Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Phát triển nông nghiệp định hướng theo chuỗi tại huyện Ba Vì thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (449.91 KB, 90 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHÙNG TIẾN DŨNG

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐỊNH HƢỚNG THEO
CHUỖI TẠI HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHÙNG TIẾN DŨNG

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐỊNH HƢỚNG THEO
CHUỖI TẠI HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số:60 34 04 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ ANH VŨ

Hà Nội, 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực.
Hà Nội, ngày 9 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Phùng Tiến Dũng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt nghiên cứu, em xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc đến
thầy giáo TS. Lê Anh Vũ đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề
tài luận văn tốt nghiệp.
Đồng thời em cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo tại Học viện Khoa
học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, các thầy cô giáo Khoa
Kinh tế học. Các anh chị đồng nghiệp, gia đình và các bạn đã tận tình giúp đỡ,
chỉ bảo, đóng góp ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành
đề tài luận văn này.
Hà Nội, ngày 7 tháng 10 năm 2017
Tác giả luận văn

Phùng Tiến Dũng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1

Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP ĐỊNH HƢỚNG THEO CHUỖI ........................................................ 9
1.1. Khái niệm và sự cần thiết phát triển nông nghiệp định hƣớng theo chuỗi 9
1.2. Nội dung phát triển nông nghiệp định hƣớng theo chuỗi ........................ 14
1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp định hƣớng theo chuỗi . 20
1.4. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp định hƣớng theo chuỗi và bài học rút
ra cho huyện Ba Vì .......................................................................................... 25
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NƠNG NGHIỆP ĐỊNH HƢỚNG
THEO CHUỖI TẠI HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...................... 30
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp
định hƣớng theo chuỗi tại huyện Ba Vì .......................................................... 30
2.2. Thực trạng phát triển nông nghiệp định hƣớng theo chuỗi huyện Ba Vì 38
2.3. Đánh giá thực trạng .................................................................................. 56
Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP ĐỊNH HƢỚNG THEO CHUỖI Ở HUYỆN BA VÌ,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................... 61
3.1. Bối cảnh mới phát triển nông nghiệp định hƣớng theo chuỗi tại huyện Ba
Vì thành phố Hà Nội ....................................................................................... 61
3.2. Một số quan điểm phát triển nơng nghiệp định hƣớng theo chuỗi ở huyện
Ba Vì................................................................................................................ 66
3.3. Các giải pháp thúc đẩy Phát triển nông nghiệp định hƣớng theo chuỗi tại
huyện Ba Vì thành phố Hà Nội ....................................................................... 66
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 76


DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Biểu 2.1. Sự thay đổi về tăng trƣởng kinh tế huyện giai đoạn 2012 – 2016 .. 33
Bảng 2.1. Vùng chuyên canh tập trung theo chuỗi huyện Ba Vì .................... 43
Bảng 2.2. Số lƣợng các trang trại nơng nghiệp trên địa bàn huyện Ba Vì giai
đoạn 2012 – 2016 ............................................................................................ 45

Bảng 2.3. Mức độ thực hiện các nội dung phát triển thị trƣờng tiêu thụ cho
các sản phẩm nông sản theo chuỗi trên địa bàn huyện Ba Vì ......................... 53
Bảng 2.4. Mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến phát triển nông nghiệp định
hƣớng theo chuỗi trên địa bàn huyện Ba Vì ................................................... 54


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế quốc dân ngành nơng nghiệp đóng vai trị vơ cùng
quan trọng. Ngành nông nghiệp cung cấp lƣơng thực, thực phẩm cho nhu cầu
của xã hội; cung cấp yếu tố đầu vào cho phát triển công nghiệp và khu vực đô
thị; sản phẩm nông nghiệp là mặt hàng xuất khẩu thu ngoại tệ lớn; nơng
nghiệp cịn tham gia vào giữ gìn bảo vệ mơi trƣờng vì sản xuất nơng nghiệp
gắn liền trực tiếp với môi trƣờng tự nhiên: đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn.
Trải qua 30 năm thực hiện chủ trƣơng Đổi mới, nông nghiệp nƣớc ta đã đạt
đƣợc thành tựu to lớn và khá toàn diện. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu
đạt ngành nông nghiệp vẫn còn nhiều bất cập nhƣ đất đai manh mún, nhỏ lẻ,
cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp (giao thông, thủy lợi...) chƣa đầy đủ, sản
xuất nông nghiệp thô sơ; liên kết trong nơng nghiệp cịn lỏng lẻo. Mối liên kết
thiếu chặt chẽ đã khiến nông dân, doanh nghiệp không an tâm đầu tƣ, sản
xuất, chi phí cao dẫn đến hiệu quả thấp. Bên cạnh đó, đứng trƣớc tình hình
hội nhập kinh tế và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 địi hỏi phải có một định
hƣớng phát triển nơng nghiệp mới nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm và
năng suất nơng nghiệp từ đó tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm nông nghiệp.
Để đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra thì phát triển nơng nghiệp định hƣớng theo
chuỗi là phù hợp và cần thiết.
Ba Vì là một huyện có địa bàn rộng với tổng diện tích tự nhiên là
42.402 ha, dân số trên 270 ngàn ngƣời, cách trung tâm Thành phố Hà Nội
khoảng 60 km. Sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập về Hà Nội (tháng 8/2008), Ba
Vì là huyện miền núi của Thủ đô Hà Nội. Trong tƣơng lai xu thế phát triển

của Hà Nội trở thành thành phố thông minh, hiện đại và đặc biệt là thành phố
một trung tâm cung cấp thực phẩm xanh, sạch cho thị trƣờng nội thành. Chính
vì vậy, hiện nay Ba Vì đang xây dựng và phát triển khá nhiều mơ hình sản

1


xuất nơng nghiệp xanh, nhƣng cịn nhiều khó khăn, hạn chế và thách thức rất
lớn. Đó là đất sản xuất nông nghiệp manh mún, đất đai phân tán, chia cắt
thành nhiều khu vực; ngành trồng trọt còn chiếm tỷ lệ khá cao trong đó chủ
yếu là cây lƣơng thực. Các loại nơng sản hàng hóa nhƣ: lúa gạo, ngơ, khoai,
rau, cây ăn quả, thịt lợn, thịt bị, chƣa có giá trịcao, chƣa trở thành đặc sản
q hiếm. Trong khí đó, huyện chƣa tìm đƣợc chiến lƣợc đầu tƣ đồng bộ, gắn
chặt chẽ các khâu sản xuất, chế biến và thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm, nên sản
xuất thiếu tính ổn định, bị động và hiệu quả kinh tế hạn chế.
Những lúng túng và chƣa hình thành rõ nét trong việc tạo ra các vùng
sản xuất hàng hóa tập chung theo cơ chế thị trƣờng đã hạn chế và chƣa phát
huy hết các tiềm năng, và lợi thế so sánh của huyện, do vậy thu nhập ngƣời
lao động còn thấp, đa số các hộ dân chƣa có tích lũy để tái đầu tƣ.
Từ những hạn chế nêu trên dẫn đến sức cạnh tranh của các sản phẩm từ
nông nghiệp chƣa cao, nhiều các nhà hàng, khách sạn, siêu cũng nhƣ ngƣời
dân ở ngay Ba Vì chƣa biết đến sản phẩm nơng nghiệp tại địa phƣơng; đầu ra
của sản phẩm chƣa tạo đƣợc niềm tin cho ngƣời tiêu dùng, do vậy nhiều hộ
nông dân không an tâm đầu tƣ vào sản xuất; việc cung ứng ra thị trƣờng còn
manh mún nhỏ lẻ; chất lƣợng chƣa thực sự đảm bảo theo yêu cầu, tiêu chuẩn
đề ra. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên, song nguyên nhân
chủ yếu là việc liên kết giữa các khâu trong sản xuất nông nghiệp, giữa nông
dân với nông dân, giữa nông dân với ngƣời tiêu dùng trên địa bàn cũng nhƣ
ngồi địa cịn hạn chế. Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên hiện nay Ba Vì cũng
đã hình thành đƣợc một số chuỗi sản phẩm nhƣ chuỗi gà đồi, chuỗi chè Ba Vì,

chuỗi sản phẩm bò sữa... Tuy nhiên sự phát triển của các chuỗi vẫn chƣa đáp
ứng đƣợc các yêu cầu, còn nhiều vấn đề cần nghiên cứu nâng cao vai trò của
chuỗi trong phát triển nông nghiệp. Xuất phát từ lý do trên, tác giả chọn đề tài

2


“Phát triển nông nghiệp định hướng theo chuỗi tại huyện Ba Vì thành phố
Hà Nội” làm luận văn tốt nghiệp ngành Quản lý kinh tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu do Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ chủ trì và đƣợc Cơ quan Phát
triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP) tài trợ, cho rằng “hội nhập và tăng trưởng
kinh tế sẽ mang lại thay đổi và cả rủi ro. Nhưng rủi ro lớn nhất chính là
khơng theo đuổi tự do hóa sâu sắc hơn, bởi vì tăng trưởng chậm sẽ làm tổn
hại đến tất cả các mục tiêu phát triển của Việt Nam” [3]; Nghiên cứu này
cũng cho rằng cần tận dụng tối đa hội nhập kinh tế để tăng trƣởng kinh tế
nhanh, trong đó có nơng nghiệp, là điều kiện để giảm nhanh nghèo đói, phát
triển nơng thơn và gia tăng hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Gần đây
có một số nghiên cứu sâu sắc hơn về quan điểm phát triển nông nghiệp trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Trong cuốn “Thương mại hóa nông
nghiệp, chuỗi giá trị và giảm nghèo” (2004) [12], do Ngân hàng phát triển
Châu Á phát hành, cho rằng những nƣớc đang phát triển sau khi đạt đƣợc an
ninh lƣơng thực quốc gia thì cần chuyển đổi nền nơng nghiệp từ chỗ dựa vào
sản xuất lƣơng thực là chính sang một nền nơng nghiệp có khả năng đáp ứng
nhu cầu của chuỗi thực phẩm toàn cầu trong khi vẫn đảm bảo an ninh lƣơng
thực quốc gia, tạo thêm thu nhập cho ngƣời nông dân và chuyển dần nền kinh
tế sang hoạt động phi nông nghiệp.
Trong tác phẩm “Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với phát
triển nông nghiệp Việt Nam” (2008) [16] do TS. Nguyễn Từ chủ biên, cho
rằng nông nghiệp phải tận dụng những cơ hội thị trƣờng từ hội nhập kinh tế

quốc tế, đây là cơ hội để nông nghiệp phát triển theo hƣớng lấy thị trƣờng
toàn cầu làm căn cứ để phát triển.
Một trong những nghiên cứu mới nhất về phát triển nông nghiệp của
các tỉnh miền Trung, luận án tiến sĩ “Phát triển bền vững nông nghiệp tỉnh

3


KonTum” (2007) của Hà Ban cho rằng “nông nghiệp và nông thôn bền vững
là một nhân tố của phát triển bền vững” [1], và sự bền vững ở đây theo khái
niệm kinh tế chỉ mối quan hệ ổn định và cân đối giữa sản xuất nông nghiệp
và tiêu dùng.
Theo Sykuta và Parcell (2003), sản xuất theo hợp đồng trong
nông nghiệp đƣa ra những luật lệ cho việc giao dịch nông sản qua việc phân
bổ thật rõ ba yếu tố chính: lợi ích, rủi ro, và quyền quyết định. Thực hiện
nơng nghiệp hợp đồng là hệ giải pháp dựa trên bằng chứng thực tiễn là nơng
dân thiệt thịi trong quan hệ với doanh nghiệp chế biến và doanh nghiệp thu
mua. Hệ giải pháp thực hiện nơng nghiệp hợp đồng mang tính đồng thuận
giữa nông dân, doanh nghiệp và những ngƣời quản lý ở các địa phƣơng có các
vùng chuyên canh [12].
Somuah và các cộng sự (2013) đã phân tích liên kết ở cấp độ vĩ mơ
trong thực thi chính sách nơng nghiệp và phát triển cụm ngành công nghiệp
chế biến dựa trên bản đồ hóa các chuỗi giá trị và cho rằng, sự gắn kết giữa các
lãnh thổ để hỗ trợ cho chuỗi sản xuất lúa gạo chƣa đƣợc thiết lập. Sự cắt xẻ
giữa các vùng nông nghiệp với các doanh nghiệp chế biến cũng làm cho việc
giảm sút mức độ tiếp cận dinh dƣỡng từ những sản phẩm chế biến đa dạng
khác và nâng cao giá trị gia tăng cho sản xuất nông nghiệp của Ghana [12].
Vấn đề phát triển nông nghiệp đã đƣợc nhiều các nhà nghiên cứu quan
tâm, quan tổng quan tình hình nghiên cứu trên, đề tài nhận thấy:
Về kết quả:Các đề tài đã hệ thống hóa đƣợc một số lý luận liên quan

đến phát triển nông nghiệp hoặc hoạt động liên kết sản xuất nông nghiệp. Một
số đề tài đã nghiên cứu về hoạt động thƣơng mại trong sản xuất nông nghiệp,
một số đề tài nghiên cứu về phát triển nông nghiệp bền vững…Các nghiên
cứu cũng đã phân tích đƣợc các tác động ảnh hƣởng đến phát triển nơng
nghiệp, đề xuất đƣợc các biện pháp hồn thiện các nội dung nghiên cứu.

4


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full
















×