Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư từ thực tiễn Bệnh viện K (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 132 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ HÕA

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO BỆNH NHÂN UNG THƢ
TỪ THỰC TIỄN BỆNH VIỆN K

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, 2017


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN THỊ HÕA

DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO BỆNH NHÂN UNG THƢ
TỪ THỰC TIỄN BỆNH VIỆN K
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM TIẾN NAM

HÀ NỘI, 2017




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội về “Dịch vụ công tác xã
hội cho bệnh nhân ung thƣ từ thực tiễn Bệnh viện K” là đề tài nghiên do tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Phạm Tiến Nam. Số liệu và kết quả nghiên cứu
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực, được trích dẫn theo đúng qui định hiện
hành.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Tác giả luận văn

Phan Thị Hòa


LỜI CẢM ƠN
Để có được cuốn luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Công tác xã hội với đề tài
“Dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư từ thực tiễn Bệnh viện K”, bên
cạnh sự nỗ lực của bản thân, trong quá trình thực hiện tôi luôn nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo thuộc Học viện Khoa học xã hội – Viện
Hàn lâm Khoa học Việt Nam; các thầy, cô giáo tại Bộ môn Công tác xã hội –
Trường Đại học Y tế Công cộng; các cán bộ, nhân viên, người bệnh của Bệnh viện
cùng gia đình, bạn bè.
Trước tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo của Khoa Công
tác xã hội, Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam đã truyền
đạt, chia sẻ cho tôi kiến thức quý báu trong suốt hai năm học tập. Đó là nguồn kiến
thức vô cùng hữu ích để giúp tôi vận dụng vào luận văn này. Tôi xin chân thành gửi
tới TS Phạm Tiến Nam - Giảng viên Khoa Công tác xã hội – Học viện Khoa học xã
hội; Giảng viên Bộ môn Công tác xã hội – Trường Đại học Y tế Công cộng lời cảm
ơn sâu sắc. Thầy đã luôn tận tình hướng dẫn, bổ sung, góp ý và động viên tôi trong
suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo và các bạn tại Bộ môn Công tác
xã hội – Trường Đại học Y tế Công cộng đã tư vấn, tham gia hỗ trợ tôi trong quá
trình thực hiện luận văn, trong đó có TS. Dương Minh Đức, Ths. Vũ Thị Thanh
Mai, CN. Nguyễn Kim Oanh, CN. Vũ Hải Đăng, CN. Cao Hữu Quang…
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới Ban lãnh đạo Bệnh viện K, CN. Phạm
Minh Tuấn - Trưởng phòng Điều dưỡng, Ths. Bs. Nguyễn Bá Tĩnh - Trưởng phòng
Công tác xã hội, và các anh/chị là nhân viên công tác xã hội, trưởng phó các khoa
điều trị, các điều dưỡng trưởng, các điều dưỡng viên đã giúp đỡ, tham gia nghiên
cứu, chia sẻ kinh nghiệm cũng như tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong công
việc để tôi tham gia thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi cũng xin chân thành
cảm ơn toàn thể 436 bệnh nhân và thân nhân người bệnh tại bệnh viện K đã trực
tiếp hợp tác trả lời các bảng hỏi, các cuộc thảo luận nhóm, trao đổi phỏng vấn sâu
với tinh thần cởi mở, chia sẻ, nghiêm túc, để tôi có được dữ liệu tin cậy, khách quan
về thực trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện,
làm căn cứ đề xuất hoàn thiện dịch vụ công tác xã hội tại bệnh viện K trong thời
gian tới.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè đã
luôn hỗ trợ, động viên và sát cánh bên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành
luận văn thạc sĩ.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 10 năm 2017
Tác giả
Phan Thị Hòa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG
TÁC XÃ HỘI CHO BỆNH NHÂN UNG THƢ.................................................... 14
1.1. Bệnh nhân ung thư: Khái niệm, đặc điểm và nhu cầu ...................................... 14

1.2. Lý luận về cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư nói chung
và bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K....................................................................... 16
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh
nhân ung thư tại bệnh viện K .................................................................................... 24
1.4. Cơ sở pháp lý về cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện
K…………………… ................................................................................................ 27
Chƣơng 2 THỰC TRẠNG CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO
BỆNH NHÂN UNG THƢ TẠI BỆNH VIỆN K ................................................... 35
2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu ................................................. 35
2.2. Thực trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư tại Bệnh
viện K……. ............................................................................................................... 46
2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã
hội cho bệnh nhân ung thư tại bệnh viện K .............................................................. 57
Chƣơng 3 ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CUNG CẤP
DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI CHO BỆNH NHÂN UNG THƢ TỪ THỰC
TIỄN BỆNH VIỆN K.............................................................................................. 69
3.1. Định hướng tăng cường cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung
thư từ thực tiễn Bệnh viện K ..................................................................................... 69
3.2. Giải pháp tăng cường cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho bệnh nhân ung thư
từ thực tiễn Bệnh viện K ........................................................................................... 73
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 80
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLĐTBXH

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội


BN

Bệnh nhân

BVK

Bệnh viện K

CS

Chính sách

CSBHYT

Chính sách bảo hiểm y tế

CSSXKD

Cơ sở sản xuất kinh doanh

CSSKND

Chăm sóc sức khỏe nhân dân

CTXH

Công tác xã hội

ĐT


Điều trị

K

Bệnh ung thư

KH

Kết hôn

NNBN

Người nhà bệnh nhân

NT

Nông thôn

Nxb

Nhà xuất bản

PVS

Phỏng vấn sâu



Quyết định


QH

Quốc hội

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TCXH

Trợ cấp xã hội

TS

Tổng số

TT

Thành thị

TTg

Thủ tướng

TW


Trung ương

TLN

Thảo luận nhóm

UBND

Ủy ban nhân dân

UBNDTP

Ủy ban nhân dân Thành phố


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1. Đặc điểm bệnh lý và điều trị của bệnh nhân ung thư ............................... 38
Bảng 2.2. Đặc điểm tâm lýcủa bệnh nhân ung thư theo đặc điểm nhân khẩu và
điều trị ....................................................................................................................... 40
Bảng 2.3. Khác biệt về nhu cầu của các nhóm bệnh nhân về cung cấp dịch vụ chỉ
dẫn, tư vấn, thông tin điều trị bệnh ........................................................................... 43
Bảng 2.4. Khác biệt về nhu cầu hỗ trợ dịch vụ tâm lý – xã hội theo đặc điểm nhân
khẩu, đặc điểm điều trị bệnh và giai đoạn tâm lý của bệnh nhân ung thư ................ 45
Bảng 2.5. Thực trạng bệnh nhân ung thư được cung cấp dịch vụ thông tin, tư vấn khám,
chữa bệnh so với nhu cầu và tỉ lệ đánh giá dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ .................. 47
Bảng 2.6. Thực trạng bệnh nhân nhận được dịch vụ thông tin, truyền thông và giáo dục
pháp luật so với nhu cầu và tỉ lệ đánh giá dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ ................. 50
Bảng 2.7. Thực trạng bệnh nhân được cung cấp dịch vụ hỗ trợ tâm lý – xã hội so
với nhu cầu và tỉ lệ đánh giá dịch vụ đáp ứng nhu cầu ............................................ 53
Bảng 2.8. Thực trạng cung cấp dịch vụ tâm lý – xã hội quan tâm đến nhóm đặc

điểm bệnh lý và khả năng chi trả của bệnh nhân ..................................................... 54
Bảng 2.9. Đánh giá của bệnh nhân ung thư về dịch vụ hỗ trợ tâm lý – xã hội đáp
ứng nhu cầu của họ.................................................................................................... 55
Bảng 2.10. Thực trạng bệnh nhân ung thư được cung cấp dịch vụ hỗ trợ kết nối
nguồn lực và hỗ trợ từ thiện so với nhu cầu và đánh giá của họ .............................. 56
Sơ đồ 1.1. Mô hình phân tích định lượng và định tính về các yếu tố ảnh hưởng đến
thực trạng cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại bệnh viện K ................................... 24


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, ung thư là một loại bệnh lý ác tính
không lây nhiễm, gia tăng nhanh chóng, điều trị phức tạp, chi phí tốn kém, gây
hoang mang lo lắng cho người dân, là thách thức của ngành y tế và cả cộng đồng.
Hiện nay, thế giới có 23 triệu người đang chung sống với ung thư, mỗi năm
có 14 triệu người mắc mới và 8,2 triệu người tử vong. Tại Việt Nam, số trường hợp
mắc mới tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ
vượt qua 190.000 ca vào 2020. Mỗi năm có khoảng 115.000 người chết vì căn bệnh
này, tương ứng 315 người/ngày [22]. Ung thư là một trong 10 gánh nặng chi phí
bệnh tật hàng đầu trong tổng số 74,3% gánh nặng bệnh tật do các bệnh không lây
nhiễm gây ra [23], chi phí mua thuốc điều trị thế hệ mới cho một bệnh nhân ung thư
phổi, gan, đại tràng, máu từ 500 triệu - 1,2 tỉ đồng/năm [15]. Trong năm 2012, mỗi
bệnh nhân ung thư phải chi 200 triệu đồng cho đều trị trực tiếp và gián tiếp; sau 1
năm điều trị, có 22,36% bệnh nhân gặp khó khăn về kinh tế, trong đó có gần 34%
không thể mua thuốc, 66,7% phải vay mượn chi dùng cho sinh hoạt, ăn uống, đi lại
chữa trị; 22% phải bán đi tài sản…[28].
Gánh nặng bệnh tật, chăm sóc và chi phí y tế gây ra vấn đề tâm lý cho bệnh
nhân ung thư như buồn phiền, lo lắng, chán nản, mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp, căng
thẳng, dễ bị kích động… Một số bệnh nhân thậm chí rơi vào tình trạng khủng

hoảng, tuyệt vọng, thay đổi tâm lý liên tục và có nguy cơ tự tử. Một số bệnh nhân
mất niềm tin vào quá trình chữa trị, gây nên những vấn đề về mối quan hệ xã hội
giữa bệnh nhân với người thân trong gia đình, bệnh nhân với đội ngũ y bác sỹ và cơ
sở khám chữa bệnh. Họ chính là đối tượng yếu thế phụ thuộc vào sự chữa trị, chăm
sóc của bệnh viện, nhân viên y tế, gia đình và nhân viên công tác xã hội.
Trên thế giới, công tác xã hội (CTXH) trong y tế hay bệnh viện đã phát triển
hơn một thế kỷ qua, đóng góp quan trọng về an sinh y tế và an sinh xã hội. Đối với
bệnh nhân ung thư, nhân viên CTXH được coi như một bác sĩ xã hội, hợp tác và hỗ
trợ nhân viên y tế góp phần giảm căng thẳng và áp lức, giảm tải bệnh viện; hỗ trợ,

1


tư vấn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân yên tâm, tin tưởng tuân thủ phác đồ
điều trị; hỗ trợ tâm lý, nhận thức, kết nối nguồi lực, chăm sóc bệnh nhân ở khía
cạnh mối quan hệ xã hội…[49].
Tại Việt Nam, hiện đã có hệ thống khung pháp lý cơ bản của Chính phủ và
Bộ Y tế để tiến hành tổ chức các hoạt động công tác xã hội trong các bệnh viện[11],
[4], [6]. Đến nay, trên cả nước, đã có nhiều bệnh viện tuyến trung ương và tuyến
tỉnh thành lập phòng CTXH, cung cấp dịch vụ CTXH trong bệnh viện, góp phần đổi
mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh, đáp ứng
yêu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân. Tuy nhiên, thực tiễn áp
dụng chính sách còn nhiều khó khăn, bất cập.
Tại Bệnh viện K - bệnh viện chuyên khoa ung thư trực thuộc Bộ Y tế có định
hướng phát triển thành bệnh viện chuyên khoa ung thư hạng đặc biệt của Việt Nam,
mỗi năm có khoảng trên 360 ngàn lượt bệnh nhân khám và khoảng trên 36 ngàn
bệnh nhân điều trị, nhu cầu cần hỗ trợ dịch vụ CTXH là rất lớn. Ngày 1/7/2014, Tổ
Công tác xã hội trực thuộc Phòng Điều dưỡng đã được thành lập theo Quyết định số
474/QĐ-BVK của Ban giám đốc Bệnh viện[1] và chuyển đổi thành Phòng Công tác
xã hội vào tháng 5/2017. Các hoạt động cung cấp dịch vụ CTXH tại bệnh viện bước

đầu tạo thuận lợi cho bệnh nhân ung thư được tiếp cận các dịch vụ CTXH nhằm giải
quyết các vấn đề gặp phải trong quá trình khám và điều trị.
Tuy nhiên do mới được thành lập, thiếu hụt nhân sự và nguồn lực cần thiết,
phòng CTXH chỉ mới tập trung hỗ trợ bệnh nhân ở khu vực khám bệnh và một số
hỗ trợ từ thiện mà chưa đủ các điều kiện và căn cứ thực tiễn để triển khai tốt các
dịch vụ hỗ trợ tâm lý – xã hội, dịch vụ truyền thông nâng cao nhận thức, giáo dục
pháp luật và kết nối nguồn lực... Vì vậy nghiên cứu đánh giá nhu cầu cung cấp dịch
vụ CTXH của các nhóm bệnh nhân ung thư theo đặc điểm nhân khẩu, đặc điểm tâm
lý và điều trị cũng như đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân
ung thư tại bệnh viện có vai trò quan trọng làm căn cứ thực tiễn để đề ra định
hướng, giải pháp nhằm tăng cường cung cấp dịch vụ CTXH chuyên nghiệp cho
bệnh nhân ung thư, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng cường sự
hài lòng của người bệnh tại bệnh viện.

2


Từ những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề “Dịch vụ công tác xã hội cho
bệnh nhân ung thư từ thực tiễn Bệnh viện K” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
tốt nghiệp thạc sĩ ngành công tác xã hội của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới và tại Việt Nam đã có những nghiên cứu về CTXH cho bệnh
nhân ung thư trong bệnh viện, đóng góp vào việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực
tiễn về cung cấp dịch vụ CTXH cho bệnh nhân ung thư. Các nghiên cứu được chia
thành hai nhóm với nội dung sau:
2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới về thực trạng dịch vụ CTXH cho bệnh
nhân ung thư trong bệnh viện
2.1.1. Đặc điểm tâm lý và nhu cầu cần cung cấp dịch vụ CTXH của bệnh
nhân ung thư
Theo Chandwani, Kavita D và các cộng sự (2012), tỷ lệ hiện mắc các rối

loạn tâm thần nói chung ở bệnh nhân ung thư dao động từ 24% đến 59%, tỷ lệ mắc
rối loạn trầm cảm dao động từ 0 đến 46%, đối với rối loạn lo âu là từ 1 đến 49%.
Tính trung bình, khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư có các biểu hiện lo âu, căng thẳng
và đau khổ về tâm lý. Tỷ lệ mắc các rối loạn tâm lý thay đổi theo từng loại bệnh ung
thư và có khác biệt giữa các quốc gia; tỷ lệ rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân ung thư
vú trung bình là 50% trong khi ở bệnh nhân mắc ung thư phổi là 67% [46]. Trầm
cảm ở bệnh nhân ung thư có mối liên hệ với một số đặc điểm nhân khẩu học, xã hội,
và các yếu tố liên quan đến điều trị bệnh, các yếu tố về tâm lý, lối sống, sự hỗ trợ xã
hội và chất lượng cuộc sống [45].
Dịch vụ được nhấn mạnh mà bệnh nhân ung thư cần cung cấp là trị liệu tâm
lý cho các rối loạn tâm thần, rối loạn lo âu và trầm cảm và hỗ trợ xã hội. Hầu hết
bệnh nhân sau chuẩn đoán ung thư vú đều có nhu cầu hỗ trợ tâm lý xã hội và cung
cấp thông tin càng sớm càng tốt. Tâm lý lành mạnh, hạnh phúc của bệnh nhân là
yếu tố quan trọng góp phần điều trị bệnh ung thư vú hiệu quả. Hỗ trợ xã hội cũng là
yếu tố quan trọng để chất lượng cuộc sống tốt hơn và giảm mức độ các sang chấn
tâm lý mà bệnh nhân ung thư vú gặp phải[52].

3


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn full

















×