Tải bản đầy đủ (.pdf) (221 trang)

Pháp điển hóa – Nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh các mô hình pháp điển hóa điển hình trên thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 221 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài
Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân là một chủ trương lớn đã được ghi nhận trong các nghị quyết của
Đảng và được Nhà nước thể chế hóa trong các quy định của Hiến pháp năm 2013.
Để xây dựng nhà nước pháp quyền thì cần phải có một hệ thống pháp luật hoàn
thiện. Chính vì vậy, ngày 24/5/2005 Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 48NQ/TW về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến
năm 2010, định hướng đến năm 2020, trong đó đề ra mục tiêu:
“Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi,
công khai, minh bạch, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; đổi mới căn bản cơ chế xây dựng
và thực hiện pháp luật; phát huy vai trò và hiệu lực của pháp luật để góp phần
quản lý xã hội, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây
dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền con người, quyền tự do,
dân chủ của công dân, góp phần đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020.” [33]
Cùng với việc đề ra mục tiêu, Nghị quyết số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị
“về chiến lược cải cách tư pháp từ nay đến năm 2020” đã đặt ra: Phải tích cực đẩy
mạnh hơn nữa công tác hệ thống hóa pháp luật mà vấn đề then chốt là chuyển
trọng tâm sang hoạt động pháp điển hóa nhằm tạo ra nhiều bộ luật, đạo luật đảm
bảo vai trò quản lý xã hội bằng pháp luật của Nhà nước.
Thực tế cho thấy, công tác hệ thống hóa pháp luật đặc biệt là pháp điển hóa
pháp luật đã bước đầu phát triển, có một số văn bản quy phạm pháp luật được
thống kê và lên danh mục, một số văn bản quy phạm pháp luật khác được pháp
điển hóa. Bên cạnh đó các văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung và
được Quốc hội thông qua ngày càng nhiều. Theo thống kê của Cơ sở dữ liệu của
Văn phòng Quốc hội, trong khoảng thời gian từ tháng 9/1945 cho đến đầu tháng
02/2009, tổng số văn bản quy phạm pháp luật được ban hành còn hiệu lực thi hành
1



là 19.095 văn bản. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh
tế trung ương, hệ thống pháp luật Việt Nam đang rơi vào tình trạng “không đầy đủ,
không rõ ràng, không cụ thể, không tương thích, không minh bạch, không tiên liệu
trước, không hợp lý, không hiệu quả và không hiệu lực” [31]. Hiện nay, số lượng
văn bản quy phạm pháp luật được ban hành rất lớn; nhiều chủ thể ban hành, nhiều
hình thức văn bản quy phạm pháp luật trong khi chưa có cơ sở dữ liệu văn bản quy
phạm pháp luật nào tập hợp được đầy đủ, bảo đảm chính xác và độ tin cậy cao; các
văn bản chưa được rà soát, phân loại, sắp xếp một cách hệ thống… Thậm chí, trong
một số lĩnh vực pháp luật, số lượng văn bản được ban hành được đánh giá ở mức độ
“lạm phát”, vượt quá nhu cầu điều chỉnh và áp dụng pháp luật đã làm cho hệ thống
văn bản trở nên cồng kềnh. Chính những tồn tại trên đã ảnh hưởng nhất định đến
công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt
Nam. Từ những thực trạng nêu trên, Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống
pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 đã xác định các tiêu
chí cơ bản của hệ thống pháp luật Việt Nam là đồng bộ, khả thi, công khai, minh
bạch phù hợp với yêu cầu xây dựng nền kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa.
Để khắc phục thực trạng trên đồng thời cũng nhằm thực hiện các nội dung
mà Nghị quyết số 48 đặt ra, ngày 16/4/2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông
qua Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật (Pháp lệnh Pháp điển). Pháp
lệnh Pháp điển được ban hành và chính thức có hiệu lực từ 01/7/2013 với những
quy định khái quát về khái niệm, thẩm quyền, nội dung, hình thức, trình tự và thủ
tục tiến hành pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay. Kế tiếp đó, ngày 27/6/2013
Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp
lệnh Pháp điển và đến ngày 29/4/2014 Bộ Tư pháp tiếp tục ban hành Thông tư số
13/2014/TT-BTP hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh Pháp điển. Như vậy, việc ban
hành Pháp lệnh Pháp điển cùng các văn bản hướng dẫn thực hiện có ý nghĩa quan
trọng, bước đầu tạo lập cơ sở pháp lý, tạo tiền đề cho việc tiến hành pháp điển hóa
ở nước ta hiện nay. Xuất phát từ thực tế đó càng khẳng định nhu cầu thực sự cần

thiết và cấp bách của việc nghiên cứu pháp điển ở Việt Nam hiện nay.

2


Như vậy, hệ thống hóa, pháp điển hóa pháp luật ở Việt Nam hiện nay là một
nhiệm vụ trọng tâm, việc tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng
cao chất lượng hoạt động pháp điển hoá ở Việt Nam là hết sức cần thiết. Từ thực tế
này khẳng định, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Pháp điển hóa - nghiên cứu
lý luận, phân tích, so sánh các mô hình pháp điển hóa điển hình trên thế giới và
kiến nghị đối với Việt Nam” sẽ có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án
2.1.

Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận án là nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống lý
luận về vấn đề pháp điển hóa và mô hình pháp điển hóa; việc tổ chức, thực hiện
mô hình pháp điển hóa của các quốc gia điển hình trên thế giới và những kinh
nghiệm đối với thực tiễn pháp điển hóa ở nước ta hiện nay; nghiên cứu thực trạng
và giải pháp hoàn thiện mô hình pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay.
2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích nêu trên, Luận án cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là: Kế thừa các vấn đề lý luận về pháp điển hóa mà các công trình của
các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các học giả đã giải quyết (như vấn đề
khái niệm, đặc điểm, kết quả của pháp điển hóa).
Hai là: Trên cơ sở kế thừa một số nội dung đã được giải quyết, luận án sẽ

tiếp tục làm sâu sắc thêm các vấn đề lý luận về pháp điển hóa như về nguyên tắc,
điều kiện – tiền đề, các yếu tố ảnh hưởng của pháp điển hóa.
Ba là: Luận án sẽ bổ sung thêm những vấn đề lý luận khác liên quan đến
pháp điển hóa như lý thuyết mô hình pháp điển hóa, phác họa cấu trúc cũng như
các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết lập mô hình pháp điển hóa của một quốc gia.
Bốn là: Luận án tập trung sâu vào việc nghiên cứu mô hình pháp điển của
một số quốc gia điển hình trên thế giới. Đó là những nước tiêu biểu cho các hệ
thống pháp luật lớn trên thế giới như Pháp, Đức, Hoa kỳ, Canada, Trung Quốc và
Singapore. Trên cơ sở nghiên cứu về mô hình cụ thể của các nước kể trên, tác giả
sẽ có sự đối chiếu, so sánh để tìm ra tính ưu việt trong mỗi mô hình cụ thể, từ đó
rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam.
3


Năm là: Trên cơ sở phân tích, so sánh mô hình pháp điển điển hình trên thế
giới, tác giả sẽ đi tìm hiểu, phân tích, làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về
pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay; đưa ra những kiến nghị để hoàn thiện mô hình
pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu về pháp điển hóa của một số quốc gia trên thế giới và ở
Việt Nam dưới góc độ pháp điển hóa đối với văn bản quy phạm pháp luật, không
nghiên cứu pháp điển hóa đối với các loại nguồn của pháp luật khác như tập quán
pháp, tiền lệ pháp hay án lệ.
3.2.

Phạm vi nghiên cứu


Về mặt không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về các mô hình pháp điển
hóa của một số nước điển hình trên thế giới và Việt Nam. Khái niệm “điển hình”
luận án khai thác kết hợp dưới hai góc độ vừa là các quốc gia tiêu biểu của nhóm
hệ thống pháp luật chính trên thế giới vừa là sự điển hình về phương thức pháp
điển hóa cơ bản. Đó là Pháp, Đức - đại điện cho nhóm nước thuộc hệ thống pháp
luật châu Âu lục địa (Civil Law); Hoa kỳ, Canada - đại điện cho nhóm nước thuộc
hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (Common Law); Trung Quốc - đại diện cho nhóm
nước thuộc hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa; Singapore - đại diện cho nhóm
nước thuộc các hệ thống pháp luật khác và Việt Nam.
Về mặt thời gian: Luận án nghiên cứu về hoạt động pháp điển hóa của các
quốc gia trong đời sống pháp lý thực tế hiện nay. Tại Việt Nam, luận án tập trung
nghiên cứu chủ yếu từ năm 1992 đến năm 2017; đặc biệt phân tích sâu sắc, chi tiết
hơn giai đoạn từ khi Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật được ban
hành cho đến hiện nay.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng những phương pháp chính
như: phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh để lý giải những vấn đề lý luận
4


cơ bản, thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động pháp điển hóa ở
Việt Nam hiện nay.
Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng xuyên suốt trong luận án.
Các vấn đề thuộc nội dung của luận án được nghiên cứu với mối quan hệ tác động
qua lại lẫn nhau trong một tổng thể và đặt trong điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu
và mục đích quản lý nhà nước.
Phương pháp phân tích được sử dụng để xem xét, đánh giá cụ thể, sâu sắc
các vấn đề lý luận về pháp điển hóa với các khía cạnh khác nhau. Bên cạnh đó,

phương pháp này còn được sử dụng để so sánh các mô hình pháp điển hóa trên thế
giới; đánh giá thực trạng pháp điển hóa ở Việt Nam và đưa ra những định hướng,
giải pháp để nâng cao chất lượng của hoạt động này.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để khái quát hóa, rút ra những nhận
xét, kết luận về từng nội dung của luận án. Xem xét về vấn đề pháp điển hóa trong
việc hoàn thiện hệ thống pháp luật được nhìn nhận không xuất phát từ biểu hiện
đơn lẻ mà mang tính phổ biến, điển hình. Đồng thời, khi nghiên cứu về hoạt động
pháp điển hóa những nhận định rút ra luôn được đặt trong tổng thể với các hoạt
động hoàn thiện pháp luật khác như rà soát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp
luật, theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng phương pháp mô tả trong một vài trường hợp
để làm rõ về hiện trạng mô hình pháp điển hóa của một số quốc gia trên thế giới từ
đó có những đánh giá, phân tích một cách thỏa đáng.
Các phương pháp nghiên cứu trên đây luôn được sử dụng kết hợp với nhau
nhằm mục đích bảo đảm cho nội dung nghiên cứu của luận án vừa có tính khái
quát vừa có tính cụ thể cần thiết để xem xét, đánh giá một cách toàn diện về pháp
điển hóa, đưa ra các giải pháp phù hợp với Việt Nam hiện nay.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện
dưới góc độ lý luận nhà nước và pháp luật về pháp điển hóa để khai thác các mô
hình tổ chức, thực hiện pháp điển hóa điển hình ở các quốc gia thuộc những hệ
thống pháp luật lớn trên thế giới.
5


Kết quả nghiên cứu về mặt lí luận và thực tiễn mô hình tổ chức, thực hiện
pháp điển hóa của các quốc gia và Việt Nam góp phần nhận diện, đánh giá tổng
quan, hiểu sâu sắc hơn về vai trò, giá trị của pháp điển hóa.
Luận án đưa ra một số định hướng, giải pháp và kiến nghị góp phần tổ chức,
thực hiện hoạt động pháp điển hệ thống qui phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay,

bảo đảm sự hoàn thiện, hài hòa pháp luật phục vụ công cuộc đổi mới đất nước.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ bổ sung, hoàn thiện và làm sâu sắc thêm
những vấn đề lý luận về pháp điển hóa. Đồng thời, góp phần tiếp tục phát triển,
hoàn thiện những tri thức lý luận về pháp điển hóa trong hệ thống pháp luật Việt
Nam hiện nay.
Luận án cũng được sử dụng làm tài liệu tham khảo có giá trị trong hoạt động
nghiên cứu và giảng dạy đối với chuyên ngành Lý luận chung về nhà nước và pháp
luật cũng như các nhà hoạt động thực tiễn.
Các giải pháp mà luận án đưa ra cũng có ý nghĩa quan trọng trong quá trình
hoàn thiện chính sách, pháp luật về pháp điển hóa. Đồng thời, nó cũng có giá trị
tham khảo đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xây
dựng, tổ chức và thực hiện pháp luật.
7. Kết cấu của luận án
Cơ cấu của luận án bao gồm: danh mục từ viết tắt, mục lục, lời nói đầu, nội
dung luận án, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, danh mục các công
trình khoa học đã công bố. Nội dung cơ bản của luận án gồm có bốn chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
Chương 2: Cơ sở lý luận về pháp điển hóa và mô hình pháp điển hóa.
Chương 3: Mô hình pháp điển hóa của một số nước và kinh nghiệm đối với
Việt Nam hiện nay.
Chương 4: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện mô hình pháp điển hóa ở Việt
Nam hiện nay.
6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Pháp điển hóa – nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh các mô hình pháp
điển hóa điển hình trên thế giới là một đề tài có nội dung, đối tượng, phương pháp

nghiên cứu rộng và phức tạp. Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu trong
nước và ngoài nước, tiếp cận cả về lí luận và thực tiễn ở những góc độ, mức độ,
phạm vi khác nhau.
1.1.

Các công trình nghiên cứu ở ngoài nước
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu lí luận về pháp điển hóa

Trong cuốn “The science of law and law making being an introduction to
law, a general view of its forms and substance, and a discussion of the question of
codification” by R.FLOYD CLARKE, A.B,.LL.B of the new york bar, LONDON:
MARMILIAN &CO., LTD, 1898 (tạm dịch là “Các khoa học về pháp luật và xây
dựng pháp luật là một giới thiệu về pháp luật, một cái nhìn chung về hình thức và
nội dung của nó, và thảo luận về các vấn đề pháp điển hóa”). Cuốn sách này không
trực tiếp nghiên cứu vào các nội dung cơ bản của pháp điển hóa như khái niệm,
nguyên tắc, quy trình, thủ tục, … mà đi sâu tìm hiểu vào khoa học pháp lý về luật
và vấn đề xây dựng luật. Tuy nhiên, chính từ việc tìm hiểu về khoa học pháp lý và
việc xây dựng luật mà tác giả cuốn sách nhận thức được hoạt động pháp điển hóa
có ý nghĩa quan trong trong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật quốc gia nói
riêng và trong ngành khoa học pháp lý về luật nói chung. Như vậy, dù chỉ nghiên
cứu về pháp điển hóa dưới góc độ các câu hỏi thảo luận đặt ra nhưng ít nhiều cuốn
sách đã nhìn nhận được vị trí và vai trò quan trọng của hoạt động pháp điển hóa.
Đặc biệt, cuốn sách có kết lại bằng một câu “codification, presupposing infinite
knowledge, is a dream”, thể hiện giấc mơ của tác giả mong muốn đạt được mục
đích cao cả của pháp điển hóa để đem lại thành công cho việc xây dựng pháp luật
cũng như khoa học pháp lý về pháp luật.
Tiếp cận dưới góc độ khái quát các vấn đề lý luận về pháp điển hóa, cuốn
sách “Codification in International Perspective” – Pháp điển hóa trong nhận thức
quốc tế của tác giả Wang, Wen-Yeu (Editors), bản quyền năm 2014. Cuốn sách
7



nghiên cứu những nội dung khái quát về pháp điển hóa và gắn pháp điển hóa vào
các lĩnh vực pháp lý khác nhau. Tác giả kết cấu thành 19 chapters (19 chương) bắt
đầu từ việc nghiên cứu những vấn đề lý thuyết và lịch sử chung của pháp điển hóa
(Chapter 1: Codification, decodification anh recodification: history, politics and
procedure – tìm hiểu về lịch sử, chính trị và thủ tục của pháp điển hóa). Tuy nhiên,
vì giới hạn trong một chương của cuốn sách nên sự tiếp cận và nghiên cứu các vấn
đề lý luận chung của pháp điển hóa còn sơ sài, khái quát. Các nội dung kế tiếp của
cuốn sách gắn việc nghiên cứu pháp điển hóa với những lĩnh vực cụ thể, chẳng hạn
như “pháp điển hóa của pháp luật tư nhân trong thời hậu Xô Viết”, “pháp điển hóa
luật hình sự vượt ra ngoài nhà nước quốc gia” và “pháp điển hóa mềm của pháp
luật tư nhân”… Như vậy, nhìn một cách tổng thể, những nội dung nghiên cứu về lý
thuyết và lịch sử pháp điển hóa còn ít và sơ sài, đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu và
luận giải sâu sắc hơn ở các công trình kế tiếp.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn về pháp điển hóa
Cuốn sách “Codification in East Asia” – Pháp điển hóa ở Đông Á (bao gồm
các tài liệu được lựa chọn từ Hội nghị chuyên đề IACL 2) của tác giả Wang, WenYeu (Editors), bản quyền năm 2014. Cuốn sách này nghiên cứu về pháp điển hóa ở
khu vực Đông Á. Về tổng thể, cuốn sách bao gồm 19 chương, mỗi chương có đi
sâu nghiên cứu vào hoạt động pháp điển hóa của từng quốc gia như Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đồng thời cũng rút ra bài học so sánh từ hoạt động
pháp điển hóa ở Nhật Bản, Ấn Độ và Indonexia. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về
pháp điển hóa chủ yếu bị giới hạn trong một số lĩnh vực nhất định như luật thương
mại, luật hành chính, luật dân sự và tư pháp quốc tế ở Đông Á nên những giá trị
mà nó đem lại không nhiều. Mặc dù vậy, cuốn sách cũng được coi là tài liệu tham
khảo quan trọng đối với tác giả luận án, cung cấp cho tác giả một vài kinh nghiệm
về pháp điển hóa ở các nước Đông Á, từ đó có những kiến nghị phù hợp với Việt
Nam hiện nay.
Tiếp theo, cuốn “Codification in the united states: An address delivered
before the graduating classes at the sixtieth anniversary Yale law school” (Pháp

điển hóa ở Hoa kỳ: Một địa chỉ cung cấp trước khi các lớp tốt nghiệp tại lễ kỷ niệm
8


sáu mươi năm trường Luật Yale) on June 24th, 1884, by HON.GEORGE
HOADLY, LL.D. Đây là cuốn sách chuyên khảo nghiên cứu về một số nội dung
cơ bản trong hoạt động pháp điển hóa của Hoa kỳ. Nội dung cơ bản của cuốn sách
nghiên cứu về lịch sử và các quy định về pháp điển hóa của Hoa kỳ cũng như sản
phẩm của hoạt động này. Cuốn sách nghiên cứu khá chi tiết về quy trình, sản phẩm
của hoạt động pháp điển hóa, từ quy trình chung của toàn liên bang đến quy trình
cụ thể của các bang và sản phẩm tương ứng. Như vậy, có thể thấy cuốn sách là tài
liệu tham khảo quan trọng về các nội dung của hoạt động pháp điển của Hoa kỳ,
đặc biệt là về quy trình pháp điển tại quốc gia này. Mặc dù, các vấn đề lý luận
chung về pháp điển hóa như khái niệm, đặc điểm, các nguyên tắc, vai trò … chưa
được khai thác và việc so sánh về hoạt động này giữa Hoa kỳ với các nước khác
cũng chưa được cuốn sách nêu ra nhưng nội dung của cuốn sách thực sự có giá trị
đối với tác giả luận án.
Một công trình nghiên cứu về pháp điển hóa được thưc hiện tại Pháp, cuốn
Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Ngọc Vũ với tiêu đề “La codification francaise
comme reference pour le legislateur vietnamien – Tài liệu tham khảo pháp điển
hóa ở Pháp cho cơ quan xây dựng pháp luật ở Việt Nam”. Luận án này được thực
hiện và bảo vệ thành công ở Pháp vào năm 2013. Luận án được kết cấu thành ba
phần chính ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung chính tập trung giải
quyết các vấn đề về chính sách hay định hướng cho việc tiến hành pháp điển hóa ở
Pháp; tìm hiểu về lịch sử, điều kiện, thuận lợi và khó khăn đối với việc tiến hành
pháp điển hóa ở Pháp; vấn đề quy trình, thủ tục và kết quả của hoạt động này ở
Pháp. Phần kết của luận án người nghiên cứu cũng đã đưa ra một vài kiến nghị cho
việc tiến hành hoạt động pháp điển hóa ở Việt Nam. Có thể thấy, đây là một công
trình nghiên cứu khá toàn diện vấn đề pháp điển hóa ở Pháp. Công trình này có
nhiều giá trị bổ ích đối với tác giả luận án đặc biệt là trong việc giải quyết một

phần nội dung chương 3 nghiên cứu so sánh pháp điển của các nước trên thế giới
(bao gồm nghiên cứu cả về hoạt động pháp điển hóa của nước Pháp)
Báo cáo về “Kinh nghiệm so sánh về pháp điển hóa ở Cộng hòa Pháp và
một số nước Châu Âu” của Bà Elisabeth Catta - Chuyên gia Cộng hòa Pháp (Các
nguồn dẫn chiếu được sử dụng để soạn thảo Báo cáo này xuất phát từ một nghiên
9


cứu được thực hiện vào tháng 8 năm 2007 bởi Tổng vụ pháp luật của liên minh
châu âu, và một số được tìm từ trang web của các nước thành viên liên minh - Bản
dịch của Nguyễn Hữu Huyên, Chuyên viên Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tư pháp). Tại
báo cáo, bà Elisabeth Catta cũng đã có sự phân tích chi tiết về hệ thống pháp luật
của một số nước châu Âu nói chung và Cộng hòa Pháp nói riêng; bà cũng đưa ra
một cách tiếp cận về pháp điển hóa, đó là một thủ tục theo đó các văn bản cần
được pháp điển hoá sẽ bị bãi bỏ, sau đó được thay thế bằng một văn bản duy nhất
nhưng không làm thay đổi các văn bản gốc. Tuy nhiên, theo bà để tiến hành pháp
điển hóa được như nội dung nêu trên thì đòi hỏi trước tiên phải có sự cập nhật các
văn bản khác nhau bằng cách đưa vào các sửa đổi, bổ sung, sau đó làm việc lại trên
một văn bản duy nhất nhằm đạt được một văn bản cuối cùng đảm bảo tính liên kết
và dễ hiểu. Như vậy, có thể thấy báo cáo của bà Elisabeth đã có phần nào tiếp cận,
diễn giải khá chi tiết về cách thức, thủ tục tiến hành pháp điển hóa của Cộng hòa
Pháp và của Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, cách tiếp cận đó mới chỉ giúp chúng
ta hiểu về cách thức pháp điển hóa của một châu lục và rõ ràng sự điển hình cũng
chưa bao trùm phạm vi thế giới cũng như kinh nghiệm cho Việt Nam thì báo cáo
của bà chưa đề cập tới.
Nghiên cứu về pháp điển hóa ở Trung Quốc, Tiến sĩ Kong Qingjiang – Giáo
sư Luật, Khoa Luật, Đại Học Zhejiang Gongshang, Trung Quốc với báo cáo “Mâu
thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật và việc xử lý chúng ở Trung Quốc”
(báo cáo tại Hội thảo rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật tổ chức
năm 2006, 2007 tại Nhà pháp luật Việt – Pháp, Đại học Luật Hà Nội). Tại báo cáo,

ông đã phân tích một cách sâu sắc về thực trạng của hệ thống pháp luật của Trung
Quốc, thẳng thắn nêu ra những mâu thuẫn, nguyên nhân và cách giải quyết các
mâu thuẫn trong hệ thống pháp luật của Trung Quốc. Có thể thấy, hầu như trong
báo cáo không có bất kì cụm từ nào đề cập tới cái gọi là “pháp điển hóa” nhưng
nếu nghiên cứu kĩ thì thấy biện pháp tốt nhất để giải quyết mâu thuẫn chính là pháp
điển hóa. Bài viết thực sự là tài liệu có giá trị tham khảo sử dụng trong Luận án đặc
biệt trong chương so sánh các mô hình pháp điển hóa trên thế giới và kinh nghiệm
cho Việt Nam.

10


Cùng cách tiếp cận về pháp điển hóa của một quốc gia, báo cáo của Giáo sư
danh dự Đại học Luật Victoria Bill Neison với tiêu đề “Quan niệm của Canada về
pháp điểm hóa – kinh nghiệm và kỹ thuật” (được sự tài trợ của Dự án LERAP, cấu
trúc luật so sánh, hoạt động 3222) tháng 1 năm 2006 (báo cáo được trình bài tại
Tòa đàm “Pháp điển hóa trong pháp luật Việt Nam” do Bộ tư pháp tổ chức vào
năm 2006). Tại báo cáo, giáo sư Bill Neison đã phân tích hoạt động pháp điển hóa
ở Canada và cụ thể là tại bang Bristish Columbia – một bang dẫn đầu của Canada
trong việc rà soát, hệ thống hóa và pháp điển hóa. Tác giả bài viết cho rằng pháp
điển hóa theo nghĩa rộng nhất, chỉ dẫn tới những quy trình, thủ tục, quy tắc và thực
tiễn chi phối việc xây dựng, soạn thảo, hợp nhất và ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật trong một lĩnh vực điều chỉnh nhất định. Trên cơ sở đó, tác giả đi
sâu tìm hiểu về kỹ thuật cũng như sản phẩm, kinh nghiệm pháp điển hóa tại bang
Bristish Columbia. Như vậy, mặc dù chỉ tập trung phân tích hoạt động pháp điển
hóa tại một bang của Canada, nhưng bài viết đã cung cấp cho chúng ta những
thông tin bổ ích về kinh nghiệm pháp điển hóa tại Canada để ít nhiều có thể áp
dụng vào hoạt động pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay.
Tóm lại: Có khá nhiều công trình nghiên cứu ngoài nước về các vấn đề liên
quan đến hoạt động pháp điển hóa. Ở một mức độ nhất định, những công trình nêu

trên đã giải quyết được một số nội dung như vai trò, ý nghĩa, thực tiễn pháp điển
hóa tại một số khu vực, quốc gia đơn lẻ.. Tuy nhiên, còn khá nhiều vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứu để hoàn thiện lý thuyết về pháp điển hóa cũng như mô hình pháp
điển hóa như khái niệm về pháp điển hóa, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động này; khái niệm mô hình pháp điển hóa, xây dựng các mô hình pháp điển hóa
điển hình trên thế giới … cần được giải quyết trong cuốn Luận án này.
1.2.

Các công trình nghiên cứu ở trong nước
1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu lí luận về pháp điển hóa

Nghiên cứu về vấn đề pháp điển hóa, tác giả đã có dịp tiếp xúc với một số
công trình nghiên cứu quan trọng, có giá trị cao trong khoa học pháp lý. Với tính
chất khá gần với hoạt động xây dựng pháp luật, hơn nữa với mục tiêu của hoạt
động pháp điển hóa là hướng tới hoàn thiện hệ thống pháp luật, trong quá trình
11


triển khai đề tài, khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học về hệ thống pháp luật,
về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đã được các tác giả tiếp cận với
nhiều khía cạnh khác nhau:
Cuốn sách của GS.TS. Lê Minh Tâm Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội, năm 2003 đã gợi mở khá nhiều vấn đề quan trọng liên quan đến nội dung của
luận án. Cuốn sách được tác giả phân tích sâu sắc về bản chất, giá trị và hình thức
của pháp luật làm tiền đề để luận giải những vấn đề cơ bản của xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật. Theo tác giả, pháp luật là sự biểu hiện của văn minh và
văn hóa; là cơ sở để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm, bảo vệ
quyền, tự do dân chủ, lợi ích hợp pháp, chính đáng của con người, bảo đảm công
bằng, bình đẳng trong xã hội, là nhân tố quan trọng bảo đảm phát triển bền vững

của xã hội. Đặc biệt, cuốn sách đã tiếp cận quan niệm về pháp luật theo nghĩa rộng,
theo đó pháp luật không chỉ bao gồm những quy tắc xử sự chung (pháp luật thực
định) mà còn bao hàm cả mục đích, tư tưởng và nguyên tắc của pháp luật.
Bên cạnh đó, cuốn sách Xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm đảm bảo
phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay do PGS.TS. Nguyễn Văn Động chủ biên
cũng đã luận giải sâu sắc và biện chứng giữa sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật
với mục tiêu đảm bảo phát triển bền vững. Các tác giả đã nghiên cứu thông qua
việc tiếp cận vai trò của pháp luật đối với phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay
để phân tích cơ sở lý luận về xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo đảm phát triển
bền vững, đánh giá thực trạng pháp luật và công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật
ở nước ta, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất
giải pháp cho Việt Nam trong thời gian tới. Tuy cuốn sách không đề cập trực tiếp
về pháp điển hóa nhưng nội dung của cuốn sách đã đem lại nhiều giá trị bổ ích để
luận giải có tính hệ thống về vấn đề pháp điển hóa đặc biệt là ở Việt Nam hiện nay.
Tiếp đó, cuốn sách Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam
trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của PGS.TS.
Nguyễn Minh Đoan đã phân tích rất nhiều vấn đề từ khái quát đến cụ thể về hệ
thống pháp luật cũng như đặt việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong
bối cảnh của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền. Từ việc lý giải những đặc
12


điểm cũng như tiêu chí để xác định chất lượng của hệ thống pháp luật cho đến các
khái niệm về văn bản qui phạm pháp luật, đánh giá tác động của văn bản qui phạm
pháp luật và trách nhiệm của người xây dựng pháp luật. Ngoài ra, tác giả còn đề
cập đến trách nhiệm pháp lý của chủ thể ban hành cũng như tham gia vào quá trình
xây dựng pháp luật. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất
lượng văn bản qui phạm pháp luật từ đó gia tăng đáng kể hiệu quả của hoạt động
pháp điển hóa.
Ngoài ra, cuốn sách Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật Việt

Nam do PGS.TS Phan Trung Lý chủ biên năm 2011, cũng đã tiếp cận và lý giải các
vấn đề liên quan đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tác giả đã tiếp cận về tính
thống nhất cũng như các điều kiện để bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp
luật Việt Nam từ yêu cầu và thực trạng bảo đảm tính thống nhất; các giải pháp
nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật và so
sánh với việc bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật một số nước. Có thể
nói, những giải pháp được nhóm tác giả nghiên cứu về bảo đảm tính thống nhất
của hệ thống pháp luật sẽ giúp ích khá nhiều cho luận án trong việc đề xuất các
giải pháp và xây dựng mô hình pháp điển hóa phù hợp với Việt Nam.
Nghiên cứu một cách cụ thể về pháp điển hóa từ những góc độ lý luận chung
cho đến các nội dung cụ thể về đặc điểm, cấp độ, nguyên tắc, truyền thống, GS.TS.
Lê Minh Tâm với bài viết Mấy vấn đề lý luận về pháp điển hóa trên Tạp chí Luật
học, số 7/2006. Với bài viết này, GS đã giải quyết một số vấn đề lý luận cơ bản
như khái niệm - thuật ngữ pháp điển, pháp điển hóa; nội dung các cấp độ của pháp
điển; hình thức pháp điển hóa; một số điều kiện và tiền đề tiến hành pháp điển hóa.
Đặc biệt, trong bài viết tác giả khẳng định để tiến hành pháp điển hóa thành công
cần chuẩn bị tốt các tiền đề, điều kiện cần thiết về chính sách pháp luật, triết lý
pháp luật, các nguồn luật, các phương pháp, kinh nghiệm và kĩ thuật pháp lý. Mặt
khác, tác giả cũng nhấn mạnh sự cần thiết của các điều kiện về tổ chức, về cơ sở
pháp lý, về tài chính, về nhân lực … để bảo đảm cho việc tiến hành pháp điển hóa
thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của một bài tạp
chí, tác giả chưa có điều kiện để triển khai vấn đề và phân tích nội dung một cách
cụ thể, sâu sắc về pháp điển hóa. Mặc dù vậy, nó được coi là một tài liệu tham
13


khảo giá trị đối với tác giả luận án trong việc nghiên cứu các nội dung có tính lý
luận về pháp điển hóa.
Dưới góc độ truyền thống, coi pháp điển hóa là một hình thức của hệ thống
hóa pháp luật, tác giả TS. Nguyễn Thị Hồi với bài viết Một cách tiếp cận về hệ

thống hóa pháp luật trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 9/2008. Theo đó, tác
giả đã đưa người đọc đến với một cách tiếp cận mới về các hình thức của hệ
thống hóa pháp luật. Nếu như quan điểm truyền thống thường tiếp cận dưới góc
độ hệ thống hóa bao gồm tập hợp hóa và pháp điển hóa, thì trong bài viết tác giả
đưa ra cách tiếp cận theo đó hệ thống hóa bao gồm có tập hợp hóa và quy điển
hóa, trong quy điển hóa sẽ có pháp điển hóa. Có thể thấy, cách tiếp cận của tác
giả bài viết khá mới lạ và cần được tiếp tục nghiên cứu.
Đi sâu hơn vào các nội dung về khái niệm, đặc điểm của pháp điển hóa, tác
giả Hoàng Văn Ánh với tiêu đề Một số vấn đề cơ bản xung quanh khái niệm, đặc
điểm và các cấp độ pháp điển hóa, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 2/2008. Bằng
sự nghiên cứu của mình, tác giả bài viết cho rằng pháp điển hóa là việc đưa toàn bộ
pháp luật vào hệ thống, tức là hoạt động nhằm trật tự hóa pháp luật. Bài viết nêu ra
hai cấp độ của pháp điển hóa trong đó cấp độ thấp tức là hệ thống hóa, pháp điển
hóa là việc sưu tầm, tập hợp, phân loại, sắp xếp các văn bản pháp luật theo một trật
tự nhất định phục vụ công tác nghiên cứu, tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Còn
pháp điển hóa ở mức độ cao là việc tổng hợp toàn bộ các quy định của pháp luật
trong một lĩnh vực nhất định; tổ chức việc đánh giá hiệu quả pháp luật của các quy
phạm pháp luật, đưa ra những bổ sung, sửa đổi cần thiết và các quy định mới trong
một văn bản pháp luật mới là Bộ luật nhằm điều chỉnh một cách toàn diện những
quan hệ xã hội của lĩnh vực đó. Quan điểm về cấp độ pháp điển hóa được tác giả
thể hiện trong bài viết cũng là quan điểm mà hầu hết các nhà khoa học nghiên cứu
về pháp điển hóa đều đồng tình ủng hộ. Chính bởi vậy, bài viết rất có giá trị tham
khảo đối với tác giả luận án đặc biệt trong chương giải quyết các vấn đề lý luận về
pháp điển.
Tiếp tục nghiên cứu lý luận về pháp điển, đặc biệt đi sâu vào các nguyên tắc,
tác giả PGS.TS. Lưu Kiếm Thanh và ThS. Tống Duy Tình có bài viết Những
nguyên tắc pháp điển hóa cơ sở quan trọng để hoàn thiện hệ thống pháp luật, Tạp
14



chí Quản lý nhà nước, số 10/2011. Với bài viết này, các tác giả muốn nhấn mạnh
vai trò quan trọng của pháp điển hóa trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật
và coi trọng các nguyên tắc tiến hành hoạt động này. Bài viết nêu ra một số nguyên
tắc tại Việt Nam như đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp
chế, thực tiễn, khoa học, sử dụng kinh nghiệm pháp lý – quản lý, dân chủ, kĩ thuật
pháp lý. Các tác giả bài viết quan niệm pháp điển hóa như một hoạt động sáng tạo
pháp luật và các nguyên tắc nêu trên là cơ sở quan trọng để thực hiện hoạt động
sáng tạo pháp luật. Tuy nhiên, với việc coi pháp điển hóa là hoạt động sáng tạo
pháp luật, có thể có những ý kiến trao đổi thêm bởi vì sáng tạo pháp luật là một
hoạt động rất rộng hay nói cách khác chính là hoạt động xây dựng pháp luật theo
nghĩa rộng, còn pháp điển hóa thì được hiểu theo nghĩa hẹp hơn nhiều. Mặc dù
vậy, bài viết cũng là tài liệu tham khảo cung cấp một cách nhìn khác về ý nghĩa
của pháp điển hóa.
Năm 2010, đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường thuộc Trường Đại học
Luật Hà Nội, Kiểm tra, rà soát, xử lý, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
với mã số LH-09-08/ĐHL-HN do TS. Bùi Thị Đào làm chủ nhiệm. Đề tài được
nhóm tác giả nghiên cứu công phu với cách tiếp truyền thống về pháp điển hóa với
tư cách là một hình thức của hoạt động hệ thống hóa. Với cách tiếp cận đó, nhóm
tác giả đã luận giải một vài nội dung của pháp điển hóa từ khái niệm, đặc điểm cho
đến đánh giá sơ lược thực trạng pháp điển hóa ở Việt Nam và đề xuất giải pháp,
trong đó tác giả nhấn mạnh việc phải coi trọng hơn nữa hoạt động pháp điển hóa.
Tuy nhiên, với sự giới hạn của một công trình khoa học cấp cơ sở, hơn nữa lại
nghiên cứu về nhiều nội dung mà pháp điển hóa chỉ là một nội dung nghiên cứu
trong phần về hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật nên về cơ bản công trình
chưa đi sâu giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp điển hóa.
Bên cạnh đó, cuốn sách Pháp điển hóa – những vấn đề lý luận và thực tiễn
do tác giả Đặng Văn Chiến chủ biên năm 2015. Nội dung cuốn sách nghiên cứu
một số vấn đề lý luận về pháp điển hóa, hoạt động pháp điển hóa của một số quốc
gia trên thế giới bằng các phương thức khác nhau, có thể bằng cách xây dựng bộ
luật mới, hoặc có khi là xây dựng bộ pháp điển theo chủ đề …Tuy nhiên, chính

việc nhóm tác giả của cuốn sách chưa đưa đến cho người đọc một khái niệm về
15


pháp điển hóa cũng như mô hình pháp điển hóa là hạn chế mà đòi hỏi các công
trình khác cần tiếp tục nghiên cứu. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận những giá trị
mà cuốn sách đã đem lại cho bạn đọc về một cái nhìn đối với pháp điển hóa – một
hoạt động cần tiến hành thường xuyên, liên tục. Chính vì vậy, cuốn sách vẫn được
coi là công trình tham khảo có giá trị đối với tác giả luận án. Những vấn đề còn
hạn chế, thiếu sót của nhóm tác giả cuốn sách về pháp điển hóa, tác giả luận án sẽ
phần nào khắc phục trong luận án này, đặc biệt là vấn đề về khái niệm pháp điển
hóa và mô hình pháp điển hóa.
Có thể thấy, nghiên cứu cơ sở lý luận của pháp điển hóa đã có các công trình
khoa học nghiên cứu ở những khía cạnh, mức độ, phạm vi khác nhau nhưng nhìn
chung chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện cơ sở lý luận của
pháp điển hóa, đặc biệt là vấn đề cơ sở lý luận của mô hình pháp điển hóa. Các vấn
đề nêu trên cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết trong Luận án này.
1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu thực tiễn về pháp điển hóa
Dưới góc độ thực tiễn, một số nhà khoa học đã nghiên cứu về hoạt động
pháp điển hóa từ kinh nghiệm của nước ngoài và đưa ra kiến nghị đối với Việt
Nam. Tác giả TS. Nguyễn Am Hiểu với bài viết Kinh nghiệm pháp điển hóa và
vấn đề của Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 6/2006. Bài viết đã luận
giải khái quát về hoạt động pháp điển hóa của một số nước như Pháp, Đức, Hoa
kỳ, Lào, Campuchia và Hàn Quốc. Bằng sự nghiên cứu một cách khái quát đó, tác
giả bài viết đã đưa ra một vài kết luận về các hình thức pháp điển hóa, đặc biệt với
kết luận thứ ba trong bài viết, ông cho rằng hệ thống hóa là một hình thức của pháp
điển hóa. Trên cơ sở tìm hiểu về hoạt động pháp điển hóa của một số nước, tác giả
khẳng định việc nghiên cứu pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay là thật sự cần thiết
nhưng rất tiếc trong bài viết của mình ông lại không đưa ra bất kì kinh nghiệm nào
để tiến hành pháp điển hóa ở nước ta. Tuy nhiên, cũng cần có sự đồng cảm với tác giả

vì sự giới hạn của một bài tạp chí không cho phép tác giả có thể triển khai mọi vấn đề
về pháp điển hóa trong bài viết của mình. Cũng tiếp mạch nghiên cứu về kinh nghiệm
nước ngoài, Th.s. Cao Xuân Phong có bài viết Pháp điển hóa kinh nghiệm nước ngoài
và thực tiễn Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 6/2006.
16


Khác với các tác giả nêu trên nghiên cứu hoạt động pháp điển hóa của rất
nhiều quốc gia thì đến tác giả Nguyễn Phước Thọ với bài viết Một số kinh nghiệm
pháp điển hóa, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Cộng hòa Liên bang
Đức, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 10/2011. Tác giả đã tập trung nghiên cứu
về hoạt động pháp điển hóa của nước Đức, trong đó chủ yếu khai thác về quy trình
tiến hành pháp điển hóa của nhà nước này, qua đó rút ra một số kinh nghiệm đối
với Việt Nam. Kinh nghiệm lớn nhất từ việc nghiên cứu về hoạt động pháp điển
hóa tại Đức mà tác giả bài viết nêu ra là cần phải coi pháp điển hóa là một nội dung
quan trọng của cải cách, hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoạt động này phải được
làm một cách thường xuyên, liên tục. Hơn nữa, mục tiêu, yêu cầu và các phương
thức tiến hành pháp điển hóa cần được thể chế hóa bằng các quy định của pháp
luật. Tác giả bài viết nhận định “đây là bài học quan trọng nhất rút ra từ kinh
nghiệm pháp điển hóa của Cộng hòa liên bang Đức, mà cốt lõi là không ngồi chờ
đến khi hệ thống pháp luật trở nên quá cồng kềnh, phức tạp, quá sức chịu đựng
của xã hội mới tiến hành pháp điển hóa, mới thay đổi quan niệm, cách tiếp cận
trong thực hiện pháp điển hóa” [102, tr.29].
Tiếp mạch nghiên cứu đó, GS.TS Phan Trung Lý và Lê Thanh Hoàn với bài
viết Quy trình lập pháp và pháp điển hóa ở Canada, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,
số 11/2010. Có thể thấy, bài viết là sự nghiên cứu khá chi tiết các vấn đề thuộc về
kỹ thuật, quy trình lập pháp và pháp điển hóa ở Canada. Nghiên cứu về hoạt động
pháp điển hóa tại Canada, các tác giả thấy về cơ bản việc pháp điển hóa cũng tiến
hành tương tự như Hoa kì, tuy nhiên ở Canada, họ thực tế hơn bởi họ không cố
gắng xây dựng các bộ luật hoành tráng như Hoa Kì. Thậm chí, việc pháp điển hóa

ở một số bang của Canada như bang British Columbia, pháp điển hóa được thực
hiện dưới ba hình thức là xây dựng bộ luật, ban hành đạo luật sửa nhiều luật
(omnibus law) và thực hiện rà soát, hệ thống hóa. Trong phạm vi nghiên cứu của
một bài tạp chí mới chỉ dừng ở việc gợi mở các vấn đề nhưng thực sự có ý nghĩa
quan trọng trong việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng pháp
điển hóa ở nước ta hiện nay.
Thêm vào đó, nghiên cứu về pháp điển hóa án lệ của một số quốc gia trên thế
giới để đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam có bài viết Tiếp thu kinh nghiệm từ
17


Pháp và Thụy Sỹ trong pháp điển hóa vấn đề án lệ của tác giả PGS.TS. Đỗ Văn Đại,
Tạp chí nghiên cứu Lập pháp số 20 (276) kỳ 2 tháng 10/2014. Trong bài viết, tác giả
có lập luận về lịch sử và bài học rút ra từ việc pháp điển hóa án lệ của hai quốc gia
có hệ thống pháp luật khá gần với Việt Nam là Pháp và Thụy Sỹ, từ đó đặt ra vấn đề
cho nước ta. Nghị quyết số 48 của Bộ Chính trị đã có chủ trương về việc nghiên cứu,
áp dụng án lệ, đặc biệt từ tháng 6/2014 khi mà sáu bản án lệ đầu tiên được công bố
và đưa vào sử dụng tại Việt Nam. Điều này đặt ra vấn đề có pháp điển hóa án lệ hay
không và quan trọng là pháp điển hóa án lệ ra sao cho hiệu quả thì rất cần sự tham
khảo kinh nghiệm của các quốc gia đi trước đặc biệt là Pháp và Thụy Sỹ. Có thể
thấy, bài viết đem lại giá trị tham khảo quan trọng đối với tác giả luận án trong việc
tiếp tục nghiên cứu về pháp điển hóa, đó không chỉ là pháp điển hóa văn bản qui
phạm pháp luật mà có thể sẽ cả pháp điển hóa án lệ ở nước ta hiện nay.
Dưới góc độ truyền thống, pháp điển hóa với tư cách là một hình thức của hệ
thống hóa pháp luật, PGS.TS. Nguyễn Văn Động có bài viết Một số ý kiến về nâng
cao chất lượng và hiệu quả hệ thống hóa pháp luật ở nước ta hiện nay trên Tạp
chí Dân chủ và Pháp luật, số 5/2005. Bài viết tập trung nghiên cứu các nội dung về
hệ thống hóa pháp luật ở Việt Nam hiện nay và từ đó đưa ra một số giải pháp để
nâng cao hiệu quả của hoạt động này trong đó ít nhiều có liên quan đến hoạt động
pháp điển hóa.

Tiếp cận dưới góc độ lịch sử, truyền thống pháp điển của Việt Nam, tác giả
Nguyễn Đình Lộc có bài viết Truyền thống pháp điển hóa qua các triều đại phong
kiến Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 14/2008. Tác giả bài viết cho
rằng, hoạt động pháp điển hóa ở Việt Nam đã được tiến hành từ khá lâu – ngay từ
các triều đại phong kiến và sản phẩm chính là sự ra đời của các Bộ luật thời phong
kiến như Bộ Hình thư triều Trần, Bộ Quốc triều hình luật triều Lê ….Từ thực tế
lịch sử đó, tác giả khẳng định Việt Nam đã có một truyền thống pháp điển hóa bắt
nguồn từ các triều đại phong kiến cho đến hiện nay, đó chính là sự tiếp nối truyền
thống của cha ông qua các triều đại, thế hệ. Như vậy, bài viết đã cung cấp một cái
nhìn lịch sử về hoạt động này ở Việt Nam để từ đó đúc rút những kinh nghiệm cho
việc triển khai hoạt động pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay.
18


Gắn việc nghiên cứu pháp điển hóa với các quy định pháp luật hiện hành, tác
giả PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Vân với bài viết Quan điểm tiếp cận về pháp điển
trong pháp lệnh pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật, Tạp chí Quản lý nhà
nước số 224 tháng 9/2014. Bài viết bàn về các quy định trong Pháp lệnh Pháp điển
hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012 và có gợi mở một số vấn đề thực tiễn đặt
ra cho hoạt động pháp điển hóa ở Việt Nam như vấn đề về kỹ thuật, hình thức, nội
dung pháp điển hóa.
Dưới góc độ một hoạt động mang tính kỹ thuật, tác giả Mai Văn Minh có bài
viết “Pháp điển hóa Pháp lệnh Tổ chức Viện kiểm sát quân sự vào Luật tổ chức
Viện kiểm sát nhân dân” trên Tạp chí Kiểm sát, số 9/2013. Bài viết chủ yếu nghiên
cứu pháp điển hóa với tính cách như hoạt động mang tính kỹ thuật và mục đích chủ
yếu là làm cho các quy định pháp luật trong lĩnh vực tổ chức Viện kiểm sát được
tinh gọn, hiệu quả cao hơn bằng việc tạo ra một văn bản duy nhất. Như vậy, bài
viết mặc dù không có giá trị nhiều trong việc tìm hiểu về pháp điển hóa nói chung
từ lý luận đến thực tiễn, nhưng ít nhiều xét trong một lĩnh vực cụ thể thì cũng đem
lại những giá trị nhất định.

Tiếp cận pháp điển hóa dưới góc độ kỹ thuật, thực tiễn và gắn với các quy
định của Pháp lệnh Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật năm 2012 ở Việt Nam,
Tạp chí Dân chủ và Pháp luật đã giành một số chuyên đề tháng 11/2015 với các bài
viết của nhiều tác giả nghiên cứu về pháp điển hóa. Chẳng hạn như Công tác xây
dựng bộ pháp điển ở Việt Nam của TS Đồng Ngọc Ba và Hoàng Linh Cầm; Vai trò
của công tác pháp điển trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật của tác giả Mạc
Thị Hoa và Trần Thanh Loan; bài viết Quy trình thực hiện pháp điển đối với đề
mục của tác giả Nguyễn Duy Thắng và Phùng Thị Hương; bài Kỹ Thuật thực hiện
pháp điển đối với đề mục của Nguyễn Duy Thắng và Hà Minh Hảo … Các bài viết
này đều chủ yếu đi vào những vấn đề thực tiễn mang tính kĩ thuật của pháp điển
hóa ở nước ta hiện nay mà gần như thiếu vắng sự lập luận và giải thích về các vấn
đề lý luận chung của pháp điển. Tuy nhiên, thông qua các bài viết trong số chuyên
đề của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật đã cung cấp cho tác giả luận án bức tranh
khái quát về hoạt động pháp điển hóa ở nước ta hiện nay, từ đó có những nghiên
cứu và đề xuất hợp lý để nâng cao hiệu quả pháp điển hóa ở Việt Nam.
19


Cũng trong năm 2010, một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của Viện
Nghiên cứu khoa học pháp lý thuộc Bộ Tư pháp Mô hình bộ pháp điển các lĩnh vực
pháp luật Việt Nam. Đề tài được thực hiện bởi các nhà khoa học, các chuyên gia đầu
ngành khoa học pháp lý nghiên cứu các nội dung để xây dựng mô hình bộ pháp điển
cho các lĩnh vực pháp luật ở Việt Nam chẳng hạn như lĩnh vực dân sự, hình sự …
Tuy nhiên, các nội dung trong đề tài chủ yếu khai thác và nghiên cứu dưới góc độ cụ
thể của từng lĩnh vực nên các vấn đề mang tính lý luận về pháp điển, về mô hình
pháp điển của các nước khác trên thế giới ít được chú trọng. Mặc dù vậy, công trình
nghiên cứu này vẫn đem lại những giá trị tham khảo đối với tác giả luận án.
Thêm vào đó, Tòa đàm khoa học với chủ đề “Pháp điển hóa trong pháp luật
Việt Nam” được tổ chức hồi tháng 5/2006 với nhiều tham luận của các nhà khoa
học, nhà nghiên cứu về pháp điển hóa. Chẳng hạn: bài viết “Pháp điển hóa một số

vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn” của TS. Lê Hồng Sơn – Cục trưởng Cục kiểm
tra văn bản, Bộ Tư pháp, trình bày vắn tắt các quan điểm về pháp điển hóa của các
nước thuộc hệ thống pháp luật khác nhau và đưa ra quan điểm của tác giả về hoạt
động pháp điển hóa tại Việt Nam; Hoặc bài “Một số suy nghĩ bước đầu về pháp điển
hóa – từ góc nhìn lý luận và thực tiễn lịch sử” của TS. Nguyễn Đình Lộc - Ủy ban
pháp luật của Quốc hội, nghiên cứu về pháp điển hóa ở Việt Nam qua các giai đoạn
lịch sử khác nhau; Hoặc bài “Pháp điển hóa – thực chất, nội dung những giới hạn và
điểm dừng cần thiết” của GS.TS. Lê Minh Tâm – Hiệu trưởng trường Đại học Luật
HN …Tuy nhiên, cơ bản các bài viết tham gia Tọa đàm khoa học mới dừng lại ở
việc gợi mở các vấn đề về lý luận và thực tiễn về pháp điển hóa tại Việt Nam để các
nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và làm sâu sắc thêm.
Tiếp đến, cuốn Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Minh Hà với nhan đề
“Pháp điển hóa pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
hiện nay” thực hiện tại Viện khoa học xã hội Việt Nam năm 2008. Luận án đã giải
quyết một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp điển hóa như khái niệm, quy trình …
đặc biệt luận án cũng có sự phân biệt khá sâu sắc sự khác nhau giữa pháp điển hóa
với tập hợp hóa, với xây dựng pháp luật ở Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, luận án
cũng ít nhiều đánh giá thực trạng và đề xuất các phương hướng, giải pháp về pháp
điển hóa gắn với pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam
20


hiện nay. Tuy nhiên, vì phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung vào Việt Nam và
trong một lĩnh vực là pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho nên
những nhận định mà tác giả đưa ra chưa có tính bao quát mà luôn gắn với lĩnh vực
pháp luật về ban hành văn bản qui phạm pháp luật cho nên các vấn đề như nguyên
tắc, tiền đề, điều kiện … của pháp điển hóa thì không được nghiên cứu trong luận
án. Mặc dù vậy, ở một góc độ nào đó công trình vẫn đem lại những giá trị tham
khảo nhất định đối với tác giả luận án, cung cấp một bức tranh về pháp điển hóa
pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật những năm 2008 ở Việt Nam,

từ đó tác giả sẽ có cách nhìn nhận và đánh giá hợp lý về hoạt động pháp điển hóa ở
nước ta hiện nay.
Ngoài ra, các luận văn thạc sĩ của Đào Trọng Giáp về Công tác hệ thống hóa
pháp luật của các cấp chính quyền ở Gia Lai – Thực trạng và giải pháp năm 2009;
hoặc như luận văn tiêu đề Lý luận và thực tiễn về rà soát, hệ thống hóa văn bản
quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay của Nguyễn Đình Thơ bảo vệ năm 2013
đều ít nhiều khai thác một khía cạnh rất nhỏ nội dung về pháp điển hóa với tư cách
là một hình thức của hệ thống hóa pháp luật. Bản thân tác giả luận án này cũng đã
có dịp nghiên cứu về pháp điển hóa ở Việt Nam với đề tài luận văn thạc sĩ, Pháp
điển hóa - những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. Luận văn đã
được bảo vệ tháng 3/2010 tại Trường đại học Luật Hà Nội. Tuy nhiên, ở góc độ
của một luận văn thạc sĩ tác giả mới chỉ dừng lại ở việc khai thác, nghiên cứu các
vấn đề lý luận cũng như thực tiễn của hoạt động pháp điển hóa ở Việt Nam là chủ
yếu. Mặc dù, khi luận giải về khái niệm pháp điển hóa tác giả cũng có cách tiếp
cận về quan niệm pháp điển hóa của các nước trên thế thới nhưng với giới hạn ở đề
tài luận văn thạc sĩ, công trình chưa có điều kiện phân tích một cách sâu sắc, có hệ
thống về các điều kiện ảnh hưởng cũng như việc nghiên cứu so sánh mô hình pháp
điển hóa của các nước trên thế giới. Phần trình bày về thực trạng pháp điển hóa ở
Việt Nam còn nhiều hạn chế. Chính bởi vậy, tác giả luận án cũng rất say mê và
mong muốn những nội dung còn bỏ ngỏ trong luận văn thạc sĩ năm 2010 sẽ được
giải quyết một cách tối đa trong luận án này.
Cuốn Sổ tay hướng dẫn nghiệp vụ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật
do Bộ Tư pháp biên soạn năm 2014, tái bản năm 2017. Nội dung cuốn sách nghiên
21


cứu pháp điển hóa dưới góc độ thực tế, nghiệp vụ ở nước ta hiện nay. Bởi vậy,
ngoài việc giải thích về khái niệm pháp điển quy phạm pháp luật, các nội dung
khác của pháp điển hóa như nguyên tắc, các yếu tố ảnh hưởng, thực trạng, giải
pháp … còn chưa được nêu ở trong cuốn sách. Tuy nhiên, cuốn sách cũng được coi

là tài liệu tham khảo quan trọng trong việc tác giả đề xuất những giải pháp để nâng
cao chất lượng pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay. Nhìn chung có khá nhiều công
trình nghiên cứu về phương hướng, giải pháp cho hoạt động pháp điển hóa ở Việt
Nam hiện nay. Tuy nhiên, về cơ bản sự đóng góp cũng như ý nghĩa mà chúng
mang lại chưa cao. Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu để tìm ra những phương
hướng, giải pháp để thiết lập mô hình pháp điển hóa phù hợp với Việt Nam là điều
thực sự cần thiết.
Tóm lại: Nghiên cứu ở phạm vi trong nước, cũng có khá nhiều công trình
nghiên cứu về pháp điển hóa, tuy nhiên, chưa có công trình nào tiếp cận pháp điển
hóa dưới góc độ so sánh các mô hình pháp điển điển hình và đề xuất kiến nghị cho
Việt Nam. Mỗi công trình nghiên cứu nêu trên về cơ bản chỉ dừng lại ở việc tiếp
cận từng góc độ đơn lẻ, hoặc là về nguyên tắc, hoặc là đưa ra khái niệm nhưng còn
khá nguyên sơ chưa toát lên bản chất của pháp điển hóa… Thiết nghĩ, vì giới hạn ở
những cấp độ khác nhau, phạm vi tiếp cận khác nhau nên nhìn chung các công
trình trên vẫn còn những hạn chế nhất định. Liên quan đến pháp điển hóa còn rất
nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ. Chẳng hạn, các yếu tố ảnh
hưởng tới việc xây dựng mô hình pháp điển hóa, so sánh một vài mô hình pháp
điển tiêu biểu trên thế giới … Đặc biệt, việc nghiên cứu, so sánh các mô hình pháp
điển hóa điển hình trên thế giới và đề xuất kiến nghị đối với Việt Nam là việc làm
quan trọng, đem lại ý nghĩa lớn đối với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật
Việt Nam giai đoạn từ năm 2010 - 2020.
1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu
Từ thực tế các công trình nghiên cứu về pháp điển hóa nêu trên, với đề tài
luận án “Pháp điển hóa - nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh các mô hình
pháp điển hóa điển hình trên thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam”, cần phải
tiếp tục một số công việc sau:
22


Tiếp tục kế thừa một số vấn đề lý luận về pháp điển hóa mà các công trình

nghiên cứu về pháp điển hóa của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu và các học giả
đã giải quyết ở từng khía cạnh đơn lẻ. Chẳng hạn như những nội dung về khái
niệm, đặc điểm của pháp điển hóa; vai trò của pháp điển hóa; nguyên tắc tiến hành
pháp điển hóa.
Với quan điểm tiếp nhận có chọn lọc và so sánh, luận án sẽ tiếp tục kiến giải
những khía cạnh về phương diện lí luận, pháp lí và thực tiễn để nhận thức thấu đáo
hơn về các mô hình pháp điển hóa. Đó là các vấn đề về khái niệm mô hình pháp
điển hóa; chủ thể và quy trình pháp điển hóa; các yếu tố ảnh hưởng và những điều
kiện bảo đảm của pháp điển hóa.
Bên cạnh các vấn đề lí luận, luận án tập trung nghiên cứu mô hình pháp điển
hóa của một số nước như Hoa Kì, Pháp, Đức, Canada, Trung Quốc, Singapore. Từ
việc phân tích mô hình của một số nước nêu trên, luận án rút ra những điểm tương
đồng, khác biệt giữa các mô hình và đưa ra một số kinh nghiệm thực tiễn về pháp
điển hóa áp dụng ở Việt Nam hiện nay.
Thêm vào đó, việc tìm hiểu, nghiên cứu về thực trạng hoạt động pháp điển
hóa ở Việt Nam hiện nay cũng là một công việc quan trọng của luận án. Chính tính
đặc thù của Việt Nam sẽ đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết trong việc tiếp
nhận, hình thành mô hình pháp điển hóa một cách thích ứng và hiệu quả.
Trên cơ sở phân tích, so sánh mô hình pháp điển hóa của một số nước trên
thế giới, nghiên cứu vào hoạt động pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay, luận án sẽ
đưa ra một số quan điểm, giải pháp, kiến nghị hoàn thiện mô hình pháp điển hóa ở
Việt Nam hiện nay.
1.4.

Các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
1.4.1. Các câu hỏi nghiên cứu

Từ những phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tác
giả xác định có bốn câu hỏi nghiên cứu chính cần giải đáp, tương ứng với bốn
chương của luận án:

Câu hỏi nghiên cứu 1: Những lý thuyết, quan điểm khoa học nào là nền tảng
cho việc nghiên cứu pháp điển hóa và mô hình pháp điển hóa?
23


Câu hỏi nghiên cứu 2: Bản chất và những nội dung cơ bản của pháp điển
hóa và mô hình pháp điển hóa. Dựa vào đâu để xác định các mô hình pháp điển
hóa điển hình trên thế giới?
Câu hỏi nghiên cứu 3: Thực tiễn mô hình pháp điển hóa của một số nước
(điển hình) trên thế giới như thế nào và đem lại những kinh nghiệm gì đối với thực
tiễn pháp điển hóa ở Việt Nam hiện nay?
Câu hỏi nghiên cứu 4: Thực trạng mô hình pháp điển hóa ở Việt Nam hiện
nay ra sao và cần thực hiện các giải pháp cơ bản nào để hoàn thiện mô hình pháp
điển hóa ở nước ta hiện nay?
1.4.2. Giả thuyết khoa học
Từ những phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và
những câu hỏi nghiên cứu, tác giả đã xác định giả thuyết khoa học của luận án là:
Trong những năm qua, hoạt động pháp điển hóa của Việt Nam còn chưa được quan
tâm đúng mức. Công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền và hoàn thiện hệ thống
pháp luật đòi hỏi cần thiết phải có sự nghiên cứu đúng đắn về pháp điển hóa, xây
dựng và hoàn thiện mô hình pháp điển hóa ở nước ta hiện nay. Cho đến nay, nhiều
vấn đề lý luận về pháp điển hóa và mô hình pháp điển hóa chưa được làm rõ nên
còn nhiều cách nhận thức, tiếp cận khác nhau. Do vậy, vần đề đầu tiên và cấp bách
là cần có một công trình nghiên cứu toàn diện, tổng thể về vấn đề này.
Bên cạnh đó, vấn đề mô hình pháp điển hóa và việc hoàn thiện mô hình pháp
điển hóa ở Việt Nam hiện nay còn nhiều lúng túng; các qui định của pháp luật về
vấn đề này đã có nhưng còn nhiều bất cập, lỗ hổng pháp lý và chưa mang tính dự
báo. Việc xây dựng và thực hiện các yếu tố của mô hình pháp điển hóa ở Việt Nam
còn nhiều vướng mắc, hiệu quả chưa cao. Thực tế Việt Nam hiện nay, cần có
những quan điểm và phương hướng phù hợp để xây dựng, hoàn thiện mô hình

pháp điển hóa.

24


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài “Pháp điển
hóa - nghiên cứu lý luận, phân tích, so sánh các mô hình pháp điển hóa điển hình
trên thế giới và kiến nghị đối với Việt Nam” có thể thấy, pháp điển hóa là vấn đề
không hoàn toàn mới vì vậy có một số vấn đề lý luận cũng như thực tiễn đã được
các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà khoa học giải quyết như:
- Vấn đề lý luận về khái niệm, vai trò, phương thức pháp điển hóa;
- Vấn đề thực hiện pháp điển hóa của một số nước và Việt Nam.
Tuy nhiên, nhìn chung các công trình nghiên cứu về pháp điển hóa nêu trên
còn rời rạc và sơ sài (chủ yếu dưới dạng các bài viết Tạp chí, bài tham luận hội
thảo). Việc tiếp tục nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp điển hóa
là thực sự cần thiết. Do vậy, luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu các vấn đề sau:
- Về mặt lý luận: kế thừa và phát triển những nội dung mà các nhà khoa
học trước đã tìm hiểu về pháp điển hóa. Bên cạnh đó, nghiên cứu thêm
các nội dung lý luận về qui trình, nội dung của pháp điển hóa; lý thuyết
về mô hình pháp điển hóa (bao gồm khái niệm, cấu trúc và các loại mô
hình pháp điển hóa điển hình); các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến pháp
điển hóa và mô hình pháp điển hóa;
- Về mặt thực tiễn: Luận án nghiên cứu pháp điển hóa tại các quốc gia trên
thế giới nhưng tập trung vào một số quốc gia điển hình như Pháp, Đức,
Hoa Kì, Canada, Trung Quốc, Singapore trong mối tương quan so sánh
từ đó đưa ra những kinh nghiệm đối với Việt Nam; nghiên cứu thực trạng
pháp điển hóa tại Việt Nam để đưa ra quan điểm, giải pháp hoàn thiện
mô hình pháp điển hóa ở nước ta hiện nay.


25


×