Tải bản đầy đủ (.pdf) (278 trang)

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của người dân thành phố vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.8 MB, 278 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG

---------------

NGUYỄN ÁNH NGỌC

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ
CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ VĨNH LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Vĩnh Long, năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG

---------------

NGUYỄN ÁNH NGỌC

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ
CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ VĨNH LONG
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ NGÀNH: 60340102

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


PGS.TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI

Vĩnh Long, năm 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn cao học này, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy,
Cô khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cửu Long, những người đã truyền đạt
kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt quá trình tôi theo học tại trường.
Xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy Lưu Thanh Đức Hải đã
tận tình hướng dẫn và góp ý giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, những người bạn và
những người thân đã tận tình hỗ trợ, góp ý và động viên tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu.
Mặc dù đã cố gắng để hoàn thiện đề tài, nhưng vì còn hạn chế về kiến thức,
thời gian và kinh nghiệm nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong
nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy, Cô và anh/chị học viên
nhằm góp phần nâng cao giá trị của đề tài tốt nghiệp này.
Vĩnh Long, ngày tháng năm 2016
Người thực hiện

NGUYỄN ÁNH NGỌC


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác trước đó.
Vĩnh Long, ngày tháng năm 2016

Người thực hiện

NGUYỄN ÁNH NGỌC


TÓM TẮT
Đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân
thọ (BHNT) của người dân thành phố Vĩnh Long” được thực hiện nhằm cung cấp
cơ sở khoa học cho lĩnh vực BHNT trong việc nâng cao khả năng thu hút khách
hàng tham gia BHNT. Nghiên cứu được thực hiện thông qua cuộc điều tra trực tiếp
và gián tiếp 380 đối tượng đã mua BHNT tại các công ty BHNT trên địa bàn TP.
Vĩnh Long kết hợp với một số dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm ở TP. Vĩnh Long (Bảo Việt,
Prudential, AIA, Dai-ichi); website của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, trang thông
tin điện tử của Cục quản lý – giám sát bảo hiểm thuộc Bộ tài chính Việt Nam, báo
cáo kinh tế, niên giám thống kê của Cục thống kê TP. Vĩnh Long; các bài viết được
đăng trên tạp chí và các công trình nghiên cứu khoa học.
Thông qua các phương pháp thống kê mô tả, phân tích nhân tố để tìm ra các
yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT của người dân TP. Vĩnh Long. Kết
quả thu được là có 12 yếu tố có ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT: (1) Rào cản
tham gia BHNT, (2) Trải nghiệm khi mua BHNT, (3) Chất lượng dịch vụ BHNT,
(4) Hoàn cảnh cuộc sống khi mua BHNT, (5) Động cơ mua BHNT, (6) Đặc điểm
đại lý BHNT, (7) Ý kiến gia đình, (8) Khuynh hướng tiết kiệm và chi tiêu, (9) Danh
tiếng của công ty BHNT, (10) Thái độ đối với rủi ro và lợi nhuận, (11) Lợi ích sản
phẩm BHNT, (12) Tính sẵn có của kênh phân phối. Ngoài ra, ở phần thống kê mô tả
thông tin của các đối tượng được phỏng vấn cũng cho thấy yếu tố Đặc điểm cá nhân
và Kiến thức BHNT cũng ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT của người dân.
Bên cạnh đó, thông qua tiến hành kiểm định Anova cho thấy các đối tượng có độ
tuổi và trình độ học vấn khác nhau thì có quyết định mua BHNT khác nhau.
Từ kết quả phân tích trên, tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị nhằm giúp

các công ty bảo hiểm nhân trên địa bàn thành phố Vĩnh Long thu hút người dân
tham gia BHNT nhiều hơn và duy trì khách hàng đang tham gia lâu hơn, cụ thể như
sau: (1) Tăng cường hoạt động tiếp cận và giới thiệu lợi ích của BHNT đến những
người xung quanh; (2) Thay đổi cách nhìn của người dân về BHNT; (3) Gia tăng


danh tiếng cho công ty bảo hiểm; (4) Hoàn thiện và phát triển sản phẩm; (5) Nâng
cao chất lượng dịch vụ; (6) Đa dạng và nâng cao chất lương kênh phân phối; (7) Gia
tăng yếu tố trải nghiệm cho khách hàng.


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

Vĩnh Long, ngày …… tháng …… năm 2016
Giáo viên hướng dẫn



NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................

Vĩnh Long, ngày …… tháng …… năm 2016
Hội đồng xét duyệt


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC .................................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................... xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN ............................................................ 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
1.2 SỰ CẦN THIẾT CỦA NGHIÊN CỨU ................................................................ 3
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 5
1.3.1 Mục tiêu chung ................................................................................................... 5
1.3.2 Mụ tiêu cụ thể..................................................................................................... 5
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................... 5
1.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 6
1.6 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................... 6
1.6.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 6
1.6.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 6
1.7 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU .................................................. 6
1.7.1 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân
thọ của người dân ........................................................................................................ 6
1.7.2 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bảo hiểm
nhân thọ và đánh giá chất lượng dịch vụ bảo hiểm nhân thọ của người dân ............ 12
1.7.3 Các nghiên cứu về các giải pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm nhân thọ .......... 17
1.8 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................. 20
1.9 CẤU TRÚC LUẬN VĂN ................................................................................... 21
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN .................................................................................... 23
2.1.1 Lý thuyết về hành vi người tiêu dùng .............................................................. 23

i


2.1.1.1 Tổng quan về hành vi người tiêu dùng ......................................................... 23
2.1.1.2 Quá trình ra quyết định mua sắm của người tiêu dùng ................................. 25
2.1.2 Khái quát về bảo hiểm nhân thọ....................................................................... 28
2.1.2.1 Định nghĩa bảo hiểm nhân thọ ...................................................................... 28
2.1.2.2 Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của bảo hiểm nhân thọ ............................ 29

2.1.2.3 Những đặc điểm cơ bản của bảo hiểm nhân thọ ........................................... 31
2.1.2.4 Các loại hình bảo hiểm nhân thọ cơ bản ....................................................... 34
2.1.2.5 Hợp đồng và phí bảo hiểm nhân thọ ............................................................. 39
2.1.2.6 Vai trò của bảo hiểm nhân thọ ...................................................................... 41
2.1.3 Mô hình hai nhóm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua các sản phẩm bảo
hiểm nhân thọ của Sheth và các cộng sự (2001) ....................................................... 44
2.1.3.1 Ảnh hưởng của nhóm đặc điểm cá nhân đến việc mua bảo hiểm nhân thọ ...... 44
2.1.3.2 Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn sản phẩm bảo hiểm
của khách hàng .......................................................................................................... 52
2.1.4 Một số mô hình nghiên cứu khác ..................................................................... 56
2.1.5 Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo
hiểm nhân thọ của người dân TP. Vĩnh Long ........................................................... 59
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................... 60
2.2.1 Nghiên cứu định tính ........................................................................................ 60
2.2.1.1 Thiết kế nghiên cứu định tính ....................................................................... 60
2.2.1.2 Kết quả nghiên cứu định tính và xây dựng thang đo cho mô hình ............... 61
2.2.2 Nghiên cứu định lượng .................................................................................... 67
2.2.2.1 Thiết kế phiếu phỏng vấn .............................................................................. 67
2.2.2.2 Thiết kế mẫu nghiên cứu ............................................................................... 68
2.2.3 Phương pháp thu thập số liệu ........................................................................... 69
2.2.4 Phương pháp phân tích ..................................................................................... 70
2.2.4.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ............ 70
2.2.4.2 Kiểm định giá trị thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá (mô hình EFAExploratory Factor Analysis) .................................................................................... 71

ii


2.2.4.3 Kiểm định sự khác biệt về quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của người dân
TP. Vĩnh Long theo đặc điểm cá nhân bằng Anova ................................................. 73
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRÊN

ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH LONG ................................................................ 75
3.1 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2012 – 2014 ................................................................................................. 75
3.1.1 Tổng quan nền kinh tế - xã hội tác động đến thị trường bảo hiểm .................. 75
3.1.2 Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam giai đoạn 2012 – 2014 .................... 78
3.2 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 .......................................... 86
3.2.1 Tình hình kinh tế - xã hội TP. Vĩnh Long tác động đến thị trường bảo hiểm
giai đoạn 2012 – 2014 ............................................................................................... 86
3.2.1.1 Giới thiệu tổng quan về TP. Vĩnh Long ........................................................ 86
3.2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội của TP. Vĩnh Long giai đoạn 2012 - 2014 .......... 87
3.2.2 Thị trường bảo hiểm nhân thọ tại TP. Vĩnh Long giai đoạn 2012 – 2014 ....... 92
3.2.2.1 Giới thiệu một số công ty bảo hiểm nhân thọ tại TP. Vĩnh Long ................. 92
3.2.2.2 Một số chỉ tiêu phát triển của thị trường bảo hiểm nhân thọ TP. Vĩnh Long
giai đoạn 2012 – 2014 ............................................................................................... 98
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH
MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ VĨNH
LONG VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 107
4.1 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 107
4.1.1 Thông tin chung về khách hàng ..................................................................... 107
4.1.1.1 Đặc điểm của khách hàng ........................................................................... 107
4.1.1.2 Tình hình mua bảo hiểm nhân thọ của khách hàng .................................... 112
4.1.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ ...... 120
4.1.2.1 Kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .................................... 120
4.1.2.2 Phân tích nhân tố ......................................................................................... 125
4.1.2.3 Kiểm định sự khác biệt ............................................................................... 130

iii



4.2 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM THU HÚT NGƯỜI DÂN THAM GIA
BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH LONG ........... 137
4.2.1 Cơ sở đề xuất khuyến nghị ............................................................................. 137
4.2.2 Một số hàm ý và khuyến nghị ........................................................................ 148
4.2.2.1 Về việc tăng cường hoạt động tiếp cận và giới thiệu lợi ích của bảo hiểm
nhân thọ đến những người xung quanh ................................................................... 148
4.2.2.2 Về việc thay đổi cách nhìn của người dân về bảo hiểm nhân thọ............... 151
4.2.2.3 Về việc gia tăng danh tiếng cho công ty bảo hiểm ..................................... 154
4.2.2.4 Về việc hoàn thiện và phát triển sản phẩm ................................................. 155
4.2.2.5 Về việc nâng cao chất lượng dịch vụ .......................................................... 157
4.2.2.6 Về việc đa dạng và nâng cao chất lượng kênh phân phối ........................... 163
4.2.2.7 Về việc gia tăng yếu tố trải nghiệm cho khách hàng .................................. 165
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................... 170
5.1 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 170
5.2 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................... 171
5.2.1 Kiến nghị đến Nhà nước ................................................................................ 171
5.2.2 Kiến nghị đến chính quyền địa phương ......................................................... 171
5.2.3 Kiến nghị đến các công ty bảo hiểm nhân thọ tại TP. Vĩnh Long ................. 172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................
PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT – ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM
NHÂN THỌ ..........................................................................................
PHỤ LỤC 2: THÔNG TIN MẪU – ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM NHÂN
THỌ .......................................................................................................
PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – KIỂM ĐỊNH THANG ĐO BẰNG HỆ
SỐ CRONBACH’S ALPHA .................................................................
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN QUYẾT ĐỊNH MUA BẢO HIỂM NHÂN THỌ ........................

iv



PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU – KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂN CỦA ĐỐI TƯỢNG VÀ QUYẾT ĐỊNH MUA
BẢO HIỂM NHÂN THỌ ......................................................................

v


DANH MỤC BẢNG
Stt

Số Bảng

Nội Dung

1

Bảng 2.1

Thiết kế phiếu phỏng vấn

68

2

Bảng 2.2

Tổng số phiếu phỏng vấn

69


3

Bảng 3.1

4

Bảng 3.2

5

Bảng 3.3

6

Bảng 3.4

7

Bảng 3.5

Tổng số lượng hợp đồng BHNT giai đoạn 2012 - 2014

99

8

Bảng 3.6

Doanh thu phí hợp đồng BHNT giai đoạn 2012 - 2014


102

9

Bảng 3.7

Thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc giai đoạn 2012 2014

103

10

Bảng 4.1

Giới tính của đối tượng phỏng vấn đã mua BHNT

107

11

Bảng 4.2

Độ tuổi của đối tượng phỏng vấn đã mua BHNT

108

12

Bảng 4.3


13

Bảng 4.4

Trình độ học vấn của đối tượng phỏng vấn đã mua
BHNT
Tình trạng hôn nhân của đối tượng phỏng vấn đã mua
BHNT

14

Bảng 4.5

Nghề nghiệp của đối tượng phỏng vấn đã mua BHNT

109

15

Bảng 4.6

Thu nhập của đối tượng phỏng vấn đã mua BHNT

110

16

Bảng 4.7


17

Bảng 4.8

18

Bảng 4.9

Số nhân khẩu trong gia đình của đối tượng phỏng vấn
đã mua BHNT
Số người tạo thu nhập trong gia đình của đối tượng
phỏng vấn
Lao động chính của đối tượng phỏng vấn đã mua
BHNT

19

Bảng 4.10

Số con của đối tượng phỏng vấn đã mua BHNT

20

Bảng 4.11

21

Bảng 4.12

Một số chỉ tiêu phát triển của thị trường BHNT Việt

Nam giai đoạn 2012 – 2014
Tình hình hợp đồng khai thác mới giai đoạn 2012 –
2014
Tình hình các hợp đồng có hiệu lực giai đoạn 2012 –
2014
Thị phần của các doanh nghiệp BHNT theo doanh thu
phí bảo hiểm tại thị trường Việt Nam tính đến năm
2014

Kết quả kiểm định thang đo các thành phần nhân tố
thuộc nhóm đặc điểm cá nhân
Kết quả kiểm định thang đo các thành phần nhân tố
thuộc nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa
vi

Trang

79
82
82
84

108
109

111
111
112
112
121

122


chọn sản phẩm BHNT
22

Bảng 4.13

Kết quả kiểm định thang đo thành phần quyết định mua
BHNT

124

23

Bảng 4.14

Các biến đặc trưng và thang đo chất lượng tốt

125

24

Bảng 4.15

Kết quả kiểm định KMO và Barlett’s

126

25


Bảng 4.16

Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập

127

26

Bảng 4.17

Các nhóm nhân tố

129

27

Bảng 4.18

28

Bảng 4.19

29

Bảng 4.20

30

Bảng 4.21


31

Bảng 4.22

32

Bảng 4.23

33

Bảng 4.24

34

Bảng 4.25

35

Bảng 4.26

36

Bảng 4.27

37

Bảng 4.28

38


Bảng 4.29

39

Bảng 4.30

Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo quyết định
mua BHNT
Kết quả kiểm định Levene về quyết định mua BHNT
của người dân TP. Vĩnh Long theo giới tính
Kết quả One-way Anova kiểm định sự khác biệt về
quyết định mua BHNT của người dân TP. Vĩnh Long
theo giới tính
Kết quả kiểm định Levene về quyết định mua BHNT
của người dân TP. Vĩnh Long theo độ tuổi
Kết quả One-way Anova kiểm định sự khác biệt về
quyết định mua BHNT của người dân TP. Vĩnh Long
theo độ tuổi
Kết quả kiểm định Levene về quyết định mua BHNT
của người dân TP. Vĩnh Long theo trình độ học vấn
Kết quả One-way Anova kiểm định sự khác biệt về
quyết định mua BHNT của người dân TP. Vĩnh Long
theo trình độ học vấn
Kết quả kiểm định Levene về quyết định mua BHNT
của người dân TP. Vĩnh Long theo tình trạng hôn nhân
Kết quả One-way Anova kiểm định sự khác biệt về
quyết định mua BHNT của người dân TP. Vĩnh Long
theo tình trạng hôn nhân
Kết quả kiểm định Levene về quyết định mua BHNT

của người dân TP. Vĩnh Long theo nghề nghiệp
Kết quả One-way Anova kiểm định sự khác biệt về
quyết định mua BHNT của người dân TP. Vĩnh Long
theo nghề nghiệp
Kết quả kiểm định Levene về quyết định mua BHNT
của người dân TP. Vĩnh Long theo thu nhập
Kết quả One-way Anova kiểm định sự khác biệt về
quyết định mua BHNT của người dân TP. Vĩnh Long
theo thu nhập

vii

130
131
131
131
132
132
132
133
133
134
134
135
135


40

Bảng 4.31


41

Bảng 4.32

42

Bảng 4.33

43

Bảng 4.34

Kết quả kiểm định Levene về quyết định mua BHNT
của người dân TP. Vĩnh Long theo lao động chính
Kết quả One-way Anova kiểm định sự khác biệt về
quyết định mua BHNT của người dân TP. Vĩnh Long
theo lao động chính
Kết quả kiểm định Levene về quyết định mua BHNT
của người dân TP. Vĩnh Long theo việc có con
Kết quả One-way Anova kiểm định sự khác biệt về
quyết định mua BHNT của người dân TP. Vĩnh Long
theo việc có con

viii

135
135
136
136



DANH MỤC HÌNH

Stt

Số Hình

Nội Dung

Trang

1

Hình 2.1

24

2

Hình 2.2

3

Hình 2.3

4

Hình 2.4


5

Hình 2.5

6

Hình 2.6

7

Hình 2.7

8

Hình 2.8

9

Hình 2.9

Mô hình hành vi của người mua sắm
Mô hình các giai đoạn của quá trình quyết định của
người mua
Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua
các sản phẩm BHNT của khách hàng (Mô hình được
phát triển từ ý tưởng của Jagdish N. Sheth, Banwari
Mittal & Bruce I. Newman (2001))
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
BHNT trên địa bàn Trà Vinh
Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua các

sản phẩm BHNT trên địa bàn thành phố Cần Thơ
Mô hình chất lượng dịch vụ bảo hiểm của Bảo Việt
Việt Nam
Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
của Công ty TNHH BHNT Prudential Việt Nam trên
địa bàn Thành phố Đà Nẵng
Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua
BHNT của người dân TP. Vĩnh Long
Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua
BHNT của người dân TP. Vĩnh Long đã điều chỉnh

10

Hình 2.10

Quy trình nghiên cứu

74

11

Hình 3.1

12

Hình 3.2

13

Hình 3.3


14

Hình 3.4

15

Hình 3.5

16

Hình 3.6

17

Hình 4.1

Thời gian biết đến BHNT

113

18

Hình 4.2

Hình thức biết đến BHNT của đối tượng phỏng vấn đã
mua BHNT

113


Số lượng hợp đồng khai thác mới và hợp đồng có hiệu
lực giai đoạn 2012 – 2014
Thị phần doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới của các
doanh nghiệp BHNT năm 2014
Thị phần tổng doanh thu phí năm 2014
Số lượng hợp đồng khai thác mới tại thị trường BHNT
TP. Vĩnh Long giai đoạn 2012 – 2014
Số lượng hợp đồng có hiệu lực tại thị trường BHNT
TP. Vĩnh Long giai đoạn 2012 – 2014
Thị phần doanh thu phí bảo hiểm gốc tại thị trường
BHNT TP. Vĩnh Long năm 2014

ix

25

55

57
57
58
59
60
62

83
85
85
100
100

104


19

Hình 4.3

Công ty BHNT của đối tượng phỏng vấn đã tham gia

114

20

Hình 4.4

Mục đích của sản phẩm BHNT

115

21

Hình 4.5

Yếu tố quan tâm khi đối tượng phỏng vấn tham gia
BHNT

116

22


Hình 4.6

Thuật ngữ BHNT

117

23

Hình 4.7

Đối tượng được bảo hiểm

118

24

Hình 4.8

Mệnh giá hợp đồng bảo hiểm

118

25

Hình 4.9

Thời hạn hợp đồng bảo hiểm

119


26

Hình 4.10

Quyết định tiếp tục tham gia hợp đồng bảo hiểm

120

27

Hình 4.11

Quyết định giới thiệu về BHNT

120

x


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết thường

Tiếng Việt
BHNT

Bảo hiểm nhân thọ

DNBH


Doanh nghiệp bảo hiểm

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

HSYCBH Hồ sơ yêu cầu bảo hiểm


Hợp đồng

HĐBH

Hợp đồng bảo hiểm

KDBH

Kinh doanh bảo hiểm

NSNN

Ngân sách Nhà nước

TP

Thành phố

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

Tiếng Anh
ANOVA

Phân tích phương sai (Analysis of variance)

CPI

Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)

EFA

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

KMO

Chỉ số xem xét phân tích nhân tố

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)


Website

Trang thông tin điện tử

xi


Chương 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Bảo hiểm là một nhu cầu tất yếu khách quan của con người và đã xuất hiện từ rất
lâu trên thế giới. Ở Việt Nam, tuy bảo hiểm ra đời tương đối muộn so với thế giới nhưng
đến nay cũng đã bắt kịp xu thế phát triển chung của bảo hiểm trong khu vực và quốc tế,
và ngày càng chứng minh được vai trò tích cực của mình đối với hoạt động sản xuất –
kinh doanh nói riêng cũng như với cuộc sống nói chung. Đồng thời, bảo hiểm cũng đã trở
thành một ngành kinh doanh giàu tiềm năng phát triển, thu hút rất nhiều lao động.
Có rất nhiều loại hình bảo hiểm khác nhau và BHNT là một trong những loại hình
bảo hiểm ra đời sớm nhất. BHNT là loại hình bảo hiểm con người, thực hiện theo nguyên
tắc “số đông bù số ít” và đặc điểm vừa khắc phục hậu quả rủi ro, vừa là hình thức tiết
kiệm có kế hoạch. Vì vậy, BHNT ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong việc thực
hiện và giải quyết các nhu cầu tài chính liên quan đến con người trong trường hợp người
được bảo hiểm gặp phải rủi ro dẫn đến tử vong, thương tật vĩnh viễn, mất sức lao động…
hoặc đơn thuần chỉ là nhằm đảm bảo cho cuộc sống của người được bảo hiểm và gia đình
của họ ổn định hơn, đồng thời góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển tốt hơn.
Sau thời kỳ đổi mới kinh tế được mười năm, kể từ khi chính sách mở cửa vào năm
1987 không chỉ tạo điều kiện cho ngành bảo hiểm Việt Nam được học hỏi và tiếp cận với
những kỹ thuật bảo hiểm mới trên thế giới mà nền kinh tế Việt Nam cũng đã có những
bước phát triển vượt bậc: Lạm phát đã được đẩy lùi, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt
mức cao, môi trường kinh tế - xã hội và môi trường pháp lý có nhiều thuận lợi hơn, đời

sống người dân ngày càng được nâng cao và cũng đã bắt đầu có tích lũy. Đây là những
yếu tố rất thuận lợi và cần thiết để BHNT ra đời, tồn tại và phát triển lâu dài ở Việt Nam.
Năm 1996, Bảo Việt chính thức mở đầu cho sự ra đời của lĩnh vực BHNT ở nước
ta. Ngày 09/12/2000, Quốc Hội đã thông qua Luật kinh doanh bảo hiểm (KDBH), tạo
hành lang pháp lý hoàn chỉnh cho thị trường bảo hiểm Việt Nam. Đây là luật đầu tiên quy
định về hoạt động KDBH, nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ
1


chức, cá nhân tham gia bảo hiểm, đẩy mạnh hoạt động bảo hiểm. Luật KDBH sẽ góp
phần thúc đẩy và duy trì sự phát triển bền vững của nền kinh tế – xã hội, ổn định đời sống
nhân dân, đồng thời tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh
bảo hiểm. Nhờ đó mà các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) cạnh tranh bình đẳng hơn và
đang thực sự là động lực thúc đẩy thị trường bảo hiểm Việt Nam, đặc biệt là thị
trường BHNT phát triển.
Với khối nhân thọ, tính đến nay có 17 doanh nghiệp được cấp phép thành lập và
hoạt động tại Việt Nam (Prudential, Bảo Việt, Manulife, AIA, ACE Life, Dai-ichi Life,
PVI – Sunlife…), số lượng này được dự báo sẽ còn tăng thêm theo thời gian vì tiềm năng
thị trường bảo hiểm tại Việt Nam được đánh giá là rất lớn. Mặt khác, với số lượng các
doanh nghiệp BHNT tham gia vào thị trường ngày càng đông đã làm cho thị
trường BHNT Việt Nam luôn có sự cạnh tranh gay gắt (về sản phẩm, kênh phân phối,
dịch vụ công tác chăm sóc khách hàng…).
Theo Báo cáo sơ bộ của Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính cho
biết: Năm 2014, tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường ước đạt 52.680 tỷ đồng,
tăng 14,2% so với năm 2013. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm của khối phi nhân thọ
ước đạt 25.250 tỷ đồng, tăng 10,5%; doanh thu phí BHNT ước đạt 27.430 tỷ đồng, tăng
17,9%. Việt Nam được coi là một trong những thị trường bảo hiểm mới nổi với tốc độ
tăng doanh thu phí bảo hiểm luôn đạt trên 2 con số cho cả BHNT và phi nhân thọ. Tuy
nhiên, doanh thu phí bảo hiểm trên GDP hiện nay vẫn còn rất thấp. Dịch vụ bảo hiểm
chính thức triển khai tại Việt Nam từ 1996, qua 18 năm hoạt động, tổng doanh thu phí

bảo hiểm toàn ngành chỉ đạt khoảng 2% GDP, trong khi doanh thu phí bảo hiểm/GDP
của các nước trong khu vực ASEAN là Thái Lan, Malaysia hay Singapore… đã đạt
khoảng 15 - 17%.
Nếu so với nhu cầu và tiềm năng của thị trường Việt Nam thì doanh thu phí bảo
hiểm vẫn còn rất nhỏ bé, đặc biệt là khối nhân thọ. Theo thông tin từ báo điện tử VTV,
tính đến năm 2014 chỉ 8% dân số Việt Nam tham gia mua BHNT. Tỷ trọng người dân
Việt Nam tham gia BHNT vẫn còn thấp, nhất là khu vực nông thôn, vùng núi, vùng sâu,
vùng xa. Điều này cho thấy nhận thức của người dân về BHNT còn hạn chế. Các sản
2


phẩm BHNT vừa có tính rủi ro, vừa có tính tiết kiệm, nhưng người dân tham gia BHNT
chỉ quan tâm đến tính tiết kiệm là chủ yếu, trong khi tính rủi ro lại là yếu tố chính thể
hiện vai trò của bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng. Một kết quả điều tra trong năm
2001 của Bộ tài chính phối hợp với công ty BHNT NewYork Life cho thấy, các lý do mà
người dân Việt Nam ít tham gia BHNT là: Thu nhập còn thấp, không có đủ khả năng tài
chính (20,77%); không hiểu hoặc ít hiểu biết về BHNT (19,47%); tham gia các hình thức
tiết kiệm khác (11,87%); lý do khác như chưa tin tưởng, không có thời gian (47,89%).
Qua thực tế nêu trên, có thể thấy những vấn đề khó khăn đối với thị trường BHNT
tại Việt Nam vẫn còn tồn đọng, vẫn còn những rào cản chưa được phá vỡ hoàn toàn. Thị
trường BHNT nói chung vẫn là một thị trường trẻ, giàu tiềm năng và hứa hẹn sự cạnh
tranh giữa các công ty trong ngành ngày càng sôi động và quyết liệt, đặc biệt là đối với
các tập đoàn tài chính - bảo hiểm quốc tế. Quan tâm nghiên cứu nhằm tìm ra những biện
pháp để thu hút khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập và hợp tác tốt sẽ đảm
bảo thành công và mang lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ BHNT, góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước và địa phương.
1.2 SỰ CẦN THIẾT NGHIÊN CỨU
Bất kỳ ở quốc gia nào, thời kỳ nào thì con người luôn được coi là lực lượng sản
xuất chủ yếu, là nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội. Song trong lao động sản
xuất cũng như trong cuộc sống hàng ngày, những rủi ro như tai nạn, ốm đau, bệnh tật,

mất việc làm, già yếu… vẫn luôn tồn tại và tác động đến nhiều mặt của cuộc sống con
người. Dù con người đang sống trong một xã hội tiến bộ, văn minh và đang tận hưởng
một nền kỹ thuật hiện đại bậc cao nhưng đôi khi cũng phải bất lực trước những hiểm họa,
rủi ro không lường trước được và dẫn đến nhiều kết quả không mong đợi. Vì vậy, vấn đề
mà bất kỳ xã hội nào cũng quan tâm là làm thế nào để khắc phục được những hậu quả của
rủi ro nhằm đảm bảo cuộc sống của con người. Thực tế đã có rất nhiều biện pháp được áp
dụng như: Phòng tránh, cứu trợ, tiết kiệm… nhưng bảo hiểm luôn được đánh giá là một
trong những biện pháp hữu hiệu. Có rất nhiều loại hình bảo hiểm ra đời với mục đích
giúp con người khắc phục được những rủi ro, giảm thiểu tổn thất và ổn định cuộc sống,
đặc biệt là loại hình BHNT.
3


TP. Vĩnh Long là một thị trường hứa hẹn đầy tiềm năng để phát triển kinh doanh
dịch vụ BHNT. Nằm ngay trung tâm kinh tế văn hoá và cũng là trung tâm giao thương
giữa các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long , TP. Vĩnh Long có đủ điều kiện
để nền kinh tế - xã hội phát triển ổn định, trình độ dân trí được cải thiện và mức thu nhập
của người dân dần được nâng cao, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày
càng hoàn thiện. Khi đời sống xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về bảo đảm an toàn
của mỗi cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội ngày càng cao, từ đó sẽ phát sinh nhu cầu
tham gia BHNT. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại thì tỷ lệ tham gia BHNT của
người dân chưa thực sự tương xứng so với tiềm năng phát triển. Một dấu chấm hỏi lớn
đặt ra cho lĩnh vực BHNT. Nguyên nhân xuất phát từ đâu? Phải chăng một số bộ phận
người dân vẫn còn e ngại về vấn đề kinh tế, hay họ chưa thấu hiểu về BHNT cũng như
những lợi ích thiết thực mà BHNT mang lại, tâm lý họ cho rằng mua bảo hiểm là mua
một điều xui xẻo, các vấn đề liên quan đến BHNT chưa thực sự hấp dẫn họ, hoặc về phía
các công ty bảo hiểm chưa thực sự tạo nhu cầu tham gia bảo hiểm cho người dân?...
BHNT mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng nhưng để khách hàng ra được quyết
định mua BHNT ngay cả khi họ chưa có nhu cầu là một điều hết sức khó khăn. Khi
khách hàng có nhu cầu mua BHNT không phải lúc nào họ cũng đi đến quyết định mua

ngay, khách hàng vẫn còn chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố như thu nhập, gia đình, công
ty và đại lý bảo hiểm, dịch vụ chăm sóc khách hàng… Vì thế, việc xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT trở nên quan trọng và cần thiết được nghiên cứu.
Vấn đề là làm thế nào để xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia
bảo hiểm của khách hàng? Việc xác định các yếu tố này cần phải dựa trên cơ sở những
kết quả khảo sát thực tế để giúp các công ty khám phá ra những yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua của khách hàng, từ đó xây dựng các giải pháp phù hợp tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp đến quyết định mua của khách hàng, góp phần vào việc thu hút khách
hàng, việc gia tăng hiệu quả kinh doanh của các công ty BHNT tại TP. Vĩnh Long hiện
nay.

4


Xuất phát từ thực tế trên, tác giả đã chọn nghiên cứu đề tài: “Phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân thọ của người dân TP. Vĩnh Long” để
làm luận văn thạc sĩ của mình.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
BHNT, từ đó đề xuất các khuyến nghị nhằm thu hút người dân trên địa bàn TP. Vĩnh
Long tham gia mua BHNT.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
Để thực hiện được mục tiêu chung đã đề ra, đề tài tập trung giải quyết các mục
tiêu cụ thể sau:
- Đánh giá thực trạng tham gia BHNT của người dân TP. Vĩnh Long ở các công ty
bảo hiểm trên địa bàn TP. Vĩnh Long trong thời gian qua.
- Xác định, phân tích và kiểm định mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định
mua BHNT của người dân TP. Vĩnh Long.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm thu hút người dân trên địa bàn TP. Vĩnh Long

tham gia mua BHNT.
1.4 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng phát triển của thị trường BHNT, tìm hiểu và
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT của người dân. Kết quả nghiên
cứu là cơ sở khoa học cho việc đề xuất các khuyến nghị nhằm góp phần thu hút người
dân tham gia mua BHNT, bên cạnh đó nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường
BHNT tại TP. Vĩnh Long. Các nội dung chính được đề cập trong nghiên cứu gồm:
- Thực trạng thị trường BHNT Việt Nam nói chung và TP. Vĩnh Long nói riêng thời
gian qua phát triển ra sao?
- Những yếu tố quan trọng nào ảnh hưởng đến quyết định mua BHNT của người
dân TP. Vĩnh Long?
- Những giải pháp, kế hoạch marketing nào có thể thu hút người dân TP. Vĩnh Long
tham gia mua BHNT hiệu quả?
5


1.5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nội dung nghiên cứu cần bám sát
vào các nội dung như sau:
- Tổng hợp và hệ thống hóa lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng và lý thuyết
BHNT.
- Lược khảo các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm và
những vấn đề có liên quan đến quyết định mua BHNT của khách hàng.
- Những vấn đề có liên quan như xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết về mối
quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và quyết định mua sắm của khách hàng.
- Hình thành các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách hàng...
1.6 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.6.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua
BHNT của người dân và các rào cản ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHNT của

người dân.
- Đối tượng khảo sát là các khách hàng trên địa bàn TP. Vĩnh Long có độ tuổi từ 25
đến 55 tuổi vì đa số các khách hàng thuộc độ tuổi này đều có việc làm và thu nhập tương
đối ổn định, có khả năng độc lập về tài chính, ít chịu sự chi phối của người khác khi ra
quyết định cho một vấn đề nào đó. Đề tài tập trung nghiên cứu các khách hàng đã tham
gia mua BHNT.
1.6.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu này được thực hiện tại TP. Vĩnh Long.
- Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 4/2015 đến tháng 12/2015. Số
liệu phân tích thực trạng tham gia BHNT của người dân TP. Vĩnh Long được sử dụng
qua 3 năm 2012 – 2014.
1.7 TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU
1.7.1 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua bảo hiểm nhân
thọ của người dân

6


×