BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH
• TIỂU LUẬN MÔN:
VĂN HÓA ĐA QUỐC GIA
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VỀ ĐẤT NƯỚC TÂY BAN NHA
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI DU LỊCH
------ oOo ------
TIỂU LUẬN MÔN:
VĂN HÓA ĐA QUỐC GIA
ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU VỀ ĐẤT NƯỚC TÂY BAN NHA
GVHD: TS MAI THANH HÙNG
LỜI CẢM ƠN
Tiểu luận có thể được coi là một công trình khoa học nho nhỏ. Để có được một
công trình nghiên cứu hoàn chỉnh như ngày hôm nay, nhóm chúng em xin chân
thành cảm ơn trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều
kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tài liệu tốt nhất trong suốt quá trình học tập của
chúng em. Đặc biệt, xin cảm ơn TS Mai Thanh Hùng đã tận tình hướng dẫn, giảng
dạy những kiến thức quý báu trong chương trình học và chia sẻ kinh nghiệm của
thầy cho chúng em, giúp nhóm chúng em hoàn thành tốt bài tiểu luận của mình.
Cảm ơn các bạn trong nhóm đã nhiệt tình trao đổi, đóng góp ý kiến và cung cấp
tài liệu giúp cho bài tiểu luận hoàn thành đúng thời gian quy định. Qua quá trình
làm bài, chúng em đã hiểu và làm giàu hơn kiến thức của bản thân về đất nước Tây
Ban Nha xinh đẹp và sự thú vị trong đời sống văn hóa cũng như phong cách sống
của con người nơi đây.
Chúng em đã rất cố gắng làm thật tốt bài tiểu luận của mình. Tuy nhiên, sẽ không
tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được sự hướng dẫn và đóng góp ý kiến
của thầy để nhóm chúng em có thể hoàn thiện tốt hơn. Một lần nữa, chúng em xin
chân thành cảm ơn!
NHẬN XÉT CHUNG CỦA GIẢNG VIÊN
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
………………, ngày…..tháng……năm 20…..
Giảng viên hướng dẫn
(Ký & ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC
PHẦN
MỞ
ĐẦU……………………………………………………………...........8
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC TÂY BAN
NHA……...10
I.
Khái
quát
chung
về
đất
nước
Tây
Ban
Nha……………………………………..10
II.
Địa
lý
Tây
Ban
Nha…………………………………………………………….12
1.
2.
Vị trí địa lý………………………………………………………………….12
Đặc điểm khí hậu…………………………………………………………...12
CHƯƠNG II: KHÁM PHÁ VĂN HÓA ĐẤT NƯỚC TÂY BAN
NHA............13
I.
Lối
sống
của
người
dân
Tây
Ban
Nha…………………………………………..13
II.
Các
tín
ngưỡng
tôn
giáo………………………………………………………..15
III.
Ngôn
ngữ……………………………………………………………………....17
IV.
Nghệ
thuật……………………………………………………………………..18
V.
Lễ
hội…………………………………………………………………………...25
VI.
Ẩm
thực………………………………………………………………………..27
CHƯƠNG III: NHỮNG CẢNH QUAN NỔI TIẾNG CỦA TÂY BAN
NHA……....35
KẾT
LUẬN.......................................................................................................................
41
TÀI
LIỆU
KHẢO………………………………………………………….42
THAM
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, các nhà quản lý phải có khả năng
nhận diện và làm việc với nhiều loại hình văn hóa tồn tại đồng thời trong một tổ
chức hay mạng lưới kinh doanh.
Những nhà quản lý thành công trong thực tế có khả năng đương đầu
với những với những khác biệt văn hóa. Những người thực sự làm việc hiệu quả
còn thấu hiểu rằng những nền văn hóa khác nhau tồn tại song song như một lẽ tất
yếu. Tuy nhiên, thay vì coi khác biệt văn hóa là một vấn đề ta phải đối mặt, những
nhà quản lý có thể coi đây là một cơ hội để phát triển những kỹ năng đặt biệt, sẽ
giúp họ đương đầu với bối cảnh đa văn hóa và giải quyết những khó khăn một cách
nhạy bén. Nếu có thể làm vậy, họ có cơ hội thăng tiến thêm một bước, hoặc còn
hơn thế, trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thương trường.
Trong bối cảnh Việt Nam, một nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng vào
thế giới kinh doanh toàn cầu, các doanh nhân, doanh nghiệp đang đứng trước
những cơ hội hợp tác với nước ngoài lớn hơn bao giờ hết. Không chỉ có những đối
tác, những hợp đồng quốc tế do người Việt Nam tham gia điều hành đã trở nên
ngày càng phổ biến. Việc trau dồi những kỹ năng, kiến thức về văn hóa để có thể
ứng xử tự tin, giành được lòng tin của đối tác và cộng sự là hành trang không thể
thiếu trên con đường dẫn đến thành công. Và, nhóm chúng em chọn đề tài “Tìm
hiểu về đất nước Tây Ban Nha” cho bài tiểu luận của nhóm mình để giới thiệu tới
thầy cùng các bạn biết thêm về đất nước Tây Âu này.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là mang đến một cách tiếp cận mới về nhận thức
và quản trị đa văn hóa cho các doanh nghiệp – văn hóa với vai trò là một nhân tố
8
quan trọng trong các chiến lược quản lý và phát triển nguồn nhân lực, giúp các nhà
quản trị hiểu được tầm quan trọng của quản trị văn hóa đa quốc gia và các ứng
dụng của nó tại các công ty trên thế giới, gợi ý những bước tiến đầu tiên trong quá
trình kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối thượng nghiên cứu của đề tài: đất nước Tây Ban Nha
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: những nét tiêu biểu nhất về đất nước,
con người Tây Ban Nha và những tiềm năng phát triển của vùng đất này trước quy
mô toàn cầu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập thông tin về đất nước Tây Ban Nha qua các phương tiện:
sách, báo, tạp chí, internet,….
Tìm hiểu về Tây Ban Nha qua cái nhìn thực tế từ khách du lịch đã
tới đây.
Họp nhóm, thảo luận tìm kiếm cách nghiên cứu đất nước này trên
từng phương diện cụ thể.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu kham khảo, nội dung được
chia làm 3 phần:
Chương I. Giới thiệu tổng quan về đất nước Tây Ban Nha
Chương II. Khám phá văn hóa đất nước Tây Ban Nha
Chương III. Những cảnh quan nổi tiếng của Tây Ban Nha
9
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC
TÂY BAN NHA
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐẤT NƯỚC TÂY BAN NHA
•
•
•
•
•
Chính phủ: Quân chủ lập hiến
Vua: Felipe VI
Thủ tướng: Mariano Rajoy Brey
Thủ đô: Madrid
Diện tích: 504.782 km2
10
•
•
•
•
•
•
•
Ngôn ngữ: tiếng Tây Ban Nha
Đơn vị tiền tệ: Euro
Dân số: 47,1 triệu người (2011)
Ngày quốc khánh: 12/10
Mã số điện thoại: +34
Tín ngưỡng: đạo Cơ đốc
Kinh tế: đứng thứ 5 tại Châu Âu, đứng thứ 9 trên toàn thế giới với
bình quân trên đầu người là 27,500 euro/người/năm.
Lịch sử Tây Ban Nha
Những người hiện đại đầu tiên đã di cư tới Tây Ban Nha khoảng
32.000 năm trước. Trong hàng thiên niên kỷ sau đó có nhiều nền văn hóa và nhóm
người tới khu vực này, trong đó có người Iberia, người Tartessos, người Celt, người
Phoenicia, người Hy Lạp, người Carthage, người Suebi và người Visigoths.
Vương quốc Tây Ban Nha được thành lập năm 1492 sau sự thống nhất
của Vương quốc Castile và Vương Quốc Aragon.
Trong ba thế kỷ tiếp theo, Tây Ban Nha là cường quốc thực dân có tầm
ảnh hưởng nhất trên thế giới. Tây Ban Nha là cường quốc mạnh nhất châu Âu và
một cường quốc toàn cầu trong thế kỷ 16 và phần lớn thế kỷ 17.
Cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, châu Âu trải qua một giai đoạn hỗn
loạn với Cách mạng Pháp và các cuộc chiến tranh của Napoleon, Tây Ban Nha trải
qua thời kỳ bất ổn khi các đảng phái chính trị đại diện cho các nhóm "tự do", "phản
động", "ôn hòa" chiến đấu và giành quyền kiểm soát đất nước ngắn hạn
Sau một giai đoạn bất ổn chính trị đầu thế kỷ 20, Tây Ban Nha bị rơi
vào cuộc nội chiến đẫm máu năm 1936.
Tây Ban Nha đã trải qua giai đoạn bùng nổ kinh tế thập niên 1960 và
1970. Triều đại Bourbon đứng đầu bởi hoàng tử Juan Carlos được tái lập sau cái
chết của Franco năm 1975. Tây Ban Nha hiện đại, một quốc gia theo chế độ quân
11
chủ lập hiến, là một trong những quốc gia phát triển nhất châu Âu, thành viên của
Liên minh châu Âu và là chủ nhà của Thế vận hội Mùa hè 1992.
II. ĐỊA LÝ TÂY BAN NHA
1. Vị trí địa lý
Lãnh thổ Tây Ban Nha bao gồm quần đảo Baleares trong Địa Trung Hải,
quần đảo Canaria ngoài khơi châu Phi thuộc Đại Tây Dương và hai thành phố tự trị
ở Bắc Phi là Ceuta và Melilla, giáp với Maroc.
•
•
Đông-nam và nam giáp biển Đại Trung Hải
Cực Nam giáp một rẻo đất hẹp của lãnh thổ Vương quốc Anh
sGibraltar.
• Đông bắc giáp Pháp và Andorra
• Bắc giáp vịnh Biscay
• Tây và Tây bắc giáp Đại Tây Dương
• Tây Ban Nha là nước lớn thứ nhì ở Tây Âu và Liên minh châu Âu, chỉ
sau Pháp.
2. Đặc điểm khí hậu
Khí hậu Địa Trung Hải và khí hậu nhiệt đới.
12
CHƯƠNG II: KHÁM PHÁ VĂN HÓA ĐẤT NƯỚC TÂY BAN
NHA
I. Lối sống của người dân Tây Ban Nha
- Người Tây Ban Nha có sự quan tâm đặc biệt đến thời gian. Các văn phòng
và đại lý ở Tây Ban Nha thường đóng cửa từ 1 giờ và trễ nhất là 4 giờ 30 phút
chiều. Về ăn mặc, theo quan niệm của người Tây Ban Nha, giày đen biểu thị cho
các cơ hội kinh doanh. Người Tây Ban Nha rất thích màu đen và các màu tối.
- Người Tây Ban Nha thường coi trọng nghi thức trong các mối quan hệ cá
nhân nhưng ngày nay cũng có phần đỡ khắt khe hơn 10 năm về trước. Theo phong
tục, trước và sau buổi họp mọi người bắt tay nhau và chào hỏi niềm nở. Quần áo
cần chỉnh tề, nam mặc complê và phải đeo cà vạt, nữ mặc áo vest và váy.
- Người Tây Ban Nha thường "bảo thủ " trong thói quen mua sắm của mình.
Họ thường mua hàng có nhãn hiệu nổi tiếng. Những người mua hàng chính phủ
hoặc thuộc lĩnh vực tư nhân lớn thường giao thiệp thoải mái hơn với các tổ chức
hay các doanh nghiệp lớn khác khi các tổ chức hay các doanh nghiệp này là những
nhà cung cấp hàng đầu.
- Thông tin an ninh trật tự: Những tội phạm như móc túi, trộm, cướp trên xe
hơi thường xuyên xảy ra thường nhằm vào những du khách thiếu cảnh giác. Những
vụ trộm nhỏ như đài, hành lí, máy quay phim (chụp ảnh) và thậm chí cả thuốc lá ở
các bãi đậu xe cũng rất phổ biến. Tây Ban Nha có tỷ lệ tội phạm nghiêm trọng rất
thấp song hiện nay cũng đang có chiều hướng gia tăng. Bọn trộm cướp thường tìm
cách làm cho nạn nhân sao nhãng như phun mù tạt vào quần áo, hỏi đường…vv.
Thông thường bọn cướp thường làm trệch hướng chú ý của người lái xe như chỉ
13
vào một số bộ phận của xe, vậy nên tuyệt đối lái xe không được cho ai đi nhờ trừ
khi đó là một viên chức Tây Ban Nha mặc đồng phục. Trong những trường hợp
ngoại lệ thì lái xe phải chủ động tay lái và cần lưu ý một điều là ở Tây Ban Nha chỉ
cần lơ đãng một phút coi như túi xách hay đồ đạc của bạn đã bị đánh cắp. Andorra
là vùng có tỷ lệ tội phạm thấp nhất ở Tây Ban Nha.
- Ngày nghỉ:
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
Quốc lễ: Mỗi năm chính phủ Tây Ban Nha ban hành các ngày nghỉ riêng,
dưới đây là những ngày nghỉ trong năm 2001:
Ngày 1 tháng 1: Tết
Ngày 6 tháng 1: Lễ hiển linh
Ngày 12& 13 tháng 4: Ngày thứ năm thánh và thứ 6 tuần thánh
Ngày 1 tháng 5: Ngày Quốc tế lao động
Ngày 15 tháng 8: Lễ Đức mẹ
Ngày 12 tháng 10: Quốc khánh
Ngày 1 tháng 11: Ngày lễ thánh
Ngày 6 tháng 12: Ngày Hiến Pháp
Ngày 8 tháng 12: Lễ hội Đức bà Mari
Ngày 25 tháng 12: Lễ Nôen
Ngoài những ngày nghỉ trên, còn có một số ngày nghỉ của từng địa phương
như ở Madrid: Ngày 2 tháng 5 (Ngày cộng đồng Madrid); Ngày 15 tháng 5
(Lễ thánh Isidro, thần hộ mệnh của Madrid)…vv.
- Tuần làm việc:
Những ngày làm việc gần những ngày nghỉ hoặc kỳ nghỉ thường không phải
là những thời điểm tốt cho các buổi gặp gỡ kinh doanh. Giờ làm việc ở Tây
Ban Nha thường từ 9 giờ sáng tới 6 giờ chiều. Ngày làm việc từ thứ 2 tới thứ
6. Ngân hàng mở cửa từ 8.30 sáng tới 2.30 chiều từ thứ 2 tới thứ 6 và đôi khi
cả sáng thứ 7 . Các bách hoá tổng hợp thường mở cửa từ 10 giờ sáng tới 8
giờ tối, từ thứ 2 tới thứ 7. Để thuận tiện cho việc giao dịch, các cuộc hẹn gặp
nên được báo trước...."
14
II. Các tín ngưỡng tôn giáo
Công giáo La Mã từ lâu đã là tôn giáo chính của Tây Ban Nha, và mặc
dù nó không còn là tôn giáo chính thức của nhà nước nữa, nhưng trong tất cả các
trường công lập ở Tây Ban Nha sinh viên phải lựa chọn hoặc là một tôn giáo hay
lớp học đạo đức, và Công giáo là tôn giáo duy nhất chính thức giảng dạy. Theo một
nghiên cứu do Trung tâm nghiên cứu xã hội học của Tây Ban Nha công bố tháng 4
năm 2012 thì có khoảng 71% người Tây Ban Nha tự nhận mình là người Công giáo
Rôma, 2,7% tôn giáo khác, và khoảng 24% xác định không có tôn giáo (9,4% trong
số đó là người vô thần). Hầu hết người Tây Ban Nha không tham gia thường xuyên
buổi lễ tôn giáo. Nghiên cứu này cho thấy rằng tuy tự nhận mình là Công giáo
Rôma, nhưng 59% người dân hầu như không bao giờ hoặc không bao giờ đi dự các
lễ tại nhà thờ, 15% đi nhà thờ một lần một năm, 8% mỗi tháng và 14% chủ nhật
hàng tuần hoặc nhiều lần mỗi tuần.
Nhìn chung, khoảng 22% của toàn bộ dân số Tây Ban Nha tham dự
nghi lễ tôn giáo ít nhất một lần mỗi tháng. Mặc dù xã hội Tây Ban Nha đã trở thành
một xã hội thế tục hơn đáng kể trong những thập kỷ gần đây, thì dòng người nhập
cư Mỹ Latinh, thường là những tín hữu Công giáo tích cực, đã giúp cho Giáo hội
Công giáo Tây Ban Nha phục hồi phần nào.
Tổng số linh mục tại các giáo xứ đã giảm từ 24.300 người năm 1975
xuống còn 19.307 năm 2005. Nữ tu cũng giảm 6,9% xuống còn 54.160 người trong
giai đoạn 2000-2005.
Nhà thờ Tin Lành có khoảng 1.200.000 thành viên. Có khoảng
105.000 tín hữu Nhân chứng Giê-hô-va. Giáo hội Các Thánh hữu Ngày sau của
Chúa Giêsu Kitôcó khoảng 46.000 tín đồ ở 133 hội đoàn trong tất cả các vùng của
đất nước và có một nhà thờ ở quận Moratalaz của Madrid.
15
Một nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức Unión de comunidades
islámicas de España đã chứng minh rằng có khoảng 1.700.000 người dân Hồi giáo
sống ở Tây Ban Nha chiếm 3-4% tổng dân số của Tây Ban Nha. Sau khi cuộc “tái
chinh phục” Reconquista diễn ra trong năm 1492, người Hồi giáo đã không còn
sống ở Tây Ban Nha trong nhiều thế kỷ. Phần lớn họ là hậu duệ của những người
nhập cư và con cháu của những công dân Tây Ban Nha có nguồn gốc từ các nước
Bắc Phivà các quốc gia khác. Hơn 514.000 người (30%) của tổng số người Hồi
giáo có quốc tịch Tây Ban Nha.
Những làn sóng nhập cư gần đây cũng đã dẫn đến một số lượng ngày
càng tăng người Ấn giáo, Phật giáo, Đạo Sikh, Bahá’ís và Hồi giáo.
Hiệp hội dữ liệu lưu trữ các Tôn Giáo ước tính có khoảng 13.300
người tôn giáo Bahá’ís trong năm 2005 ở Tây Ban Nha. Đến năm 2007, các cộng
đồng Bahá’ís đã thành lập tại tất cả các đảo thuộc Quần đảo Canaria và đang lan
rộng trong khoảng năm mươi thành phố ở Tây Ban Nha.
Tây Ban Nha đã công nhận chính thức Ấn Độ giáo vào năm 2006, hiện
tại Tây Ban Nha có khoảng 25.000 người theo đạo Ấn và đa phần họ là người nhập
cư từẤn Độ. Ngoài ra một số người Tây Ban Nha cũng đã chuyển đổi sang Ấn Độ
giáo.
Do Thái giáo thực tế không tồn tại ở Tây Ban Nha từ năm 1492 do bị
trục xuất cho đến thế kỷ 19, khi người Do Thái một lần nữa được phép nhập cảnh
vào Tây Ban Nha. Hiện nay có khoảng 62.000 người Do Thái ở Tây Ban Nha,
tương đương 0,14% tổng dân số. Đông nhất số này là người nhập cư đến trong thế
kỷ vừa qua, trong khi một số ít là con cháu của người Do Thái sống trước đó ở Tây
Ban Nha. Khoảng 80.000 người Do Thái được cho là đã sống ở Tây Ban Nha vào
ngày trước khi Toà án dị giáo Tây Ban Nha trục xuất họ.
16
III. Ngôn ngữ
Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ toàn cầu,là ngôn ngữ phổ biến thứ hai trên
thế giới, sau tiếng Anh và thậm chí được đánh giá là có mức quan trọng hơn tiếng
Pháp trong thế kỉ 21.
Tây Ban Nha là ngôn ngữ xếp thứ tư về độ thông dụng nếu tính theo số
lượng người sử dụng ngôn ngữ này như là tiếng mẹ đẻ (sau tiếng Quan Thoại,
Hindu, tiếng Anh), với hơn 400 triệu người ở 21 quốc gia khác nhau.
Tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ sử dụng rộng rãi nhất ở Tây Bán Cầu, là một
trong 6 ngôn ngữ chính thức của Liên Hiệp Quốc, cũng như của Liên minh Châu
Âu và hiệp định Mercosur của các nước Nam và Trung Mỹ.
Tây Ban Nha đã trở thành một trong những quốc gia hùng mạnh hàng đầu
châu Âu trong thế kỷ 16 và nửa đầu của thế kỷ 17, vị thế đó được tạo nên bởi
thương mại phát triển và sự chiếm hữu thuộc địa. Trong một khoảng thời gian, đế
chế Tây Ban Nha thống trị các đại dương nhờ hạm đội tàu giàu kinh nghiệm, với
một sức mạnh bậc nhất toàn cầu.
Hệ thống thuộc địa ở đế chế Tây Ban Nha trải rộng khắp Trung Mỹ và Nam
Mỹ, Mexico, một phần lớn miền nam Hoa Kỳ, Philippines ở Đông Á, bán đảo
Iberia (trong đó có cả Bồ Đào Nha), miền nam Ý, đảo Sicilia và một số nơi ngày
nay thuộc các nước Đức, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan. Tây Ban Nha là đế quốc đầu
tiên được gọi là đất mặt trời không bao giờ lặn. Thời kỳ vàng son này được gọi là
Kỉ nguyên Khai phá. Cùng với nguồn kim loại, hương liệu, các mặt hàng xa xỉ
phẩm mang về từ thuộc địa, các nhà thám hiểm Tây Ban Nha đã mang về rất nhiều
kiến thức, làm thay đổi cách nhìn của người châu Âu về thế giới. Hệ thống thuộc
17
địa rải rộng đã khiến Tây Ban Nha trở thành ngôn ngữ của hàng trăm triệu người
trên toàn thế giới cho đến tận ngày nay.
Nằm trong hệ ngôn ngữ La tinh, tiếng Tây Ban Nha được xem là dễ hơn so
với tiếng Pháp, Đức và Thụy Điển.
Về cách đọc, trong tiếng Tây Ban Nha khá đơn giản, có thể nói là viết thế
nào đọc thế ấy. Cách phát âm thì như tiếng Việt. Ví dụ: A(a), B( b), C(ce),Ch,
D(de), E(e), F(efe), G(ge), H(hache)…Đặc trưng của tiếng Tây Ban Nha là chữ “r”
trong một vài trường hợp phát âm với độ rung mạnh “rrrr”, điều này đòi hỏi các
bạn phải có quá trình luyện tập kỹ càng.Trong tiếng Tây Ban Nha, có khá nhiều từ
vựng na ná như tiếng Anh, nếu đã từng học qua tiếng Anh rồi, bạn có thể đoán
nghĩa của chúng mà không cần dùng đến từ điển. Ví dụ: historia – history, patata –
potato, cultura – culture, tomate – tomato, clima – climate…
Riêng ngữ pháp Tây Ban Nha thì rắc rối hơn tiếng Anh một chút, tuy nhiên,
điểm đặc biệt trong cách sử dụng ngữ pháp Tây Ban Nha là chủ ngữ thường lược
bỏ trong câu. Khi sử dụng, cả nói và viết, người ta chú trọng nhiều đến các động từ
và chỉ quan tâm đến động từ của câu. Mỗi chủ ngữ tương đương với một động từ
được chia.
IV. Nghệ thuật
1. Âm nhạc
Đối với rất nhiều người, vũ điệu flamenco gần như đi liền với những nét văn
hóa đặc sắc về âm nhạc của Tây Ban Nha. Chiếc đàn guitar hiện đại ngày nay được
sử dụng phổ biến trên toàn thế giới là một nhạc cụ có xuất xứ cũng từ đất nước này.
Ngoài ra, Tây Ban Nha còn có một kho tàng âm nhạc dân gian đặc sắc với những
bài hát dân ca của nhiều vùng miền khác nhau. Tuy nhiên ngày nay các hình thức
nhạc trẻ như pop, rock và hip hop đang trở nên phổ biến.
18
Đàn guitar
Vũ điệu Flamenco
2. Kiến trúc
Kiến trúc Tây Ban Nha, cũng như các mặt khác của nền văn hóa này cũng
trải qua nhiều giai đoạn và chịu ảnh hưởng của nhiều phong cách kiến trúc khác
nhau, đồng thời cũng có ảnh hưởng lớn đến kiến trúc của một số quốc gia khác.
Dưới Đế chế Hồi giáo, mà cụ thể là vương triều Umayyad, thành phố Cordoba
được thành lập và trở thành một thủ đô văn hóa của người Hồi giáo. Phong cách
kiến trúc Hồi giáo được du nhập vào Tây Ban Nha và để lại rất nhiều công trình
kiến trúc nổi tiếng, tiêu biểu là cung điện Alhambra. Đồng thời, những vương quốc
19
Công giáo ở Tây Ban Nha cũng hình thành phong cách nghệ thuật của riêng họ, ban
đầu khá cách biệt với những phong cách kiến trúc châu Âu nhưng về sau đã hòa
nhập vào các dòng kiến trúc La Mã và Gothic và đạt đến đỉnh cao nghệ thuật.
Phong cách kiến trúc Mudéjar từ thế kỉ 12 đến thế kỉ 17 là kết quả của sự hòa trộn
giữa các ảnh hưởng văn hóa của châu Âu và Ả Rập.
Vào đầu thế kỉ 20, phong cách kiến trúc tân thời đã được hình thành bởi một
số kiến trúc sư tài danh như Antoni Gaudí. Những phong cách kiến trúc hiện đại
của quốc tế ngày càng phát triển. Tây Ban Nha đã có một cuộc cách mạng trong
lĩnh vực kiến trúc, được xây dựng nên bởi hàng loạt những kiến trúc sư nổi tiếng
như Rafael Moneo, Santiago Calatrava, Ricardo Bofill và rất nhiều người khác đã
làm nên những công trình kiến trúc của thế giới hiện đại ngày nay.
20
Cung điện Alhambra
Kiến trúc bằng gỗ Metropol
21
Nhà thờ Burgos
3. Hội họa
Hội họa Tây Ban Nha là một thành phần không thể thiếu của hội họa châu
Âu và có tầm ảnh hưởng rất lớn. Do sự đa dạng về lịch sử, địa lý, văn hóa, hội họa
Tây Ban Nha cũng chịu ảnh hưởng của rất nhiều những nền hội họa khác nhau như
Pháp, Ý. Đất nước này là quê hương của rất nhiều họa sĩ nổi tiếng toàn thế giới
trong hai trường phái Baroque và hiện đại.
Trong trường phái hội họa Baroque, Tây Ban Nha có hai họa sĩ rất nổi tiếng
là Diego Velázquez (1599-1660) và Francisco Goya (1746-1828). Diego Velázquez
là họa sĩ hàng đầu dưới triều vua Philip IV. Ông là một họa sĩ theo chủ nghĩa cá
nhân, ngoài những tác phẩm vẽ những bối cảnh lịch sử và văn hóa, ông còn vẽ về
các gia đình hoàng tộc của Tây Ban Nha và những người bình dân. Còn Francisco
Goya là một họa sĩ chuyên vẽ những tranh chân dung về các vị vua của Tây Ban
Nha và gia đình hoàng tộc của các vua Charles IV của Tây Ban Nha và vua
22
Ferdinand VII. Ông còn vẽ tranh về các dịp lễ hội, phác thảo tranh châm biếm,
những cảnh chiến tranh và các trận đánh. Ông cũng từng tham gia cách mạng Tây
Ban Nha.
Trong thế kỉ 20, một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất toàn thế giới của Tây
Ban Nha là danh họa Pablo Picasso (1881-1973). Cùng với Georges Braque, ông
được coi là người đồng sáng lập của trường phái hội họa lập thể. Cũng không thể
không nhắc tới Salvador Dalí (1904-1989), một họa sĩ lớn khác của Tây Ban Nha
theo chủ nghĩa siêu thực. Ông còn là một nhà điêu khắc, nhiếp ảnh và sản xuất
phim và từng đoạt giải Oscar với bộ phim hoạt hình Destiny. Năm 1982, ông được
vua Tây Ban Nha Juan Carlos phong chức hầu tước và được trao tặng huân chương
Isabella.
23
24
Diego Velázquez là họa sĩ nổi tiếng
Bức Dora Maar au Chat của
Picasso
của trường phái hội họa Baroque
4. Thể thao
Đấu bò tót
Được khởi nguồn từ thế kỉ 17, là một thể thao truyền thống của người Tây
Ban Nha và nổi tiếng toàn thế giới bởi tính hấp dẫn và mạo hiểm của nó.
Ngày nay, môn thể thao phổ biến nhất ở Tây Ban Nha là bóng đá. La Liga
của Tây Ban Nha được coi là một trong những giải đấu bóng đá chất lượng nhất
trên thế giới với sự tham gia của nhiều câu lạc bộ bóng đá nổi tiếng như Real
25