Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Tìm hiểu hoạt động của chính quyền địa phương tại xã thanh luông, huyện điện biên, tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.05 KB, 39 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội –Khoa
hành chính học, đã tạo điều kiện cho em học tập cũng như cũng như toàn thể
các thầy cô đã truyền đạt lại kiến thức cơ sở ngành quý báu cho e. Cho đến
nay khi được học liên thông lên hệ Đại học trau dồi kiến thức chuyên môn sâu
hơn, e đã được TS. Tạ Quang Ngọc giảng dạy bộ môn học Pháp luật về chính
quyền địa phương, để em hiểu sâu hơn và đúng hơn về Pháp luật chính quyền
địa phương. Và để hoàn thành bài tiểu luận với đề tài “Tìm hiểu hoạt động
của chính quyền địa phương tại xã Thanh Luông, Huyện Điện Biên, Tỉnh
Điện Biên”
Để hoàn thành bài tiểu luận này, e xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
TS. Tạ Quang Ngọc người đã trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy bộ môn này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo, cán bộ công nhân viên
tại UBND xã Thanh luông Huyện Điện Biên, Tỉnh Điện Biên đã tạo điều kiện
thuận lợi và cung cấp cho e tài liệu quý báu giúp e thưc hiện bài tiểu luận này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, để hoàn thành tốt bài tiểu luận song do
kiến thức tiếp cận với thực tế còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi thiếu
sót trong bài tiểu luận. Em rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy cô.
Kính chúc các quý Thầy cô gặt hái được nhiều thành công trong sự
nghiệp cao quý cũng như trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của e trong thời gian qua.
Những kết quả và số liệu trong bài tiểu luận hoàn toàn là số liệu xác thực mà
e đã được UBND Tỉnh Điện Biên cung cấp, không sao chép bất kỳ nguồn nào
khác. Em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước thầy cô và nhà trường về bài
tiểu luận này.



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

UBND Uỷ ban nhân dân
HĐND hội đồng nhân dân
CQĐP Chính quyền địa phương


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN


LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài.
Trong Luật tổ chức CQĐP số: 77/2015/QH13, ngày 19/6/2015 tại Điều
2. Quy định các đơn vị hành chính của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam gồm có: Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh); Huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (cấp huyện); Xã,
phường, thị trấn (cấp xã); Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt khác với chế
độ tự quản địa phương ở một số nước, chính quyền địa phương ở Việt Nam là
một bộ phận hợp thành chính quyền nhà nước thông nhất. Bao gồm các cơ
quan quyền lực nhà nưowc ở địa phương do nhân dân địa phương trực tiếp
bầu ra và các cơ quan tổ chức khác được thành lập trên cơ sở nguyên tắc tập
chung dân chủ và kết hợp hài hòa giữa lợi ích nhân dân địa phương với lợi ích
chung của nhà nước. Theo đó, cấp chính quyền địa phương cấp xã là nơi gần
nhất thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương nhằm phục vụ nhu cầu của nhân
dân trên cơ sở các quy định của Hiến pháp, pháp luật và các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên. Đồng thời là nơi trực tiếp chứng thực các chủ trương
đường lối, chính sách của Đảng nhà nước đi vào đời sống.
Tháng 10/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Các công việc của chính

phủ là phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu cầu tự do hạnh phúc cho
mọi người, cho nên Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi lên
trên hết thảy”. Chính quyền cấp xã là nơi thể hiện cụ thể nhất về tinh thần đó.
Tuy nhiên trên thực tế hoạt động chính quyền của cấp xã vẫn chưa phát
huy được tầm quan trọng, chưa chuyên sâu, các Đảng bộ, chi bộ ở xã còn
thiếu nhận thức và chưa phát huy được tính chủ động sáng tạo và tinh thần
trách nhiệm trong việc thực hiện đường lối của Đảng. Và còn nhiều hạn chế
dẫn đến hiệu quả hoạt động chưa cao chưa đấp ứng được yêu cầu của xã hội.

5


Cho đến nay chính quyền cấp xã đã có nhiều chuyển biến tiến bộ trong
tổ chức và đặc biệt về hoạt động nhận thức tư duy không còn thụ động như
trước. Đặc biệt chính quyền địa phương cấp xã khu vực miền núi đã đạt được
kết quả đáng khen ngợi trong việc nâng cao đời sống bà con nhân dân dân tộc
thiểu số góp phần tạo sự phát triển đất nước.
Với tư cách là “Nền tảng của hành chính nhà nước” và nhận thức được
tầm quan trọng hoạt động chính quyền cấp xã em xin lựa chọn đề tài “Tìm
hiểu hoạt động chính quyền địa phương tại xã Thanh Luông”. Với mong
muốn góp phần làm rõ hơn về hoạt động của chính quyền địa phương, từ đó
đưa ra giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện hoạt động chính quyền tại xã Thanh
Luông, đồng thời tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước ở địa phương trong
quá trình công ngiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
2. Lịch sử vấn đề.
Hiện nay đã có rất nhiều bài nghiên cứu liên quan đến tình hình hoạt
động chính quyền địa phương. Được đăng tải trên các diễn đàn hoặc trang
web uy tín.
Để chứng minh cho lý thuyết học tại trường và nhằm vận dụng vào
thực em đã tiếp tục nghiên cứu đề tài này với mục đích giúp cho công tác hoạt

động CQĐP
3. Mục đích nghiên cứu đề tài.
*Cung cấp căn cứ khoa học cụ thể nhằm đưa ra những mặt tích cực và
hạn chế của CQĐP cấp xã
* Tìm hiểu về thực trạng hoạt động của CQĐP cấp xã
* Đưa ra các ý kiến đóng góp một số giải pháp để tiếp tục hoàn thiện
hoạt động của CQĐP cấp xã.

6


4. Đối tượng nghiên cứu.
Đề tài tập chung nghiên cứu hoạt động CQĐP cấp xã
Tìm hiểu hoạt động CQĐP cấp xã
5.Phạm vi nghiên cứu.
Đè tài tập chung nghiên cứu về hoạt động của chính quyền địa phương
cấp xã tại xã Thanh Luông.
Không gian: xã Thanh Luông, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên
6. Phương pháp nghiên cứu.
Bài tiểu luận được nghiên cứu dựa trên nền tảng phương pháp nghiên
cứu như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê xã hội học, nghiên cứu
lý thuyết, quan sát thực tế.
7. Bố cục đề tài.
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung đề tài
bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về tổ chức hoạt động của
CQĐPtại xã Thanh Luông
Chương 2: Thực trạng tổ chức và hoạt động của CQĐP tại xã Thanh
Luông
Chương 3: Ý kiến đóng góp một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện

hoạt động CQĐP tại xã Thanh Luông

7


CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
CỦA CQĐP TẠI XÃ THANH LUÔNG
1.1. CQĐP cấp xã – khái niệm, đặc điểm vị trí, vai trò.
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm CQĐP cấp xã
Chính quyền cấp xã được coi là cơ quan cơ sở: là cấp chính quyền cuối
cùng trong hệ thống cơ quan 4 cấp, là nền tảng của hệ thống chính trị, là cấp
chính quyền trực tiếp quan hệ nhân dân trong tổ chức bộ máy hành chính nhà
nước, là cơ sở thực tiễn hình thành chủ chương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Việt Nam.
Đây là cấp gần dân nhất, sát dân nhất, trực tiếp thực hiện quản lý nhà
nước ở địa phương có chức năng quản lý, điều hành các lĩnh vực đời sống xã
hôi theo hiến pháp và pháp luật. Là nơi trực tiếp thực hiện đường lối chính
sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nâng cao chất lượng đời sống xã hội
của nhân dân.
Chính quyền cấp xã bao gồm HĐND và UBND, thực hiện nhiệm vụ
quyền hạn theo hiến pháp và pháp luật, các văn bản của các cơ quan quản lý
Nhà nước cấp trên, phát huy quyền lực làm chủ của nhân dân, tăng cường

8


pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan lieu, vô
trách nhiệm, hách dịch, nhũng quyền, tham nhũng lãng phí và các biểu hiện
tiêu cực trong cơ quan, cán bộ công chức nhà nước và bộ máy CQĐP.

Cơ quan cấp xã có những đặc điểm khác với chính quyền các cấp như
sau:
-Chính quyền cơ sở trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, cán bộ cấp xã hằng
ngày sinh hoạt với nhân dân, mối quan hệ không chỉ là chính quyền với nhân
dân mà là quan hệ gia tộc, hàng xóm lâu đời. Những vấn đề thuộc phạm vi
thaammr quyền chức năng của chính quyền cơ sở là trực tiếp giải quyết
những vấn đề liên quan tới sinh hoạt hằng ngày của nhân dân, có thể nói công
việc hằng ngày của chính quyền cấp xã là công việc của dân và ngược lại
công việc của dân cũng là công việc cảu chính quyền.
- Chính quyền xã có chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các mục tiêu kinh tế, văn hóa xã
hội, an ninh – quốc phòng; thực hiện quản lý hành chính trên địa bàn theo
thẩm quyền được giao. Hướng dẫn và giám sát các hoạt động tự quản của
nhân dân, tạo thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp kinh doanh thực hiện
đúng với quy định của pháp luật đề ra. Ngoài ra còn có chính quyền cấp trên
ủy quyền thực hiện một số các nhiệm vụ như: Thu một số loại thuế, phí, quản
lý tài nguyên thiên nhiên , thực hiện chính sách xã hội bằng ngân sách nhà
nước, thực hiện đảm bảo an ninh – quốc phòng trên địa bàn xã mình.
- Tổ chức bộ máy chính quyền theo quy định của pháp luật, chỉ có
HĐND và UBND không có các cơ quan tổ chức chuyên môn như các phòng
ban
- Chính quyền xã có chức năng, thẩm quyền gắn liền với việc thực hiện
phương châm “dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, đồng thời là cơ sở
đảm bảo cho việc thực hiện phương châm này một cách có hiệu quả.

9


1.1.2. Vị trí, vai trò của chính quyền cấp xã trong bộ máy Nhà nước
HĐND là cơ quan quyền lực của nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý

chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương
bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương, và cơ quan nhà nước cấp
trên.
UBND do HĐND cung cấp bầu ra, là cơ quan chấp hành của HĐND,
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến
pháp và pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và HĐND cùng
cấp.
Trong lịch sử hành chính Việt Nam thì chính quyền cơ sơ luôn có vai
trò, vị trí quan trọng là nền móng của bộ máy nhà nước trong quản lý mọi mặt
đời sống xã hội của địa phương.
Đây là cấp gần nhất, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với nhân dân.
Điều này nói lên chất lượng hoạt động của chính quyền cơ sở ảnh hưởng lớn
đến uy tín của Đảng và nhàn ước, ảnh hưởng tới sự tín nhiệm của nhân dân.
Luật tổ chức chính quyền địa phương vừa được kỳ họp thứ 9, Quốc hội
khóa XIII thông qua xác định các đơn vị hành chính gồm có tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (cấp huyện); xã, phường,
thị trấn (cấp xã) và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (Điều 2). Cấp xã được
coi là cấp thấp nhất trong hệ thống đơn vị hành chính và chính quyền xã được
xác định là chính quyền địa phương ở nông thôn (Điều 4). Chính quyền cấp
xã hiện nay được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính xã thuộc huyện trên
cả nước. Chính quyền địa phương ở cấp xã được xác định là một cấp chính
quyền đầy đủ, gồm có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân
(UBND). Chính quyền cấp xã chịu sự giám sát và kiểm soát quyền lực của

10


chính quyền cấp trên, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo đời sống
người dân, gắn kết các mối quan hệ làng xóm, làm nền tảng cho sự bền vững

của cộng đồng, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương,
được thể hiện trên các phương diện:
Một là, trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng và các quy định
pháp luật của Nhà nước, chính quyền cấp xã có nhiệm vụ triển khai, áp dụng,
tổ chức hoạt động đến người dân. Các hoạt động của chính quyền cấp xã chủ
yếu mang tính thừa hành, thực thi, áp dụng trực tiếp các quy định của pháp
luật tại địa phương. Sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội của các làng, xã
là nơi biểu hiện rõ nhất tính hiệu quả của chủ trương, chính sách do cấp trên
đề ra.
Hai là, chính quyền cấp xã giữ vai trò chăm lo đời sống, gắn kết các
mối quan hệ hài hòa của người dân. Nhìn từ lịch sử cho thấy, cộng đồng làng,
xã là nơi gắn kết người dân bền vững. Làng, xã là nơi chủ yếu diễn ra hoạt
động sản xuất, sinh hoạt của người dân ở địa phương. Vai trò của chính quyền
cấp xã thể hiện trong việc điều tiết mối quan hệ giữa các hộ gia đình, chủ
động giải quyết những vướng mắc về đời sống, sinh hoạt, mâu thuẫn giữa các
xóm, làng và các nhóm cộng đồng, dòng tộc để tạo sự đồng thuận trong dân
cư. Chính quyền cấp xã làm tốt vai trò của mình sẽ là điều kiện để địa phương
phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.
Ba là, chính quyền cấp xã có vai trò quan trọng trong việc quyết định
những chủ trương, biện pháp để địa phương xây dựng và phát huy mọi tiềm
năng nhằm đưa địa phương phát triển các mặt kinh tế - xã hội, củng cố an
ninh, quốc phòng và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người dân.
Bốn là, chính quyền cấp xã có vai trò trong việc thực hiện các nhiệm

11


vụ do chính quyền cấp trên giao. Các nhiệm vụ này thường gắn với phát triển
kinh tế - xã hội ở địa phương. Chính quyền cấp xã chịu trách nhiệm về kết
quả thực hiện nhiệm vụ, phát hiện những phát sinh, vướng mắc, khó khăn

trong quá trình thực hiện để báo cáo chính quyền cấp trên tháo gỡ và hỗ trợ
khi cần thiết.
1.1.3.Mối quan hệ giữa chính quyền địa phương ở xã với hệ thống
chính trị cơ sở
1.1.3.1.Quan hệ giữa chính quyền địa phương ở xã với Đảng ủy cơ sở
Đảng cộng sản Việt Nam được Hiến pháp thừa nhận là lực lượng lãnh
đạo nhà nước và xã hội. Do đó trong mọi hoạt động của mình, HĐND và
UBND cấp xã phải chấp hành đường lối chủ trương của Đảng và chịu sự lãnh
đạo của Đảng bộ cơ sở.
1.1.3.2. Mối quan hệ giữa HĐND với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể nhân dân
HĐND chính quyền ở xã phối hợp chặt chẽ với MTTQ cùng cấp và các
tổ chức thành viên, các tổ chức xã hội khác ở địa phương xây dựng mối quan
hệ làm việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
Mỗi năm chủ tịch HĐND cấp xã thông báo bằng văn bản đến chủ tịch
MTTQ cùng cấp về tình trạng hoạt động của HĐND với Uỷ ban MTTQ.
Trong kỳ họp thường lệ của HĐND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp
báo cáo về hoạt động của Mặt trận tham gia xây dựng chính quyền, về những
ý kiến, kiến nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc đối HĐND, UBND và đại biểu
HĐND cùng cấp.

12


Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân thường xuyên giám
sát việc thực hiện nhiệm vụ của đại biểu HĐND, đề nghị khen thưởng những
đại biểu có thành tích xuất sắc, đề nghị bãi nhiệm những đại biểu không còn
xứng đáng với sự tín nhiệm cuả nhân dân theo quy định của pháp luật.
1.1.3.3. Mối quan hệ giữa UBND với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể
nhân dân

Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và người đứng đầu các đoàn thể
nhân dân được dự các phiên họp của UBND khi bàn về các vấn đề có liên
quan.
UBND tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc và cac đoàn thể
nhân dân tổ chức động viên nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính
quyền nhân dân, tổ chức thực hiện các chủ trương chính sách, pháp luật của
Nhà nước, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu dân cử, cán
bộ công chức nhà nước.
UBND thực hiện ché độ thông báo tình hình mọi mặt của cơ sở cho
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
UBND và các thành viên của UBND có trách nhiệm giải quyết và trả
lời các kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
1.2. Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp xã
1.2.1. Cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của HĐND.
1.2.1.1. Tổ chức HĐND cấp xã.
Tại Điều 32, Luật tổ chức CQĐP số: 77/2015/QH13, quy định HĐND

13


xã bao gồm các đại biểu HĐND do cử tri xã bầu ra. Việc xác định số lượng
đại biểu HĐND được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có từ một nghìn dân trở xuống
được bầu mười lăm đại biểu;
b) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên một nghìn dân đến hai
nghìn dân được bầu hai mươi đại biểu;
c) Xã miền núi, vùng cao và hải đảo có trên hai nghìn dân đến ba nghìn
dân được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên ba nghìn dân thì cứ thêm một
nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không quá ba mươi
lăm đại biểu;

d) Xã không thuộc quy định tại các điểm a, b và c khoản này có từ bốn
nghìn dân trở xuống được bầu hai mươi lăm đại biểu; có trên bốn nghìn dân
thì cứ thêm hai nghìn dân được bầu thêm một đại biểu, nhưng tổng số không
quá ba mươi lăm đại biểu.
Thường trực Hội đồng nhân dân xã gồm Chủ tịch Hội đồng nhân dân,
một Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân. Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã là
đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách.
Hội đồng nhân dân xã thành lập Ban pháp chế, Ban kinh tế - xã hội.
Ban của Hội đồng nhân dân xã gồm có Trưởng ban, một Phó Trưởng ban và
các Ủy viên. Số lượng Ủy viên của các Ban của Hội đồng nhân dân xã do Hội
đồng nhân dân xã quyết định. Trưởng ban, Phó Trưởng ban và các Ủy viên
của các Ban của Hội đồng nhân dân xã hoạt động kiêm nhiệm.
1.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp xã.

14


1. Ban hành nghị quyết về những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn
của Hội đồng nhân dân xã.
2. Quyết định biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh,
phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống
quan liêu, tham nhũng trong phạm vi được phân quyền; biện pháp bảo vệ tài
sản của cơ quan, tổ chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài
sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân trên địa bàn xã.
3. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ
tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân
xã; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy
ban nhân dân và các Ủy viên Ủy ban nhân dân xã.
4. Quyết định dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn; dự toán thu,
chi ngân sách xã; điều chỉnh dự toán ngân sách xã trong trường hợp cần thiết;

phê chuẩn quyết toán ngân sách xã. Quyết định chủ trương đầu tư chương
trình, dự án của xã trong phạm vi được phân quyền.
5. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương, việc
thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã; giám sát hoạt động của
Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp, Ban của Hội
đồng nhân dân cấp mình; giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban
nhân dân cùng cấp.
6. Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ
do Hội đồng nhân dân xã bầu theo quy định tại Điều 88 và Điều 89 của Luật
này.
7. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân xã và chấp nhận việc đại biểu

15


Hội đồng nhân dân xã xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
8. Bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản trái pháp luật của Ủy ban
nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã.
1.2.2. Cơ sở pháp lý về tổ chức, hoạt động của UNDN cấp xã
1.2.2.1. Tổ chức UBDN cấp xã.
Ủy ban nhân dân xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách
quân sự, Ủy viên phụ trách công an.
Ủy ban nhân dân xã loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; xã loại II và
loại III có một Phó Chủ tịch.
Điều 34: Luật tổ chức CQĐP 2015
1.2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã
1. Xây dựng, trình Hội đồng nhân dân xã quyết định các nội dung quy
định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 33 của Luật này và tổ chức thực hiện các
nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã.
2. Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.

3. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân
cấp, ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã.

16


17


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA
CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG TẠI XÃ THANH LUÔNG
2.1. Khái quát chung về xã Thanh Luông.
2.1.1. Vị trí địa lý xã Thanh luông
Thanh Luông là một xã thuộc huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Tổng
diện tích tự nhiên 3.665,50ha;
Xã Thanh Luông giáp với: các xã Thanh Hưng, xã Thanh Chăn,
phường Thanh Trường, phường Thanh Bình, cũng là xã giáp danh biên giới
Lào. So với trước kia thì xã có đường đi lại thuận lợi dễ dàng hơn, gần thành
phố Điện Biên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của xã.
Là môt xã được thiên nhiên ưu đãi xã có nhiều rừng, đất đai phì nhiêu.
Khí hậu trong lành, mát mẻ. Có cánh đồng Mường Thanh đặc trưng.
Kinh tế chủ yếu của xã là sản xuất nông nghiệp ( chủ yếu là tự cung, tự
cấp), có 1 số hộ kinh doanh vừa và nhỏ.
2.1.2. Về dân cư.
Đến 2016, toàn xã có 8969 nhân khẩu, mật độ dân số 245 người/km2.
Có 3 dân tộc anh em chung sống đoàn kết là dân tộc Kinh, Thái dân tộc
H’Mông. Trong đó dân tộc Thái chiếm tỷ lệ 55%, dân tộc tỷ lệ 40% và dân
tộc H’Mông chiếm tỷ lệ 5%.
Do vậy tạo thuận lợi trong việc quản lý nhà nước trong các lĩnh vực
hoạt động ở địa phương, địa bàn xã rộng, gần thành phố tạo thuận lợi phát


18


triển kinh tế - xã hội. Hệ thống đường giao thông thuậ lợi nhưng hiện tại 1 số
con đường đang xuống cấp, có đường giao thương giữa các xã trong huyện và
các huyện lân cận.
Theo đà phát triển của huyện Điện Biên nói riêng và tỉnh Điện Biên nói
chung, kinh tế của xã trong những năm gần đây có bước tăng truongr và phát
triển khá toàn diện.
Đặc biệt xã được ưu ái bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp, hiện nay xã đang
quan tâm phát triển khu du lịch suối nước nóng Đồn biên phòng, cánh đồng
Mường Thanh trải dài, hồ Pe Luông, đây là một tiềm năng phát triển kinh tế
mới của địa phương, góp phần nâng cao nhận thức, kinh tế của vùng
2.1.3. Bộ máy tổ chức của xã Thanh Luông
Kể từ khi thành lập xã Thanh Luông đến nay, dưới sự lãnh đạo của
Đảng, hoạt động của chính quyền địa phương luôn nhận được sự quan tâm,
ủng hộ và tận tình giúp đỡ của lãnh đạo cấp trên.
Lãnh đạo xã bao gồm:
Bí thư Đảng ủy xã
Phó Bí thư Đảng ủy
Chủ tịch HĐND
Các Phó Chủ tịch HĐND
Chủ tịch UBND
Phó chủ tịch UBND
Chủ tịch UBMTTQ
Bí thư Đoàn Thanh niên CSHCM
Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ
Chủ tịch Hội Nông dân
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh


19


Chỉ huy quân sự
Trưởng công an xã
Văn phòng thống kê kiểm toán ngân sách địa phương giúp việc cho
Chủ tịch UBND xã
Ban thông tin xã hội chịu trách nhiệm tuyên truyền và vận động nhân
dân thực hiện các chủ trương chinh sách
Tư pháp – Hộ tịch
Địa chính – Xây dựng
Văn hóa - xã hội
Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND tai kỳ họp của hội đồng nhân dân
xã Thanh Luông nhiệm kỳ 2011-2016 đã bầu ra các đồng chí vào vị trí lãnh
đạo của UBND xã bao gồm 5 thành viên:
Đồng chí Chủ tịch UBND xã: Đồng chí Quàng Văn Mấng
Đồng chí Phó Chu tịc UBND phụ trách kinh tế: Đông chí Nguyễn Văn
An
Đồng chí Trưởng công an, ủy viên: Đồng chí Lường Văn Ơn
Đồng chí Chỉ huy Quân sự ủy viên:Lò Văn Toàn
Cán bộ giúp việc cho UBNĐ gồm:
2 công chức Văn phòng Ủy ban
1 chức danh kế toán tài chính ngân sách
1 địa chức danh địa chính xây dưng địa chính lâm nghiệp – giao thông
thủy lợi
1 chức danh công chức tư pháp Hộ tịch
1 công chức văn hóa xã hội
UBND họp ít nhất mỗi tháng 1 lần
Các quyết định của UBND được quá nửa tổng số thành viên UBND

biểu quyết tán thành. UBND thảo luận tập thể và quyết định theo đa số các

20


vấn đề sau:
Chương trình làm việc của UBND
-kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, dự toán ngân sách, quyết toán ngân
sách hằng năm, và quỹ dự trữ của địa phương tỉnh HĐND quyết định.
Kế hoạch đầu tư, xây dụng các công trình trọng điểm của địa phương
trình HĐND quyết định
Các biện pháp thực hiện nghị quyết của HĐND về kinh tế xã hội; thông
qua các báo cáo của UBND trước khi trình HĐND
Đề án thành lập mới, sáng lập, giải thể các cơ quan của UBND và thành
lập mới, nhập, chia, điều chỉnh địa giới chính quyền địa phương.
2.1.4. Nhiệm vụ quyền hạn.
Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phát triển, quản lý về kinh tế hằng
năm, bao gồm các ngành: nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, dịch vụ
thương mại, tài chính, địa chính, quản lý các trường, giao thông thủy lợi,
rừng, và các cơ sở kỹ thuật khác trên địa bàn xã.
Lập kế hoạch dự toán ngân sách của xã, chính HĐND phê duyệt và báo
cáo cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tài chính cấp trên và trực tiếp tổ
chức thực hiện kế hoạch đó.
Lập kế hoạch, sử dụng đất đai của xã và tổ chức thực hiện các chương
trình kế hoạch đề án, cải thiện điều kiện nâng cao sản xuất,….. kiểm tra việc
quản lý các cong trình công cộng, đường giao thông, trụ sở trường học… các
công trình cơ sở hạ tầng khác của địa phuowg.
Phối hợp với các cơ quan nhà nước cấp trên để tổ chức thực hiện theo
từng lĩnh vực như: thu thuế, phí và lệ phí, đảm bảo thu đúng thu đủ, thu kịp
thời và báo cáo ngân sách theo quy định của pháp luật

Thực hiện vụ đảm bảo an ninh – quốc phòng, kinh tế xã hội trên địa

21


bàn xã, tuyên truyền giáo dục pháp luật, kiểm tra việc chấp hành hiến pháp,
các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của HĐND xã trong
cơ qan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội – an ninh quốc phòng.
Xây dựng trật tự an ninh xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, thực hiệ
nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang và xây dựng quốc phòng toàn dân,
quản lý hộ khẩu hộ tịch ở địa phương, quản lý việc cư trú của công dân.
Phòng chống thien tai bảo vệ tài sản của nhà nước, tổ chức xã hộ, bảo
vệ tính mạng, tự do, danh dự, tài sản, các quyền, lợi ích khác của công dân.
Chống buôn lậu, ma túy, tham nhũng, bài trư mê tins dị đoan trong cả nước.
*Chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức xã
- Chế độ tiền lương: Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND mức
6000.000đ/tháng; Phó Bí thư và Phó Chủ tịch 5.500.000đ/tháng; các chức
danh khác 3.500.000đ/tháng
- Chế độ phụ cấp: Ngoài các phụ cấp thâm niên vượt khung, Phụ cấp
kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo còn có phụ cấp Phụ cấp khu vực, khu vực
biên giới.
- Chế độ bảo hiểm: Cán bộ xã được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội khi
nghỉ hưu và chế độ bảo hiểm Y tế miễn phí.
* Đánh giá số lượng, chất lượng, trình độ cán bộ xã
Trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, đội ngũ cán bộ ở xã Thanh
Luông đã có những chuyển biến kịp thời, đáp ứng được yêu cầu của quá trình
đổi mới; trong thực thi nhiệm vụ đã năng động sáng tạo hơn; tư tưởng bao
cấp, tác phong thụ động từng bước được khắc phục, từ đó tạo ra sức làm việc
mới, đóng vai trò tích cực trong cải cách hành chính của tỉnh nói chung.
Trong đó đáng kể là những tiến bộ về tinh thần, thái độ phục vụ nhân

dân, các thủ tục hành chính, đặc biệt thực thi nhiệm vụ đã dần dần dựa trên cơ
sở pháp luật. Tình trạng chủ quan tuỳ tiện cửa quyền đã giảm. Đội ngũ cán bộ

22


ở xã Thanh Luông đã được nâng cao một bước rõ rệt về trình độ học vấn,
chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý. Cán bộ chính quyền xã điều hành
công việc nhanh nhạy, hiệu quả hơn trước; làm việc nhiệt tình, tận tụy, có ý
thức trách nhiệm với công việc được giao.
Trình độ văn hóa :Bức tranh chung về trình độ học vấn của đội ngũ cán
bộ xã là học vấn chưa cao, trình độ các cán bộ công chức chỉ từ trung học phổ
thông và trung cấp chuyên nghiệp. Điều đó cho thấy, trình độ của đội ngũ cán
bộ ở xã vẫn còn tương đối thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra. Trình độ học
vấn thấp cũng chính là nguyên nhân dẫn đến trình độ chuyên môn và trình độ
lý luận chính trị chưa được cao và sâu.
Về trình độ chuyên môn: Thực tế cho thấy, trình độ chuyên môn của đội
ngũ cán bộ còn thấp.
Mặt khác, số được đào tạo qua các chuyên nghành chưa đáp ứng với
yêu cầu thực tiễn ở cơ sở, không theo đúng với quy hoạch, còn chắp vá.
Tuy được nâng cao một bước rõ rệt về nhận thức và trình độ, nhưng
năng lực và nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ chính quyền xã còn có mặt chưa
đáp ứng được yêu cầu của cơ chế mới, 11 yêu cầu của cải cách hành chính,
yêu cầu của sự phát triển của tỉnh, đất nước. Do đó còn nhiều lúng túng và sơ
hở trong quản lý, nhất là quản lý nhà nước. Trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội
vẫn còn không ít cán bộ chính quyền xử lý giải quyết công việc theo ý muốn
chủ quan hoặc vi phạm pháp luật, chính sách của Đảng và Nhà nước một cách
vô thức.
2.2. Thực trạng hoạt động của CQĐP xã Thanh Luông
2.2.1. Thực trạng hoạt động của HĐND

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Hội đồng nhân dân xã Thanh Luông tổ chức

23


được 2 kỳ họp thường kỳ trong năm; ngoài ra còn tổ chức được các kỳ họp
bất thường, chuyên đề để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách
thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân.
Thời gian họp mỗi lần thường 1 ngày.
Hạn chế:
- Việc tiếp xúc cử tri còn mang tính hình thức.
- Việc tự kiểm điểm, đánh giá hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân
dân xã trước cử tri nơi ứng cử chưa thực hiện có nền nếp
- Trong kỳ họp, tại diễn đàn, một bộ phận không nhỏ đại biểu HĐND
không tham gia phát biểu thảo luận, chất vấn.
- Việc chuẩn bị nội dung trả lời và giải trình những ý kiến chất vấn của
đại biểu còn chung chung, không rõ trách nhiệm, chưa thoả đáng.
- Việc chất vấn của một số đại biểu HĐND chưa mang tính xây dựng,
chưa thể hiện được yêu cầu chung, thậm chí còn mang tính cá nhân trong
công việc.
- Chức năng, nhiệm vụ của HĐND xã rất lớn, rất nhiều, nhưng nội
dung các kỳ họp, chất lượng các Nghị quyết của HĐND xã lại rất hạn chế,
chưa có hiệu lực hiệu quả cụ thể.
- Ở một số địa phương, hoạt động quyết định của Hội đồng nhân dân
còn mang tính hình thức. Tại một số kỳ họp, dự thảo Nghị quyết do Uỷ ban
nhân dân chuẩn bị chưa đảm bảo chất lượng, tính khả thi chưa cao nên phải
đưa ra khỏi chương trình trước kỳ họp hoặc không thông qua được tại kỳ họp.

24



- Hoạt động giám sát kém hiệu quả.
Tóm lại: HĐND chưa thể hiện đầy đủ, rõ nét vai trò là cơ quan quyền
lực Nhà nước ở cơ sở, chưa thực sự quyết định được những vấn đề quan trọng
về kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trên địa bàn, chưa thực hiện được tốt
chức năng giám sát mọi hoạt động của UBND và đại biểu cho ý chí, nguyện
vọng quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở.
2.2.2. Thực trạng hoạt động của UBND
2.2.2.1. Kết quả đạt được trong những năm qua
Trong những năm qua bên cạnh những kết quả mà cán bộ nhân dân xã
đã đạt được thì cũng gạp không ít những khó khăn thách thức. Được sự quan
tâm giúp đỡ của các cấp ngành đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của ban thường
vụ huyện Mường Tè, cán bộ nhân dân xã đã ra sức khắc phụ khó khăn và
hoàn thành tốt các mục tiêu.
a.Trên lĩnh vực kinh tế
Năm 2014, là năm xã Thanh Luông đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội
tạo bước chuyển cơ bản thực hiện kế hoạch 5 năm 2011-2016 mà nghị quyết
Đại hội Đảng bộ lần thứ 3 đề ra. Trong năm 2014, kinh tế tiếp tục tăng trưởng
và ổn định so với năm 2013. Mức thu nhập bình quân đầu người trên mức ổn
định. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển biến tích cực, ngày cang tiến bộ. Năm
2014, tỉ trọng ngành nông nghiệp còn 50% giảm 10% so với năm 2013, trong
đó ngành trồng trọt và chăn nuôi chiếm 35%, thương mại dịch vụ 15% tăng
8% so vơi năm 2013.
Về lĩnh vực tài chính: Luôn coi trọng quy chế dân chủ trong hoạt động

25


×