VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Hạ Thị Hồng Nhung
PHÁT TRIỂN THỦY SẢN NƢỚC NGỌT Ở TỈNH PHÚ THỌ
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
HÀ NỘI, 2017
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Hạ Thị Hồng Nhung
PHÁT TRIỂN THỦY SẢN NƢỚC NGỌT Ở TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ ANH VŨ
HÀ NỘI, 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực.Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hạ Thị Hồng Nhung
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
AECASEAN
Economic Community
CODEX
Codex Alimentarius
Commission
CNH
EU
FAO
European Union
Food and Agriculture
Organization of the
United Nations
FTA
GMP
GAP
HĐH
HTX
HACCP
ISO
NTTS
SSOP
UBND
VAC
Vietgap
WTO
Good Manufacturing
Practices
Golbalgap
Hazard Analysis and
Critical Control Points
International
Organization for
Standardization
Sanitation Standard
Operating Procedures
Vietnamese Good
Agricultural Practices
World Trade
Organization
Công đồng kinh tế
ASEAN
Ủy ban tiêu chuẩn Thực
phẩm CODEX quốc tế
Công nghiệp hóa
Liên minh Châu Âu
Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp Liên Hiệp
Quốc
Hiệp định thương mại tự
do
Thực hành tốt sản xuất
Quy trình sản xuất tốt
Hiện đại hóa
Hợp tác xã
Hệ thống phân tích mối
nguy và kiểm soát điểm
tới hạn
Tổ chức tiêu chuẩn hóa
quốc tế
Nuôi trồng thủy sản
Quy trình làm vệ sinh và
thủ tục kiểm soát vệ
sinh
Ủy ban Nhân dân
Vườn - Ao - Chuồng
Thực hành sản xuất
nông nghiệp tốt ở Việt
Nam
Tổ chức Thương mại
Thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT
BẢNG
TRANG
1
Biến động diện tích, sản lượng nuôi trồng, tổng sản
lượng và năng suất NTTS nước ngọt qua các năm tại
tỉnh.
44
2
Thống kê khu nuôi trồng tập trung
45
3
Thống kê cơ sở sản xuất HTX
49
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN PHÁT
TRIỂN THỦY SẢN THEO HƢỚNG HIỆN ĐẠI .................................................. 9
1.1. Khái niệm, nội dung phát triển thủy sản .............................................................. 9
1.2. Vai trò quản lý của Nhà nước đối với phát triển thủy sản ........................................ 14
1.3. Tiêu chí đánh giá phát triển thủy sản theo hướng hiện đại ................................ 18
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thủy sản theo hướng hiện đại............................ 22
1.5. Kinh nghiệm phát triển thủy sản tại một số địa phương trong nước và bài học
rút ra cho tỉnh Phú Thọ.............................................................................................. 25
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN NƢỚC NGỌT TẠI TỈNH PHÚ
THỌ ...............................................................................................................................................................................33
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến phát triển thủy sản nước ngọt
theo hướng hiện đại tại tỉnh Phú Thọ ........................................................................ 33
2.2. Chính sách của Trung ương và tỉnh Phú Thọ đối với phát triển thủy sản..........39
2.3. Phát triển thủy sản theo hướng hiện đại............................................................ 44
2.4. Phát triển thủy theo hướng hiện đại ................................................................... 49
2.5. Đánh giá thực trạng phát triển thủy sản nước ngọt theo hướng hiện đại ........... 60
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỦY SẢN NƢỚC NGỌT
THEO HƢỚNG HIỆN ĐẠI HÓA TẠI TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2018 – 2025 . 66
3.1. Bối cảnh mới ..................................................................................................... 66
3.2. Quan điểm .......................................................................................................... 68
3.3. Các giải pháp thúc đẩy phát triển thủy sản nước ngọt tại tỉnh Phú Thọ trong giai
đoạn 2018 – 2025 ...................................................................................................... 70
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 80
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây ngành thủy sản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong
phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Sự phát triển của ngành thủy sản đã đưa ngành
này từmột lĩnh vực sản xuất thứ yếu thành một ngành sản xuất hàng hóa mũi nhọn,
góp phần quan trọng vào xuất khẩu, đưa nước ta từ chỗ chưa có tên trong danh sách
đến trở thành một nước trong danh sách 10 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế
giới, với những sản phẩm đứng đầu ở thị trường thế giới như tôm sú, cá tra,...
Ngành thủy sản phát triển góp phần trong sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, đảm
bảo công bằng xã hội, đảm bảo công bằng xã hội, nhất là đối với các vùng nông
thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa.Tại nhiều địa phương, thủy sản, đặc biệt là nuôi
trồng thủy sản, đã được xác định là hướng quan trọng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp nông thôn, đảm bảo nguồn sinh kế và đảm bảo thực phẩm cho dân
cư.…
Để tiếp tục phát huy vai trò của ngành thủy sản trong phát triển kinh tế xã hội,
Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm thúc đẩy phát triển thủy sản nhằm:
chủ động đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng nuôi trồng thủy sản, vùng sản xuất
con giống tập trung bao gồm: hệ thống cấp thoát nước đầu mối, đê bao, kè, đường
giao thông, hệ thống điện, công trình xử lý nước thải chung; nâng cấp cơ sở hạ tầng
các trung tâm giống thủy sản quốc gia. Nhà nước ban hành chính sách khuyến khích
các nhà khoa học tìm tòi nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong
sản xuất; định hướng phát triển thủy sản theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa;
ký kết nhiều hiệp định song phương góp phần thức đẩy ngành thủy sản; thực hiện
các chính sách ưu đãi thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào thủy sản; hỗ trợ các địa
phương kinh phí đào tạo nguồn nhân lực,...
Nhờ những chính sách kịp thời của Nhà nước đã tạo nên những điều kiện
thuận lợi cho thủy sản phát triểntheo hướng hiện đại hóa, hội nhập với nền kinh tế
toàn cầu hóa. Ngành thủy sản có cơ hội sử dụng các thành tựu của khoa học kỹ
1
thuật vào sản xuất: sử dụng robot, áp dụng internet vạn vật, …; sản xuất tập trung
theo một số mô hình như: hợp tác xã, chuỗi, trang trại… để tạo nên sản phẩm có
chất lượng cao, sức cạnh tranh lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ rộng rãi trong nước và
trên thế giới.
Phú Thọ là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc, có vị trí là trung tâm và là
cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, nằm trên trục hành lang kinh tế Hải
Phòng – Hà Nội – Trung Quốc và là nơi hợp lưu của ba con sông lớn là Sông Hồng,
sông Đà và sông Lô. Với hệ thống sông ngòi chằng chịt (Sông Thao, Sông Đà, Sông
Lô, Sông Bứa, Sông Chảy, Ngòi Lao, Ngòi Giành, Ngòi Me, ...) và hệ thống trên
2000 hồ, đập, công trình thủy lợi và hồ đầm tự nhiên rất thuận lợi cho phát triển
thủy sản. Diện tích tiềm năng có thể nuôi trồng thủy sản là trên 30 ngàn ha; trong đó
có 14.000ha mặt nước ao, hồ, đầm, ruộng trũng và 16.000ha mặt nước sông, suối.
Tận dụng lợi thế địa lý trong những năm qua ngành thủy sản của tỉnh đã có
bước phát triển cả về quy mô, diện tích, sản lượng mang lại hiệu quả rõ nét, đưa
thủy sản trở thành chương trình nông nghiệp trọng điểm của tỉnh, góp phần chuyển
đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi,
thủy sản, giảm tỷ trọng ngành trồng trọt, góp phần xóa đói, giảm nghèo và nâng cao
đời sống nhân dân. Tuy nhiên, sự phát triển thủy sản của tỉnh còn chưa tương xứng
với tiềm năng, lợi thế và còn nhiều tồn tại và thách thức cần được giải quyết:
Năng suất, sản lượng, hiệu quả đầu tư trên đơn vị diện tích còn thấp, chưa
tương xứng với tiềm năng.
Hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước lĩnh vực thủy sản còn nhiều hạn
chế: công tác chỉ đạo và tổ chức sản xuất theo quy hoạch, kế hoạch chưa được quan
tâm; nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất còn rất hạn chế; dịch vụ phục vụ phát triển
sản xuất chưa phát triển; công tác thanh tra, kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu; cơ
chế chính sách khuyến khích phát triển chưa hấp dẫn; lực lượng cán bộ quản lý lĩnh
vực chuyên ngành mỏng, trang thiết bị thiếu ....
2
Chưa xây dựng được các chính sách thích hợp để thu hút được các nhà đầu tư,
các nhà khoa học về đầu tư, nghiên cứu tại tỉnh Phú Thọ để thúc đẩy ngành thủy sản
của tỉnh có những bước phát triển nhảy vọt.
Với những nội dung nêu trên, để thúc đẩy phát triển sản xuất thủy sản nước
ngọt trên địa bàn nhanh và bền vững, cần phải giải quyết được những tồn tại, hạn
chế. Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này. Những lý
do trên đây đã thôi thúc tôi chọn đề tài“ Phát triển thủy sản nƣớc ngọt ở tỉnh Phú
Thọ” làm luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thủy sản từ nhiều chiều cạnh, mục đích,
phương pháp nghiên cứu khác nhau mà tôi đã tiếp cận. Tuy nhiên, trong khuôn khổ
đề tài luận văn, tôi xin được đề cập đến một số tài liệu sau như:
Trong cuốn sách:Bách khoa thủy sản của Trung ương Hội nghề cá Việt Nam,
2007,các tác giả tập trung nghiên cứu 6 nhóm nội dung cơ bản: Môi trường, nguồn
lợi thủy sản, khai thác, nuôi trồng, bảo quản và chế biến, kinh tế xã hội nghề cá.
Luận văn thạc sĩ: "Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kinh tế đối với
ngành thủy sản tỉnh Phú Thọ đến 2020" của Nguyễn Thanh Tùng, đi sâu vào phân
tích thực trạng công tác quản lý nhà nước về kinh tế đối với thủy sản và đưa ra giải
pháp nhằm tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với ngành thủy sản tại tỉnh
Phú thọ. Công trình mới chú trọng nghiên cứu về công tác quản lý chưa đề cập đến
hướng phát triển cho ngành thủy sản của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn mới.
Báo cáo:"Việt Nam, nghiên cứu ngành thủy sản" của tác giả Ronald D. Zweig
et al, 2005. Tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích xem xét hiện trạng và các nhu
cầu trong lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thủy sản và quản lý nguồn lợi ở Việt
Nam và xác định những lĩnh vực then chốt nhất để có những tác động nhằm xóa
đói, giảm nghèo, tăng sản lượng và cải thiện quản lý môi trường trên cơ sở phát
triển bền vững. Báo cáo là sự tổng hợp chung của toàn ngành thủy sản, là tài liệu
cho các địa phương tham khảo và chắt lọc kiến thức phù hợp với địa phương mình,
3
báo cáo không đi sâu nghiên cứu một địa phương nào nên những giải pháp đưa ra
đôi khi không phù hợp với các địa phương khác nhau trong cả nước.
Bài viết: "Giải pháp quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản các huyện
phía nam thành phố Hà Nội" của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Anh, Phạm Văn Hùng,
Tạp chí khoa học và phát triển 2012, tập 10 số 7. Công trình đã khái quát một số
giải pháp quản lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản nhằm giảm thiểu ô nhiễm
nước NTTS và phát triển NTTS một cách bền vững cho các huyện phía nam thành
phố Hà Nội.
Luận văn thạc sĩ: "Đánh giá hiện trạng sản xuất giống thủy sản tại tỉnh Phú
Thọ", của Trần Văn Sang. Luận văn đi sâu vào đánh giá hiện trạng sản xuất giống,
ương giống thủy sản ở tỉnh Phú Thọ; từ đó nêu bật lên những khó khăn, vướng mắc
tỉnh Phú Thọ gặp phải trong sản xuất con giống. Qua quá trình phân tích thực trạng
ở trên luận văn đưa ra một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng con giống đáp
ứng nhu cầu phát triển thủy sản và quy hoạch phát triển ngành thủy sản của tỉnh Phú
Thọ.
Luận án tiến sĩ: "Phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản tỉnh Bến Tre".
của tác giả Nguyễn Văn Hiếu. Luận án đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển
ngành chế biến thủy sản của tỉnh Bến Tre từ đó đề xuất giải pháp để phát triển bền
vững ngành chế biến thủy sản của địa phương nghiên cứu.
Luận án tiến sĩ: "Giải pháp phát triển thương hiệu cho hàng thủy sản xuất khẩu
của Việt Nam", của tác giả Trương Thị Thúy Bình. Luận án nêu lên sự cần thiết
phải phát triển thương hiệu cho hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó đề
xuất giải pháp phát triển thương hiệu hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam trên thị
trường quốc tế.
Luận án tiến sĩ: "Phân tích chuỗi giá trị thủy sản của tỉnh Nghệ An", của tác
giả Nguyễn Thị Thúy Vinh. Luận án tập trung phân tích chuỗi giá trị thủy sản của
tỉnh Nghệ An, đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển chuỗi thủy sản trên địa
bàn nghiên cứu.
4
Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full