Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Bảo đảm quyền con người của người bị bắt theo pháp luật tố tụng hình sự Việt nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (246.23 KB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ NGỌC DIỆN

BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI BỊ BẮT
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, năm 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ NGỌC DIỆN

BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI BỊ BẮT
THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG BÌNH

Chuyên ngành : Luật Hình sự và Tố tụng hình sự
Mã số
:
60.38.01.04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐINH THỊ MAI

2

HÀ NỘI, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu nêu trong Luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu nêu
trong Luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Ngọc Diện


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN
CON NGƯỜI CỦA NGƯỜI BỊ BẮT ............................................................ 7
1.1. Một số khái niệm liên quan đến bảo đảm quyền con người của người
bị bắt .................................................................................................................. 7
1.2. Bảo đảm quyền con người của người bị bắt theo pháp luật Tố tụng
hình sự Việt Nam ............................................................................................ 16
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA
NGƯỜI BỊ BẮT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH ........................ 41
2.1. Tổng quan thực trạng bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong
tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ................................................. 41

2.2. Thực trạng các yếu tố bảo đảm thực hiện quyền con người của người
bị bắt trên địa bàn tỉnh Quảng Bình ................................................................ 44
2.3. Những kết quả, vi phạm, sai lầm và nguyên nhân ................................... 47
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI
CỦA NGƯỜI BỊ BẮT ................................................................................... 64
3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật Tố tụng hình sự về bảo đảm quyền con
người đối với người bị bắt ............................................................................... 64
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật tố tụng hình sự vềbảo
đảm quyền con người của người bị bắt ........................................................... 70
3.3. Một số giải pháp khác .............................................................................. 76
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLHS

: Bộ luật hình sự

BLTTHS

: Bộ luật tố tụng hình sự

BPNC

: Biện pháp ngăn chặn

CQĐT

: Cơ quan điều tra


CQTHTT

: Cơ quan tiến hành tố tụng

NTHTT

: Người tiến hành tố tụng

QCN

: Quyền con người

THA

: Thi hành án

TNHS

: Trách nhiệm hình sự

TTHS

: Tố tụng hình sự

VKS/VKSND

: Viện kiểm sát nhân dân



DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1:

2.2:

Bảng thống kê các trường hợp bắt và tạm giữ từ năm
2012 – 2016
Bảng thống kê các trường hợp bắt và tạm giam từ năm
2012 – 2016

Trang

51

54


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ quyền con người là một nhân tố quan trọng cho sự phát triển bền
vững của một quốc gia. Mỗi quốc gia đều xây dựng một hệ thống pháp luật
riêng cho quốc gia của mình dựa trên các điều kiện chính trị, kinh tế - xã hội và
các giá trị truyền thống văn hóa của quốc gia để bảo đảm các quyền con người
được thực hiện một cách tốt nhất và đầy đủ nhất. Trong quá trình xây dựng và

hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước ta đã không ngừng thể chế hóa nội
dung quyền con người trong các quy định của pháp luật, đã tham gia ký kết, gia
nhập nhiều điều ước quốc tế về bảo đảm quyền con người. Các cơ quan, cá nhân
bảo vệ pháp luật không ngừng tạo cho mọi người có môi trường tự do, bình
đẳng để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, đồng thời bảo vệ con người khỏi
các hành vi xâm hại. Bảo đảm quyền con người không chỉ dừng lại ở việc ghi
nhận nó mà còn phải thực thi nhiều biện pháp đồng bộ, được mọi cấp, mọi
ngành, mọi người tham gia.
Hoạt động áp dụng BPNC bắt người là hoạt động phức tạp, nhạy cảm, là
hoạt động mà quyền con người dễ bị xâm phạm nhất. Bắt người là một chế định
pháp lý trong luật tố tụng hình sự Việt Nam. Đây thực chất là các biện pháp
ngăn chặn nhằm hạn chế một số quyền của công dân, quyền của con người. Mục
đích của các BPNC là để đảm bảo cho các CQTHTT thực hiện được tốt chức
năng, nhiệm vụ của mình trong công tác đấu tranh chống và phòng ngừa tội
phạm, đảm bảo trật tự pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa. Các biện pháp
ngăn chặn này cũng nhằm bảo vệ các quyền con người, quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân. Nhưng mặt khác, những BPNC cũng như các hoạt động của
các CQTHTT, NTHTT cũng rất dễ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của công
dân, đến quyền con người. Cho nên vấn đề đặt ra là CQTHTT, NTHTT cần có
nhận thức đầy đủ về quyền con người và tầm quan trọng của việc bảo đảm nó.
1


Đồng thời cần phải hiểu rõ các quy định pháp luật về việc đảm bảo quyền con
người, bên cạnh nó cần nắm bắt trình tự thủ tục cũng như điều kiện áp dụng
BPNC bắt người. Đây vấn đề rất quan trọng để các chủ thể thực thi pháp luật
tránh những vi phạm về quyền con người, các quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân mà Hiến pháp đã quy định. Ngoài ra còn nâng cao nhận thức của công
dân tự bảo vệ những quyền cơ bản của mình trong hoàn cảnh bị áp dụng BPNC
bắt người, từ đó có những phản hồi tích cực giúp cơ quan tiến hành tố tụng đảm

bảm quyền con người hơn nữa trong hoạt động tố tụng của mình. Thực tiễn tại
tỉnh Quảng Bình trong những năm qua cho thấy có nhiều trường hợp vi phạm
QCN đối với người bị bắt trong quá trình tiến hành tố tụng. Những vi phạm đó
xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có những bất cập, hạn chế của pháp
luật, cơ chế, nhận thức, thái độ của người tiến hành tố tụng, các quy định về chế
độ trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng đối với người bị bắt. Vì vậy
trên cơ sở thực tiễn, những quy định của pháp luật tố tụng về việc áp dụng
BPNC bắt người cũng như việc bảo đảm quyền con người trong hoạt động này,
nhận thấy đây là vấn đề cấp thiết và vô cùng quan trọng cho sự phát triển bền
vững. Đặc biệt trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
thì đây là yếu tố cần được chú ý quan tâm hơn nữa. Với lý do nêu trên tác giả
chọn nghiên cứu đề tài: “Bảo đảm quyền con người của người bị bắt theo pháp
luật tố tụng hình sự Việt nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình” làm luận văn tốt
nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong khoa học pháp lý nước ta vấn đề quyền con người và bảo đảm
quyền con người trong hoạt động tư pháp nói chung và trong hoạt động tố tụng
nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu từ các mức độ và góc độ khác nhau.
Đối với người bị buộc tội nói chung, người bị bắt trong tố tụng hình sự nói riêng
cũng có nhiều công trình đã đề cập nghiên cứu.
Ở phạm vi nghiên cứu về quyền con người và bảo đảm quyền con
2


người nói chung trong tố tụng hình sự, cụ thể có nhiều công trình đã công bố
như: Sách chuyên khảo: “Quyền con người”, năm 2015 do GS,TS Võ Khánh
Vinh chủ biên, NXB Khoa học xã hội. Sách chuyên khảo: “Cơ chế bảo đảm và
bảo vệ quyền con người”, năm 2011 do GS, TSVõ Khánh Vinh chủ biên, Nxb
Khoa học xã hội. Sách:“Bảo đảm quyền con người trong tư pháp hình sự Việt
Nam”, năm 2010, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh. Sách: “Bảo vệ quyền

con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam”, của tác giả Trần
Quang Tiệp (2004), NXB chính trị quốc gia Hà Nội. Sách: “Một số vấn đề về
bảo vệ quyền con người trong tố tụng hình sự Việt Nam”, của tác giả Vũ Văn
Nhiêm (2010), NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có các
công trình tiêu biểu khác như: Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Đặng Công
Cường (2013), “Vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt
Nam hiện nay”,của tác giả Lại Văn Trình (2011), Bảo đảm quyền của người bị
tạm giữ, bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự Việt Nam. Ở cấp độ các bài báo,
tạp chí khoa học có thể kể đến: Bài viết của tác giả Nguyễn Tiến Đạt (2006),
Bảo đảm quyền con người trong việc bắt, tạm giữ, tạm giam, Tạp chí khoa học
pháp lý số 3 (34); Bài viết của tác giả Đắc Minh (2014), Công dân có quyền im
lặng khi bị bắt, TANDTC - Công lý số 86, thứ 6 ngày 24/10; Bài viết của tác giả
Bình Sơn (2014), Sôi động về quyền im lặng, Tạp chí dân chủ và pháp luật-BTP,
số 11 (272);
Các công trình trên các tác giả đã nghiên cứu về vấn đề bảo đảm quyền con
người trong tư pháp hình sự nói chung và trong tố tụng hình sự nói riêng. Bước đầu
đã đặt nền móng cho việc đặt quyền con người lên hàng đầu. Tuy nhiên, đến nay
chưa có công trình khoa học nào tiếp cận một cách trọn v n, toàn diện, hệ thống,
đồng bộ về vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị bắt theo pháp luật tố
tụng hình sự từ thực tiễn một địa bàn nghiên cứu, cụ thể là tại tỉnh Quảng Bình.
Trên cơ sở kế thừa những tri thức lý luận nền tảng, cũng như các công trình
nghiên cứu mà mình tiếp cận được, tác giả vận dụng đi sâu nghiên cứu về việc
3


bảo đảm quyền con người của người bị bắt theo pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghi n c u
Mục đích của luận văn là nhằm đưa ra những giải pháp tăng cường bảo

đảm quyền con người của người bị bắt theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình.
3.2. Nhiệm vụ nghi n c u
Một là làm sáng tỏ một số cơ sở lý luận quy định về bảo đảm quyền con
người trong hoạt động tố tụng nói chung và trong việc áp dụng biện pháp ngăn
chặn bắt người nói riêng.
Hai là đánh giá thực tiễn bảo đảm quyền con người trong hoạt động áp
dụng biện pháp ngăn chặn bắt người của cơ quan tiến hành tố tụng tại tỉnh
Quảng Bình qua đó chỉ ra những điểm còn thiếu sót, chưa hợp lý trong quy định
của pháp luật áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người với việc bảo đảm quyền
con người.
Ba là đề xuất những giải pháp hoàn thiện các quy định của bộ luật tố tụng
hình sự và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người
trong việc áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người.
4. Đối t

ng và ph m vi nghiên cứu

4.1. ối tư ng nghi n c u
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là bảo đảm quyền con người của người bị
bắt theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnh Quảng Bình.
4.2. hạm vi nghi n c u
Đề tài mà tác giả chọn để nghiên cứu được bao quát trong phạm vi liên
quan đến vấn đề bảo đảm quyền con người của người bị bắt trong việc áp dụng
biện pháp ngăn chặn bắt người theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực
tiễn tại tỉnh Quảng Bình giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016. Do giới hạn của
4


Bản luận văn đầy đủ ở file: LV full

















×