Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Giáo dục tư tưởng của độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập quốc tế cho sinh viên trường cao đẳng nghề miền trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (813.64 KB, 117 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ NGUYỆT

GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐỘC LẬP TỰ CHỦ
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
MIỀN TRUNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

Đà Nẵng- Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ NGUYỆT

GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐỘC LẬP TỰ CHỦ
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ
MIỀN TRUNG

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN


Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Tuyết Ba

Đà Nẵng – Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Nguyễn Thị Nguyệt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 3
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ............................................. 3
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài .................................................... 4
6. Bố cục của luận văn ................................................................................ 4
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 4
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VÀ HỘI
NHẬP QUỐC TẾ ......................................................................................... 8
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ ...................................... 8
1.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin ........................................... 8
1.1.2. Độc lập tự chủ theo tư tưởng của Hồ Chí Minh............................ 14
1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI NHẬP ................................................. 29

1.2.1. Tính tất yếu của hội nhập quốc tế................................................. 29
1.2.2. Đường lối đối ngoại của Đảng Cộng Sản Việt Nam ..................... 32
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG Ý THỨC ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VÀ NỘI
DUNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐỘC LẬP TỰ CHỦ CHO SINH VIÊN
CAO ĐẲNG NGHỀ MIỀN TRUNG ......................................................... 43
2.1. Ý THỨC ĐỘC LẬP TỰ CHỦ CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGHỀ
MIỀN TRUNG. ........................................................................................ 43
2.1.1. Những đặc điểm của sinh viên nghề miền Trung ......................... 43
2.1.2. Thực trạng ý thức độc lập tự chủ của sinh viên cao đẳng nghề miền
Trung ..................................................................................................... 48
2.2. VẤN ĐỀ GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐỘC LẬP TỰ CHỦ CHO SINH
VIÊN CAO ĐẲNG NGHỀ ....................................................................... 59


2.2.1. Sự cần thiết của việc giáo dục tư tưởng độc lập tự chủ cho sinh viên
cao đẳng nghề ........................................................................................ 59
2.2.2. Gắn đào tạo nghề với giáo dục tư tưởng độc lập tự chủ................ 60
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG
ĐỘC LẬP TỰ CHỦ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGHỀ MIỀN
TRUNG ....................................................................................................... 69
3.1. NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG TINH THẦN ĐỘC LẬP TỰ
CHỦ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGHỀ ........................................... 69
3.1.1. Những nguyên tắc chung ............................................................. 69
3.1.2. Những nguyên tắc đối với sinh viên cao đẳng nghề ..................... 75
3.2. NHỮNG GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO TINH THẦN
ĐỘC LẬP TỰ CHỦ CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGHỀ MIỀN
TRUNG TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .......................... 85
3.2.1. Đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị, tư tưởng ........................... 85
3.2.2. Xây dựng môi trường học tập, nghiên cứu khoa học và phát triển
tài năng .................................................................................................. 96

Kết luận..................................................................................................... 108


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, hầu như
nước nào cũng đứng trước thách thức của sự phát triển. Trong bối cảnh hội
nhập quốc tế, nền độc lập dân tộc luôn đứng trước thách thức của hàng loạt
những nguy cơ tiềm tàng và đa dạng. Những nguy cơ đó vừa mang tính
truyền thống vừa phi truyền thống với những dạng thức mới, không chỉ xuất
hiện từ những diễn biến của tình hình thế giới và khu vực, mà còn nảy sinh
chính từ trong quá trình phát triển đất nước. Hiểm họa bên ngoài và nguy cơ
bên trong luôn tương tác với nhau và trong nhiều trường hợp chuyển hóa lẫn
nhau một cách rất phức tạp, khó lường.
Nền tảng của độc lập tự chủ bị thách thức gay gắt trên phương diện:
quyền tối cao trong việc tự định đoạt các vấn đề trong nước và quyền được
bình đẳng trong quan hệ quốc tế, cũng như quyền tự quyết định các vấn đề đối
ngoại của các quốc gia dân tộc. Do vậy, để bảo vệ vững chắc độc lập tự chủ
trong quá trình hội nhập cần phải có cách tiếp cận linh hoạt, đúng đắn, tìm ra
các giải pháp khả thi, vừa mang tính tổng thể, toàn diện vừa mang tính cụ thể
nhằm tăng cường sức đề kháng quốc gia, hóa giải thành công các nguy cơ
trong tiến trình hội nhập quốc tế.
Hội nhập quốc tế là một xu thế tất yếu, khách quan trong giai đoạn hiện
nay, xu thế này vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực; vừa có hợp tác vừa
có đấu tranh, vừa tạo ra cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng vừa có những
thách thức đối với các quốc gia, nhất là những quốc gia đang ở trình độ kém
phát triển như nước ta. Vì toàn cầu hóa là một xu thế, một quá trình khách
quan cho nên các quốc gia không thể tẩy chay toàn cầu hóa hoặc đứng ngoài
quá trình toàn cầu hóa. Vấn đề đối với các quốc gia là, phải có chiến lược

thích ứng và khôn ngoan để vượt qua thách thức và chớp lấy thời cơ, đồng


2
thời phải có ý thức giữ vững độc lập tự chủ, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ để đưa
quốc gia dân tộc mình đến chỗ phát triển và phồn vinh. Hội nhập quốc tế là
một vấn đề mang tính thời đại nhưng đó cũng là vấn đề thách đố các quốc gia,
dân tộc đang phát triển, thôi thúc họ tìm lời giải tối ưu. Giữ vững độc lập tự
chủ, phát huy nội lực và kết hợp với chủ động mở rộng hội nhập quốc tế, trở
thành một trong những điều kiện tiên quyết - chìa khóa hữu hiệu để giải quyết
vấn đề đó. Nghĩa là, phải tìm ra các giải pháp phù hợp, vấn đề đặt ra là chúng
ta lựa chọn như thế nào để hội nhập phát triển mà vẫn bảo toàn trọn vẹn độc
lập tự chủ; vẫn hội nhập mà không đánh mất truyền thống; hội nhập mà an
ninh trật tự xã hội được bảo đảm; hội nhập mà xã hội lành mạnh và phát triển.
Đại hội XI của Đảng xác định nhiệm vụ “Thực hiện nhất quán đường lối đối
ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển…chủ động tích cực hội
nhập quốc tế”, phải “bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn
vẹn lãnh thổ; nâng cao vị thế của đất nước”. [ 11,235 ]
Có thể nói, sự nghiệp đổi mới của chúng ta trong thời đại mở cửa và hội
nhập quốc tế sâu rộng vào đời sống quốc tế đòi hỏi phải giữ vững quan điểm
độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập là rất cần thiết. Điều này được Thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ
năm 2000 đến 2020 cần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ ngày càng cao
trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Vì vậy, việc giáo dục tư
tưởng độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập nói chung cho sinh viên nghề
miền Trung nói riêng là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý
nghĩa thực tiễn hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích : Trên cơ sở nghiên cứu tư tưởng độc lập tự chủ và hội nhập
quốc tế, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm giáo dục tư tưởng độc lập tự

chủ trong quá trình hội nhập quốc tế cho sinh viên nghề ở miền Trung.


3
- Nhiệm vụ:
+ Thứ nhất: Làm rõ quan điểm cơ bản về độc lập tự chủ, hội nhập quốc
tế và khẳng định tính tất yếu của hội nhập quốc tế.
+ Thứ hai: Làm rõ thực trạng ý thức độc lập tự chủ của sinh viên cao
đẳng nghề miền Trung và sự cần thiết phải gắn giáo dục tư tưởng độc lập tự
chủ với đào tạo nghề.
+ Thứ ba: Phân tích những nguyên tắc cơ bản trong giáo dục tư tưởng
độc lập tự chủ cho sinh viên nghề từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giữ
vững tinh thần độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Nghiên cứu tư tưởng độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế
theo quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam, của chủ nghĩa Mác-Lênin và
của Hồ Chí Minh.
- Phạm vi: Nghiên cứu tư tưởng độc lập tự chủ qua các thời kỳ và việc
giáo dục tư tưởng độc lập tự chủ cho sinh viên nghề miền Trung trong bối
cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận
của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện Đảng Cộng
Sản Việt Nam. Đồng thời, luận văn tham khảo, kế thừa và tiếp thu có chọn lọc
kết quả nghiên cứu từ nhiều công trình của nhiều tác giả khác.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng những phương pháp cơ
bản như kết hợp lịch sử- logic, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ
thống hóa.



4
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
- Luận văn nghiên cứu tư tưởng độc lập tự chủ và bước đầu nghiên cứu
việc giáo dục tinh thần độc lập tự chủ cho sinh viên nghề miền Trung trong
bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên
nghành và những ai quan tâm đến vấn đề này.
6. Bố cục của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.
Luận văn được kết cấu gồm có 3 chương, 6 tiết.
7. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Các công trình có liên quan đến đề tài cùng với các phương pháp được
sử dụng trong nghiên cứu này như sau:
Trong V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, t.24.
Đã nói đến sự phát triển của vấn đề dân tộc, sự thức tỉnh của ý thức dân
tộc, các phong trào đấu tranh chống áp bức sẽ dẫn tới việc thành lập các quốc
gia dân tộc độc lập…
Với “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản” Mác và Ăngghen đã đề cập đến mối
quan hệ về giai cấp và dân tộc.
Đề tài nghiên cứu về “Quan điểm xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ở
nước ta và những vấn đề đặt ra” của tác giả Trần Thị Phương Linh (2007)
nghiên cứu ở khía cạnh độc lập tự chủ về mặt kinh tế. Phân tích quan điểm
của Đảng về quá trình hình thành xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ở nước
ta, quá trình xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ của Việt Nam.
Lê Văn Tích (2007), “Vận dụng quan điểm của Hồ Chí Minh về mở cửa,
hợp tác kinh tế quốc tế trong điều kiện hiện nay”.(số 6, Tạp chí lịch sử đảng Học viện chính trị quốc gia HCM) đã nói đến nét đặc sắc trong tư tưởng kinh
tế Hồ Chí Minh là sớm hình thành những quan điểm kinh tế mở để thu hút


5

ngoại lực, phát huy nội lực. Đối với các nước dân chủ, nước Việt Nam sẵn
sàng mở rộng các sân bay và đường sá giao thông cho việc buôn bán và quá
cảnh quốc tế…
Quán triệt tư tưởng ngoại giao đa phương và mở cửa kinh tế của Hồ Chí
Minh, ngày nay Đảng ta sớm đề ra đường lối: Chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tác giả Nguyễn Duy Mộng Hà (2010), với “Tầm quan trọng của giáo
dục đa văn hóa ở các trường đại học nước ta trong thời kỳ hội nhập”đã đề
cập đến khía cạnh nội dung các trường đại học phải là nơi đi đầu, làm gương
trong việc xây dựng một cộng đồng bình đẳng, góp phần xây dựng một xã hội
hòa bình, thống nhất trong đa dạng, và giúp sinh viên thành công trong lĩnh
vực chuyên môn kinh tế, xã hội. Các giá trị cốt lõi được đưa vào giáo dục bậc
đại học ở nhiều nước tiêu biểu trên thế giới như trách nhiệm đối với thế giới,
tôn trong đa dạng văn hóa, cũng cố nhận thức văn hóa và năng lực liên văn
hóa, sinh viên cần phải giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, hòa nhập mà không
hòa tan.
Đề tài “Chính sách giữ gìn và phát triển văn hóa trong quá trình toàn
cầu hóa ở Việt Nam” của Lê Thị Kim Phượng (2010), tác giả phân tích ở khía
cạnh văn hóa, phân tích về vấn đề tính khách quan của hội nhập kinh tế quốc
tế mà không bị hòa tan, biến dạng về văn hóa, nói lên tầm quan trọng trong
việc giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc.
Đề tài nghiên cứu “Quan hệ độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế trong bối
cảnh mới của Việt Nam” do tác giả Nguyễn Xuân Thắng thực hiện (2010), đã đề
cập đến lý luận về độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế cũng như mối quan hệ gữa
độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế. Phân tích quá trình nhận thức của Đảng về


6
mối quan hệ giữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế và đánh giá thành tựu xử lý

mối quan hệ này của Việt Nam qua 20 năm đổi mới.
Với đề tài: “Chủ quyền quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa” của tác giả
Chử Thị Nhuần viết (2011). Tác giả trình bày ở khía cạnh lý luận chung về chủ
quyền quốc gia và toàn cầu hóa. Phân tích những điểm thuận lợi và thách thức
của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Đồng thời đưa ra những giải
pháp nhằm bảo đảm chủ quyền quốc gia trong xu hướng hội nhập.
Phạm Hồng Chương (2011), với “Tinh thần đổi mới, độc lập, tự chủ, sáng
tạo của Hồ Chí Minh trong việc giải quyết vấn đề dân tộc- con người trên hành
trình tìm đường dẫn đường cho cách mạng Việt Nam”.(tạp chí cộng sản – số
842), đã đề cập đến quan niệm của Hồ Chí Minh trên hành trình tìm đường cứu
nước, giải phóng dân tộc con người Việt Nam, thể hiện lòng yêu nước, thương
dân…Nói về vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng con người theo học thuyết
cách mạng khoa học bằng con đường cách mạng gắn bó chặt chẽ giữa độc lập
dân tộc với chủ nghĩa xã hội có đầy đủ các yếu tố dân tộc- nhân loại- thời đại, từ
vấn đề dân tộc- con người Việt Nam đi ra thế giới, hòa nhập vào nhân loại, và
hướng theo dòng tiến hóa của thời đại.
Tác giả cũng nói đến tinh thần đổi mới, độc lập, tự chủ, sáng tạo của Hồ
Chí Minh trong việc Người truyền bá, chuẩn bị các điều kiện, các nhân tố dẫn tới
sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Hồ Chí Minh xác định mục tiêu cuối
cùng của cách mạng là xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam, đồng thời
Người cũng cụ thể hóa mục tiêu trước mắt là làm cho nước Việt Nam hoàn toàn
độc lập, giải phóng, công nông thoát khỏi áp bức của đế quốc và phong kiến,
thiết lập nền dân chủ mới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, và mục tiêu phấn đấu cuối cùng là Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.
Với công trình nghiên cứu của Đinh Xuân Lý (2013) về “Hoạt động đối
ngoại của Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử”, (Nxb, Đại học quốc gia Hà Nội)


7
tác giả đã phân tích, tổng hợp đường lối đối ngoại của Việt Nam qua các thời kỳ,

nghiên cứu đường lối đối ngoại của Việt Nam, đối ngoại độc lập tự chủ, đa dạng
hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế. Công trình đã đề cập đến tư duy mới của
Đảng trong việc đề ra chủ trương, đối sách đối ngoại, phát triển mạnh mẽ quan
hệ đối ngoại song phương, chủ động tích cực tham gia hội nhập quốc tế.
Với đề tài : “Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. (Trên
trang website nghiên cứu biển Đông.vn, toàn- cầu- hóa- hội- nhập- kinh tế2013) của tác giả Phạm Quốc Trụ đề cập đến một số khía cạnh về lý luận và thực
tiễn của khái niệm hội nhập quốc tế, tập trung vào nội dung định nghĩa và xác
định bản chất, nội hàm, các hình thức và tổ chức của hội nhập quốc tế. Đồng
thời, phân tích tính tất yếu của hội nhập quốc tế.
Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề độc lập tự chủ trong hội nhập quốc
tế, cho thấy , các công trình nghiên cứu của các tác giả dù ở khía cạnh này hay ở
khía cạnh khác họ đã thành công trong việc nghiên cứu và làm sáng tỏ những
vấn đề lý luận cơ bản về vấn đề như đã đề cập. Kết quả của các công trình
nghiên cứu về vấn đề độc lập tự chủ trong hội nhập quốc tế đã góp phần rất to
lớn trong việc hoàn thành lý luận để xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên,
vẫn còn nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề trên cần được tiếp tục hoàn
thiện như lý luận chung về độc lập tự chủ và hội nhập quốc tế, giáo dục tư tưởng
độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập quốc tế cho sinh viên Cao đẳng nghề ở
miền Trung.
Chính vì vậy, tiếp tục nghiên cứu có hệ thống vấn đề trên là rất cần thiết
trong lĩnh vực triết học cả về lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.


8
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ VÀ HỘI NHẬP
QUỐC TẾ.
1.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỘC LẬP TỰ CHỦ
1.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin, dân tộc là sản phẩm của

quá trình phát triển lâu dài của lịch sử. Trước dân tộc là hình thức cộng động
tiền dân tộc như thị tộc, bộ lạc. Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản
dẫn đến sự ra đời của các nhà nước dân tộc tư bản chủ nghĩa. Khi chủ nghĩa
tư bản chuyển từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa,
các nước đế quốc thi hành chính sách vũ trang xâm lược, cướp bóc, nô dịch
các dân tộc nhược tiểu, vấn đề dân tộc trở nên gay gắt, từ đó xuất hiện vấn đề
dân tộc thuộc địa. Sau cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga, với sự
hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, phong trào giải phóng dân tộc
phát triển mạnh, dẫn đến sự tan rã hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc,
nhiều nước thuộc địa cũ trở thành các quốc gia dân tộc độc lập.
Khi nói về sự phát triển của vấn đề dân tộc, Lênin đã đề cập hai xu
hướng phát triển của vấn đề dân tộc trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản. Xu
hướng thứ nhất là sự thức tỉnh của ý thức dân tộc, của phong trào đấu tranh
chống áp bức dân tộc sẽ dẫn tới việc thành lập các quốc gia dân tộc độc lập.
Xu hướng thứ hai là với việc tăng cường và phát triển các mối quan hệ giữa
các dân tộc sẽ dẫn tới việc phá hủy hàng rào ngăn cách dân tộc, thiết lập sự
thống nhất quốc tế của chủ nghĩa tư bản, của đời sống kinh tế, chính trị, khoa
học, v.v. nói chung.

[ 29,158 ]

Xu hướng thứ nhất chiếm ưu thế trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản mới
phát triển, còn xu hướng thứ hai là đặc trưng của chủ nghĩa tư bản già cỗi sắp
chuyển sang xã hội xã hội chủ nghĩa; cả hai xu hướng đều phát triển trong


9
điều kiện đối kháng giai cấp sâu sắc. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản và chủ
nghĩa dân tộc tư sản không thể giải quyết được vấn đề dân tộc mà chỉ làm cho
mối xung đột dân tộc ngày càng tăng thêm. Chỉ có cách mạng vô sản và chủ

nghĩa xã hội, trên cơ sở thủ tiêu ách áp bức giai cấp và áp bức dân tộc, mới
tạo điều kiện để thực hiện sự bình đẳng dân tộc và xây dựng tình hữu nghị
giữa các dân tộc, làm cho các dân tộc ngày càng xích lại gần nhau. Từ đó
Lênin yêu cầu các Đảng Cộng sản phải kiên quyết đấu tranh với mọi biểu hiện
của chủ nghĩa dân tộc tư sản và chủ nghĩa sô vanh, giành thắng lợi cho chủ
nghĩa quốc tế vô sản.
Vấn đề dân tộc, ở thời đại nào cũng được nhận thức và giải quyết trên
lập trường và theo quan điểm của một giai cấp nhất định. Các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác - Lênin nhấn mạnh rằng: Chỉ đứng trên lập trường của giai
cấp vô sản và cách mạng vô sản mới giải quyết được đúng đắn vấn đề dân tộc.
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, Mác và Ăngghen đã đề cập mối
quan hệ giai cấp và dân tộc. Các ông viết: Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản
nhằm lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản, ở giai đoạn đầu của nó là mang
tính chất dân tộc, vì phong trào vô sản là phong trào độc lập của khối đại đa
số, mưu lợi ích cho khối đại đa số. Vì vậy, “ Cuộc đấu tranh của giai cấp vô
sản chống lại giai cấp tư sản, dù về mặt nội dung, không phải là một cuộc đấu
tranh dân tộc, nhưng lúc đầu lại mang hình thức đấu tranh dân tộc ”.

[ 1, 611 ]

Từ đó Mác kêu gọi giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy
chính quyền, phải tự vươn lên thành giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành
dân tộc, tuy hoàn toàn không phải theo cái nghĩa như giai cấp tiểu tư sản hiểu.
Khi Mác - Ăngghen viết Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản là lúc mà đối
kháng giai cấp trong thời đại tư sản ở Châu Âu đã đơn giản hóa. “Xã hội ngày
càng chia thành hai phe lớn thù địch nhau, hai giai cấp lớn hoàn toàn đối lập
nhau: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản” [ 1,164 ]


10

Vào thời của Mác - Ăngghen, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa tư bản
đã được mở rộng, nhưng các cuộc đấu tranh giành độc lập chưa phát triển
mạnh, chưa có ảnh hưởng đến sự tồn tại và suy vong của chủ nghĩa tư bản.
Trung tâm cách mạng thế giới vẫn ở châu Âu, vận mệnh loài người vẫn được
coi là phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô sản ở các nước tư bản chủ
nghĩa phát triển. Do đó, tương lai của cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc
địa cũng được nhìn nhận trong sự phụ thuộc vào thắng lợi của cách mạng vô
sản ở chính quốc.
Chủ nghĩa Mác chỉ cho các dân tộc bị áp bức thấy rằng, thời đại đế quốc
chủ nghĩa tất nhiên cũng phải sản sinh ra và nuôi dưỡng cái chính trị đấu
tranh chống áp bức dân tộc và cái chính trị đấu tranh của giai cấp vô sản
chống giai cấp tư sản; bởi vậy thời kỳ ấy ắt phải làm cho: một là, những cuộc
khởi nghĩa và những cuộc chiến tranh dân tộc cách mạng, hai là, những cuộc
chiến tranh và những cuộc nổi dậy của giai cấp vô sản chống giai cấp tư sản,
ba là, sự kết hợp giữa hai hình thức chiến tranh cách mạng đó, trở nên có khả
năng xảy ra và không tránh khỏi.
C.Mác và Ph. Ăngghen đã nhìn thấy rằng đằng sau những cuộc xung đột
chính trị mang tính chất dân tộc, đằng sau những cuộc chiến tranh giữa các
quốc gia dân tộc, giữa một bên là các quốc gia này và một bên là các dân tộc
bị nô dịch, là cuộc đấu tranh của các giai cấp - giai cấp vô sản, giai cấp tư sản,
bọn quý tộc ruộng đất, các tầng lớp xã hội khác. Như vậy, C. Mác và Ph.
Ăngghen coi cách mạng xã hội chủ nghĩa là điều kiện để giải quyết vấn đề
dân tộc.
Lênin cũng chỉ ra rằng : mâu thuẫn cơ bản nhất của chủ nghĩa đế quốc là
đấu tranh giữa tư sản và vô sản đã đến thời kỳ thực hiện cách mạng. Mâu
thuẫn giữa đế quốc và thuộc địa gắn liền với mâu thuẫn giữa vô sản và tư sản
cũng mang tính thời sự nóng bỏng của sự nghiệp cách mạng giải phóng.


11

Qua đây có thể thấy vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt
chẽ với nhau. Trong thời đại chủ nghĩa đế quốc. giải phóng dân tộc là một quy
luật khách quan; mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng con người có mối
quan hệ khăng khít. Chỉ có thể xóa bỏ tận gốc tình trạng áp bức, bóc lột; thiết
lập một nhà nước thực sự của dân, do dân, vì dân, mới đảm bảo cho người lao
động có quyền làm chủ, mới thực hiện được sự phát triển hài hòa giữa cá
nhân và xã hội, giữa độc lập dân tộc với tự do, hạnh phúc của con người.
Trong Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Lênin đã
nói đến ba vấn đề quan trọng nhất là:
- Lênnin bóc trần lối đặt vấn đề một cách trừu tượng về hình thức của
giai cấp tư sản về quyền bình đẳng trong đó bao gồm cả quyền bình đẳng dân
tộc. Lênin đòi hỏi phải “phân biệt rõ nét những dân tộc bị áp bức phụ thuộc
không được hưởng quyền bình đẳng, với những dân tộc đi áp bức, bốc lột
được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi” [ 31, 198-199 ]
- Lênin khẳng định điều quan trọng nhất trong chính sách của Quốc tế
Cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa là phải làm sao cho vô sản và
quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau để
tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai
cấp tư sản. Bởi vì chỉ có sự gần gũi ấy mới đảm bảo cho việc chiến thắng chủ
nghĩa tư bản, nếu không có chiến thắng đó thì không thể thủ tiêu được các áp
bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng.
Nhiệm vụ quan trọng của các Đảng Cộng sản là phải ủng hộ tích cực,
trực tiếp phong trào đấu tranh ở các nước thuộc địa. Đặc biệt Lênin đòi hỏi
giai cấp vô sản ở các nước tư bản đang thống trị các dân tộc lạc hậu, thuộc địa
phải ủng hộ tích cực nhất phong trào giải phóng của các dân tộc ấy.
Trong các tác phẩm của mình, Lênin cho rằng nếu trước kia phong trào
giải phóng dân tộc kết thúc với việc giai cấp tư sản lên nắm chính quyền, thì


12

trong thời đại đế quốc chủ nghĩa những phong trào này được sự lãnh đạo của
giai cấp vô sản đứng đầu là các Đảng Cộng sản, khi gặp những điều kiện
thuận lợi, có thể dẫn tới thành lập một chính quyền thực sự nhân dân. Trong
trường hợp này, các nước thuộc địa cũ, với những quan hệ tiền tư bản chủ
nghĩa vẫn còn tồn tại, có khả năng, với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản đã
chiến thắng ở các nước tiên tiến - thực hiện bước quá độ dần chuyển lên chủ
nghĩa xã hội, không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Theo Mác - Ăngghen, trong thời đại ngày nay, chỉ có giai cấp vô sản
mới thống nhất được lợi ích của giai cấp mình với lợi ích của nhân dân lao
động và của cả dân tộc. Có triệt để xóa bỏ tình trạng bóc lột và áp bức giai
cấp mới có điều kiện xóa bỏ áp bức dân tộc, mới đem lại độc lập tự chủ thực
sự cho dân tộc mình và cho các dân tộc khác. Chỉ có giai cấp vô sản với bản
chất cách mạng và sứ mệnh lịch sử của mình mới có thể thực hiện được điều
này. Chí có cuộc cách mạng do chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo mới
thực hiện được sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và
giải phóng con người.
Tuy nhiên, ở thời đại Mác - Ăngghen, các ông không đi sâu giải quyết
vần đề dân tộc vì cơ bản vấn đề dân tộc ở Tây Âu đã được giải quyết trong
cách mạng tư sản; nhất là các ông chưa có điều kiện bàn nhiều vấn đề dân tộc
thuộc địa. Đúng như Lênin đã từng nhận xét, đối với Mác, so với vấn đề giai
cấp vô sản thì vấn đề dân tộc chỉ là thứ yếu thôi.
Bước sang thời đại Lênin, chủ nghĩa đế quốc đã trở thành một hệ thống
thế giới, cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành một hệ thống thế giới,
cách mạng giải phóng dân tộc đã trở thành một bộ phận của cách mạng vô
sản, Lênin mới có cơ sở thực tiễn để phát triển vấn đề dân tộc thuộc địa thành
một hệ thống lý luận, được coi là học thuyết về cách mạng thuộc địa. Theo
Lênin, cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản ở chính quốc sẽ không thể giành


13

được thắng lợi nếu nó không biết liên minh với cuộc đấu tranh của các dân
tộc bị áp bức ở thuộc địa.
Trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, lời tựa viết cho bản tiếng Ba-Lan
xuất bản năm 1892, Ph. Ăngghen nói đến vấn đề giữ vững độc lập tự chủ của
mỗi nước trong sự hợp tác quốc tế trong phát triển kinh tế. Chỉ có thể có được
sự hợp tác quốc tế thành thực giữa các dân tộc châu Âu khi nào mỗi dân tộc
đó là người chủ tuyệt đối trong nhà mình;vì sự hợp tác nhịp nhàng giữa các
dân tộc châu Âu, nền độc lập đó vẫn là cần thiết. Chỉ có giai cấp vô sản Balan trẻ tuổi mới có thể giành được nền độc lập đó sẽ được bảo vệ chắc chắn.
Vì đối với công nhân các nước khác ở châu Âu, nền độc lập của Ba-lan cũng
cần thiết như đối với bản thân Ba-lan.
Trong lời kêu gọi thứ nhất của Tổng hội đồng Hội liên hiệp công nhân
quốc tế về cuộc chiến tranh Pháp - Phổ, C. Mác có nêu ra nguyên tắc của
quan hệ đối ngoại cần phải phấn đấu sao cho những đạo luật đơn giản và đạo
đức và chính sách mà các cá nhân phải tuân theo trong các quan hệ của họ trở
thành những đạo luật tối cao trong các quan hệ giữa các dân tộc.
Nguyên tắc thấm đẫm chất văn hóa ấy được C. Mác và Ph. Ăng ghen
nhắc đi nhắc lại nhiều lần, coi đó là kim chỉ nam cho quan hệ đối ngoại của
giai cấp công nhân, của Đảng Cộng Sản. Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng
Sản, các ông cho rằng, các Đảng Cộng Sản cần phải có sự liên kết rộng rãi,
tranh thủ sự giúp đỡ của các đảng, lực lượng tiến bộ, các phong trào cách
mạng trong cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản. Các ông chỉ rõ, sự liên kết
đó là cần thiết, song phải đúng nguyên tắc, trên cơ sở mục đích chính trị của
giai cấp công nhân, đó là: một mặt, tích cực ủng hộ những lực lượng tiến bộ,
có xu hướng chống lại giai cấp tư sản; mặt khác, tăng cường ảnh hưởng của
phong trào công nhân để mở rộng và phát triển lực lượng, phong trào cách
mạng.


14
Như vậy, Mác, Ăngghen và Lênin đã nêu lên những quan điểm cơ bản

về dân tộc và vấn đề giai cấp, tạo cơ sở lý luận và phương pháp luận cho viêc
xác định chiến lược, sách lược của các đảng cộng sản về vấn đề dân tộc và
thuộc địa.
1.1.2. Độc lập tự chủ theo tư tưởng của Hồ Chí Minh
Quan điểm về độc lập tự chủ trong đoàn kết hợp tác quốc tế của Hồ chí
Minh, được thể hiện qua tư duy độc lập và sự nhạy cảm về chính trị trong
phân tích, phát hiện những giá trị tốt đẹp của chủ nghĩa yêu nước và chủ
nghĩa dân tộc truyền thống; nhận thức mới về sức mạnh của khối đoàn kết
toàn dân tộc trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc; nhận thức mới
về yêu cầu kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại để thực
hiện cuộc cách mạng của dân tộc, dân chủ ở Việt Nam trong hoàn cảnh phong
trào giải phóng dân tộc phát triễn mạnh mẽ trên phạm vi quốc tế.
Nói về vấn đề đó, Hồ Chí Minh giải thích: “ Độc lập nghĩa là chúng tôi
điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài
vào”

[ 14,136]

. Điều đó cũng có nghĩa là, nước ta phải tự mình hoạch địch

đường lối, chính sách đối nội và đối ngoại, phải vạch rõ những phương pháp
và những biện pháp của riêng mình. Đường lối đó phải phục vụ lợi ích quốc
gia: độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, tự do, hạnh phúc cho nhân dân - như
Người từng căn dặn cán bộ “ muốn làm gì cũng cần vì lợi ích của dân tộc mà
làm ”. [ 24,11 ] Đó là độc lập tự chủ trong hoạch địch đường lối, chủ trương đối
ngoại theo quan điểm Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, không thể hạn chế những hoạt động đó trong khuôn khổ dân
tộc thuần túy, bởi vì những hoạt động đó có muôn vàn sợi dây liên hệ với
cuộc đấu tranh chung của thế giới tiến bộ. Vì thế, mục tiêu và nhiệm vụ từ
thực tiễn trong nước, vừa phải phù hợp với thực tiễn trong nước, vừa phải phù

hợp với đặc điễm và xu thế quốc tế đương đại.


15
Khi nhấn mạnh yêu cầu độc lập tự chủ trong hoạch định đường lối đối
nội và đối ngoại của quốc gia, Hồ Chí Minh nêu lên hai khuynh hướng cần
phải tránh:
Một là, nếu không chú trọng đến đặc điểm của dân tộc mình trong khi
học tập kinh nghiệm của các nước anh em, là sai lầm nghiêm trọng, là phạm
chủ nghĩa giáo điều.
Hai là, “ nếu quá nhấn mạnh đặc điểm dân tộc để phủ nhận giá trị phổ
biến của những kinh nghiệm lớn, cơ bản của các nước anh em, thì sẽ mắc sai
lầm nghiêm trọng của chủ nghĩa xét lại ”. [ 15,499]
Độc lập tự chủ còn được thể hiện qua bản lĩnh và ý chí đấu tranh của
nhân dân Việt Nam nhằm khẳng định quyền được hưởng tự do và độc lập
trong quan hệ quốc tế.
Độc lập tự do dân tộc chính là mong muốn lớn nhất cũng là động cơ
phấn đấu hi sinh đến trọn đời của Hồ Chí Minh. Độc lập tự do là mục tiêu
chiến đấu, nguồn sức mạnh làm nên chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong
thế kỷ XX, một tư tưởng lớn trong thời đại giải phóng dân tộc là không có gì
quý hơn độc lập tự do, là khẩu hiệu hành động của toàn thể dân tộc Việt Nam
đồng thời là nguồn cổ vũ các dân tộc bị áp bức trên thế giới đang đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân. Cuộc kháng chiến chống Pháp, Hồ Chí Minh đã ra
lời kêu gọi vang dậy núi sông: Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất
định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.
Tử tưởng của Hồ Chí Minh về giữ vững độc lập tự chủ, dựa vào sức
mình là chính, tranh thủ sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự ủng hộ
của nhân loại tiến bộ, đồng thời không quên nghĩa vụ quốc tế cao cả của
mình.



16
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, để giữ vững độc lập tự chủ trong đoàn kết
quốc tế, hợp tác quốc tế phải giữ vững mục tiêu và nguyên tắc sẵn sàng thực
hiện chính sách đối ngoại rộng mở.
Đối với trong nước, hoạt động đối ngoại phải dựa trên cơ sở sức mạnh
bên trong - sức mạnh toàn dân, gồm sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc, sức mạnh về kinh tế, chính trị, văn hóa, quân sự - đó là sức mạnh tổng
hợp quốc gia. Hồ Chí Minh cho rằng, muốn thắng lợi trên mặt trận ngoại giao
phải có thực lực: “Phải trông ở thực lực, thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng
lợi, thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng. Chiêng có to tiếng mới
lớn” [ 19,126 ]
Hồ Chí Minh nhấn mạnh vấn đề quan trọng hàng đầu tạo cơ sở cho đoàn
kết, hợp tác quốc tế là phải làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ về đất nước và
con người Việt Nam, để tỏ cho thế giới biết rằng ta là một dân tộc văn minh;
dân Việt Nam ta đủ tư cách độc lập, tự do; phải làm cho nhân dân thế giới
hiểu rõ về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam.
Trong mối quan hệ dân tộc và quốc tế, Hồ Chí Minh không tuyệt đối hóa
yếu tố chủ quan - yếu tố dân tộc (tránh sự biệt lập, cô lập), đồng thời, Người
cũng không tuyệt đối hóa yếu tố khách quan - yếu tố quốc tế (tránh được sự
rập khuôn, máy móc, ỷ lại bên ngoài). Người coi yếu tố quốc tế có ý nghĩa
quan trọng cho thắng lợi cách mạng; những yếu tố độc lập, tự chủ, tự cường
luôn giữ vai trò quyết định mọi thắng lợi. Theo Hồ Chí Minh, độc lập tự chủ
luôn là nền tảng vững chắc để đoàn kết, tập hợp các lực lượng quốc tế ủng hộ,
giúp đỡ Việt Nam một cách hiệu quả nhất.
Đối với bên ngoài, Hồ Chí Minh cho rằng: “Nước ta là một bộ phận của
thế giới. Tình hình của nước ta có ảnh hưởng đến thế giới, mà tình hình thế
giới cũng có quan hệ đến nước ta” [ 18,173 ]; nhưng phải độc lập, tự chủ, phải
khôn khéo, phải vạch rõ những phương pháp và những biện pháp riêng của



17
mình, để tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ lớn nhất của nhân dân tiến bộ trên thế
giới; nhưng “muốn người ta giúp cho, thì trước mình tự giúp lấy mình đã”
[ 24,101 ]

. Phải thưc hành chính sách hòa bình và quan hệ tốt; tránh đối đầu, và

không gây thù oán với một ai. Trong quan hệ với các nước, các tổ chức quốc
tế, cần tìm ra những điểm tương đồng, khai thác mọi khả năng có thể, nhằm
tập hợp lực lượng đoàn kết ủng hộ Việt Nam theo nhiều cấp độ.
Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên xác định và thực thi quan điểm
gắn cách mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới. Việc đặt cách
mạng Việt Nam thành một bộ phận của trào lưu cách mạng thế giới, vừa tạo
cơ sở để xây dựng quan hệ hữu nghị, và tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế;
vừa thể hiện ý thức trách nhiệm của nhân dân Việt Nam đối với phong trào
cách mạng thế giới.
Sẵn sàng mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế, nhưng phải trên
nền tảng độc lập tự chủ, Hồ Chí Minh thường căn dặn cán bộ giữ vững lập
trường, nguyên tắc, giữ vững chiến lược, theo tinh thần mục đích bất di bất
dịch của ta vẫn là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ. Nguyên tắc của ta
thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì phải linh hoạt, phải dĩ bất biến
ứng vạn biến . Đây là triết lý hành động, đồng thời cũng là triết lý sống, lấy
tâm của mọi người làm tâm của mình. Để đi sâu vào triết lý sống này ta hãy
xem tâm, lòng mong muốn của người dân Việt Nam khi đó là gì? Đó là nước
được độc lập, dân được tự do, mọi người đươc hạnh phúc. Bác đã lấy cái tâm
mong muốn của mọi người làm cái tâm mong muốn của mình. Người chỉ có
một ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta đươc độc lập, dân ta được hoàn
toàn tự do, đồng bào ai cũng có ơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Bác
đã lấy tâm của mình bằng những hoạt động thiết thực, cụ thể như ra đi tìm

đường cứu nước và khi đã tìm được cái cẩm nang thì trở về nước thức tỉnh
nhân dân, tổ chức, đoàn kết huấn luyện họ, đưa họ ra tranh giành tự do, độc


18
lập. Đến độ chín muồi, người đã thành lập Đảng, đề ra chiến lược, sách lược
cách mạng cho từng thời kỳ, kêu gọi toàn dân đoàn kết, đẩy mạnh phong trào
thi đua yêu nước… từ đó đã dẫn đắt dân tộc giành được những thắng lợi to
lớn.
Với quan điểm biện chứng giữa cái bất biến và cái vạn biến của Người
là một tư tưởng biện chứng hết sức sâu sắc của triết lý phương Đông, xuất
phát từ quan niệm vạn vật sinh hóa đều do lý (quy luật) chi phối, nếu nắm
được lý của vũ trụ thì có thể điều khiển được mọi biến hóa của trời đất (hiện
tượng), nghĩa là có thể lấy cái bất biến chế ngự được cái vạn biến, lấy tĩnh chế
động, lấy nhu thắng cương…
Phép biện chứng duy vật mácxít cũng đã đề cập đến các cặp mâu thuẫn
và thống nhất, vận động và đứng im, nhưng mối quan hệ giữa bất biến và vạn
biến trong phép biện chứng của Hồ Chí Minh có nguồn gốc chủ yếu từ trong
triết học phương Đông và Việt Nam. Xưa Lý Thánh Tông, khi đi lo việc biên
cương ở phương Nam, có dặn lại nhiếp chính Ỷ Lan một câu vạn biến như lôi,
nhất tâm thiền định, ý nói cứ lấy nhất tâm bất biến (là một lòng lo giữ việc
nước) thì có thể đối phó với vạn biến (dù có dữ dội như sấm sét).
Vậy ta hiểu dĩ bất biến ứng vạn biến mà Hồ Chí Minh nói đến là gì?
Theo quan điểm của triết học, có thể hiểu bất biến là quy luật (tự nhiên, xã
hội, tư duy) là tồn tại lâu dài, là hầu như bất biến, còn vạn biến là hiện tượng.
Trong vũ trụ và trong cuộc sống xã hội vốn tồn tại phạm trù bất biến.
Hóa học được xây dựng trên cơ sở định luật bảo toàn trọng lượng. Công thức
có thể biến hóa, nhưng trị số thì không đổi. Năng lượng học dựa trên định luật
bảo toàn năng lượng. Toán học có những hằng số, hằng đẳng thức không đổi.
Về mặt xã hội, các xã hội đều có nhiều thay đổi, nhưng trong xã hội nào

người ta cũng cần đến ăn, mặc, ở…tức là vẫn phải có sản xuất, cách thức


19
phân phối, còn bản thân sản xuất và phân phối thì xã hội nào cũng vẫn phải có
và cũng có thể gọi đó là các hằng số xã hội.
Hồ Chí Minh tiếp thu phép biện chứng mácxít, đồng thời cũng chịu ảnh
hưởng của tư tưởng biện chứng phương Đông. Người bắt đầu từ cái bất biến
đi tới cái khả biến của xã hội và con người. Thí dụ, Người nói, tuy phong tục
mỗi dân mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau ấy là dân
nào cũng ưa sự lành, ghét sự dữ. Khi nghe một vị ủy viên Ban vận động đời
sống mới nói cần định ra một cái hướng mới cho cuộc vận động, vì khẩu hiệu
cần, kiệm, liêm, chính, xem ra vừa không đủ, vừa cổ…thì Hồ Chí Minh ngắt
lời, cổ, lạ quá, thế cơm các cụ ăn ngày xưa, bây giờ mình ăn cũng cổ à. Theo
Người, ăn cơm, uống nước, hít khí trời… không bao giờ cũ, xưa nay và sau
này đều phải làm. Cần, kiệm, liêm, chính cũng vậy.
Quan điểm dĩ bất biến ứng vạn biến của Hồ Chí Minh được thể hiện
trong hoạt động đối ngoại, trước khi sang Pháp đàm phán, Người chỉ dặn lại
Cụ Huỳnh Thúc Kháng một câu mong cụ ở nhà dĩ bất biến, ứng vạn biến. Ta
hiểu đó là Người nói đến mối quan hệ giữa mục tiêu và phương pháp, nguyên
tắc và sách lược. Mục tiêu của chúng ta là độc lập, thống nhất Tổ quốc, tự do,
hạnh phúc của nhân dân, đó là điều bất biến, còn phương pháp - sách lược có
thể tùy tình hình mà biến hóa đa dạng, thay đổi linh hoạt, nhưng không được
xa rời cái bất biến. Người nói, mục đích bất di bất dịch của ta vẫn là hòa bình,
thống nhất độc lập, dân chủ. Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng
sách lược của ta thì linh hoạt.
Nguyên tắc của ta phải khôn khéo, phải chủ động, tích cực, phải tự lực
cánh sinh, phải lấy sức ta mà giải phóng cho ta; Người còn chỉ rõ: “ sự giúp
đỡ của các nước bạn là quan trọng, nhưng không ỷ lại, không được mong chờ
người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác

gúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”. [ 16,522 ]


20
Mục tiêu đoàn kết trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc, vì tự
do của nhân dân, vì một nền hòa bình và quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng
giữa các quốc gia - dân tộc trên thế giới.
Với hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài, đặc biệt là thời gian ở
Pháp không chỉ tập trung tố cáo, lên án chủ nghĩa thực dân, thức tỉnh tinh thần
yêu nước, tinh thần đấu tranh của nhân dân các dân tộc bị áp bức, mà cao hơn
là sự hiểu biết, sự đồng cảm giữa nhân dân lao động các nước, đặt cơ sở cho
mối tình đoàn kết nhân dân các dân tộc thuộc địa trong cuộc đấu tranh giải
phóng.
Tư tưởng chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Hội liên
hiệp thuộc địa (năm 1921), Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức (năm 1925) là
để các dân tộc bị áp bức trên cơ sở mục tiêu chung giành độc lập dân tộc, giúp
đỡ nhau trong cuộc đấu tranh giải phóng.
Với tư tưởng nhân văn sâu sắc, Hồ Chí Minh nhận thức đầy đủ những
giá trị, khát vọng của nhân dân các nước. Từ thái độ chân thành, tôn trọng,
Người tìm ra những điểm tương đồng, khơi dậy những yếu tố tích cực, tận
dụng mọi khả năng để mở rộng biên độ đoàn kết quốc tế theo quan điểm. Mọi
người yêu nước và tiến bộ là bạn của ta; làm bạn với tất cả với mọi nước dân
chủ và không gây thù oán với một ai.
Trong thực tế cho thấy, giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết quốc tế thấm đẫm trong cả mục tiêu, nội dung của sự đoàn kết, được
biểu hiện thông qua việc kết hợp hài hòa giữa lợi ích dân tộc và lợi ích quốc
tế; giữa bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình với sự tôn trọng, ủng hộ quyền
lợi của các quốc gia khác; tinh thần trách nhiệm cao đối với lợi ích chung của
thế giới.
Giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh được giáo sư Nhật Bản Sin

gô Sibata, đánh giá Người đã đặc biệt làm sâu sắc thêm lý luận về dân chủ,


×