Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.28 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước đòi hỏi đô thị phát
triển một cách có kiểm soát, theo quy hoạch theo đúng chủ trương của
Đảng và Nhà nước “Cần phải phát triển đô thị một cách vững chắc, có
trật tự, nhằm xây dựng một đô thị đoàng hoàng hơn to đẹp hơn”.
Trong những năm qua, cùng với quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, tốc độ phát triển đô thị diễn ra khá nhanh.
Việc xây dựng và phát triển các đô thị này đòi hỏi phải được thực
hiện theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt và đúng với quy
chuẩn, tiêu chuẩn cho phép đối với từng khu vực. Tuy nhiên, trên
thực tế việc vi phạm trật tự đô thị không còn là chuyện xa lạ ở các
đô thị trong suốt thời gian qua. Tình hình vi phạm trật tự đô thị đã
và đang là một vấn đề nóng trong thực tế các đô thị nước ta hiện
nay; dường như đây chính là mặt trái của đô thị hoá với tốc độ quá
nhanh trong khi quản lý nhà nước về đô thị lại chưa đáp ứng kịp.
Hiện tượng xây dựng không phép, sai với nội dung giấy phép xảy
ra ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh,
Hải Phòng, Đà Nẵng, … có thể nhận thấy các công trình vi phạm
pháp luật về xây dựng ngày càng nhiều và đa dạng hơn. Mức độ
không chỉ dừng lại ở mấy căn hộ tập thể cơi nới không xin phép
hay nhà trong kiệt xây ban công lấn chiếm không gian công cộng,
mà nhà riêng sai theo kiểu nhà riêng, biệt thự sai kiểu biệt thự, các
vi phạm về đất đai diễn ra ngày càng nhiều và phức tạp.
Thực tế cho thấy, song song với những mặt tích cực, sự phát
triển đô thị nước ta trong những năm qua đã tạo ra sức ép khá lớn về
nhiều mặt, có nguy cơ dẫn đến sự phát triển không bền vững. Quá

1



trình phát triển đô thị đã, đang nảy sinh nhiều vấn đề lớn như: gia
tăng dân số cơ học ở các đô thị lớn; tình trạng lấn, chiếm đất xây
dựng nhà trái phép vi phạm các chỉ giới, sai với quy hoạch ngày càng
nghiêm trọng; nhiều khu công nghiệp hình thành không theo một
khuôn mẫu về phòng cháy, chữa cháy và xử lý chất thải; sự bùng nổ
các phương tiện cơ giới gây ách tắc giao thông...
Thành phố Đà Nẵng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của
khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, là đô thị loại 1 trực thuộc
Trung ương, trong quá trình chỉnh trang, phát triển của thành phố
trong thời gian qua, cũng không tránh khỏi những tồn đọng trong trật
tự xây dựng đô thị, giao thông đô thị, quản lý cư trú, phòng cháy
chữa cháy...
Với những lý do yêu cầu cấp bách như vậy, cần thiết phải có
những nghiên cứu khoa học để tìm ra những giải pháp phục vụ cho
quá trình phát triển của thành phố Đà Nẵng nói chung, trật tự đô thị ở
Đà Nẵng nói riêng. Đề tài “Quản lý nhà nước về trật tự đô thị từ thực
tiễn thành phố Đà Nẵng” được lựa chọn là xuất phát từ nhu cầu đó,
để đánh giá những thực trạng, tìm giải pháp và phương hướng nhằm
bổ sung thêm về lý luận, áp dụng vào thực tế quản lý trật tự đô thị ở
thành phố Đà Nẵng nói riêng và cả nước nói chung
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay có rất nhiều đề tài nghiên cứu QLNN về đô thị
nói chung và QLNN về các ngành, lĩnh vực nói riêng được nhiều tác
giả đề cập, như:
“Phát triển Đô thị bền vững” do TS. Nguyễn Thế Nghĩa - TS.
Tôn Nữ Quỳnh Trân chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2002
Giáo trình “Quản lý đô thị” do GS. TS Nguyễn Đình Hương và
ThS. Nguyễn Hữu Đoàn chủ biên, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội – 2003
2



“Quản lý đô thị thời kỳ chuyển đổi” của TS. Võ Kim Cương,
Nhà xuất bản xây dựng, năm 2004,
“Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực” phần III do PGS.
TS. Đinh Văn Mậu, GS. TS. Lê Sỹ Thiệp và TS. Nguyễn Trịnh Kiểm
chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, năm 2009
“Pháp luật và Quản lý đô thị” do TS. KTS. Lê Trọng Bình chủ
biên, Trường Đại học Kiến trúc, Hà Nội – 2009
Chuyên đề “Quản lý nhà nước về đô thị và nông thôn” của
PGS.TS. Phạm Kim Giao, tập bài giảng Học viện Hành chính, Hà
Nội – 2011
“Đại cương Quản lý đô thị trong điều kiện toàn cầu hóa và
phát triển bền vững” do GS.TS. Phạm Hữu Khiển và PGS.TS. Lưu
Kiếm Thanh chủ biên, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội – 2011
Ngoài ra, còn nhiều đề tài nghiên cứu QLNN trên các lĩnh vực
như đất đai, giao thông đô thị, an sinh xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế,
môi trường và tài nguyên, quy hoạch đô thị...Tuy nhiên, qua tìm hiểu,
rà soát thì việc nghiên cứu đề tài QLNN về trật tự đô thị trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng cho thấy chưa có công trình nghiên cứu nào.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn làm rõ những vấn đề lý luận, phân tích thực trạng
hoạt động quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố
Đà Nẵng trong thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu
nhằm tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về trật tự đô thị trong
thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận quản lý nhà nước về trật tự đô thị;
Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, hạn chế của hoạt động
3



quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;
Xác định các phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường hoạt động quản lý nhà nước về trật tự đô thị tại thành phố Đà
Nẵng trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận quản lý nhà nước về trật tự đô thị và
thực trạng hoạt động quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: từ năm 2012 đến năm 2016.
Luận văn nghiên cứu trên phạm vi địa bàn thành phố Đà Nẵng
và trong thời gian năm năm từ năm 2012 đến 2016.
Về nội dung, do hoạt động quản lý nhà nước về trật tự đô thị
có nội dung rộng nên trong giới hạn, luận văn chỉ đề cập đến năm
vấn đề chính mà thành phố Đà Nẵng đang còn nhiều hạn chế, bất cập
trong quản lý đó là: 1) Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng; 2) Quản
lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy; 3) Quản lý nhà nước về trật
tự giao thông đô thị; 4) Quản lý nhà nước về cư trú; 5) Quản lý nhà
nước về cảnh quan, mỹ quan đô thị.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chính sách
của Đảng và Nhà nước ta, cũng như của các cấp chính quyền thành
phố Đà Nẵng về hoạt động quản lý nhà nước về trật tự đô thị.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn đã có sự kết hợp
nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, như phân tích, tổng hợp,

so sánh, thống kê, quy nạp, diễn dịch,…
4


6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách
toàn diện, có hệ thống dưới góc độ pháp luật hành chính về hoạt động
quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Công trình này có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nâng cao hiệu quả
hoạt động quản lý nhà nước về trật tự đô thị nói chung và trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng nói riêng.
7. Cơ cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận của quản lý nhà nước về trật
tự đô thị.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về trật tự đô thị trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường quản lý nhà
nước về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

5


CHƢƠNG 1
NHỮNGVẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ

TRẬT TỰ ĐÔ THỊ
1.1. Đô thị và trật tự đô thị
1.1.1. Quan niệm về Đô thị
1.1.2. Quan niệm về trật tự đô thị
Trật tự đô thị là sự điều chỉnh, sắp xếp các quan hệ xã hội đô
thị hoạt động theo một quy tắc, quy chuẩn phù hợp các quy định của
pháp luật hiện hành để đảm bảo cho môi trường dân sự đô thị được
phát triển bền vững theo những nguyên tắc nhất định.
* Các tiêu chí đánh giá trật tự đô thị
Thứ nhất, căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật ban
hành có phù hợp với thực tế hay không, có được mọi người dân chấp
nhận không.
Thứ hai, năng lực của chủ thể quản lý, vì mục đích của chủ thể
là sắp xếp, điều chỉnh các quan hệ xã hội dân sự đô thị được thực
hiện theo một quy tắc nhất định.
Thứ ba, căn cứ vào quy hoạch tổng thể sẽ dự đoán được mức
độ ổn định của sự phát triển.
Thứ tư, căn cứ vào nhận thức hiểu biết và ý thức chấp hành
pháp luật của công dân để đánh giá được nơi đó có trật tự hay không.
Thứ năm, căn cứ vào mặt bằng trình độ chuyên môn của đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan chuyên trách.
Thứ sáu, căn cứ vào cơ sở vật chất, phương tiện của cơ quan tổ
chức thực hiện việc quản lý về trật tự đô thị.

6


1.2. Khái niệm, đặc điểm và vai trò về trật tự đô thị
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước về trật
tự đô thị

Quản lý nhà nước về trật tự đô thị là hoạt động của cơ quan
hành chính nhà nước và cá nhân có thẩm quyền, trên cơ sở Hiến
pháp, Luật để can thiệp vào các lĩnh vực đô thị như: giao thông đô
thị, xây dựng đô thị, trật tự xã hội đô thị... nhằm điều chỉnh các hoạt
động đô thị đi theo một quy tắc, một trật tự nhất định, đảm bảo đúng
theo mục tiêu đã được xác định trước.
QLNN về trật tự đô thị có các đặc điểm sau đây:
Thứ nhất, QLNN về trật tự đô thị có thể do nhiều chủ thể tham gia.
Thứ hai, QLNN về trật tự đô thị dựa trên cơ sở pháp lý trực
tiếp là pháp luật về trật tự đô thị.
Thứ ba, QLNN về trật tự đô thị là hoạt động của con người,
liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống.
Thứ tư, QLNN về trật tự đô thị có nội dung rất rộng như: quản
lý về phòng, chống tội phạm.
* Vai trò của QLNN về trật tự đô thị
Một là, nhà nước quyết định tốc độ nhanh hay chậm của sự
phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, nhà nước quyết định sự đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về trật tự đô thị
Thứ nhất, xây dựng, ban hành văn bản quản lý nhà nước về
trật tự đô thị
Thứ hai, tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà nước về trật tự
đô thị.
Thứ ba, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong
QLNN về trật tự đô thị.
7


1.2.3. Phương pháp quản lý nhà nước về trật tự đô thị
QLNN về trật tự đô thị là một trong những hoạt động của quản

lý Nhà nước. Để thực hiện hiệu quả công tác quản lý về trật tự đô thị,
Nhà nước đã đưa ra những hình thức và phương pháp quản lý phù
hợp để quá trình quản lý đạt hiệu quả nhất.
1.3. Các yếu tố bảo đảm quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị
QLNN về trật tự đô thị chịu sự tác động bởi các yếu tố sau:
Thứ nhất, hệ thống thể chế.
Thứ hai, năng lực thực hiện pháp luật của bộ máy quản lý về trật
tự đô thị.
Thứ ba, phẩm chất, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức
làm công tác quản lý trật tự đô thị.
Thứ tư, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động QLNN về trật tự
đô thị.
Thứ năm, sự tham gia của nhân dân vào hoạt động QLNN về trật
tự đô thị.
1.4. Chủ thể quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị
Chủ thể QLNN về trật tự đô thị là các cơ quan, cá nhân, tổ chức
được nhà nước trao quyền. Về cơ bản các đô thị được quản lý bởi địa
phương (cấp tỉnh trở xuống). Tuy nhiên, có một số nhiệm vụ và trách
nhiệm quản lý được giữ lại ở cấp trung ương. Những nội dung này được
quản lý bởi một số cơ quan quản lý ngành của Chính phủ như: Bộ Xây
dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công
an... Ngoài ra, bộ quản lý đa lĩnh vực cũng tham gia và quản lý một số nội
dung liên quan đến các hoạt động trật tự đô thị. Các chủ thể được quy định
nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể như sau: Ngoài quy định nhiệm vụ và
quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài
chính và UBND cấp huyện, xã.
8


Kết luận Chƣơng 1

Bằng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh đã làm rõ một
số khái niệm cơ bản nhất về đô thị, các tiêu chí để xác định, phân loại
đô thị đã xác định được các tiêu chuẩn quan trọng để xác định đô thị.
Đồng thời, từ việc tìm hiểu các quan niệm về đô thị và những đặc
điểm của QLNN nói chung, trên cơ sở đó đã rút ra quan niệm, đặc
điểm vai trò của QLNN về trật tự đô thị, từ đó đã khái quát, làm rõ
các bộ phận cấu thành QLNN về trật tự đô thị.
QLNN về trật tự đô thị là hoạt động quan trọng của nhà nước,
nhằm đáp ứng các nhu cầu xã hội dân sự đô thị, đặc biệt trong quá
trình chỉnh trang đô thị như hiện nay, đây là lĩnh vực cần được chú
trọng, quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện, để sớm điều chỉnh các
mối quan hệ này đi vào nề nếp, tuân theo một khuôn khổ nhất định
đúng với chương trình quy hoạch tổng thể đã đề ra.
QLNN nói chung, trong đó QLNN về trật tự đô thị nói riêng
phải gắn liền với pháp luật. QLNN về trật tự đô thị có rất nhiều lĩnh
vực cần phải điều chỉnh. Công cụ quan trọng để thực hiện việc quản
lý là pháp luật, pháp luật tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động dân
sự đô thị và là công cụ có tính bắt buộc thực hiện các quy định để
đảm bảo trật tự đô thị. Đồng thời, cũng là cơ sở để xử lý các vi phạm
xảy ra. Nội dung chủ yếu của pháp luật QLNN về trật tự đô thị (như:
pháp luật quản lý về trật tự xây dựng đô thị, pháp luật về quản lý trật
tự ATGT, pháp luật quản lý về phòng cháy, chữa cháy và pháp luật
quản lý về cư trú) cũng đã được đề cập đến một cách tổng quát.

9


CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

2.1. Hiện trạng trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.1.1. Khái quát về thành phố Đà Nẵng
2.1.2. Tình hình trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Từ nhiều năm qua, thành phố Đà Nẵng đã có những bước phát
triển mạnh mẽ ở nhiều lĩnh vực, nhất là về hạ tầng cơ sở, hình thành
nên diện mạo một đô thị hiện đại, văn minh. Đà Nẵng đang chuyển
sang giai đoạn phát triển về chiều sâu, trong đó hướng đến việc trở
thành thành phố giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại.
Nhìn lại sau 14 năm thành phố Đà Nẵng được công nhận đô thị
loại 1, có thể thấy diện mạo đô thị ở thành phố Đà Nẵng thay đổi
nhanh chóng và rõ rệt.
Tuy nhiên, hiện nay tình hình trật tự đô thị, vệ sinh môi trường
trên địa bàn quận vẫn còn nhiều phức tạp
Nhận thức được vấn đề đó, các cấp chính quyền ở thành phố
Đà Nẵng đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo về đảm bảo
trật tự đô thị - môi trường.
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã đưa ra nhiều giải pháp
thiết thực như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho
cán bộ công chức, viên chức và người dân trên địa bàn.
2.2. Thực tiễn quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng
2.2.1. Xây dựng và ban hành văn bản QLNN về trật tự đô thị
của chính quyền thành phố Đà Nẵng
2.2.1.1. Xây dựng, ban hành văn bản về quản lý trật tự xây dựng
10


2.2.1.2. Xây dựng, ban hành văn bản về quản lý PCCC
2.2.1.3. Xây dựng, ban hành văn bản về quản lý trật tự an toàn
giao thông

2.2.1.4. Xây dựng, ban hành văn bản về quản lý cư trú
Thành phố Đà Nẵng đã triển khai xây dựng, ban hành nhiều
văn bản về quản lý cư trú
Để tăng cường công tác quản lý cư trú, nhất là quản lý sau đăng
ký tạm trú, thường trú tại nhà thuê, mượn, nhà ở nhờ, HĐND thành
phố Đà Nẵng đã ban hành Nghị quyết số 23/2011/NQ-HĐND ngày
23/12/2011.
Để góp phần hạn chế dân di cư tự do, Giám đốc Công an thành
phố đã ban hành Công văn số 214/CATP ngày 22/01/2014 chỉ đạo
lực lượng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thực hiện tốt
chức năng được giao.
Ngoài ra, Công an thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch
327/KH-CATP ngày 10/6/2011 về khảo sát thực trạng công tác đăng
ký, quản lý cư trú phục vụ xây dựng dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư và kế hoạch 64/CATP ngày 28/02/2012 kiểm tra khảo sát
nhân hộ khẩu tạm trú trên địa bàn thành phố.
2.2.1.5. Xây dựng, ban hành văn bản về quản lý đối với cảnh
quan, mỹ quan đô thị
Trong thời gian qua công tác chỉnh trang và quản lý trật tự đô
thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng dần đi vào nề nếp. Đảng bộ,
chính quyền và nhân dân đã tập trung huy động nhiều nguồn lực để
đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội, chỉnh trang đô thị, vệ sinh
môi trường… đã từng bước làm thay đổi bộ mặt thành phố ngày một
khang trang, hiện đại hơn.

11


2.2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về trật tự đô thị
2.2.2.1. Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý trật tự xây dựng

Xác định công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật luôn là một
trong những giải pháp quan trọng hàng đầu
Thành quả của một nếp sống văn hóa-văn minh đô thị của mỗi
người dân sẽ góp sức cùng xây dựng một thành phố Đà Nẵng phát triển
bền vững và đầy tự hào là nơi đáng sống nhất hiện nay tại Việt Nam.
2.2.2.2. Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý phòng cháy,
chữa cháy
Thực hiện Chỉ thị số 12/CT-UBND ngày 10/11/2016 của
UBND thành phố Đà Nẵng về việc tăng cường công tác phòng cháy,
chữa cháy và ý kiến chỉ đạo của Giám đốc Cảnh sát PC&CC thành
phố. Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về phòng cháy đã phối hợp với
Phòng Cảnh sát PCCC địa phương và Ban quản lý các Khu Công
nghiệp và Chế xuất Đà Nẵng tiến hành kiểm tra công tác an toàn
PCCC tại các cơ sở nguy hiểm cháy, nổ cao trên địa bàn TP Đà
Nẵng.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt đã làm được, một số cơ sở vẫn
còn những tồn tại thiếu sót trong công tác PCCC.
Để duy trì công tác đảm bảo an toàn PCCC tại cơ sở đặc biệt
trong mùa nắng nóng, Phòng Hướng dẫn, chỉ đạo về Phòng cháy –
Cảnh sát PC&CC TP Đà Nẵng đề nghị người đứng đầu cơ sở phải tổ
chức thực hiện một số biện pháp đảm bảo an toàn PCCC như sau:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về PCCC
và tổ chức thực tập phương án chữa cháy tại chỗ
- Khi xây mới hoặc cải tạo, mở rộng phải thực hiện thẩm duyệt và
nghiệm thu về PCCC theo quy định trước khi đưa hạng mục công trình
vào sử dụng.
12


- Duy trì công tác tự kiểm tra an toàn PCCC, khắc phục những

thiếu sót về PCCC, thực hiện nghiêm túc các kiến nghị của cơ quan
Cảnh sát PCCC đã yêu cầu bằng văn bản.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống PCCC
- Kiểm tra tình trạng an toàn của hệ thống điện và việc sử dụng điện.
- Bố trí, sắp xếp, tàng trữ vật tư, hàng hoá đảm bảo an toàn PCCC
- Tăng cường lực lượng PCCC cơ sở đảm bảo đủ về số lượng
và phải được tập huấn về công tác PCCC
Thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” trong công tác PCCC
2.2.2.3. Tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý trật tự an toàn
giao thông
Tiếp tục phát huy và nhân rộng các mô hình về vận động
“Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông” đang hoạt
động có hiệu quả
Ngoài ra, UBND Thành phố, quận, huyện, Công an quận, Huyện
hằng năm đều tập trung tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ
trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, phổ thông
trung học, phổ thông cơ sở và tại các trường tiểu học.
2.2.2.4. Tổ chức thực hiện pháp luật quản lý về cư trú
2.2.2.5. Tổ chức thực hiện pháp luật về cảnh quan, mỹ quan đô thị
2.2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật
về trật tự đô thị
2.2.3.1. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực trật tự xây dựng đô thị
Công tác QLNN trên lĩnh vực trật tự xây dựng đô thị luôn nhận
được sự quan tâm chỉ đạo của lãnh đạo UBND thành phố.
Nhiều công trình xây dựng trái phép liên tục bị phát hiện trên
địa bàn Thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua có liên quan đến việc
13



buông lỏng quản lý nhà nước về lĩnh vực xây dựng gây bức xúc trong
dư luận.
UBND thành phố đã tập trung tăng cường công tác thanh tra,
kiểm tra và xử lý kiên quyết các hành vi vi phạm trên lĩnh vực này
Công tác quản lý trật tự xây dựng đô thị đã được các địa
phương chú trọng, tăng cường.
2.2.3.2. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực phòng cháy và chữa cháy
Thực hiện chế độ kiểm tra an toàn về PCCC theo quy định
Từ năm 2012 đến 2016, đã tổ chức 82 đoàn thanh tra, kiểm tra
an toàn về PCCC, đã hướng dẫn 921 lượt cơ sở trên địa bàn ký cam
kết bảo đảm an toàn PCCC.
Tổ chức kiểm tra, phúc tra, hướng dẫn PCCC cho 4328 lượt cơ
sở, qua kiểm tra, phúc tra kiến nghị khắc phục hàng ngàn thiết sót tồn
tại về PCCC; xây dựng phê duyệt 190 phương án về PCCC.
2.2.3.3. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực giao thông đô thị
Đã tổ chức triển khai có hiệu quả các kế hoạch về tuần tra
kiểm soát xử lý xe ben chở đất, vật liệu rơi vãi, chạy quá tốc độ...và
kế hoạch về tổng kiểm tra xe mô tô, xe gắn máy, kế hoạch hướng dẫn
và kiểm tra các phương tiện tham gia giao thông đi đúng phần đường
quy định, xe ô tô khách dừng đỗ, đón trả khách không đúng quy định
nhằm kịp thời phát hiện xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm trật tự
ATGT.
2.2.3.4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh
vực cư trú
Vấn đề an ninh trật tự an toàn xã hội ngày càng phức tạp,
UBND thành phố thường xuyên chỉ đạo Công an thành phố chú trọng
14



công tác thanh tra, kiểm tra đối với những trường hợp cư trú để kịp
thời xử lý, làm tốt công tác phòng ngừa nghiệp vụ trên địa bàn.
Bảng 2.1. Thống kê kết quả kiểm tra tạm trú, lưu trú tại thành phố
Đà Nẵng từ năm 2012-2016
Kết quả kiểm tra tạm trú, lưu trú
Tổng số

Năm

lượt

Tạm trú
Hộ gia
đình

Khẩu

Lưu trú
Cơ sở
lưu trú

Người

2012

1.060

603


2.338

753

2.497

2013

645

555

1.610

390

1.505

2014

692

430

494

431

1.720


2015

736

467

616

490

2.067

2016

821

578

592

575

3.100

5.650

2.639

10.889


Tổng cộng 3.954 2.633

(Báo cáo công tác quản lý trật tự đô thị của Ủy ban nhân dân
thành phố Đà Nẵng năm 2012-2016)
2.2.3.4. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về mỹ
quan, cảnh quan đô thị
Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo cho các Đội
Kiểm tra quy tắc đô thị, Phòng Quản lý đô thị các Quận, huyện lập kế
hoạch và phối hợp với Tổ công tác liên ngành kiểm tra, lập lại trật tự
đô thị trên địa bàn của mình theo định kỳ hàng tháng.
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng
2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân
Một là, nhận thức của cơ quan QLNN về trật tự đô thị ngày càng

15


rõ nét, có quan tâm chú trọng hơn, số văn bản ban hành ngày càng
nhiều, kịp thời và có chất lượng hơn.
Hai là, cơ quan chuyên môn, tham mưu giúp việc cho UBND
tinh thần trách nhiệm ngày càng cao, tính chủ động, tính phối hợp
ngày càng chặt chẽ trong tổ chức, thực hiện pháp luật QLNN về trật
tự đô thị.
Ba là, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm ngày được
chú trọng và thực hiện thường xuyên hơn, có kế hoạch kiểm tra phù
hợp với đặc thù từng địa bàn quản lý.
Bốn là, tính đồng thuận của đại bộ phận nhân dân đối với
chính quyền thành phố Đà Nẵng ngày một nâng cao, phong trào toàn
dân xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư ngày một thiết thực, đi

vào chiều sâu.
Năm là, công tác xây dựng và chỉnh trang đô thị có chuyển
biến rõ rệt, kiến trúc và cảnh quan đô thị đã được quan tâm đầu tư
phát triển với sự xuất hiện ngày càng nhiều các quần thể kiến trúc,
mảng đô thị hiện đại, các công trình cao tầng là những điểm nhấn
kiến trúc đô thị có chất lượng cao.
Sáu là, tình hình trật tự an toàn giao thông được giữ vững, tại
các tuyến đường quan trọng vào các giờ cao điểm đều được bố trí lực
lượng cảnh sát giao thông, giảm ách tắc khi lưu thông.
b. Nguyên nhân của kết quả
Một là, các ngành, các cấp và toàn xã hội đă nhận thức ngày
càng sâu sắc hơn về vị trí, vai trò của công tác quản lý trật tự đô thị
Hai là, công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về đăng ký và
quản lý trật tự đô thị được thực hiện đúng theo quy định.
Ba là, không ngừng củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy
Bốn là, thường xuyên nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hướng
16


dẫn nghiệp vụ, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của cơ
quan cấp trên
Năm là, sự nỗ lực, cố gắng không ngừng của đội ngũ công chức
trực tiếp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, quản lý nhà nước về trật tự đô thị.
Sáu là, làm tốt công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán
bộ và nhân dân
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Thứ nhất, về công tác quy hoạch
Thứ hai, về tình hình vi phạm trật tự đô thị mặc dù đã tổ chức
nhiều lượt tuần tra, kiểm soát xử lý cũng như các đợt vận động tuyên
truyền trực tiếp tới các hộ kinh doanh, buôn bán.

Thứ ba, công tác quản lý trật tự xây dựng mặc dù số trường
hợp vi phạm trật tự xây dựng có giảm so với năm trước
Thứ tư, một bộ phận cán bộ, nhân dân chưa có ý thức
Thứ năm, tình trạng xây dựng khi chưa có giấy phép xây dựng
vẫn diễn ra nhiều
* Nguyên nhân:
- Thứ nhất, hệ thống văn bản ban hành chưa kịp thời, phù hợp
với tình hình thực tế
- Thứ hai, UBND các quận, huyện chưa đề cao vai trò, trách
nhiệm, thiếu quan tâm
- Thứ ba, thủ tục cấp giấy phép xây dựng tuy đã được cải cách,
song vẫn còn rườm rà, chất lượng chuyên môn trong cấp phép xây
dựng còn hạn chế.
- Thứ tư, sự phối hợp giữa các cơ quan công an, cơ quan cấp
điện, nước trong quá trình xử lý công trình vi phạm chưa tốt.
- Thứ năm, công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra còn ít, các vi
phạm trong quản lý về trật tự đô thị xử lý chưa nghiêm, thậm chí
17


không xử lý.
Công tác thanh tranh, kiểm tra vẫn chưa thực sự quyết liệt, khi
phát hiện các vụ việc vi phạm quy định quản lý nhà nước về trật tự
đô thị, các cơ quan có thẩm quyền vẫn xử lý chưa nghiêm ngặt, vẫn
có thói quen “xin- cho”, chưa làm đúng quy định. Điều này, dẫn đến
thói quen trong người dân, chưa tạo ra một hành lang pháp lý đầy đủ
và làm cho người dân có tâm lý chưa thực sự coi trọng sự uy nghiêm
của pháp luật.
Kết luận Chƣơng 2
Trong những năm qua, cùng với phát triển kinh tế - xã hội,

thành phố đã tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác quy hoạch, chỉnh
trang, quản lý đô thị, xây dựng đời sống văn hóa, thực hiện các
chính sách an sinh xã hội. Nhờ đó, diện mạo thành phố thay đổi
ngày càng rõ nét theo hướng văn minh, hiện đại; các giá trị văn hóa
truyền thống được bảo tồn và phát huy; đời sống nhân dân được cải
thiện; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp, các ngành
cũng như ý thức, trách nhiệm của cán bộ và người dân từng bước
được nâng lên.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, đô thị Đà
Nẵng vẫn còn những hạn chế, bất cập. Quá trình đô thị hóa diễn ra
nhanh, nhưng văn hóa, văn minh đô thị phát triển chưa tương xứng.
Nhiều thiết chế văn hóa còn thiếu; một bộ phận cán bộ, nhân dân
chưa có ý thức tôn trọng pháp luật, chấp hành các quy định về đảm
bảo ATGT, trật tự đô thị, giữ gìn vệ sinh môi trường nơi công cộng,
thiếu ý thức bảo vệ tài sản công; hành vi ứng xử, giao tiếp thiếu văn
hóa. Công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực trật tự đô thị còn nhiều
vấn đề cần quan tâm; đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng với sự
phát triển của thành phố.
18


CHƢƠNG 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƢỚC VỀ TRẬT TỰ ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. Quan điểm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị
3.1.1. Quản lý nhà nước về trật tự đô thị phải hướng đến
phục vụ và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân trên địa bàn
Xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.
Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng GTĐB và

đảm bảo hành lang ATGT.
QLNN về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nhằm
hướng tới mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng được
bền vững;
3.1.2. Quản lý nhà nước về trật tự đô thị phải hướng đến khắc
phục những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước về trật tự đô
thị
Một là, tăng cường công tác quản lý đất đai, quản lý xây dựng
Hai là, tiếp tục thực hiện tốt chương trình quốc gia phòng
chống tội phạm, đấu tranh phòng chống tham nhũng, buôn lậu và
gian lận thương mại.
Ba là, nâng cao trách nhiệm QLNN các cấp chính quyền;
Bốn là, cần đẩy nhanh tốc độ xây dựng của các dự án khu đô
thị mới
3.1.3. Quản lý nhà nước về trật tự đô thị phải nhằm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền địa phương,
đồng thời phải đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa
Tăng cường quản lý nhà nước về trật tự đô thị là nhằm xây
dựng bộ máy chính quyền địa phương mạnh mẽ và trong sạch, thật sự
19


của dân, do dân và vì dân;
Tăng cường quản lý nhà nước về trật tự đô thị cần trên cơ sở
phân biệt lợi ích quốc gia và lợi ích của cộng đồng lãnh thổ nhưng phải
bảo đảm chủ quyền quốc gia và lợi ích quốc gia;
Tăng cường quản lý nhà nước về trật tự đô thị phải bảo đảm sự
lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất và thông suốt của
Trung ương; của Thành phố đồng thời phát huy quyền tự chủ, tính
năng động, sáng tạo của chính quyền quận.

3.1.4. Quản lý nhà nước trật tự đô thị phải gắn liền với phát
huy dân chủ, giữ vững kỷ cương nhà nước ở địa phương, nâng cao
tính tự chủ và trách nhiệm của chính quyền địa phương
Mỗi cấp chính quyền địa phương là một chủ thể quản lý nhà
nước trên địa bàn các đơn vị hành chính lãnh thổ, có đối tượng, phạm
vi xác định, có chức năng nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể.
chính quyền Quận cần phát huy sự năng động sáng tạo, vai trò
tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong quản lý trật tự đô thị trên địa bàn
lãnh thổ.
3.2. Giải pháp tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về trật tự đô thị trên
địa thành phố Đà Nẵng
3.2.1. Các giải pháp chung cho quản lý nhà nước về trật tự
đô thị
Thứ nhất, từng bước xây dựng hoàn thiện hành lang pháp lý
Thứ hai, từng bước hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành
dưới luật, phù hợp với đặc thù QLNN về trật tự đô thị của thành phố
theo hướng văn minh hiện đại.
Thứ ba, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức,
nâng cao trình độ của cán bộ thực hiện công tác QLNN về trật tự đô thị.
Thứ tư, khuyến khích tiến tới áp dụng công nghệ cao trong
20


QLNN về trật tự đô thị.
Thứ năm, đẩy mạnh đầu tư xây dựng, phát triển đô thị, huy
động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực.
3.2.2. Các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về trật tự
đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
3.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của
cơ quan nhà nước ở trung ương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

a. Về trật tự xây dựng đô thị: Cần có hướng dẫn thống nhất
cách xử lý công trình xây dựng gây lún nứt công trình lân cận
b. Về phòng cháy và chữa cháy: Bổ sung quy định chính sách
đầu tư cho nghiên cứu khoa học về PCCC
c. Về giao thông đô thị: Nên có nghị định hướng dẫn chi tiết
thi hành Luật Giao thông đường bộ năm 2008, để tạo tính đồng bộ,
thống nhất trong quản lý.
d. Về cư trú: Điều 20 Luật Cư trú năm 2006 đã được sửa đổi
năm 2013. Thực tiễn cho thấy cần sửa Điều này một lần nữa theo
hướng cho phép công dân đăng ký thường trú vào thành phố trực
thuộc trung ương, nếu có nhà ở ổn định thì đề nghị giải quyết cho
nhập khẩu mà không cần phải đăng ký tạm trú với thời gian quy định
như hiện nay
* Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của cơ
quan nhà nước thành phố Đà Nẵng
Về phòng cháy và chữa cháy: Cần gấp xây dựng hệ thống quy
định quy chuẩn liên quan đến các hoạt động xã hội đô thị gắn với an
ninh đô thị;
Về trật tự giao thông: Cần ban hành cơ chế phối hợp và trách
nhiệm liên ngành giữa Đội KTQT đô thị, Đội xung kích thành phố,
Phòng Cảnh sát giao thông với cấp phường trong thực hiện chức
21


năng quản lý vỉa hè đô thị đảm bảo ATGT trên địa bàn.
Về quản lý cư trú: Theo quy định hiện nay trường hợp đăng ký
lần đầu đối với tạm trú là không thu tiền nhưng đăng ký tạm trú mà
không cấp sổ lại thu 10.000 đối với 1 lần đăng ký nên khi đến đăng
ký tạm trú hầu hết công dân yêu cầu được cấp sổ và không phải nộp
lệ phí, gây khó khăn cho cơ quan quản lý không có tiền mua sổ tạm

trú cấp cho công dân.
3.2.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm
nâng cao nhận thức về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Tích cực đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền sâu rộng
pháp luật
Thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật nâng
cao nhận thức về quản lý đô thị và trật tự đô thị t
Hình thức tuyên truyền trên mọi phương tiện thông tin đại chúng
có thể là:
Trên truyền hình
Trên đài phát thanh phường
Trên mạng Internet
Thông tấn báo chí
3.2.2.3. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện văn bản quản
lý nhà nước về trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
* Nâng cao năng lực của cơ quan QLNN về trật tự đô thị ở
thành phố Đà Nẵng
* Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công
tác QLNN về trật tự đô thị ở thành phố Đà Nẵng
3.2.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra giám
sát và xử lý kịp thời, nghiêm minh và triệt để mọi hành vi vi phạm về
trật tự đô thị trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
22


Phải xây dựng lực lượng thanh tra, kiểm tra trong tổ chức quản
lý đủ mạnh đảm bảo nguồn lực cho công tác kiểm soát đối với các
lĩnh vực liên quan đến trật tự đô thị.
Đồng thời kết hợp tuyên truyền, giáo dục và xử lý vi phạm: hiệu
quả quản lý sẽ tăng lên, khi tổ chức tuyên truyền giáo dục kết hợp với

xử lý vi phạm.
Kết luận Chƣơng 3
Tăng cường thực hiện tốt QLNN về trật tự đô thị trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa ở một địa phương là yêu
cầu cần thiết và khách quan. Làm tốt công tác quản lý nhà nước về
trật tự đô thị sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, giữ
gìn trật tự trị an trên địa bàn, xây dựng thành phố bền vững nhằm tạo
tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh,
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Vậy nên,
cần phải tăng cường quản lý nhà nước về trật tự đô thị phải hướng
đến phục vụ và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người dân trên địa bàn,
khắc phục những hạn chế, yếu kém trong quản lý nhà nước về trật tự
đô thị, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Qua thực tiễn
nghiên cứu từ thành phố đà nẵng, luận văn đã đưa ra một số giải pháp
tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự đô thị nói chung và
trật tự đô thị nói riêng.

23


KẾT LUẬN
QLNN về trật tự đô thị là một bộ phận của QLNN, nó vừa
mang những đặc trưng chung của QLNN, đồng thời cũng có những
đặc điểm riêng. Ngày nay, với tốc độ đô thị hóa ngày càng mạnh mẽ
diễn ra nhanh chóng, nên việc QLNN về trật tự đô thị đang đặt ra cho
cơ quan quản lý nhiều vấn đề cần phải quan tâm nghiên cứu từ lý
luận đến thực tiễn để điều chỉnh mối quan hệ xã hội dân sự đô thị phù
hợp với quy luật phát triển của xã hội, đây là điều kiện thiết yếu để
ổn định xã hội, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển bền vững.
Hoạt động QLNN về trật tự đô thị là hoạt động của cơ quan

hành chính nhà nước can thiệp vào các lĩnh vực đô thị như: xây dựng
đô thị, giao thông đô thị, trật tự xã hội đô thị...nhằm điều chỉnh các
hoạt động đô thị đi theo một quy tắc, một trật tự nhất định, đảm bảo
đúng theo những quy định pháp luật hiện hành để đạt đến mục tiêu
của chủ thể quản lý đề ra.
Tăng cường thực hiện tốt QLNN về trật tự đô thị trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa ở một địa phương là yêu
cầu cần thiết và khách quan. Vì thế đề tài đã phân tích một số cơ sở
lý luận và từ thực trạng quản lý nhà nước về trật tự đô thị thành phố
Đà Nẵng đề ra giải pháp nhằm tăng cường QLNN về trật tự đô thị
của thành phố trong thời gian tới.
Những giải pháp và kiến nghị mà luận văn đã đề xuất hy vọng
góp phần quan trọng vào thực hiện tốt công tác QLNN về trật tự đô
thị trên địa bàn thành phố, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành
phố Đà Nẵng nói riêng và phát triển kinh tế - xã hội cả nước nói
chung.

24



×