về nghiên cứu, sử dụng tài liệu của cán bộ cơ quan, phục vụ có hiệu
quả cho hoạt động quản lý, sản xuất và nghiên cứu của cơ quan.
1.1.3 Phân loại hồ sơ
Tính chất của hổ sơ được xác định trên cơ sở tính quy phạm pháp luật của các
văn bản có trong hồ sơ. Sự phân loại trên cơ sở tiêu chí này sẽ giúp cho người sử dụng
hồ sơ chủ động trong việc lập, sử dụng, lưu trữ và tổ chức nộp lưu hồ sơ một cách
chính xác. Thông thường, trong một cơ quan, đơn vị thường có 03 loại hồ sơ chính: Hồ
sơ nguyên tắc, hồ sơ công việc và hồ sơ nhân sự.
 Hồ sơ nguyên tắc
Hồ sơ nguyên tắc là tập hợp văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn nghiệp
vụ của một ngành, là phương tiện làm việc cho cán bộ, nhân viên.
Hồ sơ nguyên tắc được coi là cẩm nang của cán bộ, chuyên viên, giúp cho việc thực
thi công việc luôn theo các quy định của Nhà nước. Trong thành phần hồ sơ nguyên
tắc luôn được thay đổi, bổ sung những văn bản mới khi văn bản quy phạm pháp luật
được sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi.
Nghị định số 128-CP ngày 8/9/1968 của Hội đồng Chính phủ quy định “Các đơn vị

công tác phải thường xuyên tập hợp và sắp xếp theo thứ tự, ngày tháng tất cả những
văn bản, giải thích, hướng dẫn thi hành các chính sách, chế độ, thể lệ có liên quan tới
từng mặt nghiệp vụ của mình lập thành hồ sơ nguyên tắc để giúp cho việc tra cứu, tìm
hiểu luật lệ trong công việc hàng ngày được dễ dàng, nhanh chóng”.

11


Ví dụ: Hồ sơ nguyên tắc của một cán bộ quản lý thi đua khen thưởng phải có
một số văn bản sau:
1. Luật thi đua khen thưởng số 15/2003/QH11, ban hành ngày 26 tháng 11
năm 2003.
2. Luật số 39/2013/QH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thi đua khen
thưởng số 15/2003/QH11, ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2013.
3. Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về
việc Quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua,
khen thưởng năm 2013
4. Nghị định số 122/2005/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 04 tháng 10
năm 2005 về việc Quy định tổ chức làm công tác thi đua, khen thưởng.
5. Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về
việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.
6. Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về
việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4
năm 2010 của chính phủ
7. Thông tư 07/2014/TT-BNV của Bộ Nội vụ về việc Hướng dẫn thi hành một
số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của luật thi đua, khen thưởng và luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của luật thi đua, khen thưởng, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27
tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ và Nghị định số
65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi
hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thi đua, khen thưởng năm 2013.
 Hồ sơ công việc
Hồ sơ công việc là hồ sơ được lập ở các cơ quan, tổ chức chủ yếu là các văn bản có
liên quan với nhau về một vấn đề, sự việc.

12


Ví dụ: Hồ sơ đề nghị tặng “Cờ thi đua của UBND tỉnh” do đơn vị được giao nhiệm
vụ làm trưởng khối trình Chủ tịch UBND tỉnh qua Ban Thi đua - Khen thưởng gồm:
+ Tờ trình kèm danh sách đề nghị;
+ Trích biên bản bình xét của cụm (khối) thi đua;
+ Báo cáo thành tích của tập thể được đề nghị tặng “Cờ thi đua của UBND
tỉnh” có xác nhận của cơ quan trình.
 Hồ sơ nhân sự
Trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức còn hình thành nên loại hồ sơ về một
cá nhân cụ thể - Hồ sơ nhân sự. Hồ sơ nhân sự thường được lập ở đơn vị, bộ phận phụ
trách công tác tổ chức cán bộ (Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Hành chính – Tổ chức,
Phòng Hành chính) nhằm phục vụ cho viêc quản lý và sử dụng cán bộ của cơ quan,
thường gồm các văn bản như:
- Bản lý lịch tự thuật;
- Giấy khai sinh;
- Sổ hộ khẩu (bản sao);
- Các quyết định về tuyển dụng, bổ nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen
thưởng, kỷ luật.
- Các văn bằng, chứng chỉ liên quan.
Ngoài ra, còn có Hồ sơ lưu trữ hiện hành là loại hồ sơ còn giá trị hiện hành
đang bảo quản ở văn thư hoặc ở kho lưu trữ hiện hành của cơ quan. Hồ sơ lưu trữ hiện

hành được hiểu theo 02 loại:
- Hồ sơ phục vụ cho công việc đang giải quyết, chưa kết thúc và còn tài liệu tiếp
tục được bổ sung vào hồ sơ.
- Hồ sơ còn giá trị hiện hành đã kết thúc ở văn thưu, được bảo quản tại lưu trữ
cơ quan, chưa đến thời hạn giao nộp vào lưu trữ lịch sử.
1.2 Hồ sơ thi đua khen thưởng
1.2.1 Giới thiệu chung về công tác thi đua khen thưởng
1.2.1.1 Khái niệm Thi đua, khen thưởng, các danh hiệu thi đua
Theo Khoản 1, Điều 3, Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH13, Thi đua là
hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu
đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
13


Theo Khoản 2, Điều 3, Luật Thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH13:
- Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến
khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Theo Khoản 3, Điều 3, Luật thi đua, khen thưởng số 15/2003/QH13 :
- Danh hiệu thi đua là hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể
có thành tích trong phong trào thi đua.
Như vậy, ta có thể phần nào khái quát nên được khái niệm của Hồ sơ thi đua
khen thưởng: “Hồ sơ thi đua khen thưởng là loại hồ sơ được sản sinh trong quá trình
hoạt động của cơ quan, tổ chức liên quan tới lĩnh vực thi đua khen thưởng của cơ quan
đó và được đưa vào lưu trữ hiện hành của cơ quan”.
1.2.1.2 Nội dung thi đua khen thưởng
Theo Điều 7, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của
Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thi đua khen thưởng và Luật sửa đổi
bổ sung một số điều của Luật thi đua khen thưởng đã nêu rõ nội dung tổ chức phong
trào thi đua đươc quy định như sau:

- Xác định rõ mục tiêu, phạm vi, đối tượng thi đua, trên cơ sở đó đề ra các chỉ
tiêu và nội dung thi đua cụ thể. Việc xác định nội dung và chỉ tiêu thi đua phải đảm
bảo khoa học, phù hợp với thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương và có tính khả thi.
- Căn cứ vào đặc điểm, tính chất công tác, lao động, nghề nghiệp, phạm vi và
đối tượng tham gia thi đua để có hình thức tổ chức phát động thi đua cho phù hợp, coi
trọng việc tuyên truyền về nội dung và ý nghĩa của đợt thi đua, phát huy tinh thần trách
nhiệm, ý thức tự giác của quần chúng, đa dạng hoá các hình thức phát động thi đua;
chống mọi biểu hiện phô trương, hình thức trong thi đua.
- Triển khai các biện pháp tổ chức vận động thi đua, theo dõi quá trình tổ chức
thi đua, tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và phổ biến các kinh nghiệm tốt
trong các đối tượng tham gia thi đua.
- Sơ kết, tổng kết phong trào, đánh giá kết quả thi đua; đối với đợt thi đua dài
ngày phải tổ chức sơ kết vào giữa đợt để rút kinh nghiệm; kết thúc đợt thi đua tiến
hành tổng kết, đánh giá kết quả, lựa chọn công khai để khen thưởng những tập thể, cá
nhân tiêu biểu, xuất sắc trong phong trào thi đua.
14


Bên cạnh đó, theo Điều 3, Thông tư 07/2014/TT-BNV ngày 29 tháng 8 năm
2014 của Bộ Nội vụ quy định về hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số
42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật thi đua, khen thưởng, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012
của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15
tháng 4 năm 2010 của Chính phủ và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7
năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật thi đua, khen thưởng năm 2013 có bổ sung thêm một số điều về nội dung tổ
chức phong trào thi đua như sau:
- Phong trào thi đua có chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ tuyên truyền, dễ thực hiện;
nội dung bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để đề ra nội dung,

phương pháp thi đua cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của
cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân.
- Căn cứ vào nội dung, chỉ tiêu của phong trào thi đua để xây dựng các tiêu chí
đánh giá phù hợp với thực tế và để làm căn cứ bình xét thi đua, khen thưởng trong các
kỳ sơ kết, tổng kết.
- Trong quá trình tổ chức thực hiện chú trọng công tác chỉ đạo điểm, đôn đốc,
hướng dẫn, kiểm tra. Nâng cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu trong việc
phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, nhân tố
mới, cách làm hay trong phong trào thi đua. Việc phát hiện điển hình tiên tiến là nhiệm
vụ trọng tâm trong tổ chức các phong trào thi đua.
1.2.1.3 Nguyên tắc , yêu cầu thi đua khen thưởng
 Nguyên tắc thi đua : Công tác thi đua phải đảm bảo nguyên tắc tự nguyện, tự
giác, công khai, đảm bảo tinh thần đoàn kết, hợp tác và cùng phát triển.
 Yêu cầu thi đua
Việc xét tặng các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào kết quả các phong trào thi
đua, thành tích của các cá nhân, tập thể trong công tác lao động sản xuất. Đối với khen
thưởng thường xuyên, mọi cá nhân, tập thể tham gia các phong trào thi đua phải đăng
ký thi đua. Cá nhân, tập thể không đăng ký thi đua sẽ không được xét tặng các danh
hiệu thi đua. Các đơn vị gửi bản đăng ký thi đua về Văn phòng Tổng công ty trước
15


ngày 10 tháng 02 hàng năm để Văn phòng Tổng công ty tổng hợp và đăng ký với Ban
thi đua Bộ Xây dựng.
Ghi chú: Hàng năm các danh hiệu thi đua phải được đăng ký gồm các hình thức
và danh hiệu sau:
- Cờ thi đua Chính phủ; Chiến sỹ thi đua toàn quốc;
- Bằng khen Chính phủ; Huân chương Lao động; Anh hùng Lao động;
 Nguyên tắc khen thưởng:
Công tác khen thưởng phải đảm bảo:

- Công khai, chính xác, công bằng, kịp thời.
- Một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho một đối tượng;
- Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng;
- Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất.
 Yêu cầu khen thưởng
Khen thưởng phải đảm bảo thành tích đến đâu, khen thưởng đến đó, không nhất
thiết phải theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng
mức cao hơn; Thành tích đạt được trong điều kiện, hoàn cảnh khó khăn và có phạm vi
ảnh hưởng rộng thì được xem xét đề nghị khen thưởng với mức cao hơn; Chú trọng
khen thưởng cá nhân, tập thể nhỏ và những người trực tiếp thừa hành nhiệm vụ.
1.2.1.4 Đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng
Các danh hiệu “Huân chương”, “Huy chương”, “Danh hiệu vinh dự nhà nước”,
“Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”; “Kỷ niệm chương”, “Huy
hiệu” thực hiện theo quy định tại các điều từ Điều 34 đến điều 69 của Luật Thi đua Khen thưởng, Điều 37, 38, 39, 42, 46 của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày
15/4/2010 và từ Điều 7 đến Điều 22 Nghị định số 65/2014/NĐ-CPngày 01/7/2014 của
Chính phủ.
 Đối tượng và tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Đối tượng và tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ được quy
định tại Điều 23 Nghị định 65/2014/NĐ-CP cụ thể như sau:
1. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” tặng cho cá nhân gương mẫu chấp
hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các
tiêu chuẩn sau:
16


a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua
do tỉnh phát động khi tiến hành sơ kết, tổng kết 03 năm trở lên;
b) Đạt nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong tỉnh;
c) Được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen và 05 năm tiếp theo liên tục hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ; trong thời gian đó, có 05 sáng kiến được công nhận và áp

dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở hoặc mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong chiến
đấu, phục vụ chiến đấu được 05 lần tặng giấy khen trở lên.
2. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” tặng cho công nhân, nông dân, người
lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Đạt nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất trong trong lao động, sản xuất
có phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp huyện;
b) Công nhân có từ 02 sáng kiến trở lên mang lại lợi ích và có đóng góp trong việc
đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề;
c) Nông dân có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 02 năm trở lên, giúp đỡ
hộ nông dân xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.
3. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” tặng cho tập thể gương mẫu chấp
hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội bộ đoàn kết và
đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua
do tỉnh phát động khi tiến hành sơ kết, tổng kết 03 năm trở lên;
b) Đạt thành tích xuất sắc đột xuất, thành tích có phạm vi ảnh hưởng trong tỉnh;
c) Được tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, 05 năm tiếp theo liên tục
hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có ít nhất 01 lần được tặng Cờ thi
đua của UBND tỉnh.
4. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” tặng cho gia đình gương mẫu chấp
hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có đóng góp lớn về
công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội có giá trị từ 500 triệu đồng/năm trở lên.
5. Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp khi xét đề nghị Thủ tướng Chính phủ
tặng Bằng khen phải kết hợp giữa thành tích, tiêu chuẩn và quá trình cống hiến của cá
nhân, tập thể.
17


 Đối tượng và tiêu chuẩn tặng Bằng khen của Công ty

1. Bằng khen của Giám đốc công ty xét tặng cho cá nhân gương mẫu chấp
hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong các phong trào thi đua do công ty
phát động từ 01 năm trở lên;
b) Đạt nhiều thành tích, có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực thuộc tỉnh,
bản thân và những người trong gia đình không vi phạm trật tự an toàn giao thông, tệ
nạn ma túy, chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; đối với công nhân, nông dân,
người lao động, các mô hình, điển hình kinh tế, xã hội có nhiều thành tích có phạm vi
ảnh hưởng trong cấp xã, cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã.
c) 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 02 sáng
kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở.
2. Bằng khen của Giám đốc công ty xét tặng cho tập thể gương mẫu chấp hành
tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí, chống tham nhũng và đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua do Công ty
phát động từ 01 năm trở lên;
b) Đạt thành tích xuất sắc đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong từng lĩnh vực
thuộc tỉnh;
c) 02 năm liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; tổ chức Đảng, đoàn thể trong
sạch, vững mạnh, tích cực tham gia các hoạt động xã hội; nội bộ đoàn kết, thực hiện
tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, tổ chức tốt các phong trào thi đua; chăm lo đời sống vật
chất, tinh thần trong tập thể; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với mọi thành
viên trong tập thể.
3. Bằng khen của Giám đốc công ty xét tặng cho tập thể, cá nhân mưu trí, dũng
cảm cứu người, cứu tài sản; đạt giải trong các kỳ thi, hội diễn Quốc tế, Khu vực; đạt
Huy chương Vàng các giải thể thao Toàn quốc; đạt giải Nhất, Nhì trong các Kỳ thi học
sinh giỏi quốc gia; tổ chức, cá nhân ngoài tỉnh và nước ngoài có thành tích đóng góp
vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.


18


4. Bằng khen của Giám đốc công ty xét tặng cho gia đình gương mẫu chấp
hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có nhiều đóng
góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội có giá trị từ 100 triệu
đồng/năm trở lên.
5. Hàng năm, Liên đoàn Lao động tỉnh chủ trì, phối hợp với Ban Thi đua Khen thưởng tỉnh và các ngành liên quan xây dựng kế hoạch phát động phong trào thi
đua trong giai cấp công nhân, bình xét những công nhân tiêu biểu đề nghị Giám đốc
công ty tỉnh tặng Bằng khen và tổ chức vinh danh nhân Tháng Công nhân.
6. Bằng khen của Giám đốc công ty xét tặng cho nông dân có mô hình kinh tế
phát triển có hiệu quả, ổn định từ 02 năm trở lên, giải quyết việc làm cho lao động.
Công ty các đơn vị, tập thể , cá nhân và các ngành liên quan chỉ đạo xét duyệt
và đề nghị Giám đốc công ty khen thưởng, tổ chức trao thưởng vào cuối năm nhân
tổng kết xây dựng nông thôn mới và tổng kết công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh và
cấp huyện.
7. Số lượng Bằng khen Công ty về thành tích công tác năm tặng cho tập thể đạt
đủ tiêu chuẩn và không quá 15% số phòng, ban, đơn vị trực thuộc của đơn vị; tặng cho
cá nhân không quá 10% số cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của đơn vị.
Trong đó, số cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ, người lao động trực
tiếp được xét đề nghị từ 35% trở lên.
Hàng năm, Ban Thi đua - Khen thưởng hướng dẫn tổng kết công tác thi đua,
khen thưởng năm gửi các đơn vị trong khối thi đua, khen thưởng của tỉnh trước ngày
01 tháng 11.
8. Đối với các tổ chức hoạt động bán chuyên trách, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội nghề nghiệp việc khen thưởng chủ yếu sử dụng hình thức khen thưởng thuộc thẩm
quyền theo điều lệ của tổ chức; trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc mới đề nghị
Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen.
9. Trong một năm đã khen về thành tích chuyên đề thì không xét khen về thành
tích công tác năm cho cùng một đối tượng.

Khen thưởng thành tích chuyên đề chủ yếu khen cho các đối tượng trực tiếp
thực hiện nội dung chuyên đề, các đối tượng tham gia gián tiếp (lãnh đạo, chỉ đạo) thì
thành tích tham gia chuyên đề xét chung vào thành tích hàng năm tại đơn vị công tác.
19


Trường hợp một đối tượng tham gia nhiều chuyên đề, có thành tích xuất sắc, trong
năm chỉ xét tặng bằng khen Giám đốc công ty một lần.
10. Tập thể và cá nhân đã được tặng huân chương Lao động, hoặc Bằng khen
của Thủ tướng Chính phủ thì ít nhất phải sau 02 năm tính từ thời điểm có quyết định
tặng Huân chương lao động hoặc Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ mới đề nghị
Giám đốc công ty tặng Bằng khen về thành tích công tác năm.
 Đối tượng và tiêu chuẩn tặng Giấy khen
1. Giấy khen để tặng cho cá nhân đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;
b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất;
c) Khi tổng kết công tác năm được bình xét hoàn thành tốt nhiệm vụ; đoàn kết,
gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
2. Giấy khen để tặng cho tập thể đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
a) Có thành tích xuất sắc được bình xét trong phong trào thi đua;
b) Lập được thành tích xuất sắc đột xuất;
c) Khi tổng kết công tác năm được bình xét hoàn thành tốt nhiệm vụ, nghĩa vụ
đối với Nhà nước; chấp hành chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước; thực hành tiết kiệm, không để xảy ra lãng phí, tham nhũng; thực hiện đầy đủ chế
độ chính sách và chăm lo đời sống vật chất tinh thần đối với người lao động; nội bộ
đoàn kết, thực hiện tốt quy chế dân chủ và tổ chức tốt các phong trào thi đua.
3. Giám đốc Sở, Thủ trưởng các ban, ngành, đoàn thể; Chủ tịch UBND cấp
huyện, xã; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc,
Giám đốc doanh nghiệp, hợp tác xã trong phạm vi quyền hạn xem xét để tặng Giấy khen
cho các tập thể, cá nhân đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.

4. Giấy khen của Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tặng cho gia đình gương mẫu chấp hành tốt chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có đóng góp về công sức, đất
đai và tài sản cho địa phương, xã hội.
5. Giấy khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tặng cho gia đình gương
mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có đóng
góp về công sức, đất đai và tài sản cho địa phương, xã hội.
20


1.2.2 Phân tích các loại hồ sơ thi đua khen thưởng
1.2.2.1 Các loại hồ sơ thi đua khen thưởng
Mỗi danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng đều có các loại hồ sơ, thủ tục
khác nhau. Hiện nay, theo Luật thi đua khen thưởng số 15/2003/QH11 có 03 loại danh
hiệu thi đua và có 07 hình thức khen thưởng như sau:
Thứ nhất, về danh hiệu thi đua gồm có:
 Danh hiệu thi đua đối với cá nhân:
- Chiến sỹ thi đua toàn quốc;
- Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;
- Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở;
- Lao động tiên tiến; Chiến sỹ tiên tiến.
 Danh hiệu thi đua đối với tập thể:
- “Cờ thi đua của Chính phủ”;
- Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;
- “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”;
- “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến”;
- Danh hiệu thi đua đối với thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố và tương đương là
thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố văn hoá.
 Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình.
- Gia đình văn hóa

Thứ hai, về hình thức khen thưởng gồm có:
 Huân chương;
 Các danh hiệu vinh dự Nhà nước;
 Giải thưởng Hồ Chí Minh; Giải thưởng Nhà nước;
 Kỷ niệm chương; Huy hiệu
 Bằng khen;
 Giấy khen.
1.2.2.2 Thành phần của hồ sơ thi đua khen thưởng
Theo Điều 27, Thông tư 07/2014/TT-BNV ngày 29 tháng 8 năm 2014 quy định
Thủ tục, hồ sơ xét đề nghị tặng các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng cấp
Trung ương, tỉnh như sau:
21


1. Thủ tục xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm
quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước thực hiện theo các điều từ
Điều 54 đến Điều 65 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 và Nghị định số
39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ.
2. Thủ tục xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng thuộc thẩm
quyền của Chủ tịch UBND tỉnh như sau:
a) Thủ tục xét tặng danh hiệu “Cờ thi đua của UBND tỉnh” đối với các đơn vị
thuộc cụm (khối) thi đua.
- Hồ sơ đề nghị tặng “Cờ thi đua của UBND tỉnh” do đơn vị được giao nhiệm
vụ làm trưởng khối trình Chủ tịch UBND tỉnh qua Ban Thi đua - Khen thưởng gồm:
+ Tờ trình kèm danh sách đề nghị;
+ Trích biên bản bình xét của cụm (khối) thi đua;
+ Báo cáo thành tích của tập thể được đề nghị tặng “Cờ thi đua của UBND
tỉnh” có xác nhận của cơ quan trình.
- Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh thẩm định hồ sơ, thành tích trình Hội đồng
Thi đua - Khen thưởng tỉnh xét trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.

b) Thủ tục xét tặng danh hiệu “Cờ thi đua của UBND tỉnh” đối với các đơn vị
thuộc các ngành, lĩnh vực.
- Hồ sơ đề nghị tặng “Cờ thi đua của UBND tỉnh” do cơ quan, đơn vị thuộc các
ngành, lĩnh vực trình Chủ tịch UBND tỉnh qua Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh gồm:
+ Tờ trình kèm danh sách đề nghị;
+ Trích biên bản của hội đồng thi đua, khen thưởng cơ quan, đơn vị;
+ Báo cáo thành tích của tập thể được đề nghị tặng “Cờ thi đua của UBND
tỉnh” có xác nhận của cơ quan trình.
- Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh thẩm định hồ sơ, thành tích trình Chủ tịch
UBND tỉnh quyết định
c) Thủ tục xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh”.
- Hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh” do cơ quan, đơn vị
trình Chủ tịch UBND tỉnh qua Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh gồm:
+ Tờ trình kèm danh sách đề nghị;
+ Báo cáo thành tích của cá nhân có xác nhận của đơn vị trình;
22


+ Trích biên bản của hội đồng thi đua, khen thưởng cơ quan, đơn vị;
- Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh thẩm định hồ sơ thành tích. Sau khi có ý kiến
của Hội đồng xét sáng kiến kinh nghiệm tỉnh, Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh trình
Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định.
d) Thủ tục xét tặng “Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh”:
- Hồ sơ đề nghị tặng Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh do cơ quan, đơn vị
trình Chủ tịch UBND tỉnh qua Ban Thi đua - Khen thưởng gồm:
+ Tờ trình kèm danh sách đề nghị đề nghị;
+ Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân được đề nghị tặng Bằng khen của Chủ
tịch UBND tỉnh có xác nhận của cơ quan, đơn vị trình khen thưởng;
+ Trích biên bản họp Hội đồng Thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị;
- Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh thẩm định hồ sơ, thành tích trình Chủ tịch

UBND tỉnh quyết định
e) Thủ tục xét tặng danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Đơn vị Quyết thắng”
- Hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”, “Đơn vị Quyết
thắng” do các cơ quan, đơn vị trình Chủ tịch UBND tỉnh qua Ban Thi đua - Khen
thưởng tỉnh gồm:
+ Tờ trình đề nghị khen thưởng.
+ Báo cáo thành tích có xác nhận của đơn vị trình khen thưởng.
+ Trích biên bản họp Hội đồng Thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị.
- Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh thẩm định hồ sơ, trình Chủ tịch UBND tỉnh
xem xét, quyết định.
3. Thủ tục đơn giản chỉ áp dụng cho khen thưởng đột xuất và thực hiện theo
Điều 85 Luật Thi đua, Khen thưởng. Việc đề nghị khen thưởng phải thực hiện ngay
sau khi cá nhân, tập thể lập được thành tích xuất sắc, đột xuất.
- Hồ sơ đề nghị khen thưởng đột xuất do quan, đơn vị có thẩm quyền trình Chủ
tịch UBND tỉnh qua Ban Thi đua - Khen thưởng gồm:
+ Tờ trình và danh sách đề nghị khen thưởng;
+ Bản tóm tắt thành tích của tổ chức, cá nhân đề nghị khen thưởng.
4. Đối với các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng tổng kết công tác
năm, ít nhất trước 10 ngày tổ chức tổng kết và trước ngày 25 tháng 12 hàng năm,
23


(Khối Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 6 hàng năm) đơn vị phải nộp hồ sơ và
đề nghị UBND tỉnh khen thưởng qua Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh. Khen thưởng
tổng kết các chương trình mục tiêu, chuyên đề gửi trước ngày tổ chức hội nghị tổng
kết ít nhất 10 ngày làm việc.
5. Tổ chức, cá nhân báo cáo thành tích khen thưởng phải chịu trách nhiệm về
các nội dung, thành tích trước cơ quan trình khen và trước pháp luật theo quy định.
6. Số lượng hồ sơ khen thưởng thuộc thẩm quyền Chủ tịch UBND tỉnh: 01 bản,
không đóng bìa.


24


Chương 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HỒ SƠ THI ĐUA - KHEN THƯỞNG
TẠI CÔNG TY TNHH YOUNHJIN VINA - BẮC GIANG
2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH YOUNGJIN VINA
2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển và đặc điểm sản xuất kinh doanh
 Công ty mẹ ở Hàn Quốc
- Tên công ty : Youngjin Plastic
- Thành lập: Năm 1988(Chuyển đổi pháp nhân năm 2006)
- Vị trí: Bongam-dong, Masan Hoewon-gu, Changwon
- Diện tích: : Deaji 500 pyong/Geonpyeong 610 pyong
 Chi nhánh ở Việt Nam
- Tên công ty : YOUNGJIN VINA CO.,LTD
- Thành lập: năm 2009
- Vị trí : KCN Đình Trám, Bắc Giang
- Diện tích : 824 pyong
- Vị trí : lot B7.B8 Dinh Tram Industrial Viet Yen District Bac Giang Province
Vietnam
(Lô CN 06 – 01 KCN Vân Trung , xã Vân Trung ,huyện Việt Yên , tỉnh Bắc Giang )
- Ngày thành lập: Ngày 25 tháng 11 năm 2009
- Ngày đưa vào hoạt động : Tháng 3 năm 2010
- Đại diện: Seo Young Sik
- Vốn đầu tư: 1,500,000$(USA)
- Diện tích công xưởng: 3,929 m2
- Công suất điện : 800KV
 Ngành nghề sản xuất
- Bảng mạch SMT / KEY PBA

- TRAY(PS, PP, PET) nhựa
- Thiết bị chủ yếu 6 LINE SMT, 4LINE băng chuyền,4 LINE xưởng nhựa, 5
máy CUT,Thiết bị khác.
Hiện tại công ty đang làm vendor cấp 1 của SAMSUNG TECHWIN(Bắt đầu
hợp tác từ năm 1989)
25


×