Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phát triển nông nghiệp xanh của hàn quốc và kinh nghiệm cho việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.53 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐOÀN THỊ THUỶ

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH CỦA
HÀN QUỐC VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ



Hà Nội, 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Hương Lan
Phản biện 2:PGS.TS Nguyễn Mạnh Hùng

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn họp tại:

Học viện Khoa học Xã hội vào lúc 16 giờ 00 ngày 13 .tháng 10 năm
2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm cuối thế kỷ XX và đầu XXI, thế giới đã chứng kiến
các cuộc biến động về kinh tế, chính trị ở nhiều phương diện khác
nhau của đời sống xã hội. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái

kinh tế toàn cầu năm 2008 đã làm bộc lộ những mâu thuẫn, rủi ro khó
lường của các mô hình kinh tế hiện tại như ô nhiễm môi trường, cạn
kiệt tài nguyên, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, an ninh lương
thực... Vì vậy yêu cầu chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc
kinh tế nhằm ứng phó với các thách thức toàn cầu đã xuất hiện ở
nhiều nước.
Xu hướng phát triển “xanh” trong bối cảnh biến đổi khí hậu
đang trở thành một thách thức lớn đối với sự tồn vong của nhân loại.
Hội nghị Các bên tham gia lần thứ 16 (COP16), trong khuôn khổ
Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC)
tổ chức năm 2010 tại Cancun (Mexico), đã đưa ra yêu cầu “tích hợp
tăng trưởng xanh trong hoạt động kinh tế”.

Hòa chung xu thế phát triển của thế giới thì Hàn Quốc là một
trong những nước tiên phong có những định hướng chính sách, giải
pháp kịp để đưa Hàn Quốc trở thành quốc gia phát triển nền kinh tế
xanh. Trong đó, ngành Nông nghiệp của Hàn Quốc chiếm 2,5%
GDP, với 1,2 triệu người làm trong lĩnh vực nông nghiệp.
Công cuộc đổi mới kinh tế theo hướng phát triển một nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam hơn hai mươi năm đã đạt được những thành
tựu đáng khích lệ. Tuy nhiên, hiện tại kinh tế Việt Nam tăng tưởng
1


chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên với hiệu quả sử dụng thấp, phát

sinh nhiều chất thải, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, công nghệ
sản xuất lạc hậu, việc lựa chọn nền kinh tế xanh là giải pháp tối ưu
cho sự phát triển bền vững, xóa đói giảm nghèo. Cần chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường, với các hoạt động
hạn chế các ngành gây ô nhiễm, cơ cấu kinh tế vùng dựa trên các hệ
sinh thái, phát triển hàng hóa và dịch vụ môi trường.
Những kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc giải quyết vấn đề
nông nghiệp, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại
hóa chắc chắn là những tham khảo rất có giá trị cho Việt Nam.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu trong nuớc
Ở Việt Nam có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về phát triển

kinh tế xanh của Hàn Quốc như đề tài của Viện Hàn lâm Khoa học
Xã hội Việt Nam (2013) về quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế
xanh – Kinh nghiệm của Hàn Quốc và một số gợi mở cho Việt Nam;
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam (2012) về tái cấu trúc kinh
tế theo mô hình tăng trưởng xanh, kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho
Việt Nam"… có một số đề tài nghiên cứu về quá trình phát triển nông
nghiệp của Hàn Quốc như đề tài của Ông Trần Quang Minh (2010)
về nông nghiệp Hàn Quốc trên đường phát triển đã mô tả tổng quan
nông nghiệp Hàn Quốc từ những năm 1960-1997.. Ngoài ra, còn có
một số báo cáo rà soát chính sách nông nghiệp Việt Nam do Ủy ban
nông nghiệp của OECD (CoAG) (2015)


2


2.2 Tình hình nghiên cứu nuớc ngoài
Có nhiều tài liệu của các tổ chức quốc tế về Kinh tế xanh của
Hàn Quốc như: Korea's Green Growth Strategy: Mitigating Climate
Change and Developing New Growth Engines, Jones, R. S. and B.
Yoo, OECD; Achieving the “Low Carbon, Green Growth” Vision in
Korea, Jones, R. S. and B. Yoo, OECD Economics Department
Working Papers......
Các đề tài này chỉ tập trung vào đánh giá quá trình phát triển
xanh của Hàn Quốc mà chưa nghiên cứu sâu phát triển nông nghiệp

xanh của Hàn Quốc với tư cách là đề tài độc lập
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu đánh giá sự phát triển nông
nghiệp xanh của Hàn Quốc, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm
cho Việt Nam
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Làm rõ nội hàm của phát triển nông nghiệp xanh; cơ sở lý luận
về phát triển nông nghiệp xanh;
- Làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp xanh của Hàn Quốc;
- Rút ra bài học kinh nghiệm phát triển nông nghiệp xanh của
Hàn Quốc cho Việt Nam;
- Đưa ra một số gợi ý phát triển nông nghiệp xanh của Việt Nam.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Phát triển nông nghiệp xanh
của Hàn Quốc và kinh nghiệm cho Việt Nam. .

3


Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung làm rõ từ năm 2008 đến
nay vì đây là giai đoạn Hàn Quốc bắt đầu phát triển nền kinh tế xanh
trong đó có kinh tế nông nghiệp.
5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu
Tác giả giải quyết các yêu cầu được đặt ra trong đề tài bằng việc

sử dụng các phương pháp:
+ Phương pháp thu thập tài liệu: tác giả tham khảo các đề tài
nghiên cứu về phát triển kinh tế xanh, nông nghiệp xanh của Hàn
Quốc tại Viện Đông Bắc Á; thư viện Viện Hàn lâm KHXH Việt
Nam.... ngoài ra còn tham khảo các tài liệu, số liệu thứ cấp trên mạng
của Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn www.mard.gov.vn... , tổ
chức hợp tác và phát triển kinh tế www.oecd.org, cơ quan phát triển
Liên Hợp Quốc www.undp.org .......
+ Phương pháp phân tích tài liệu: Sử dụng phương pháp tổng
hợp, thống kê miêu tả chủ yếu tập trung ở chương 1, 2; sử dụng
phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích ở chương 3; phương pháp
nghiên cứu một số mô hình điển hình (case study) ở chương 2 và 3;

ngoài ra, tác giả còn kết hợp lý luận với thực tiễn làm rõ mục tiêu của
đề tài.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu 3
chương: Chương 1 làm rõ những vấn đề cơ bản về phát triển nông
nghiệp xanh; Chương 2 làm rõ thực trạng phát triển nông nghiệp
xanh Hàn Quốc; Chương 3 làm rõ bài học kinh nghiệm cho phát triển
nông nghiệp xanh Việt Nam.
4


Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP XANH
1.1. Tổng quan về kinh tế xanh và xu hướng phát triển kinh tế xanh
1.1.1. Bối cảnh phát triển kinh tế xanh:
Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, thế giới đang đối mặt với
các thách thức như cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, Ô nhiễm môi
trường, biến đổi khí hâu... để giải quyết các vấn đề mang tính toàn
cầu thì xu hướng phát triển bền vững đang là nỗ lực chung của cộng
đồng quốc tế. Những nỗ lực quốc tế như: Tuyên bố của Hội nghị Liên
Hợp Quốc LHQ) về môi trường và con người năm 1972 (tuyên bố
Stockholm) gắn với sự ra đời của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế
giới (WCED). Công bố báo cáo Brundtland của Ủy ban Thế giới về

môi trường và phát triển của LHQ năm 1987 với tiêu đề “ Tương lai
chung của chúng ta“ (Our common future)...đang được các nước trên
thế giới tham gia, cam kết thực hiện.
1.1.2. Khái niệm về phát triển kinh tế xanh
1) Kinh tế xanh là “quá trình tái cơ cấu lại hoạt động kinh tế và
cơ sở hạ tầng để thu được kết quả tốt hơn từ các khoản đầu tư cho tài
nguyên, nhân lực và tài chính, đồng thời giảm phát thải khí nhà kính,
khai thác và sử dụng ít tài nguyên thiên nhiên hơn, tạo ra ít chất thải
hơn và giảm sự mất công bằng trong xã hội” (UNEP).
1.1.3. Xu hướng phát triển kinh tế xanh
Hiện nay, khi mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt cùng
lúc với nhiều cuộc khủng hoảng, đặc biệt là khủng hoảng tài chính và

5


kinh tế gần đây. Tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ 16 (COP16),
trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí
hậu (UNFCCC) tổ chức năm 2010 tại Cancun (Mexico) đã đưa ra
yêu cầu “tích hợp tăng trưởng xanh trong hoạt động kinh tế” đặt kỳ
vọng là tiếp cận này góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu
và các cuộc khủng hoảng khác.
Hàn Quốc là một quốc gia điển hình đã kết hợp giải quyết khủng
hoảng kinh tế với gói kích thích quan trọng cho chi tiêu xanh, chuyển
mô hình tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng, ít các-bon. Những

định hướng chính sách chính của Hàn Quốc rất hiệu quả: giảm lệ
thuộc vào nhiên liệu hoá thạch, phát triển công nghệ xanh như là
năng lượng trong tương lai, xây dựng nền tảng chính sách cho kinh tế
xanh, cải thiện chất lượng cuộc sống…
1.2 Phát triển nông nghiệp xanh
1.2.1. Khái niệm nông nghiệp xanh và phát triển nông
nghiệp xanh
Kinh tế xanh là một trào lưu mới rất cần thiết vận dụng cho lĩnh
vực nông nghiệp vì nó tập trung nghiên cứu khả năng tối đa phúc lợi
kinh tế trong giới hạn của sinh thái (Wall, 2006) và tôn trọng các trật
tự phát triển tự nhiên (Cato, 2012), đồng thời khuyến khích các chủ
thể liên quan tham gia quyết định các vấn đề xã hội và môi trường

(Kennet &Heinermann,2006).
Khái niệm về nông nghiệp xanh và phát triển nông nghiệp xanh:
theo Tiến sĩ Hans R. Herren trong cuốn Báo cáo kinh tế xanh năm
2011 của UNEP (Chương trình Môi trương Liên Hợp Quốc thì:
6


Nông nghiệp xanh- sự đầu tư cho các hợp phần tự nhiên"
Và phát triển nông nghiệp xanh là việc tăng cường sử dụng
các biện pháp và công nghệ trong canh tác nông nghiệp một cách
đồng thời:
+ Tăng năng suất và lợi nhận nông nghiệp, trong khi vẫn đảm

bảo cung cấp lương thực trên cơ sở bền vững;
+ Giảm ngoại tác tiêu cực và hướng đến những ngoại tác tích cực;
+ Sử dụng và phát triển hợp lý các nguồn tài nguyên sinh thái
bằng cách giảm ô nhiễm và sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Theo
FAO (2012), tăng trưởng xanh đối với nông nghiệp được xem xét
trong khuôn khổ xanh hóa nền kinh tế với nông nghiệp (Greening the
economy with Agriculture-GEA).
1.2.2 Nội dung phát triển nông nghiệp xanh
1.2.2.1 Nội dung chính của phát triển nông nghiệp xanh
Xanh hóa nền kinh tế với nông nghiệp bao gồm các nội dung:
Đảm bảo an ninh lương thực và dinh dưỡng thông qua sự cân bằng
thích hợp giữa sản xuất và thương mại; Đảm bảo sinh kế ở khu vực

nông thôn; Sử dụng kiến thức truyền thông và khoa học để duy trì
bền vững các hệ sinh thái, giúp đạt được mục tiêu sản xuất lương
thực đồng thời tôn trọng các ràng buộc về môi trường và tài nguyên
nhiên nhiên.
1.2.2.2 Tiêu chí đánh giá phát triển nông nghiệp xanh.
Sản xuất nông nghiệp và tăng trưởng xanh có quan hệ chặt chẽ
thông qua ba kênh tác động là kinh tế, xã hội và môi trường. Mối
quan hệ này vừa mang tính phối hợp (+) vừa mang tính đánh đổi (-).
7


Mỗi quan hệ được thể hiện: Đóng góp về kinh tế của nông nghiệp

vào tăng trưởng xanh; Đóng góp về môi trường của nông nghiệp vào
tăng trưởng xanh; Đóng góp về xã hội của nông nghiệp vào tăng
trưởng xanh.
Về phương diện kinh tế, nông nghiệp cung cấp lương thực,
thực phẩm
Về phương diện môi trường, nông nghiệp cung cấp một loạt các
dịch vụ môi trường và hệ sinh thái cần thiết cho tăng trưởng xanh.
Về phương diện xã hội, tăng trưởng xanh trong ngắn hạn có thể
giảm nỗ lực cải thiện an ninh lương thực và đòi hỏi các biện pháp
điều chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
Một số thách thức trong phát triển nông nghiệp xanh
- Thách thức đầu tiên là vấn đề an ninh lương thực.

- Sản xuất của nhiên liệu sinh học làm tăng nhu cầu tinh bột, đường
và cây có dầu sẽ tạo áp lực cạnh tranh sử dụng nguồn tài nguyên đất
trồng, nước và chất dinh dưỡng với các cây lương thực khác.
- Vấn đề đạo đức khi sử dụng cây trồng để sản xuất nhiên liệu
cũng được quan tâm khi vẫn còn một bộ phận không nhỏ dân số còn
chịu cảnh thiếu ăn.
Cơ hội phát triển nông nghiệp xanh
+ Nhận thức ngày càng cao của các chính phủ, nhà tài trợ trong
việc hỗ trợ phát triển nông nghiệp xanh và bền vững trên phạm vi
toàn cầu;
+ Sự quan tâm của các nhà tài trợ trong việc hỗ trợ phát triển
nông nghiệp ở các nước đang phát triển;

8


+ Sự quan tâm ngày càng tăng của các nhà đầu tư tư nhân vào
nông nghiệp xanh;
+ Nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao về các sản phẩm nông
nghiệp sạch, thân thiện môi trường (UNEP,2011 a)

1.2.3. Những điều kiện cần thiết để phát triển nông
nghiệp xanh
1.2.3.1 Các yếu tố về chính sách
Để thúc đẩy tăng trưởng xanh trong nông nghiệp, chính sách của

chính phủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng, bao gồm tập hợp đa dạng
các công cụ chính sách như quy định và tiêu chuẩn, công cụ kinh tế,
biện pháp thương mại, nghiên cứu và phát triển, cũng như sự hỗ trợ
phát triển từ các quốc gia và tổ chức quốc tế.
1.2.3.2 Các yếu tố về nguồn lực
Nguồn Vốn: bao gồm nguồn vốn của nhà nước, nguồn viện trợ
và nguồn xã hội hóa.
Nguồn nhân lực: Ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới trong
lĩnh vực nông nghiệp đòi hỏi người nông dân phải làm chủ công nghệ
trên đồng ruộng. .
1.2.3.3 Các yếu tố công nghệ
Công nghệ, kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng, sản

lượng. Vì vậy, tập trung phát triển và đổi mới công nghệ sản xuất
theo hướng thân thiện với môi trường, các-bon thấp; xây dựng và
thực hiện lộ trình hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch, phát triển
năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng năng

9


lượng; tăng cường quản lý nhà nước trong quản lý tài nguyên, bảo vệ
môi trường, xử lý chất thải, ứng phó với biến đổi khí hậu,...
1.2.3.4 Các yếu tố khác
- Yếu tố tự nhiên: đất, khí hậu, nước, sinh vật.

- Yếu tố kinh tế - xã hội: Dân cư, sở hữu ruộng đất, thị trường
tiêu thụ.
Tóm tắt chương 1:
Chương này đã tập trung phân tích các vấn đề cơ bản về phát
triển nông nghiệp xanh, trong đó làm rõ xu hướng tất yếu phát triển
kinh tế xanh trong bối cảnh quốc tế đối mặt với các cuộc khủng
hoảng kinh tế, ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và nỗ lực của
các nước trong việc phát triển kinh tế xanh; khái niệm kinh tế xanh
từ đó phân tích làm rõ khái niệm nông nghiệp xanh và phát triển
nông nghiệp xanh, các tiêu chí đánh giá nông nghiệp xanh; phân tích
các ưu điểm và những điều kiện cần thiết để phát triển nông
nghiệp.Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết về kinh tế xanh, nông

nghiệp xanh và phát triển nông nghiệp xanh, tác giả sẽ đi vào nghiên
cứu tình hình phát triển nông nghiệp xanh của Hàn Quốc ở chương 2.

10


Chương 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP XANH Ở
HÀN QUỐC
2.1 Những nhân tố chủ yếu tác động đến sự phát triển nông nghiệp
xanh ở Hàn Quốc
2.1.1 Các yếu tố về chính sách

2.1.1.1 Những chính sách phát triển kinh tế xanh:
Hàng loạt các chính sách về phát triển xanh được ban hành như tạo
ra khung pháp lý vững chắc hỗ trợ phát triển kinh tế xanh của Hàn
Quốc: Chiến lược tăng trưởng xanh; Ủy Ban tăng trưởng xanh thiết lập
Kế hoạch 5 năm về Tăng trưởng xanh; Luật khung về Carbon thấp…
2.1.1.2 Những chính sách phát triển nông nghiệp xanh
Bên cạnh những chính sách về kinh tế xanh thì ngành nông
nghiệp Hàn Quốc cũng có nhiều chính sách như: Chính sách thu nhập
nhằm rút gắn khoảng cách thu nhập giữa thành phố và nông thôn là
một trong những chính sách quan trọng bao gồm các chính sách;
Chính sách phát triển và mở rộng các nguồn thu phí nông nghiệp;
Chính sách bảo vệ môi trường; Chính sách phát triển nông thôn;

Chính sách thương mại...
Nhìn chung, các chính sách trong lĩnh vực nông nghiệp và nông
thôn của Hàn Quốc đã thu được những kết quả khả quan, đem lại một
diện mạo mới cho sự phát triển hiện đại của nông nghiệp và nông thôn,
đặc biệt là trong những năm gần đây.
Còn rất nhiều thách thức trong việc phát triển nông nghiệp xanh:
mở cửa các thị trường sản phẩm nông nghiệp; khoảng cách về thu nhập
11


giữa nông thôn và thành thị; những thay đổi về nhu cầu tiêu dùng đối
với sản phẩm nông nghiệp…. Đây là những vấn đề mà Chính phủ Hàn

Quốc đang phải đối mặt và cần có những biện pháp chính sách hữu
hiệu hơn để giải quyết trong thời gian tới.
2.1.2 Các yếu tố nguồn lực
Nhà nước đã đầu tư nguồn ngân sách khá lớn để phát triển nông
nghiệp xanh, đặc biệt trong phát triển cơ sở hạ tầng sản xuất chế biến
và phân phối đã đem lại hiệu quả lớn. Nhà nước đầu tư tới 6% GDP
cho phát triển nông nghiệp, mặc dù nông nghiệp chỉ đóng góp khoảng
2% GDP. Ngoài nguồn lực của Nhà nước thì sự tham gia của các doanh
nghiệp tư nhân vào sản xuất nông nghiệp xanh là rất quan trọng.
2.1.3 Các yếu tố công nghệ
Công tác nghiên cứu và phát triển, nhất là nghiên cứu cải tiến, tạo
giống mới, công nghệ mới phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản nông

sản được đặc biệt coi trọng. Hàn Quốc có 240 cơ sở nghiên cứu khoa
học là các viện, trung tâm. Chính phủ đầu tư khoảng 1 tỉ USD/năm cho
công tác nghiên cứu, phát triển, chiếm khoảng 8,7% ngân sách đầu tư
cho nông nghiệp. Đối với mặt hàng chủ lực như lúa, đậu đỗ, cà chua,
táo, lê…, Nhà nước đặt hàng các cơ sở nghiên cứu sản xuất các giống
có năng suất, chất lượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng để
cung cấp cho nông dân. Các cán bộ nghiên cứu, khuyến nông được
phân công phụ trách tư vấn trực tiếp từng nhóm nông dân giúp cho
nông dân giải quyết kịp thời các khó khăn trong sản xuất. Nhờ áp dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật, năng suất cây trồng tăng vượt bậc, chỉ với
900.000 ha đất lúa, Hàn Quốc sản đủ lương thực đáp ứng nhu cầu của
12



gần 52 triệu dân và xuất khẩu, năng suất cà chua đạt 250 tấn/ha…
2.1.4 Các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, xã hội
Điều kiện tự nhiên: địa hình của Hàn Quốc phần lớn lãnh thổ Hàn
Quốc là đồi núi (chiếm ¾ tổng diện tích cả nước), phần còn lại là các
vùng đồng bằng và thung lũng có thể phát triển cây công nghiệp chiếm
chưa đầy ¼ diện tích lãnh thổ. Những vùng đất phát triển nông nghiệp
của Hàn Quốc là những đồng bằng nhỏ hẹp, manh mún và phân tán trên
phạm vi cả nước. Khí hậu và thời tiết thì Hàn Quốc có 4 mùa: Xuân,
Hạ, Thu, Đông. Do thời tiết khắc nhiệt nên nông nghiệp Hàn Quốc chỉ
có thể thu hoạch duy nhất một vụ trong năm. Những vùng đất có thể

tăng vụ chủ yếu ở phía nam, song với diện tích rất nhỏ.
Tài nguyên thiên nhiên so với các nước trên thế giới thì Hàn Quốc
là nước nghèo tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất.
Điều kiện kinh tế- xã hội:Mặc dù nghèo về tài nguyên thiên nhiên
nhưng Hàn Quốc lại giàu về nhân lực cả về số lượng và chất lượng lao
động (thời gian lao động của người dân Hàn Quốc nhiều hơn hàng
chục giờ/tuần so với các nước khác), sự chăm chỉ, tính kỷ luật, tinh
thần học tập và niềm tự hào dân tộc là những tài sản quý giá góp phần
tạo nên phẩm chất và chất lượng lao động của Hàn Quốc. Điều này giải
thích tại sao từ một nước nghèo tài nguyên thiên nhiên, thời tiết khắc
nhiệt lại trải qua các cuộc chiến tranh khắc nhiệt mà Hàn Quốc đã trở
thành nước phát triển đứng thứ 10 thế giới, thu nhập bình quân đầu

người của Hàn Quốc năm 2015 đạt 27.000 USD Mỹ. Tuy nhiên, quá
trình công nghiệp hóa và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp một cách
nhanh chóng đã để lại những hậu quả nhất định, tác động tiêu cực đến
13


sự phát triển của nền nông nghiệp bền vững. Phân bón, hóa chất, thuốc
trừ sâu được sử dụng rộng rãi trong trồng trọt trong một thời gian dài
gây ô nhiễm môi trường, làm cho đất bạc màu. Sự chuyển dịch lao
động từ nông thôn ra thành phố đang là một thách thích đối với nhà
hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp của Hàn Quốc.
Đất đai và lao động nông nghiệp: Tổng diện tích đất trồng ở Hàn

Quốc là 1,8 triệu hecta chiếm 18% tổng diện tích lãnh thổ, tuy nhiên
ngày một giảm do sự phát triển của các khu công nghiệp và khu đô thị.
Đặc điểm của nông nghiệp Hàn Quốc là quy mô nhỏ và rất nhỏ khoảng
1,4hecta/hộ. Hơn 60% số nông trang có diện tích nhỏ hơn 1hecta. Sự
phân phối đất trồng trọt ở Hàn Quốc khá đồng đều trên khắp cả nước và
là nông trại hỗn hợp cả trồng trọt lẫn chăn nuôi, xu hướng trồng nông
sản công nghệ cao đang tăng mạnh. Xu hướng dịch chuyển lao động từ
nông thôn ra thành phố khá mạnh, năm 2005 chỉ còn 14%.. Chỉ còn
những người già (chiếm khoảng 32%) ở lại vùng nông thôn. Nông
nghiệp có vai trò quan trọng trong việc cung cấp một lực lượng lao
động cho các ngành công nghiệp mới, thiếu lao động trẻ trong ngành
nông nghiệp đang là một trong yếu tố khó khăn, đặc biệt là Hàn Quốc

ngày càng phát triển ngành nông nghiệp xanh, áp dụng cộng nghệ cao
trong lĩnh vực này thì cần những lao động trẻ, có tay nghề, được đào
tạo..
Các điều kiện khác như: Phân bón và hóa chất nông nghiệp; hạt giống
và các tiện ích trong nông nghiệp; Hệ số sử dụng đất nông nghiệp; Sản
phẩm nông nghiệp cũng được đề cập

14


2.2. Kết quả phát triển nông nghiệp xanh ở Hàn Quốc
2.2.1 Kết quả nổi bật về kinh tế

Theo báo cáo hồ sơ theo dõi Hàn Quốc (5/2016) thì kinh tế Hàn
Quốc lớn thứ 4 châu Á sau Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ và đứng thứ 13
thế giới với GDP năm 2013 là hơn 1.666 tỷ USD (so với gần 2.164 tỷ
của 10 nước ASEAN cộng lại). Tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm
2013 là 2,8%. Năm 2014, GDP Hàn Quốc đạt 1.801 tỷ USD, năm 2015
đạt 1.849 tỷ USD đứng thứ 14 thế giới, tỷ lệ tăng trưởng GDP đạt
2,7%, xếp thứ 112 thế giới.
Nông nghiệp của Hàn Quốc chiếm 2,5% GDP, với 1,2 triệu người
làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, lúa gạo là lương thực hàng
đầu tại Hàn Quốc, sản lượng đạt 2.9% trong giai đoạn từ năm 2009 đến
năm 2013. Kết quả về cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, công
nghiệp chế tạo máy nông nghiệp cũng đạt được những thành tựu quan

trọng việc thực hiện thành công nông nghiệp xanh của Hàn Quốc
Vấn đề hợp tác quốc tế trong lĩnh vực Nông nghiệp của Hàn
Quốc: Các dự án hợp tác nước ngoài của tổng cục Nông thôn Hàn
Quốc bao gồm dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như xây dựng
đập đa năng, đường bộ, kênh thủy lợi, phát triển nông trại, mương
máng; dự án phát triển nguồn lực nông thôn, dự án hợp tác nông thôn
quốc tế, dự án tư vấn nông thôn.
2.2.2 Kết quả trong lĩnh vực Xã hội
Hàn Quốc đã vận dụng thành công thời kỳ “ Dân số vàng” tức là
cứ 1 người ngoài độ tuổi lao động sẽ được ‘hỗ trợ’ bởi hơn 2 người
trong độ tuổi lao động. Các chương trình trợ giúp các trang trại cỡ vừa
15



và nhỏ trong việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao
đã được khởi xướng từ năm 1995.
2.2.3 Kết quả trong lĩnh vực Môi trường:
Để giảm ô nhiễm môi trường gây ra bởi các hóa chất nông nghiệp,
số lượng các hóa chất sử dụng phải được cắt bớt bằng cách sử dụng có
hiệu quả và thận trọng.
2.2.4. Hạn chế trong phát triển nông nghiệp xanh ở Hàn Quốc
Bên cạnh những thành công đạt được thì phát triển nông nghiệp
xanh Hàn Quốc vẫn bộc lộ những hạn chế, bất cập như: tỉ lệ trợ giúp
công cộng đối khu vực nông nghiệp ; áp lực mở của thị trường quốc tế;

vấn đề già hóa dân số với Hàn Quốc trong thời gian tới là một thách
thức lớn. với chỉ 1,2 trẻ em trên mỗi phụ nữ, tỉ lệ sinh đẻ ở Hàn Quốc
hiện thấp hơn cả tỉ lệ 1,4 của Nhật...
2.3. Một số mô hình công nghệ cao trong phát triển nông
nghiệp xanh ở Hàn Quốc
Nông nghiệp Hàn Quốc đã có những bước đột phá trong khu vực
với những công nghệ hiện đại như cây trồng trong nhà kính, công nghệ
thông minh tối ưu hoá quy trình sản xuất để cho ra những sản phẩm cốt
lõi. Một trong những mô hình thành công đang được ứng dụng tại Hàn
Quốc là Mô hình trang trại thông minh...
Tóm tắt chương 2:
Trong chương 2, tác giả đã làm rõ các điều kiện cơ bản giúp Hàn

Quốc phát triển nông nghiệp xanh thành công. Với các điều kiện đảm
bảo như chính sách, công nghệ hiện đại, nguồn lực và các điều kiện tự
nhiên xã hội.. Tất cả các điều kiện này không những giúp Hàn Quốc
16


khẳng định vị thế trong ngành nông nghiệp xanh trên thế giới, đảm bảo
an ninh lương thực mà còn đảm bảo môi sinh bền vững. Rất nhiều mô
hình phát triển nông nghiệp xanh của Hàn Quốc được chuyển giao cho
các nước.
Mặc dù đã rất thành công trong phát triển nông nghiệp xanh
nhưng Hàn Quốc vẫn tồn tại những khó khăn hạn chế: Bảo hộ của

Chính phủ với ngành nông nghiệp vẫn cao gây khó khăn cho sản phẩm
của Hàn Quốc ở thị trường ngoài nước trong việc thực hiện các cam kết
quốc tế. Đặc biệt giai đoạn hiện nay Hàn Quốc đang đối mặt với thách
thức lớn là thiếu nguồn nhân lực vì Hàn Quốc đang ở trong giai đoạn
già hóa dân số.
Chương 3
BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP XANH CHO VIỆT NAM
3.1. Khái quát về phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam
3.1.1. Đánh giá quá trình phát triển nông nghiệp xanh của
Việt Nam
3.1.1.1 Trong lĩnh vực kinh tế: Nông nghiệp có đóng góp quan

trọng cho nền kinh tế, giá trị sản xuất nông nghiệp của Việt Nam tăng
trưởng trung bình với tốc độ 4,06%/ năm giai đoạn (1986 - 2015).
Việt Nam đã có 10 mặt hàng đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.
3.1.1.2 Lĩnh vực môi trường: Hiện nay, chính sách sản xuất
nông nghiệp cần được cải tiến theo hướng hữu cơ để bảo đảm sự phát
triển bền vững của nền nông nghiệp. Tuy nhiên, tăng trưởng nông
17


nghiệp của Việt Nam thời gian qua chủ yếu dựa trên thâm dụng tài
nguyên thiên nhiên.
3.1.1.3 Lĩnh vực xã hội: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải

thiện đời sống người dân nông thôn. Thực tế năng suất lao động nông
nghiệp của Việt Nam thấp nhất so với năng suất của lao động chung
của toàn nền kinh tế và thấp nhất trong số lao động lao động làm
việctrong các ngành của nền kinh tế.

3.1.2. Một số mô hình phát triển nông nghiệp xanh ở Việt Nam
3.1.2.1 Mô hình tại TP. Hồ Chí Minh: TP. Hồ Chí Minh được
đánh giá là đảm bảo được tính đồng bộ liên hoàn từ khâu nghiên cứu
đến sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
3.1.2.2 Mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Lâm
Đồng: Lâm Đồng là nơi tập trung nhiều vùng sản xuất có ứng dụng
các công nghệ cao như vùng trồng rau hoa Đà Lạt, vùng trồng trà

olong Bảo Lộc…..
3.1.2.3 Vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh
Bắc Ninh: Quy hoạch các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao gắn với các sản phẩm chủ lực và phấn đấu đến năm 2015, hình
thành một số vùng sản xuất.
3.1.3. Một số khó khăn trong phát triển nông nghiệp xanh ở
Việt Nam
Một là, cơ chế chính sách phát triển nông nghiệp chưa rõ ràng,
thiếu tính đột phá.
Hai là, môi trường kinh doanh nông nghiệp khép kín.

18



Ba là, đầu tư từ ngân sách nhà nước và các thành phần kinh tế
vào nông nghiệp, nông dân, nông thôn còn thấp, chưa đáp ứng yêu
cầu phát triển.
Bốn là, công tác quy hoạch kết cấu hạ tầng cho các vùng sản
xuất nông nghiệp chưa đầy đủ.
Năm là quản lý dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thấp
3.2. So sánh phát triển nông nghiệp xanh ở Hàn Quốc và Việt Nam
3.2.1 Cơ chế chính sách
Cũng giống như Hàn Quốc, Việt nam cũng thể hiện rõ quyết
tâm chính trị của mình trong công cuộc chuyển đổi mô hình kinh tế

nâu sang nền kinh tế xanh bằng việc tham gia ký kết hàng loạt các
hiệp ước, cam kết quốc tế về phát triển bền vững, ứng phó với biến
đổi khí hậu, giảm khí co2: Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150
của WTO vào ngày 11 tháng 1 năm 2007. Các hiệp ước song phương
giữa Việt nam- Mỹ năm 2007, Việt Nam- Nhật Bản năm 2009.
Tháng 5 năm 2015, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Hàn
Quốc (VKFTA) giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và
Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc
Yoon Sang-jick đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam.
Giống như Hàn Quốc, Việt Nam đã ban hành hàng loạt các
chính sách trong phát triển nông nghiệp xanh, cụ thể: Nghị quyết số
26/2008/NQ-TW về nông nghiệp, nông dân và nông thôn; Quyết

định số 1393/QĐ-TTg, ngày 25/9/2012 phê duyệt Chiến lược quốc
gia về Tăng trưởng xanh... So sánh cơ sở pháp lý trong ngành nông
nghiệp giữa Việt Nam -Hàn Quốc: trong khi Hàn Quốc đã ban hành
19


Luật cơ bản về nông nghiệp và nông trại từ năm 1998 thì hiện nay
Việt Nam vẫn chưa có Luật Nông nghiệp.
Như vậy, Hệ thống chính sách để phát triển ngành nông
nghiệp xanh đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển thực tế, điều
đó được thể hiện rõ trong các chính sách của Đảng, nhà nước. Tuy
nhiên, các chính sách này đã thực sự hiệu quả hay chưa thì cần có

đánh giá tác động, rà soát, sửa đổi cho phù hợp.
3.2.2 Điều kiện về công nghệ
Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong việc ứng
dụng công nghệ cao trong phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, còn rất
nhiều khó khăn, thách thức vì khoa học công nghệ trong nông nghiệp
vừa thiếu lại vừa lạc hậu. Phát triển nông nghiệp công nghệ cao là
một hướng đi đúng, tuy nhiên không phải dễ làm vì phải đầu tư rất
nhiều kinh phí. Việc chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến
cũng là một trong những thách thức lớn của Việt Nam.
3.2.3 Điều kiện về nguồn lực:
Để thực hiện thành công nông nghiệp sạch thì cần phải kết
hợp giữa nguồn vốn của nhà nước và xã hội hóa.

3.2.4. Điều kiện về tự nhiên, kinh tế, xã hội
- Điều kiện tự nhiên: thuận lợi phát triển nông nghiệp
+ Đất trồng : Các loại đất phong phú và đa dạng với nhiều loại
khác nhau
+ Khí hậu : Nhiệt đới gió mùa và có sự phân hóa tạo điều kiện
thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
+Nguồn nước : Dồi dào cả trên mặt, nước ngầm.
20


- Điều kiện Kinh tế-Xã hội: Dân cư và nguồn lao động
Việt Nam có nhiều lợi thế hơn so với Hàn Quốc về tài nguyện

thiên nhiên, dân cư và lao động, tuy nhiên thì chất lượng và năng suất
lao động của Hàn Quốc lại cao hơn Việt Nam, đây là điều mà các nhà
quản lý nông nghiệp Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm của Hàn
Quốc để nền nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.
3.3. Kinh nghiệm phát triển nông nghiệp xanh của Hàn Quốc cho
Việt Nam
Một là, Phát triển nông nghiệp xanh là một trong những vấn đề
đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới.
Hai là, Hàn Quốc đã thực hiện quá trình công nghiệp hóa đất
nước theo định hướng xuất khẩu và đã trở thành một nước công
nghiệp phát triển đứng thứ 10 trên thế giới.
Ba là, trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa,

nông nghiệp Hàn Quốc phải đảm bảo cung cấp đủ lương thực,
thực phẩm và nguồn lao động cần thiết cho phát triển của các
ngành công nghiệp.
Bốn là, Chính sách nông nghiệp của Hàn quốc đã trải qua nhiều
giai đoạn trong đó từ năm 2008 trở lại đây chính sách nông nghiệp
tập trung vào nâng cao chất lượng cuộc sống ở vùng nông thôn, nâng
cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp, môi trường, thu
nhập của người nông dân và vấn đề an toàn thực phẩm.
Năm là, Chính sách nông nghiệp của Hàn Quốc đã thu được
những kết quả khả quan, đem lại một diện mạo mới cho sự phát triển
hiện đại của nông nghiệp.
21



3.4. Một số gợi ý phát triển nông nghiệp xanh cho Việt Nam
Thứ nhất, cần lồng ghép mục tiêu phát triển nông nghiệp xanh
vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội chung.
Hai là, đánh giá tác động của các chính sách ban hành, tiến hành
rà soát và đổi mới chính sách nông nghiệp.
Ba là, tăng cường hợp tác công tư để phát triển nông nghiệp xanh.
Bốn là, về nhận thức, tập trung tuyên truyền, giáo dục định
hướng thay đổi nhận thức trước đây của xã hội từ nền “Kinh tế
nâu” sang nền “Kinh tế xanh” để tạo ra một sự đồng thuận cao
trong xã hội từ lãnh đạo đến người dân và doanh nghiệp.

Năm là, cần có chính sách đầu tư cho phát triển khoa học công
nghệ trong nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các lĩnh vực ngành nghề
trong nội hàm của phát triển nông nghiệp.
Sáu là, tăng cường công tác quản lý và vai trò của các cơ quan
chuyên môn như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Bảy là, đối với chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, hiện nay đã ban hành
quyết định tính chỉ tiêu GDP xanh, đòi hỏi cần phải xem xét và đưa
vào cải tiến hệ thống SNA phản ánh các chỉ tiêu tính toán hạch toán
tài nguyên và môi trường, hình thành hệ thống tài khoản vệ tinh về
đất, nước, rừng… trong hạch toán cân đối tài khỏan quốc gia.
Tám là, đào tạo nghề cho nông dân.


22


KẾT LUẬN
1, Hiện đại hoá nông nghiệp và phát triển nông thôn là một
trong những vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều nước
trên thế giới. Từ một nước có nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo, với
hơn 70% GDP do nông nghiệp đóng góp và hơn 70% lực lượng lao
động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, và với GDP bình quân đầu
người hơn 70 USD vào đầu những năm 1960, Hàn Quốc đã thực hiện
quá trình công nghiệp hoá đất nước theo định hướng xuất khẩu và đã
trở thành một nước công nghiệp phát triển đứng hàng thứ 10 trên thế

giới, với thu nhập bình quân đầu người (GDP) hàng năm tăng từ 100
USD năm 1960, lên 1.674 USD năm 1980, 10.884 USD năm 2000,
và 27.560 USD năm 2010.
2, Đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp xanh là một trong
những mục tiêu lớn trong chiến lược phát triển kinh tế của Hàn Quốc
và một trong những mục tiêu chính của chính sách nông nghiệp xanh
nhằm giảm khoảng cách về thu nhập giữa thành thị và nông thôn,
hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn bằng nhiều chính sách khác
nhau như chi trả đền bù trực tiếp, bảo vệ thu nhập nông nghiệp trước
thiên tai; nâng cao năng lực cạnh tranh; đảm bảo an toàn lương thực
thực phẩm; bảo vệ môi trường; phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn;
chính sách thương mại

3, Có thể khẳng định các chính sách phát triển nông nghiệp
xanh của Hàn Quốc đã thu được kết quả hết sức khả quan, đem lại
diện mạo mới cho sự phát triển hiện đại của nông nghiệp và nông
thôn của Hàn Quốc nhưng vẫn phải đối mặt với những khó khăn,
23


×