Tải bản đầy đủ (.docx) (123 trang)

Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của công ty than na dương vinacomin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.39 KB, 123 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong các ngành kinh doanh hiện nay thì ngành kinh doanh tài nguyên khoáng sản
và cụ thể là kinh doanh than đóng vai trò quan trọng vì nó cung cấp nhiên liệu cho các
ngành công nghiệp khác như: nhiệt điện, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng…. Than
không những phục vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp nó còn phục vụ cho sinh hoạt
của người dân.
Công ty than Na Dương luôn đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ nhu
cầu tiêu thụ than, tạo công ăn việc làm cho cán bộ công nhân viên, thực hiện kinh doanh
có lãi. Để đạt được mục tiêu đó, một yêu cầu khách quan là Công ty phải tổ chức phân
công lao động hợp lý, tiết kiệm tối đa chi phí bán hàng, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh
cải thiện đời sống công nhân viên.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ đề ra thì Công ty phải tổ chức hoạt động kinh doanh tốt,
có những biện pháp khắc phục tồn tại yếu kém của mình để đẩy mạnh khả năng tiêu thụ,
công tác tiêu thụ trên cơ sở đó nâng khả năng tiêu thụ, tăng doanh thu và nâng cao thu
nhập để đạt doanh thu và lợi nhuận cao. Trên cơ sở những kiến thức đã học, qua tìm hiểu
về hoạt động kinh doanh của Công ty than Na Dương, cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình
của cô giáo Th.S Lê Thị Thu Hường em đã chọn cho mình đề tài:” Phân tích tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của Công ty Than Na Dương-TKV” làm đề tài
đồ án môn học Phân tích kinh tế hoạt động kinh doanh trong Doanh nghiệp Mỏ. Kết cấu
của đồ án ngoài phần mở đầu và kết luận thì gồm 2 phần chính như sau:
Phần 1: Khái quát về Công ty Than Na Dương
Phần 2: Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012 của công
ty than Na Dương-TKV
Do kiến thức của bản thân còn hạn chế nên đồ án môn học của em vẫn có nhiều
thiếu xót. Vậy nên em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô để đồ án
của em được hoàn thiện một cách tốt nhất.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.S Lê Thị Thu Hường đã tận tâm hướng dẫn,
giúp đỡ em hoàn thành đồ án của mình.


PHẦN I



GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP

1.1. Giới thiệu chung về doanh nghiệp
a. Thông tin về Công ty
Tên công ty : CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN THAN NA DƯƠNG
Tên viết tắt : VVMI
Địa chỉ : Thị trấn Na Dương – Huyện Lộc Bình – Tỉnh Lạng Sơn.
Điện thoại: 0253844427
Fax: 0253844222
Email :
b. Quá trình hình thành và phát triền của Công ty
Công ty TNHH MTV than Na Dương –VVMI là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty
Công nghiệp mỏ Việt Bắc – Vinacomin tiền thân là Mỏ Than Na Dương, được thành lập
theo quyết định số 104/BCN/KH ngày 10 tháng 01 năm 1995 của Bộ Công nghiệp và
chính thức đi vào hoạt động từ ngày 21 tháng 03 năm 1959. Trong quá trình sản xuất ,
chiến đấu xây dựng từ khi thành lập đến nay Công ty không ngừng tăng trưởng và phát
triển. Nhiều năm liền được Tổng Công ty mỏ Việt Bắc –Vinacomin tặng cờ thi đua là đơn
vị sản xuất kinh doanh khá nhất, sản xuất đảm bảo an toàn. Ghi nhận những thành tích đã
đạt được, Công ty đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: -năm 1961 được tặng thưởng
Huân chương lao động hạng ba. – năm 1962 được tặng thưởng Huân chương lao động
hạng ba. –năm 1979 được tặng thưởng huân chương chiến công hạng nhì- năm 1984
được tặng thưởng Huân chương lao động hạng nhì. – năm 1991 được tặng thưởng Huân
chương lao động hạng nhất. Năm 1997 được tặng thưởng Huân chương độc lập hạng ba.
– năm 2005 được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Sản phẩm chính của Công ty TNHH một thành viên than Na Dương –VVMI là
than nâu ngọn lửa dài, hàm lượng lưu huỳnh cao cung cấp cho các ngành công nghiệp
như: sản xuất xi măng, sản xuất điện, ngoài ra Công ty còn làm các dịch vụ như sửa chữa

thiết bị, sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống. Công nghệ
khai thác là khai thác lộ thiên bằng các thiết bị hiện đại, bốc xúc bằng máy xúc thủy lực
dung tích gầu từ 2.5 đến 6.7 m3. Vận chuyển bằng ô tô tự đổ có trọng tải dưới 60 tấn.
Công ty đã làm tốt công tác môi trường như trồng cây xanh quanh khai trường sản xuất,
xử lý nước thải khi xả ra môi trường bằng phương pháp trung hòa axít chi phí hàng năm
khoảng 5 tỷ đồng. Sản lượng than thành phẩm hàng năm trên 600 nghìn tấn, doanh thu
đạt trên 400 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế trên 10 tỷ đồng. Nộp ngân sách nhà nước đạt
trên 27 tỷ đồng trên năm. Công ty đang trong giai đoạn đầu tư mở rộng nâng cao công
suất mỏ lên 1,2 triệu tấn năm.
c. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh của Công ty
+ Chức năng.
- Được phép kinh doanh theo luật định
- Được phép sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp, nguồn vốn chủ sở hữu
và vốn do các cổ đông đóng góp vào việc khai thác than.
+ Nhiệm vụ
- Công ty có trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty con đối với tập
đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam theo điều lệ của tập đoàn và các quy chế
trong quản lí nội bộ tập đoàn mà công ty là một thành viên.
-

Không ngừng nâng cao hiệu quả kinh tế của công ty, đáp ứng nhu cầu thị
trường và hoàn thành kế hoạch được giao.

+ Ngành nghề kinh doanh.


Công ty than Na Dương được tiến hành hoạt động kinh doanh phạm vi cả trong và
ngoài nước theo sự phân công, phân cấp, ủy quyền của Tập đoàn công nghiệp Than –
Khoáng sản Việt Nam theo pháp luật cụ thể những ngành nghề kinh doanh của công ty là:
Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của Công ty là:

-

Khai thác và thu gom than

-

Đầu tư, xây dựng, khai thác, sàng tuyển, chế biến kinh doanh các sản phẩm than
non, than cứng, than cứng.

-

Kinh doanh nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.

-

Buôn bán vật liệu, thiết bị, lắp đặt khác trong xây dựng.

-

Sửa chữa máy móc, thiết bị mỏ và phương tiện vận tải.

d. Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Than sản xuất chủ yếu được bán cho Công ty Nhiệt điện Na Dương theo đường
băng tải, một số lượng nhỏ bán cho nhà máy Xi măng Bỉm Sơn theo đường vận chuyển
bằng đường sắt.
1.2. Điều kiện vật chất kỹ thuật của sản xuất
Công ty than Na Dương thực hiện khai thác theo một dây chuyên công nghệ chung
cho cả hai quá trình khai thác than và bốc xúc. Dây chuyền công nghệ bao gồm các khâu
theo sơ đồ hình 1-1 như sau:



Khoan nổ

Xúc bốc

Vận tải

Bãi thải

Sàng tuyển

Kho than

Tiêu thụ
Hình 1-1: Sơ đồ công nghệ khai thác than của công ty than Na Dương
Sơ đồ công nghệ của công ty than Na Dương cho thấy đây là một sơ đồ công nghệ
hoàn chỉnh từ khai thác đến chế biến chung cho cả hai quá trình khai thác than và bốc xúc
đất đá. Các khâu đều được cơ giới hóa đảm bảo được tính ổn định của một khâu trong
công tác nâng cao tính chuyên môn hóa, bố trí thiết bị hợp lý. Công ty đã giao khoán và
hạch toán chi theo từng công đoạn sản xuất.
* Khoan nổ: Đây là khâu công nghệ đầu tiên trong dây truyền công nghệ khai thác
khâu này đòi hỏi kỹ thuật cao và chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành đơn vị
sản phẩm của công ty, nếu tổ chức tốt công tác khoan nổ mìn thì sẽ góp phấn đáng kề vào


công tác giảm giá thành sản phẩm nâng cao năng suất thiết bị máy móc, điều này có ý
nghĩa lớn đối với hiệu quả kinh tế của công ty.
* Xúc bốc: Công tác xúc bốc là một khâu cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong giá
thành đơn vị sản phẩm của công ty, nếu như tận dụng được năng lực sản xuất của khâu
này ở mức cao thì khả năng đạt hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp sẽ lớn.

* Vận tải: Công tác vận tải chiếm vị trí quan trọng trong dây truyền công nghệ của
doanh nghiệp, chi phí vận tải chiếm tỷ trọng sau chi phí khoan nổ trong giá thành đơn vị
sản phẩm.
*Sàng tuyển: Là khâu cuối cùng trong dây truyền công nghệ sản xuất của công ty,
nó quyết định đến chỉ tiêu chất lượng than sạch.
* Thoát nước: Không được xếp là khâu trong quá trình công nghệ, song nó đóng
vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến phương án khai thác nhất là tốc độ xuống sâu
của mỏ. Hệ thống đê quai thường xuyên được gia cố, thoát nước trong lòng moong do hệ
thống máy bơm đảm nhận.
* Công tác phục vụ, phụ trợ: Công ty than Na Dương là đơn vị có đầy đủ dây
chuyền cơ giới hóa tương đối hoàn chỉnh. Do đó công tác phục vụ, phụ trợ như sửa chữa
máy móc thiết bị, cung ứng vật tư…là một việc không thể thiếu.
1.2.2.Trang bị kỹ thuật
Do điều kiện vật chất có hạn, các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất của công ty
hiện nay chưa được đồng bộ. Tuy nhiên công ty cũng đã rất cố gắng trong việc đưa máy
móc thiệt bị mới vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp và tái sản xuất mở rộng khai trường tăng sản lượng. Các máy móc mà công ty sử
dụng trong năm 2012 được thể hiện qua bảng 1-1 sau:
Bảng 1-1. Tổng hợp máy móc thiết bị trong năm 2012 của Công ty


CẤP
ST
T

LOẠI THIẾT BỊ

SỐ

THIẾT


LƯỢNG

BỊ (A-BC)

I
1
2
3
4
5
II
1
2
3
4
5
III
IV

Thiết bị xúc bốc
Máy xúc EKG 5A
Máy xúc KOMATSU
Máy xúc CAT
Máy xúc HITACHI
Máy xúc HYUNDAI
Thiết bị vận tải
Xe Belaz
Xe CAT
Xe VOLVO A40D

Xe HOWO
Xe ôtô KOMATSU
Thiết bị gạt
Thiết bị khoan

1 Máy khoan CBb-2M
2 Máy khoan CBp
V
1
2
3
VI
1
2
3
4
5
6
VII
1
2
3

Máy bơm nước
Máy bơm nước 8X-6K
Máy bơm nước 120m3/h
Máy bơm nước HLOM300-700-1000m3/h
Thiết bị gia công cắt gọt
Máy ép thủy lực 100T
Máy doa

Máy hàn(TIG 500, MIG 500,3 kìm ENT 630)
Máy hàn điện
Máy hàn hơi
Các thiết bị gia công khác( búa hơi, tiện, phay,..)
Thiết bị khác
Máy nén khí
Máy tạo khí ni tơ
Máy kích thủy lực

11
5
1
2
2
1
53
10
18
6
19
5
10
5

C
C
B
B
B
C

B
B
C
A
B

4

C

1
8
5
1
2
39
1
2
3
10
2

C

B
B
A
C
C


21

C

13
4
1
1

A
A

C
B
B


4 Các thiết bị khác

7

C


1.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội của sản xuất
13.1 Các điều kiện tự nhiên- xã hội tác động đến tình hình sản xuất của Công ty
a, Vị trí địa ly
+ Mỏ than Na Dương thuộc địa phận xã Sàn Viên, Khuất Xá, Tú Đoạn, thị trấn Na
Dương, huyện Lộc Bình, thành phố Lạng Sơn. Khu mỏ nằm bên trái quốc lộ 4B từ
Lạng Sơn đi Tiên Yên, cách thành phố Lạng Sơn 33km về phía Đông Nam.

+ Tài nguyên khoáng sản : mỏ than Na Dương có trữ lượng 100 triệu tấn. Riêng mỏ
lộ thiên đã có trữ lượng 23 triệu tấn. Ngoài ra còn có các mỏ sét trắng với trữ lượng
lớn như vậy Công ty nằm trên địa bàn có trữ lượng than phong phú có lợi có hoạt
động khai thác lâu dài có hiệu quả.
+ Hệ thống giao thông ; hệ thống giao thông trên địa bàn Công ty khá thuận lợi, có
đương QL 4B chạy qua khá thuận lợi cho công tác vận chuyển than đến nơi tiêu thụ.
b, Đặc điểm mỏ than
Mỏ than là loại than có ngọn lửa dài có nồng độ lưu huỳnh cao, rất độc hại, không
thể dùng cho điện dân dụng như : đốt gạch, ngói và đun nấu… loại than lửa dài này chỉ
thích hợp dùng cho các nhà máy sản xuất xi măng theo công nghệ ướt. Việc tiêu thụ than
của Công ty chỉ phụ thuộc vào hai nhà máy là nhà máy xi măng Hải Phòng và nhà máy xi
măng Bỉm Sơn. Và sau này hộ tiêu thụ than chính của Công ty là nhà máy nhiệt điện Na
Dương.
c, Điều kiện xã hội


Công ty than Na Dương được Đảng và Nhà nước đánh giá cao trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, thực hiện tốt các chính sách kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc
phòng. Công ty luôn là đơn vị gương mẫu chấp hành và thực hiện triệt để công tác an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong cơ quan, trên địa bàn đơn vị đặt trụ sở, kiên
quyết bài trừ các tệ nạn xã hội, ngăn chặn kịp thời các hành vi tiêu cực. Bên cạnh đó công
ty cũng đã làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho công nhân viên.
Công ty luôn đảm bảo đủ công việc cho công nhân và chăm lo đến đời sống của họ.
1.3.2. Tình hình tổ chức quản ly sản xuất và lao động
a. Kiểu cơ cấu và số cấp quản ly
Để phù hợp với công nghệ sản xuất, công ty than Na Dương tổ chức thành 3 phân
xưởng sản xuất chính, 3 phân xưởng sản xuất phụ và 11 phòng ban. Bộ máy quản lý của
công ty được xây dựng dựa theo cơ cấu trực tuyến-chức năng, liên hệ giữa các bộ phận
sản xuất với nhau là liên hệ chức năng, còn giữa các cấp là liên hệ trực tuyến được phân
làm 2 cấp quản lý là: Cấp quản lý Công ty và cấp trực tiếp của Công ty.

Với kiểu cơ cấu này đảm bảo chế độ một thủ trưởng, đảm bảo tính thống nhất, tính
tổ chức cao và mặt khác phát huy được năng lực chuyên môn của các phòng ban chức
năng, đồng thời vẫn đảm bảo quyền làm chủ tập thể của người lao động. Sơ đồ tổ chức bộ
máy quản lý của Công ty được thể hiện qua sơ đồ hình 1-2.
Đối với các phân xưởng trong Công ty tổ chức quản lý hành chính được thể hiện
qua sơ đồ hình 1-3.


Quản đốc

Phó Quản đốc

Đốc công 1

Đốc công 2

Đốc công 3

Tổ sản xuất

Tổ sản xuất

Tổ sản xuất

Tổ theo nghề Tổ tổng hợp

Tổ theo nghề Tổ tổng hợp

Tổ theo nghề Tổ tổng hợp


Hình 1-3: Sơ đồ quản ly sản xuất phân xưởng


Ch tch cụng ty

Kim soỏt viờn

Giỏm c

PGĐ kỹ thuật

P.
P.
P.
P.
Vn ti K thut C inm An ton

PX Khoan,xỳc,VT

PXSX
vụi ỏ

PGĐ đời sống và XDCB

P.
K toỏn

PX
c in


P. K
Hoch

P.
TC-L

PX
Vn ti

P.
Vt t

P. Thanh tra P. Hnh chớnh
bo v

PS SX v
XDCB

PX sang tuyn 1

P.
Y t

PX sn tuyn 2

Hinh 1-2: S t chc b mỏy qun ly cua cụng ty TNHH mt thanh viờn Than Na Dng


b. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các phòng ban
1. Giám đốc công ty

Là người lãnh đạo cao nhất trong mọi hoạt động của Công ty, chịu trác nhiệm
trước Nhà nước về hoạt động và kết quả kinh doanh của Công ty trước cấp trên theo quy
định pháp luật. Là người có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến người lao động,
đến chiến lược, chiến thuật sản xuất kinh doanh của công ty. Sau giám đốc có phó giám
đốc có nhiệm vụ tham mưu giúp cho giám đốc.
2. Phó Giám đốc kỹ thuật sản xuất mỏ.
+ Chỉ đạo xây dựng kế hoạch sản xuất, theo dõi đôn đốc sản xuất các phân xưởng.
+ Chỉ đạo công tác kỹ thuật sản xuất trong Công ty
+ Thay mặt Giám đốc giái quyết các công việc cũ thể tại Phòng kỹ thuật, phòng Cơ
điện và các phân xưởng vận tải.
3. Phó Giám đốc Chế độ chính sách, Hành chính và Y tế
+ Quản lý điều hành lĩnh vực lao động, tiền lương, chế độ, chính sách, đời sống.
+ Quản lý, chỉ đjao công tác hành chính, quản trị, y tế, văn thế.
+ Phụ trách công tác bán hàng, vận chuyển hàng hóa, công tác nguyên nhiên liệu,
công tác triển lãm, quảng cáo và giới thiệu sản phẩm.
4. Phòng Lao động-Tiền lương
Phòng tổ chức lao động tiền lương là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc
và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về công tác tổ chức cán bộ, tổ chức sắp xếp sản xuất,
tổ chức lao động, đào tạo và cống tách lao động tiền lương cũng như chế độ.
5. Phòng Kỹ thuật
Phòng kỹ thuật sản xuất là phòng tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc về toàn bộ công tác quản lý kỹ thuật sản xuất trong khai thác mỏ, quản lý
chất lượng sản phẩm, công tác quản lý ranh giới mỏ, quản lý đất đai của công ty.


6. Phòng Cơ điện
Phòng cơ điện là phòng tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về toàn bộ công tác cơ điện của công ty.
7. Phòng Vận tải-đào tạo
Phòng vận tải – đào tạo là phòng tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm

trước Giám đốc về toàn bộ công tác vận tải và đạo tạo trong công ty.
8. Phòng Kỹ thuật an toàn
Phòng kỹ thuật an toàn là phòng tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc quản lý chỉ đạo toàn bộ công tác kỹ thuật an toàn, bảo hộ lao động và vệ
sinh công nghiệp.
9. Phòng Kỹ thuật sản xuất
Phòng kỹ thuật sản xuất là phòng tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc về toàn bộ công tác quản lý kỹ thuật sản xuất trong khai thác mỏ, quản lý
chất lượng sản phẩm, công tác quản lý ranh giới mỏ, quản lý đất đai của công ty.
10. Phòng Kế hoạch
Phòng kế hoạch là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc về toàn bộ công tác kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xấy dựng cơ
bản, khoán chi phí sản xuất kinh doanh và Hợp đồng kinh tế.
11. Phòng Vật tư
Phòng vật tư là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách nhiệm
trước Giám đốc về toàn bộ công tác quản lý, cung ứng vật tư, phụ tùng thiết bị phục vụ
sản xuất kinh doanh của công ty.
12. Phòng Kế toán
Phòng kế toán tài chính là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc và chịu
trách nhiệm trước Giám đốc mọi công việc thuộc lĩnh vực tài chính kế toán của công ty.


13. Phòng Hành chính
Phòng hành chính đời sống là phòng tham mưu giúp Giám đốc và chịu trách
nhiệm trước Giám đốc thống nhất quản lý, thực hiện toàn bộ công việc thuộc lĩnh vực
hành chính đời sống trong công ty.
14. Phòng Thanh tra-bảo vệ
Phòng Thanh tra – Bảo vệ - Quân sự là phòng tham mưu giúp việc Giám đốc và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác tự vệ, bảo vệ, thanh tra, quân sự
đảm bảo anh ninh chính trị nội bộ, trật tự an toàn cơ quan, bảo vệ tài sản XHCN thuộc

phạm vi Mỏ quản lý và Tham mưu cho Đảng ủy, Giám đốc về công tác an ninh quốc
phòng, công tác quân sự địa phương, quản lý các phương tiện vũ khí thiết bị sẵn sang
chiến đấu, phòng chóng cháy nổ.
15. Phòng Y tế
Phòng y tế là phòng tham mưu giúp cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám
đốc về toàn bộ công tác y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho CBCNV toàn công ty.
c. Chế độ công tác của Công ty than Na Dương
Chế độ làm việc của Công ty được chia làm 2 chế độ:
+ Khối phòng ban: Chỉ đạo quản lý làm việc theo giờ hành chính, ngày làm việc 8
giờ, tuần làm việc 5 ngày, nghỉ thứ 7 và Chủ nhật.
+ Khối công trường phân xưởng thực hiện chế độ làm việc gián đoạn: 3 ca/ngày
đêm, mỗi ca làm việc 8 giờ, chế độ đảo ca ngược, tuần làm việc 6 ngày, nghỉ chủ nhật, 1
tuần đảo ca 1 lần.
Sơ đồ đảo ca ngược của Công ty được thể hiện trên hình 1-4:


Ca sx

T2

Ca I

Tổ

T3

T4

T5


T6

T7

CN

T2

T3

T4

T5

T6

T7

1
Ca II

Tổ
2

Ca

Tổ

III


3
Hình 1-4: Sơ đồ đảo ca ngược của Công ty Than Na Dương-TKV

1.3.3. Tình hình sử dụng lao động trong doanh nghiệp
Công ty Than Na Dương là một doanh nghiệp sản xuất có quy mô tương đối lớn
nên lực lượng lao động của Công ty khá nhiều. Mặt khác lao động là một yếu tố không
thể thiếu trong bất kỳ công đoạn nào của sản xuất. Nhận thức được vấn đề này trên Công
ty đã có nhiều cố gắng trong công tác tổ chức sản xuất, sử dụng lực lượng lao động, chất
lượng lao động cũng như số lượng lao động ngày càng đáp ứng được nhu cầu sản xuất
của mình. Số lượng công nhân kỹ thuật của công ty chiếm tỷ lệ cao, chất lượng công
nhân kỹ thuật cao là do có tuổi nghề cao, có kinh nghiệm nhiều năm tích lũy. Tuy nhiên
đội ngũ lao động trẻ có trình độ chuyên môn chưa cao. Vì vật hàng năm công ty vẫn có
kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề và gửi công nhân đi đào tạo ở những nơi đáng tin
cậy, có chất lượng cao. Ngoài ra còn có các biện pháp khuyến khích tại sự yêu nghề, gắn
bó với nghề nghiệp để nâng cao chất lượng công nhân bởi bậc thợ trung bình còn thấp.
Năm 2012 công ty than Na Dương có tổng số cán bộ công nhân viên bình quân năm là
795 người, công nhân sản xuất chính là 688 người chiếm tỷ lệ là 86, 54%. Với đội ngũ
lao động như vậy có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Cơ cấu
lao động (tính đến 31/12/2012) được thể hiện qua bảng 1-2 sau:
Bảng 1-2. Tổng hợp số lượng lao động theo khu vực sản xuất


ST
T
I
1
+
+
+
+

2
+
+
+
+
+
+
II
1
+
+
+
+
+
2
+
+
+
+
+
+
III
+

Khu vực sản xuất
TỔNG CỘNG
Lao động khu vực sản xuất chính
Công nhân sản xuất than lộ thiên
Công nhân VH khoan, nổ mìn
Công nhân VH máy xúc

Trong đó:
Xúc đất
Xúc than
Công nhân vận chuyển
Trong đó:
Vận chuyển đất
Vận chuyển than NK
Công nhân VH máy gạt
Công nhân chính khác
Công nhân VH bẳng chuyền, băng tải
CN vận hành trạm mạng
CN chế biến than thủ công
Bảo vệ cơ động
CN cấp thoát nước
CN chính khác
Lao động khu vực phụ trợ, phục vụ
Lao động khu vực phụ trợ
Phụ trợ BD, SCTX thiết bị
Gia công cơ khí, SV goong
Đầu đường, ghi chuyến
CN SCTXCT kiến trúc
CN phụ trợ khác
Lao động khu vực phục vụ
Thủ kho
Cấp dưỡng, bếp…
Bảo vệ công ty
Lái xe phục vụ
Y tế công trường
Lao động phục vụ khác +KCS
Lao động khu vực quản ly

Viên chức lãnh đạo, quản lý

Lao động,

Tỷ trọng,

người

%
795
424
278
29
84
77
7
134
126
8
31
146
14
8
41
33
23
27
265
182
97

32
25
10
18
83
17
36
6
4
5
15
106
54

100.00
53.33
34.97
3.65
10.57
0.00
9.69
0.88
16.86
0.00
15.85
1.01
3.90
18.36
1.76
1.01

5.16
4.15
2.89
3.40
33.33
22.89
12.20
4.03
3.14
1.26
2.26
10.44
2.14
4.53
0.75
0.50
0.63
1.89
13.33
6.79


+

V.C chuyên môn, nghiệp vụ

52

6.54



KẾT LUẬN PHẦN I
Công ty Than Na Dương là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động sản xuất kinh
doanh các sản phẩm than, đá vôi. Công ty luôn duy trì và không ngừng phát triển sản
xuất, tìm hiểu và đưa khoa học công nghệ mới vào nhằm nâng cao năng lực sản xuất và
chất lượng sản phẩm. Với điều kiện sản xuất kinh doanh như đã nêu ở trên cho thấy Công
ty gặp rất nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn.
* Thuận lợi:
+ Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ và năng lực vững vàng, giàu kinh nghiệm.
+ Lực lượng lao động dồi dào, đội ngũ công nhân kỹ thuật chiếm tỷ lệ khá cao,
chất lượng được đào tạo trong các trường dạy nghề có trình độ nghề nghiệp và khả năng
tiếp thu tốt những thành tựu khao học kỹ thuật.
+ Công ty thường xuyên quan tâm đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản
xuất.
+ Đồng thời công ty cũng được sự quan tâm đầu tư máy móc thiết mới và tạo điều
kiện về nhiều mặt của Công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc nói riêng và Tập đoàn công
nghiệp Than – Khoáng sản nói chung. Tổng mức đầu tư cho các dự án than trong vòng 5
năm qua là 5.617 tỷ đồng, trong đó có những dự án đầu tư vào công ty than Na Dương.
* Khó khăn:
+ Hệ thống mở vỉa bằng hào ngoài bán trú vỉa với công nghệ khai thác lộ thiên.
Với phương pháp mở vỉa này khi khai thác xuống sâu thì khối lượng đào hào sẽ tăng rất
lớn.
+ Khi khai thác xuống sâu, các điều kiện sản xuất ngày càng khó khăn, do đó việc
cung ứng vật tư kỹ thuật vẫn chưa được kịp thời, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản
xuất, chi phí khai thác ngày một tăng do phải bóc đất đá nhiều.


+ Điều kiện làm việc của công nhân luôn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên như
: Mưa, nắng, bụ, môi trường ô nhiễm rất dễ mắc phải những bệnh nghề nghiệp.
+ Hiệu quả quản lý và sử dụng máy móc thiết bị chưa cao khiến cho máy móc,

thiết bị hiện có bị xuống cấp.
+ Hoạt động trong môi trường cạnh tranh của nên kinh tế thị trường, có sự quản lý
và điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch đặt ra trước mắt
và lâu dài của công ty cần giải quyết các vấn đề sau:
- Tăng cường vốn để đảm bảo sản xuất mở rộng cải tạo mỏ, tổ chức lại sản xuất,
quản lý chặt chẽ chi phí đầu vào của sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Đầu tư phát triển hệ thống thoát nước để giảm các khoản chi phí nạo vét, đắp đê
quai khi mùa mưa lũ kéo đến. Đồng thời xây dựng kế hoạch và có biện pháp phòng
chống bão lụt.
- Áp dụng chặt chế độ khoán quản gắn chặt quyền lợi của người lao động với tài
sản của công ty, tạo cho người lao động có ý thức bảo vệ, quản lý chăm sóc thiết bị của
công ty như là của mình.
- Cải tiến bộ máy quản lý nhằm đảm bảo gọn nhẹ, ít khâu trung gian, đúng người,
đúng việc, nâng cao hiệu quả quản lý.
- Cần có kế hoạch đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động trẻ như đào tạo tại chỗ
hoặc gửi công nhân đi đào tạo ở những cơ sở đáng tin cậy, có chất lượng cao.
Để đánh giá một cách đầy đủ và chính xác hơn, tìm ra được những biện pháp,
phương hướng giải quyết của Công ty, em sẽ tiến hành phân tích các mặt hoạt động sản
xuất kinh doanh năm 2012 của Công ty Than Na Dương trong phần 2 của đồ án này.


PHẦN II
PHÂN TÍCH KINH TẾ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Đánh giá chung hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty than Na Dương là một doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập thuộc
Tổng Công ty Công nghiệp mỏ việt Bắc – VINACOMIN với nhiệm vụ chính là sản xuất,
chế biến và tiêu thụ sản phẩm than. Sản phẩm làm ra của công ty là than cám, đáp ứng
chủ yếu cho nhu cầu tiêu thụ than trong nước. Để đánh giá được đúng thực trạng quá
trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, trên cơ sở những tài liệu thống kê, hạch

toán và điều kiện sản xuất cụ thể, qua đó đưa ra những khuyết điểm làm cơ sở đề xuất các
giả pháp không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả phải đảm bảo
thực hiện được hai nhiệm vụ chính:
+ Về kinh tế: phải bảo toàn được vốn kinh doanh và thu lợi nhuận.
+ Về mặt xã hội: giải quyết được vấn đề công ăn, việc làm, đảm bảo đời sống của
người lao động và thực hiện các mục tiêu xã hội khác như nộp ngân sách, bảo vệ môi
trường…
Qua bảng số liệu 2-1 cho thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty vẫn tiến
hành bình thường, giải quyết được công ăn, việc làm đầy đủ cho người lao động, đảm bảo
nộp ngân sách và có lãi.
Năm 2012 nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, ngành than cũng như
các ngành khác phải chịu ảnh hưởng chung đó, lợi nhuận của Công ty giảm mạnh so với
năm 2011 và không hoàn thành kế hoạch đã đặt ra. Điều này có thể giải thích là do tốc độ
tăng giá bán than tăng chậm hơn tốc độ tăng giá thành sản xuất than.


Sản lượng than nguyên khai Công ty khai thác được trong năm 2012 là 559.009
tấn, hoàn thành và vượt so với kế hoạch 4.009 tấn, so với năm 2011 sản lượng than khai
thác bằng 90,15%. Nguyên nhân gây ra sản lượng than nguyên khai sản xuất giảm là do
điều kiện khai thác ngày càng xuống sâu, diện khai thác ngày càng thu hẹp.
Sản lượng than sạch sản xuất và than tiêu thụ đạt 101,17% so với kế hoạch, vượt
1,17% tương ứng vượt 5.828 tấn, giảm so với năm 2011 là 71.648 tấn tương ứng giảm
12,41%.
Tốc độ giảm của than sạch cao hơn tốc độ giảm của than nguyên khai, là do đặc
điểm và cấu tạo của vỉa than, thêm vào đó là đặc tính chất lượng của than Na Dương có
hàm lượng lưu huỳnh lớn, chất bốc cao, đã lộ vỉa hoặc xúc bốc lên kho bãi thì rất dễ bị
cháy, dễ bị phong hóa.
Tổng doanh thu năm 2012 là 416.567 Trđ giảm 31.692 Trđ tương đương giảm
7,07% so với năm 2011. Trong đó doanh thu than năm 2012 là 408.223 Trđ chiếm tỷ

trọng 98,00% trong tổng doanh thu. Nguyên nhân do khối lượng sản phẩm tiêu thụ giảm.
Hao phí vật tư tăng là do điều hiện khai thác không thuận lợi và giá bán vật tư
tăng. Ngoài ra còn do nguyên nhân chủ quan của Công ty trong việc sử dụng tiết kiệm,
lãng phí nguyên liệu.
Số lượng lao động toàn Công ty giảm 32 người so với năm 2011, trong đó công
nhân sản xuất chính giảm 19 người, còn công nhân viên khác giảm 13 người. Năng suất
lao động tính bằng cả giá trị và hiện vật cho công nhân toàn doanh nghiệp cũng như công
nhân sản xuất chính tuy tăng so với kế hoạch đã đề ra nhưng lại giảm so với năm 2011.


ST
T
1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11

12
+
+
13
14

15
16
17

Bảng 2-1. Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu
SS
SS
Năm 2012
TH2012/TH201 TH2012/KH201
Năm
1
2
Chỉ tiêu
ĐVT
2011
KH
TH
Chỉ số
Chỉ số
+/+/(%)
(%)
Than nguyên khai sản xuất
Tấn
620,092
555,000
559,009 -61,083
90.15
4,009 100.72
Than sạch sản xuất
Tấn

577,476
500,000
505,828 -71,648
87.59
5,828 101.17
Than tiêu thụ
Tấn
577,476
500,000
505,828 -71,648
87.59
5,828 101.17
6,682,19 6,500,00 6,657,77
157,77
Đất đá bốc xúc
m3
8
0
7 -24,421
99.63
7 102.43
Hệ số bóc đất sản xuất
m3/TNK
10.78
11.71
11.91
1 110.52
0 101.69
Tỷ lệ thu hồi than sạch
%

93.13
90.09
90.49
-3
97.16
0 100.44
Tổng doanh thu
Trđ
448,259
408,182
416,567 -31,692
92.93
8,385 102.05
Doanh thu than
Trđ
455,290
403,683
408,223 -47,066
89.66
4,541 101.12
Doanh thu khác
Trđ
-7,031
4,500
8,344 15,374 118.68
3,844 185.43
Doanh thu thuần
Trđ
455,290
403,683

410,135 -45,154
90.08
6,453 101.60
Tổng tài sản
Trđ
242,504
242,668
242,833
330 100.14
165 100.07
Tổng số lao động
Người
800
784
768
-32
96.00
-16
97.96
CNV sản xuất chính
Người
624
615
605
-19
96.96
-10
98.45
Hao phí vật tư chủ yếu
kg/1000m3

997.77 1,019.20 1,054.15
56 105.65
35 103.43
4,751,26 5,096,00 5,019,77 268,50
Khối lượng đất đá phải nổ
m3
6
0
3
7 105.65 -76,227
98.50
Đ/m s/dụng thuốc phá đá
kg/m3
0.21
0.20
0.21
0.00
100
0.01
105
Năng suất lao động
Tính bằng giá trị
Trđ/ng-năm
Tính cho 1 CNV toàn DN
"
611.11
571.54
587.42 -23.69
96.12
15.88 102.78

Tính cho 1 CNV SX chính
"
783.48
729.19
745.69 -37.79
95.18
16.50 102.26
Tính bằng hiện vật
Tấn/ng-năm
Tính cho 1 CNV toàn DN
"
775.12
707.91
727.88 -47.24
93.91
19.97 102.82
Tính cho 1 CNV SX chính
"
993.74
903.17
923.98 -69.76
92.98
20.81 102.30
Giá thành SX 1 đơn vị SP
đ/tấn
746,749
838,174
822,310 75,761 110.12 -15,864
98.10
Giá bán 1 đơn vị SP

đ/tấn
788.413
807.365
807.039
19 102.36 -0.326
99.96
Trđ/ngThu nhập bình quân
tháng
6.324
5.977
5.710 -0.614
90.29 -0.267
95.54
Lợi nhuận sau thuế
"
34,498
11,758
10,048 -24,450
29.13 -1,710
85.46
Thuế TNDN
"
5,816
2,939
3,386 -2,430
58.22
446 115.18




Điều đó cho thấy công tác tổ chức lao động của Công ty còn hạn chế, một phần
nguyên nhân là do kế hoạch điều chỉnh sản lượng gây khó khăn trong việc sắp xếp lao
động. Và nguyên nhân khách quan khác là do điều kiện thực tế tại mỏ nên công tác bố trí
sắp xếp lao động giữa mùa mưa và mùa khô gặp khó khăn.
* Tóm lại: Qua phân tích các chỉ tiêu chủ yếu trong Công ty than Na Dương cho
thấy tình hình khai thác sản xuất kinh doanh than nhìn chung là có chiều hướng chưa tốt.
Hầu hết các chỉ tiêu thực hiện được trong năm đều không đạt so với năm 2011 và kế
hoạch đề ra. Quy mô sản xuất và khối lượng sản xuất của Công ty thu hẹp lại.
Do đó, Công ty cần tăng cường công tác quản lý, rà soát từng khâu, từng bộ phận
và có những giải pháp thiết thực để thực hiện nhiệm vụ hoàn thành kế hoạch sản xuất
trong các năm tiếp theo.
Để đánh giá chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, tác giả sẽ phân
tích chi tiết, cụ thể trong các phần tiếp theo.
2.2. Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
Phân tích tình hình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp nhằm đánh giá một cách
toàn diện các mặt sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong mối liên hệ chặt chẽ với thị trường
và kế hoạch Nhà nước nhằm đánh giá quy mô sản xuất, sự cân đối và phù hợp với tình
hình thực tế để tìm ra những tiềm năng và khả năng tận dụng chúng. Từ đó đưa ra kết luận
về quy mô sản xuất, tính cân đối và phù hợp với tình hình thực tế, tính nhịp nhàng giữa
sản xuất và tiêu thụ, cho phép xác định phương hướng, chiến lược cho sản xuất kinh
doanh trên các mặt số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm.
2.2.1. Phân tích chung sản lượng sản xuất và tiêu thụ bằng đơn vị giá trị
Qua bảng phân tích chung sản lượng sản xuất và tiêu thụ bằng đơn vị giá trị ta thấy
trong năm 2012 sản lượng sản xuất của Công ty giảm 61.083,30 tấn tương ứng với 9,85%
so với năm 2011 và tăng 4.008,70 tấn ứng với 0,72% so với kế hoạch.
Nguyên nhân làm giảm sản lượng than nguyên khai sản xuất so với năm trước là
do các nguyên nhân khách quan như: Giá nguyên, nhiên liệu đầu vào năm 2012 tăng so



×