Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Phát triển công nghiêp Huyện Núi Thành, Tỉnh Quảng Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.63 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THANH RIỆM

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số

: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Đức Hùng

Đà Nẵng - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thanh Riệm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 1


2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 2
3. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3
5. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................... 4
7. Kết cấu của luận văn ......................................................................... 4
8. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu...………………………………...4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP ............................................................................................ 8
1.1 ĐẶC ĐIỂM, VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP .... 8
1.1.1 Một số khái niệm ......................................................................... 8
1.1.2 Đặc điểm của sản xuất công nghiệp........................................... 10
1.1.3 Vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế......................... 11
1.1.4 Vai trò của sản xuất công nghiệp với phát triển kinh tế ........... 12
1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP..... 15
1.2.1 Lý thuyết phát triển kinh tế phân kỳ (Lý thuyết cất cánh) ........ 15
1.2.2 Lý thuyết nhị nguyên (Lý thuyết hai khu vực) .......................... 16
1.2.3 Lý thuyết phát triển cân đối và không cân đối........................... 18
1.2.4 Mô hình: kết hợp phía trước và phía sau ................................... 20
1.2.5 Mô hình: 4 con đường phát triển công nghiệp........................... 20
1.3 NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP........................................... 21
1.3.1 Lựa chọn cơ cấu công nghiệp hợp lý......................................... 21
1.3.2 Gia tăng số lượng và quy mô các cơ sở sản xuất....................... 23
1.3.3 Mở rộng quy mô các yếu tố sản xuất......................................... 24


1.3.4 Gia tăng sản lượng ngành công nghiệp...................................... 28
1.3.5 Đổi mới công nghệ sản xuất và cải tiến quy trình sản xuất....... 29
1.3.6 Phát triển thị trường tiêu thụ...................................................... 30
1.3.7 Nâng cao trình độ tổ chức quản lý............................................. 30

1.4 NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP.. 31
1.4.1 Nhóm nhân tố về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội............. 31
1.4.2 Nhóm nhân tố về vai trò quản lý nhà nước................................ 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM.......................... 41
2.1 TỔNG QUAN VỀ HUYỆN NÚI THÀNH .............................................. 41
2.1.1 Điều kiện tự nhiên...................................................................... 41
2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội........................................................... 44
2.1.3 Kết luận rút ra từ nghiên cứu tổng quan về địa bàn................... 48
2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HUYỆN NÚI THÀNH.. 49
2.2.1 Hiện trạng số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp....................... 49
2.2.2 Quy mô về lao động công nghiệp .............................................. 51
2.2.3 Giá trị sản xuất công nghiệp ...................................................... 52
2.2.4 Về cơ cấu công nghiệp............................................................... 53
2.2.5 Hiện trạng quy mô về thiết bị và công nghệ.............................. 60
2.2.6 Về trình độ tổ chức quản lý........................................................ 61
2.2.7 Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu giai đoạn 2005-2012 ... 62
2.2.8 Vị trí công nghiệp Núi Thành trong công nghiệp tỉnh Quảng Nam
và Miền Trung ..................................................................................... 63
2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP HUYỆN NÚI THÀNH ..... 67
2.3.1 Những thành tựu đạt được ......................................................... 67
2.3.2 Những mặt hạn chế ngành công nghiệp của huyện ................... 67
2.3.3 Nguyên nhân .............................................................................. 69


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN NÚI THÀNH, TỈNH QUẢNG NAM .................................. 72
3.1 THỜI CƠ VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÔNG NGHIỆP HUYỆN NÚI THÀNH ... 72
3.1.1 Bối cảnh quốc tế......................................................................... 72
3.1.2 Tình hình trong nước ................................................................. 74

3.1.3 Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành trong mối quan hệ với
công nghiệp Miền Trung và công nghiệp tỉnh Quảng Nam ............... 76
3.2 QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HUYỆN NÚI THÀNH .... 77
3.2.1 Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Núi Thành .............. 77
3.2.2 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển công nghiệp
huyện Núi Thành................................................................................. 78
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HUYỆN NÚI THÀNH.. 82
3.3.1 Đầu tư kết cấu hạ tầng phát triển công nghiệp .......................... 82
3.3.2 Phát triển nguồn nhân lực phục vụ sản xuất công nghiệp ......... 85
3.3.3 Giải pháp về khoa học công nghệ.............................................. 87
3.3.4 Giải pháp về phát triển thị trường tiêu thụ................................. 88
3.3.5 Giải pháp về thu hút đầu tư phát triển công nghiệp................... 89
3.3.6 Phát triển đô thị và dịch vụ ........................................................ 91
3.3.7 Phát triển công nghiệp hỗ trợ..................................................... 93
3.3.8 Thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường................................. 93
3.4 KHUYẾN NGHỊ ....................................................................................... 95
3.4.1 Đối với Chính phủ...................................................................... 95
3.4.2 Đối với tỉnh Quảng Nam nói chung và huyện Núi Thành nói riêng . 95
3.4.3 Đối với doanh nghiệp công nghiệp............................................ 96
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CCN

: Cụm công nghiệp

CN


: Công nghiệp

CNH

: Công nghiệp hóa

DV

: Dịch vụ

DTTN

: Diện tích tự nhiên

GTSX

: Giá trị sản xuất

HĐH

: Hiện đại hóa

KCN

: Khu công nghiệp

LN

: Lâm nghiệp


NN

: Nông nghiệp

NSLĐ

: Năng suất lao động

NXB

: Nhà xuất bản

SXCN

: Sản xuất công nghiệp

SP

: Sản phẩm

TS

: Thuỷ sản

VKTTĐMT : Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung
XD

: Xây dựng


WTO

: Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1

Tốc độ tăng tổng sản phẩm và đóng góp của các ngành
vào tăng trưởng của huyện giai đoạn 2005 - 2012

44

Bảng 2.2

Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo ngành công
nghiệp

49

Bảng 2.3

Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo thành phần

kinh tế

50

Bảng 2.4

Số lao động công nghiệp giai đoạn 2005-2012

51

Bảng 2.5

Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo loại hình kinh tế

52

Bảng 2.6

Cơ cấu ngành công nghiệp giai đoạn 2005-2012

54

Bảng 2.7

Giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước phân theo
ngành sản xuất

56

Bảng 2.8


Cơ cấu công nghiệp chế biến ngoài nhà nước

58

Bảng 2.9

Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế

60

Bảng 2.10 Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu giai đoạn 2005-2012

62

GTSX và cơ cấu kinh tế huyện Núi Thành và một số huyện,
Bảng 2.11 thành phố trong tỉnh Quảng Nam năm 2012 (giá cố định
1994)

64

Vị trí công nghiệp huyện Núi Thành trong cơ cấu công
Bảng 2.12 nghiệp Quảng Nam và Miền Trung năm 2012 (giá cố định
1994)

66


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Số hiệu

hình vẽ

Tên hình vẽ

Trang

Hình 2.1 Tốc độ tăng trưởng GO công nghiệp phân theo loại hình kinh tế

53

Hình 2.2 Cơ cấu GO công nghiệp phân theo ngành công nghiệp

55

Hình 2.3 Cơ cấu GO công nghiệp chế biến ngoài nhà nước

57

Giá trị sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ huyện
Hình 2.4 Núi Thành và một số huyện, thành phố trong tỉnh Quảng
Nam

65


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển công nghiệp thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy nhanh

quá trình xã hội hóa sản xuất, mở rộng thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và quá trình đô thị hóa…
Mục tiêu của huyện Núi Thành đến năm 2015 cơ bản trở thành huyện
công nghiệp. Khi đó: tỷ trọng về kinh tế của ngành nông nghiệp là 6%; ngành
công nghiệp là 69,4%; ngành dịch vụ là 24,6%. Từ năm 2003 đến nay, nền
kinh tế huyện có những chuyển biến tích cực, công nghiệp đóng vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế xã hội của huyện. Việc thu hút các dự án mới
trong ngành công nghiệp được triển khai có hiệu quả…Sản xuất tiểu thủ công
nghiệp và một số làng nghề truyền thống được phục hồi. Cơ sở hạ tầng công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được cải thiện một bước đáng kể. Một số cụm
công nghiệp, làng nghề tập trung được quy hoạch và xây dựng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì còn nhiều vấn đề
đặt ra cho sự phát triển công nghiệp của huyện, đó là:
Thứ nhất, các cơ sở công nghiệp quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, chất
lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm chưa cao.
Thứ hai, ngành công nghiệp phát triển với tốc độ cao nhưng giá trị gia
tăng không cao, chủ yếu dựa vào nguồn nhân công giá rẻ, khai thác lợi thế tài
nguyên; hầu hết các sản phẩm công nghiệp sản xuất ra phải nhập khẩu nguyên
liệu, linh kiện, phụ kiện.
Thứ ba, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động tuy đã được quan
tâm song chưa đáp ứng kịp với tốc độ phát triển công nghiệp.
Thứ tư, doanh nghiệp có trình độ công nghệ cũ còn phổ biến, công nghệ


2

thiết bị chậm đổi mới, chưa tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới
công nghệ để giảm tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu và nâng cao năng suất lao
động, chất lượng sản phẩm.

Thứ năm, công tác giải phóng mặt bằng ở một số nơi còn gặp ách tắc,
ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án; công tác quy hoạch phát triển
công nghiệp chưa gắn bó chặt chẽ với phát triển nông nghiệp và dịch vụ.
Do vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là cần phải tạo ra bước phát triển đột
phá về công nghiệp, huyện Núi Thành cùng với tỉnh xây dựng thành công
Khu kinh tế mở Chu Lai, đưa Núi Thành cơ bản trở thành huyện công nghiệp
vào năm 2015.
Đây chính là lý do em chọn đề tài “Phát triển công nghiệp huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu chung
Với mục tiêu nghiên cứu thực trạng phát triển công nghiệp, chất lượng
phát triển công nghiệp ở huyện Núi Thành trong những năm gần đây để tìm ra
những nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và từ đó có thể đề xuất ra
những giải pháp tích cực nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, khai thác và sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực để phát triển ngành công nghiệp trên địa bàn huyện theo hướng
hiện đại.
* Mục tiêu cụ thể
- Góp phần làm rõ các khái niệm về công nghiệp, phát triển công nghiệp,
tăng trưởng công nghiệp; nêu ra các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển công
nghiệp; chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp. Đồng thời chỉ ra xu
hướng phát triển công nghiệp trong thời gian đến.
- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng quá trình phát triển công nghiệp trên


3

địa bàn huyện Núi Thành từ năm 2005 đến năm 2012.
- Chỉ ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm góp phần

thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Núi Thành.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đánh giá đúng thực trạng và đề ra được các giải pháp phát triển công
nghiệp trên địa bàn huyện Núi Thành, đề tài cần trả lời các câu hỏi sau:
- Phát triển công nghiệp huyện Núi Thành cần phải phát triển nội dung gì?
- Thực trạng phát triển công nghiệp trong thời gian qua trên địa bàn
huyện Núi Thành như thế nào? Nguyên nhân của thành tựu đạt được và
nguyên nhân của hạn chế là gì?
- Nhân tố nào tác động đến sự phát triển công nghiệp huyện Núi Thành?
- Giải pháp nào là phù hợp để thúc đẩy phát triển công nghiệp trên địa
bàn huyện Núi Thành trong thời gian đến?
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sự phát triển công nghiệp trên địa bàn
huyện Núi Thành. Luận văn cần phân tích cơ sở lý luận, thực trạng phát triển
công nghiệp trên địa bàn huyện Núi Thành, phân tích mục tiêu, phương
hướng và đề xuất giải pháp phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại.
* Phạm vi nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2015,
luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu vấn đề phát triển công nghiệp theo ngành
và từng nhóm ngành trên địa bàn huyện Núi Thành từ năm 2005 đến năm
2012.
5. Phương pháp nghiên cứu
Với phương pháp nghiên cứu tiếp cận duy vật biện chứng, duy vật lịch
sử cùng với các phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh trong phạm


4

vi nghiên cứu là từ năm 2005 đến năm 2012.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
* Ý nghĩa khoa học
Những kết quả khoa học thu được thông qua thực hiện đề tài sẽ bổ sung
cơ sở thực tiễn để đánh giá chung tình hình phát triển công nghiệp của địa
phương trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa.
* Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài ngoài việc đóng góp để giải quyết vấn đề thực tiễn
bức xúc đang đặt ra hiện nay ở huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam, kết quả
nghiên cứu còn là tài liệu tham khảo cho các địa phương trên toàn tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,
kết cấu luận văn tốt nghiệp của tôi gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về phát triển công nghiệp.
Chương 2: Thực trạng phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam.
Chương 3: Giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện Núi
Thành, tỉnh Quảng Nam.
8. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Đã có nhiều công trình khoa học, nhiều bài viết, bài báo nghiên cứu về
phát triển công nghiệp. Một số công trình nghiên cứu tác giả đã tham khảo
sau đây:
- PGS.TS Bùi Quang Bình (2011) đã đề cập tới điều kiện để phát triển
công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng trên cơ sở nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực.
- Kinh tế phát triển (2012) của PGS.TS Bùi Quang Bình đã đề cập: Sự
phát triển công nghiệp gắn với các mô hình khác nhau như: Mô hình ngành


5


công nghiệp tập trung; mô hình kết hợp phía trước và phía sau; mô hình phát
triển cân đối và không cân đối; mô hình bốn con đường phát triển công
nghiệp.
- Lê Hữu Đốc (2004), Công nghiệp thành phố Đà Nẵng: Thực trạng và
giải pháp phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách này phân
tích thực trạng, tiềm năng và thế mạnh của Đà Nẵng trong phát triển kinh tế
nói chung và công nghiệp nói riêng cùng những phương hướng, giải pháp
phát triển công nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2010.
- Bài viết của TS. Vũ Thị Tuyết Mai tại Tạp chí Kinh tế và phát triển số
188, tháng 02/2013, trang 24-29: "Chính sách công nghiệp Việt Nam trong
nền kinh tế toàn cầu hóa". Bài viết này tranh luận rằng Việt Nam cần thay đổi
mạnh mẽ chính sách công nghiệp trong thời kỳ nền kinh tế toàn cầu. Chính
sách và cách tiếp cận công nghiệp hóa kiểu cũ không còn phù hợp và tương
thích với thời kỳ mới, mà đang kìm hãm năng lực cạnh tranh và cản trở sự
phát triển của ngành công nghiệp. Bài viết đề xuất thay đổi mô hình phát triển
công nghiệp dựa vào các tập đoàn kinh tế nhà nước, từ bỏ quan điểm chọn
trước một khu vực nào đó là “xương sống” hay “chủ đạo”, khuyến khích thích
đáng các hoạt động công nghiệp thuận theo lợi thế so sánh, tăng cường hiệu
quả thông tin và hiệu lực điều phối trong việc hoạch định và thực thi chính
sách công nghiệp.
- TS. Phạm Thị Huyền, Tạp chí KT&PT số 185, tháng 11/2012, trang
56-63: "Phát triển dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nhằm thu hút các doanh nghiệp
nhỏ và vừa của Nhật Bản vào phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam". Bài
viết phân tích nhu cầu của các SMEs Nhật Bản, làm cơ sở đề xuất với các địa
phương, các KCN của Việt Nam thiết kế một hệ thống dịch vụ hỗ trợ họ
nhằm thu hút họ vào, cùng phát triển một nền công nghiệp bền vững trên nền
tảng công nghiệp hỗ trợ phát triển.


6


- Bài viết: "Đánh giá hiện trạng phát triển xanh trong một số phân
ngành công nghiệp tại Việt Nam" của TS. Lê Anh Tuấn, TS. Phương Hoàng
Kim, KT&PT Số 180, tháng 06/2012, trang 23-27. Bài viết đề xuất một mô
hình các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển xanh trong các ngành công nghiệp và
tiến hành khảo sát đánh giá hiện trạng phát triển xanh trong một số ngành
công nghiệp ở Việt Nam. Việc đánh giá hiện trạng phát triển xanh sẽ giúp các
doanh nghiệp định hướng phát triển đồng thời cũng giúp các cơ quan quản lý
đề ra các chính sách hợp lý để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển hiệu quả
theo hướng thân thiện môi trường.
Ngoài ra, còn một số công trình nghiên cứu, luận án, luận văn về phát
triển công nghiệp khác mà tác giả tham khảo như sau:
- Hoàng Văn Hoá, Phạm Huy Vinh (2010), Phát triển công nghiệp chủ
lực Hà Nội đến năm 2020, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Hường (2009), Phát triển bền vững công nghiệp Việt Nam:
Thành tựu, hạn chế và một số đề xuất chính sách, Nghiên cứu kinh tế (372),
trang 17 - 27.
- Đỗ Hoài Nam, Trần Đình Thiên (2009), Mô hình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội.
- Luận án Tiến sỹ "Nghiên cứu vấn đề phát triển bền vững công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên" của Nguyễn Hải Bắc - 2010.
- Luận án Tiến sỹ: "Phát triển công nghiệp thành phố Cần Thơ đến năm
2020", Trần Thanh Mẫn, Thành phố Hồ Chí Minh - 2009.
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế phát triển "Phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa ngành công nghiệp trên địa bạn tỉnh Bình Định”, Lê Oanh Trưởng, Đà
Nẵng - 2011.


7


- Luận văn Thạc sỹ kinh tế phát triển: "Hoàn thiện chính sách phát triển
công nghiệp tại tỉnh Gia Lai", Nguyễn Năng Dũng, Đà Nẵng - 2011.
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế phát triển: "Giải pháp phát triển kinh tế tư
nhân trong ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng", Vũ Thị
Lan, Đà Nẵng - 2012.
- Luận văn Thạc sỹ kinh tế phát triển: "Phát triển nguồn nhân lực ngành
công nghiệp tỉnh Gia Lai", Nguyễn Trường Hải, Đà Nẵng - 2011.
Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu một cách toàn diện về phát
triển công nghiệp trên địa bàn huyện Núi Thành. Nhận thức được điều đó, tác
giả đã tham khảo nhiều công trình nghiên cứu, luận án, luận văn về phát triển
công nghiệp giúp cho tác giả có sự so sánh, đối chiếu về thực trạng và nghiên
cứu, học hỏi xây dựng các giải pháp phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện
Núi Thành.


8

CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1.1 ĐẶC ĐIỂM, VỊ TRÍ VÀ VAI TRÒ CỦA SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
1.1.1 Một số khái niệm
a. Công nghiệp
Công nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế, là lĩnh vực sản xuất vật
chất mà sản phẩm được chế tạo, chế biến cho nhu cầu tiêu dùng hoặc phục vụ
hoạt động sản xuất, kinh doanh tiếp theo. Đây là hoạt động kinh tế, sản xuất
quy mô lớn, được sự hỗ trợ thúc đẩy mạnh mẽ của tiến bộ khoa học, kỹ thuật
và công nghệ. Theo cách phân loại của Tổng cục thống kê, công nghiệp bao
gồm ba nhóm ngành: công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến và công

nghiệp điện, khí, nước.
Công nghiệp khai thác: là ngành khai thác các tài nguyên thiên nhiên:
bao gồm các nguồn năng lượng (dầu mỏ, khí đốt, than…), quặng kim loại
(sắt, thiết, boxit), vật liệu xây dựng (đá, sỏi, cát…). Ngành này cung cấp các
nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp khác.
Công nghiệp chế biến: bao gồm công nghiệp chế tạo các công cụ sản
xuất (chế tạo máy, cơ khí, kỹ thuật điện và điện tử), công nghiệp sản xuất vật
phẩm tiêu dùng (dệt - may, chế biến thực phẩm - đồ uống, chế biến gỗ giấy,
chế biến thủy tinh - sành sứ) và công nghiệp sản xuất đối tượng lao động (hóa
chất, hóa dầu, luyện kim và vật liệu xây dựng).
Công nghiệp điện, khí, nước: bao gồm các ngành sản xuất và phân phối các
nguồn điện (thủy điện và nhiệt điện), gas - khí đốt và nước [5, tr.182-183].
Công nghiệp hóa: là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong
toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một ngành kinh tế. Đó là
tỷ trọng về lao động, về giá trị gia tăng…


9

Về bản chất, công nghiệp hóa là một quá trình phát triển về kinh tế, mà
trong đó một bộ phận nguồn lực ngày càng tăng của đất nước được huy động
để phát triển một cơ cấu kinh tế đa ngành với công nghệ hiện đại. Đặc điểm
của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận chế biến luôn thay đổi, để sản xuất
ra tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng có khả năng bảo đảm tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao và sự tiến bộ nhanh về mặt xã hội (theo Tổ chức phát triển công
nghiệp của Liên hiệp quốc, 1963) [1, tr.186].
Cơ cấu công nghiệp: là số lượng các bộ phận hợp thành công nghiệp và
mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận ấy. Việc xác định số lượng các bộ
phận hợp thành hệ thống công nghiệp tùy thuộc vào các cách phân loại công
nghiệp. Theo cách phân loại công nghiệp hiện nay, xác định một số loại cơ

cấu công nghiệp như: cơ cấu ngành công nghiệp, cơ cấu công nghiệp theo
thành phần kinh tế, cơ cấu công nghiệp theo vùng lãnh thổ.
b. Phát triển công nghiệp
Khái niệm tăng trưởng kinh tế: Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển
kinh tế của kinh tế học phát triển, tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế
diễn tả động thái; biến đổi về mặt lượng của nền kinh tế của một quốc gia. Là
sự gia tăng về quy mô sản lượng của nền kinh tế (GDP) hay sản lượng của
nền kinh tế tính trên đầu người (GDP/ng) qua một thời gian nhất định, thường
được phản ánh qua mức tăng trưởng và tỷ lệ tăng trưởng.
Khái niệm phát triển kinh tế: Cũng theo lý thuyết tăng trưởng và phát
triển kinh tế của kinh tế học phát triển. Phát triển kinh tế là khái niệm có nội
dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm tăng trưởng kinh tế. Nếu như tăng
trưởng kinh tế về cơ bản chỉ là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ
tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người…thì
phát triển kinh tế ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng đó, còn có một nội
hàm phản ánh rộng lớn hơn; sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất


10

của nền kinh tế - xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng CNH, HĐH và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống
toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như;
thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí,
bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật
vào phát triển kinh tế - xã hội...
Khái niệm phát triển công nghiệp: Phát triển công nghiệp thể hiện quá
trình thay đổi của nền công nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó
và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất.
Phát triển công nghiệp khác với tăng trưởng công nghiệp: Tăng trưởng

công nghiệp chỉ thể hiện rằng ở thời điểm nào đó, nền công nghiệp có nhiều
đầu ra so với giai đoạn trước, chủ yếu phản ánh sự thay đổi về kinh tế và tập
trung nhiều về mặt lượng. Tăng trưởng công nghiệp thường được đo bằng
mức tăng thu nhập quốc dân trong nước của công nghiệp, mức tăng về sản
lượng và sản phẩm công nghiệp, số lượng doanh nghiệp, chủng loại sản phẩm
quy mô thị trường. Còn phát triển công nghiệp thể hiện cả về lượng và về
chất. Phát triển công nghiệp không những bao hàm cả tăng trưởng mà còn
phản ánh các thay đổi cơ bản trong cơ cấu công nghiệp, về trình độ sản xuất và
tổ chức xã hội của sản xuất, sự thích ứng của công nghiệp với hoàn cảnh mới.
1.1.2 Đặc điểm của sản xuất công nghiệp
Quá trình sản xuất công nghiệp có thể chia làm nhiều công đoạn khác
nhau, mỗi công đoạn có thể do một bộ phận trong hệ thống dây chuyền sản
xuất hoặc do một bộ phận độc lập thực hiện. Do đó, trong sản xuất công
nghiệp các nhà sản xuất có thể lựa chọn mức độ chuyên môn hóa phù hợp
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất mà không phải nhất thiết phải thực hiện
sản xuất hoàn chỉnh một sản phẩm.
Đặc điểm về công nghệ sản xuất: công nghệ sản xuất trong công nghiệp


11

do con người tạo ra. Quá trình tạo ra sản phẩm công nghiệp được thực hiện
thông qua hệ thống máy móc, thiết bị với đội ngũ công nhân có trình độ tay
nghề cao. Vì vậy, mỗi quốc gia tùy vào khả năng và hoàn cảnh cụ thể để có
chiến lược đầu tư, đổi mới và hiện đại hóa công nghệ cũng như đào tạo đội
ngũ công nhân lành nghề trong quá trình phát triển công nghiệp.
Đặc điểm về sự biến đổi của các đối tượng lao động sau mỗi chu kỳ sản
xuất và sản phẩm tạo ra. Từ một nguồn nguyên liệu, sau mỗi chu kỳ sản xuất,
với những công nghệ khác nhau có thể tạo ra nhiều sản phẩm với nhiều công
dụng khác nhau; cùng một loại sản phẩm có thể tạo ra nhiều kiểu dáng, mẫu

mã khác nhau. Đây là một ưu thế của sản xuất công nghiệp, tạo khả năng sáng
tạo, mở rộng sản xuất, nâng cao hiệu quả của sản xuất công nghiệp so với các
ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, khả năng sáng tạo và nâng cao hiệu quả của
sản xuất công nghiệp phụ thuộc vào chiến lược phát triển công nghiệp, nhất là
chiến lược lựa chọn các ngành công nghiệp được ưu tiên và chính sách đầu tư
cho nghiên cứu và đổi mới sản phẩm của mỗi quốc gia.
Sản xuất công nghiệp có khả năng tập trung với mật độ cao, có thể bố trí
trong các nhà xưởng với điều kiện nhiệt độ, ánh sáng… nhân tạo. So với sản
xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp ít bị ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên
(trừ ngành công nghiệp khai thác).
Tất cả những đặc điểm của sản xuất công nghiệp đã tạo ra nhưng ưu thế
đặc biệt cho sản xuất công nghiệp, làm cho công nghiệp có những điều kiện
thuận lợi để phát triển nhanh, ổn định trên cơ sở trình độ ứng dụng thiết bị
khoa học và công nghệ ngày càng rộng rãi, các hình thức, phương thức tổ
chức quản lý ngày càng hiện đại và trở thành ngành có vai trò dẫn dắt, định
hướng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân [5, tr.268-271].
1.1.3 Vị trí của ngành công nghiệp trong nền kinh tế
Công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất có vị trí quan


12

trọng trong nền kinh tế quốc dân, vị trí đó xuất phát từ các lý do chủ yếu sau:
Công nghiệp là bộ phận hợp thành cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp dịch vụ. Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên nền sản xuất lớn, công
nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trở thành ngành có vị trí hàng đầu trong cơ
cấu kinh tế đó.
Mục tiêu cuối cùng của nền sản xuất xã hội là tạo ra sản phẩm để thoả
mãn nhu cầu ngày càng cao của con người. Trong quá trình sản xuất ra của
cải vật chất, công nghiệp là ngành không những chỉ khai thác tài nguyên mà
còn tiếp tục chế biến các loại nguyên liệu nguyên thủy được khai thác và sản

xuất từ các loại tài nguyên khoáng sản, động thực vật thành các sản phẩm
trung gian để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, nhằm thoả mãn nhu cầu vật
chất và tinh thần cho con người.
Sự phát triển của ngành công nghiệp là một yếu tố có tính quyết định để
thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa toàn bộ nền kinh tế quốc
dân. Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên nền sản xuất lớn, tùy theo trình
độ phát triển của bản thân công nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế, xuất phát
từ những điều kiện và đặc điểm cụ thể của mỗi nước, mỗi thời kỳ cần phải
xác định đúng đắn vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, hình
thành cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ và định hướng từ chuyển
dịch cơ cấu đó một cách có hiệu quả. Đó là một trong những nhiệm vụ quan
trọng của việc tổ chức nền kinh tế, nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước.
1.1.4 Vai trò của sản xuất công nghiệp với phát triển kinh tế
a. Công nghiệp đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân
Dưới sự tác động của tiến bộ khoa học và công nghệ, sự phát triển của
công nghiệp không bị giới hạn. Vì thế năng suất lao động của khu vực công
nghiệp cao hơn hẳn các ngành kinh tế khác, mà năng suất lao động là yếu tố


13

quyết định nâng cao thu nhập, thúc đẩy nhanh tăng trưởng công nghiệp và
đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập của quốc gia. Sự phát triển của công
nghiệp còn tác động đến sự phát triển của các ngành kinh tế khác như nông
nghiệp và dịch vụ. Công nghiệp còn là ngành cung cấp đại bộ phận hàng tiêu
dùng cho dân cư, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao hơn và mới hơn:
Công nghiệp đóng góp vào tích luỹ của nền kinh tế bao gồm cả vốn tài chính
và vốn vật chất là các tư liệu sản xuất, cùng với quá trình tích luỹ về khoa học
và công nghệ gắn bó với tri thức và kinh nghiệm quản lý - những điều kiện cơ

bản để tăng trưởng và phát triển bền vững nền kinh tế [5, tr.273-274].
b. Công nghiệp cung cấp đại bộ phần hàng tiêu dùng cho dân cư
Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu
cầu cơ bản của con người. Công nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng
ngày càng phong phú và đa dạng. Khi thu nhập dân cư tăng gắn với quá trình
phát triển kinh tế thì nhu cầu của con người lại cao hơn và mới hơn. Chính sự
phát triển của công nghiệp mới đáp ứng những nhu cầu thay đổi này và đồng
thời nó lại hướng dẫn tiêu dùng của con người.
c. Công nghiệp cung cấp nhiều việc làm cho xã hội
Dưới tác động của công nghiệp năng suất lao động công nghiệp được nâng
cao tạo điều kiện dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, nhưng
không ảnh hưởng đến sản lượng nông nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp làm
mở rộng nhiều ngành sản xuất mới, khu công nghiệp mới và cả các ngành dịch vụ
đầu vào và đầu ra sản phẩm công nghiệp và như vậy thu hút lao động nông nghiệp
và giải quyết việc làm cho xã hội. Công nghiệp phát triển còn tạo ra việc làm mới
thông qua sự phát triển của các ngành dịch vụ [1, tr. 184].
d. Công nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền
kinh tế
Do đặc điểm của sản xuất công nghiệp, đặc biệt là đặc điểm về công nghệ


14

sản xuất, về công dụng sản phẩm, công nghiệp là ngành tạo ra sản phẩm làm
chức năng tư liệu sản xuất, cho nên nó là ngành có vai trò quyết định trong việc
tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế. Trình độ phát triển công nghiệp
càng cao thì tư liệu sản xuất càng hiện đại, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao
động xã hội.
Ngày nay, sự phát triển của công nghiệp đang đưa hoạt động kinh tế thế
giới đến trình độ sản xuất cao, đó là việc tạo ra các tư liệu sản xuất có khả

năng thay thế phần lớn sức lao động của con người. Đó chính là sự ra đời và
phát triển mạnh mẽ các tư liệu sản xuất có khả năng tự động hóa trong một số
khâu hoặc toàn bộ quá trình sản xuất. Máy móc tự động hóa thể hiện sự phát
triển cao của công nghiệp trong việc tạo ra tư liệu sản xuất phục vụ cho các
ngành sản xuất và cho bản thân công nghiệp.
e. Công nghiệp tạo ra hình mẫu ngày càng hoàn thiện về tổ chức sản xuất
Do đặc điểm của sản xuất, công nghiệp luôn có một đội ngũ lao động có
tính tổ chức, kỷ luật cao, có tác phong lao động "công nghiệp" do đó đội ngũ
lao động trong công nghiệp luôn là bộ phận tiên tiến trong cộng đồng dân cư.
Bên cạnh đó, lao động trong công nghiệp ngày càng có trình độ chuyên môn
hóa cao tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên môn của người lao động và
chất lượng của sản phẩm. Trong hoạt động sản xuất công nghiệp, còn có điều
kiện tăng nhanh trình độ công nghệ của sản xuất áp dụng những thành tựu
khoa học ngày càng cao vào sản xuất. Tất cả những đặc điểm trên đây làm
cho lực lượng sản xuất ngày càng phát triển và theo đó quan hệ sản xuất ngày
càng hoàn thiện hơn. Sự hoàn thiện về các mô hình tổ chức sản xuất làm cho
sản xuất công nghiệp trở thanh hình mẫu về kỹ thuật sản xuất hiện đại,
phương pháp quản lý tiên tiến, người lao động có ý thức tổ chức và kỷ luật.


15

1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1.2.1 Lý thuyết phát triển kinh tế phân kỳ (Lý thuyết cất cánh)
Walt Rostow - cha đẻ của lý thuyết này cho rằng: quá trình phát triển của bất
cứ quốc gia nào trên thế giới cũng đều phải trải qua 5 giai đoạn tuần tự như sau:
Xã hội truyền thống: đặc trưng là nông nghiệp giữ vai trò thống trị trong
đời sống kinh tế, năng suất lao động kém và xã hội kém linh hoạt.
Giai đoạn chuẩn bị cất cánh (pre-takeoff): những thay đổi quan trọng là
trong xã hội đã xuất hiện một tầng lớp chủ xí nghiệp (entrepreneur) có khả

năng đổi mới, kết cấu hạ tầng xã hội - nhất là giao thông đã phát triển; đã bắt
đầu hình thành những ngành chủ lực có tác động thúc đẩy nền kinh tế phát
triển.
Giai đoạn cất cánh (take-off): với những dấu hiệu quan trọng là tỷ lệ đầu
tư so với thu nhập quốc dân đạt từ mức 10% trở lên, xuất hiện những ngành
công nghiệp chế biến có tốc độ tăng trưởng cao, có những chuyển biến mạnh
mẽ về thể chế xã hội mà thuận lợi cho sự phát triển của các ngành sản xuất
hiện đại và hoạt động kinh tế đối ngoại.
Giai đoạn chuyển đến sự chín muồi kinh tế: là giai đoạn mà tỷ lệ đầu tư
so với thu nhấp quốc dân đạt mức cao và xuất hiện nhiều cực tăng trưởng
mới.
Kỷ nguyên tiêu dùng hàng loạt: là giai đoạn kinh tế phát triển cao, đa dạng
hóa sản xuất, thị trường linh hoạt và có hiện tượng tốc độ tăng trưởng suy
giảm.
Theo lý thuyết này, hầu hết các nước đang phát triển và đang trong quá
trình công nghiệp hóa nằm ở trong khoảng giai đoạn 2 và 3. Về mặt cơ cấu
kinh tế, phải bắt đầu hình thành được những ngành công nghiệp chế biến có
khả năng thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế tăng trưởng. Ngoài ra, sự chuyển tiếp
từ giai đoạn 2 sang giai đoạn 3 đi kèm với sự thay đổi của những ngành chủ


16

lực, đóng vai trò đầu tàu. Ðiều này nghĩa là, trong chính sách cơ cấu, cần xét
đến trật tự ưu tiên phát triển những ngành, lĩnh vực có khả năng đảm trách vai
trò đầu tàu kinh tế trong mỗi giai đoạn phát triển khác nhau.
1.2.2 Lý thuyết nhị nguyên (Lý thuyết hai khu vực)
Lý thuyết này do A. Lewis chủ xướng. Lý thuyết này cho rằng ở các nền
kinh tế có hai khu vực kinh tế song song tồn tại: khu vực truyền thống, chủ
yếu là sản xuất nông nghiệp và có đặc trưng là rất trì trệ, năng suất lao động

rất thấp (năng suất lao động biên xem như bằng không) và lao động dư thừa;
khu vực công nghiệp hiện đại có đặc trưng năng suất lao động cao và có khả
năng tự tích lũy. Do lao động dư thừa nên việc chuyển một phần lao động
thặng dư từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp không gây ảnh
hưởng gì đến sản lượng nông nghiệp. Do có năng suất lao động cao và tiền
công cao hơn nên khu vực công nghiệp thu hút lao động dư thừa từ khu vực
nông nghiệp chuyển sang, và do lao động trong khu vực nông nghiệp quá dư
thừa và tiền công thấp hơn nên các ông chủ công nghiệp có thể thuê mướn
nhiều nhân công mà không phải tăng thêm tiền công, lợi nhuận của các ông
chủ ngành càng tăng; giả định rằng toàn bộ lợi nhuận sẽ được đem tái đầu tư
thì nguồn tích lũy để mở rộng sản xuất trong khu vực công nghiệp ngày càng
tăng lên.
Như vậy, có thể rút ra từ lý thuyết này một nhận định là để thúc đẩy sự
phát triển, các quốc gia đang phát triển cần phải mở rộng khu vực công
nghiệp hiện đại bằng mọi giá mà không quan tâm đến khu vực truyền thống.
Sự tăng trưởng của khu vực công nghiệp tự nó sẽ thu hút hết lượng lao động
dư thừa trong nông nghiệp chuyển sang và từ trạng thái nhị nguyên, nền kinh
tế sẽ chuyển sang một nền kinh tế công nghiệp phát triển.
Lý thuyết nhị nguyên của Lewis tiếp tục được nhiều kinh tế gia nổi tiếng
(như G. Ranis, J Fei, Harris) khác tiếp tục nghiên cứu và phân tích. Luận cứ


17

của họ xuất phát từ khả năng phát triển và tiếp nhận lao động của khu vực
công nghiệp hiện đại. Khu vực này có nhiều khả năng lựa chọn công nghệ sản
xuất, trong đó có công nghệ sử dụng nhiều lao động nên về nguyên tắc có thể
thu hút hết lượng lao động dư thừa của khu vực nông nghiệp. Nhưng việc di
chuyển lao động được giả định là do chênh lệch về thu nhập giữa lao động
của hai khu vực kinh tế trên quyết định (các tác giả giả định rằng thu nhập của

lao động công nghiệp tối thiểu cao hơn 30% so với lao động trong khu vực
nông nghiệp). Như vậy, khu vực công nghiệp chỉ có thể thu hút lao động nông
nghiệp khi có sự dư thừa lao động nông nghiệp và chênh lệch tiền công giữa
hai khu vực đủ lớn. Nhưng khi nguồn lao động nông nghiệp dư thừa ngày
càng cạn dần thì khả năng duy trì sự chênh lệch về tiền lương này sẽ ngày một
khó khăn. Ðến khi đó, việc tiếp tục di chuyển lao động nông nghiệp sang
công nghiệp sẽ làm giảm sản lượng nông nghiệp và làm cho giá cả nông sản
tăng lên, và kéo theo đó là mức tăng tiền công tương ứng trong khư vực công
nghiệp. Sự tăng lương của khu vực công nghiệp này đặt ra giới hạn về mức
cầu tăng thêm đối với lao động của khu vực này. Như thế, về mặt kỹ thuật,
mặc dù khu vực công nghiệp có thể thu hút không hạn chế lượng lao động dư
thừa từ khu vực nông nghiệp chuyển sang thì về mặt thu nhập và độ co giãn
cung cầu thì khả năng tiếp nhận lao động từ khu vực nông nghiệp của khu vực
công nghiệp là có hạn.
Một hướng phân tích khác dựa trên lý thuyết nhị nguyên là phân tích khả
năng di chuyển lao động từ nông thôn (khu vực nông nghiệp) ra thành thị
(khu vực công nghiệp) mà Todaro là một điển hình. Quá trình dịch chuyển lao
động chỉ diễn ra suôn sẻ khi tổng cung về lao động từ nông nghiệp phù hợp
với tổng cầu ở khu vực công nghiệp. Sự di chuyển lao động này không những
phụ thuộc vào chênh lệch thu nhập mà còn vào xác suất tìm được việc làm đối
với lao động nông nghiệp.


×