Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Chuỗi giá trị ngành sản xuất xuất khẩu thủy sản và triển vọng tham gia của nông dân nghèo việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.96 KB, 41 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................3
1. Khái niệm...........................................................................................................4
2. Phân loại............................................................................................................7
3. Đặc điểm............................................................................................................7
3.1. Đặc điểm chung của chuỗi giá trị.............................................................................8

3.2. Đặc điểm của thúc đẩy chuỗi giá trị.............................................................8
4. Tầm quan trọng của chuỗi phân tích giá trị....................................................9
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH THỦY SẢN................................10
1. Điều kiện phát triển ngành thuỷ sản..............................................................10
1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................10
1.2. Điều kiện kinh tế xă hội..........................................................................................10

2. Đặc điểm ngành thuỷ sản, vị trí ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc
dân........................................................................................................................ 11
2.1. Đặc điểm.................................................................................................................11
2.2. Vị trí ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân...................................................11

3. Cơ cấu mặt hàng..............................................................................................12
4. Thị trường xuất khẩu chính...........................................................................14
5. Lợi thế và khó khăn, thách thức của ngành thủy sản Việt Nam..................17
5.1. Lợi thế.....................................................................................................................17
5.2. Những khó khăn và thách thức...............................................................................18

CHƯƠNG III: MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN NGHÀNH THỦY SẢN
VÀ ĐÓI NGHÈO Ở VIỆT NAM........................................................................20
1.Tổng quan.........................................................................................................20
2. Chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu Việt Nam...................................................23
2.1. Nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào....................................................................24
2.2. Sản xuất..................................................................................................................25


2.3. Thu mua..................................................................................................................25
2.4. Chế biến..................................................................................................................26
2.5. Thương mại.............................................................................................................26
2.6. Tiêu thụ...................................................................................................................27

3. Đánh giá mối quan hệ.....................................................................................28
3.1. Tính tất yếu của chuỗi giá trị thủy sản ở Việt Nam................................................28
3.2. Hiệu quả của chuỗi giá trị ngành thủy sản xuất khẩu của Việt Nam......................31

CHƯƠNG IV: GIẢI PHÁP................................................................................33
1. Kết nối người nghèo với chuỗi giá trị.............................................................33
2. Các giải pháp mang tính thị trường...............................................................35
2.1. Tổ chức lại sản xuất................................................................................................35
2.2. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.........................................................................36
2.3. Về khoa học - công nghệ và khuyến ngư................................................................36
2.4. Về cơ chế chính sách..............................................................................................37
2.5. Tăng cường cơng tác quản lý nhà nước..................................................................37

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................40


2


LỜI MỞ ĐẦU

Ngành thủy sản Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển
kinh tế đất nước. Quy mô của ngành thủy sản ngày càng mở rộng và vai trị cũng
ngày càng tăng lên khơng ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Từ cuối thập kỷ 80
đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành thủy sản cao hơn các ngành kinh tế

khác cả về trị số tuyết đối và tương đối, đặc biệt so với ngành có quan hệ gần gũi
nhất là nơng nghiệp. Nhiều năm trở lại đây xuất khẩu thủy sản Việt Nam luôn
đứng thứ năm thế giới, ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực chế biến xuất khẩu
thủy sản nói riêng đã được xác định là ngành kinh tế chủ lực trong cơ cấu Nông –
Lâm – Ngư nghiệp và được Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
đưa vào trọng tâm tái cơ cấu ngành từ năm 2012 để gia tăng tăng trưởng giá trị và
lợi thế cạnh tranh bởi đây là một ngành kinh tế kĩ thuật đặc thù bao gồm nhiều lĩnh
vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và
dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ và hữu cơ với
nhau. Chính vì vậy đây cũng là một ngành tạo công ăn việc làm cho đại bộ phận
người lao động nghèo ở nơng thơn, góp phần nâng cao thu nhập, xóa đói giảm
nghèo, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.Tuy nhiên vấn đề lớn nhất đối với
sự phát triển của ngành thủy sản Việt Nam hiện nay là sự mất cân đối về nhận thức
cũng như hành động của các thành phần khác nhau trong chuỗi giá trị gây ra
khơng ít thách thức đối với ngành, trong đó mâu thuẫn lợi ích giữa các chủ thể
tham gia chuỗi giá trị sản phẩm là một trong những vấn đề nổi cộm, thường xuyên
đe dọa sự phát triển bền vững của ngành. Nhận thức được tính cấp thiết của những
vấn đề nêu trên nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Chuỗi giá trị ngành sản xuất
xuất khẩu thủy sản và triển vọng tham gia của nông dân nghèo Việt Nam” để từ
đó nghiên cứu làm rõ vai trò và mối quan hệ cũng như sự phân chia lợi ích, chi phí
giữa các nhóm chủ thê trong tồn bộ chuỗi để cung cấp thêm thơng tin làm cơ sở
cho việc phát triển hợp lý ngành sản xuất xuất khẩu thủy sản ở nước ta góp phần
3


chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện mức
sống cho những người nơng dân nghèo. Đây là vấn đề địi hỏi kiến thức tổng hợp
cả về lý luận và thực tiến trong khi điều kiện nghiên cứu và kiến thức bản thân có
hạn nên nhóm chúng em khơng tránh khỏi những thiếu sót trong bài tiểu luận,
chính vì vậy chúng em rất mong nhận được sự đóng góp của cơ.


CHƯƠNG I: LÝ LUÂN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ
1. Khái niệm
Chuỗi giá trị ám chỉ đến một loạt những hoạt động cần thiết để mang một
sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản
xuất khác nhau đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng

4


( Kaplinsky 1999; Kaplinsky và Morris 2001). Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả
những người tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn
chuỗi.
Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chế biến,
thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v…) để biến nguyên liệu thô thành thành
phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng bắt đầu từ hệ thống sản xuất
nguyên vật liệu và chuyển dịch theo các mối liên kết với các đơn vị sản xuất, kinh
doanh, lắp ráp, chế biến v.v… Chuỗi giá trị bao gồm các chức năng trực tiếp như
sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẻ, cũng như các chức
năng hỗ trợ như cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào, dịch vụ tài chính, đóng gói
và tiếp thị (Sonja Vermeulen et al., 2008). Khái niệm chuỗi giá trị bao gồm cả các
vấn đề về tổ chức và điều phối, chiến lược và mối quan hệ quyền lực của các tác
nhân khác nhau trong chuỗi.
Chuỗi giá trị còn gắn liền với các khía cạnh xã hội và mơi trường. Việc thiết
lập (hoặc sự hình thành) các chuỗi giá trị có thể gây sức ép đến nguồn tài nguyên
thiên nhiên (như nước, đất đai), có thể làm thối hóa đất, mất đa dạng sinh học
hoặc gây ô nhiễm. Đồng thời, sự phát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng đến
các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống.
Cách tiếp cận của chuỗi giá trị theo nguyên tắc là xem xét từng tác nhân

tham gia trong chuỗi và quan hệ một bước tiến, một bước lùi, bắt đầu từ sản

xuất

nguyên vật liệu cho đến người tiêu dùng cuối cùng
Có ba dịng nghiên cứu chính trong tài liệu chuỗi giá trị được phân biệt
như sau:
- Khung khái niệm của Porter (1985)
- Tiếp cận “filière” (phân tích ngành hàng– CCA),
- Tiếp cận toàn cầu do Kaplinsky (1999), Gereffi (1994; 1999; 2003) và
Gereffi, và Korzeniewicz (1994) đề xuất.

5


1.1. Khung khái niệm của M.Porter
Phương pháp chuỗi giá trị được Micheal Porter đưa ra vào những năm 1980
trong cuốn sách “ Lợi thế cạnh tranh: tạo lập và duy trì thành tích vượt trội trong
kinh doanh”. Theo M.Porter, khái niệm chuỗi giá trị được sử dụng nhằm giúp các
doanh nghiệp có thể tìm ra các lợi thế cạnh tranh (thực tế và tiềm năng) của mình.
Ơng cho rằng một cơng ty có thể cung cấp cho khách hàng một sản phẩm hay một
dịch vụ có giá trị tương đương với đối thủ cạnh tranh của mình với chi phí thấp
hơn hoặc chi phí cao hơn nhưng có những đặc tính mà khách hàng mong muốn.
Ơng lập luận rằng nếu nhìn vào một doanh nghiệp như là một tổng thể những hoạt
động, những q trình thì khó tìm ra được một cách chính xác lợi thế cạnh tranh
của họ là gì. Nhưng điều này có thể thực hiện được dễ dàng khi phân tách thành
những hoạt động bên trong. Từ đó M.Porter phân biệt rõ giữa các hoạt động cơ
bản hay những hoạt động chính, trực tiếp góp phần tăng thêm giá trị cho sản xuất
hàng hóa (hoặc dịch vụ) và các hoạt động hỗ trợ có ảnh hưởng gián tiếp đến giá trị
cuối cùng của sản phẩm. Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào việc doanh

nghiệp thực hiện các hoạt động hiệu quả như thế nào. Nếu doanh nghiệp biết cách
tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm và khách hàng sẵn sàng trả cho giá trị này thì
doanh nghiệp đã tạo ra được thạng dư về giá trị. Một doanh nghiệp có thể có được
lợi thế cạnh tranh của mình nhờ tập trung vào chiến lược giá thấp hoặc tạo ra sự
khác biệt của sản phẩm hay dịch vụ, hay là kết hợp cả hai cách thức này.

1.2. Phương pháp “filière” – Phân tích ngành hàng – CCA
Cách tiếp cận theo phương pháp này có các đặc điểm chính như sau: Thứ
nhất là tập trung vào những vấn đề của các mối quan hệ kỹ thuật định lượng và vật
chất trong chuỗi. Thứ hai là sơ đồ hóa các dịng chảy của hàng hóa vật chất. Và
thứ ba là sơ đồ hóa các quan hệ chuyển dạng sản phẩm.

6


Phương pháp phân tích ngành hàng có hai phần chính. Phần thứ nhất là tập
trung vào đánh giá kinh tế và tài chính, chủ yếu tập trung vào phân tích việc tạo ra
thu nhập và phân phối thu nhập trong ngành hàng, tách chi phí và thu nhập giữa
các thành phần thương mại địa phương và quốc tế, phân tích vai trò của ngành
hàng đối với nền kinh tế quốc gia và sự đóng góp của nó vào GDP. Phần thứ hai
tập trung vào phân tích chiến lược, đánh giá sự ảnh hưởng lẫn nhau của các mục
tiêu, sự ràng buộc và kết quả của từng tác nhân tham gia ngành hàng, xây dựng
các chiến lược cá nhân và tập thể.
1.3. Phương pháp tiếp cận toàn cầu
Nếu như khái niệm chuỗi giá trị của M.Porter chỉ tập trung nghiên cứu ở
qui mơ của doanh nghiệp thì trong phương pháp tiếp cận toàn cầu phạm vi của
chuỗi giá trị lại được mở rộng. Theo đó chuỗi giá trị là tập hợp các hoạt động bao
gồm sản phẩm từ khi mới chỉ là ý tưởng, qua các giai đoạn sản xuất khác nhau,
phân phối đến người tiêu dùng và cuối cùng là vứt bỏ sau khi sử dụng.
2. Phân loại

Chuỗi giá trị giản đơn: bao gồm bốn hoạt động cơ bản trong một vòng đời
sản phẩm là thiết kế và phát triển sản phẩm, sản xuất, marketing và cuối cùng là
tiêu thụ và tái sử dụng. Quan niệm về chuỗi giá trị này được áp dụng để phân tích
tồn cầu hóa, cụ thể là nó được sử dụng để tìm hiểu cách thức mà các công ty và
các quốc gia hội nhập toàn cầu và để đánh giá các yếu tố quyết định đến phân phối
thu nhập toàn cầu.
Chuỗi giá trị mở rộng: đề xuất một mơ hình phức tạp hơn rất nhiều bởi vì
nó chi tiết hóa các hoạt động và các khâu của chuỗi giá trị giản đơn. Mức độ chi
tiết càng cao thì sẽ càng thấy rõ nhiều bên tham gia và liên quan đến nhiều chuỗi
giá trị khác nhau.
3. Đặc điểm
7


3.1. Đặc điểm chung của chuỗi giá trị
Từ lý thuyết về chuỗi giá trị, Gereffi (2001) đã xây dựng lý thuyết về chuỗi
cung ứng, ơng cho rằng có hai yếu tố liên quan đến việc tạo ra giá trị hay quyết
định dạng chuỗi cung ứng của một ngành. Thứ nhất là chuỗi cung ứng do phía
cung tạo ra. Đây là những chuỗi hàng hóa mà trong đó tác nhân chính các nhà sản
xuất lớn, thường là những nhà sản xuất xun quốc gia hợp nhất theo chiều dọc
đóng vai trị trung tâm trong việc phối hợp các mạng lưới sản xuất quốc tế. Các
ngành công nghiệp thâm dụng vốn và công nghệ như sản xuất xe hơi, máy bay,
điện tử là đặc trưng của chuỗi cung ứng do phía cung quyết định. Thứ hai là
chuỗi cung ứng do phía cầu hay người mua quyết định. Đây là đặc trưng của
những ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thâm dụng lao động như
ngành may mặc, giày dép, và các hàng thủ công khác. Các nhà bán lẻ lớn, các nhà
buôn và các nhà sản xuất có thương hiệu là những tác nhân chính đóng vai trị cốt
yếu trong việc hình thành các mạng lưới sản xuất được phân cấp tại nhiều quốc gia
xuất khẩu. Đặc điểm chính của chuỗi giá trị do người mua quyết định là sự hợp
nhất theo mạng lưới để thúc đẩy sự phát triển của các khu chế xuất và thực hiện

th gia cơng tồn cầu của các nhà bán lẻ.

3.2. Đặc điểm của thúc đẩy chuỗi giá trị
Thúc đẩy chuỗi giá trị là gì?
Thúc đẩy chuỗi giá trị giúp tăng trưởng kinh tế - như một điều kiện cần
thiết để tăng thu nhập bằng cách đảm bảo rằng thu nhập tăng thêm được tạo ra sẽ
thực sự đem lại lợi ích cho những nhóm người nghèo. Điều này phải đạt được
thông qua việc tăng cường cách thức hoạt động của các thị trường sản phẩm
thương mại liên quan đến người nghèo, bằng cách cải thiện sự tiếp cận của họ đối
với các thị trường này, và/hoặc bằng cách gây ảnh hưởng đến kết quả phân phối
của các quy trình trên thị trường. Do đó, thúc đẩy chuỗi giá trị vận dụng những lực

8


lượng thị trường để đạt được các mục tiêu phát triển. Nó hướng đến các cơ hội
kinh doanh, và cố gắng phát huy những tiềm năng kinh tế sẵn có hoặc đang nổi lên
của người nghèo. Do đó, thúc đẩy chuỗi giá trị về cơ bản là một cách tiếp cận phát
triển – và rõ ràng cần được phân biệt với khái niệm quản lý chuỗi cung cấp. Trong
khi thúc đẩy chuỗi giá trị có một quan điểm vì lợi ích chung, thì quản lý chuỗi
cung cấp lại nhằm tối ưu hố những cơng việc hậu cần của việc tìm kiếm nguồn
đầu vào và marketing sản phẩm – tức là nhìn từ góc độ của một cơng ty đầu mối
cụ thể nào đó. Quản lý chuỗi cung cấp là một cơng cụ quản lý tư nhân và có phạm
vi hẹp hơn nhiều. Thúc đẩy chuỗi giá trị có thể được kết hợp với các cách tiếp cận
phát triển khác. Nhưng nó khơng thể dùng để thay thế cho các chiến lược tăng
trưởng vì người nghèo khác.
4. Tầm quan trọng của chuỗi phân tích giá trị
Tại sao phải sử dụng cơng cụ phân tích chuỗi giá trị?
Cơng cụ phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta thay đổi cách nhìn và cách
làm khi chúng ta sản xuất và/hoặc kinh doanh. Chuỗi giá trị giúp chúng ta nhắm

đến thị trường tiêu thụ sản phẩm trước khi sản xuất. Nó giúp xác định nhu cầu và
u cầu của thị trường.Thơng qua đó quản lý được sản xuất kinh doanh, xác định
nhu cầu đầu tư hỗ trợ để nâng cấp chuỗi.
Nói cách khác trước khi sản xuất nông dân cần phải xác định rõ ràng sản
xuất để bán cho ai?! Nguyên tắc của thị trường là tiêu dùng quyết định SX – Sản
xuất phải theo yêu cầu của thị trường
Tầm quan trọng của việc phân tích chuỗi giá trị : Phân tích chuỗi giá trị
giúp chúng ta xác định những khó khăn của từng khâu trong chuỗi, từ đó có các
giải pháp khắc phục để sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường và phát
triển bền vững.Xây dựng chiến lược phát triển chuỗi giá trị ln có hai nội dung.
Thứ nhất, liên quan tới những gì mà các tác nhân tham gia chuỗi giá trị phải làm
để trở nên cạnh tranh hơn và để tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn trong tương lai.

9


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ NGHÀNH THỦY SẢN
1. Điều kiện phát triển ngành thuỷ sản
1.1. Điều kiện tự nhiên
Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, có đường bờ biển dài
hơn 3260 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang), diện tích
vùng nội thuỷ và lănh hải rộng hơn 226.000 km2, có diện tích vùng đặc quyền
kinh tế rộng trên 1.000.000 km2, trong vùng biển Việt Nam có trên 400 ḥn đảo lớn
nhỏ, là nơi có thể cung cấp các dịch vụ hậu cần cơ bản, trung chuyển sản phẩm
khai thác, đánh bắt, đồng thời làm nơi neo đậu cho tàu thuyền trong những chuyến
ra khơi. Biển Việt Nam cịn có nhiều vịnh, đầm phá, cửa sơng (trong đó hơn
10.000 ha đang quy hoạch nuôi trồng thuỷ sản) và trên 400.000 ha rừng ngập mặn.
Đó là tiềm năng để Việt Nam phát triển hoạt động khai thác và ni trồng thuỷ hải
sản. Cùng đó trong đất liền cc̣n có khoảng 1,7 triệu ha diện tích mặt nước có thể
ni trồng thuỷ sản trong đó có 120.000 ha hồ ao nhỏ, mương vườn, 244,000 ha

hồ chứa mặt nước lớn, 446.000 ha ruộng úng trũng, nhiễm mặn, cấy lúa 1 hoặc 2
vụ bấp bênh, và 635.000ha vùng triều. Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm và một số
vùng có khí hậu ơn đới. Tài ngun khí hậu đă giúp cho ngành thuỷ sản phát triển
một cách thuận lợi. Chủng loại sinh vật đa dạng và phong phú với khoảng 510 lồi
cá trong đó có nhiều lồi có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên bên cạnh những điều
kiện thuận lợi cũng có những khó khăn do điều kiện địa hình và thuỷ vực phức
tạp, hàng năm có nhiều mưa, băo, lũ, vào mùa khơ lại hay bị hạn hán gây khó khăn
và cả những tổn thất to lớn cho ngành thuỷ sản.
1.2. Điều kiện kinh tế xă hội
Nghề khai thác thuỷ sản đă được hình thành từ lâu. Nguồn lao động có kinh
nghiệm đánh bắt và nuôi trồng, giá nhân công thấp hơn so với khu vực và thế giới.
Hiện nay Nhà nước đang coi thuỷ sản là ngành kinh tế mũi nhọn do đó có nhiều
chính sách đầu tư khuyến khích để đẩy mạnh sự phát triển của ngành. Tuy nhiên
10


bên cạnh đó vẫn cịn nhiều khó khăn và vướng mắc đặt ra cho ngành thuỷ sản
nước ta đó là hoạt động sản xuất vẫn cịn mang tính tự cấp, tự túc, công nghệ sản
xuất thô sơ, lạc hậu, sản phẩm tạo ra chất lượng chưa cao. Nguồn lao động tuy
đơng nhưng trình độ văn hố kỹ thuật khơng cao, lực lượng được đào tạo chiếm tỷ
lệ nhỏ, hầu hết chỉ dựa vào kinh nghiệm do đó khó theo kịp sự thay đổi của điều
kiện tự nhiên và nhu cầu thị trường. Cuộc sống của lao động trong nghề vẫn cịn
nhiều vất vả, bấp bênh do đó khơng tạo được sự gắn bó với nghề.
Nhưng về cơ bản vẫn có thể khẳng định rằng Việt Nam có tiềm năng dồi
dào để phát triển ngành thuỷ sản thành một ngành kinh tế quan trọng.
2. Đặc điểm ngành thuỷ sản, vị trí ngành thủy sản trong nền kinh tế quốc
dân.
2.1. Đặc điểm
Việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản chịu nhiều tác động của điều kiện tự
nhiên. Việc thời tiết có ổn định hay không ảnh hưởng lớn đến năng suất đánh bắt

và ni trồng. Muốn có được năng suất cao ngồi phụ thuộc vào các điều kiện tự
nhiên sẵn có cần tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của
các loài thuỷ sản. Các sản phẩm thuỷ sản sau khi thu hoạch đền rất dễ hư hỏng do
đó cần có sự đầu tư cơng nghệ bảo quản để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Đây là
một ngành có tính hỗn hợp, phát triển thành một quy trình gắn kiền từ khai thác,
ni trồng đến chế biến. Cả quy tŕnh phải phát triển một cách nhịp nhàng thì mới
đảm bảo cho sự phát triển của tồn ngành. Các hoạt động đánh bắt và nuôi trồng
(thuộc lĩnh vực nông nghiệp) là tiền đề cho các hoạt động chế biến phát triển đông
thời các hoạt động chế biến phát triển sẽ quay lại thúc đẩy việc đánh bắt và ni
trồng, chỉ có sự liên kết chặt chẽ, đồng bộ mới có thể khẳng định vị trí ngành kinh
tế mũi nhọn trong giai đoạn hiện nay của ngành thuỷ sản.
2.2. Vị trí ngành thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân

11


Thuỷ sản là một ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân. Trong
suốt những năm qua, ngành thuỷ sản đă có những bước chuyển biến rõ rệt, sau
những năm cùng toàn dân tộc vừa xây dựng miền bắc XHCN vừa đấu tranh chống
Mỹ cứu nước, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước, rồi sau đó bước vào một
giai đoạn thời kỳ suy thoái, ngành đă có những bước tiến rõ rệt, từ chỗ chỉ là một
bộ phận không lớn của kinh tế nông nghiệp, tŕnh độ cơng nghệ lạc hậu đến nay
ngành đă có quy mô ngày càng lớn, tốc độ phát triển ngày càng cao, chiếm 45%GDP (nếu chỉ tính thuỷ sản gồm có nuôi trồng và khai thác) và trên 10% kim
ngạch xuất khẩu, sản phẩm thuỷ sản Việt Nam đă có mặt trên 80 quốc gia đưa Việt
Nam thanh quốc gia đứng thứ 7 về xuất khẩu thuỷ sản và Nhà nước hiện tại đă xác
định thuỷ sản sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước trong giai đoạn tới.
3. Cơ cấu mặt hàng

Cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2012: Số liệu Tổng
cục Hải quan cho thấy, trong số các mặt hàng thủy sản chủ lực trong 8 tháng qua:

xuất khẩu tôm đạt trên 1,4 tỷ USD (giảm 1,8% so với cùng kỳ); cá tra gần 1,2 tỷ
USD (giảm 0,5%). Trong khi đó, cá ngừ gần 396 triệu USD với mức tăng ấn tượng
hơn 51%; nhuyễn thể gần 383 triệu USD (tăng 5,4%)...

12


Nguồn số liệu: Hải Quan Việt Nam/Vas
Xét về nhóm sản phẩm, 2 mặt hàng có giá trị xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn
nhất gần 65% kim ngạch là Tôm và cá tra, ba sa có kim ngạch xuất khẩu trong
tháng 8 giảm khá mạnh, tính chung 8 tháng giảm lần lượt 1,8% và giảm 0,5% so
với cùng kỳ năm trước. Năm nay là năm xuất khẩu khó khăn của hai mặt hàng chủ
lực tôm và cá tra. 3 tháng liên tiếp từ tháng 6 - 8/2012, xuất khẩu tôm từ từ đi
xuống. Trong khi đó, các sản phẩm như cá ngừ, nhuyễn thể, cua, ghẹ và giáp xác
khác, các loại cá khác lại có kim ngạch xuất khẩu tăng tính chung 8 tháng đầu năm
2012. Cá ngừ tiếp túc dẫn đầu mức tăng trưởng với tăng 51,2% so với 8 tháng đầu
năm 2011. Được biết, thị trường nhập khẩu cá ngừ Việt Nam 8 tháng đầu năm
2012 dẫn đầu là Mỹ với 44,76% giá trị; tiếp theo là EU, Nhật bản, Asean và
Hongkong....

13


Nguồn số liệu: Hải Quan Việt Nam/Vas

4. Thị trường xuất khẩu chính

Mỹ vẫn là thị trường có quy mơ lớn nhất trong khi Nhật Bản tiếp tục là thị
trường giữ được nhịp tăng trưởng về quy mô và dẫn đầu với mức tăng 23,2% về
giá trị so với 8 tháng đầu năm 2011. Tuy nhiên, tính riêng trong tháng 8 năm 2012,

hầu hết các thị trường chủ lực của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc
đều sụt giảm đáng kể. Chỉ có Trung Quốc và Hồng Kơng, Mexico, Nga, Úc là có
tăng trưởng. Từ năm 2007, EU đã vượt qua Nhật Bản để trở thành đối tác nhập
khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với tốc độ phát triển nhanh và khá ổn định.
Năm 2011 EU dẫn đầu với 21,8% thị phần kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt
Nam, đứng trước Hoa Kỳ 19,3% và Nhật Bản 16,4%.
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP) cho biết khả năng
kim ngạch xuất khẩu thủy sản của VN cả năm 2012 sẽ chỉ đạt khoảng 6,18 tỉ USD,
tăng gần 1% so với năm 2011 và thấp hơn chỉ tiêu đưa ra hồi đầu năm là 6,5 tỉ

14


USD. Trong đó xuất khẩu tơm đạt trên 2,2 tỉ USD, giảm 8,3% so với năm ngoái,
cá tra đạt gần 1,8 tỉ USD, tương đương năm 2011, hải sản đạt gần 2,2 tỉ USD, tăng
khoảng 19% so với năm ngoái.
Những khó khăn tiếp diễn từ quý II như thiếu vốn cho sản xuất và chế biến
xuất khẩu, nhu cầu tại thị trường chủ lực EU thấp, rào cản ethoxyquin tại thị
trường Nhật Bản và chi phí đầu vào liên tục tăng đã tác động rõ rệt đến hoạt động
sản xuất và xuất khẩu thủy sản trong quý III/2012. Xuất khẩu tôm và cá tra đều
giảm liên tiếp trong 3 tháng, khiến tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của quý
III/2012 chỉ tăng nhẹ so với quý II/2012 (+3,4%) nhưng lại giảm 5,3% so với cùng
kỳ năm ngoái, đạt 1,62 tỷ USD. Mặc dù xuất khẩu các mặt hàng hải sản vẫn duy
trì được tăng trưởng dương nhưng bước sang quý III đã có dấu hiệu chững lại do
xuất khẩu mực bạch tuộc giảm liên tiếp trong 3 tháng vì thiếu nguyên liệu cho chế
biến. Xuất khẩu cá ngừ và cá biển vẫn tăng mạnh với tỷ lệ tương ứng là +92% và
24% so với cùng kỳ, nhưng mực bạch tuộc giảm gần 17%, kéo tỷ lệ tăng trong quý
III xuống 19% sau khi tăng gần 50% trong quý II. Chiếm 64,8% tổng xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm, sự sụt giảm giá trị xuất khẩu của 2
mặt hàng tôm và cá tra trong quý III (tôm giảm 15,2%, cá tra giảm 10%) và 9

tháng giảm lần lượt 3,9% và 1,8%, khiến tổng xuất khẩu thủy sản 9 tháng đầu năm
chỉ tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt trên 4,5 tỷ USD.

15


Xuất khẩu thủy sản quý IV/2012 khoảng 1,67 tỷ USD, giảm 5,7% so với cùng kỳ
Trước những khó khăn về vốn cho sản xuất, nhu cầu mua hàng còn thấp của
thị trường, chi phí đầu vào gia tăng cùng với những bất cập trong các quy định, thủ
tục liên quan đến XNK thủy sản (tiếp tục tồn tại trong quý IV), dự báo tổng
xuất khẩu thủy sản trong quý IV/2012 sẽ đạt khoảng trên 1,67 tỷ USD, tăng
khoảng 3% so với quý III, nhưng giảm 5,7% so với cùng kỳ năm ngối, trong đó
tơm đạt khoảng 650 triệu USD, cá tra đạt 470 triệu USD, các mặt hàng hải sản đạt
trên 550 triệu USD. Như vậy, dự báo xuất khẩu thủy sản cả năm 2012 sẽ đạt trên
6,18 tỷ USD, tăng gần 1% so với năm 2011, trong đó tơm đạt trên 2,2 tỷ USD,
giảm 8,3% so với năm ngoái, cá tra đạt gần 1,8 tỷ USD, tương đương với năm
2011, hải sản đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng khoảng 19% so với năm ngối. Tình hình
kinh tế được dự báo sẽ tiếp tục ảm đạm cho đến hết năm 2012, do vậy, nhu cầu của
thị trường EU sẽ tiếp tục giảm trong quý IV. Xuất khẩu sang thị trường này sẽ vẫn
tăng trưởng âm, dự báo giảm 12 - 15% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ tương
đương hoặc giảm nhẹ so với quý III, đạt khoảng 280 – 290 triệu USD. Các mặt
hàng tôm, cá tra sang EU sẽ vẫn khó khăn, cá ngừ và cá biển có triển vọng hơn vì
nguồn cung ổn định và nhu cầu khả quan hơn. Thị trường Mỹ tăng trưởng tốt
trong những tháng đầu năm, nhưng sang quý III bắt đầu có xu hướng đi xuống. Xu
hướng này sẽ tiếp tục trong quý IV, dự báo đạt khoảng 330 triệu USD, tương
đương với quý III, nhưng giảm nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Vấn đề ethoxyquin
sẽ tiếp tục chi phối xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản, do vậy xuất khẩu tôm
sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Dự báo xuất khẩu thủy sản nói chung sang Nhật Bản quý
IV sẽ giảm khoảng 1,5- 2% so với cùng kỳ năm ngoái và tương đương với quý III
năm nay, đạt khoảng 280 triệu USD. Nhu cầu nhập khẩu của các nước châu Á

(Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN) có thể sẽ khả quan hơn trong quý IV, nhưng
mức tăng trưởng sẽ không cao, dự báo tăng khoảng 10 – 20% so với cùng kỳ năm
2011.

16


5. Lợi thế và khó khăn, thách thức của ngành thủy sản Việt Nam.
5.1. Lợi thế
Có nhiều nhà máy chế biến đáp ứng các yêu cầu bảo đảm VSATTP
Một trong những thế mạnh của Việt Nam so với các nước trong khu vực là
xây dựng được 1 hệ thống nhà máy chế biến sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn khắt
khe của các thị trường nhập khẩu khó tính nhất trong đó có EU.
Hiện tại Việt Nam có trên 600 nhà máy chế biến thủy sản, với hơn 430 nhà máy
đơng lạnh, cơng suất 7.500MT/ngày. Trong số này có 539 nhà máy chế biến đạt
các tiêu chuẩn quốc gia về VSATTP bao gồm HACCP, GMP, SSOP. So với các
quốc gia trong khu vực Việt Nam là nước có nhiều nhà máy chế biến được cấp
chứng nhận xuất khẩu vào EU 393 nhà máy (năm 1999 chỉ có 17 nhà máy).
Bên cạnh đáp ứng đầy đủ các điều kiện sản xuất đáp ứng các qui định của
thị trường nhập khẩu, các công ty Việt Nam không ngừng cải tiến điều kiện sản
xuất và áp dụng công nghệ mới vào quản lý chất lượng sản phẩm để đáp ứng các
yêu cầu ngày càng tăng ở các thị trường nhập khẩu.
Tăng cường quản lý vùng nguyên liệu
Bên cạnh việc quản lý chặt chẽ khâu chế biến, Việt Nam đang từng bước
tiến tới quản lý nguyên liệu đầu vào thông qua việc mở rộng quản lý vùng nuôi
đặc biệt được thể hiện rõ qua ngành nuôi cá tra tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường nhập khẩu về truy xuất nguồn gốc,
các DN Việt Nam đã chủ động xây dựng những vùng nguyên liệu, với sự quản lý
chặt chẽ từ con giống, thức ăn, thuốc thú y, đảm bảo sản xuất ra nguyên liệu đủ
tiêu chuẩn xuất khẩu. Mặc dầu chưa có thống kê đầy đủ và chính xác, nhưng theo

ước tính từ Hiệp hội thì có khoảng 60% tổng sản lượng cá tra đang được nuôi từ
các DN chế biến. Xu hướng này sẽ tăng lên trong những năm tới khi những hộ
nuôi cá thể/độc lập khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển vùng ni
theo các tiêu chuẩn ni an tồn của thế giới.
Đến nay có 49 nhà máy chế biến được chứng nhận bởi những tiêu chuẩn
như GlobalG.A.P (45% tổng số các nhà máy cá tra); 103 trại nuôi cá tra (sở hữu
17


hay hợp tác với các nhà máy chế biến) đã và đang áp dụng các tiếu chuẩn ni an
tồn khác (khoảng 40% tổng diện tích ni cá tra); 5 trại nuôi cá tra thuộc các DN
chế biến đang thực hiện tiêu chuẩn và tiếp cận chứng nhận ASC. Tuy không chủ
động vùng nuôi như cá tra, ngành tôm cũng đang có những chuyển biến tích cực
để quản lý nguồn ngun liệu thông qua sự liên kết với các hợp tác xã nuôi tôm tại
những vùng nuôi trọng điểm để đảm bảo sản lượng và chất lượng nguyên liệu đầu
vào.
Nguồn cung cấp khá ổn định và quanh năm
Năm 2011, sản lượng thủy sản nuôi trồng là 2,93 triệu tấn, tăng 7,4% so với
năm 2010. Trong đó sản lượng tơm đạt 632.900 tấn và cá tra 1.195.344 tấn theo số
liệu của Tổng Cục Thủy sản. Với việc áp dụng các kỹ thuật nuôi hiện đại, sản xuất
cá tra đủ đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho XK hiện nay với nguồn cung đáp ứng
quanh năm cho các nhà máy chế biến đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cuả các thị trường.
Bên cạnh đó với việc dịch chuyển sang ni tơm chân trắng đáp ứng nhu cầu thế
giới đang chuyển dần sang các sản phẩm tôm cỡ nhỏ, giá rẻ phần nào giải quyết
vấn đề nguyên liệu tôm sú thiếu hụt do dịch bệnh và thời tiết bất lợi. Tỷ trọng tôm
chân trắng xuất khẩu chiếm 29,3% so với 26% năm 2010, tôm sú 59,7%, tơm càng
xanh và các lồi khác chiếm hơn 10%.
5.2. Những khó khăn và thách thức
Thiếu chiến lược tiếp thị đồng bộ và lâu dài
Mặc dù đang nằm trong top 4 nhà cung cấp thủy sản lớn nhất thế giới,

nhưng đến nay Việt Nam còn thiếu chiến lược tiếp thị tồn cầu lâu dài cho cả
ngành thủy sản nói chung và các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nói
riêng. Việc tiếp thị quảng bá chưa tương xứng với sự phát triển của ngành và chưa
đáp được nhu cầu phát triển của DN. Việc thiếu chiến lược marketing đồng bộ,
thiếu hệ thống cung cấp thông tin đầy đủ, chính thức đã làm giảm sút sự cạnh

18


tranh của thủy sản Việt Nam so với các nước khác đồng thời chưa giúp nâng cao
giá trị cho sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
Chưa tạo được thương hiệu quốc gia
Trên 70% sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam là chế biến thô, đối với cá tra là
trên 80% là fillet đơng lạnh, do đó sản phẩm của chúng ta chưa tiếp được phân
khúc cao cấp và cho dòng sản phẩm giá trị gia tăng tại thị trường Châu Âu, thị
trường đầy tiềm năng cho các sản phẩm chế biến, ăn liền. Hàng tháng EU nhập
khẩu 3 tỉ USD thủy sản nguyên liệu và 1,6 tỉ USD thủy sản chế biến. Ngay cả mặt
hàng tôm, mặt hàng Việt Nam khá thành công tại Nhật cho các sản phẩm cao cấp
thì hầu như vẫn chưa tiếp cận được thị trường EU. Do thiếu vốn, thiếu định hướng
xuất khẩu và đầu tư lâu dài nên các DN Việt Nam hiện nay chưa chú trọng đúng
mức đến phát triển các mặt hàng GTGT để tăng giá trị xuất khẩu đồng thời tạo 1 vị
thế riêng cho mình tại thị trường.
Truy xuất nguồn gốc còn nhiều hạn chế
Xu hướng của các thị trường hiện nay là ngoài việc quản lý tốt VSATTP tại
các nhà máy chế biến thì yêu cầu truy xuất nguồn gốc ngày càng tăng, đặt ra nhiều
thách thức cho các nhà máy khi phải tham gia quản lý vùng nguyên liệu để tránh
rủi ro về chất lượng. Mặc dầu được các cơ quan kiểm tra chất lượng đánh giá Việt
Nam đang có những chuyển biến tích cực trong việc mở rộng phạm vi quản lý chất
lượng ra ngoài nhà máy chế biến, nhưng việc quản lý này còn chưa thực sự hiệu
quả, đặc biệt là ngành nuôi tôm Việt Nam. Do các trang trại ni tơm cịn nhỏ lẻ

nên việc thực hiện truy xuất nguồn gốc đối với tôm rất khó khăn, các nhà máy vẫn
phải thu gom nguyên liệu qua hệ thống nậu vựa. Nhà máy khơng kiểm sốt được
nguyên liệu trước khi vào nhà máy, do đó rủi ro khá cao trong quản lý chất lượng
XK. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các DN tôm cịn e dè khi
thâm nhập thì trường EU. Với khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay, lãi suất cao,
chỉ có các DN mạnh về tài chính mới đủ sức đầu tư toàn chuỗi giá trị; những DN
19


khác chọn các hình thức liên kết giữa các bên: nhà máy chế biến, nhà máy sản
xuất thức ăn, người nuôi…
Các rào cản thương mại và kỹ thuật
Rào cản phi thuế quan lớn nhất ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam
sang EU liên quan đến việc sử dụng các cơng cụ phịng vệ thương mại của EU,
chủ yếu là chống bán phá giá cũng như các biện pháp kiểm dịch động thực vật
(SPS) và các rào cản kỹ thuật (TBT).Trong đó những biện pháp rào cản kỹ thuật
ln là những thách thức đối với các DN xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Mặc dù có
thuận lợi là EU đã công nhận năng lực của NAFIQAD trong thực hiện lấy mẫu,
kiểm tra lô hàng tại cảng, cấp chứng thư, tuy nhiên các DN Việt Nam phải luôn
chạy theo các tiêu chuẩn VSATTP, tiêu chuẩn vùng nuôi ngày càng tăng, phải tăng
đầu tư nhiều hơn nữa để đáp ứng các yêu cầu này.

CHƯƠNG III: MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁT TRIỂN NGHÀNH THỦY SẢN
VÀ ĐĨI NGHÈO Ở VIỆT NAM
1.Tổng quan
Xố đói, giảm nghèo ở nước ta là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn,
là sự quan tâm hàng đầu của Đảng, nhà nước trong những thập kỷ qua. Xố đói,
giảm nghèo theo hướng bền vững là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển
kinh tế- xã hội của đất nước.
Những thành tựu giảm nghèo ở Việt Nam Từ năm 1998 đến nay, chương

trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và chương trình 135 ra đời và đi vào hoạt
động đã tạo sự chuyển biến sâu sắc trong toàn xã hội, huy động được sức mạnh
của cả hệ thống chính trị, huy động và đa dạng hoá các nguồn lực cho giảm nghèo,
bộ mặt các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn được cải thiện rõ nét, đời sống của
người nghèo, đồng bào dân tộc đã được nâng lên một bước. Trong những năm qua,

20


phát triển xuất khẩu thủy sản đã có những đóng góp to lớn vào cơng cuộc đổi mới
của đất nước. Xuất khẩuthủy sản đã trở thành một trong những động lực chủ yếu
của tăng trưởng kinh tế, góp phần ổn định kinh tế, xã hội như giải quyết việc làm,
tăng thu nhập, xóa đói, giảm nghèo.
Nhịp độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu thủy sản bình quân hàng năm
giai đoạn 2001-2010 ở mức cao, đạt 19%/năm. Quy mô xuất khẩu tăng từ 15 tỷ
USD năm 2001 lên 72,19 tỷ năm 2010, tăng hơn 4,7 lần. Tỷ trọng kim ngạch xuất
khẩu thủy sản của Việt Nam trên GDP tăng từ 30% năm 2001 lên 57% năm 2010.
Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kim ngạch xuất khẩu
thủy sản tháng 5/2012 ước đạt 500 triệu USD, nâng tổng giá trị kim ngạch xuất
khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2012 lên 2,3 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ
năm 2011. Theo VASEP, dự báo thủy sản của Việt Nam cả năm 2012 đạt khoảng
6,2 tỷ USD, tăng gần 1% so với năm 2011, trong đó tơm đạt trên 2,2 tỷ USD, giảm
8,3% so với năm 2011; cá tra đạt khoảng 1,8 tỷ USD, tương đương với năm 2011;
các mặt hàng hải sản đạt gần 2,2 tỷ USD, tăng khoảng 19% so với năm ngoái…
Mặt hàng xuất khẩu ngày càng phong phú và đa dạng. Các mặt hàng thủy sản xuất
khẩu của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của 220 nước và vùng lãnh thổ và
ngày càng chiếm được sự ủng hộ của người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Trong 10 năm qua, xuất khẩu đã đóng góp tỷ trọng lớn nhất vào tăng trưởng
kinh tế bên cạnh các yếu tố khác là tiêu dùng, đầu tư và nhập khẩu 1. Tăng trưởng
xuất khẩu cao và tương đối ổn định trong nhiều năm đã góp phần ổn định kinh tế

vĩ mô như hạn chế nhập siêu, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ
ngoại tệ. Chính sách khuyến khích xuất khẩu thủy sản trong giai đoạn vừa qua
cũng đã góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển hệ sinh
thái. Khả năng đáp ứng các quy định về mơi trường và an tồn vệ sinh thực phẩm
của nhiều nhóm hàng thủy sản được nâng cao2. Các phương pháp sản xuất thân
1
2

21


thiện môi trường ngày càng được áp dụng rộng rãi. Phát triển xuất khẩu thủy sản
đã góp phần tạo thêm việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với
khu vực nông thôn. Hiện nay chế biến, nuôi trồng và dịch vụ hàng thủy sản xuất
khẩu đang thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có thu nhập khơng thấp,
giúp người dân có cuộc sống ngày càng ổn định. Phát triển xuất khẩu cũng đã có
tác dụng tích cực trong việc nâng cao trình độ lao động, làm năng suất lao động
tăng cao, đời sống nhân dân được cải thiện hơn, hạn chế gia tăng khoảng cách giàu
nghèo giữa nông thôn và thành thị, thúc đẩy q trình chuyển dịch kinh tế theo
hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Khơng dừng lại ở đó, xuất khẩu thủy sản nói
riêng và xuất khẩu nói chung cịn tạo ra nguồn vốn để nhập khẩu vật phẩm tiêu
dùng thiết yếu với giá rẻ phục vụ đời sống, đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu
cầu tiêu dùng của nhân dân và trợ cấp, hỗ trợ người nghèo để họ có cuộc sống
sung túc hơn. Mặt khác, xuất khẩu thủy sản tạo điều kiện cho các ngành khác có
cơ hội phát triển như ngành công nghiệp chế biến hay nuôi trồng thủy sản…giúp
giải quyết vấn đề thất nghiệp cho một lượng lớn lao động, góp phần giảm tỉ lệ đói
nghèo. Hơn nữa, xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản nói riêng có sự tác
động qua lại với các quan hệ kinh tế đối ngoại. Trong những năm gần đây, kim
ngạch xuất khẩu thủy sản của ta sang một số nước có xu hướng tăng , người tiêu
dùng nước ngoài này càng tin tưởng vào chất lượng hàng thủy sản của ta. Điều đó

càng làm vững hơn mối quan hệ thân giao giữa Việt Nam và bạn bè thế giới. Từ đó
chúng ta có thể thu hút nhiều nhà đầu tư, nhà tài trợ nước ngoài vào những cơng
trình, dự án khác chứ khơng chỉ phải mỗi ngành thủy sản, giúp chúng ta có thêm
vốn để đầu tư cũng như có những cơ hội áp dụng những cơng nghệ hiện đại vào
sản xuất, tăng năng suất và tăng mức sống của người dân.
Nói tóm lại, với sự phát triển bền vững của ngành xuất khẩu thủy sản, dặc
biệt trong những năm gần đây đã mang lại cho Việt Nam rất nhiều cơ hội để dổi
mới và phát triển cũng như cải thiện được tình hình đói nghèo một cách đáng kể.

22


Rất nhiều người dân của chúng ta đã có được cơng ăn việc làm và thu nhập ổn
định, góp phần ổn định cuộc sống và nâng cao mức sống của toàn xã hội.
2. Chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu Việt Nam

Nguyên liệu
đầu vào

Sản xuất

Thu mua

Chế biến

Người cung cấp:
- Giống
- Thức ăn
- Hóa chất
Người ni:

- Cá nhân/ hộ gia đình
- Hợp tác xã
- Công ty
Người thu mua:
- Thu gom
- Vựa/ đại lý

Công ty chế biến
phụ phẩm

Công ty chế biến xuất
khẩu thủy sản

Thương mại

Nhà xuất khẩu

Đại lý

Tiêu thụ

Thị trường
ngoài nước

Thị trường
trong nước

Nhà nhập khẩu

Bán buôn


Siêu thị

Bán lẻ

23


2.1. Nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào
2.1.1. Giống
Theo các số liệu thống kê, lượng giống thủy sản của Việt Nam vô cùng
phong phú, bao gồm các loại thủy sản như: tơm, cá, cua, trai, sị, điệp, nghêu,,
ngao, hầu, vẹm, ốc, bào ngư, mực và một số loài khác.
Các nguồn cung cấp con giống chủ yếu là các trung tâm giống, các cơ sở sản xuất
giống tư nhân, các công ty có thương hiệu như cơng ty giống thủy sản CP (Thái
Lan), công ty Việt Úc,...
2.1.2. Thức ăn
Nguồn thức ăn cho nuôi trồng thủy sản rất đa dạng, với các nguồn chính là
từ các hộ gia đình (bằng việc tận dụng thức ăn thừa, tự chế hoặc dùng chính một
số loài để làm thức ăn cho các loài khác) và từ các công ty/ trung tâm sản xuất
thức ăn cũng như các sản phẩm dinh dưỡng, thuốc giúp thủy sản phát triển tốt,
khắc phục các bệnh do thiếu vitamin và khống chất. Bên cạnh đó, nguồn thức ăn
nhập khẩu cũng được đánh giá là một nguồn quan trọng và đạt chất lượng tốt đối
với ni trồng thủy sản.
2.1.3. Hóa chất
Bên cạnh thức ăn thì hóa chất cũng là một yếu tố rất quan trọng với việc
nuôi trồng thủy sản. Vai trị của hóa chất là dùng để khử trùng, vệ sinh ao , hồ, trại
giống, làm sạch nước, tăng cường chất đề kháng và diệt một số loại vi khuẩn cũng
như virus nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho thủy sản phát triển. Có thể kể đến một
số loại hóa chất thường dùng như: Vôi (CaCO3, CaO), Zeolite, Chlorine,

Formaldehyde (Formalin, Formol), Benzalkonium,

24

Chloride (BKC), Iodine


(Povidone – Iodine, Polyvinyl Pyrrolidone Iodide), Thuốc tím (Kali Permanganate
– KMnO4), Rotenol, Saponin. Các loại hóa chất này có thể được mua từ các cơng
ty sản xuất hóa chất trong nuôi trồng thủy sản hoặc các đại lý ủy quyền.

2.2. Sản xuất
Chủ thể thực hiện khâu sản xuất thủy sản có thể là các cá nhân, hộ gia đình,
các hợp tác xã hay các cơng ty.
Sản xuất thủy sản có thể được chia ra thành 2 nghiệp vụ là nuôi và khai thác thủy
sản. Trong năm 2012, nhìn chung tình hình thời tiết khá thuận lợi cho việc ni
trồng và khai thác thủy sản. Tính theo giá cố định 2010, giá trị thủy sản 9 tháng
đầu năm 2012 và so sánh với năm 2011 như sau:
Bảng 2.1. Bảng giá trị thủy sản 9 tháng đầu năm 2012
(Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu

9 tháng đầu năm 9 tháng đầu năm So
2011

Giá trị sản xuất 119.964,1

2012

2012/2011


125.870,1

104,9

105,2

sánh

thủy sản
Trong đó:
- Ni

73.240,47

77.409,2

- Khai thác

46.723,6

48.820,9
104,5
(Nguồn: Tổng cục thống kê)

2.3. Thu mua
Việc thu mua thủy sản thường được thực hiện bởi các vựa hoặc đại lý thu
mua và phải đảm bảo các quy định chặt chẽ về kỹ thuật và quản lý. Địa điểm thu
mua phải đáp ứng các yêu cầu về mặt bằng và kết cấu nhà xưởng, hệ thống cấp,
thoát nước, hệ thống chiếu sáng, thiết bị, dụng cụ, chất bảo quản, chất tẩy rửa và

25


×