Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ nghiên cứu thực tiễn tại Quảng Ngãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.1 KB, 113 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận văn tốt nghiệp này hoàn toàn là kết quả học tập và
nghiên cứu của chính bản thân.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Phan Thị Thanh Thủy


ii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

1

1. Sự cần thiết của đề tài.......................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu ........................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................4
6. Kết cấu của luận văn.........................................................................5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................................................6

1.1. GIỚI THIỆU VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ ................................6
1.1.1. Định nghĩa bảo hiểm nhân thọ [2]................................................6
1.1.2. Đặc điểm bảo hiểm nhân thọ [2]..................................................7
1.1.3. Lợi ích của bảo hiểm nhân thọ [2]..............................................10


1.1.4. Các loại hình sản phẩm bảo hiểm nhân thọ [2]..........................11
1.1.4.1. Bảo hiểm sinh kỳ................................................................11
1.1.4.2. Bảo hiểm tử kỳ...................................................................11
1.1.4.3. Bảo hiểm hỗn hợp..............................................................11
1.1.4.4. Bảo hiểm trọn đời...............................................................12
1.1.4.5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ...................................................12
1.1.4.6. Bảo hiểm liên kết đầu tư.....................................................12
1.1.4.7. Các sản phẩm phụ...............................................................13
1.1.5. Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam giai đoạn 2001-2010..13


iii

1.1.5.1. Đánh giá thị trường nhân thọ Việt Nam giai đoạn 20012010....................................................................................13
Bảng 1-1: Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm
nhân thọ đóng góp vào GDP..............................................15
1.1.5.2. Những khó khăn và thách thức...........................................18
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ HÀNH VI NGƯỜI TIÊU
DÙNG .............................................................................................19
1.2.1. Mô hình hành vi hợp lý (TRA- Theory of Resonable Action)...20
Hình 1-3: Mô hình Học thuyết hành động hợp lý của Ajzen và
Fishbein, 1975...........................................................................22
1.2.2. Mô hình hành vi dự định (TPB-Theory of planned behaviour).22
1.3. TỔNG HỢP CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ..............................23
1.4. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .........................................................27
1.4.1. Mức độ thu nhập của khách hàng...............................................30
1.4.2. Trình độ học vấn.......................................................................31
1.4.3. Nhận thức lợi ích bảo hiểm nhân thọ.......................................31
1.4.4. Đặc tính của sản phẩm..............................................................32
1.4.5. Chất lượng dịch vụ bảo hiểm.....................................................32

1.4.6. Thái độ và niềm tin vào ngành bảo hiểm...................................33
1.4.7. Thủ tục .....................................................................................33
1.4.8. Hình ảnh công ty.......................................................................34
1.5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................34
CHƯƠNG 2 ...............................................................................................................35
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU.......................................................................................35

2.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ......................................................35


iv

2.2. NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ........................................................37
2.3. XÂY DỰNG THANG ĐO ...........................................................39
2.3.1. Thang đo trình độ học vấn..........................................................40
2.3.2. Thang đo Thu nhập....................................................................40
2.3.3. Thang đo Nhận thức lợi ích bảo hiểm nhân thọ.........................40
2.3.4. Thang đo Đặc tính của sản phẩm...............................................41
2.3.5. Thang đo Chất lượng dịch vụ bảo hiểm.....................................41
2.3.6. Thang đo Thái độ và niềm tin vào ngành bảo hiểm...................42
2.3.7. Thang đo Thủ tục ......................................................................42
2.3.8. Thang đo Hình ảnh công ty........................................................43
2.3.9. Thang đo Quyết định mua bảo hiểm..........................................43
2.4. THIẾT KẾ BẢNG CÂU HỎI ......................................................43
2.5. NGHIÊN CỨU CHÍNH THỨC ...................................................44
2.6. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................46
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................................47

3.1. PHÂN TÍCH MÔ TẢ ...................................................................47
3.1.1. Giới tính.....................................................................................47

3.1.2. Độ tuổi.......................................................................................47
3.1.3. Thu nhập....................................................................................48
3.1.4. Trình độ học vấn........................................................................49
3.2. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH THANG ĐO .......................................50
3.2.1. Kết quả kiểm định thang đo thông qua phân tích hệ số
Cronbach's Alpha......................................................................50
Hình ảnh công ty.................................................................................53


v

3.2.2. Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor
Analysis)...................................................................................54
3.2.3. Các yếu tố tác động đến quyết định mua bảo hiểm....................58
3.3. KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................59
3.3.1. Phân tích hồi quy........................................................................59
3.3.2. Phân tích phương sai (ANOVA)...............................................63
3.3.2.1. Giữa các nhóm khách hàng khác nhau về trình độ học vấn64
3.3.2.2. Giữa các nhóm khách hàng khác nhau về thu nhập............66
3.3.2.3. Giữa các nhóm khách hàng khác nhau về độ tuổi..............67
3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................68
HÀM Ý NGHIÊN CỨU VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH...............................................70

4.1. KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA NGHIÊN CỨU ............................70
4.2. GỢI Ý CHÍNH SÁCH .................................................................72
4.2.1. Gia tăng các hoạt động giới thiệu lợi ích bảo hiểm nhân thọ đến
những người xung quanh..........................................................72
4.2.2. Gia tăng các hoạt động giới thiệu đặc tính sản phẩm để tăng cơ
hội cho khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp.......................74
4.2.3. Gia tăng chất lượng cung cấp dịch vụ khách hàng nhằm tăng

niềm tin của khách hàng về dịch vụ bảo hiểm .........................75
4.2.4. Tạo điều kiện thuận lợi cho người mua bảo hiểm về thủ tục tham
gia bảo hiểm..............................................................................77
4.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ...........78
4.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..............................................................79
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................82

DANH MỤC CÁC BẢNG


vi

Số hiệu
bảng
1.1

Tên bảng

Trang

Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm

1.2
3.1
3.2
3.3
3.4

nhân thọ đóng góp vào GDP

Các giả thuyết nghiên cứu
Phân tổ mẫu nhóm tuổi theo trình trạng sở hữu bảo hiểm
Phân tổ mẫu nhóm tuổi theo trình trạng sở hữu bảo hiểm
Phân tổ mẫu thu nhập theo trình trạng sở hữu bảo hiểm
Phân tổ mẫu trình độ học vấn theo trình trạng sở hữu

15
29
46
47
47

3.5
3.6
3.7
3.8
3.9

bảo hiểm
Hệ số Cronbach Alpha của các chỉ báo
Kết quả phân tích nhân tố khám phá -lần cuối
Thống kê mô tả các thang đo nhân tố quyết định mua
Các hệ số quy hồ
Phân tích ANOVA về Quyết định mua theo Trình độ học

49
50
55
57
60


3.10
3.11

vấn
Phân tích ANOVA về Quyết định mua theo Thu nhập
Phân tích ANOVA về Quyết định mua theo Nhóm tuổi

63
66
66


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình
1.1
1.2
1.3

Tên hình

Trang

Doanh thu BHNT qua các năm 2001 – 2010
Cơ cấu doanh thu BHNT qua năm 2010
Mô hình Học thuyết hành động hợp lý của Ajzen và


16
17

1.4
1.5
1.6

Fishbein, 1975
Mô hình hành vi dự định
Các yếu tố quyết định mua bảo hiểm nhân thọ
Mô hình Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo

22
23
25
25

1.7

hiểm nhân thọ
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường mua bảo

26

1.8

hiểm nhân thọ
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo

2.1

3.1

hiểm nhân thọ
Trình bày quy trình nghiên cứu của đề tài.
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo

28
36

hiểm nhân thọ

62


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Năm 1996 đánh dấu sự ra đời của ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam,
đáp ứng yêu cầu của quá trình mở cửa và hội nhập cũng như yêu cầu phát
triển bản thân ngành bảo hiểm nhân thọ. Chính sách mở cửa của Chính phủ
thu hút khá nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, năm 1999
có 03 doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam là Prudential,
Manulife và Cathay life đã làm cho Bảo Việt Nhân thọ không còn thế độc
quyền. Đến nay thị trường đã có 15 doanh nghiệp hoạt động, tạo cho khách
hàng có nhiều cơ hội tìm hiểu và làm quen với bảo hiểm nhân thọ. Trên thị
trường có nhiều sản phẩm của các công ty khác nhau đã mang lại nhiều sự lựa
chọn cho khách hàng khi ra quyết định mua bảo hiểm. Chính vì thế, cạnh
tranh trên thị trường về bảo hiểm nhân thọ ngày càng gay gắt. Quá trình cạnh
tranh diễn ra quyết liệt, thị phần của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ liên

tục thay đổi, thị trường bảo hiểm phát triển và sôi động cũng làm cho chất
lượng dịch vụ bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ngày càng
được chú trọng và tăng cao. Đây cũng là những nhân tố để thúc đẩy thị trường
bảo hiểm nhân thọ Việt Nam phát triển và cạnh tranh lành mạnh.
Thêm vào đó, Việt Nam gia nhập WTO vào năm 2006, việc trao đổi
hàng hoá giữa Việt Nam và các nước sẽ được đẩy mạnh, luồng vốn đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam được lưu thông, là tiền đề quan trọng giải quyết
công ăn việc làm và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển, mở
rộng thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội, việc hội nhập đặt ra không ít
thách thức cho các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, trong điều kiện khả
năng tài chính, kinh nghiệm hoạt động và công nghệ quản lý vẫn còn chưa
cao. Do đó, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ Việt Nam tự tìm cho mình


2

một lối đi riêng, một chiến lược và chính sách hành động riêng ... nhằm đứng
vững, phát triển trong xu thế cạnh tranh và hội nhập.
Trong những năm qua, tăng trưởng kinh tế Việt Nam luôn cao và ổn
định, với mức tăng trưởng GDP bình quân trong 10 năm qua trên 7%, thu
nhập bình quân đầu người được cải thiện trong những năm gần đây, lạm phát
được duy trì ở mức cho phép, đời sống của dân cư không ngừng được cải
thiện, điều này gia tăng sức mua và mức sống của người dân tăng lên và nhu
cầu bảo hiểm ngày càng gia tăng. Người dân bắt đầu có tích luỹ và yên tâm sử
dụng tiền tích luỹ này để đầu tư trở lại nền kinh tế trong đó bảo hiểm nhân thọ
là một trong những kênh đầu tư vốn được người dân lựa chọn. Đây là yếu tố
rất quan trọng và là cơ sở cho sự phát triển của bảo hiểm nhân thọ trong giai
đoạn này cũng như những năm về sau. Ngành bảo hiểm nhân thọ Việt Nam
đang phát triển với tốc độ tăng trưởng cao. Tổng số phí bảo hiểm toàn ngành
đạt 13.792 tỷ đồng trong năm 2010, tăng 16,32% so với năm 2009. Báo cáo

về giá trị tương lai của thị trường bảo hiểm Việt Nam (do tạp chí Business
Monitor International phát hành) dự báo ngành bảo hiểm Việt Nam sẽ tăng
nhanh chóng và đạt 58.451 tỷ đồng (gần 3 tỷ USD) vào năm 2014.
Mặc dù đã hơn 15 năm qua thị trường bảo hiểm nhân thọ có những
bước phát triển dài nhưng có thể thấy, đến nay thị trường bảo hiểm nhân thọ
Việt Nam vẫn còn rất nhỏ bé và vẫn đang trong giai đoạn hình thành, khai
thác thị trường mới. Với dân số khoảng 87 triệu người nhưng hiện tại chỉ có
khoảng 8% dân số tham gia bảo hiểm nhân thọ, trong khi đó tại Nhật Bản là
30%, Philipines 15%, Hồng Kông 25%, và ở một số nước phát triển tỷ lệ này
lên đến 90%. Số lượng khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ chủ yếu thuộc
về các thành phố và trung tâm kinh tế lớn của đất nước, các tỉnh thành nhỏ
còn lại thì việc khai thác vẫn hạn chế. Ngoài ra, theo số liệu thống kê thì có
khoảng 70% dân số Việt Nam sống ở khu vực nông thôn. Nếu so sách với nhu


3

cầu và tiềm năng thị trường thì con số này còn rất khiêm tốn. Do đó có thể nói
thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam là một thị trường trẻ, đầy tiềm năng
và hứa hẹn sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành ngày càng sôi động và
quyết liệt.
Hiện nay bảo hiểm nhân thọ đã không còn quá xa lạ với người Việt
Nam như những năm về trước, nhưng để ra một quyết định mua bảo hiểm
khách hàng còn phải xem xét nhiều yếu tố như: Lợi ích sản phẩm bảo hiểm,
chất lượng dịch vụ khách hàng, trình độ văn hoá, thu nhập bình quân đầu
người ... những yếu tố này đang xen vào trong quá trình khách hàng tìm hiểu
và quyết định mua bảo hiểm. Do vậy, để thu hút khách hàng cho thị trường
bảo hiểm nhân thọ thì các công ty bảo hiểm nhân thọ phải xác định được
những tiêu chí nào ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của
khách hàng. Đây chính là lý do hình thành đề tài: "Các nhân tố ảnh hưởng

đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ: Nghiên cứu thực tiễn tại địa bàn
tỉnh Quảng Ngãi"
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
- Làm sáng tỏ cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua bảo hiểm nhân thọ trong điều kiện của Việt Nam - với khu vực điển hình
là tỉnh Quảng Ngãi.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân
thọ của khách hàng.
- Gợi ý một số chính sách đối với các công ty bảo hiểm nhân thọ Việt
Nam nhằm cải thiện hoạt động kinh doanh hiện tại.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là những khách hàng đang mua bảo hiểm nhân
thọ và khách hàng tiềm năng.


4

- Phạm vi nghiên cứu là các khách hàng đã mua và chưa mua bảo hiểm
nhân thọ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, bao gồm thành phố Quảng Ngãi,
huyện Sơn Tịnh, huyện Bình Sơn, huyện Mộ Đức, huyện Nghĩa Hành.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này bao gồm hai bước chính là nghiên cứu sơ bộ định tính
và nghiên cứu chính thức định lượng.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua phương pháp định tính. Nghiên
cứu sơ bộ được dựa vào lý thuyết hành vi tiêu dùng, các nghiên cứu trước
được thực hiện bằng phương pháp định tính thông qua kỹ thuật thảo luận tay
đôi và phương pháp đóng vai này và được dùng để khám phá bổ sung mô
hình. Để xây dựng được các thang đo lường phù hợp với nội dung của đề tài
nghiên cứu, đề tài đã tham khảo các nội dung thang đo của các nghiên cứu
của nước ngoài và thang đo của nghiên cứu của Nguyễn Thị Ánh Xuân về các

yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua bảo hiểm nhân thọ. Bước tiếp theo là
nghiên cứu chính thức.
Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp nghiên
cứu định lượng, dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng phỏng vấn
khách hàng tại một số huyện, thành phố Quảng Ngãi. Mục đích của nghiên
cứu này là vừa để sàng lọc các biến quan sát, vừa để xác định các thành phần
cũng như giá trị và độ tin cậy của thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến quyết
định mua sản phẩm bảo hiểm nhân thọ của khách hàng tại địa bàn tỉnh Quảng
Ngãi và kiểm định mô hình. Việc kiểm định thang đo và mô hình lý thuyết
cùng với các giả thuyết đề ra bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha, phân tích
nhân tố khám phá EFA, kiểm định T-test, phân tích phương sai Anova và
phân tích hồi quy dựa trên kết quả xử lý số liệu thống kê SPSS 16.0
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Kết quả của nghiên cứu này giúp cho các công ty bảo hiểm nhân thọ


5

hiểu biết hơn nữa về các thành phần tạo nên thái độ của khách hàng đối với
dịch vụ bảo hiểm nhân thọ cũng như các đo lường của chúng.
- Nghiên cứu cũng giúp các công ty bảo hiểm nắm bắt được những yếu
tố quan trọng nào ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của
khách hàng. Từ đó, các nhà quản lý tiếp thị của các công ty bảo hiểm nhân
thọ có thể xây dựng các kế hoạch marketing nhằm tiếp cận và phục vụ người
đã mua và chưa mua bảo hiểm nhân thọ một cách hiệu quả hơn.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được chia thành các chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 2: Thiết kế nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Chương 4: Hàm ý nghiên cứu và gợi ý chính sách


6

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. GIỚI THIỆU VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ
1.1.1. Định nghĩa bảo hiểm nhân thọ [2]

Bảo hiểm nhân thọ có thể được hiểu trên hai phương diện: Kỹ thuật và
pháp lý.
Trên phương diện kỹ thuật, bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm
bao hàm những cam kết mà sự thực hiện những cam kết đó phụ thuộc vào
tuổi thọ của con người.
Có hai loại cam kết chủ yếu trong bảo hiểm nhân thọ, đó là cam kết
đóng phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm và cam kết trả tiền bảo hiểm
hoặc trợ cấp định kỳ của doanh nghiệp bảo hiểm.
Trên phương diện pháp lý, bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng bảo hiểm
được ký kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm, theo đó
để nhận được phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm, doanh nghiệp bảo
hiểm cam kết sẽ trả cho một hoặc nhiều người thụ hưởng một khoản tiền nhất
định hoặc những khoản trợ cấp định kỳ trong trường hợp người được bảo
hiểm sống đến một thời điểm nhất định hoặc tử vong trước một thời điểm
nhất định đã được ghi rõ trên hợp đồng bảo hiểm.
Theo cách định nghĩa này cho ta thấy trong hợp đồng bảo hiểm nhân
thọ, số lượng người mà có thể gắn với các nghĩa vụ hoặc quyền lợi là bốn loại
người: Người bảo hiểm, người ký kết (người tham gia bảo hiểm), người được
bảo hiểm, và người thụ hưởng bảo hiểm.
Ngoài ra, theo Luật kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội nước Cộng

hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực từ ngay 01/04/2001


7

thì "Bảo hiểm nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người
được bảo hiểm sống hoặc chết"
1.1.2. Đặc điểm bảo hiểm nhân thọ [2]

Dịch vụ bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm chỉ liên quan đến các
sự kiện xảy ra trong cuộc sống của con người. Do đó, bảo hiểm nhân thọ có
những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, bảo hiểm nhân thọ vừa mang tính tiết kiệm, vừa mang tính
rủi ro:
Đây là một trong những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa bảo hiểm
nhân thọ với bảo hiểm phi nhân thọ. Thật vậy, mỗi người mua bảo hiểm nhân
thọ sẽ định kỳ nộp một khoản tiền nhỏ (gọi là phí bảo hiểm) cho người bảo
hiểm, ngược lại người bảo hiểm có trách nhiệm trả số tiền lớn (gọi là số tiền
bảo hiểm) cho người hưởng quyền lợi bảo hiểm như đã thoả thuận từ trước
khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Số tiền bảo hiểm được trả khi người được bảo
hiểm đạt đến một độ tuổi nhất định và được ấn định trong hợp đồng. Hoặc số
tiền này được trả cho gia đình người được bảo hiểm khi người này không may
bị chết sớm ngay cả khi họ mới tiết kiệm một khoản rất nhỏ qua việc đóng phí
bảo hiểm. Số tiền bảo hiểm này giúp những người còn sống trang trải những
khoản chi phí cần thiết như thuốc men, mai táng, chi phí giáo dục cho con
cái…Chính vì vậy, bảo hiểm nhân thọ vừa mang tính tiết kiệm, vừa mang tính
rủi ro. Tính chất tiết kiệm ở đây thể hiện ngay trong từng cá nhân, từng gia
đình một cách thường xuyên, có kế hoạch, có kỷ luật. Nội dung tiết kiệm khi
mua bảo hiểm nhân thọ khác với hình thức tiết kiệm khác ở chổ, người bảo
hiểm đảm bảo trả cho người tham gia bảo hiểm hay người thân của họ một số

tiền rất lớn ngay cả khi họ mới tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ. Có nghĩa
là khi người được bảo hiểm không may gặp rủi ro, trong thời hạn bảo hiểm
được ấn định, những người thân của họ sẽ nhận được những khoản trợ cấp


8

hay số tiền bảo hiểm từ công ty bảo hiểm. Điều đó thể hiện rõ tính chất rủi ro
trong bảo hiểm nhân thọ.
Thứ hai, bảo hiểm nhân thọ đáp ứng được rất nhiều mục đích khác
nhau của người tham gia bảo hiểm nhân thọ: Trong khi các nghiệp vụ bảo
hiểm phi nhân thọ chỉ đáp ứng được mục đích là góp phần khắc phục hậu quả
khi đối tượng tham gia bảo hiểm gặp sự cố, từ đó góp phần ổn định tài chính
cho người tham gia, thì bảo hiểm nhân thọ đáp ứng nhiều mục đích. Mỗi mục
đích thể hiện khá rõ trong hợp đồng. Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ đôi khi còn
có giá trị như một vật thế chấp để vay vốn hoặc bảo hiểm nhân thọ tín dụng
thường được bán cho đối tượng đi vay để họ mua xe hơi, đồ dùng gia đình
hoặc dùng cho các mục đích cá nhân khác… Chính vì đáp ứng được nhiều
mục đích khác nhau nên loại hình bảo hiểm này có thị trường ngày càng rộng
và được rất nhiều người quan tâm.
Thứ ba, thời hạn bảo hiểm thường rất dài, quan hệ giữa các bên
trong mỗi hợp đồng bảo hiểm nhân thọ lại rất đa dạng và phức tạp: Thời
hạn bảo hiểm nhân thọ thường kéo dài từ 5 năm trở lên. Tính đa dạng và
phức tạp trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ thể hiện ở ngay các sản
phẩm của nó. Mỗi sản phẩm bảo hiểm nhân thọ cũng có nhiều loại hợp đồng
khác nhau, chẳng hạn bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp có các loại hợp đồng 5
năm, 10 năm. Mỗi hợp đồng có mỗi thời hạn khác nhau, lại có sự khác nhau
về số tiền bảo hiểm, phương thức đóng phí, độ tuổi tham gia…Ngay cả trong
hợp đồng, mối quan hệ giữa các bên cũng rất phức tạp. Khác với các bản
hợp đồng phi nhân thọ, trong mỗi hợp đồng nhân thọ có 4 bên tham gia

(người bảo hiểm, người được bảo hiểm, người tham gia bảo hiểm và người
thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm).
Thứ tư, phí bảo hiểm nhân thọ chịu tác động tổng hợp nhiều nhân tố,
vì vậy quá trình định phí khá phức tạp: Theo tác giả của Jean-Claude Harrari


9

"Sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không gì hơn chính là kết quả của một tiến
trình đầy đủ để đưa sản phẩm đến công chúng". Trong tiến trình này, người
bảo hiểm phải bỏ ra rất nhiều chi phí để tạo ra sản phẩm, như chi phí khai
thác, chi phí quản lý hợp đồng…Nhưng những chi phí đó mới chỉ là một phần
để cấu tạo nên giá cả sản phẩm bảo hiểm nhân thọ, một phần chủ yếu là phụ
thuộc vào: độ tuổi của người được bảo hiểm, tuổi thọ bình quân của con
người, số tiền bảo hiểm, thời hạn tham gia bảo hiểm, phương thức thanh toán,
lãi suất đầu tư, tỷ lệ lạm phát…
Thứ năm, bảo hiểm nhân thọ ra đời và phát triển trong điều kiện kinh
tế - xã hội nhất định. Ở các nước kinh tế phát triển, bảo hiểm nhân thọ ra đời
và phát triển hàng trăm năm nay. Ngược lại, một số quốc gia trên thế giới hiện
nay vẫn chưa triển khai được bảo hiểm nhân thọ, mặc dù người ta hiểu rất rõ
vai trò và lợi ích của nó. Để lý giải vấn đề này, hầu hết các nhà kinh tế đều
cho rằng, cơ sở chủ yếu để bảo hiểm nhân thọ ra đời và phát triển là điều kiện
kinh tế xã hội phát triển.
Những điều kiện về kinh tế: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc
nội (GDP), tổng sản phẩm quốc nội tính bình quân trên đầu người dân, tỷ lệ
lạm phát của đồng tiền, tỷ giá hối đoái…
Những điều kiện về xã hội bao gồm: Điều kiện về dân số, tuổi thọ bình
quân của người dân, trình độ học vấn, tỷ lệ tử vong của trẻ em sơ sinh.
Ngoài điều kiện kinh tế - xã hội thì môi trường pháp lý cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến sự ra đời và phát triển của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.

Thông thường ở các nước, luật kinh doanh bảo hiểm, các văn bản quy
định pháp quy phải ra đời trước khi ngành bảo hiểm phát triển. Luật bảo hiểm
và các văn bản có liên quan sẽ đề cập cụ thể đến các vấn đề như: tài chính,
đầu tư, hợp đồng, thuế. Đây là vấn đề mang tính chất sống còn cho hoạt động
kinh doanh bảo hiểm nhân thọ. Chẳng hạn ở một số nước phát triển như: Anh,


10

Pháp, Đức, …Nhà nước thường tạo điều kiện thuận lợi cho bảo hiểm nhân thọ
bằng cách có chính sách thuế ưu đãi. Mục đích là tạo ra cho các cá nhân cơ
hội để tiết kiệm, tự mình lập nên quỹ hưu trí, từ đó cho phép giảm bớt phần
trợ cấp từ nhà nước. Mặt khác, tham gia bảo hiểm nhân thọ còn đẩy mạnh
được quá trình tập trung vốn trong các công ty bảo hiểm để từ đó có vốn dài
hạn đầu tư cho nền kinh tế. Cũng vì những mục đích trên, mà một số nước
Châu Á như: Ấn Độ, Hồng Kông, Singapore… không đánh thuế thu nhập đối
với sản phẩm bảo hiểm nhân thọ. Sự ưu đãi này là đòn bẫy tích cực để bảo
hiểm nhân thọ phát triển.
1.1.3. Lợi ích của bảo hiểm nhân thọ [2]

Đối với cá nhân và gia đình
Giống như các loại hình bảo hiểm khác bảo hiểm nhân thọ ra đời nhằm
khắc phục những khó khăn về tài chính khi gặp rủi ro. Khi một người trụ cột
gia đình không may gặp những rủi ro về bệnh tật hoặc bị tai nạn dẫn đến chết
hoặc bị thương tật, bản thân người đó hoặc những người sống phụ thuộc sẽ
rơi vào tình trạng khó khăn về mặt tài chính. Hơn lúc nào hết, họ sẽ cần đến
nguồn tài chính kịp thời để bù đắp thiệt hại, lấy lại sự cân bằng, ổn định tình
hình tài chính. Bảo hiểm nhân thọ còn giúp cho những người tham gia có thể
tích luỹ cho những kế hoạch tương lai, như để dành tiền cho con đi học, cho
con một số vốn để vào đời hoặc có thể tiết kiệm tiền để mua xe, mua nhà, vui

hưởng cuộc sống sau khi về hưu ... Bảo hiểm nhân thọ giúp họ thực hiện
những mong ước ngay cả khi họ không thể đồng hành cùng gia đình của mình
được nữa. Hơn nữa, vượt hơn cả ý nghĩa "tiền bạc", bảo hiểm nhân thọ mang
đến trạng thái an tâm về tinh thần, giảm bớt sự lo âu trước rủi ro, bất trắc cho
người được bảo hiểm.
Đối với xã hội
Đối với kinh tế - xã hội, sự phát triển của lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ


11

trên thị trường đã tạo sự ổn định xã hội thông qua sự giảm thiểu việc lo lắng
cho bên mua bảo hiểm, huy động vốn để đầu tư cho những dự án trung và dài
hạn nhằm góp phần phát triển đất nước, giảm gánh nặng ngân sách quốc gia
trong việc chăm lo người già và những người phụ thuộc khi người trụ cột
trong gia đình qua đời, tạo công ăn việc làm cho nhiều người. Ngoài ra, sự ra
đời của bảo hiểm nhân thọ tạo điều kiện cho các tổ chức bảo hiểm nhân thọ
thường xuyên thực hiện việc nghiên cứu rủi ro, thống kê tổn thất, tìm kiếm
các biện pháp phòng tránh và giảm thiểu tổn thất.
1.1.4. Các loại hình sản phẩm bảo hiểm nhân thọ [2]
1.1.4.1. Bảo hiểm sinh kỳ

Bảo hiểm sinh kỳ là loại hình bảo hiểm cho trường hợp sống của người
được bảo hiểm. Khi người bảo hiểm sống đến một thời điểm đã được quy
định trong hợp đồng, công ty sẽ chi trả số tiền bảo hiểm.
Trên lý thuyết và theo quy định của pháp luật Việt Nam thì vẫn tồn tại
loại hình bảo hiểm sinh kỳ nhưng trên thực tế hiện nay loại hình này hầu như
không được triển khai.
1.1.4.2. Bảo hiểm tử kỳ
Bảo hiểm tử kỳ là loại hình bảo hiểm nhân thọ chỉ bảo hiểm cho khả

năng chết xảy ra trong thời gian đã được quy định cụ thể trong hợp đồng. Khi
người được bảo hiểm chết trong thời gian đó, công ty bảo hiểm sẽ chi trả số
tiền bảo hiểm. Đây là quyền lợi cơ bản của sản phẩm bảo hiểm tử kỳ. Trong
thực tế, để tăng thêm quyền lợi cho khách hàng, các công ty bảo hiểm có thể
bổ sung thêm một số quyền lợi khác.
1.1.4.3. Bảo hiểm hỗn hợp
Bảo hiểm hỗn hợp là loại hình bảo hiểm kết hợp trường hợp sống và
trường hợp chết. Theo đó, công ty bảo hiểm cam kết chi trả một khoản tiền đã


12

được ấn định trong trường hợp người được bảo hiểm còn sống đến hết hạn
hợp đồng hoặc người được bảo hiểm tử vong trong thời hạn hợp đồng.
Bảo hiểm hỗn hợp là loại hình phổ biến nhất không chỉ bảo vệ tài chính
cho khách hàng khi chẳng may gặp rủi ro mà còn giúp họ tích luỹ số tiền phí
bảo hiểm đã đóng vào và cộng thêm lãi.
1.1.4.4. Bảo hiểm trọn đời
Bảo hiểm trọn đời là loại hình bảo hiểm theo đó công ty bảo hiểm cam
kết chi trả một khoản tiền đã được xác định trước trong trường hợp người
được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời người đó.
Giống như loại hình bảo hiểm tử kỳ, loại hình bảo hiểm trọn đời không
có yếu tố lãi nhưng bù lại, khách hàng được bảo vệ với số tiền bảo hiểm được
hưởng ở mức rất cao trong khi đóng phí bảo hiểm với mức khá thấp.
1.1.4.5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ
Bảo hiểm trả tiền định kỳ là loại hình bảo hiểm theo đó công ty bảo
hiểm cam kết chi trả những khoản tiền cố định cho người được bảo hiểm, bắt
đầu từ một độ tuổi nhất định.
Những khoản tiền này thường được mô tả là khoản tiền hằng năm (niên
kim), mặc dù trong thực tế nó có thể được trả mỗi nửa năm, hằng quý, hàng

tháng. Niên kim có thể được trả ngay vào thời điểm ký kết hợp đồng hoặc trả
sau khi hợp đồng có hiệu lực trong một khoản thời gian nhất định.
1.1.4.6. Bảo hiểm liên kết đầu tư
Sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư (Unit -Link hoặc Investment Link): là sản phẩm giúp khách hàng thoả mãn đồng thời hai nhu cầu là bảo vệ
tài chính trước các rủi ro và tiết kiệm - đầu tư thu lợi nhuận, trong đó yếu tố
tiết kiệm - đầu tư là chủ yếu.
Sản phẩm liên kết đầu tư về cơ bản là sản phẩm kết hợp nhu cầu bảo vệ
và tiết kiệm. Tuy nhiên, trong khi các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ kết hợp


13

khác có chia lãi thì sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư "không chia lãi". Đối
với các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp khác, quỹ bảo hiểm hình thành
từ phí bảo hiểm sẽ được công ty bảo hiểm đầu tư và được sử dụng để chi trả
tiền bảo hiểm cho khách hàng vì thế công ty bảo hiểm sẽ cam kết một mức lãi
cố định trả cho khách hàng (sản phẩm có chia lãi). Đối với sản phẩm bảo
hiểm liên kết đầu tư người tham gia bảo hiểm là chủ đầu tư của các quỹ vì thế
sẽ được hưởng lãi đầu tư thực tế của các quỹ đầu tư mà khách hàng lựa chọn.
1.1.4.7. Các sản phẩm phụ
Bên cạnh nhóm sản phẩm chính còn có sản phẩm bổ sung nhằm mở
rộng phạm vi bảo hiểm cho khách hàng, có các nhóm sản phẩm bổ sung sau
đây:
Nhóm tai nạn:
• Bảo hiểm tử vong do tai nạn
• Bảo hiểm tử vong và tàn tật do tai nạn
• Bảo hiểm mọi rủi ro do tai nạn
Nhóm miễn thu phí:
• Quyền lợi miễn thu phí trên người được bảo hiểm
• Quyền lợi người thanh toán

Nhóm hỗ trợ viện phí và bệnh hiểm nghèo:
• Bảo hiểm hỗ trợ viện phí
• Bảo hiểm bệnh hiểm nghèo
1.1.5. Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam giai đoạn 2001-2010
1.1.5.1. Đánh giá thị trường nhân thọ Việt Nam giai đoạn 2001-2010
Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam ra đời và phát triển đến nay đã được 15
năm, từ chỗ chỉ có Bảo Việt là doanh nghiệp bảo hiểm duy nhất kinh doanh
bảo hiểm nhân thọ, đến nay thị trường bảo hiểm nhân thọ đã phát triển sôi
động, hấp dẫn và thu hút rất nhiều các công ty nước ngoài vào đầu tư và kinh


14

doanh, đến nay có 15 doanh nghiệp hoạt động bên lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ
(theo phụ lục 01).
Sự tham gia của các tổ chức bảo hiểm nước ngoài cũng đã và sẽ nâng
cao lòng tin của các nhà đầu tư quốc tế về khả năng đáp ứng các nhu cầu về
bảo hiểm nhân thọ, giúp các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn về cam kết
mở cửa và tin tưởng vào môi trường đầu tư lành mạnh ở Việt Nam. Ngoài ra,
sự thâm nhập của các công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài cũng góp phần
nâng cao năng lực của thị trường bảo hiểm, thiết kế một kênh thu hút vốn
trong dân. Có thể nói thị trường Việt Nam đang từng bước hội nhập với thị
trường bảo hiểm nhân thọ trong khu vực và trên thế giới.
So với thị trường bảo hiểm nhân thọ quốc tế và khu vực, thì thị trường
bảo hiểm nhân thọ Việt Nam có "tuổi đời" còn rất trẻ, nhưng đã đạt được
những thành công vượt bậc: như tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Mặc dù
về qui mô rất khiêm tốn, song theo nhận định đây là một thị trường bảo hiểm
có nhiều tiềm năng phát triển. Doanh thu thị trường bảo hiểm tăng trưởng đều
đặn, với tốc độ tăng trưởng trong suốt 10 năm qua (2001-2010). Nếu năm
2001, doanh thu tổng thị trường là 2.785 tỷ đồng thì năm 2010 tăng gấp 4,95

lần đạt mức 13.793 tỷ đồng. Dẫn đầu là Prudential 5.374 tỉ đồng, Bảo Việt
4.023 tỉ đồng, Manulife 1.460 tỉ đồng. Tương ứng với tỉ trọng số lượng hợp
đồng bảo hiểm lớn, phí bảo hiểm sản phẩm hỗn hợp vẫn chiếm tỉ trọng cao
trong tổng số phí bảo hiểm. Cơ cấu tổng doanh thu phí theo loại hình nghiệp
vụ như sau: 75,9% sản phẩm hỗn hợp, 16,5% sản phẩm đầu tư, các sản phẩm
còn lại chiếm 7,6%. Mặc dù vẫn chiếm tỉ trọng cao trong tổng doanh thu phí
của toàn thị trường song tỷ trọng phí của sản phẩm hỗn hợp đã giảm hơn so
với cùng kỳ năm trước cùng với đó là sự vươn lên mạnh mẽ của sản phẩm đầu
tư. Doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới đạt 3.743 tỉ đồng, tăng 28%, trong
đó dẫn đầu về phí bao gồm Prudential 1.158 tỉ đồng, Bảo Việt 826 tỉ đồng và


15

ACE life 439 tỉ đồng. Doanh thu phí bảo hiểm tái tục là 10.049 tỉ đồng, tăng
11,3% so với cùng kỳ năm 2009.
Điều khác biệt của thị trường Việt Nam so với thị trường bảo hiểm thế
giới là vẫn tăng trưởng, thậm chí vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng khá cao ngay
cả trong thời kỳ kinh tế khủng hoảng (năm 2008: 9,56%, 2009: 14,68%, 2010:
16,32). Nhờ tốc độ tăng trưởng cao và đều đặn mà qui mô thị trường bảo
hiểm nhân thọ Việt nam ngày càng được mở rộng. Tỷ trọng của doanh thu thị
trường bảo hiểm nhân thọ trong GDP năm 2010 là 0,8 % (so với năm 2001:
0,56%).
Bảng 1-1: Tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng doanh thu phí bảo
hiểm nhân thọ đóng góp vào GDP
Chỉ tiêu

Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm Năm
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010


1. Tổng doanh
thu phí bảo
hiểm nhân thọ
(tỷ đồng)
2. Tốc độ tăng
trưởng(%)
3. Đóng góp vào
GDP (%)

2.785 4.645 6.441 7.710 8.130 8.495 9.437

115,6
3

66,79 38,67 19,70 5,45 4,49 11,09

0,56 0,81 1,09 1,08 1,04 0,82 0,82

10.33 11.85 13.79
9

7

2

9,56 14,68 16,32
0,70

0,72


0,80

Theo nguồn Nguồn Hiệp hội bảo hiểm và Tạp chí Phát triển & Hội
nhập Số 9- tháng 01/2011.


16

Doanh thu
(tỷ đồng)
16.000
14.000
12.000
10.000
8.000
6.000
4.000
2.000
0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Năm

Hình 1-1: Doanh thu BHNT qua các năm 2001 - 2010
Cơ cấu doanh thu thay đổi theo hướng đồng đều hơn, mười năm qua
chính là giai đoạn hình thành và phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ.
Năm 1998, lần đầu tiên và duy nhất Bảo Việt triển khai ra thị trường bảo hiểm
nhân thọ. Tiếp theo là sựu xuất hiện của các nhà bảo hiểm nhân thọ nước
ngoài Chinfon - Mannulife, Prudental (1999), Bảo Minh - CMG (2000)... đến
nay thị phần bảo hiểm nhân thọ đang hoạt động tại Việt Nam là Prudential

40%, Bảo Việt Nhân thọ 29%, Manulife 10,4%, AIA 7,1%, Dai-ichi 7,0%,
ACE 5,4%, Cathay 0,7%, Korea Life 0,6%, Prevoir và Great Eastern và VCLI
chiếm thị phần nhỏ, không đáng kể.


17

Manulife
10,4%

Prevoir
0,3%

Korea Life
0,6%
Great Eastern Life
0,1%

Prudential
39,4%

Dai-ichi Life
7,0%

Cathay Life
0,7%
BaoViet Life
29,0%

ACE Life

5,4%

AIA
7,1%

Hình 1-2: Cơ cấu doanh thu BHNT qua năm 2010
Nguồn : Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
Số lượng đại lý bảo hiểm (cá nhân kinh doanh) tính đến cuối năm 2010
là 162.423 đại lý tăng 32%, trong đó Prudential 82.539 đại lý, Bảo Việt
19.999 và AIA 15.294 đại lý. Số lượng đại lý mới tuyển dụng trong năm 2010
là 108.092 người, tăng 48%, trong đó Prudential 40.727 người, AIA 15.514
người và Dai-ichi Life 11.883 người. Hiện nay, với sự phát triển của mô hình
tổng đại lý, trong đó tổng đại lý được chủ động trong quản lý chi phí và tuyển
dụng đại lý bảo hiểm nên việc tăng nhanh số lượng đại lý cá nhân so với năm
2009 là tất yếu.
Vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm đạt 10.602 tỉ đồng,
trong đó Bảo Việt là 1.528 tỉ đồng, Prudential 1.136 tỉ đồng. Tổng số vốn điều


18

lệ là 9.993 tỉ đồng, trong đó, Bảo Việt là 1.500 tỉ đồng và Dai-ichi Life 1.141
tỉ đồng.
Tổng số tiền đầu tư của bảo hiểm nhân thọ là 54.506 tỉ đồng, tăng
14,5% so với 2009, trong đó đáng kể nhất là Prudential với 19.492 tỉ đồng,
Bảo Việt Nhân thọ đạt 18.376 tỉ đồng và Manulife 5.477 tỉ đồng. Đóng góp
ngân sách từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và đầu tư trong năm
2009 của các DNBH Nhân thọ đạt 724 tỉ đồng.
Tóm lại, thị trường bảo hiểm nhân thọ đạt mức tăng trưởng cao và duy
trì tăng trưởng trong suốt 10 năm qua. Thêm vào đó, trong giai đoạn này, vai

trò trung gian tài chính của ngành bảo hiểm đã được khẳng định trên thực tế.
Các doanh nghiệp bảo hiểm đã thực sự trở thành nhà đầu tư lớn khi nắm giữ
một kênh huy động vốn hiệu quả và ổn định cho nền kinh tế. Môi trường pháp
lý chuyên ngành được xây dựng và hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cho sự
tăng trưởng mạnh trong giai đoạn này và làm nền tảng bước đầu cho sự phát
triển lâu dài của thị trường bảo hiểm nhân thọ trong tương lai.
1.1.5.2. Những khó khăn và thách thức
Dân số Việt Nam đến năm 2010 khoảng 87 triệu người, trong khi đó thị
trường nhân thọ Việt Nam mới khai thác khoảng 8% tiềm năng của thị
trường. Một kết quả điều tra năm 2001 của Bộ Tài chính phối hợp với Công
ty bảo hiểm nhân thọ NewYork Life cho thấy số người được hỏi trả lời không
tham gia bảo hiểm với lý do : 20,77% vì thu nhập còn thấp, họ không đủ khả
năng tài chính, 19,47% không hiểu và ít hiểu về bảo hiểm nhân thọ; 11,87%
trả lời vì đầu tư các hình thức tiết kiệm khác; 47,89% trả lời vì lý do khác
(chưa tin vào bảo hiểm, chưa có thời gian...). Ngoài ra, thu nhập bình quân
đầu người còn có sự chênh lệch lớn giữa các khu vực, các ngành, đặc biệt
giữa các khu vực thành thị và nông thôn. Theo số liệu thống kê có khoảng
70% dân số Việt Nam sống ở khu vực nông thôn [17].


×