Tải bản đầy đủ (.doc) (163 trang)

Dự án xây dựng công trình xưởng tuyển nổi quặng kẽm chì tại mỏ cuội nắc, xã yên đổ, huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.66 KB, 163 trang )

MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
BOD

: Nhu cầu oxy sinh học

BOD5

: Nhu cầu oxy sinh hóa đo ở 200C - đo trong 5 ngày

BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trường

1


BXD

: Bộ xây dựng

BYT

: Bộ y tế

COD

: Nhu cầu oxy hoá học


CHXHXN

: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

CTR

: Chất thải rắn

CTNH

: Chất thải nguy hại

DO

: Hàm lượng oxy hoà tan

ĐTM

: Đánh giá tác động môi trường

ĐVT

: Đơn vị tính

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KHKT


: Khoa học kỹ thuật

MT

: Môi trường



: Nghị định

PCCC

: Phòng cháy chữa cháy

QC

: Quy chuẩn

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam



: Quyết định

QLNN

: Quản lí nhà nước


STT

: Số thứ tự

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TCXDVN

: Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

TN&MT

: Tài nguyên và môi trường

TT

: Thông tư

TTg

: Thủ tướng

2


TSS

: Hàm lượng chất rắn lơ lửng


UB

: Ủy ban

UBMTTQ

: Ủy ban mặt trận tổ quốc

UBND

: Ủy ban nhân dân

VLXD

: Vật liệu xây dựng

XD

: Xây dựng

WB

: Ngân hàng thế giới

WHO

: Tổ chức y tế thế giới

3



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Trang

4


5


TÓM TẮT BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Hiện nay, Công ty liên doanh kim loại màu Việt Bắc hiện nay đang quản
lý, khai thác một số mỏ chì kẽm tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên như: Mỏ Chì
Kẽm Cuội Nắc - huyện Phú Lương, mỏ Chì Núi Vuốt - huyện Đại Từ (đã
được thăm dò và đang chuẩn bị tiến tới khai thác), ngoài ra còn một số mỏ chì
kẽm khác của Công ty cũng đang trong quá trình thăm dò đánh giá trữ lượng.
Nên phía Công ty đầu tư xây dựng xưởng tuyển nổi quặng kẽm chì tại mỏ
Cuội Nắc, xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên để đáp ứng nguồn
nguyên liệu tinh luyện chì, kẽm cung cấp cho nhà máy luyện kim của công ty
tại khu công nghiệp nhỏ Điểm Thụy - huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên,
đồng thời nhằm tận thu nguồn tài nguyên, tránh lãng phí.
Xưởng tuyển nổi kẽm chì Cuội Nắc nằm trong khu vực mỏ chì kẽm Cuội
Nắc thuộc địa phận xóm Khe Nác, xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên. Khu vực xưởng tuyển nổi nằm khá sâu trong vũng núi đá, cách
đường nhựa liên xã khoảng 1,3km, cách đường quốc lộ 3 Thái Nguyên - Bắc
Kạn khoảng 4km, cách trung tâm thành phố Thái nguyên khoảng 31km. Vị trí

của xưởng tuyển nổi nằm giáp danh với thành phố Thái Nguyên và liền kề với
tỉnh Bắc Kạn, có hệ thống đường giao thông thuận lợi.
Dự án xây dựng xưởng tuyển nổi kẽm chì Cuội Nắc hết sức cần thiết, dự
án không những đáp ứng được nhu cầu của thị trường về chì kẽm kim loại mà
còn góp phần thúc đẩy sự phát triển ngành khai thác - chế biến khoáng sản
tỉnh Thái Nguyên riêng và của Việt Nam nói chung.
1. Nội dung chính của dự án
1.1. Quy mô dự án
1.1.1. Các hạng mục công trình chính của dự án

6


Bảng 1.1. Diện tích và các hạng mục công trình chính của dự án
STT

Tên hạng mục

ĐVT

Số lượng

I. Các công trình của xưởng tuyển nổi
1

Phân xưởng nghiền thô

m2

2


2

Phân xưởng nghiền tinh

m2

3

3

Nhà xưởng tuyển

m2

4

4

Xưởng đóng bao

m2

5

5

Bể chứa tinh quặng chì

m2


6

6

Bể chứa tinh quặng kẽm

m2

7

7

Phòng hóa nghiệm

m2

8

8

Phòng bảo vệ và trạm cân

m2

9

9

Nhà kho chứa sản phẩm


m2

10

10

Kho chứa nguyên liệu

m2

11

11

Nhà bơm nước

m2

12

12

Bể chứa nước tuyển

m2

13

13


Hệ thống thoát nước

m2

14

14

Sân chứa quặng nguyên

m2

2

khai
II. Các công trình phục vụ khai thác
15

Trạm quạt YBT-52-2

m2

16

16

Trạm biến áp + nhà đèn

m2


17

17

Nhà trục tời

m2

18

18

Trạm khí nén

m2

19

19

Nhà giao ca

m2

20

20

Bể nước


m2

21

21

Sân công nghiệp tại cửa lò

m2

22

22

Kho chưa nguyên vật liệu

m2

2

m2

24

III. Các công trình phục vụ sinh hoạt
23

Nhà tập thể


7


24

Nhà bếp và nhà ăn

m2

25

25

Nhà điều hành

m2

26

26

Nhà tắm nhà vệ sinh

m2

27

27

Nhà để xe


m2

28

m2

2

28

Kho chứ vật liệu nổ công nghiệp

1.1.2. Vốn đầu tư
- Tổng vốn đầu tư: 30.000.000.000 đồng, trong đó:
+ Chi phí xây lắp: 10.000.000.000 đồng.
+ Chi phí thiết bị: 12.000.000.000 đồng.
+ Chi phí khác: 2.000.000.000 đồng.
+ Vốn dự phòng: 5.000.000.000 đồng.
- Vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường: 5 % tổng vốn đầu tư của dự án.
2. Tác động của dự án đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội
2.1. Tác động của dự án đến môi trường tự nhiên
2.1.1. Tác động trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng
và lắp đặt máy móc thiết bị
2.1.1.1. Tác động đến môi trường không khí
- Khí và bụi phát sinh do quá trình đốt cháy nhiên liệu của các loại máy
móc thi công trên công trường, máy móc thi công xây dựng, quá trình đốt
cháy nhiên liệu các phương tiện vận chuyển thiết bị, vật tư, máy móc và do
san gạt, tạo mặt bằng.
- Khí và bụi nhiều làm giảm độ nhìn thấy gây nguy hiểm cho các phương

tiện giao thông, làm gỉ kim loại (khi không khí ẩm ướt), ăn mòn và làm bẩn
nhà cửa…Gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sinh trưởng, phát triển của thực
vật và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, đặc biệt đối với công nhân làm
việc trong xưởng.
2.1.1.2. Tác động đến môi trường nước
- Chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân, nước mưa chảy tràn,
nước thải chứa nhiều dầu, mỡ từ các phương tiện vận chuyển và thi công xây

8


dựng. Lượng nước thải trong giai đoạn này không phải là ít, gây tác động xấu
đến môi trường đất và thủy vực trong khu vực.
2.1.1.3. Tác động đến môi trường đất
- Làm thay đổi thành phần cấu trúc cơ giới của lớp đất mặt trong khu vực
san lấp mặt bằng của dự án, đồng thời môi trường đất cũng chịu ảnh hưởng
không nhỏ từ lượng nước thải và chất thải rắn phát sinh hằng ngày.
2.1.2. Tác động trong giai đoạn sản xuất tuyển nổi quặng kẽm chì
2.1.2.1. Tác động đến môi trường không khí
- Khí độc hại và bụi phát sinh do quá trình phong hoá tự nhiên của một
số thành phần có trong quặng như SO2, NOx, CO, CO2...
- Bụi và khí độc hại do hoạt động của các máy móc thiết bị tại khu vực
dự án như máy xúc, máy đập nghiền. Tuy nhiên, do lượng nhiên liệu sử dụng
không lớn nên lượng bụi và khí thải độc hại phát sinh do các hoạt động của
các thiết bị này không đáng kể.
- Bụi do hoạt động bốc xúc, nghiền đập nguyên liệu tại xưởng tuyển.
2.1.2.2. Tác động đến môi trường nước
- Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của cán bộ
công nhân viên của xưởng.
- Nước thải sản xuất: từ các hoạt động tuyển rửa, chế biến quặng chì,

kẽm của xưởng.
+ Lưu lượng: nước thải ra trong quá trình sản xuất chủ yếu theo bùn tràn
khoảng 25m3/h.
- Nước mưa chảy tràn: nguồn gây ô nhiễm chủ yếu trong giai đoạn này là
nước mưa chảy tràn qua khu vực dự án.
+ Lưu lượng nước chảy tràn phụ thuộc vào mùa và chế độ khí hậu khu
vực và thường có hàm lượng chất lơ lửng là bùn đất và các tạp chất cao.
2.1.2.3. Tác động đến môi trường đất
- Chủ yếu là tác động của chất thải rắn từ sinh hoạt của cán bộ công nhân
viên và hoạt động sản xuất của xưởng: bùn thải từ công đoạn tuyển nổi quặng
chì kẽm và hoạt động sinh hoạt của công nhân tại xưởng.

9


- Tải lượng: lượng chất thải rắn sinh hoạt khoảng 45 - 50kg/ngày, tổng
lượng chất thải rắn hằng năm của xưởng khoảng 16.038 m3/năm.
2.2. Tác động của dự án tới môi trường kinh tế - xã hội
2.2.1. Tác động tích cực
- Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 75 lao động.
- Đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc gia, tăng nguồn thuế trung
ương và địa phương, góp phần vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
- Đem lại những lợi ích cho người dân địa phương và đóng góp cho sự
phát triển kinh tế, xã hội khu vực.
2.2.2. Tác động tiêu cực
- Gây ra một số bệnh nghề nghiệp đối với công nhân viên làm việc tại xưởng.
- Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt bình thường của các hộ dân sống
quanh khu vực dự án và hai bên tuyến đường giao thông.
- Có thể làm gia tăng các tệ nạn xã hội.

- Các hoạt động của dự án làm gia tăng mật độ giao thông trong khu vực
ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ hệ thống đường xá, cầu cống.
- Mất an ninh trật tự khu vực, gây mâu thuẫn giữa người dân đang cư trú
và những người mới đến.
3. Các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu tác động xấu
- Dựa trên cơ sở phân tích các tác động do dự án gây ra chúng ta sẽ có
những biện pháp giảm thiểu phù hợp mang tính tạm thời hay lâu dài.
3.1. Giai đoạn giải phóng mặt bằng, thi công xây dựng và lắp đặt máy
móc thiết bị
3.1.1. Các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu đối với môi trường không khí
- Tưới nước để hạn chế bụi.
- Thường xuyên bảo dưỡng máy móc, thiết bị.
- Sử dụng các phương tiện máy móc thi công có hiệu suất cao, hạn chế
hoạt động vào giờ cao điểm.

10


- Sử dụng bạt che chắn trong quá trình vận chuyển.
- Bố trí máy phát điện tại vị trí cuối hướng gió, xa khu vực ở của công nhân.
- Trồng cây xanh dọc tuyến đường vận chuyển nội bộ và khu đất trống...
3.1.2. Các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu đối với môi trường nước
- Xây dựng một hệ thống bể tự hoại để xử lý nước thải sinh hoạt.
- Nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý tại hệ thống bể tự hoại.
- Bảo dưỡng, thay dầu cho các phương tiện hoạt động thi công tại các
gara chuyên nghiệp. Không thực hiện thay dầu, sửa chữa tại khu vực xưởng.
- Lót đáy các vị trí trộn vữa bê tông, xi măng.
- Tại các khu vực sau khi san gạt sử dụng máy lu lèn chặt nền đất.
- Đào các rãnh thoát nước xung quanh các khu vực thực hiện công tác
san ủi.

- Thu gom nạo vét bùn cặn trên các mương thoát nước.
3.1.3. Các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu đối với môi trường đất
Ảnh hưởng đến môi trường đất chủ yếu do chất thải rắn nên một số biện
pháp được sử dụng là:
-Thu gom đất đá, vật liệu xây dựng, vỏ bao xi măng, gỗ, giấy... vào các
vị trí quy định để tái sử dụng và xử lý hoặc sử dụng cho mục đích khác.
- Chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, chôn lấp hợp vệ sinh.
- Xây dựng hố chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt.
- Thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại theo đúng quy định.
3.1.4. Các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu tác động xấu tới con người
- Xây dựng hệ thống các quy định về an toàn lao động, trang bị đầy đủ
các thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân.
- Công nhân viên khi tiến hành thi công, lắp ráp phải mang thiết bị bảo
hộ cá nhân.
- Trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết ứng phó kịp thời các sự cố...
3.2. Giai đoạn hoạt động sản xuất

11


3.2.1. Các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu đối với môi trường không khí
- Tưới ẩm vào mùa khô để giảm bụi.
- Sử dụng các loại xe vận tải có động cơ đốt trong có hiệu suất cao, tải
lượng khí thải nhỏ và độ ồn thấp.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng thiết bị, động cơ, máy móc định kỳ.
- Sử dụng bạt che chắn trong quá trình vận chuyển.
- Trang bị phương tiện bảo hộ lao động chống ồn cho công nhân làm
việc ở những khu vực có tiếng ồn cao.
- Tại các khu vực phát sinh tiếng ồn và độ rung động đều có lắp các thiết
bị chống rung, chống ồn.

- Trồng cây xanh để hạn chế bụi và giảm tiếng ồn...
3.2.2. Các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu đối với môi trường nước
- Nước thải sản xuất sẽ được thu hồi qua các bể lắng cặn, lắng lọc đạt
yêu cầu trước khi thải ra ngoài môi trường.
- Nước thải sinh hoạt phát sinh được xử lý bởi hệ thống bể tự hoại trước
khi thải ra nguồn tiếp nhận.
- Nước mưa chảy tràn được thu hồi vào hệ thống bể chứa thông qua các
mương dẫn để lắng, lọc mới xả ra nguồn tiếp nhận.
3.2.3. Các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu đối với môi trường đất
Trong giai đoạn này tác động chủ yếu cũng là do chất thải rắn nên một số
biện pháp được sử dụng là:
- Đất đá sẽ được thu gom, vận chuyển bằng xe tải đến nơi tập kết.
- Rác thải có tính chất nguy hại như: găng tay, giẻ lau máy, dầu thải, bùn
thải... có chứa KLN được công ty tiến hành thủ tục lập hồ sơ đăng ký chủ
nguồn thải chất thải nguy hại theo đúng quy định.
- Bùn thải được nạo vét và xử lý theo đúng quy định.
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh được phân loại và xử lý tại chỗ.
3.2.4. Các biện pháp phòng ngừa giảm thiểu tác động xấu tới con người

12


- Thực hiện các biện pháp an toàn lao động.
- Cấp phát đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động, nghiêm chỉnh chấp
hành các quy định về an toàn lao động.
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho công nhân mỏ, phát hiện sớm các
bệnh nghề nghiệp để có biện pháp điều trị, điều dưỡng kịp thời.
- Giảm thiểu các tác động của tiếng ồn.
- Trồng hàng rào cây xanh để giảm thiểu tiếng ồn và bụi...
3.3. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội

3.3.1. Đảm bảo vấn đề an ninh, trật tự trong khu vực
- Thực hiện công tác đền bù giải phóng mặt bằng theo đúng quy định của
pháp luật.
- Tạo điều kiện về việc làm cho người dân địa phương chịu tác động của
dự án.
- Đóng góp kinh phí ủng hộ địa phương cùng phát triển về các mặt kinh
tế xã hội. Giao lưu, tạo mối quan hệ tôt đẹp với chính quyền nhân dân địa
phương.
- Quản lý cán bộ công nhân thật tốt không để các tệ nạn ảnh hưởng đến
uy tín của công ty cũng như ảnh hưởng đến nhân dân.
- Đối với cán bộ công nhân viên của công ty phải chấp hành nghiêm
chỉnh nội quy, quy định đã được xây dựng và quy định về giữ gìn an ninh trật
tự ở địa phương.
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, với các lực lượng an
ninh của xã và nhân dân trong khu vực để giữ gìn an ninh trật tự ở đơn vị và
khu vực lân cận.
- Thực hiện tốt việc đăng ký tạm trú, tạm vắng với công an địa phương
và tham gia xây dựng quỹ an ninh để đảm bảo hiệu quả hơn.
- Xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân địa phương.
3.3.2. Công tác bảo vệ tài sản
- Thành lập tổ bảo vệ chuyên trách trực 24/24.

13


- Xây dựng nội quy ra vào khu vực xưởng.
- Thường xuyên giáo dục cán bộ công nhân viên nêu cao tinh thần trách
nhiệm trong công việc, ý thức bảo vệ tài sản của đơn vị.
- Khi cán bộ công nhân viên vi phạm phải xử lý kỷ luật kịp thời đảm bảo
tính nghiêm minh.

3.3.3. Các giải pháp khác
- Đóng góp kinh phí ủng hộ địa phương xây dựng đường xá, cầu cống và
các công trình phúc lợi khác…
- Giao lưu học hỏi, tạo mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền và nhân dân
địa phương.
- Quản lý cán bộ công nhân thật tốt không để các tệ nạn xã hội xảy ra
ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị cũng như ảnh hưởng đến nhân dân.
- Thực hiện tốt các công tác về bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm
hàng năm.
4. Chương trình quản lý và giám sát môi trường
4.1. Chương trình quản lý môi trường
- Quản lý môi trường là một chương trình quan trọng xác định một cách
tổng quát nhất,một chương trình nhằm quản lý các vấn đề bảo vệ môi trường
cho các giai đoạn chuẩn bị, xây dựng các công trình của dự án, vận hành dự
án và giai đoạn khác. Trong chương trình quản lý môi trường gồm:
+ Chương trình quản lý các vấn đề bảo vệ môi trường.
+ Mô hình tổ chức, cơ cấu nhân sự cho công tác quản lý môi trường.
+ Lập kế hoạch quản lý, triển khai công tác bảo vệ môi trường.
+ Lập kế hoạch đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức môi trường.
4.2. Chương trình giám sát môi trường
- Thực hiện các quy định về môi trường, công ty sẽ thực hiện các hoạt
động quan trắc môi trường nhằm xác định kịp thời các biến đổi về chất lượng
các thành phần môi trường khu vực, lập báo cáo trình cơ quan quản lý môi
trường.

14


- Nội dung chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường bao gồm hoạt
động quan trắc chất lượng môi trường nước, môi trường không khí và môi

trường đất. Gồm các chương trình giám sát sau:
+ Giám sát chất thải.
+ Giám sát môi trường xung quanh.
+ Giám sát khác.

15


MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ của dự án
1.1. Tóm tắt xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của dự án
Với mục tiêu "Đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại bằng đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đạt được
bước chuyển biến quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự
phát triển, sớm đưa nước ta khỏi tình trạng kém phát triển" như Đại hội Đảng
X đã đề ra thì ngành khai thác và chế biến khoáng sản cũng cần phải có các
quy hoạch phù hợp với sự phát triển chung của đất nước. Điều này được thể
hiện rõ nét trong các Quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và
sự phát triển mạnh mẽ của ngành khai thác, chế biến khoáng sản trong thời
gian vừa qua.
Bối cảnh quốc tế, khu vực và đặc biệt nước ta đã trở thành thành viên
chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), xuất hiện những cơ hội
và thách thức mới ảnh hưởng tới sự phát triển ngành công nghiệp khai
khoáng. Nhu cầu về chì kẽm kim loại trên thị trường thế giới có xu hướng
tăng trưởng nhanh, giá cả tăng cao tác động mạnh đến ngành chế biến khoáng
sản chì kẽm của Việt Nam nói riêng và các nước có ngành công nghiệp chế
biến khoáng sản chì kẽm nói chung.
Công ty liên doanh kim loại màu Việt Bắc hiện nay đang quản lý, khai
thác một số mỏ chì kẽm tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên như: Mỏ Chì Kẽm Cuội
Nắc - huyện Phú Lương, mỏ Chì Núi Vuốt - huyện Đại Từ (đã được thăm dò

và đang chuẩn bị tiến tới khai thác), ngoài ra còn một số mỏ chì kẽm khác của
Công ty cũng đang trong quá trình thăm dò đánh giá trữ lượng.
Để đáp ứng nguồn nguyên liệu tinh luyện Chì, Kẽm cung cấp cho nhà
máy luyện kim của công ty tại khu công nghiệp nhỏ Điểm Thụy - huyện Phú
Bình, tỉnh Thái Nguyên, đồng thời nhằm tận thu nguồn tài nguyên, tránh lãng
phí Công ty đã tiến hành lập "Dự án xây dựng công trình xưởng tuyển nổi
quặng Kẽm Chì tại mỏ Cuội Nắc, xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên" với công xuất 45.000 tấn/năm.

16


Thực hiện Luật Bảo vệ Môi trường, Công ty tiến hành lập Báo cáo đánh
giá tác động môi trường cho Dự án đầu tư xây dựng công trình xưởng tuyển
nổi kẽm chì Cuội Nắc, xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
1.2. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt dự án
UBND tỉnh Thái Nguyên
1.3. Mối quan hệ của dự án với các quy hoạch phát triển của UBND tỉnh
Thái Nguyên
Dự án hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của
UBND tỉnh Thái nguyên trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là Quy hoạch thăm
dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì- kẽm trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2008- 2015 (Quy hoạch đã được phê duyệt theo quyết định
số 10/2008/NQ-HĐND và quyết định số 485/QĐ-UBND tỉnh Thái Nguyên).
2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện đánh giá tác động môi
trường (ĐTM)
2.1. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật
2.1.1. Căn cứ pháp luật
1- Luật Bảo vệ Môi trường do Quốc hôi nước CHXHCN Việt Nam
thông qua ngày 29/11/2005 và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/07/2006;

2- Luật Khoáng sản do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 20/03/1996 và Chủ tịch nước ký sắc lệnh ban hành ngày 03/04/1996;
3- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoáng sản do Quốc hội
nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 14/06/2005 và chính thức có hiệu
lực từ ngày 01/07/2006;
4- Luật Xây dựng được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 26/11/2003 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004;
5- Luật Đầu tư đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày
29/11/2003;
6- Luật Hoá chất được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua
ngày 21/11/2007 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2008;

17


7- Nghị quyết của Bộ chính trị Số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo
vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước;
8- Nghị định 80/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường;
9- Nghị định số 81/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về xử phạt
hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;
10- Nghị định 160/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản và Luật sửa đổi bổ sung
một số điều của Luật Khoáng sản;
11- Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về việc
sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006
của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật BVMT;
12- Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ về

việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP về quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
13- Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ về
việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;
14- Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về
quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
15- Nghị định 63/2008/NĐ-CP ngày 13/05/2008 của Chính phủ về phí
bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản;
16- NGhị định số 59/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của chính phủ về quản lý
chất thải rắn;
17- Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18/04/2011 của chính phủ quy định
về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết
bảo vệ môi trường;
18- Thông tư 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;

18


19- Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ TN&MT
về việc hướng dẫn hành nghề và lập thủ tục hồ sơ, đăng ký, cấp giấy phép
hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại;
20- Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ TN&MT về
việc hướng dẫn đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động
môi trường và cam kết bảo vệ môi trường;
21- Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/07/2011 của Bộ Tài nguyên
và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP
ngày 18/04/2011 của chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường;

22- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 256/2003/QĐ-TTg ngày
02/12/2003 về việc phê duyệt chiến lược bảo vệ Môi trường Quốc gia đến
năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
23- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng
Bộ TN&MT về việc Ban hành danh mục chất thải nguy hại;
24- Quyết định 71/2008/QĐ-CP ngày 29/05/2008 của Thủ tướng Chính
phủ về ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác
khoáng sản;
25- Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ
TN&MT về việc bắt buộc áp dụng TCVN về môi trường;
26- Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ
TN&MT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
27- Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ
TN&MT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
28- Quy định bảo vệ môi trường tỉnh Thái Nguyên ban hành kèm theo
Quyết định số 1593/2002/QĐUB ngày 04/06/2002 của UBND tỉnh Thái
Nguyên;
24- Quy chế về tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường ban

19


hành kèm theo Quyết định số 12/2006/QĐ-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ
trưởng Bộ TN&MT.
2.1.2. Căn cứ kỹ thuật
1- Tài liệu về hiện trạng môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường
Thái Nguyên năm 2011;
2- Các số liệu khí tượng, thuỷ văn của tỉnh Thái Nguyên năm 2011;
3- Tài liệu, số liệu về tình hình sử dụng đất - tỉnh Thái Nguyên năm 2011;

4- Số liệu, tài liệu về kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án;
5- Thuyết minh Dự án đầu tư xây dựng công trình xưởng tuyển nổi kẽm
chì Cuội Nắc - Công ty liên doanh kim loại màu Việt Bắc;
6- Ý kiến tham vấn cộng đồng dân cư khu vực thực hiện dự án;
7- Một số tài liệu tham khảo khác.
2.2. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn được sử dụng trong ĐTM
2.2.1. Hệ thống Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường
1- TCVN 3985 - 1985: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn tại khu vực lao động;
2- TCVN 5949 - 1998: Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công
cộng và dân cư (theo mức âm tương đương);
3- TCVN 5944 - 1995: Giá trị giới hạn cho phép của các thông số và
nồng độ các chất ô nhiễm trong nước ngầm;
4- Tiêu chuẩn các chất ô nhiễm trong không khí tại nơi sản xuất (Tiêu
chuẩn của Bộ Y tế năm 2002);
5- TCVN 5937 - 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn chất lượng
không khí xung quanh;
6- TCVN 5938 - 2005: Chất lượng không khí - Nồng độ tối đa cho phép
của một số chất độc hại trong không khí xung quanh;
7- TCVN 5939 - 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công
nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ;
8- TCVN 5940 - 2005: Chất lượng không khí - Tiêu chuẩn khí thải công
nghiệp đối với một số chất hữu cơ;

20


9- TCVN 5945 - 2005 (Cột B): Nước thải công nghiệp - Tiêu chuẩn thải.
10- Một số tiêu chuẩn tham khảo khác.
2.2.2. Hệ thống Quy chuẩn Việt Nam về môi trường
1- QCVN 08:2008/BTNMT - Chất lượng nước mặt;

2- QCVN 09:2008/BTNMT - Chất lượng nước ngầm;
3- QCVN 14:2008/BTNMT - Nước thải sinh hoạt;
4- QCVN 05:2009/BTNMT - Chất lưỡng không khí xung quanh;
5- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn tiếng ồn (thay thế TCVN
5945:1998);
6- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải
công nghiệp;
7- Một số Quy chuẩn tham khảo khác.
3. Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM
Các phương pháp nghiên cứu khoa học và phương pháp luận được sử
dụng để lập Báo cáo ĐTM Dự án đầu tư xây dựng công trình xưởng tuyển nổi
Kẽm Chì Cuội Nắc, xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên bao
gồm:
Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để thu thập và
xử lý các số liệu về khí tượng thủy văn, địa hình, địa chất, điều kiện kinh tếxã hội tại khu vực thực hiện dự án.
Phương pháp liệt kê số liệu: Phương pháp này nhằm chỉ ra các tác động
và thống kê đầy đủ các tác động đến môi trường cũng như các yếu tố kinh tếxã hội cần chú ý, quan tâm giảm thiểu trong quá trình hoạt động của dự án,
bao gồm cả quá trình thi công xây dựng cơ bản, hoạt động sản xuất, đóng cửa
xưởng và hoàn phục môi trường.
Phương pháp danh mục: Phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu
các tác động đến môi trường của dự án, các loại tác động, mức độ của tác
động và sự ảnh hưởng tới các nhân tố môi trường.

21


Phương pháp ma trận môi trường: Phương pháp này được sử dụng để
liệt kê đồng thời các hoạt động của dự án với danh mục các điều kiện hoặc
các đặc trưng môi trường có thể bị tác động đến, từ đó đánh giá tổng hợp các
tác động của dự án. Chỉ ra mối quan hệ nhân quả giữa các hoạt động của dự

án và các tác động đến môi trường.
Phương pháp sơ đồ mạng lưới: Phương pháp này nhằm chỉ rõ các tác
động trực tiếp và các tác động gián tiếp, các tác động thứ cấp và các tác đông
qua lại lẫn nhau giữa các tác động đến môi trường tự nhiên và các yếu tố kinh
tế- xã hội trong quá trình thực hiện của dự án.
Phương pháp trồng ghép bản đồ: Phương pháp này được sử dụng để
tổng hợp các đặc trưng của môi trường, đồng thời so sánh được các tổ hợp
điều kiện thiên nhiên và môi trường với rất nhiều thông số và có độ chi tiết cao.
Phương pháp mô hình hóa: Phương pháp này là sử dụng các mô hình
tính toán để dự báo sự lan truyền các chất ô nhiễm trong môi trường không
khí và môi trường nước, từ đó xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm môi trường
không khí và môi trường nước do các hoạt động của dự án.
Phương pháp phân tích chi phí- lợi ích: Phương pháp này được sử
dụng để đánh giá sự phù hợp của dự án về mặt môi trường nhưng vẫn phải
phù hợp về mặt kinh tế của dự án.
Phương pháp đánh giá nhanh trên cơ sở hệ số ô nhiễm: Phương pháp
này do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập và được Ngân hàng Thế giới
(WB) pháp triển thành phần mềm IPC nhằm dự báo tải lượng các chất ô
nhiễm (khí thải, nước thải, chất thải rắn). Trên cơ sở các hệ số ô nhiễm tùy
theo từng ngành sản xuất và các biện pháp BVMT kèm theo, phương pháp
cho phép dự báo các tải lượng ô nhiễm về không khí, nước, chất thải rắn khi
dự án triển khai.
4. Tổ chức thực hiện
4.1. Tổ chức thực hiện và lập báo cáo ĐTM
4.1.1. Đơn vị lập báo cáo ĐTM

22


Công ty liên doanh kim loại màu Việt Bắc

- Cung cấp các số liệu, tài liệu liên quan đến việc xây dựng và hoạt động
của dự án.
- Phối hợp cùng nhóm chuyên gia thực hiện ĐTM thu thập số liệu, điều
tra khu vực xây dựng dự án và xung quanh để làm cơ sở đánh giá hiện trạng
môi trường của khu vực dự án.
- Tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến cộng đồng về việc thực hiện dự án.
4.1.2. Đơn vị thực hiện
4.1.2.1. Cơ quan lập báo cáo
Nhóm chuyên gia số: 04 - lớp K41C Khoa học Môi trường.
Địa chỉ liên hệ: Lớp K41C- Khoa học Môi trường, khoa Tài nguyên &
Môi trường, trường ĐHNL Thái Nguyên.
- Lập đoàn nghiên cứu ĐTM, thu thập số liệu về điều kiện địa lý tự
nhiên, kinh tế xã hội khu vực dự án.
- Dự báo các tác động môi trường do dự án và đề xuất các biện pháp
giảm thiểu các tác động tiêu cực.
- Đề xuất chương trình quan trắc, giám sát môi trường cho dự án.
- Xây dựng báo cáo tổng hợp.
- Báo cáo trước hội đồng thẩm định.
4.1.2.2. Cơ quan tư vấn kỹ thuật
Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ Môi trường Thái Nguyên
- Lấy mẫu hiện trường và phân tích tại phòng thí nghiệm của trung tâm.
- Tổng hợp số liệu, tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường nền và dự báo
các tác động xấu nhằm hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường.

23


4.2. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM
Bảng 1. Danh sách những người trực tiếp tham gia lập báo cáo ĐTM


TT

Họ và tên

Chức danh

1

Trần Thị Hiến

Sinh viên

2

Phạm Ngọc Hiếu

Sinh viên

3

Hoàng Thị Hòa

Sinh viên

4

Đỗ Anh Hoàng

Sinh viên


5

Mã Duy Hội

Sinh viên

6

Kiều Thanh Hùng

Sinh viên

CHƯƠNG 1
MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

24


1.1. Tên dự án
Dự án đầu tư xây dựng công trình xưởng tuyển nổi kẽm chì Cuội Nắc.
1.2. Chủ dự án
1.2.1. Chủ đầu tư
Công ty liên doanh kim loại màu Việt Bắc.
1.2.2. Đại diện
Ông Vũ Hồng Minh - Tổng Giám Đốc Công ty kim loại màu Việt Bắc.
1.2.3. Địa chỉ liên hệ
Khu công nghiệp nhỏ Điều Thụy, huyện Phú Bình, Tỉnh Thái Nguyên.
1.2.4. Điện thoại: 0280 769 769

Fax: 0280 769 247.


1.2.5. Giấy phép đầu tư
Số 172022000 001 ngày 21/12/2006 do ban quản lý các khu công nghiệp
Thái Nguyên.
1.3. Vị trí địa lý của dự án
Xưởng tuyển nổi chì kẽm Cuội Nắc nằm trong khu mỏ chì kẽm Cuội
Nắc thuộc địa phận xóm khe nác, xã Yên Đổ, huyện Phú Lương, tinh Thái
Nguyên. Khu vực xây dựng xưởng tuyển nổi nằm khá sâu trong vùng núi đá.
Cách đường nhựa liên xã khoảng 1,3km, cách đường quốc lộ 3 Thái Nguyên Bắc Kạn khoảng 4km. Vị trí này cách trung tâm thành phố Thái Nguyên
khoảng 31km.
- Về giao thông: nằm giáp danh với thành phố Thái Nguyên và liền kề
với tỉnh Bắc Kạn, có hệ thống đường giao thông thuận lợi. Với 38km đường
quốc lộ 3 chạy dọc theo chiều dài của huyện, toàn huyện có 136 km đường
liên xã và 448km đường liên thôn, các tuyến đường đã và đang được đầu tư,
nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Về điện đã có 100% các xã có lưới điện quốc gia, hệ thống trường học
từng bước được kiên cố, hạ tầng khác cũng dần được đầu tư. Vì vậy rất thuận
lợi cho phát triển kinh tế hàng hóa trong cơ chế thị trường hiện nay.
1.4. Nội dung chủ yếu của dự án
1.4.1. Mục tiêu của dự án

25


×