Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Báo cáo thực tập bệnh viện nguyễn trãi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.04 KB, 36 trang )

Bệnh viện Nguyễn Trãi

Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh

314 Nguyễn Trãi, Quận 5
------------------

Khoa Dược
------------------

Báo cáo thực tập
Bệnh viện Nguyễn Trãi
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ - CUNG ỨNG THUỐC
GVHD: TS. Hoàng Thy Nhạc Vũ


2017 NHÓM
DANH SÁCH


ST
T
1

D12-220

2

D12-222

3



D12-224

4

D12-225

5

D12-234

6

D12-235

7

D12-236

8

D12-237

Nguyễn Thị Hà
Trâm
Nguyễn Trần Bảo
Trâm
Chu Huyền Trân



9

D12-256

Phạm Phú Trung



10

D12-268

Đàm Thị Hồng Vân



11

D12-269

Lâm Hoàng Lệ Vân



12

D12-274

Hà Phước Duy Vũ




13

D12-276

Nguyễn Minh Vũ



14

D12-277

Lê Đỗ Bích Vy



15

D12-278

Nguyễn Thanh Vy



16

D12-281


Trần Hoàng Yến



17

HĐD12043
HĐD12044

Lê Thị Kim Sin



18

MSSV

Họ và Tên

Email

Ghi chú

Nguyễn Hoàng Anh
Thư
Nguyễn
Thanh
Thuận
Trần Văn Thương


Nguyễn Thị Thanh
Thúy
Hoàng Bảo Trâm


Đào
Nguyễn
Phương Thảo

2


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô Bộ môn và
Ban Đào tạo khoa Dược - Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh đã tạo
điều kiện cho chúng em có đợt thực tập thực tế này. Đặc biệt, chúng em xin
cảm ơn đến toàn thể các cô, các anh chị dược sĩ khoa Dược nói riêng và toàn
thể nhân viên bệnh viện Nguyễn Trãi nói chung đã dành thời gian để hỗ trợ,
tạo điều kiện cho chúng em thực tập tại bệnh viện trong thời gian vừa qua.
Tuy đợt thực tập chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhưng dưới sự giảng dạy,
hướng dẫn tận tình của các cô, các anh chị mà chúng em đã phần nào biết
cách ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế công việc. Bên cạnh đó,
chúng em cũng học hỏi thêm được một số kiến thức, kỹ năng hữu ích cho
công việc sau này. Cuối cùng, chúng em xin gửi đến các cô, các anh chị Dược
sĩ, nhân viên bệnh viện Nguyễn Trãi lời chúc sức khỏe và thành công trong
cuộc sống, và mong trong tương lai bệnh viện sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các thế hệ
sinh viên như chúng em có cơ hội học tập thực tế tại bệnh viện

MỤC LỤC
35


3


GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN NGUYỄN TRÃI
Đôi nét về quá trình thành lập

Bệnh viện Nguyễn Trãi tiền thân là Y Viện Phước Kiến do cộng đồng người
Hoa thành lập năm 1909, điều trị theo Đông y. Năm 1959 y viện mở rộng đổi thành
bệnh viện Phước Kiến, điều trị theo phương pháp Âu – Mỹ. Năm 1975 thống nhất
đất nước bệnh viện tiếp tục hoạt động. Năm 1978 đổi tên thành bệnh viện Nguyễn
Trãi. Bệnh viện Nguyễn Trãi là bệnh viện loại I với quy mô 800 giường, cùng với
đội ngũ y, bác sĩ giàu kinh nghiệm luôn tận tình chăm sóc bệnh nhân một cách tốt
nhất.
● Sơ đồ tổ chức bệnh viện

● Ban giám đốc bệnh viện

4


Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 của bệnh viện Nguyễn Trãi.
1

-

-

-


Xác định nhiệm vụ chính của Bệnh viện là chăm sóc sức khỏe nhân dân trong tình
hình mới.
Tiếp tục thực hiện mục tiêu chiến lược chung của ngành, của Đảng, nhà nước là
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân theo định hướng mọi người dân được
hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu; có điều kiện tiếp cận các dịch vụ
kỹ thuật cao, mọi người được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể
chất và tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh nâng cao thể lực tăng tuổi thọ và phát triển
giống nòi.
Đổi mới hệ thống y tế theo hướng “Công bằng, hiệu quả và phát triển”.
Tiến tới thực hiện BHYT toàn dân, đây là yếu tố quan trọng bảo đảm sự công bằng
dịch vụ chăm sóc y tế cộng đồng.
Thực hiện xã hội hóa và đa dạng hóa các loại hình y tế khuyến khích các thành
phần kinh tế đầu tư phát triển các dịch vụ y tế.
Đẩy mạnh công tác xã hội hóa hoạt động chăm sóc. Thực hiện xã hội hóa và đa
dạng hóa các loại hình y tế nhằm nâng cao sức khỏe nhân dân. Thực hiện tốt nghị
quyết 05 của chính phủ, thực hiện nghị định 43, chính sách y tế toàn dân của
Đảng, Nhà nước trong công tác chăm sóc các đối tượng chính sách, người nghèo
và trẻ em.
Thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn diện, phòng bệnh gắn liền với chữa bệnh. Phục
hồi chức năng với tập luyện thể lực. Bệnh viện xây dựng các chuyên khoa mũi
nhọn ứng dụng các công nghệ tiên tiến, các kỹ thuật cao trong chẩn đoán và điều
trị. Kết hợp chặt chẽ giữa y học cổ truyền với y học hiện đại.
2

-

-

Định hướng phát triển Bệnh viện:


Tiếp tục phấn đấu xây dựng thêm các khoa phòng theo quy chế bệnh viện hạng I
và hàng năm đạt bệnh viện xuất sắc toàn diện.
Phấn đấu đạt huân chương lao động hạng II.
Thực hiện Nghị định 43/CP cố gắng ổn định thu nhập cho CBCC trong bệnh viện.
3

-

Các quan điểm chỉ đạo trong xây dựng kế hoạch bệnh viện:

Mục tiêu phát triển bệnh viện đến năm 2020:

Tiếp tục xây dựng bệnh viện đa khoa hạng I hoàn chỉnh, phát triển chuyên khoa
sâu, tập trung phát triển kỹ thuật cao như : Tim mạch – Lão khoa- Hồi sức cấp cứu
– Ngoại tiêu hóa –Ngoại niệu…..
Triển khai hệ thống vi tính toàn bệnh viện.
5


-

Quản lý tài chính chặt chẽ, thu chi theo qui chế chi tiêu nội bộ thực hiện tốt Nghị
định 43/CP về tự chủ quản lý tài chính.
Chuẩn bị kế hoạch thiết kế xây dựng khu ngoại khoa và các khu khác nhằm đáp
ứng tình hình, phát triển đồng bộ bệnh viện.
Giai đoạn 2016 - 2020, bệnh viện tập trung phát triển khoa học kỹ thuật và hệ
thống quản lý chất lượng bệnh viện. Kế hoạch hoạt động của bệnh viện từ năm
2016 – 2020 với các mục tiêu phấn đấu như sau:
a) Khám chữa bệnh: hoàn thành chỉ tiêu chuyên môn được giao, đảm bảo an toàn
- hiệu quả, mỗi năm phát triển ít nhất 3 kỹ thuật hiện đại chuyên sâu.

b) Đào tạo nguồn nhân lực về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, quản lý bệnh viện,
chính trị, kỹ năng mềm đảm bảo tiêu chuẩn nguồn nhân lực bệnh viện đa khoa
hạng 1.
c) Nghiên cứu khoa học: mỗi năm thực hiện ít nhất 10 đề tài nghiên cứu khoa học
ứng dụng hiệu quả các kết quả nghiên cứu khoa học và y học chứng cứ vào
thực hành lâm sàng tại bệnh viện.
d) Chỉ đạo tuyến: thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, chuyển
giao kỹ thuật, đề án bệnh viện vệ tinh, hợp tác công tư theo chủ trương của
Nhà nước.
e) Phòng bệnh: phối hợp với cơ sở y tế dự phòng đảm bảo không xảy ra dịch
bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện, tăng cường công tác truyền thông giáo dục
sức khỏe bằng nhiều hình thức phong phú.
f) Hợp tác quốc tế: tăng cường hợp tác với các nước trong công tác đào tạo,
nghiên cứu.
g) Quản lý kinh tế: thực hiện tự chủ 100% kinh phí hoạt động thường xuyên, cân
đối thu chi, có tích lũy. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước
về quản lý tài chính, tài sản; khai thác hiệu quả cơ sở vật chất của bệnh viện;
đảm bảo thu nhập viên chức - người lao động ổn định...
h) Quản lý chất lượng : Phấn đấu đến năm 2020 trên 90% các tiêu chí quản lý
chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế đạt mức 5 (83 tiêu chí). Triển khai các
khuyến cáo về an toàn người bệnh. Quy trình: hợp lý - an toàn - hiệu quả, giảm
thiểu tối đa thiếu sót, sự cố chuyên môn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin trong quản lý bệnh viện, xây dựng bệnh viện thân thiện - chuyên nghiệp,
lấy khách hàng là trung tâm.

Công tác trọng tâm
4

-


-

Đẩy mạnh chuyên môn, kỹ thuật, nâng cao hiệu quả chăm sóc, điều trị:

Cập nhật và bổ sung phác đồ điều trị theo mô hình bệnh tật, tổ chức giám sát việc
tuân thủ phác đồ.
Thực hiện nghiêm túc quy chế bệnh viện nhất là quy chế hồ sơ bệnh án, hội chẩn,
cấp cứu ... Giám sát hồ sơ bệnh án trọng điểm: bệnh nhân nằm dài ngày, bệnh
nhân tai biến, bệnh nhân có chi phí điều trị cao và bệnh nhân tái nhập viện.
Hoàn chỉnh các quy trình về công tác điều dưỡng.
Phát triển các chuyên khoa sâu như:
• Chuyên khoa tim mạch.
• Chuyên khoa về nội soi.
• Chuyên khoa chấn thương chỉnh hình.
6







Chuyên khoa thần kinh.
Chuyên khoa lão.
Chuyên ngành hồi sức cấp cứu.
Xét nghiệm.
5

1


Phát triển nguồn nhân lực
Mục tiêu tổng quát

-

Tuyển dụng đủ các chức danh đáp ứng nhu cầu về nhân lực của bệnh viện.
Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý, nghiệp vụ.

2

Giải pháp thực hiện

a) Đảm bảo tuyển dụng đủ nhân lực có trình độ chuyên môn, bố trí hợp lý cho các
chuyên khoa trong bệnh viện.
b) Chuẩn hóa đội ngũ viên chức ngay từ khi tuyển đầu vào (Theo quy định tuyển
dụng).
c) Tăng cường đào tạo các chức danh, học vị như: CK2, CK1, quản lý, chính trị.
Đặc biệt quan tâm và ưu tiên các đối tượng được quy hoạch vào các chức danh
quản lý.
d) Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi trong việc cử CBVC đi học nâng cao
trình độ chuyên môn, ngoại ngữ; đặc biệt là lực lượng điều dưỡng học lên cử
nhân.
e) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến kỹ thuật và ứng dụng các
kết quả nghiên cứu vào công tác khám chữa bệnh.
f) Tiếp tục công tác luân phiên CB y tế và đào tạo tại chỗ cán bộ y tế cho tuyến
dưới theo sự phân công.
g) Ban hành chính sách đãi ngộ, thu hút nguồn nhân lực đến với Bệnh viện.
6

-


-

-

Mỗi năm triển khai ít nhất 10 đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng có hiệu quả
vào công tác chẩn đoán và điều trị. Hợp tác với các tổ chức quốc tế, các trường đại
học của nước ngoài ... triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học.
Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, trao đổi kỹ thuật,
kinh nghiệm giữa bệnh viện Nguyễn Trãi và các trường đại học, các tổ chức quốc
tế.
Phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nước tổ chức các hội nghị, hội thảo, các
khóa tập huấn nhằm cập nhật các tiến bộ kỹ thuật cho đội ngũ thầy thuốc của bệnh
viện và các tỉnh thành trong cả nước.
Tham gia báo cáo khoa học tại các Hội nghị, hội thảo quốc tế, các trường đại học.
7

-

Nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế:

Công tác chỉ đạo tuyến

Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo tuyến các tỉnh thành phía nam theo sự phân
công của Sở y tế và Bộ Y tế.
Giám sát hỗ trợ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia bệnh không lây nhiễm,
bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh ung thư...
Thực hiện Đề án BV vệ tinh, chuyển giao kỹ thuật theo nhu cầu của tuyến trước.
Phản hồi, rút kinh nghiệm chuyên môn cho tuyến trước.
Đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho ngành y tế các tỉnh.

7


8

-

Quản lý kinh tế

Hoàn chỉnh các cơ cấu xây dựng giá dịch vụ.
Thực hiện cơ chế tài chính theo nghị định 85/2012/NĐ-CP.
Điện toán hóa chương trình kế toán, tính và thu viện phí có kết nối số liệu với các
khoa phòng trong bệnh viện.
Hạn chế và tiến tới thanh toán không dùng tiền mặt cho người lao động.
Đẩy mạnh công tác thu viện phí của người bệnh không dùng tiền mặt, thanh toán
trực tuyến qua ngân hàng.
Hoàn chỉnh tất cả các quy trình liên quan đến tài chính kế toán.
9
1

Công tác dược - vật tư thiết bị y tế :
Dược:

a) Công tác quản lý, cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế:
- Xây dựng hệ thống kho bảo quản đạt chuẩn GSP.
- Lắp đặt thiết bị theo dõi nhiệt độ, độ ẩm và hệ thống camera theo dõi hoạt
động xuất nhập kho có thể kết nối qua mạng, quản lý từ xa.
- Thực hiện ra lẻ thuốc và giao thuốc trực tiếp đến từng bệnh nhân.
- Phấn đấu mỗi khoa lâm sàng có một cán bộ dược chuyên trách về quản lý sử
dụng thuốc, giao thuốc và hướng dẫn sử dụng thuốc cho bệnh nhân.

b) Công tác dược lâm sàng:
- Phấn đấu đạt 60% khoa lâm sàng có dược sĩ dược lâm sàng đi buồng thăm
bệnh với bác sĩ.
- Thực hiện giám sát các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc qua hệ thống mạng
vi tính nội bộ.
- Kết hợp với khoa Xét nghiệm thực hiện theo dõi nồng độ thuốc một số thuốc
kháng sinh trong máu.
- Hoạt động thông tin thuốc, theo dõi phản ứng có hại của thuốc:
- Xây dựng phần mềm quản lý hoạt động thông tin thuốc, phần mềm tra cứu
tương tác thuốc riệng cho bệnh viện.
- Nghiên cứu khảo sát nhu cầu thông tin thuốc của nhân viên y tế tại bệnh viện,
làm cơ sở cho hoạt động thông tin thuốc đạt hiệu quả tốt hơn.
c) Công tác pha chế:
- Xây dựng phòng pha chế và đầu tư trang bị các thiết bị y tế chuyên dụng đạt
tiêu chuẩn phòng pha chế sạch.
- Xây dựng quy trình chuẩn pha chế thuốc ung thư cho khoa Ung bướu và một
số thuốc khác theo yêu cầu của khoa lâm sàng.
2

-

-

Vật tư - thiết bị y tế:

Lập kế hoạch, đầu tư mua sắm mua sắm trang thiết bị, mua sắm, cung ứng
thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao theo đúng quy định hiện hành, kịp thời nhằm
đảm bảo đủ thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, thiết bị y tế cho các khoa phòng,
tăng cường, đẩy mạnh công tác quản lý; chú trọng đến hiệu quả khai thác, sử
dụng có hiệu quả trang thiết bị, thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao.

Tăng cường công tác bảo dưỡng, sửa chữa, nhằm dự báo phát hiện sớm các
vật tư, linh kiện cần phải thay thế đảm bảo các TTBYT hoạt động có chất
lượng, an toàn và hiệu quả.
8


10

Tăng cường kiểm tra việc sử dụng TTBYT định kỳ và đột xuất kịp thời hướng
dẫn, chấn chỉnh, sửa chữa thiếu sót việc sử dụng sai quy trình.
Đảm bảo các TTBYT có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động như thiết bị
chịu áp lực, thiết bị đo lường, thiết bị bức xạ trong quá trình sử dụng luôn
được kiểm tra, kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ đúng quy định của pháp luật.
Nâng cấp, đổi mới phần mềm Quản lý thiết bị y tế, phần mềm Thanh toán của
Phòng VT-TBYT cho hoàn thiện hơn trong quản lý, báo cáo.
Công tác hành chính - quản trị

a) Xây dựng cơ bản:
- Triển khai thực hiện dự án khối ngoại trong đó đặc biệt chú trọng xây dựng hệ
thống phòng mổ 1 chiều, khu kiểm soát nhiễm khuẩn: 2016-2019.
- Triển khai thực hiện cải tạo khu khám bệnh cho đồng bộ với các khu xây dựng
mới: 2016 -2018
b) Công tác bảo trì:
- Thực hiện kiểm tra thường xuyên, kịp thời bảo trì, bảo dưỡng, các hệ thống
thuộc cơ sở hạ tầng.
- Đáp ứng yêu cầu về lắp đặt mới, sửa chữa, thay thế vật tư ở các khoa, phòng
nhằm đảm bảo bệnh viện hoạt động tốt.
- Đảm bảo mua sắm, cung ứng kịp thời hàng hóa hành chính phục vụ cho
chuyên môn. Thực hiện mua sắm đúng quy định.
c) Công tác an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường:

- Đảm bảo vệ sinh môi trường, cảnh quan thông thoáng.
- Thường xuyên kiểm tra chống ngập, chống dột và chống thấm.
- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, huấn luyện đào tạo, diễn tập PCCC.
- Xây dựng đội bảo vệ chuyên nghiệp, phản ứng nhanh khi có sự cố về an ninh
trật tự xảy ra trong bệnh viện.
d) Xây dựng quy chế phối hợp với Công an Quận 5, công an phường 8 và các đơn
vị đối tác như Bảo vệ, làm sạch, vệ sinh ngoại cảnh, giữ xe ... tại bệnh viện.
e) Cải cách thủ tục hành chính: Tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác cải
cách hành chính, giảm phiền hà cho người bệnh, gia đình người bệnh và khách
khi đến liện hệ công tác.
11

Công nghệ thông tin :

Triển khai ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào công tác quản lý,
chuyên môn của bệnh viện: 2016-2018.
- Phát triển hạ tầng kỹ thuật:
• Đầu tư, nâng cấp đồng bộ hệ thống mạng nội bộ đảm bảo việc kết nối thông suốt
phục vụ các phần mềm dùng chung, trao đổi thông tin dữ liệu trong bệnh viện.
• Trang bị máy tính cho cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu giải quyết công việc.
• Triển khai ứng dụng các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin: Hệ thống cảnh báo
truy nhập trái phép, tường lửa, các giải pháp bảo đảm chống virus, mã độc hại
cho hệ thống mạng, cho máy tính cá nhân; triển khai các giải pháp sao lưu dự
phòng dữ liệu, ghi nhật ký.
• Thực hiện các nội dung trong khuyến cáo của Sở Y tế.

9


• Xây dựng các phần mềm quản lý, chuyên môn; hoàn thiện phần mềm ngoại trú,

nội trú: kết nối trực tiếp với khoa Dược, kết nối với Tài vụ, kết nối với khoa Xét
nghiệm.
• Thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng quản lý văn bản, điều hành;
các giải pháp phục vụ tăng cường trao đổi văn bản qua mạng.
• Trang Web: hoàn thiện trang Web của bệnh viện góp phần thực hiện tốt công tác
truyền thông, giáo dục sức khỏe cho đọc giả. Củng cố nhân lực phòng công nghệ
thông tin để đáp ứng việc thực hiện các nhiệm vụ và chức năng trong giai đoạn
mới.
12

Quản lý chất lượng bệnh viện:

-

Hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện, đẩy mạnh hoạt động của các
ban. Triển khai thực hiện các khuyến cáo của Hội đồng quản lý chất lượng Sở Y
tế.
- Phấn đấu đến năm 2020 trên 90% các tiêu chí quản lý chất lượng bệnh viện của
Bộ Y tế đạt mức 5 (83 tiêu chí). Triển khai các khuyến cáo về an toàn người bệnh.
Quy trình: hợp lý - an toàn - hiệu quả, giảm thiểu tối đa thiếu sót, sự cố chuyên
môn, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, xây dựng
bệnh viện thân thiện - chuyên nghiệp, lấy khách hàng là trung tâm.
- Từng bước hoàn thiện quy chế, quy trình, hướng dẫn công việc và tổ chức tập
huấn cho toàn thể viên chức, người lao động công tác tại bệnh viện.
- Xây dựng bộ tiêu chí văn hóa bệnh viện, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp.
Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch 5 năm, bệnh viện xây dựng kế hoạch hoạt động năm
và triển khai thực hiện. Từng Khoa, Phòng căn cứ vào kế hoạch của bệnh viện tiến
hành xây dựng kế hoạch năm theo Khoa/Phòng và trình ban giám đốc duyệt trước khi
triển khai thực hiện.
KHOA DƯỢC BỆNH VIỆN

Sơ đồ tổ chức khoa Dược Bệnh Viện

10


Chức trách , nhiệm vụ của các chức danh trong khoa dược:
13

-

-

-

Chức trách, nhiệm vụ của Trưởng khoa Dược:

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn chung của Trưởng khoa trong bệnh viện.
Tổ chức hoạt động của khoa theo quy định của Thông tư này.
Chịu trách nhiệm trước Giám đốc bệnh viện về mọi hoạt động của khoa và công tác
chuyên môn về dược tại các khoa lâm sàng, nhà thuốc trong bệnh viện.
Là Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng thuốc và điều trị, tham mưu cho Giám ñốc bệnh
viện, Chủ tịch Hội đồng thuốc và điều trị về lựa chọn thuốc sử dụng trong bệnh viện; làm
đầu mối trong công tác đấu thầu thuốc; kiểm tra, giám sát việc kê đơn, sử dụng thuốc
nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng thuốc và nâng cao chất lượng điều trị.
Căn cứ vào kế hoạch chung của bệnh viện, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện việc cung
ứng, bảo quản và sử dụng thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn).
Tổ chức thực hiện việc nhập, xuất, thống kê, kiểm kê, báo cáo; phối hợp với phòng Tài
chính - kế toán thanh quyết toán; theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc đảm bảo chính
xác, theo đúng các quy định hiện hành.
Theo dõi, kiểm tra việc bảo quản thuốc; nhập, xuất thuốc, hóa chất (pha chế, sát khuẩn)

đảm bảo chất lượng theo đúng quy định hiện hành.
Thông tin, tư vấn, hướng dẫn sử dụng thuốc cho cán bộ y tế.
Chịu trách nhiệm tham gia hội chẩn hoặc phân công dược sĩ trong khoa tham gia hội
chẩn khi có yêu cầu của Lãnh đạo bệnh viện.
Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.
Tham gia nghiên cứu khoa học, giảng dạy, đào tạo chuyên môn dược cho đồng nghiệp và
cán bộ tuyến dưới.
Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện giao.
14

Chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược:

11


-

-

-

Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa Dược, các khoa lâm
sàng và Nhà thuốc trong bệnh viện.
Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham mưu cho
Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển khai thực hiện các quy
định này tại các khoa trong bệnh viện.
Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc.
Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược.
Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng.
Đảm nhiệm việc kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc (nếu bệnh viện không tổ chức

bộ phận kiểm nghiệm thì sau khi pha chế phải gửi mẫu cho các cơ quan có chức năng
kiểm nghiệm thực hiện).
Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.
15

-

Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, đảm bảo
an toàn của kho.
Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội quy của kho
thuốc, khoa Dược.
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định của công tác khoa Dược
và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về công tác kho và cấp phát.
Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các
thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao. e) Chịu trách nhiệm
trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công
16

-

-

Chức trách, nhiệm vụ của dược sĩ phụ trách kho cấp phát thuốc:

Chức trách, nhiệm vụ của cán bộ thống kê dược:

Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho Dược, số liệu thuốc cấp phát cho
nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác.

Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám đốc bệnh viện hoặc Trưởng
khoa Dược. Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.
Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất (pha chế, sát
khuẩn), vật tư y tế tiêu hao (nếu có) trong bệnh viện định kỳ hàng năm (theo mẫu Phụ lục
3, 4, 5, 6) gửi về Sở Y tế, Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh; Vụ Y Dược cổ truyền
đối với các bệnh viện Y học cổ truyền) vào trước ngày 15/10 hàng năm (số liệu 1 năm
được tính từ 01/10 đến hết ngày 30/9 của năm kế tiếp) và báo cáo đột xuất khi được yêu
cầu.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
Chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược
17

Chức năng của khoa Dược

Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện.
Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công
tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và
tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
12


18

Nhiệm vụ của khoa Dược

1. Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều
trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu
chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
2. Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu
cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.

3. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị. (Chủ yếu là
Trưởng Khoa Dược tham gia vào hoạt động này)
4. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
5. Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ
dược liệu sử dụng trong bệnh viện. (Hiện bệnh viện chưa tổ chức thực hiện pha chế
thuốc)
6. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia
công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong
muốn của thuốc. (Công tác dược lâm sàng đang được lên kế hoạch thực hiện, hiện chỉ có
bộ phận thông tin thuốc cập nhật thông tin cho bác sĩ)
7. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa
trong bệnh viện.
8. Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao
đẳng và Trung học về dược.
9. Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát
việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình
kháng kháng sinh trong bệnh viện.
10. Tham gia chỉ đạo tuyến. (Chủ yếu do bác sĩ thực hiện)
11. Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu. (Đa phần do bác sĩ thực hiện)
12. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc. (Bệnh viện chủ yếu là bệnh
nhân khám theo bảo hiểm y tế, do đó đa phần là người lớn tuổi, có nhiều bệnh đi kèm, vì
vậy kinh phí sử dụng thuốc rất cao)
13. Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
14. Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về
vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng
Vật tư - Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ. (Hiện do
phòng Vật tư - Trang thiết bị y tế quản lý, Khoa Dược không thực hiện nhiệm vụ này)
Hệ thống kho thuốc khoa dược
19


Kho chính.

Kho chính: kho mua thuốc từ các công ty Dược theo kết quả đấu thầu và xuất cho 2
kho: kho lẻ nội viện và kho Bảo hiểm y tế.
1

Nhân sự:

Gồm 1 DSĐH (trưởng kho) và 2 DSTH.
2

Quy trình giao nhận thuốc:

Nhận thuốc từ các công ty Dược: tiến hành đặt thuốc theo bảng dự trù thuốc
hoặc khi thuốc gần hết số lượng. DSTH phụ trách tiếp liệu thuốc làm phiếu đặt
13


thuốc, cùng giấy đề nghị thanh toán tiền thuốc cho các công ty dược gửi cho Giám
đốc Bệnh viện, Trưởng khoa Dược ký.
Xuất thuốc cho các kho lẻ, kho BHYT: theo phiếu lĩnh thuốc của các kho (1,2
tuần 1 lần). Ghi số lượng thực xuất cho các kho. Đối với thuốc gây nghiện, hướng
tâm thần: phải có phiếu lĩnh/phiếu xuất riêng, do Dược sĩ thủ kho lẻ kí.
3

Quản lý thuốc:

-

Quản lý thuốc bằng thẻ kho, mỗi loại thuốc có 1 thẻ kho riêng, ghi lại ngày

tháng nhập xuất và lượng tồn. Vì Khoa Dược chưa được trang bị phần mềm
máy tính quản lý.
- Thuốc được sắp xếp theo nhóm điều trị.
Hiện nay, kho chính vẫn chưa đạt chuẩn bảo quản thuốc GSP vì cơ sở vật chất còn
nhiều thiếu sót, chưa đầy đủ. Tuy nhiên vẫn đảm bảo cho việc bảo quản thuốc tốt.
Có tủ lạnh để bảo quản những thuốc dễ hư hỏng ở nhiệt độ thường, có tủ 2 lớp cửa,
2 khóa để bảo quản thuốc nghiên, thuốc hướng thần.
- Kiểm tra thuốc: mỗi tháng kho kiểm tra 1 lần. Mỗi lần mất khoảng 2 - 3 ngày.
- Kiểm kê thuốc: 3 hoặc 6 tháng 1 lần. Do 2 người phụ trách: 1 là thủ kho chính,
2 là nhân viên tài chính kế toán bệnh viện. Mỗi người kiểm kê riêng lẻ nhau và
xác nhận bằng ký tên.
- Mỗi cuối tháng, kho phải làm báo cáo xuất/nhập/tồn cho Bệnh viện. Thống kê
cho Bảo hiểm y tế hàng quý.
- Dự trù thuốc: cộng thêm 10-20% lượng thuốc năm trước
- Nhiệt độ: 250C, Độ ẩm: 70%
1.1.1. Quy định về đấu thầu thuốc tại bệnh viện
- Thủ trưởng cơ sở y tế căn cứ vào nhu cầu sử dụng thuốc và ý kiến tư vấn của
Hội đồng Thuốc và Điều trị để quyết định và chịu trách nhiệm xây dựng kế
hoạch sử dụng thuốc của đơn vị, gồm đầy đủ các thông tin quy định tại Điều 6
Thông tư 11/2016 BYT và các quy định sau:
• Đối với thuốc thuộc Danh Mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc gia, Danh
Mục thuốc đàm phán giá: kế hoạch được lập theo thông báo của Đơn vị mua
thuốc tập trung cấp quốc gia, cho thời gian tối đa là 36 tháng, có phân chia
theo từng nhóm thuốc và tiến độ cung cấp theo quý, năm;
• Đối với thuốc thuộc Danh Mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương: kế
hoạch được lập theo thông báo của Đơn vị mua thuốc tập trung cấp địa
phương, cho thời gian tối đa là 36 tháng, có phân chia theo từng nhóm thuốc
và tiến độ cung cấp theo quý, năm;
• Kế hoạch sử dụng thuốc do cơ sở y tế tự tổ chức lựa chọn nhà thầu: được lập
định kỳ cho thời gian tối đa 12 tháng hoặc đột xuất khi có nhu cầu, có phân

chia theo từng nhóm thuốc.
- Cơ sở y tế có trách nhiệm tổ chức lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc theo quy
định tại Chương II Thông tư 11/2016 BYT để bảo đảm hoạt động thường xuyên
của đơn vị đối với thuốc ngoài Danh Mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc
gia, Danh Mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương và Danh Mục thuốc
đàm phán giá.
14


-

1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.
4

Danh Mục thuốc đấu thầu tập trung cấp địa phương áp dụng cho các cơ sở y tế
của địa phương và cơ sở y tế của trung ương đóng tại địa phương. Cơ sở y tế
của trung ương có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sử dụng thuốc, tuân thủ các
quy định về đấu thầu thuốc tập trung tại địa phương như cơ sở y tế thuộc địa
phương quản lý. Sở Y tế và đơn vị mua sắm tập trung cấp địa phương có trách
nhiệm tổng hợp và tổ chức đấu thầu thuốc cho cơ sở y tế của trung ương đóng
tại địa phương như đối với cơ sở y tế thuộc địa phương quản lý.
Tóm tắt quy trình đấu thầu:
Lập danh mục kế hoạch

Tổng hợp
Trình danh mục mua sắm thuốc cho Hội đồng thuốc và điều trị
Lập danh mục mua sắm thuốc hàng năm cho Giám đốc duyệt
Gửi danh mục lên Sở Y Tế
Sau khi Sở Y Tế duyệt, tiến hành đấu thầu rộng rãi: lập và phát hành hồ sơ mời
thầu, nhận hồ sơ dự thầu của công ty, đánh giá kết quả, ra quyết định lựa chọn
nhà thầu
Ký hợp đồng mua thuốc
Công tác đấu thầu thuốc tại bệnh viện Nguyễn Trãi:

- Bệnh viện tự tổ chức đấu thầu riêng lẻ. Một số thuốc đấu thầu tập trung.
- Chuẩn bị cho công tác đấu thầu thuốc:
+ Bệnh viện chuẩn bị 1 danh mục các thuốc cần mua. Khoa Dược sẽ xây dựng 1
danh mục thuốc, được các bác sĩ chuyên khoa đóng góp, bổ sung vào danh mục
những thuốc cần thiết còn thiếu.
+ Danh mục này được Hội đồng điều trị duyệt.
+ Sở Y tế duyệt để có thể tiến hành đấu thầu.
+ Những thuốc trúng thầu sẽ được Bệnh viện đặt mua để sử dụng trong điều trị.
- Áp thầu là hình thức thầu dựa trên kết quả trúng thầu của một bệnh viện khác.
Áp thầu được áp dụng khi thuốc hoặc vật tư y tế đang cần sử dụng tại bệnh viện
nhưng thời gian chờ kết quả thầu lâu không kịp đáp ứng cho bệnh viện.
- Điều chuyển thuốc: áp dụng với các thuốc đấu thầu tập trung, trong trường hợp
bệnh viện sử dụng hết lượng thuốc đăng kí trong khi các đơn vị khác vẫn còn
dư, căn cứ vào kết quả phân bổ thuốc của Trung tâm mua sắm dựa trên kết quả
đầu thầu tập trung. Trong trường hợp này, bệnh viện sẽ gửi công văn lên Sở Y
Tế và Trung tâm mua sắm, sau khi có xác nhận, bệnh viện sẽ tiến hành điều
chuyển thuốc.
- Mua sắm trực tiếp: trường hợp số lượng những thuốc trúng thầu được sử dụng
tăng đột biến làm hết thuốc, hết số đăng ký với công ty dược gây thiếu thuốc.
Khi đó, Khoa Dược sẽ lập danh sách những thuốc cần mua và gửi lên Sở Y tế

để duyệt.
1.1.2. Quản trị tồn kho trong khoa Dược
1.1.2.1.Mô hình quản trị tồn kho
a) Khái niệm quản trị tồn kho (Thuốc ở đây đại diện cho thuốc, hóa chất xét
nghiệm, dụng cụ y tế…. được sử dụng cho người bệnh trong bệnh viện)
15


Theo Tổ chức Y Tế thế giới (WHO) tồn trữ là sự bảo quản tất cả các nguyên liệu,
vật tư, bao bì dùng trong sản xuất, mọi bán thành phẩm trong quá trình sản xuất
và các thành phẩm trong kho .
Tồn trữ không chỉ là việc cất giữ hàng hóa trong kho mà nó còn là cả một quá
trình xuất, nhập kho hợp lý, quá trình kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các biện pháp
kỹ thuật bảo quản hàng hóa từ khâu nguyên liệu đến các thành phẩm hoàn chỉnh
trong kho. Công tác tồn trữ là một trong những mắt xích quan trọng của việc đảm
bảo cung cấp thuốc cho người tiêu dùng với số lượng đầy đủ và chất lượng tốt
nhất, giảm đến mức tối đa tỷ lệ hư hao trong quá trình sản xuất và phân phối
thuốc. Ở nước ta, khí hậu nhiệt đới ẩm là điều kiện không thuận lợi cho công tác
tồn trữ thuốc.
Quản trị tồn kho là một công tác quản trị nhằm:
- Đảm bảo cho thuốc có đủ số lượng và cơ cấu, không làm cho quá trình bán ra
bị gián đoạn, góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và tránh bị ứ đọng hàng
hóa
- Đảm bảo giữ gìn thuốc về mặt giá trị sử dụng, góp phần làm giảm hư hỏng,
mất mát thuốc gây tổn thất về tài sản cho bệnh viện
- Đảm bảo cho nguồn quỹ của bệnh viện tồn tại dưới hình thái vật chất ở mức
độ tối ưu nhằm tăng hiệu quả vốn thuốc và góp phần làm giảm chi phí bảo
quản thuốc.
b) Các chi phí liên quan đến tồn kho:
- Chi phí đặt hàng: bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuẩn bị và phát hành

đơn đặt hàng như chi phí giao dịch, vận chuyển, quản lý, kiểm tra và thanh
toán. Chi phí đặt hàng cho mỗi lần đặt hàng thường tương đối ổn định không
phụ thuộc vào số lượng hàng được mua. Chi phí đặt hàng: thường bao gồm các
định phí và biến phí.
- Chi phí lưu trữ hàng tồn kho: chi phí này xuất hiện khi bệnh viện phải lưu giữ
hàng để bán, bao gồm chi phí đóng gói hàng, chi phí bốc xếp hàng vào kho,
bảo hiểm, khấu hao kho và thiết bị kho, chi phí hao hụt, hư hỏng hàng hóa, …
Các yếu tố chi phí này phụ thuộc vào khối lượng thuốc . Chi phí tồn trữ còn
bao gồm tiền lương trả cho nhân viên coi kho và nhân viên điều hành (ở đây là
dược sĩ).
- Các chi phí khác: Chi phí hư hỏng và chi phí thiệt hại do thuốc tồn kho bị hết
hạn sử dụng, chi phí bảo hiểm; chi phí đầu tư vào hàng tồn kho; chi phí thiệt
hại khi không có thuốc,…
c) Quy trình quản lý tồn trữ thuốc
- Quản lý tồn trữ thuốc phải bao gồm tất cả các khâu từ thu mua, bảo quản đến
xuất hàng theo đúng quy định.
- Trong khâu nhập hàng, một mặt phải quản lý chặt chẽ số lượng, chất lượng,
quy cách phẩm chất, chủng loại, giá mua, chi phí mua và tiến độ thu mua, cung
ứng phù hợp với kế hoạch hoạt động, cung ứng của bệnh viện. Mặt khác phải
theo dõi nắm bắt được thông tin về cơ cấu bệnh tật của người dân, khả năng
cung ứng của nhà cung cấp, tính ổn định của nguồn hàng.
16


-

-

Trong khâu bảo quản dự trữ phải tổ chức tốt kho thuốc, thực hiện đúng
chế độ bảo quản, xác định được mức bảo quản tối đa, tối thiểu cho từng loại

thuốc tồn kho để giảm mức hư hỏng, hao hụt, mất mát, đảm bảo an toàn, giữ
được chất lượng của thuốc tồn kho.
Trong khâu xuất thuốc, phải đảm bảo xuất thuốc theo đúng quy trình, kiểm tra
kiểm soát chặt chẽ chất lượng, hạn sử dụng, số lượng của thuốc, đảm bảo
không có thuốc kém chất lượng do khâu tồn trữ đi vào khâu lưu thông
đến tay bệnh nhân.

d) Các mô hình quản lý tồn trữ :
Mục tiêu của quản lý tồn trữ thuốc là duy trì sự cung cấp ổn định cho bệnh nhân
đồng thời làm giảm thiểu hóa chi phí tồn trữ thuốc và quản lý quy trình mua
thuốc. Mô hình tồn trữ lý tưởng là tối ưu hóa lượng thuốc được luân
chuyển trong đó mức độ tồn trữ ít nhất có thể nhưng đảm bảo vẫn không thiếu
17


hàng, mô hình tiêu thụ phù hợp và nhà cung cấp luôn chuyển hàng đúng thời gian
– nhưng trong thực tế mô hình này khó có thể thực hiện. Trong hệ thống cung cấp
dược phẩm có 3 mô hình phổ biến nhất hay được áp dụng, đó là:


hình

Đặc
điểm

Mua hàng 1 lần
(The single period
model)
-Gọi hết số lượng thầu
của một khoản mục

thuốc trong một lần đặt
hàng.
-Số lượng đặt hàng
thường được tính bằng
một quá trình định
lượng quy mô lớn

Ưu
điểm

Dễ quản lý, giá mua
thuốc ổn định hoặc có
thể giảm nếu mua với
số lượng lớn.

Nhược
điểm

Không sát thực tế, dẫn
đến tình trạng thiếu hụt
hoặc tồn kho quá lớn,
mức tồn kho trung
bình và chi phí tồn kho
cao.
Dễ quản lý, giá mua
thuốc ổn định hoặc có
thể giảm nếu mua với
số lượng lớn

Mô hình Q

(Fixed – order
quantity models)

Mô hình P
(Fixed – order period
models)

-Khoa Dược đặt hàng
với số lượng nhất định
trong mỗi lần đặt hàng.
-Khi số lượng tồn kho
tới một mức độ nhất
định sẽ đặt hàng.

-Thuốc đó sẽ được đặt
ở những khoảng
thời gian nhất định,
gọi là chu kỳ.
-Nhu cầu thuốc được
xác định theo chu kỳ.

Dễ dàng phác thảo chi
tiết kế hoạch đặt hàng,
chi phí tồn trữ thuốc
thấp, đáp ứng nhanh
với những thay đổi
trong tiêu thụ.
Các nhà quản lí hải
theo dõi hường xuyên
lượng hàng luân

chuyển trong kho để có
kế hoạch mua sắm kịp
thời
Dễ dàng phác thảo chi
tiết kế hoạch đặt hàng,
chi phí tồn trữ thuốc
thấp, đáp ứng nhanh
với những thay đổi
trong tiêu thụ.

-Chủ động về kế
hoạch xuất, nhập; tiền
vốn, nhân lực, kho
bãi…
- Thuận tiện cho công
tác quản lý.
Kế hoạch làm việc của
công nhân viên bị xáo
trộn nhiều, phụ thuộc
vào lượng hàng trong
kho.
-Chủ động về kế
hoạch xuất, nhập; tiền
vốn, nhân lực, kho
bãi…
- Thuận tiện cho công
tác quản lý.

1.1.2.2.Phương thức đặt hàng tại Khoa Dược bệnh viện
a) Đối với hàng đấu thầu rộng rãi

- Lập danh mục hàng hóa sử dụng tại bệnh viện hàng năm: khoa Dược xây
dựng kế hoạch mua thuốc căn cứ vào tình hình thực tế sử dụng của năm
trước, nhu cầu năm sau theo đề nghị của các khoa phòng trong bệnh viện
- Thực hiện công tác đấu thầu
- Ký hợp đồng với công ty trúng thầu
• Bệnh viên ký biên bản thương thảo hợp đồng và hợp đồng với công ty
trúng thầu
18


• Mua thuốc theo dự trù
- Đăng ký tên hàng hóa với bảo hiểm xã hội TPHCM
- Lập dự trù mua hàng
• Căn cứ kết quả trúng thầu, tình hình sử dụng hàng hóa tại bệnh viện bảng
dự trù của khoa phòng và kế hoạch của hội đồng thuốc và điều trị
• Lập dự trù mua hàng theo xuất nhập tồn trên phần mềm. Tình hình ổn
định đủ sử dụng trong 1 tháng và cơ số an toàn kho trong 2 tháng. Đối với
tình hình không ổn định theo kế hoạch của hội đồng thuốc và điều trị
- Mua thuốc
• Căn cứ bảng dự trù mua hàng hóa đã được duyệt
• Đặt hàng qua điện thoại
• Liên hệ công ty việc giao hàng hóa các trường hợp: chậm trễ giao hàng,
giao hàng không đủ, giao hàng dư, giao hàng không đúng tên thuốc, sai số
1ô, han dùng, không giao hàng do vướng công nợ, giao sai bệnh viện…
- Nhận hàng
• Căn cứ vào bảng dự trù
• Nhận và kiểm hàng
b) Đối với hàng không trúng thầu (nhưng phải trúng thầu ở Sở Y Tế)
- Hình thức mua trực tiếp
- Hình thức mua bằng tiền mặt dưới 5 triệu

5

Thông tư 23/2014/TT-BYT và Danh mục thuốc không kê đơn của Bệnh viện

Theo thông tư 23/2014/TT-BYT, có những điều đáng lưu ý sau khi lập Danh mục
thuốc không kê đơn cho Bệnh viện:
(Thuốc không kê đơn là thuốc khi cấp phát, bán và sử dụng không cần đơn thuốc)
Nguyên tắc xây dựng Danh mục thuốc không kê đơn
1. Danh mục thuốc không kê đơn được xây dựng trên cơ sở các tiêu chí cụ thể về
tính chất dược lý và tính an toàn của thuốc.
2. Danh mục thuốc không kê đơn được xây dựng phù hợp với thực tế sử dụng,
cung ứng thuốc của Việt Nam và được tham khảo cách phân loại thuốc không
kê đơn của các nước.
3. Danh mục thuốc không kê đơn được sửa đổi, bổ sung đáp ứng thực tế sử dụng,
cung ứng thuốc. Trong trường hợp cần thiết, để bảo đảm an toàn cho người sử
dụng, một số loại thuốc có thể bị loại bỏ khỏi danh mục thuốc không kê đơn
nếu có những tác dụng có hại nghiêm trọng được phát hiện.
Tiêu chí lựa chọn thuốc không kê đơn
Thuốc đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau mới được lựa chọn vào Danh mục thuốc
không kê đơn:
1. Thuốc có độc tính thấp, trong quá trình bảo quản và khi vào trong cơ thể người
không tạo ra các sản phẩm phân hủy có độc tính, không có những tác dụng có
hại nghiêm trọng (là những tác dụng có hại gây hậu quả tử vong, nguy hiểm đến
tính mạng, cần phải nhập viện để điều trị hay kéo dài thời gian điều trị, gây tàn
tật vĩnh viễn hay nặng nề, sinh con dị dạng, dị tật bẩm sinh và các hậu quả
tương đương) đã được biết hoặc khuyến cáo có tác dụng này.
19


2. Thuốc có phạm vi liều dùng rộng, an toàn cho các nhóm tuổi, ít có ảnh hưởng

đến việc chẩn đoán và điều trị các bệnh cần theo dõi lâm sàng.
3. Thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh thông thường và người bệnh có thể
tự điều trị, không nhất thiết phải có sự thăm khám, tư vấn và theo dõi của thầy
thuốc.
4. Đường dùng, dạng dùng đơn giản (chủ yếu là đường uống, dùng ngoài da) với
hàm lượng, nồng độ thích hợp cho việc tự điều trị.
5. Thuốc ít tương tác với các thuốc khác và thức ăn, đồ uống thông dụng.
6. Thuốc không gây tình trạng lệ thuộc.
Áp dụng Danh mục thuốc không kê đơn
1. Danh mục thuốc không kê đơn là căn cứ để phân loại thuốc không kê đơn và
thuốc kê đơn.
2. Danh mục thuốc không kê đơn là cơ sở pháp lý để xây dựng và ban hành các
quy định, hướng dẫn đối với thuốc không kê đơn trong đăng ký thuốc, sản xuất,
xuất khẩu, nhập khẩu, lưu thông phân phối thuốc, thông tin quảng cáo thuốc và
phạm vi hoạt động của các cơ sở bán lẻ thuốc.
3. Đối với các thuốc có chỉ định tránh thai được phân loại là thuốc không kê đơn
trong Danh mục này, nhân viên y tế phải có trách nhiệm hướng dẫn sử dụng
thuốc trước khi cấp, phát hoặc bán cho người tiêu dùng.
Danh mục một số thuốc không kê đơn dùng trong Bệnh viện Nguyễn Trãi
(chưa đầy đủ)

20


TT

TÊN THUỐC

Đơn vị


THUỐC TIÊU HÓA

TT

TÊN THUỐC

Đơn vị

4

Neurobion 5000mcg

Ống

1

Actapulgite 3g

Gói

5

Methylcobal 500mcg

Viên

2

AIR-X Drops 15ml


Lọ

6

Neurobion

Ống

3

Arnetine 50mg/2ml

Ống

7

Rocaltrol 0,25mcg

Viên

4

Buluking 10ml

Ống

8

Vitaxon 500mcg


Viên

5

Buscopan 10mg

Viên

9

Austriol 0,25 mcg

Viên

6

Daflon 50mg

Viên

10

Vitamin B6 250mg

Viên

7

Ducas 120mg


Viên

11

Vitamin B1 250mg

Viên

8

Forlac 10mg

Gói

12

Biocaslcium

Viên

9

Gastropulgite 2,5g

Gói

13

Bonky 0.25mch


Ống

10

Ginkor-fort

Viên

14

Calcifore 5ml

Ống

11

Hepadial 50mg

Viên

15

Cevita 500mg

Viên

12

Hyoscine Butylbromide
20mg


Ống

16

Magnesium Vitamin B6

Ống

13

Imodium 2mg

Viên

17

Notired

Viên

14

Meteospasmyl

Viên

18

Vitamin PP 500mg


Viên

15

Motilium M 10mg

Viên

19

Trivita B F

Viên

16

Neppeptin

Viên

20

Vitamin A 5000 UI

Viên

17

Pepsan


Gói

21

Vitamin E

Viên

18

Pepsan

Gói

22

Vitamin C 500mg

Viên

19

Phosphalugel

Gói

23

Ampha E


A

20

Smecta 3g

Gói

24

Cernevit

V

25

Autriol

V

26

Vitamin C 10%

A

THUỐC DÙNG NGOÀI
1


Sorbitol 3.3% 1000 ml

Chai

2

Natri clorid 0.9% 500ml

Chai

3

Natri clorid 0.9% 1 lít

Chai

1

4

Hydrogen peroxide 3%

Chai

2

THUỐC BỔ

THUỐC ĐÔNG Y
Hoa đà tái tạo hoàn

Ngũ phúc
Thanh

tâm

Lọ
não

3

Thiên sứ hộ tâm đan

Viên
Lọ

1

Ecomin 500 mcg

Viên

4

Bar (lọ 60 viên)

Viên

2

Fatig


Ống

5

Bát trân nang Boganic

Viên

3

Methylcobal 500mcg/ml

Ống

6

Cảm ho

Viên

TT

TÊN THUỐC

Đơn vị

TT

THUỐC ĐÔNG Y


TÊN THUỐC

Đơn vị

13

Viên sáng mắt

Viên
Lọ

7

Đại tràng Hoàn – HD

Viên

14

Kim tiền thảo

8

Diệp hạ châu

Viên

15


Thập toàn đại bổ

Viên

9

Độc hoạt tang ký sinh

Gói

16

Thốc ho người lớn

Chai

10

Hoàn an thần

Viên

17

Tỷ viêm nang

Viên

11


Ích mẫu

Viên

18

VG-5

Viên

12

Lục vị nang

Viên

21


20
1

Kho lẻ nội viện.
Thiết kế - bố trí kho lẻ

Sơ đồ bố trí thuốc tại kho lẻ nội viện
Kháng sinh

Dung
Thuốc

dịch tiêm thường
truyền
(xếp theo
alphabet
tên biệt
dược)

Bàn ra lẻ và cấp phát
thuốc cho các khoa khoa
lâm sàng

Cửa ra vào

Corticoid
Thuốc thường
(nhóm A, B)

Thuốc gây nghiện –
hướng tâm thần
Tủ lạnh bảo
quản thuốc

Nhiệt độ 250C - Độ ẩm 70%
Nhiệt độ tủ lạnh: 6-80C
Cơ cấu nhân sự gồm 4 người: (quản lý 400 - 500 mặt hàng)
- 1 DSĐH - phụ trách chính kho lẻ nội viện: có nhiệm vụ quản lý và cấp phát
thuốc gây nghiện - hướng tâm thần và một số thuốc thường khác; tổng kết kiểm kê
thuốc mỗi ngày; dự trù số lượng đảm bảo cung cấp cho các khoa phòng lâm sàng
Dự trù số lượng thuốc: ít nhất là cho ngày hôm sau và nhiều nhất là cho 1 tháng.
Trường hợp kho lẻ và kho chính đều sắp hết thuốc thì dược sĩ phụ trách kho lẻ sẽ

thông báo đến ban thông tin thuốc để tiến hành thông báo đến các khoa phòng để
bác sĩ thay thế bằng thuốc khác. Riêng thuốc cấp cứu không được để hết
- 3 DS trung học - phụ trách quản lý và cấp phát (1 người phụ trách dung dịch
tiêm truyền, 2 người phụ trách thuốc thường: chia thành 2 nhóm theo alphabet)
Điều kiện bảo quản tại kho:

2

Quy trình giao - nhận thuốc tại kho lẻ nội viện

-

Nhận thuốc từ kho chính
Dược sĩ phụ trách kho tổng hợp kiểm kê thuốc vào cuối mỗi ngày để thực hiện
dự trù số lượng, từ đó xuất phiếu yêu cầu sang kho chính để được nhận thuốc.
Phiếu quản lý số lượng thuốc xuất mỗi ngày là thẻ kho, mỗi thẻ kho ghi nhận 1
thuốc
- Cấp phát thuốc cho các khoa phòng lâm sàng
o Điều dưỡng hành chính của mỗi khoa lâm sàng tổng hợp thuốc cần lãnh
trong ngày vào phiếu lĩnh thuốc (viết tay). Phiếu lĩnh thuốc gồm có 2 loại:
phiếu lĩnh thuốc thường và phiếu lĩnh thuốc gây nghiện - hướng tâm thần)
22


o Phiếu lĩnh thuốc được chuyển sang phòng đánh máy và in thành 2 bản: 1 bản
cho khoa lâm sàng và 1 bản cho khoa dược (Phiếu đánh máy không phân biệt
thuốc thường và thuốc gây nghiện - hướng tâm thần)
o Bắt đầu từ 9h mỗi ngày, các điều dưỡng hành chính từ các khoa lâm sàng tiến
hành nhận thuốc tại kho lẻ theo số lượng yêu cầu trên phiếu lĩnh thuốc đã
được đánh máy. Sau khi nhận thuốc, điều dưỡng và dược sĩ phụ trách kho lẻ

tiến hành kiểm tra và 2 bên ký xác nhận đã phát - nhận đủ thuốc
3

Lưu ý với thuốc trả lại về kho

Nguyên nhân:
- Bác sĩ ngưng thuốc hoặc thay thế bằng thuốc khác
- Bệnh nhân bỏ điều trị và xuất viện
Quy trình:
- Điều dưỡng hành chính các khoa lâm sàng lập phiếu trả thuốc (Không phân
biệt thuốc gây nghiện - hướng tâm thần và thuốc thường)
- Mang thuốc trả tại kho lẻ và dược sĩ phụ trách ký xác nhận
- DS phụ trách tiến hành nhập kho và cập nhật số lượng thuốc
4

Lưu ý đối với thuốc gây nghiện - hướng tâm thần

Các loại thuốc gây nghiện - hướng tâm thần được lưu trữ tại kho nội viện
THUỐC GÂY NGHIỆN
STT
Tên thuốc
ĐVT
1
Dolcontral 100mg/mL 2ml
Ống
2
Fenilham 500mcg/mL 2ml
Ống
3
Morphini sulfas WZF

Ống
4
Morphin 10mg/mL
Ống
5
Tramadol 100mg/2mL
Ống
THUỐC HƯỚNG THẦN
ST
Tên thuốc
ĐVT
T
1
Pymesezipam 5mg
Viên
2
Diazepam 10mg/2mL
Ống
3
Ephedrine 30mg/1mL
Ống
4
Ketamin 500mg/10mL
Ống
5
Midazolam 5mg/1mL
Ống
6
Paciflam 5mg/mL
Ống


-

Thuốc gây nghiện - hướng tâm thần được quản lý trong tủ riêng gồm 2 ngăn: 1
ngăn thuốc gây nghiện và 1 ngăn thuốc hướng tâm thần, tủ được khóa bằng 2 lớp
khóa bảo vệ do DSĐH phụ trách quản lý
Hoàn trả vỏ chai:
Có sổ theo dõi trả vỏ chai (viết tay) do DSĐH quản lý sao cho số phát ra phải
bằng đúng số thu lại
Mỗi tháng tổng kết 1 lần để kịp thời nhắc nhở các khoa lâm sàng hoàn trả vỏ chai
DSĐH phụ trách làm báo cáo và biên bản trả vỏ chai mỗi 1 quý, 6 tháng, 1 năm
Tùy vào số lượng vỏ chai hoàn trả mà lập hội đồng hủy vỏ chai theo định kỳ.
23


21
1

-

Hoạt động tại kho lẻ BHYT ngoại trú

Nhận thuốc từ kho chẵn và xếp vào kho
Phát thuốc cho bệnh nhân dựa trên đơn thuốc của bác sĩ
Quản lý thuốc tồn trong kho, kiểm tra định kỳ các điều kiện bảo quản của kho.
2

-

Kho lẻ BHYT ngoại trú


Quy trình cấp phát thuốc từ kho chẵn đến kho ngoại trú BHYT:

Nhân sự bên kho ngoại trú BHYT lập danh sách dự trù thuốc.
Điền thông tin thuốc cần cấp phát trong sổ lĩnh thuốc.
Dược sĩ Trưởng khoa duyệt ký sổ lĩnh thuốc.
Thủ kho chẵn soạn thuốc.
Người phát, Người lĩnh ký vào sổ lĩnh thuốc.
Dự trù thuốc dựa theo bảng xuất nhập tồn thuốc.
Phiếu lĩnh thuốc trong sổ có 3 liên. Một liên giữ ở kho chẵn. Một liên đem đến
phòng CNTT để nhập vào máy tính. Liên còn lại giữ trong sổ lĩnh thuốc.
Có sổ lĩnh thuốc gây nghiện, hướng thần, tiền chất làm thuốc riêng.
3

-

Cách sắp xếp thuốc

Theo nhóm dược lý, các thuốc trong mỗi nhóm dược lý xếp theo ABC.
Trong kho cũng có 1 tủ thuốc Hướng tâm thần. Trong kho có tủ mát dành riêng
cho các thuốc cần điều kiện bảo quản đặc biệt.
Các nhóm thuốc chủ yếu trong kho lẻ BHYT
• Nhóm thuốc bổ (Ngoại) – (Nội)
• Nhóm Corticoid (Nội)
• Nhóm thuốc Hướng tâm thần
• Nhòm thuốc khánh sinh (Ngoại) - (Nội)
• Nhóm thuốc Nam TP (Nội )
• Nhóm thuốc thường (Ngoại) – (Nội)
• Nhóm thuốc YHCT
• Nhóm khác

4

Danh mục thuốc nằm trong phạm vi chi trả của quỹ BHYT (Phụ lục)

5

Quy trình khám chữa bệnh với bệnh nhân điều trị ngoại trú BHYT

Gồm có 4 bước như sau
Bước 1: Tiếp đón người bệnh
Bước 2: Khám lâm sàng và chuẩn đoán
Bước 3: Thanh toán viện phí
Bước 4: Phát và lĩnh thuốc

24


6

-

Quy trình cấp phát thuốc cho bệnh nhân ngoại trú BHYT:

Nhận đơn thuốc của bác sĩ
Nhập mã thẻ BHYT, nhập tên thuốc => in đơn thuốc chi tiết (theo mẫu BV-01
của BYT)
Đơn thuốc sẽ qua 1 dây cấp phát gồm 3 vị trí: 2 nhân viên kiểm tra và soạn
thuốc, 1 nhân viên đọc phát thuốc cho bệnh nhân.
Xét theo phần trăm chi trả của BHYT mà đơn thuốc phân thành có và không có
đồng chi trả.


25


×