Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.12 KB, 99 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN MINH UYÊN

QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số

: 60 14 01 14

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ MAI LAN

HÀ NỘI, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất
kì cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn

NGUYỄN MINH UYÊN



LỜI CẢM ƠN

Với lịng kính trọng sâu sắc, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn đến các thầy giáo, cô
giáo trong khoa Tâm lý học, Học viện Khoa học Xã hội.
Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến PGS.TS.
Nguyễn Thị Mai Lan, người hướng dẫn khoa học, người thầy đã tận tình chỉ bảo,
hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện luận văn.
Tác giả cũng chân thành cảm ơn Lãnh đạo và chuyên viên Phòng Giáo dục &
Đào tạo quận Cầu Giấy, cán bộ và giáo viên các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà
Nội đã quan tâm, động viên, tạo điều kiện thuận lợi trong việc khảo sát, cung cấp số
liệu và tư vấn khoa học trong quá trình nghiên cứu của tác giả trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã ln ln ở bên
cạnh, động viên, khích lệ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Mặc dù trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn, tác giả đã dành nhiều
thời gian, tâm huyết. Nhưng chắc chắn, luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế.
Kính mong nhận được sự cảm thông, chia sẻ của quý thầy giáo, cô giáo, các bạn bè,
đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 08 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Minh Uyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................1
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO

HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở
TRƯỜNG TIỂU HỌC ....................................................................................................11
1.1. Các khái niệm cơ bản………………………………………………………….. ......11
1.2. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng
tạo…………………………………………………………………………………… ......16
1.3 Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng
tạo tại trường tiểu học………………………………………………………………. ......20
1.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông
qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học ....................................................25
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO
HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI..................................................31
2.1. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu .........................................................................31
2.2. Khái qt vị trí địa lý, tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của quận Cầu Giấy,
thành phố Hà Nội...............................................................................................................33
2.3 Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm
sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội........................................35
2.4. Thực trạng quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải
nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội...........................41
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho
học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ..........................................................51
2.6. Đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân thực trạng quản lý hoạt động giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ......................53
Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC
SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO Ở CÁC
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN CẦU GIẤY, HÀ NỘI..................................................57
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp ..............................................................................57
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua
hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội................59
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp.................................................................................73

3.4. Kết quả thăm dị ý kiến chun gia về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp........74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................77
PHỤ LỤC .........................................................................................................................83


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HS

: Học sinh

KNS

: Kỹ năng sống

NGLL

: Ngoài giờ lên lớp

QL

: Quản lý

QLNT

: Quản lý nhà trường

TH

: Tiểu học



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Số lượng học sinh, lớp học các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội
………….. .........................................................................................................................35
Bảng 2.2: Mức độ thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông
qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ...................................................................................36
Bảng 2.3: Mức độ thực hiện hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh
thơng qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo.........................................................................38
Bảng 2.4. Mức độ thực hiện phương pháp giáo dục kỹ năng sống .........................39
Bảng 2.5: Mức độ thực hiện nội dung quản lý lập kế hoạch giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo...........................................41
Bảng 2.6: Mức độ thực hiện nội dung quản lý tổ chức bộ máy giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ..................................44
Bảng 2.7: Mức độ thực hiện nội dung quản lý chỉ đạo, điều chỉnh giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ..................................46
Bảng 2.8: Mức độ thực hiện nội dung quản lý kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo
dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ......................48
Bảng 2.9: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới quản lý hoạt động giáo dục kỹ
năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ..................................51
Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất...............74
Bảng 3.2: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp ..............................75


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những biến đổi xã hội nhờ công cuộc đổi mới đất nước và quá trình hội nhập thế
giới đã và đang tác động mạnh mẽ đến từng cá nhân, từng cộng đồng và diễn ra trong
toàn bộ đời sống xã hội. Những biến đổi xã hội này có sự tác động hai chiều vừa tích cực

vừa tiêu cực đến từng cá nhân, đặc biệt là đến học sinh, sinh viên. Đối với học sinh tiểu
học, các em đã bắt đầu phải tham gia vào các hoạt động học tập, giao tiếp, các hoạt động
sống khác tại gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên, các em lại chưa có đủ kĩ năng để
giao tiếp, để ứng phó với những tình huống có vấn đề xảy ra trong hoạt động học tập,
trong quan hệ giao tiếp với thầy cô, bạn bè và mọi người trong xã hội. Nên hiệu quả của
hoạt động này chưa cao. Thực tiễn này khiến các nhà giáo dục và những người tâm huyết
với sự nghiệp giáo dục đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ
trẻ, trong đó có học sinh Tiểu học.
Vấn đề trung tâm liên quan đến việc giáo dục kĩ năng sống cho thế hệ trẻ được
quan tâm và chia sẻ là: thế hệ trẻ ngày nay thường phải đương đầu với những rủi ro đe
dọa sức khỏe và hạn chế cơ hội học tập. Do đó, nếu chỉ có thơng tin khơng đủ bảo vệ họ
tránh được những rủi ro này. Giáo dục kĩ năng sống hoặc giáo dục dựa trên tiếp cận kĩ
năng sống có thể cung cấp cho các em các kĩ năng để giải quyết được các vấn đề nảy
sinh từ các tình huống thách thức. Mặt khác, kĩ năng sống là một thành phần quan trọng
trong nhân cách con người trong xã hội hiện đại. Muốn thành cơng và sống có chất
lượng trong xã hội hiện đại, con người phải có kĩ năng sống. Giáo dục kĩ năng sống trở
thành mục tiêu và là một nhiệm vụ trong giáo dục nhân cách toàn diện.
Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện giáo dục kĩ năng sống cho
học sinh phổ thông với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là của Unicef tại Việt
Nam. Giáo dục kĩ năng sống đã được đưa vào việc thực hiện nhiệm vụ năm học của các
nhà trường theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Do vậy, các trường tiểu học hiện
nay đã rất chú trọng tới việc xây dựng kế hoạch, xây dựng nội dung, chương trình,
phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất giáo dục kĩ năng sống cho học
sinh. Đặc biệt, các trường tiểu học đã quán triệt tinh thần và mục tiêu của Nghị Quyết số
29-NQ/TW về Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo. Do đó, các nhà trường đã
tiến hành tổ chức các hoạt động giáo dục theo hướng tăng cường sự trải nghiệm, nhằm

1



phát huy tính sáng tạo cho học sinh, tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được
trải nghiệm nhiều nhất, đồng thời là sự khởi nguồn sáng tạo, biến những ý tưởng sáng
tạo của học sinh thành hiện thực để các em thể hiện hết khả năng sáng tạo của mình.
Hiện nay, hoạt động giáo dục kĩ năng sống cũng vậy, các nhà trường tiểu học đã
hướng nhiều tới việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thơng qua hoạt động trải
nghiệm sáng tạo. Trong đó, việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được giảng dạy
thông qua các hoạt động thực tế trong trường học giúp học sinh khi đã được trạng bị kiến
thức kĩ năng sống các em được làm, được thực hành, được trải nghiệm. Đây là những
phương thức học hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống thực.
Việc học thông qua làm, học đi đôi với hành và học từ trải nghiệm đều giúp học sinh đạt
được tri thức và kinh nghiệm nhưng theo các hướng tiếp cận khơng hồn tồn như nhau,
trong đó trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao nhất và có phần bao hàm cả làm và thực
hành. Việc giáo dục kĩ năng sống lồng ghép trong các giờ học chính khóa, trong các hoạt
động ngoài giờ lên lớp, các em học sinh được rèn luyện trong khơng khí thi đua thân ái,
“học mà chơi, chơi mà học”, giúp các em tiếp thu kiến thức tốt hơn, rèn luyện và thể
hiện kỹ năng sống tốt hơn. Các em có tính độc lập cao, giúp các em trở thành những con
người chủ động trong cuộc sống sau này.
Thực tế, giáo dục kĩ năng sống tại các trường tiểu học hiện cho thấy bước đầu
hoạt động này đã được triển khai đồng bộ, và có những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên,
hiệu quả thực sự của hoạt động này đối với sự phát triển nhân cách của học sinh tiểu học
nói chung cịn gây ra nhiều sự bàn luận và tranh cãi. Có nhiều yếu tố tác động đến hiệu
quả hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường
tiểu học. Tuy nhiên, yếu tố quản lý hoạt động này vẫn giữ vai trị chủ đạo. Vì vậy, chủ
thể quản lý tại các trường tiểu học cần có những biện pháp quản lý phù hợp để quản lý
tốt nhất hoạt động này. Xuất phát từ những lí do trên nên chúng tôi lựa chọn vấn đề
“Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm
sáng tạo ở các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội” để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Giáo dục kĩ năng sống và quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống là một vấn đề
nghiên cứu có tính thời sự và có tính thực tiễn cao. Do vậy, đã có rất nhiều cơng trình

nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam bàn về vấn đề này.
- Trên thế giới:

2


Từ những năm 90 của thế kỉ XX, thuật ngữ “Kĩ năng sống” đã xuất hiện trong một
số chương trình giáo dục của UNICEF, trước tiên là chương trình “giáo dục những giá
trị sống” với 12 giá trị cơ bản cần giáo dục cho thế hệ trẻ. Những nghiên cứu về kĩ năng
sống trong giai đoạn này mong muốn thống nhất được một quan niệm chung về kĩ năng
sống cũng như đưa ra được một bảng danh mục các kĩ năng sống cơ bản mà thế hệ trẻ
cần có. Phần lớn các cơng trình nghiên cứu về KNS ở giai đoạn này quan niệm về KNS
theo nghĩa hẹp, đồng nhất nó với các kĩ năng xã hội. Dự án do UNESCO tiến hành tại
một số nước trong đó có các nước Đông Nam Á là một trong những nghiên cứu có tính
hệ thống và tiêu biểu cho hướng nghiên cứu về kĩ năng sống nêu trên.
Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em (1989) ở điều 19 đã khẳng định “vì
chưa đạt đến sự trưởng thành về mặt thể chất và trí tuệ, trẻ em cần phải được bảo vệ và
chăm sóc đặc biệt, trước cũng như sau khi ra đời. Các bậc cha mẹ là người chịu trách
nhiệm chính trong việc ni nấng và giáo dục con cái của mình”. “khơng ai được phép
làm tổn hại đến trẻ em. Các nước khi kí phê chuẩn cơng ước này sẽ phải thực hiện các
biện pháp nhằm bảo vệ trẻ em, đồng thời có các biện pháp giáo dục phù hợp nhằm hình
thành kĩ năng tự bảo vệ cho mình”. Trong giai đoạn 1990-1995, trong dự án về “Trẻ em
và mơi trường gia đình” của Unesco phối hợp cùng với Unicef và tổ chức Y tế thế giới
tập trung cơng sức vào những lĩnh vực có ý nghĩa sống cịn như dinh dưỡng, kích thích
trẻ phát triển tồn diện, cách ni dạy trẻ an tồn…Unesco tìm cách góp phần của mình
một cách lâu dài và có hiệu quả để giúp trẻ phát triển và tự tin vào đời.
Như vậy, hầu hết các quốc gia đều có những chương trình nhằm hình thành kĩ năng
giữ an tồn cho người học. Những chương trình này nhằm mang đến cho người học
những kĩ năng cơ bản để họ nhận diện và ứng phó với những nguy hiểm có thể gặp phải
giúp con người được an tồn.

Bên cạnh cách chương trình về giáo dục kĩ năng giữ an tồn nói trên thì có rất
nhiều tác giả cũng dành sự quan tâm của mình với chủ đề này. Nhiều tác phẩm hữu ích
được ra đời nhằm hỗ trợ sự hoàn thiện các kĩ năng giữ an tồn của người học. Trong đó
có thể kể đến những tác phẩm sau:
Trong cuốn sách “Chương trình giảng dạy kĩ năng sống” (Life Skill Education and
Curriculum) (2006) tác giả Gracious Thomas nhấn mạnh vai trò của giáo viên nhằm giáo
dục kĩ năng giữ an toàn cho trẻ dựa vào hệ thống giá trị cho cơng tác phịng, chống
nhiễm HIV/AIDS. Ngoài việc phát triển một kế hoạch khả thi của hành động, tác giả

3


cũng đã phát triển một chương trình có thể được điều chỉnh bởi hệ thống giáo dục trong
nước [30].
Cuốn sách độc đáo “An tồn là gì” (What is Safe) của tác giả David R. Williams.
Ơng đã giải thích ngun nhân các nguy cơ mà trẻ phải đối mặt trong cuộc sống hiện đại
ngày nay. Thuật ngữ như "nguy cơ" và "an toàn" được xác định rõ ràng, và những rủi ro
gặp phải trong khi tham gia giao thông, trong gia đình, chăm sóc sức khỏe, chế độ ăn
uống, và nơi làm việc [31].
Còn tác giả Carrie lynn trong tác phẩm“Giúp trẻ hòa nhập với xã hội - How
parents can help their children from 4 to 6 years” (2008) đã giới thiệu nhiều trị chơi vận
động có tác dụng hỗ trợ phát triển một số kĩ năng sống của trẻ như kĩ năng giữ an toàn
bản thân, kĩ năng giao tiếp ứng xử xã hội, kĩ năng tự lập [20].
Tuyển tập gồm bảy cuốn "Những câu chuyện vàng về khả năng tự bảo vệ
mình"(2010) của tác giả Bạch Băng là những câu chuyện về khả năng tự bảo vệ bản
thân. Đó là những câu chuyện diễn ra trong chính cuộc sống của trẻ nhỏ, thông qua các
câu chuyện mà các em nhỏ yêu thích để đề cập đến những vấn đề an toàn của cuộc sống,
giúp trẻ nhận thức tầm quan trọng trong việc tự bảo vệ bản thân [7].
Tác giả Yoon Yeo Hong trong tác phẩm “45 cách dạy trẻ tự bảo vệ mình” (2011)
đã giúp phụ huynh, giáo viên và trẻ em nhận thấy rằng thế giới bên ngoài ln ẩn chứa

những cạm bẫy. Vì vậy, trẻ em cần chuẩn bị những kĩ năng cần thiết để ứng phó với
những tình huống nguy hiểm. Tác giả đã hướng dẫn trẻ cách nhận biết các mối nguy
hiểm, nâng cao cảnh giác và bảo vệ an tồn cho chính mình. Cuốn sách cịn hướng dẫn
trẻ cách đối phó hoặc thốt khỏi nguy hiểm trong các tình huống như: khi ở những nơi
hoang vắng mà chỉ có một mình, khi có người lạ dụ dỗ,…[12]
Trong cuốn sách: “Giữ an toàn cho trẻ em và thanh thiếu niên“ (Keeping Children
and Teenagers Safe) tác giả Gavin De Becker đã chia sẻ cái nhìn sâu sắc, những giải
pháp thiết thực giúp phụ huynh hướng dẫn con cái của mình biết tự bảo vệ trước nguy cơ
bạo lực ngày càng tăng như: làm thế nào để nhận biết những dấu hiệu nguy hiểm trong
những hoạt động hàng ngày; cha mẹ sẽ làm gì nếu con mình bị lạc nơi công cộng; làm
thế nào để nhận diện một kẻ lạm dụng tình dục,...[28].
- Ở Việt Nam
Chương trình thực nghiệm giáo dục “Sống khỏe mạnh và kĩ năng sống” do
UNICEF hỗ trợ được triển khai tại 20 trường thuộc Lạng Sơn, Hà Nội, Hải Phòng,

4


Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Kiên Giang. Nội dung cụ thể của chương trình: Phổ
biến về quyền trẻ em; phòng tránh thuốc lá rượu, bia; phòng tránh xâm hại tình dục trẻ
em; phịng tránh và ứng phó với tình huống căng thẳng. Những chủ đề trên được tổ chức
cho học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 định kỳ mỗi tháng một buổi [dẫn theo 4].
Trong chương trình “Giáo dục sống khỏe mạnh và kỹ năng sống” thì quan niệm về
kĩ năng giữ an toàn thân thể cơ bản đối với từng nhóm đối tượng được thể hiện khá đa
dạng. Đó là những kĩ năng cần cho lĩnh vực bảo vệ sức khỏe, phòng tránh các tệ nạn xã
hội dành cho nhóm đối tượng có nguy cơ cao để đương đầu với những thách thức của xã
hội, vận dụng để giải quyết các vấn đề xã hội khác nhau trong tình huống khác nhau của
từng loại đối tượng để bản thân có sự an tồn [dẫn theo 4].
Dự án “Giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục sức khỏe cho học sinh” ở tiểu học
do Vụ thể chất –Bộ giáo dục và đào tạo hợp tác với UNICEF triển khai, hỗ trợ xây dựng

tài liệu giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học miền núi bao gồm những nội dung
bổ trợ như: giáo dục kĩ năng an toàn, giúp các em biết tránh hoặc xử lý những tai nạn về
sông nước, điện giật, sét đánh, động vật cắn, bom mìn; giáo dục kĩ năng ăn uống vệ sinh,
an toàn,…[dẫn theo 4].
Như vậy, từ năm 1990 đến nay, tại Việt Nam đã triển khai nhiều dự án, chương
trình hướng đến nhiều đối tượng từ trẻ mầm non, học sinh tiểu học đến trung học phổ
thông, từ trẻ em trong trường học đến những trẻ em đường phố và các đối tượng khác.
Những chương trình nhằm giáo dục kĩ năng giữ an toàn cho trẻ em ở Việt Nam, giúp các
em nhận thức về sự cần thiết của kĩ năng giữ an toàn thân thể đối với bản thân, đồng thời
nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng, xã hội trong việc thực hiện quyền trẻ em.
Tuy nhiên các chương trình này được triển khai cịn mang tính cục bộ, thời gian thực
hiện chưa dài. Mặt khác, chưa có nhiều dự án dành cho đối tượng là trẻ mẫu giáo. Nhiều
dự án mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng tài liệu tham khảo.
Năm 2009, tác giả Thái Hà đã xuất bản cuốn sách “Hoàn thiện kĩ năng sống cho
trẻ - Hướng dẫn bé tự bảo vệ". Cuốn sách này được biên soạn dưới hình thức các tình
huống cụ thể. Ở mỗi tình huống, tác giả cũng đã đề xuất những lời khuyên cụ thể giúp trẻ
biết tự bảo vệ bản thân [11].
Tài liệu "Giáo dục kĩ năng sống cho trẻ từ 5-6 tuổi" của tác giả Lê Bích Ngọc với
mục đích cung cấp cho trẻ những kiến thức nhằm hình thành những kĩ năng cơ bản trong
cuộc sống hàng ngày bằng những hoạt động, phương tiện, hình thức trong cuộc sống gia

5


đình như tự bảo vệ sức khỏe và kĩ năng tự phịng chống những tai nạn thơng, phịng
tránh tai nạn giao thơng,…[24].
Hay cuốn "Hoạt động thực tiễn tìm hiểu kĩ năng sống dành cho học sinh" do Trần
Thời Kiến (chủ biên) đã trình bày những cách xác lập chủ đề hoạt động, lập kế hoạch
hoạt động đến với những hoạt động cụ thể nhằm hình thành kĩ năng an tồn, giúp trẻ học
được cách tự bảo vệ và tự cứu lấy mình [16].

Ngồi ra cịn phải kể đến bộ sách gồm 3 cuốn "Giáo dục giá trị sống và kĩ năng
sống" cho các đối tượng là trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học và học sinh trung học phổ
thông do Nguyễn Thị Mỹ Lộc (chủ biên) đã trình bày những đặc điểm tâm sinh lý của
từng lứa tuổi ảnh hưởng đến việc hình thành kĩ năng sống, trong đó có kĩ năng giữ an
toàn của người học. Đồng thời với từng độ tuổi khác nhau, nhóm tác giả đã thiết kế các
nhóm chủ đề cùng với những hoạt động nhằm hình thành các kĩ năng giữ an tồn phù
hợp [21].
Bên cạnh đó, hai tác giả Ngơ Thị Hợp và Nguyễn Thị Bích Hạnh trong cuốn sách
"Những kiến thức ban đầu hình thành kĩ năng sống cho trẻ mầm non" cũng đã cung cấp
những kiến thức nhằm giúp trẻ tìm hiểu về giới tính, cách giải quyết và ứng phó với
những vấn đề khó khăn giúp trẻ được an tồn và đặc biệt hướng đến việc hình thành
nhân cách sống cho trẻ mầm non [13].
Như vậy, có thể nhận thấy hầu hết các tác phẩm viết về kĩ năng giữ an toàn hiện
nay chủ yếu được biên soạn dưới dạng cẩm nang. Các tác giả đưa ra những lời khuyên
cụ thể để trẻ em nhận diện và phòng tránh những nguy hiểm đến với bản thân. Tuy
nhiên, trong các tác phẩm này chưa hệ thống được những vấn đề lý luận cơ bản như khái
niệm kĩ năng giữ an toàn, xác định các biểu hiện và tiêu chí đánh giá kĩ năng giữ an toàn
thân thể.
Trong đề tài nghiên cứu về "Giáo dục kĩ năng sống ở Việt Nam" của nhóm tác giả
Nguyễn Thanh Bình, Lưu Thu Thủy, Nguyễn Kim Dung, Vũ Thị Sơn đã chỉ ra kĩ năng
giữ an toàn thân thể thơng qua những kĩ năng phịng tránh tai nạn thương tích là một
trong những kĩ năng quan trọng của trẻ mẫu giáo. Đề tài đã khái quát được những nội
dung giáo dục kĩ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ em, các kĩ năng để thực
hiện quyền trẻ em...Tuy nhiên, chưa có những đánh giá cụ thể biểu hiện thực trạng kĩ
năng này của trẻ mầm non [6].

6


Năm 2007, với đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ "Giáo dục một số kĩ năng

sống cho học sinh trung học phổ thông" do tác giả Nguyễn Thanh Bình làm chủ nhiệm,
kết quả nghiên cứu cho thấy kĩ năng tìm kiếm sự giúp đỡ của các em cịn hạn chế. Trên
cơ sở tìm hiểu thực trạng, xác định nhu cầu giáo dục kĩ năng, đề tài đã xây dựng chương
trình giáo dục kĩ năng cho học sinh thơng qua hoạt động ngoài giờ lên lớp [5].
Những nghiên cứu về quản lý hoạt động giáo dục kỹ năng sống đã và đang được
nghiên cứu tại Việt Nam. Trong đó, các kết quả nghiên cứu về vấn đề này được đăng tỉa
trên các tạp chí, trên các kỷ yếu hội thảo. Đã có những luận án tiến sĩ và nhiều luận văn
thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Năm 2010, tác giả Trần Lưu Hoa đã thực hiện đề tài nghiên cứu về kỹ năng sống
của học sinh: “Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục KNS cho học sinh các trường tiểu
học quận Hai Bà Trưng thành phố Hà Nội” nhưng lại tiếp cận từ góc độ biện pháp quản
lí hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Nghiên cứu đã xây dựng hệ thống khái
niệm kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống, phát hiện thực trạng giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh đồng thời xây dựng kế hoạch, biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho
giáo viên và cán bộ quản lí trong các trường tiểu học ở quận Hai Bà Trưng.
Tác giả Nguyễn Huyền Châu đã thực hiện luận văn thạc sỹ Quản lý giáo dục với
đề tài: “Quản lý giáo dục kỹ năng sống ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Cầu
Giấy, Hà Nội”. Luận văn đã nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lý giáo dục kỹ năng
sống ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội. Kết quả cho thấy, chủ
thể quan lý nhà trường bước đầu đã thực hiện tốt các nội dung quản lý hoạt động này và
có các biện pháp quản lý phù hợp nhằm giúp hiệu quản hoạt động này đạt mức độ tương
đối cao [8].
Tác giả Hoàng Thuý Nga đã thực hiện luận án tiến sĩ với đề tài: “Quản lý hoạt
động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thành phố Hà Nội”. Luận án đã
nghiên cứu lý luận và thực tiễn về quản lí hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS tiểu
học thành phố Hà Nội, đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống ở các
trường tiểu học thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu phát triển kỹ năng sống cho học sinh
trong bối cảnh đổi mới giáo dục tiểu học hiện nay [22]
Năm 2016, Phạm Thị Nga, trong luận án tiến sĩ của mình với cách tiếp cận chức
năng đã đề xuất 6 biện pháp bao qt hết các chức năng quản lí, kế hoạch hố, tổ chức,

chỉ đạo, kiểm tra, xuyên suốt mọi hoạt động trong trường (giờ học, NGLL, vui chơi , giải

7


trí, sử dụng các hình thức, phương pháp giáo dục…), đồng thời huy động các lực lượng
khác cùng tham gia như các đồng chủ thể [23].
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông
qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội, đề
xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động trải
nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện ở các trường tiểu học trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội trong giai đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông
qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua
hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải
nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu tại các trường TH trên địa bàn quận Cầu Giấy, thành
phố Hà Nội.
- Khảo sát thực trạng vấn đề quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua

hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội từ
năm 2014 đến năm 2017 của 06 trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội với
18 cán bộ quản lý và 160 giáo viên.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận nghiên cứu
- Tiếp cận quan điểm hệ thống: Xem xét đối tượng nghiên cứu như một bộ phận của
hệ thống tồn vẹn, vận động và phát triển thơng qua việc giải quyết mâu thuẫn nội tại. Hoạt

8


động và quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm
sáng tạo tại các trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội có mối quan hệ với các
yếu tố khác trong sự phát triển của trường TH. Thông qua việc nghiên cứu để phát hiện
ra những yếu tố mang tính bản chất của sự vận động và phát triển quản lý giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học.
- Tiếp cận quan điểm lịch sử: Xem xét đối tượng trong một quá trình phát triển lâu
dài, chú ý tới tình huống phức tạp giữa Hiện tượng và Bối cảnh trong quá khứ, từ đó
nhằm phát hiện ra những mối liên hệ đặc trưng về quá khứ - hiện tại của đối tượng thông
qua những phép suy luận biện chứng, logic.
- Tiếp cận quan điểm nghiên cứu tình huống: Cơ sở lý luận phải được minh chứng
và hồn chỉnh thơng qua các sự kiện và hoạt động thực tiễn, do đó việc khảo sát thực
trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng
tạo tại các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội thông qua nghiên cứu trường hợp là
cần thiết. Nghiên cứu hiện tượng đang xảy ra trong bối cảnh đời sống và hiện thực của
nó, khi mà ranh giới giữa hiện tượng và bối cảnh chưa thật rõ ràng và sử dụng nhiều
nguồn thông tin, bằng chứng khác nhau. Qua nghiên cứu trường hợp sẽ phát hiện những
mặt mạnh, mặt yếu của quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động
trải nghiệm sáng tạo tại các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội và nguyên nhân của
nó để từ đó đề ra các biện pháp nhằm nhân rộng hoặc cải thiện thực trạng đáp ứng được yêu

cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
5.1.1. Nghiên cứu vấn đề theo nguyên tắc hệ thống
Vấn đề nghiên cứu được xem xét trong các mối quan hệ biện chứng với nhau, trong
sự phụ thuộc và quy định lẫn nhau theo một logic nhất định.
5.1.2. Nghiên cứu vấn đề theo nguyên tắc hoạt động:
Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải
nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội nhằm nâng cao
các kỹ năng sống cho học sinh, đảm bảo chất lượng các hoạt động của nhà trường.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản;
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;
- Phương pháp phỏng vấn sâu;

9


- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động;
- Phương pháp thống kê toán học.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận
về quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải
nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này.
Về thực tiễn: Luận văn đã chỉ ra thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông
qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường tiểu học và thực trạng quản lý giáo dục
kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại các trường tiểu
học quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Luận văn đề xuất được biện pháp khả thi nâng
cao hiệu quả quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải
nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội. Kết quả nghiên cứu này của
luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên, học sinh,

phụ huynh học sinh các trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội hiện nay. Góp phần nâng
cao chất lượng giáo dục đào tạo tồn diện trong các trường.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua
hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học.
Chương 2: Thực trạng quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt
động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học.
Chương 3: Biện pháp quản lý giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động
trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học quận Cầu Giấy, Hà Nội.

10


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
CHO HỌC SINH THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO
Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.Khái niệm quản lý
Khái niệm quản lý được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học. Với tầm
quan trọng như vậy mà đã hình thành nên cả một ngành khoa học – Khoa học quản lý.
Do vậy, có nhiều cách định nghĩa về khái niệm quản lý. Các nhà nghiên cứu từ các góc
độ tiếp cận khác nhau mà có những quan niệm khác nhau về khái niệm này.
Xét về chức năng, quản lý là một hệ thống tổ chức. Từ góc độ của hoạt động kinh
doanh, các nhà doanh nghiệp Mỹ cho rằng: “Quản lý là đưa những nguồn vốn về con
người và của cải vào tổ chức để đạt được mục tiêu, một mặt, bằng cách đảm bảo thoả
mãn tối đa cho người hưởng lợi, mặt khác, đảm bảo tinh thần và tình cảm về thực hiện
cho những người cấp vốn’’[18].
Khi phân tích khái niệm quản lý, các nhà nghiên cứu rất chú ý đến đối tượng của

hoạt động quản lý.
Xét về mặt chức năng, quản lý là hệ thống tổ chức. Có nhiều cách định nghĩa về
hoạt động này.
Theo Mary Parker Follet ( Mỹ ): Quản lý là nghệ thuật khiến công việc được thực
hiện thông qua người khác.
Một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng quản lý là một quá trình kỹ thuật và xã hội
nhằm sử dụng các nguồn tác động tới hoạt động con người, nhằm đạt được các mục tiêu
của tổ chức.
Theo H.Kootz (người Mỹ), QL là một hoạt động thiết yếu nhằm đảm bảo sự phối
hợp những nỗ lực của cá nhân để đạt được mục đích của nhóm (tổ chức) mục tiêu của
QL là hình thành một mơi trường trong đó con người có thể đạt được mục đích của
nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất [dẫn theo 14]
Ở nước ta, các nhà giáo dục học đứng từ góc độ tiếp cận của mình lại đưa ra
những khái niệm về quản lý như sau:
Theo các tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý là quá

11


trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các chức năng kế hoạch hóa, chỉ
đạo và kiểm tra” [21].
Theo tác giả Trần Kiểm: “QL là tác động có mục đích đến tổ chức đến tập thể những
con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động” [15]
Từ việc phân tích các khái niệm nêu trên về quản lý, chúng tôi xác định khái niệm
quản lý như sau:
Quản lý là sự tác động có chủ đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý
nhằm tối đa hóa hiệu quả sử dụng các nguồn lực và cơ hội của tổ chức để đạt mục tiêu
đề ra.
Đề tài luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm quản lý nêu trên làm khái niệm
công cụ để nghiên cưu.

1.1.2 .Khái niệm giáo dục kỹ năng sống
-Khái niệm giáo dục: Giáo dục cũng được hiểu theo nghĩa rộng, hẹp khác nhau ở
cấp độ xã hội và cấp độ nhà trường [3]. Ở cấp độ nhà trường, khái niệm giáo dục chỉ quá
trình giáo dục tổng thể (dạy học và giáo dục theo nghĩa hẹp) được thực hiện thông qua các
hoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục là những hoạt động do các cơ sở giáo dục (trường
học và các 22 cơ sở khác) tổ chức thực hiện theo kế hoạch, chương tình giáo dục, trực tiếp
đều hành và chịu trách nhiệm về chúng. Trong các hoạt động giáo dục, hoạt động dạy học là
nền tảng và chủ đạo không chỉ trong các môn học, mà ở tất cả các hoạt động giáo dục khác
trong nhà trường. Nó là hoạt động giáo dục cơ bản nhất, có vị trí nền tảng và chức năng chủ
đạo trong hệ thống các hoạt động giáo dục. Hoạt động giáo dục được tổ chức có định hướng
về mặt giá trị nhằm tạo ra những môi trường hoạt động và giao tiếp có định hướng của
người học. Khi tham gia các hoạt động giáo dục, người học tiến hành các hoạt động của
mình theo những nguyên tắc chung, những mục tiêu chung, những chuẩn mực giá trị chung
và những biện pháp chung, nhờ vậy họ được giáo dục theo những tiêu chí chung (tuy hoạt
động của mỗi người luôn diễn ra ở cấp độ cá nhân).
- Khái niệm giáo dục kĩ năng sống:
Trong nhà trường phổ thông, với mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh thì việc
giáo dục cho các em kĩ năng sống là một nhiệm vụ quan trọng. Do vậy, việc giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh được thực hiện theo chương trình, nội dung và được tổ chức một
cách bài bản, chặt chẽ tại nhà trường. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh được thực
hiện với các nội dung đa dạng, hình thức phong phú và có các phương pháp giáo dục đặc

12


thù phù hợp với việc giáo dục kĩ năng. Nó có thể được thực hiện trong khn khổ hệ
thống các môn học, các lĩnh vực học tập ở nhà trường phổ thơng; tuy nhiên nó cũng có
thể được thực hiện ngồi các mơn học và lĩnh vực học tập. Hoạt động giáo dục kĩ năng
sống cho học sinh có mục tiêu cụ thể là hình thành và phát triển cho các em khả năng
làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả

năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống phù hợp với đặc điểm phát
triển của lứa tuổi học sinh.
Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho HS có đầy đủ những đặc trưng chung của
hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông như được tổ chức theo kế hoạch, chương
trình giáo dục phổ thơng; do nhà trường với các chủ thể có liên quan như cán bộ lãnh
đạo, quản lí trường học; giáo viên và các nhà giáo dục có liên quan như cha mẹ học sinh,
các tổ chức giáo dục xã hội v.v. Nó là hoạt động được tổ chức có ý thức, hướng tới mục
đích khơi gợi hoặc biến đổ nhận thức, năng lực, tình cảm, thái độ của học sinh theo
hướng tích cực, góp phần hồn thiện nhân cách học sinh đáp ứng các yêu cầu của nhà
trường, cộng đồng và xã hội.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh muốn đạt được hiệu quả cần phải dạy lí
thuyết, kết hợp chặt chẽ với dạy thực hành và cho học sinh được rèn luyện các kĩ năng
đã học thông qua việc trải nghiệm các hoạt động cụ thể tại nhà trường phổ thông. Qua
các hoạt động trải nghiệm này, học sinh sẽ rèn được kĩ năng sống, học sinh cũng có cơ
hội thể hiện các kĩ năng đã học, vận dụng chúng một cách sáng tạo trong các tình huống
khác nhau trong học tập, giao tiếp và khi tham gia vào các hoạt động xã hội.
Theo UNICEF, giáo dục kỹ năng sống cơ bản là sự thay đổi trong hành vi hay
một sự phát triển hành vi nhằm tạo sự cân bằng giữa kiến thức, thái độ, hành vi.
Từ việc phân tích bản chất của hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh nêu
trên, chúng tôi xác định khái niệm giáo dục kĩ năng sống như sau:
Giáo dục KNS là một quá trình với những hoạt động giáo dục cụ thể nhằm tổ
chức, điều khiển để học sinh biết cách chuyển dịch kiến thức (cái học sinh biết) và thái
độ, giá trị (cái học sinh nghĩ, cảm thấy, tin tưởng) thành hành động thực tế (làm gì và
làm cách nào) một cách tích cực và mang tính chất xây dựng. Giáo dục KNS cho học
sinh là giáo dục cho các em có cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, là xây dựng
hoặc thay đổi ở các em các hành vi theo hướng tích cực phù hợp với mục tiêu phát triển
toàn diện nhân cách người học dựa trên cơ sở giúp học sinh có tri thức, giá trị, thái độ

13



và kỹ năng phù hợp.
1.1.3. Khái niệm trải nghiệm sáng tạo
- Khái niệm trải nghiệm:
Theo Wikipedia: Trải nghiệm là kiến thức hay sự thành thạo một sự kiện hoặc
một chủ đề bằng cách tham gia hay chiếm lĩnh nó. Trong triết học, thuật ngữ “kiến thức
qua thực nghiệm” chính là kiến thức có được dựa trên trải nghiệm. Một người trải
nghiệm nhiều ở một lĩnh vực cụ thể nào đó có thể được coi như chuyên gia của lĩnh vực
đó. Khái niệm “trải nghiệm” dùng để chỉ phương pháp làm ra kiến thức hay quy trình
làm ra kiến thức chứ không phải là kiến thức thuần túy được đưa ra, là kiến thức dùng để
đào

tạo

nghề

nghiệp

chứ

khơng

phải



kiến

thức


trong

sách

vở

Nhận thức luận có bản chất là “trải nghiệm”. Những người tham gia vào các hoạt động
du lịch, thể thao mạo hiểm hay sử dụng ma túy cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của
trải nghiệm.
Từ “trải nghiệm” có thể liên quan đến cả các sự kiện được cảm nhận trực tiếp
cũng như sự khôn ngoan có được khi phản ảnh lại các sự kiện. Một số nhà nghiên cứu
cho rằng bản chất trải nghiệm của con người có sự thay đổi về chất từ thời kì tiền hiện
đại đến thời kì hiện đại và hậu hiện đại. Immanuel Kant so sánh kinh nghiệm với lí lẽ
(reason): “Khơng có cái gì, quả thực, có thể tai hại hơn hay vớ vẩn hơn với nhà triết học
là sự hấp dẫn thô tục của cái gọi là kinh nghiệm. Kinh nghiệm như vậy không bao giờ
tồn tại nếu tại một thời điểm đích đáng, những tổ chức này (những kinh nghiệm này)
được hình thành cùng với các ý tưởng”.
-Khái niệm sáng tạo:
M. Jurocova - nhà Tâm lý học Tiệp Khắc cho rằng: Sáng tạo được hiểu là cái mới,
cái khác thường, cái riêng biệt, cái kỳ diệu, cái có giá trị của sản phẩm. Những sản phẩm
này có thể là những phát kiến, những cách giải thích hay những q trình dẫn đến nó
[Dẫn theo 25, tr.21].
Nguyễn Lân (1998) đưa ra ra cách hiểu ngắn gọn, sáng tạo là tìm ra cái mới và
thực hiện cái mới hay là làm ra lần đầu tiên. Chẳng hạn James Watt là người sáng tạo ra
máy hơi nước [17, tr.1557].
Từ việc phân tích các khái niệm nêu trên chúng tơi đưa ra khái niệm sáng tạo như sau:
Sáng tạo là hoạt động tích cực của chủ thể có những phẩm chất nhân cách đặc
thù nhằm tạo ra cái mới, có giá trị trong giải quyết các nhiệm vụ mà chủ thể tiếp nhận.

14



Với khái niệm này, sáng tạo được nhìn nhận và đánh giá bởi hai thuộc tính cơ bản
là tính mới và tính giá trị. Khi giải quyết một nhiệm vụ, một cơng việc cụ thể, chủ thể có
thể bộc lộ các phẩm chất nhân cách sáng tạo trong quá trình thực hiện, hay cách thức giải
quyết, đồng thời được đánh giá qua sản phẩm. Dù cái mới ở quy trình, cách thức hay sản
phẩm thì cái mới đó cần được đánh giá đúng, tốt hay hợp lý, hiệu quả hơn so với cái đã có.
- Khái niệm trải nghiệm sáng tạo:
Trong chương trình giáo dục phổ thơng mới, kế hoạch giáo dục bao gồm các môn
học, chuyên đề học tập (gọi chung là môn học) và hoạt động trải nghiệm sáng tạo; hoạt
động giáo dục (theo nghĩa rộng) bao gồm hoạt động dạy học và hoạt động trải nghiệm
sáng tạo. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo với mục đích chính là hình thành và phát triển
những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực
chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại. Do vậy, chúng tôi đưa ra khái niệm hoạt
động trải nghiệm sáng tạo như sau:
Trải nghiệm sáng tạo là hoạt động do các chủ thể giáo dục tổ chức theo kế hoạch,
chương trình giáo dục nhà trường phổ thông nhằm giúp học sinh thực hiện và rèn luyện
các nhiệm vụ cụ thể thông qua trải nghiệm thực tiễn. Việc thực hiện các hoạt động cụ thể
thông qua trải nghiệm thực tiễn sẽ giúp học sinh nảy sinh những sáng kiến để giải quyết
tốt nhất nhiệm vụ.
Như vậy, khi xem xét khái niệm này cần chú ý đến một số điểm sau:
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động thực tiễn được tiến hành song
song với hoạt động dạy học trong nhà trường tiểu học. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là
một bộ phận của quá trình giáo dục, được tổ chức ngồi giờ học các mơn văn hóa ở trên
lớp và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học.
Thông qua việc tham gia vào các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được
phát huy vai trị chủ thể, tính tích cực, chủ động, tự giác và sáng tạo của bản thân. Các em
được chủ động tham gia vào tất cả các khâu của quá trình hoạt động: từ thiết kế hoạt động
đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và
khả năng của bản thân. Các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng, được

đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự
đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè,… sẽ
giúp phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý
thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh. Từ đó, hình

15


thành và phát triển cho các em những giá trị sống và các năng lực cần thiết.
Hoạt động trải nghiệm sáng tạo về cơ bản mang tính chất của hoạt động tập thể
trên tinh thần tự chủ, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính
riêng của mỗi cá nhân trong tập thể.
1.2. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải nghiệm
sáng tạo
1.2.1. Khái niệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động
trải nghiệm sáng tạo
Từ việc phân tích một số khái niệm công cụ như: kĩ năng sống, giáo dục kĩ năng
sống, hoạt động trải nghiệm sáng tạo chúng tôi xác định khái niệm giáo dục kĩ năng sống
thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sau:
Hoạt động giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm
sáng tạo là hoạt động do các chủ thể giáo dục tổ chức theo kế hoạch, chương trình giáo
dục nhà trường thơng qua các hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giúp học sinh hình
thành và phát triển các kĩ năng sống của bản thân thích nghi được với hoạt động giao
tiếp, học tập, các hoạt động sống trong xã hội, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục tồn
diện của giáo dục phổ thơng.
1.2.2. Nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động trải
nghiệm sáng tạo
Có thể thấy rằng, đối với học sinh tiểu học, khi mà các em mới bước đầu được
học tập, được tham gia vào các hoạt động sống tại gia đình, nhà trường và xã hội thì kĩ
năng sống của các em rất hạn chế. Do vậy, đối với học sinh tiểu học các em cần được

giáo dục một cách toàn diện và đầy đủ cả các kĩ năng sống để thích ứng một cách tốt
nhất với các hoạt động sống.
1.2.2.1.Các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh
Có thể nhận thấy, có rất nhiều kĩ năng cụ thể trong nhóm kĩ năng sống cần giáo dục
cho học sinh tiểu học. Trong đó, có thể tạm liệt kê các kĩ năng sống cơ bản cần được
giáo dục cho học sinh tiểu học dưới đây.
- Kỹ năng tự nhận thức (self-awareness)
- Kỹ năng nói (Oral/spoken communication skills)
- Kỹ năng viết (Written communication skills)
- Kỹ năng thương thuyết, thuyết phục (negotiation/persuation)

16


- Làm việc theo nhóm, đội (Teamwork/collaboration skills)
- Kỹ năng suy nghĩ tích cực (Positive thinking)
- Giải quyết vấn đề (Problem-solving skills)
- Kỹ năng ra quyết định (Decision making)
- Kỹ năng thiết lập mục tiêu (Goal setting)
- Kỹ năng kiểm sốt tình cảm (Emotion management)
- Kỹ năng phát triển lịng tự trọng (Selfesteem)
-Tự tạo động lực (Self-motivation/initiative)
-Tư duy phê phán (Critical thinking)
-Đối mặt với thách thức (Risk-taking skills)
-Tính linh hoạt, thích ứng (Flexibility/adaptability)
- Kỹ năng lãnh đạo (Leadership skills)
- Kỹ năng liên kết, quan hệ (Interpersonal skills)
- Chịu áp lực công việc (Working under pressure)
- Kỹ năng đặt câu hỏi (Questioning skills)
- Tư duy sáng tạo (Creativity)

- Kỹ năng gây ảnh hưởng (Influencing skills)
- Tổ chức (Organization skills)
- Kỹ năng thích nghi đa văn hố (Multicultural skills)
- Tinh thần học hỏi (Academic/learning skills)
- Định hướng chi tiết công việc (Detail orientation)
- Kỹ năng đào tạo, truyền thụ (Teaching/training skills)
- Kỹ năng quản lý thời gian (Time management skills)
Tất cả những kĩ năng này đều cần thiết và quan trọng và cần phải giáo dục cho học
sinh tiểu học. Tuy nhiên, phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi, phụ thuộc vào thời
lượng các giờ trải nghiệm sáng tạo có thể tổ chức cho các em, phụ thuộc vào điều kiện
nhân lực và vật lực, nhà trường có thể lựa chọn những kĩ năng sống cần thiết nhất đối với
lứa tuổi này để giáo dục.
1.2.2.2.Phân loại kỹ năng sống cho học sinh tiểu học
1) Dựa trên cách phân loại từ lĩnh vực sức khỏe, UNESCO đưa ra cách phân loại
kỹ năng sống thành 3 nhóm (UNESCO Hà Nội, 2003):

17


+ Kỹ năng nhận thức: Bao gồm các kỹ năng cụ thể như: Tư duy phê phán, giải
quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, khả năng sáng tạo, tự nhận thức về bản
thân, đặt mục tiêu, xác định giá trị...
+ Kỹ năng đương đầu với cảm xúc: Bao gồm động cơ, ý thức trách nhiệm, cam kết,
kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lý, tự giám sát và tự điều chỉnh...
+ Kỹ năng xã hội hay kỹ năng tương tác: Bao gồm kỹ năng giao tiếp; tính quyết
đốn; kỹ năng thương thuyết/từ chối; lắng nghe tích cực, hợp tác, sự thơng cảm, nhận
biết sự thiện cảm của người khác, v.v…
2) Trong tài liệu về giáo dục kỹ năng sống hợp tác với UNICEF (Bộ Giáo dục &
Đào tạo) đã giới thiệu cách phân loại khác, trong đó kỹ năng sống cũng được phân thành
3 nhóm:

+ Kỹ năng nhận biết và sống với chính mình gồm: Kỹ năng tự nhận thức; Lịng tự
trọng; Sự kiên định; Đương đầu với cảm xúc; đương đầu với căng thẳng.
+ Những kỹ năng nhận biết và sống với người khác bao gồm: Kỹ năng quan hệ/
tương tác liên nhân cách; sự cảm thông; đứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn bè hoặc
của người khác; thương lượng giao tiếp có hiệu quả.
+ Các kỹ năng ra quyết định một cách hiệu quả bao gồm các kỹ năng: Tư duy phê
phán; Tư duy sáng tạo; Ra quyết định; Giải quyết vấn đề.
(Bộ Giáo dục & đào tạo, vụ Thể chất, 1998)
3) Phân loại theo mục đích sống, ta có 4 nhóm sau:
+ Nhóm kỹ năng làm việc
+ Nhóm kỹ năng tư duy
+Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc
+ Nhóm kỹ năng sức khỏe
1.2.2.3.Các kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh tiểu học
Trước hàng loạt các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như trên, Bộ giáo
dục rất quan tâm đến vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Ngày
28/02/2014 ban hành thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT quy định về quản lí hoạt động
giáo dục kỹ năng sống và hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa.
Chương trình kỹ năng sống cho học sinh tiểu học bao gồm 6 nhóm kỹ năng sau:
Nhóm 1: Nhóm kỹ năng nhận thức:
- Nhận thức bản thân

18


- Xây dựng kế hoạch
- Kỹ năng học và tự học
- Tư duy tích cực và tư duy sáng tạo
- Giải quyết vấn đề
Nhóm 2: Nhóm kỹ năng xã hội:

- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng thuyết trình và nói được trước đám đông
- Kỹ năng diễn đạt cảm xúc và phản hồi.
- Kỹ năng làm việc nhóm (làm việc đồng đội)
Nhóm 3: Nhóm kỹ năng quản lí bản thân:
- Kỹ năng làm chủ
- Quản lí thời gian
- Giải trí lành mạnh
Nhóm 4: Nhóm kỹ năng giao tiếp
- Xác định đối tượng giao tiếp
- Xác định nội dung và hình thức giao tiếp
Nhóm 5: Nhóm kỹ năng phịng chống bạo lực
- Phòng chống xâm hại thân thể
- Phòng chống bạo lực học đường
- Phịng chống bạo lực gia đình
Nhóm 6: Nhóm kỹ năng hợp tác
- Kỹ năng quan sát
- Kỹ năng làm việc nhóm
- Kỹ năng lãnh đạo (làm thủ lĩnh)
1.2.3. Hình thức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động trải nghiệm
sáng tạo tại trường tiểu học
Hình thức giáo dục kĩ năng sống hoạt động trải nghiệm sáng tạo tại trường tiểu học
được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau cụ thể như:
-Hoạt động câu lạc bộ;
-Tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác;
-Tham quan dã ngoại;
-Các hội thi;

19



×