Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

Đồ án bình ổn kinh tế vĩ mô trường hợp nước úc và bài học cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 47 trang )

Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
Khoa kinh tế

Khóa luận tốt nghiệp

Bình ổn kinh tế vĩ mô:
trường hợp nước Úc và
bài học cho Việt Nam
Giáo viên hướng dẫn: Châu Văn Thành
Sinh viên thực hiện: Dương Chí Tâm

04/2016


Mục lục
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................iii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 2
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................................... 2
1.4. CẤU TRÚC BÀI NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 2

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................................... 3
2.1. CÂN BẰNG KINH TẾ VĨ MÔ CỦA MỘT NỀN KINH TẾ NHỎ MỞ .......................... 3
2.2. CÂN BẰNG TRONG VÀ NGOÀI ..................................................................................... 5
2.3. SƠ ĐỒ SWAN VÀ BỐN VÙNG TRỤC TRẶC................................................................. 8
2.4. BỐN VÙNG CHÍNH SÁCH.............................................................................................. 11

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ LIỆU. ............ 13
3.1. KHUNG PHÂN TÍCH ....................................................................................................... 13


3.2. THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU................................................................................... 13
3.2.1. Xác định năm gốc trên đồ thị EB-IB ........................................................................ 13
3.2.2. Xác định tỷ giá đa phương ........................................................................................ 14

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ............................ 15
4.1. XÁC ĐỊNH NĂM GỐC (NĂM CÂN BẰNG) CỦA NƯỚC ÚC .................................... 15
4.2. XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ ĐA PHƯƠNG ................................................................................. 17
4.3. CÁC VÙNG TRỤC TRẶC VÀ ĐỀ NGHỊ CHÍNH SÁCH ............................................ 20
4.3.1. Các vùng trục trặc........................................................................................................... 20
4.3.2. Đề nghị chính sách .......................................................................................................... 22

CHƯƠNG 5. BÀI HỌC NÀO CHO VIỆT NAM............................................................ 26
5.1. SƠ LƯỢC VỀ BỐI CẢNH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ............................................... 26
5.2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ TRƯỜNG HỢP CỦA NƯỚC ÚC .............................. 28

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ HẠN CHẾ CỦA BÀI NGHIÊN CỨU .......................... 33
6.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 33
6.2. HẠN CHẾ ........................................................................................................................... 34

Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 35
Phụ lục ................................................................................................................................ 36

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ABS

Cục thống kê Úc


ADB

Ngân hàng phát triển châu Á

DFAT

Cục ngoại giao và thương mại Úc

EB

Cân bằng bên ngoài

FDI

Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

IB

Cân bằng bên trong

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

M&A


Mua bán và sát nhập

NAIRU

Tỷ lệ thất nghiệp không làm tăng lạm phát

NEER

Tỷ giá hiệu dụng danh nghĩa đa phương

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

RBA

Ngân hàng trung ương Úc

REER

Tỷ giá hiệu dụng thực đa phương

UN COMTRADE

Cơ sở thống kê dữ liệu thương mại tiêu dùng của Liên Hợp Quốc

VC

Quỹ đầu tư mạo hiểm


WB

Ngân hàng thế giới

ii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1. Cân bằng trong mô hình Úc ........................................................................................... 5
Hình 2. Giá của hàng phi thương ................................................................................................ 7
Hình 3. Thị trường hàng hóa có thể ngoại thương ...................................................................... 8
Hình 4. Thay đổi trong giá tương đối để đạt lại trạng thái cân bằng trong và ngoài nước ......... 9
Hình 5. Cân bằng bên trong và bên ngoài ................................................................................. 10
Hình 6. Các vùng chính sách..................................................................................................... 11
Hình 7. Định vị trục trặc của nền kinh tế Úc ............................................................................ 20
Hình 8. Các giai đoạn công nghiệp hóa .................................................................................... 29
Biểu đổ 1. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước Úc .................................................................... 15
Biểu đồ 2. Lạm phát của nước Úc ............................................................................................. 15
Biểu đồ 3. Tỷ lệ thất nghiệp và NAIRU của nước Úc .............................................................. 16
Biểu đồ 4. Cán cân thương mại của nước Úc............................................................................ 16
Biểu đồ 5. Tỷ giá đa phương của nước Úc................................................................................ 18
Biểu đồ 6. Chỉ số giá xuất khẩu của nước Úc ........................................................................... 18
Biểu đồ 7. Khu vực xuất khẩu của Úc qua các năm.................................................................. 19
Biểu đồ 8. Ước lượng NAIRU .................................................................................................. 21
Biểu đồ 9. Nguyên nhân thất nghiệp của nước Úc .................................................................... 21
Biểu đồ 10. Lãi suất của Úc qua các năm ................................................................................. 23
Biểu đồ 11. Đầu tư FDI vào Úc theo khu vực........................................................................... 23
Biểu đồ 12. Nợ thuần của chính phủ Úc ................................................................................... 24
Biểu đồ 13. Nợ thuần của chính phủ Úc qua các thời kỳ .......................................................... 24
Biểu đồ 14. Cán cân cân bằng ngân sách của nước Úc ............................................................. 25

Biểu đồ 15. gGDP của Việt Nam .............................................................................................. 26
Biểu đồ 16. Lạm phát của Việt Nam ......................................................................................... 26
Biểu đồ 17. Cán cân cân bằng ngân sách của Việt Nam ........................................................... 27
Biểu đồ 18. Đầu tư FDI vào Việt Nam ..................................................................................... 27
Biểu đồ 19. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam ............................................................................. 28
Biểu đồ 20. Giá trị nhập khẩu của Việt Nam ............................................................................ 29
Biểu đồ 21. Giá trị nhập khẩu ngành thiết bị liên lạc viễn thông khác và phụ tùng ................. 31
Bảng 1. Trọng số xuất nhập khẩu của nước Úc đối với 15 bạn hàng lớn nhất.......................... 17
Bảng 2. Tỷ giá hiệu dụng danh nghĩa và thực song phương qua các năm ................................ 17
Bảng 3. Số liệu của Úc qua các năm ......................................................................................... 20

iii


0


CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quản lý một nền kinh tế không bao giờ là một chuyện đơn giản, nó đòi hỏi các nhà
hoạch định chính sách tại các quốc gia phải đương đầu với rất nhiều khó khăn với
một bản lĩnh vững vàng nhất. Bên cạnh tầm nhìn dài hạn, các Chính phủ cũng cần
đối phó với những biến động, trục trặc và mất cân bằng kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn.
Đó có thể là những thay đổi trong giá cả thế giới đẩy cán cân thanh toán vào tình
trạng thâm hụt, lạm phát, chi tiêu quá mức, cạn kiệt nguồn tài nguyên…cho dù là bất
kỳ lý do gì thì nếu như các Chính phủ của các quốc gia không có biện pháp đối phó
thích hợp thì nền kinh tế sẽ bị đẩy vào tình trạng rắc rối, các “căn bệnh” ngày một
trầm trọng và làm cho nền kinh tế rơi vào tình trạng kém phát triển.
Một công cụ phân tích để tìm ra được các trục trặc xảy ra trong nền kinh tế, từ đó các
nhà hoạch định chính sách có thể đề ra được những chính sách hữu hiệu để đưa nền

kinh tế thoát khỏi trục trặc, hay đưa nền kinh tế về điểm cân bằng là cần thiết đối với
các nhà quản lý của các quốc gia. Và mô hình quản lý một nền kinh tế mở Salter –
Swan hay còn gọi là mô hình Úc1 (Australian Model) sẽ là một công cụ hữu ích dành
cho chính phủ các nước.
Ở bài nghiên cứu này, tác giả sẽ tiến hành phân tích một cách cụ thể mô hình Úc cho
trường hợp của Úc. Vì quốc gia này có những điều kiện phù hợp với những giả định
của mô hình là nền kinh tế nhỏ mở, đồng thời Úc cũng là quốc gia gần giống với Việt
Nam trong việc khai thác khoáng sản, tài nguyên thiên nhiên góp phần rất lớn vào
tăng trưởng. Từ những năm đầu thập niên 2000s, sự tăng trưởng mạnh mẽ ở Trung
Quốc đã kéo theo sự tăng lên không thể ngờ trước trong việc đầu tư và khai thác
khoáng sản, tăng lên tới khoảng 10% của GDP trong vòng 3 năm trở lại đây; đồng
thời Úc cũng là một đất nước có nền kinh tế phát triển, với tốc độ tăng trưởng GDP
trung bình đạt khoảng 3.5% từ năm 1998, cùng với thu nhập bình quân đầu người đạt
61,000$ vào năm 2014 (IMF, 2015).
Với việc lựa chọn nước Úc để tiến hành phân tích, bài nghiên cứu hi vọng sẽ đưa ra
được những tính toán và phân tích được các trục trặc cũng như diễn biến kinh tế của
nước Úc trong giai đoạn từ 2010 - 2014, từ đó xem xét, và lý giải những chính sách
mà chính phủ Úc đã dùng để “chữa trị” cho nền kinh tế để có thể hiểu sâu hơn nữa
về tính thực tiễn cũng như hiệu quả của mô hình, đồng thời rút ra bài học cho Việt
Nam trong việc bình ổn nền kinh tế vĩ mô.

Mô hình được gọi là mô hình Úc bởi vì nó được phát triển bởi các nhà kinh tế học Úc bao gồm các nhà kinh
tế W. E. G. Salter, “Internal Balance and External Balance: The Role of Price and Expenditure Effects”,
Economic Record, 635, no. 71 (8, 1959): 226 – 238; Trevor W. Swan, “Economic Control in a Dependent
Economy”, Economic Record 36, no. 73 (3, 1960): 51 – 66; and W. Max Cordern, Inflation, Exchange Rates
and the World Economy (Chicago: University of Chicago Press, 1977).
1

1



1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu về tình hình nền kinh tế Úc qua các năm và chính sách bình ổn nền kinh tế
của chính phủ Úc trong giai đoạn 2010 - 2014. Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm
dành cho Việt Nam.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Bài nghiên cứu có ba câu hỏi chính:
1. Những yếu tố nào đã gây mất cân bằng kinh tế vĩ mô của Úc qua 5 năm từ
năm 2010 tới năm 2014?
2. Úc đã dùng những chính sách bình ổn như thế nào để góp phần giảm bớt các
trục trặc kinh tế gặp phải?
3. Việt Nam có thể rút ra bài học gì từ trường hợp của nước Úc?
1.4. CẤU TRÚC BÀI NGHIÊN CỨU
Sau chương giới thiệu, bài nghiên cứu có cấu trúc được chia thành 5 chương chính:
 Chương 2 – Cơ sở lý thuyết: Tổng quan lại lý thuyết và giả định của mô hình
Úc dành cho một nền kinh tế nhỏ mở.
 Chương 3 – Phương pháp nghiên cứu và xử lý dữ liệu: Xác định khung phân
tích cho từng câu hỏi nghiên cứu cùng cách thức thu thập và nguồn của dữ liệu
sẽ và cách tính toán từ những dữ liệu thu thập được.
 Chương 4 – Kết quả phân tích và hàm ý chính sách: Trục trặc của nền kinh tế
vĩ mô Úc được phân tích qua 5 năm gần nhất, đồng thời từ đó trình bày hàm ý
chính sách với những căn bệnh mà nền kinh tế Úc gặp phải.
 Chương 5 – Bài học nào cho Việt Nam: Từ kết quả nghiên cứu dành cho nước
Úc, bài nghiên cứu sẽ đề cập tới bài học mà Việt Nam có thể rút ra được từ
những trục trặc và các chính sách mà nước Úc đã sử dụng để có thể bình ổn
được nền kinh tế vĩ mô.

2



CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. CÂN BẰNG KINH TẾ VĨ MÔ CỦA MỘT NỀN KINH TẾ NHỎ MỞ
Để có thế phân tích được những trục trặc trong một nền kinh tế, việc hiểu rõ cơ sở lý
thuyết của mô hình Úc là vô cùng quan trọng, và do đó bài nghiên cứu sẽ tiến hành
trình bày cơ sở lý thuyết của mô hình Úc một cách rõ ràng và cụ thể để từ đó có thể
xác định được nền kinh tế vĩ mô của Úc trên mô hình một cách chính xác nhất.
Mô hình Úc hay mô hình Salter – Swan được xây dựng dưa trên giả định về một nền
kinh tế nhỏ mở, được coi là trọng tâm để ta hiểu được tại sao các bất cân bằng kinh
tế vĩ mô xảy ra và bằng cách nào ta có thể khắc phục được nó.
Một quốc gia được coi là một nền kinh tế mở khi quốc gia đó tham gia vào các giao
dịch kinh tế với phần còn lại của thể giới, về hàng hóa – dịch vụ và cả vốn. Hơn nữa,
các giao dịch kinh tế này cũng phải đủ lớn để ảnh hướng đến các biến số vĩ mô trong
nước, đặc biệt là giá và cung tiền. Từ khi các tổ chức thương mại quốc tế được hình
thành, đi cùng với quá trình tự do hóa thương mại và hội nhập toàn cầu từ những năm
đầu của thập niên 1980s, các quốc gia dù lớn hay nhỏ đều có xu hướng mở cửa, bãi
bỏ các hàng rào thương mại, tạo điều kiện hơn cho sự di chuyển của hàng hóa – dịch
vụ và dòng vốn, vì vậy hầu hết các quốc gia trong thời buổi hiện nay đều được xem
là quốc gia có nền kinh tế mở.
Một nền kinh tế nhỏ được định nghĩa là nền kinh tế không thể tác động đến giá cả
hàng hóa thế giới thông qua hoạt động thương mại. Định nghĩa trên hàm ý rằng nguồn
xuất khẩu lẫn nhập khẩu của quốc gia có nền kinh tế nhỏ không thể tác động đến cung
cầu của hàng hóa thế giới, từ đó không thể gây ảnh hưởng đến giá thế giới, hay các
quốc gia này còn được gọi là các quốc gia chấp nhận giá trên thị trường thế giới. Và
trong trường hợp của Úc, tuy là một nhà xuất khẩu lớn về một số loại quặng nhưng
lại không thể gây ảnh hưởng đến giá cả hàng nhập khẩu và do đó, Úc vẫn được coi là
một nền kinh tế nhỏ.
Giả định vô cùng quan trọng khác đó là tất cả hàng hàng hóa của một nước sản xuất
và tiêu thụ được gộp chung lại trong 2 nhóm lớn: hàng hóa không ngoại thương (hay
hàng phi thương) và hàng có thể ngoại thương.
Hàng phi thương là hàng hóa mà chỉ có thể bán ở trong nền kinh tế nơi nó được sản

xuất ra vì chúng không dễ dàng hoặc khó khăn trong việc trao đổi, mua bán bên ngoài
phạm vi quốc gia. Thông thường, lý do chính là do chi phí chuyên chở quá cao hoặc
do đặc thù của từng quốc gia hoặc từng món hàng khác nhau. Ví dụ: nếu bạn đang ở
Thái Lan và muốn ăn một tô phở ở Việt Nam, dĩ nhiên là bạn hoàn toàn có thể đặt
dịch vụ một tô phở từ Việt Nam vận chuyển tốc hành qua Thái Lan, tuy nhiện chi phí
để vận chuyển một tô phở lại quá cao, đồng thời thời gian vận chuyển cũng làm cho

3


tô phở mất đi giá trị ban đầu. Và điều đó cũng tương tự cho các hàng hóa – dịch vụ
như: sự vận chuyển chuyên chở, xây dựng, ngành buôn bán lẻ, giải trí….Và một hệ
quả tất yếu là hàng phi thương sẽ không phải tham gia cuộc chiến ở thị trường nước
ngoài.. Hay nói cách khác, giá của hàng phi thương, ký hiệu là 𝑃𝑁 , sẽ do các lực thị
trường bên trong nền kinh tế của quốc gia đó quyết định, bất kỳ sự dịch chuyển nào
của cung hoặc cầu cũng sẽ làm thay đổi giá của hàng phi thương. Do đó, giá của hàng
phi thương được coi là nội sinh (được quyết định trong mô hình), là bình quân gia
quyền của giá tất cả các dịch vụ và hàng phi thương.
Trái ngược lại với hàng phi thương là hàng hóa có thể ngoại thương, là những hàng
hóa và dịch vụ được giao dịch quốc tế với nước ngoài. Hàng hóa có thể ngoại thương
là hàng hóa hóa có thể nhập khẩu hoặc xuất khẩu. Một số ví dụ về hàng hóa có thể
ngoại thương như là: quặng, dầu mỏ, gạo….Theo giả định của một nền kinh tế nhỏ
mở, giá trong nước của hàng hóa có thể ngoại thương, ký hiệu là 𝑃𝑇 , không được
quyết định bởi điều kiện trong nước mà do cung và cầu trên thị trường thế giới quyết
định, do đó chúng được coi là ngoại sinh (tức là được quyết định ở ngoài mô hình).
Giá trong nước của một hàng hóa có thể ngoại thương được thể hiện: 𝑃𝑇 = 𝑒𝑃𝑇∗ , trong
đó e là tỷ giá hối đoái danh nghĩa bằng đồng nội tệ so với một đô la, và 𝑃𝑇∗ là giá thế
giới của mặt hàng có thể ngoại thương được tính bằng đô la. Và với cách thể hiện
này, việc điều chỉnh tỷ giá hối đoái sẽ làm thay đổi giá trong nước của hàng có thể
ngoại thương. Ở trong mô hình này, tất cả các hàng hóa có thể ngoại thương đã được

đơn giản hóa và xếp chung vào một loại hàng hóa tổng hợp, nên giá của hàng hóa có
thể ngoại thương 𝑃𝑇 được coi như là một chỉ số, cũng là bình quân gia quyền của giá
tất cả các dịch vụ và hàng hóa có thể ngoại thương.
Trong thực tế, sự khác biệt giữa hàng phi thương và có thể ngoại thương không phải
lúc nào cũng rõ rệt. Lấy một ví dụ minh họa về việc uống bia Tiger tại một quán bar.
Rõ ràng, chai bia Tiger là một loại hàng hóa có thể thương mại quốc tế. Tuy nhiên,
việc uống bia trong quán bar, bao gồm cả tiếng nhạc sôi động, không khí ồn ào…thì
lại là hàng phi thương. Hay nói cách khác, quán bar cung cấp một dịch vụ phi thương
mà trong đó có cả hàng hóa có thể ngoại thương được. Điều này tạo nên một sự cấu
thành giữa hai loại hàng hóa có rất nhiều trong thực tế.
Một số loại hàng hóa trong thực tế có thể là phi thương hoặc có thể ngoại thương,
phụ thuộc vào đặc điểm của vị trí địa lý, công nghệ, văn hóa hoặc thể chế chính trị.
Ngày nay, sự trở ngại về pháp lý và các tiêu chuẩn quốc tế, ví dụ như thuế quan, hạn
ngạch, các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng… có thể làm cho một mặt hàng tiềm
năng về ngoại thương trở thành hàng phi thương. Một yếu tố quan trọng khác phải kể
tới có thể quyết định được một loại hàng hóa có thể giao thương quốc tế hay không
đó là công nghệ. Ngày nay, rất nhiều hàng hóa và dịch vụ đã chuyển từ phi thương
sang có thể ngoại thương nhờ vào công nghệ. Một ví dụ rất điển hình là thị trường

4


âm nhạc, ngày nay khi ở một quốc gia xa xôi như Việt Nam, bạn cũng hoàn toàn có
thể mua được một bản nhạc chính gốc từ một ca sĩ nổi tiếng ở thị trường Mỹ chỉ với
vài cú nhấn chuột.
2.2. CÂN BẰNG TRONG VÀ NGOÀI
Cân bằng trong và ngoài theo mô hình Úc được biểu diễn trong hình 1 với lượng hàng
phi thương ở trục tung và hàng có thể ngoại thương ở trục hoành. Đường giới hạn
khả năng sản xuất PPF thể hiện tất cả các cách kết hợp khác nhau giữa hàng phi
thương và hàng có thể ngoại thương có thể sản xuất khi sử dụng toàn bộ các nguồn

lực của nền kinh tế. Đường chi tiêu EF thể hiện mức hấp thụ (chi tiêu) nội địa cho
hàng phi thương và có thể ngoại thương. Độ đốc của đường chi tiêu là mức giá tương
đối giữa hàng có thể ngoại thương và hàng phi thương, 𝑃 =

𝑃𝑇
𝑃𝑁

. Đường bàng quan

Hàng phi thương

IC biểu diễn các cách kết hợp khác nhau giữa hàng ngoại thương và hàng phi thương
đem lại cho người tiêu dùng cùng một mức hữu dụng. Trong hình 1, mức chi tiêu A
bằng với thu nhập ở mức sản lượng tiềm năng.

EF

PPF
IC
1
𝑁1

𝑃=

𝑇1

Hình 1. Cân bằng trong mô hình Úc
Nguồn: Dwight H. Perkins et. al (2006)

𝑃𝑇

𝑃𝑁

Hàng có thể ngoại
thương

Khi đường bàng quan tiếp xúc với đường giới hạn khả năng sản xuất, ta có điểm cân
bằng trong mô hình Úc: cầu hàng phi thương bằng với lượng hàng phi thương được
sản xuất và cầu hàng hóa ngoại thương cũng bằng với lượng hàng hóa ngoại thương
được sản xuất. Cân bằng thứ nhất, được gọi là cân bằng bên trong thể hiện sản lượng
ở mức sản lượng tiềm năng, với thất nghiệp ở mức thất nghiệp tự nhiên và lạm phát
có thể kiểm soát được. Cân bằng thứ hai, còn gọi là cân bằng bên ngoài, đạt được khi

5


cán cân thương mại cân bằng (X = M). Có thể thấy từ mô hình Salter, cân bằng bên
trong và bên ngoài được xác định bởi mức chi tiêu A và mức giá tương đối P.
“Cân bằng bên trong là một sự duy trì cân bằng giữa tổng hiệu dụng
của cung và cầu hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi nguồn lực trong
nước, hay tương ứng là “việc làm đầy đủ mà không có áp lực lạm phát”.
Cân bằng bên ngoài, là một sự duy trì cân bằng giữa tổng hiệu dụng
cung cho xuất khẩu và cầu cho nhập khẩu, hay tương ứng là “cân bằng
cán cân thanh toán” (sau khi cho phép các điều kiện thương mại và
chuyển giao tài chính).”
Trevor W. Swan (1960)
Khi P thay đổi sẽ làm thay đổi cung cầu của hai loại hàng hóa. Nếu P tăng hàng hóa
có thể ngoại thương trở nên mắc hơn so với hàng phi thương, dẫn đến cung càng hóa
có thể ngoại thương tăng (theo quy luật cung) và cầu hàng hóa có thể ngoại thương
giảm (theo quy luật cầu). Tình huống này dẫn đến thặng dư hàng hóa có thể ngoại
thương (cung > cầu) và lượng hàng hóa dư thừa sau khi tiêu dùng trong nước sẽ được

giao thương quốc tế.
Tổng lượng hàng hóa T1 và N1 biểu thị sản lượng quốc gia Y1. Trong một quốc gia,
sản lượng đầu ra được biểu hiện qua:
Y=C+I+X–M
Và chi tiêu của một quốc gia được biểu hiện qua:
A=C+I
Khi một nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng (điểm I) thì:
X – M = 0 và Y = A (thu nhập bằng chi tiêu).
Tóm lại một mô hình cho ta được 3 kết quả quan trọng. Thứ nhất, cần bằng kinh tế
vĩ mô diễn ra khi có cả cân bằng bên ngoài và cân bằng bên trong (cung và cầu hai
loại hàng hóa bằng nhau); thứ hai, điều kiện để cân bằng ở hai thị trường là giá
tương đối P làm cân bằng cung cầu hai thị trường và chi tiêu phải bằng thu nhập.
Thứ ba, từ điều kiện cân bằng gợi ý cho chính phủ hai phương pháp chữa trị một nền
kinh tế mất cân bằng là điều chỉnh chi tiêu và tỷ giá hối đoái danh nghĩa, hoặc cả
hai.
Tiếp đến, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về giá của từng loại hàng phi thương và hàng
hóa có thể ngoại thương nếu như nhu cầu về chúng tăng lên trong từng trường hợp.
Đối với hàng phi thương, giá sẽ bị tác động bởi bất kỳ sự dịch chuyển nào của cung
và cầu thị trường nội địa, ký hiệu 𝑌𝑁 là cung nội địa, 𝐴𝑁 là cầu nội địa. Khi đó, cân

6


bằng trong thị trường hàng phi thương: 𝑌𝑁 = 𝐴𝑁 . Hay lúc này, còn gọi là cân bằng
trong nước. Ta sẽ xem giá cả của hàng phi thương thay đổi như thế nào qua hình 2.

N

Hình 2. Giá của hàng phi thương
Nguồn: Miguel Lebre de Freitas (2015)


Tại trường hợp cân bằng đầu tiên tại điểm (0). Sau đó, vì một lý do gì đó trong từng
trường hợp cụ thể, khi cầu hàng phi thương tăng làm cho đường cầu 𝐴𝑁 dịch chuyển
sang đường cầu 𝐴′𝑁 , khi đó giá của hàng phi thường tăng từ 𝑃0 lên 𝑃1 , tại điểm cân
bằng mới là (1), nhu cầu về tiêu thụ hàng phi thương nhiều hơn, hàng phi thương
cũng được sản xuất nhiều hơn và ứng với một mức giá cao hơn. Và trường hợp tương
tự cũng xảy ra tại điểm cân bằng (2) với chiều hướng ngược lại, hàng phi thương
được sản xuất và tiêu dùng ít hơn, ứng với một mức giá thấp hơn.
Trong trường hợp còn lại của hàng hóa có thể ngoại thương, như đã đề cập ở trên, giá
trong nước của một hàng hóa có thể ngoại thương được thể hiện 𝑃𝑇 = 𝑒𝑃𝑇∗ . Theo giả
định một nền kinh tế nhỏ, giá của hàng hóa có thể ngoại thương được quyết định ở
ngoài mô hình (ngoại sinh). Do đó, bởi vì tác động của dòng vốn, nền kinh tế tại quốc
gia có thể tiêu thụ nhiều hoặc ít hơn hàng hóa có thể ngoại thương mà nó sản xuất ra.
Sự tăng lên hay giảm xuống này thể hiện qua cán cân hàng hóa và dịch vụ. Tiếp tục
ký hiệu hiệu 𝑌𝑇 là cung nội địa, 𝐴 𝑇 là cầu nội địa của hàng hóa có thể ngoại thương,
khi đó ta có thể biểu hiện sự tăng lên hay giảm xuống lượng hàng hóa có thể ngoại
thương được tiêu thụ: TB = 𝑌𝑇 - 𝐴 𝑇 . Thị trường trong nước của hàng hóa có thể ngoại
thương được thể hiện qua hình 3.

7


Hình 3. Thị trường hàng hóa có thể ngoại thương
Nguồn: Miguel Lebre de Freitas (2015)

Trong trường hợp cân bằng bên ngoài tại điểm (0), tức là cung hàng hóa có thể ngoại
thương bằng với cầu hàng hóa có thể ngoại thương (𝑌𝑇 = 𝐴 𝑇 ). Vì một lý do cụ thể
nào đó trong từng trường hợp, cầu hàng hóa có thể ngoại tương tăng lên (𝐴′𝑇 ). Trái
ngược hoàn toàn với trường hợp của hàng phi thương, giá của hàng hóa có thể ngoại
thương không thể thay đổi. Và cũng vì lý do đó, những nhà sản xuất sẽ không có động

cơ để phản ứng với việc cầu hàng hóa có thể ngoại thương tăng, và khi đó cầu hàng
hóa có thể ngoại thương cao hơn cung hàng hóa có thể ngoại thương (𝐴1𝑇 > 𝑌𝑇0 ) và
sự thiếu hụt này có thể được bù đắp bằng nhập khẩu. Trong trường hợp này, sự tăng
lên của cầu hàng hóa ngoại thương gây ra sự thâm hụt trong cán cân hàng hóa và dịch
vụ, TB = 𝑌𝑇0 − 𝐴1𝑇 < 0. Ngược lại, khi cầu hàng hóa có thể ngoại thương giảm (𝐴′′𝑇 )
sẽ làm cho cán cân hàng hóa và dịch vụ thặng dư ,TB = 𝑌𝑇0 − 𝐴2𝑇 > 0.
2.3. SƠ ĐỒ SWAN VÀ BỐN VÙNG TRỤC TRẶC
Từ phân tích mô hình Úc đường cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài được xây
dựng trên các yếu tố xác định là hấp thụ nội địa (A) và mức giá tương đối P thể hiện
tỷ giá thực. Đường cân bằng bên trong IB biểu diễn tập hợp các mức chi tiêu A và
giá tương đối P để một quốc gia đạt cân bằng bên trong, đường cân bằng bên ngoài
EB biểu diễn tập hợp các mức chi tiêu A và giá tương đối P để một quốc gia đạt cân
bằng bên ngoài.

8


Hàng phi thương

Hàng phi thương

(a)
3

(b)

2

2


1

N1

T1

N1

Y=A

Hàng có thể
ngoại thương

1

T

3

Y=A

Hàng có thể
ngoại thương

Hình 4. Thay đổi trong giá tương đối để đạt lại trạng thái cân bằng trong và ngoài nước
Nguồn: Gillis, M., et.al (1992)

Giả sử có một sự gia tăng trong chi tiêu A vượt quá thu nhập Y như hình 4. Trong
hình 4a, một sự gia tăng như vậy làm dịch chuyển điểm tiêu dùng đến 2, tại đó cầu
hàng ngoại thương vượt quá lượng sản xuất, cán cân thương mại thâm hụt. Để cán

cân thương mại cân bằng trở lại, giá tương đối P hay tỷ giá thực phải tăng thể hiện ở
đường EF xoay sang bên phải và đưa điểm tiêu dùng tới 3. Giá tương đối tăng cũng
làm tăng sản xuất hàng ngoại thương. Cung hàng ngoại thương tăng và cầu hàng
ngoại thương giảm cho đến khi cán cân thương mại cân bằng. Điều này phản ánh mối
quan hệ dốc lên của đường EB trong hình 5.
Ngược lại, một sự gia tăng trong chi tiêu A như hình 4b làm dịch chuyển điểm tiêu
dùng đến 2, tại đó cầu hàng phi thương vượt quá lượng sản xuất, chi tiêu vượt quá
thu nhập. Để đạt được cân bằng bên trong, giá tương đối P hay tỷ giá thực phải giảm
thể hiện ở đường EF xoay sang bên trái và đưa điểm tiêu dùng tới 3 với mức tiêu
dùng hàng phi thương ít đi. Giá tương đối giảm cũng làm tăng sản xuất hàng phi
thương. Cung hàng phi thương tăng và cầu giảm, nền kinh tế đạt được cân bằng bên
trong. Điều này thể hiện ở mối quan hệ dốc xuống của đường IB trên hình 5.

9


e = E.P*/P

(I) Thặng dư ,
lạm phát

EB

(II) Thâm hụt, lạm
phát

(IV) Thặng dư ,
thất nghiệp
(III) Thâm hụt,
thất nghiệp


IB

Hình 5. Cân bằng bên trong và bên ngoài
Nguồn: Dwight H. Perkins et. al (2006)

A

Điểm giao nhau giữa EB và IB thể hiện quốc gia đạt được cả cân bằng bên trong và
cân bằng bên ngoài, trạng thái giống như điểm 1 trên hình 1, và được gọi là điểm cân
bằng. Đường IB và EB chia hình 3 thành 4 phần, tương ứng với 4 vùng trục trặc hay
4 vùng bất cân bằng. Vùng I thể hiện quốc gia đang tăng trưởng nóng kèm với cán
cân thương mại thặng dư, tại đây tỷ giá hối đoái quá thấp; vùng II mô tả tình trạng
tăng trưởng nóng nhưng cán cân thương mại thâm hụt, chủ yếu là do chi tiêu quá mức
(chi tiêu lớn hơn thu nhập); vùng III tương ứng với tình trạng thất nghiệp và thâm hụt
thương mại; vùng IV thể hiện thất nghiệp kèm với cán cân thương mại thặng dư.
Một khi rơi vào tình trạng mất cân bằng, các nền kinh tế có những khuynh hướng tự
tại là quay trở lại cân bằng. Các khuynh hướng đi về điểm cân bằng: Nếu nền kinh tế
gặp phải thặng dư ngoài nước, dự trữ và cung tiền có khuynh hướng tăng trong khi tỷ
giá hối đoái có khuynh hướng tăng giá, điều này đẩy nền kinh tế về phía IB. Đối với
trường hợp thâm hụt thì mọi chuyện lại xảy ra ngược lại. Nếu nền kinh tế xảy ra lạm
phát, sự gia tăng của giá sẽ dẫn đến tăng giá thực của tỷ giá hối đoái và giá trị thực
của hấp thụ nội địa A giảm, điều này đưa nền kinh tế về IB. Đối với thất nghiệp thì
ngược lại nhưng chỉ khi giá cả có thể giảm một cách linh động.

10


2.4. BỐN VÙNG CHÍNH SÁCH


(I)

N

∆+ 𝐴

e = E.P*/P

e = E.P*/P

Khi nền kinh tế rơi vào trục trặc, Chính phủ cần sử dụng các chính sách để đưa nên
kinh tế quay lại điểm cân bằng. Các công cụ chính phủ có thể sử dụng bao gồm chính
sách tỷ giá để tác động đến giá tương đối P và chính sách tiền tệ cùng chính sách tài
khóa để tác động đến hấp thụ nội địa A. Hình 6 phác họa bốn vùng chính sách được
chia theo chữ thập đi qua điểm cân bằng. Bốn vùng chính sách không được chia theo
các vùng trục trặc do ở các vùng này. Ví dụ như 2 điểm M, N thuộc hai vùng trục trặc
khác nhau, ở M nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát và thặng dư cán cân thương
mại trong khi ở N nền kinh tế có dấu hiệu thất nghiệp cao và thặng dư cán cân thương
mại. Tuy nhiên, hai điểm này thuộc cùng một vùng chính sách do chính sách cần thiết
để kéo nền kinh tế về điểm cân bằng là như nhau. Cụ thể chính sách cần thiết sẽ là
nâng giá nội tệ (thể hiện ở tỷ giá hối đoái giảm (∆− 𝑒) kích thích nhập khẩu và tăng
chi tiêu (∆+ 𝐴) thông qua chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng. Hợp lực của các
chính sách này kéo nền kinh tế đi xuống và sang phải để tiệm cận điểm cân bằng.
Ngược lại ở vùng 2, nền kinh tế tăng trưởng nóng và lạm phát cao, chính sách bình
ổn là nâng giá nội tệ và cắt giảm chi tiêu, thắt chặt tiền tệ… Tuy nhiên, nếu chính phủ
không can thiệp thì nền kinh tế cũng có xu hướng tự quay về điểm cân bằng. Cơ chế
tự sửa sai này mất rất nhiều thời gian hoặc khó xảy ra do những chính sách của chính
phủ cho các mục tiêu kinh tế khác.

EB

M
∆− 𝑒

∆− 𝐴

∆+ 𝐴
(I)
∆− 𝑒

EB
(II)
∆− 𝑒

∆+ 𝑒

∆+ 𝑒

(III)
(IV)

IB
Y=A
Hình 6. Các vùng chính sách
Nguồn: Dwight H. Perkins et. al (2006)

A

∆+ 𝐴

∆− 𝐴

IB
Y=A

A

Để đưa nền kinh tế về được điểm cân bằng, việc cần thiết là phải thực hiện hai điều
chỉnh trong chính sách. Đây cũng là một ví dụ đơn giản về nguyên tắc tổng quan do
nhà kinh tế học người Hà Lan Tinbegen đưa ra: để đạt được n mục tiêu chính sách,

11


thông thường ta cần phải sử dụng cùng một số lượng n các công cụ chính sách. Còn
ở trong biểu đồ, việc đưa các điểm trục trặc về vị trí cân bằng (cũng tương ứng với
hai mục tiêu là cân bằng trong và ngoài) phải dựa vào hai hợp lực đó là tác động tới
giá tương đối P (lực thứ nhất) và tác động tới hấp thụ nội địa (lực thứ hai). Tuy nhiên,
nếu các điểm trục trặc của nền kinh tế nằm ngay trên đường thằng đi qua điểm cân
bằng và song song với trục hoành và đường pháp tuyến của nó tại đó thì chỉ cần một
lực tác động là có thể đưa nền kinh tế về điểm cân bằng. Dựa vào hình 6 ta có thể
phác họa được các chính sách cần thiết cần phải thực hiện để có thể đưa nền kinh tế
trở về điểm cân bằng khi có trục trặc kinh tế vĩ mô xảy ra:
 Ở góc phần tư thứ nhất, nâng giá tỷ giá hối đoái có thể xóa bỏ thặng dư
ngoài nước, trong khi mở rộng thu chi ngân sách ngăn chặn nạn thất nghiệp.
Hoặc mở rộng thu chi ngân sách có thể chấm dứt trình trạng thặng dư trong
khi nâng giá ngăn chặn lạm phát theo sau nó.
 Ở góc phần tư thứ hai, việc kết hợp các chính sách; thắt lưng buộc bụng và
nâng giá tỷ giá hối đoái sẽ giúp cho nền kinh tể trở về điểm cân bằng. Sự
kết hợp các chính sách như vậy là cần thiết, cho dù nền kinh tế đang có lạm
phát với thặng dự ngoài nước tương đối nhỏ hay lạm phát với thâm hụt
tương đối nhỏ. Dĩ nhiên, việc áp dụng mỗi một chính sách với mức độ

mạnh nhẹ tương đối như thế nào sẽ tùy thuộc vào nền kinh tế khởi đầu ở
đâu trong góc phần tư thứ hai, nhưng về cơ bản thì việc kết hợp hai chính
sách trên là cần thiết.
 Ở góc phần tư thứ ba, phá giá tỷ giá hối đoái và thắt chặt chi tiêu là cần
thiết để tránh lạm phát và đạt tới điểm cân bằng.
 Ở góc phần tư thứ tư, chính sách làm tăng hấp thụ A có thể sẽ làm giảm
thất nghiệp nhưng cái giá phải trả là thâm hụt ngoài nước, và do đó việc
phá giá để đạt tới điểm cân bằng là điều cần thiết.
Tuy nhiên, trong thực tế, không phải lúc nào chính phủ các nước cũng thực hiện như
lý thuyết, một ví dụ điển hình là vào những thập nhiên 1960s, Hàn Quốc dưới thời
của tổng thống Park Chung Hee gặp phải trục trặc ở góc phần tư thứ ba trong bối
cảnh Mỹ cắt giảm viện trợ nhanh chóng trước đó buộc Hàn Quốc phải gia tăng kim
ngạch xuất khẩu để có thể chi trả cho nhập khẩu cần thiết về nhiên liệu và hàng hóa
đầu tư vốn. Chính quyền của tổng thống Park Chung Hee đã không áp dụng chính
sách thắt lưng buộc bụng mà tập trung vào chính sách phá giá đồng won (gần như
100% so với đồng đô la Mỹ), lý do là lúc này, chính phủ đang có chiến lược là thúc
đẩy gia tăng xuất khẩu mạnh mẽ, tập trung vào các ngành công nghiệp thâm dụng lao
động mà Hàn Quốc có lợi thế tương đối nhờ nhân công giá rẻ như: may, dệt, giày
da…

12


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ PHÂN TÍCH DỮ
LIỆU.
3.1. KHUNG PHÂN TÍCH
Bài nghiên cứu này xem xét một công cụ phân tích và chính sách hữu hiệu chính phủ
có thể sử dụng để đưa nền kinh tế về điểm cân bằng là mô hình quản lý một nền kinh
tế mở Salter – Swan, áp dụng cho trường hợp của Úc.
Đối với câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, bài nghiên cứu sẽ tiến hành tính tỷ giá hối đoái

thực REER qua các năm, từ năm 2002 tới năm 2014 (13 năm). Từ đó, qua biến động
của tỷ giá hối đoái thực, bài nghiên cứu sẽ phân tích những diễn biến và điều gì đã
gây trục trặc cho nền kinh tế vĩ mô của nước Úc.
Cho câu hỏi nghiên cứu thứ hai, bài nghiên cứu sẽ tiến hành chọn năm gốc và tiến
hành định vị trục trặc của nền kinh tế Úc qua các năm. Từ đó xem xét Úc đã phản
ứng với các trục trặc trong nền kinh tế như thế nào, có giống với lý thuyết hay không?
Và từ những gì đã phân tích, bài nghiên cứu sẽ phân tích hàm ý chính sách mà Úc đã
sử dụng để bình ổn nền kinh tế vĩ mô.
Câu hỏi nghiên cứu thứ ba cũng là câu hỏi nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng, qua kết
quả nghiên cứu đối với trường hợp nước Úc, bài nghiên cứu sẽ tìm ra đặc điểm nổi
bật và có nét tương đồng giữa nền kinh tế vĩ mô Úc và Việt Nam từ đó rút ra những
bài học cho nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam.
3.2. THU THẬP VÀ XỬ LÝ DỮ LIỆU
Dữ liệu về thất nghiệp, lạm phát, trọng số xuất khẩu của Úc…được lấy chủ yếu thông
qua nguồn dữ liệu UN COMTRADE, ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và ngân
hàng trung ương Úc (RBA).
3.2.1. Xác định năm gốc trên đồ thị EB-IB
Việc xác định năm gốc trên đồ thị EB-IB là vô cùng quan trọng. Như đã trình bày
trong phần cơ sở lý thuyết, năm gốc phải là năm thỏa mãn đồng thời cân bằng bên
trong và cân bằng bên ngoài, nếu điều đó không xảy ra thì năm gốc phải là năm gần
với điểm cân bằng nhất có thể.
Để lựa chọn được năm gốc một cách chính xác nhất, bài nghiên cứu tiến hành xác
định các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, thất nghiệp và cán cân thương
mại, dựa trên dữ liệu về nước Úc của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) từ năm
1997-2014.
-

Đối với tốc độ tăng trưởng GDP: bài nghiên cứu sẽ tiến hành tính toán tăng
trưởng trung bình cả giai đoạn (18 năm), sau đó tiến hành so sánh với tốc độ
tăng trưởng GDP qua các năm để chọn năm gốc chính xác nhất.


13


-

-

Về lạm phát: năm gốc là năm sẽ có lạm phát ở mức gần với mức lạm phát mục
tiêu mà Ngân hàng trung ương Úc theo đuổi trong trung hạn.
Về thất nghiệp: tỉ lệ thất nghiệp ở năm gốc phải gần nhất với ước lượng cho tỉ
lệ thất nghiệp không làm tăng lạm phát NAIRU của Ngân hàng trung ương
Úc.
Về cán cân thương mại: cán cân thương mại tại năm gốc phải thỏa mãn điều
kiện là gần với 0 nhất.

Trong thực tế, khi xác định năm gốc, việc tất cả các chỉ số cùng thỏa mãn điều kiện
tốt nhất là điều khó có thể xảy ra, do đó, bài nghiên cứu sẽ lựa chọn năm gốc là năm
có các chỉ số thỏa mãn được một cách tương đối (tốt nhất với chỉ số này nhưng lại
không thể là tốt nhất với chỉ số khác).
3.2.2. Xác định tỷ giá đa phương
Tỷ giá hối đoái thực đa phương là quan trọng vì chỉ số này góp phần xác định được
vị trí của các năm trong biểu đồ phase.
Tỷ giá hiệu dụng danh nghĩa đa phương (NEER) và tỷ giá hiệu dụng thực đa phương
(REER) được tính như là trung bình trọng số của chỉ số tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá
thực song phương cho các đối tác thương mại chủ yếu.
𝑁𝐸𝐸𝑅𝑡 = ∑ 𝑤𝑖 𝐸𝑖,𝑡

𝑅𝐸𝐸𝑅𝑡 = ∑ 𝑤𝑖 𝑒𝑖,𝑡


𝑖

𝑖

Trong đó: wi là trọng số thường được lấy là tỉ trọng của nước i trong thương mại với
nước đang xem xét. 𝐸𝑖,𝑡 và 𝑒𝑖,𝑡 là chỉ số tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực của đồng tiền
nước đang xem xét với nước i trong năm t.
Để tính NEER và REER cho Úc, bài nghiên cứu sẽ tiến hành thu thập dữ liệu về
thương mại xuất nhập khẩu của Úc với các nước trên thế giới trong giai đoạn 2005 –
2014 (10 năm) từ UN Comtrade.; 𝑤𝑖 được tính bằng cách lấy tổng giá trị xuất nhập
khẩu của Úc với tổng giá trị xuất nhập khẩu của Úc trong giai đoạn 10 năm từ 2005
– 2014. Cho cả giai đoạn, các nước được xếp theo thứ tự từ lớn đến nhỏ trong kim
ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Úc.
Đối với tỷ giá hối đoái, bài nghiên cứu tiến hành lấy dữ liệu từ Ngân hàng thế giới
theo tỷ giá đô la Úc với đô la Mỹ và đô la Mỹ so với các đồng tiền khác và sau đó
tính ngược trở lại tỷ giá đô la Úc theo các đồng tiền khác. Tỷ giá thực song phương:
𝑃∗

𝑒𝑖,𝑡 = (𝐸 )𝑖,𝑡 ,
𝑃

với E là chỉ số tỷ giá danh nghĩa được tính bằng cách lấy tỷ giá năm t chia cho tỷ giá
năm gốc, dữ liệu về chỉ số giá được lấy từ WB và được đổi theo năm gốc.

14


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH
4.1. XÁC ĐỊNH NĂM GỐC (NĂM CÂN BẰNG) CỦA NƯỚC ÚC
Dựa trên dữ liệu về Úc của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) trong 18 năm từ

1997 – 2014, qua tính toán bài nghiên cứu nhận thấy:
 Về tăng trưởng GDP, tăng trưởng năm 2002 là 3.86% cao hơn trung bình cả giai
đoạn là 3.25%. Báo cáo của Ngân hàng trung ương Úc (RBA) cho thấy tốc độ
tăng trưởng GDP thông thường để nền kinh tế ở mức sản lượng tiềm năng là từ 3
– 3.25%.
%

Biểu đồ 1. Tốc độ tăng trưởng GDP của nước Úc

6.0
5.0

4.0
3.0
2.0
1.0
0.0

Nguồn: tính toán dựa trên dữ liệu lấy từ ADB.

 Về lạm phát: lạm phát năm 2002 ở mức 3% được tính toán từ chỉ số giá tiêu dùng
CPI được coi là mức ổn định ở Úc khi Ngân hàng trung ương Úc theo đuổi lạm
phát mục tiêu từ 2 – 3% trong trung hạn.
%

Biểu đồ 2. Lạm phát của nước Úc

7.0
6.0
5.0

4.0
3.0
2.0
1.0
0.0

-1.0

Nguồn: tính toán dựa trên dữ liệu lấy từ ADB.

15


 Về thất nghiệp: thất nghiệp ở Úc liên tục giảm trong giai đoạn 1997 – 2008 là kết
quả của bùng nổ kinh tế, đặc biệt là sự mở rộng trong khu vực khai thác tài nguyên
(booming sectors) nhờ nhu cầu nguyên liệu tăng cao từ Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản…Từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, thất nghiệp ở Úc có xu
hướng tăng trở lại. Tỉ lệ thất nghiệp năm 2002 ở mức 6.37% khá sát với ước lượng
cho tỉ lệ thất nghiệp không làm tăng lạm phát NAIRU của ngân hàng trung ương
Úc.
Biểu đồ 3. Tỷ lệ thất nghiệp và NAIRU của nước Úc

%
9
8

7
6
5
4

3
2
1
0
1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
Nairu

Tỷ lệ thất nghiệp

Nguồn: tính toán dựa trên dữ liệu lấy từ OECD và ADB.

 Cán cân thương mại: Mặc dù được lợi lớn từ giá nguyên liệu thô liên tục tăng cao
từ năm 2000, cán cân thương mại của Úc liên tục thâm hụt và bắt đầu có thặng dư
trong vài năm gần đây. Ở tiêu chí này, năm 2002 có thể xem là hoàn hảo để chọn
làm năm gốc khi thâm hụt thương mại chỉ ở mức -0.14% GDP.
Biểu đồ 4. Cán cân thương mại của nước Úc (% GDP)
2.0

1.5
1.5

1.0
0.5

0.3

0.5

0.6


0.4

0.0

-0.6 1999 2000 2001
-0.1 2002
-0.1 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
-0.7 2011 2012 2013
-0.3 2014
-0.5 1997 1998
-1.0
-1.5
-2.0
-2.5

-2.0 -2.1

-1.8
-2.1
-2.7

-2.5

-1.5
-2.4

-3.0

Nguồn: tính toán dựa trên dữ liệu lấy từ ADB.


16


4.2. XÁC ĐỊNH TỶ GIÁ ĐA PHƯƠNG
Để xác định tỷ giá đa phương, bài nghiên cứu tiến hành tính toán dữ liệu về thương
mại xuất nhập khẩu của Úc với các nước trên thế giới trong giai đoạn 10 năm, từ năm
2005 – 2014 lấy từ UN COMTRADE. Sau khi tính toán, bài nghiên cứu đã tính được
tỷ trọng của 15 nước có tỷ trọng xuất nhập khẩu cao nhất, chiếm 74% tổng thương
mại của nước Úc.
Bảng 1. Trọng số xuất nhập khẩu của nước Úc đối với 15 bạn hàng lớn nhất
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Quốc gia đối tác của nước Úc
(X)
(M)
576,249
389,175
China

Trọng số
(𝒘𝒊 ) %
965,423
24.32
X+M

Japan

444,034

203,216


647,249

16.30

United States

156,711

361,840

518,551

13.06

Republic of Korea

191,991

82,503

274,494

6.91

Singapore

88,830

164,540


253,369

6.38

United Kingdom

111,410

119,994

231,404

5.83

New Zealand

117,129

96,793

213,922

5.39

Thailand

58,311

112,130


170,441

4.29

Malaysia

55,589

96,137

151,726

3.82

Germany

28,510

119,095

147,605

3.72

Taiwan

78,182

42,156


120,339

3.03

Hong Kong (SAR of China)

45,366

32,627

77,994

1.96

United Arab Emirates

29,570

40,859

70,429

1.77

Vietnam

24,287

45,746


70,033

1.76

Papua New Guinea

24,394

32,830

57,224

1.44

Nguồn: tính toán dựa trên dữ liệu lấy từ UN COMTRADE.

Sau khi tính được trọng số xuất nhập khẩu của nước Úc, bài nghiên cứu tiến hành
tính tỷ giá thực đa phương qua các năm. Kết quả được cho ở bảng dưới đây.
Bảng 2. Tỷ giá hiệu dụng danh nghĩa và thực song phương qua các năm
2002

2003

2004

2005

2006


2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

NEER

1.00

0.86

0.80

0.86

0.79

0.74


0.77

0.80

0.72

0.67

0.67

0.70

0.74

REER

1.00

0.85

0.78

0.84

0.77

0.72

0.75


0.77

0.68

0.64

0.64

0.67

0.71

Nguồn: tính toán dựa trên dữ liệu lấy từ WB và USFOREX.

17


Từ đó, kết quả NEER và REER được biểu diễn lên biểu đồ ở hình 9.
Biểu đồ 5. Tỷ giá đa phương của nước Úc
1.00
0.90
0.80
0.70
0.60

0.50

NEER

REER


Nguồn: tính toán dựa trên dữ liệu lấy từ UN COMTRADE

Có thể thấy tỷ giá hiệu dụng danh nghĩa và tỷ giá hiệu dụng thực của Úc có xu hướng
giảm mạnh qua các năm thể hiện sự lên giá của đồng đô la Úc với REER thấp hơn so
với NEER phản ánh tỷ lệ lạm phát ở Úc cao hơn tương đối so với các nước đối tác.
Lý do chủ yếu giải thích cho xu hướng lên giá của đồng đô la Úc là cuộc bùng nổ của
ngành công nghiệp khai thác tài nguyên (booming sectors). Úc nổi tiếng là một nước
giàu có tài nguyên thiên nhiên và có công nghệ khai khác cực kì hiệu quả với chi phí
thấp. Những năm cuối của thập niên 1990s nền kinh tế Trung Quốc bùng nổ, theo sau
là Ấn Độ cùng với Hàn Quốc hồi phục sau khủng hoảng tài chính 1997 cần rất nhiều
nguyên liệu thô và Úc trở thành nhà cung cấp chính cho cả khu vực. Sự gia tăng trong
cầu nguyên liệu dẫn đến sự gia tăng liên tục trong chỉ số giá hàng xuất khẩu từ năm
2000, đạt mức cao nhất trong năm 2008. Chỉ số giá xuất khẩu cao hơn khiến các nước
đối tác cần phải mua nhiều đô la Úc hơn để mua hàng xuất khẩu từ Úc, làm tăng cầu
và tăng giá đô la Úc. Sự sụt giảm nhu cầu nguyên liệu do khủng hoảng kinh tế làm
chỉ số giá xuất khẩu giảm mạnh trong năm 2009, trước khi tăng trở lại trong 2 năm
2010 và 2011, tuy nhiên một lần nữa giảm liên tục cho tới nay khi giá các nguyên
liệu đều giảm. Biến động này trong chỉ số giá xuất khẩu một phần giải thích sự giảm
giá của đô la Úc và sự gia tăng trong NEER và REER trong năm 2009 và từ năm
2012 đến nay.
Biểu đồ 6. Chỉ số giá xuất khẩu của nước Úc

Nguồn: RBA.

18


Điều đáng nói ở đây là Úc phụ thuộc rất nhiều vào khu vực khai thác khoáng sản hay
còn gọi là khu vực bùng nổ. Từ năm 2005 – 2011, nền kinh tế Úc tăng trưởng GDP

đạt 41%, xuất khẩu công nghiệp khai khoáng tăng 100% chủ yếu là nhu cầu từ Trung
Quốc, đồng thời điều này làm cho tỷ giá hối đoái thực lên giá 31% (W. Max Corden,
2012). Những số liệu trên cho thấy ảnh hưởng quan trọng của khu vực khai khoáng
tới nền kinh tế của Úc.
A$000

Biểu đồ 7. Khu vực xuất khẩu của Úc qua các năm

300,000,000
250,000,000
200,000,000
150,000,000
100,000,000
50,000,000
0

Quặng thô

Nhiên liệu thô

Quặng đã xử lý

Nhiên liệu đã xử lý

Tổng xuất khẩu khu vực bùng nổ

Tổng xuất khẩu

Nguồn: tính toán dựa trên dữ liệu lấy từ DFAT.


Với việc phụ thuộc quá nhiều vào bạn hàng là Trung Quốc, liệu có phải là tín hiệu tốt
cho nền kinh tế Úc khi mà nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng hay
không? Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa và đô thị hóa ở Trung Quốc đã góp phần vào
việc gây ra một sự bùng nổ của nguyên liệu phục vụ cho quá trình trên cùng với sự
thúc đẩy điều kiện thương mại, làm tăng nguồn thu của chính phủ bên cạnh việc tạo
nên một làn sóng đầu tư trong việc đầu tư vào ngành khai thác tài nguyên ở Úc. Một
minh chứng rõ ràng nhất cho việc cầu quá lớn từ Trung Quốc là một trong những
đóng góp rất to lớn vào tăng trưởng ở Úc trong quá trình diễn ra khủng hoảng kinh tế
toàn cầu, tốc độ tăng trưởng GDP của Úc sau khủng hoảng đã giảm mạnh rõ rệt chỉ
còn 1,7% vào năm 2009 nhưng đóng góp từ việc xuất khẩu nguyên liệu chiếm 53%
trên tổng giá trị xuất khẩu mà phần lớn là nhu cầu đến từ bạn hàng Trung Quốc. Và
liệu với những gì đã xảy ra, chuyện gì sẽ xảy ra nếu như nền kinh tế Trung Quốc gặp
trục trặc? Điều này sẽ được bàn sâu hơn trong việc đưa ra những kiến nghị chính sách
ở phần sau.

19


4.3. CÁC VÙNG TRỤC TRẶC VÀ ĐỀ NGHỊ CHÍNH SÁCH
4.3.1. Các vùng trục trặc
Để định vị nền kinh tế Úc, bài nghiên cứu sử dụng kết quả từ những tính toán về tỷ
giá thực đa phương cùng với những chỉ số về tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát và
thất nghiệp cùng với cán cân thương mại để có thể tìm ra được vùng trục trặc mà nền
kinh tế Úc đang gặp phải trên đồ thị IB-EB. Bài nghiên cứu sẽ lựa chọn 5 năm gần
nhất, việc lựa chọn này để có thể thấy được những gì đã xảy ra trong thời gian gần
với thời điểm hiện tại, đồng thời thấy được nền kinh tế của nước Úc đang gặp phải
những trục trặc gì và liệu những trục trặc này sẽ tái hiện ở Việt Nam?!
Các đặc điểm của các năm này như sau:
Bảng 3. Số liệu của Úc qua các năm
Năm


gGDP

2010
2011
2012
2013
2014
Nguồn: ADB.

Lạm phát

2.0
2.3
3.7
2.5
2.5

2.3
3.1
2.3
2.3
2.7

Thất nghiệp
5.21
5.08
5.22
5.66
6.07


Cán cân
thương mại
-0.7
1.5
0.6
-0.3
0.4

Bằng việc kết hợp các chỉ số để có thể định vị được trục trặc của nền kinh tế Úc qua
các năm, việc gần trục nào đều dựa trên chỉ số đã được tính toán để có thể định vị
một cách chính xác nhất.

e = E.P*/P

EB

2011
2013

2014

2012

2010

IB
Y=A

A


Hình 7. Định vị trục trặc của nền kinh tế Úc.
Nguồn: tính toán dựa trên dữ liệu lấy từ ADB.

20


×