Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

phân tích năng lực lãnh đạo của ông lê phước vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.21 KB, 17 trang )

MỤC LỤC


LÃNH ĐẠO

2

I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ LÊ PHƯỚC VŨ – CHỦ TỊCH

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TẬP ĐOÀN HOA SEN
Ông sinh năm 1963 trong một gia đình nghèo ở Quảng Nam. Dù
phải dành thời gian và nỗ lực làm nhiều việc để mưu sinh khi theo
học tại trường Trung cấp giao thông, ông vẫn đạt kết quả học tập
xuất sắc và được giữ lại trường làm giảng viên sau khi tốt nghiệp –
mơ ước của nhiều bạn đồng trang lứa. Tuy nhiên, Lê Phước Vũ đã từ
chối bởi cơ chế đãi ngộ khó có thể cho phép ông đỡ đần gia đình. Ra
trường ông quyết định cùng gia đình khăn gói ngược phương Nam.
Hai năm đầu, Lê Phước Vũ làm việc cho một công ty vận tải ở Tây
Ninh, thường xuyên chạy tuyến Sài Gòn – Vinh. Luôn phải xa nhà,
tuyến đường nguy hiểm, kinh nghiệm đường trường chưa có, ông và
gia đình vẫn phải sống trong khó khăn.
Một thời gian sau, vợ chồng ông lên Buôn Mê Thuật thử lập nghiệp.
Nhưng hy vọng cũng nhanh chóng tàn lụi sau 2 tháng thay đổi. Trở
lại Sài Gòn lần hai, ông được mời làm quản đốc Công ty Gỗ Đức
Thành (tiền thân của CTCP Gỗ Đức Thành hiện nay, đang niêm yết
tại HOSE với mã GDT). Trong thời gian này, ông tình cờ gặp gỡ
Giám đốc một công ty thép nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
Quý mến sự thật thà, tư chất thông minh và đặc biệt ý chí vươn lên
mạnh mẽ của chàng trai Việt vị Tổng Giám đốc nọ gợi ý cho Lê
Phước Vũ thử tự kinh doanh.
Năm 1994, chỉ với 2 chỉ vàng trong tay - số tiền gia đình ông tích


lũy sau nhiều năm bôn ba, Lê Phước Vũ khởi nghiệp kinh doanh với
một cửa hàng nhỏ bán tôn. Vào ngày 18/5/1994, vợ chồng ông nắm
trong tay số tiền lãi 650.000 đồng - Số tiền lớn nhất vợ chồng có
được tính đến thời điểm đó qua 10 năm vất vả, bôn ba.
Tuy nhiên đến năm 1997, nhận ra cửa hàng kinh doanh tôn hoạt
động không còn hoạt động hiệu quả, Lê Phước Vũ nghĩ đến chuyện
GV: VŨ VIỆT HẰNG


LÃNH ĐẠO

3

sản xuất với việc mở một xưởng cán tôn. Bên cạnh việc mua máy
móc thiết bị thanh toán trả góp, ông phải cạnh tranh với rất nhiều
công ty khác, thậm chí nhiều lúc xưởng của ông ngấp nghé bở vực
phá sản. Chính chữ “nhẫn” học từ Đạo Phật đã giúp Ông vượt qua
những lúc khó khăn, yếu lòng. Dần dần, xưởng của ông thu hút được
khách hàng, hoạt động kinh doanh ngày càng thuận lợi. Lê Phước
Vũ tính chuyện mở rộng, thành lập thêm nhiều xưởng cán tôn khác.
Trong thời gian đó, ông đã tìm cách tiếp cận nhiều nguồn vốn khác
nhau cũng như học hỏi các công nghệ sản xuất mới và kiến thức về
quản trị kinh doanh.
Năm 2001, ông Vũ thành lập Công ty cổ phần Hoa Sen tại Bình
Dương, vốn điều lệ khi đó là 30 tỷ đồng với 22 nhân viên. Ngành
nghề kinh doanh chính là nhập khẩu, sản xuất tấm lợp kim loại, gỗ
thép, nhựa.
Ngày 5/12/2008, Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen chính thức giao
dịch trên sàn chứng khoán với mã HSG. Vốn điều lệ ban đầu của
Hoa Sen khoảng 570,4 tỷ đồng. Hiện, HSG đang lưu hành hơn 98

triệu cổ phiếu, tương đương mức vốn hóa thị trường gần 1834 tỷ
đồng.
Trong nửa đầu năm 2013, ông Lê Phước Vũ đã bứt phá mạnh mẽ trở
thành một trong 10 người giàu nhất Việt Nam . Với gần 1.800 tỷ
đồng, ông Vũ chiếm vị trí thứ 7 và đánh ngã mọi đối thủ về mức
tăng giá trị tài sản cả về tuyệt đối lẫn tương đối (+940 tỷ đồng và
115%)/
Tuy nhiên, danh tiếng của ông chủ Tập đoàn Hoa Sen nổi lên dữ dội
nhất trong nửa đầu năm 2013 có lẽ lại từ sự kiện người không chân
tay Nick Vujicic - một nhà diễn thuyết nổi tiếng thế giới tới Việt
Nam. Một chương trình PR có thể nói hiệu quả rất cao, không trực

GV: VŨ VIỆT HẰNG


LÃNH ĐẠO

4

tiếp tác động tới các khách hàng của tập đoàn nhưng lại có sức lan
tỏa sâu rộng, tích cực về lâu dài.
Ai cũng có thể biện cho mình một lý do kinh doanh nhưng riêng ông
có một quan điểm kinh doanh rất đáng trân trọng: “Khi kinh doanh
tôi tuyệt đối không dùng kỹ xảo, thủ đoạn, bởi tôi tin khỏi nghiệp
xuất phát từ tinh thần đúng sẽ tạo nên phong cách chuẩn mực, tạo
được niềm tin nơi người khác”
II. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ÔNG LÊ PHƯỚC


1. Kỹ năng tư duy


Bằng tầm nhìn và tư duy nhạy bén, cũng như kinh nghiệm dày dặn
trong cuộc sống, ngay từ ngày đầu lập nghiệp, ông Lê Phước Vũ - Chủ
tịch Tập đoàn Hoa Sen - đã vạch ra cho doanh nghiệp mình một hướng
đi riêng mà theo ông, “Con đường đó biết chắc là sẽ khó khăn, nhiều
thách thức và chông gai, nhưng đó là con đường đúng đắn, chân chính
và nhất định sẽ làm nên thương hiệu của Tôn Hoa Sen về sau này”.
Quyết định này của ông đã thật sự mang lại thành công cho Hoa Sen.
Chỉ sau 13 năm thành lập và phát triển, Tôn Hoa Sen trở thành thương
hiệu quốc gia trong nhiều năm liền, đồng thời là doanh nghiệp sản xuất
và kinh doanh tôn, thép hàng đầu Việt Nam với gần 40% thị phần tôn,
gần 19% thị phần ống thép trong nước (theo số liệu của Hiệp hội thép
Việt Nam tháng 12/2014) và có lợi nhuận gộp cao nhất ngành.
Trong thời điểm thị trường bất động sản và ngành xây dựng trong
nước bị đóng băng, các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng
không ít lần lao đao, thì Tôn Hoa Sen không chỉ trụ vững mà còn tiếp
tục tăng trưởng doanh thu lên hơn 15 ngàn tỉ đồng. Không chỉ mở rộng
hệ thống đại lí trong cả nước, Tôn Hoa Sen còn đẩy mạnh xuất khẩu
sang các nước trong khu vực khác như: Châu Mỹ, châu Âu và châu
GV: VŨ VIỆT HẰNG


LÃNH ĐẠO

5

Phi… và trở thành nhà xuất khẩu tôn hàng đầu khu vực Đông Nam Á
hiện nay.
2. Kỹ năng quản trị công việc


Khi mới khởi nghiệp, ông Vũ hầu như không có gì nhưng ông đã xây
dựng được một doanh nghiệp phát triển nhanh nhưng bền vững, dẫn
đầu ngành hàng tại Việt Nam, vươn ra khu vực Đông Nam Á và thế
giới bằng các kỹ năng quản trị công việc của ông
Cụ thể, ông đã tập trung vào 4 mảnh ghép chiến lược cơ bản. Thứ nhất
là phát triển hệ thống chi nhánh phân phối - bán lẻ đến tận tay người
tiêu dùng và quản trị được hệ thống đó. Thứ hai là xây dựng thương
hiệu mạnh, thân thiện, hướng đến cộng đồng và tạo được nhu cầu từ
thương hiệu. Thứ ba là đầu tư mở rộng nhanh với công nghệ tốt và chi
phí thấp. Thứ tư là tạo được đội ngũ cộng sự đáng tin cậy, xây dựng
được hệ thống quản trị chuyên nghiệp, chuẩn mực, linh hoạt và hiệu
quả, thích nghi với mọi thay đổi và thách thức của thị trường.
Ông đã định hướng được thị trường và xác định tiêu thụ là vấn đề quan
trọng để đảm bảo khả năng tiêu thụ hàng hóa và dòng tiền.Vì vậy,
ngay từ những ngày đầu thành lập, ông đã định hướng phải đầu tư vào
hệ thống phân phối bán lẻ. Trải qua 13 năm phát triển, hiện tập đoàn
Hoa Sen đã có gần 140 chi nhánh trên cả nước. Theo kế hoạch, con số
này sẽ tăng lên đến 300 trong vòng 2-3 năm nữa.
Trong khi hệ thống phân phối của các doanh nghiệp khác trong ngành
thường là các đại lý độc lập, hệ thống chi nhánh của Hoa Sen hầu hết
là do Tập đoàn sở hữu từ đất đai, nhà xưởng đến máy móc thiết bị.
Nhờ đó, với việc quản lý tập trung và thống nhất theo chính sách
chung, Hoa Sen đã chủ động trong việc điều chỉnh chính sách bán
hàng theo biến động thị trường, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất
lượng sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Đây là một bí
quyết giúp Hoa Sen vượt qua giai đoạn kinh tế khó khăn vừa qua.
GV: VŨ VIỆT HẰNG


LÃNH ĐẠO


6

3. Kỹ năng quản trị bản thân

Ông dùng chữ “Nhẫn” trong thuyết lý Phật giáo để làm hướng đi.
Theo ông, đã là con người thì ai cũng có dục vọng cá nhân, cũng mong
muốn có nhiều tiền, có quyền lực, được sống sung sướng và dễ bị
vòng dục vọng cuốn đi. Để kiềm chế ham muốn và giữ mình trong một
chừng mực nhất định, “ tôi lấy thuyết lý nhà Phật làm quan niệm
sống”, ông nói.
4. Thái độ - tính cách
a. Kiên trì

Thời gian đầu ông gặp không ít khó khăn vì phải chạy vạy lo tiền
thanh toán trả góp máy móc thiết bị, lương nhân viên, áp lực cạnh
tranh…Nhiều lúc tưởng chừng như xưởng của ông ngấp nghé bên bờ
vực phá sản nhưng chữ "nhẫn" mà ông học được từ triết lý phật giáo
đã giúp ông bình tĩnh giải quyết mọi việc một cách hợp lý nhất, cũng
từ đó công việc làm ăn của ông ngày càng thuận lợi hơn.
Khi có một lượng khách hàng ổn định, ông quyết tâm mở rộng thêm
nhiều xưởng tôn khác, vừa làm, vừa học để tích lũy kinh nghiệm về
công nghệ sản xuất mới cũng như cách thức quản trị kinh doanh.Vì
vậy, sau một thời gian, ông chuyển lên xây dựng xưởng cán tôn, rồi
chuyển lên sản xuất lớn đòi hỏi đầu tư hiện đại, cho ra sản phẩm tốt
cao...
Tiếp đến, Tôn Hoa Sen xây dựng thương hiệu, hệ thống phân phối hiệu
quả... để cạnh tranh với các đối thủ nặng ký là những tập đoàn lớn của
nước ngoài đang có mặt tại Việt Nam. Và ông đã gặt hái được rất
nhiều thành công sau những cố gắng không ngừng nghỉ của mình.

b. Kỷ luật

Trong công ty ông, các nhân viên của ông rất hiền, rất đàng hoàng, chỉ
có một mình ông dữ. Đó là vì ông phải nghiêm khắc, ông nói.
GV: VŨ VIỆT HẰNG


LÃNH ĐẠO

7

Ông cho rằng: một vị lãnh đạo thực sự nhận được sự ủng hộ nhiệt tình
của nhân viên thì trước tiên người đó phải gương mẫu, thực hiện
nghiêm chỉnh những điều lệ cũng như nguyên tắc do mình đặt ra. Là
người lăn lộn trên thương trường với đầy những cạnh tranh, lo toan..
ông có những nguyên tắc riêng để giữ mình luôn là người đàng hoàng,
liêm chính và xây dựng tập đoàn theo tiêu chí “10T” (trung thành,
trung thực, tận tụy, trí tuệ, thân thiện).
c. Chủ động

Cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu quý IV/2008
đã khiến giá thép thế giới lao dốc. Để cứu vãn tình thế, doanh nghiệp
ngành thép buộc phải xả hàng tồn kho giá cao.
Tuy nhiên, trong khi các doanh nghiệp khác không thể nhanh chóng
tiêu thụ hàng do còn phụ thuộc vào các nhà phân phối và đại lý thì Hoa
Sen, thông qua hệ thống chi nhánh bán lẻ của mình, đã chủ động đưa
hàng đến tận tay người tiêu dùng với khung giá linh hoạt. Nhờ đó, Tập
đoàn đã bán hết hàng tồn kho chỉ trong thời gian ngắn.
Doanh thu vẫn không giảm dù giá giảm nhiều. Quan trọng hơn là Tập
đoàn đã bảo đảm được dòng tiền để chớp lấy cơ hội khi giá thép phục

hồi và đã nhanh chóng có lãi trở lại trong các quý tiếp theo.
d. Khiêm tốn

“Đại gia là cách mà xã hội tự phong cho một người nào đó. Cũng có
thể người ta nói tôi là một đại gia vì nhiều tiền, nhưng bản thân tôi
sống bình dị, ăn chay trường và luôn tu tâm trước mọi ham muốn, cám
dỗ. Tất cả những gì tôi có được đều là giá trị lao động thực từ công sức
và những tháng ngày lao động vô cùng vất vả, đầy gian khổ của mình.
Tôi không muốn phô trương những gì mình có được nên cũng rất hạn
chế xuất hiện trong các sự kiện và trên các phương tiện truyền thông
đại chúng. Tôi bình thản trước mọi danh vọng mà mọi người bình
chọn”, ông nói.
GV: VŨ VIỆT HẰNG


LÃNH ĐẠO

8

5. Thần thái:

Nhãn thần đoan chính, thần thái thanh thoát nhưng phải có vẻ uy
nghiêm. Ông Vũ có nét tướng này là người thông minh, sức khỏe tốt;
có tấm lòng lương thiện, biết phân biệt phải – trái.
Chóp mũi tròn, đầy đặn; địa các (cằm) tròn trịa. Đây là tướng người
rộng rãi, tốt bụng, đáng tin cậy và luôn thân thiện với nhân viên. Họ
giỏi giao tiếp và luôn đánh giá, nhìn nhận về con người, công việc một
cách
công
bằng,

phân
minh.
Diện mạo ôn hòa, nói năng nhã nhặn, giỏi kiềm chế; khi nói thì hướng
đầu lên trên, không cúi gập đầu xuống. Đây là ông chủ có trình độ,
khiêm nhường, biết trước biết sau, biết nghĩ đến quyền lợi của nhân
viên.
6. Đo lường hiệu quả lãnh đạo:

Nhờ những quyết định táo bạo của ông Vũ trong đầu tư, chi phí sản
xuất thấp và chất lượng tốt nên đảm bảo được mục tiêu trong niên độ
2012-2013. Cụ thể, kết thúc năm 2013, sản lượng tiêu thụ đạt 634.128
tấn, doanh thu 11.760 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 32% và 17% so với
niên độ tài chính trước. Lợi nhuận sau thuế có sự tăng trưởng mạnh
với 581 tỷ đồng, tăng 58% so với niên độ tài chính trước. Với kết quả
này, HSG tiếp tục khẳng định là một trong những doanh nghiệp xuất
khẩu tôn hàng đầu tại Việt Nam và Đông Nam Á.
Ngoài ra, Ông Lê Phước Vũ còn đạt được giải thưởng "EY - Bản lĩnh
doanh nhân lập nghiệp" 2014, Top 10 những người giàu trên sàn chứng
khoán Việt Nam.
III.

PHẨM CHẤT VÀ KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO

1. Lương thiện, chính trực, liêm khiết:

Ở tập đoàn Hoa Sen, ông Lê Phước Vũ luôn đề cao tính chính trực đầu
tiên. Sống trung thực, trách nhiệm rồi mới cống hiến tốt cho xã hội.
GV: VŨ VIỆT HẰNG



LÃNH ĐẠO

9

Trong đời sống, ông thường sống và hành động với triết lý Phật giáo
do đó mà ông có cái nhìn chiêm nghiệm trong cuộc sống. Ông cho
rằng, trong cuộc sống nếu chúng ta sống hướng tới sự chính trực,
thẳng thắn sẽ nhận được sự an vui. Sống chính trực thì tâm nhẹ nhàng,
mới tập trung được trí lực tìm hướng phát triển thị trường chứ không
phải chỉ dành đầu óc để lo đối phó, luồn lách. Đây cũng là một trong
những lý do khiến cho Tôn Hoa Sen có được niềm tin với cộng đồng
và phát triển nhanh và bền vững.
2. Có động lực cá nhân và đầy nghị lực:

Ông Lê Phước Vũ là doanh nhân xuất sắc của Việt Nam, có quá trình
phấn đấu bền bỉ, vượt qua khó khăn để xây dựng và phát triển tập đoàn
Hoa Sen. Ra trường với đôi bàn tay trắng một mình tự khởi nghiệp,
sau nhiều năm bôn ba, vấp ngã nhưng với nghị lực không ngừng nghỉ
với tính kiên nhẫn của mình, ông cũng có được sự nghiệp riêng cho
mình chính là cửa hàng bán tôn nhỏ, nay là tập đoàn Tôn Hoa Sen lớn
mạnh.
3. Khả năng nhận thức, hiểu biết:

Nắm được tình thế thời cơ trong kinh doanh 1997 không còn là kinh
doanh tôn nữa mà là xưởng cán tôn. Việc đầu tư dây chuyền máy móc
hiện đại, mở thêm nhà xưởng có lẽ không quá khó; điều khó nhất
chính là nhân lực vận hành để cho ra những sản phẩm, dịch vụ chất
lượng nhất, vì vậy ông đã thiết lập hệ thống: Kiểm soát hành vi làm
nên chất lượng và cạnh tranh từ nhân lực.
Khi giới tài chính còn chứng kiến sự chèn ép từ bên ngoài với Hoa Sen

trong việc huy động vốn cho đến những tin đồn Hoa Sen phá sản khiến
ngân hàng e ngại trong việc giải ngân. Rồi Hoa Sen cũng chịu những
khoản lỗ lớn do giá nguyên liệu đầu vào giảm nhanh... Nhưng chính
vào thời điểm đó, người ta đã thấy bản lĩnh kiên cường của ông Vũ,
cũng như những quyết định sáng suốt của ông để đưa Hoa Sen không
GV: VŨ VIỆT HẰNG


LÃNH ĐẠO

10

chỉ vượt qua tình thế nguy hiểm, mà còn có sức bật mạnh mẽ, trở
thành tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực tôn thép.
4. Uy tín:

Không phải ngẫu nhiên mà Tôn Hoa Sen được đánh giá cao cũng như
có được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Để đưa thương hiệu của
mình trở thành thương hiệu uy tín hàng đầu với doanh thu cao và bền
vững trong nhiều năm liền, Ông Lê Phước Vũ có một chiến lược lâu
dài, bài bản trong đầu tư cơ sở vật chất lẫn nguồn nhân lực. Khẳng
định uy tín của Tôn Hoa Sen cũng là cách ông khẳng định uy tín của
mình đối với người tiêu dùng.
Chất lượng sản phẩm chính là uy tín, là sự sống của thương hiệu. Vì
vậy, ông Vũ không ngần ngại đầu tư xây dựng những nhà máy sản
xuất lớn theo quy chuẩn quốc tế, trang bị dây chuyền sản xuất hiện đại
hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, tập đoàn luôn tuân thủ các tiêu chuẩn
quốc tế cho sản phẩm tôn trong nước và xuất khẩu, điển hình là: tiêu
chuẩn ASTM của Mỹ, BSEN của châu Âu,…
Song song với sự đầu tư “khủng” đó, Tôn Hoa Sen cũng là doanh

nghiệp được đánh giá cao trong việc kịp thời chung tay với các cơ
quan chức năng đẩy lùi vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất
lượng trong ngành tôn thép. Đó là nhanh chóng thành lập tổng đài tư
vấn 18001515 ngay sau thời điểm vấn nạn gian lận thương mại ngành
tôn thép được đưa ra ánh sáng. Đây là kênh thông tin giúp cung cấp, tư
vấn cho người tiêu dùng cách nhận biết, phân biệt tôn thật - tôn giả, từ
đó, tự trang bị cho bản thân những kiến thức cơ bản về sản phẩm này.
IV. VAI TRÒ LÃNH ĐẠO:
1. Vai trò tương tác:

Lê Phước Vũ từng nói: “Tôi là người gây dựng nên Hoa Sen Group, có
trách nhiệm với 3.000 nhân viên và khoảng 6.000 cổ đông, nên mọi
GV: VŨ VIỆT HẰNG


LÃNH ĐẠO

11

quyết định và suy nghĩ của tôi đều đại diện cho số đông.” “Phải luôn là
cánh chim đầu đàn”.
Bản thân là chủ tịch HĐQT, người nắm giữ cổ phần nhiều nhất, từng là
tổng giám đốc,tất nhiên Lê Phước Vũ là đại diện cho Tập đoàn Hoa
Sen ký kết các hợp đồng lớn trong công ty. Mới đây, đại diện Lê
Phước Vũ ký kết hợp đồng với VietinBank, nội dung cam kết cấp hạn
mức tín dụng 2.500 tỷ đồng cho Tập đoàn Hoa Sen và thực hiện ký
hợp đồng tín dụng trung dài hạn trị giá hơn 737 tỷ đồng cho Tập đoàn
Hoa Sen để đầu tư 2 dây chuyền cán nguội với công suất thiết kế
200.000 tấn/năm/dây chuyền và dây chuyền sản xuất tôn với công suất
thiết kế 400.000 tấn/năm thuộc giai đoạn 2 Dự án Nhà máy Tôn Hoa

Sen – Phú Mỹ trong thời hạn 6 năm
a. Là người hướng dẫn, tạo điều kiện cho nhân viên:

Mới đây, ông đã tách chức chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc thành 2,
giao quyền cho giám đốc mới lên thay, bởi ông cho rằng đội ngũ này
có thừa đủ sức đưa Hoa Sen đi lên. Bàn thân ông thấy rằng những nhà
quản lý cấp cao hiện nay tại Hoa Sen đều được ông đào tạo mà lên.
Anh Chu (Trần Ngọc Chu, Tổng Giám đốc Hoa Sen) trước đây chuyên
về kế toán thuế, hay anh Trần Quốc Trí, Phó Tổng Giám đốc thường
trực cũng bắt đầu làm việc với ông với mức lương khởi điểm chỉ 1,7
triệu/tháng.
b. Là người liên lạc, duy trì các mối quan hệ bên trong lẫn

bên ngoài:
Để tạo các mối quan hệ tốt với cộng đồng, Lê Phước Vũ là người khởi
xướng hành trình mang Nick Vujic về với Việt Nam, hay tổ chức
chương trình trung thu cho trẻ em, chương trình “Vượt lên chính
mình”, phần lớn thể hiện tinh thần trách nhiệm của công ty, nhưng qua
đó, tạo nhiều cơ hội cho chính doanh nghiệp mình, tạo tiếng vang lớn
cho cộng đồng, tạo niềm tin cho khách hàng, cho các nhà đầu tư cũng
GV: VŨ VIỆT HẰNG


LÃNH ĐẠO

12

như đối tác làm ăn, càng làm họ thêm tin tưởng vào Hoa Sen, không
chỉ có những hướng đi đúng đắn ở mọi hoàn cảnh mà còn có các hoạt
động phi lợi nhuận ý nghĩa.

2. Vai trò thông tin:

Với chính sách thu hút nhân tài, ông cho rằng nhiều người trẻ bây giờ
được học hành đàng hoàng, được cả một xã hội hỗ trợ họ phát triển,
nên họ tự tin và rất giỏi. Nhưng họ chưa có đủ trải nghiệm để hiểu
rằng giỏi là một chuyện, chuyện phát triển được mình lại quan trọng
hơn không kém. Doanh nghiệp Việt đang phát triển, ông khẳng định lại
rằng tất cả lãnh đạo các doanh nghiệp sẽ làm quyết liệt trong việc phát
triển những người trẻ và giao trọng trách cho họ. Quan trọng nhất là họ
phải nắm lấy cơ hội và không ngừng làm cho bản thân mình ngày càng
phát triển hơn Đối với nhân sự của mình, ông luôn tạo ra tính cạnh
tranh để thúc đẩy mọi người cùng phát triển, và ông cũng rất thích sử
dụng các bạn trẻ được đào tạo bài bản, chuyên nghiêp từ các trường
đại học nước ngoài. Ông Vũ cho rằng, các bạn trẻ ngoài kiến thức
chuyên môn, cần có ý chí vươn lên và tác phong chuyên nghiệp trong
công việc, bởi đó là điều mà bất cứ người thành đạt nào cũng cần có.
Hoa Sen thuê chuyên gia của Anh, Úc để họ hướng dẫn cho nhân viên.
Ông đặt mục tiêu phải học hỏi được kỹ thuật công nghệ. Ông đích thân
đi Mỹ, Ấn Độ, Đài Loan… để tìm hiểu các nhà máy cán nguội, trở về
truyền đạt thêm kiến thức làm nhà máy cho nhân viên Tôn Hoa Sen.
3. Vai trò quyết định:

Tiêu biểu nhất ở ông trong vai trò quyết định là xử lý tình huống xuất
sắc trong mọi hoàn cảnh, biết sử dụng dòng tiền đúng hướng. Ví dụ rõ
nhất là trong suốt giai đoạn khủng hoảng 2008-2011, công ty vất vả
khi ngân hàng siết tín dụng, tỷ giá biến động, huy động vốn không
thành công… bản thân ông đã đưa ra quyết định táo bạo là bán tháo tất
GV: VŨ VIỆT HẰNG



LÃNH ĐẠO

13

cả và mua lại với giá rẻ. Chính nhờ chiến lược này mà cứu Hoa Sen
đang lúc gần như phá sản.
Nổi bật với 4 mảnh ghép chiến lược cơ bản. Thứ nhất là phát triển hệ
thống chi nhánh phân phối - bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng và
quản trị được hệ thống đó. Thứ hai là xây dựng thương hiệu mạnh,
thân thiện, hướng đến cộng đồng và tạo được nhu cầu từ thương
hiệu.Thứ ba là đầu tư mở rộng nhanh với công nghệ tốt và chi phí
thấp. Thứ tư là tạo được đội ngũ cộng sự đáng tin cậy, xây dựng được
hệ thống quản trị chuyên nghiệp, chuẩn mực, linh hoạt và hiệu quả,
thích nghi với mọi thay đổi và thách thức của thị trường. Nó đã tạo ra
con đường khác biệt để xây dựng các lợi thế cạnh tranh.
Trong khi hệ thống phân phối của các doanh nghiệp khác trong ngành
thường là các đại lý độc lập, hệ thống chi nhánh của Hoa Sen hầu hết
là do Tập đoàn sở hữu từ đất đai, nhà xưởng đến máy móc thiết bị.
Nhờ đó, với việc quản lý tập trung và thống nhất theo chính sách
chung, Lê Phước Vũ đã chủ động trong việc điều chỉnh chính sách bán
hàng theo biến động thị trường, đồng thời kiểm soát chặt chẽ chất
lượng sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng. Đó là cách làm
cho Tập đoàn vượt qua những giai đoạn khủng hoảng.

GV: VŨ VIỆT HẰNG


LÃNH ĐẠO

14


V. PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
1. Theo mô hình Đại học MICHIGAN

Phong cách lãnh đạo thấy rõ nhất ở Lê Phước Vũ là tập trung vào
công việc.


Ông làm việc luôn hướng đến mục tiêu công việc và tạo điều
kiện để công việc dễ dàng được thực hiện hơn.

Cụ thể là ông Vũ đã ra quyết định tự tách bạch chức danh chủ tịch
HĐQT và CEO. Theo ông: “Đây là quan điểm, nhận thức của người
lãnh đạo. Tôi chỉ là đầu tàu và biết mình không thể làm tất cả mọi việc.
Tôi cần nhiều cộng sự để họ giúp đi đến những mục tiêu. Tôi nghiệm
ra có 4 thứ rất quan trọng để doanh nghiệp tồn tại bền vững, đó là: phải
có tầm nhìn, có chiến lược, biết xây dựng văn hóa doanh nghiệp và
thích nghi tốt. Từ một doanh nghiệp nhỏ đi lên nên tôi rất hiểu con
đường của mình đi như thế nào. Làm lãnh đạo đâu có dễ, vừa là kỹ
năng, vừa là nghệ thuật, phải có lúc cương, lúc nhu, tùy người, tùy lúc
mà cư xử.”
Hay trong cơn bão khủng hoảng, Chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen - Lê
Phước Vũ vẫn kiên định mục tiêu xây dựng nhà máy với vốn đầu tư
hàng nghìn tỷ đồng, để mở hướng đi mới, đưa thương hiệu vươn tầm
quốc tế. Trong cơn mưa dầm kéo dài tới khuya, người ta vẫn thấy ông
Lê Phước Vũ - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen chạy ngược chạy
xuôi trên công trường xây dựng Nhà máy tôn Hoa Sen Phú Mỹ, Bà Rịa
- Vũng Tàu. Đây là giai đoạn căng thẳng nhất với cả công ty, đặc biệt
là ông - người đã dùng uy tín, tâm huyết, kinh nghiệm nhiều năm lăn
lộn với nghề thuyết phục HĐQT đổ vốn hàng nghìn tỷ đồng tạo dựng

nhà máy để chủ động sản xuất, mở ra hướng phát triển mới mà nhiều
người cho rằng nó không khả thi. Với sự lãnh đạo tài tình của ông
doanh nghiệp vượt qua cơn giông bão lớn của giai đoạn cực kỳ khó
khăn 2008-2011.
GV: VŨ VIỆT HẰNG


LÃNH ĐẠO


15

Ông luôn bên cạnh nhân viên giám sát hướng dẫn cho họ biết là
phải làm những gì và làm như thế nào

Trong giai đoạn giữa năm 2010 đến 2011, kế hoạch phát hành thêm
500 tỷ đồng cho đối tác chiến lược đột ngột khựng lại do bóng đen nợ
công châu Âu ập đến, thị trường chứng khoán lao dốc không phanh.
Ông Vũ nói: "Xây dựng dang dở nhưng không còn tiền để làm. Chính
sách thắt chặt tiền tệ đẩy lãi vay tăng cao, tỷ giá biến động mạnh.
Chúng tôi bàng hoàng không biết điều gì đang xảy ra". Chính vì thế,
đích thân Chủ tịch Lê Phước Vũ nằm vùng ở địa bàn xây dựng hàng
tháng trời, 12h đêm vẫn ngược xuôi trên công trường, trong những cơn
mưa dầm không dứt. Nhớ lại quãng thời gian này, ông chia sẻ: "Chúng
tôi làm việc như thời chiến". Bản thân ông vừa đốc thúc nhà thầu thiết
kế, thi công, giám sát xây dựng nhà xưởng, vừa hối thúc nhà cung cấp
máy móc thiết bị giao hàng kịp thời để lắp đặt máy nhanh cho kịp tiến
độ. Dây chuyền này lắp xong tới dây chuyền khác, bảo đảm sự đồng
bộ. Kết quả là chỉ trong 10 tháng nhà máy đã cho ra đời những sản
phẩm đầu tiên.

2. Theo nghiên cứu của Kurt Lewin (Đại học lowa)

Phong cách lãnh đạo của ông Lê Phước Vũ là phong cách độc đoán
Để kiểm tra khả năng cũng như năng suất làm việc của nhân viên, ông
đã chịu đầu tư vào hệ thống giám sát camera hiện đại nhất. Thực tế là
từ ngày thực hiện phương án này, nhân viên không hề thấy khó chịu
mà trái lại với một nề nếp lao động chuyên nghiệp được thực thi, năng
suất lao động cao hơn thu nhập cao hơn còn DN kiểm soát được chất
lượng nên đảm bảo uy tín của khách hàng.
Đặt áp lực cho các nhà lãnh đạo cũng như nhân viên cấp dưới cao,
điển hình những năm đầu, như khi xây dựng nhà máy, chỉ riêng đổ
móng nhà xưởng, phải đào một cái hố rộng hơn 2.000 m2, sâu 8 mét.
Khi đó đang là tháng 4- 5, là thời điểm mưa ở Bình Dương, nhiều
GV: VŨ VIỆT HẰNG


LÃNH ĐẠO

16

người cho rằng sẽ kéo dài ít nhất 6 tháng. Ông đích thân đôn đốc, mưa
đến ngập lụt cả khu vực đó, nhân viên tích cực làm việc không giám
nghỉ ngơi, công việc đã hoàn thành đúng hạn.
Năm 2008 cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới và suy thoái
kinh tế toàn cầu khiến nhiều doanh nghiệp lao đao. Hoa Sen đứng
trước nguy cơ bị phá sản khi giá thép bất ngờ giảm 2/3(chỉ trong 6
tháng) mà chi phí đầu tư sảm xuất lại rất lớn. Ông Vũ như ngồi trên
đống lửa vì mỗi ngày qua đi thì giá càng giảm sâu. Lúc đó, ông đã ra
một quyết định táo bạo và linh động theo tình hình thị trường là bán
tháo tất cả hàng trong kho, rồi sau đó mua lại với giá rẻ hơn, nhu cầu

tới đâu mua tới đó. Nhờ quyết định nhanh chóng và kịp thời đó năm
2008 công ty đã vượt qua khủng hoảng và thậm chí có lãi trên 1.000 tỷ
đồng.
Đặt áp lực về kết quả công việc cao, Lê Phước Vũ nói: “Nếu bạn làm
giỏi, trung thực và có năng lực, bạn sẽ phát triển tốt. Một môi trường
tốt sẽ tạo ra những nhân viên tốt. Đó là văn hóa doanh nghiệp. Và
chúng tôi kiên quyết loại bỏ bất cứ cá nhân nào không vì lợi ích và sự
phát triển chung của doanh nghiệp. Đối với một doanh nghiệp, điều
đáng lo nhất luôn là quản trị. Bạn phải làm sao đừng để xuất hiện một
"công thần" nào trong tổ chức của mình. Người lãnh đạo phải đề ra cơ
chế để cả hệ thống vận hành chứ không phải đi chăm lo cho từng việc,
từng người”.

KẾT LUẬN
Lê Phước Vũ – Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Tập Đoàn Hoa Sen là một
doanh nhân có ý chí, bản lĩnh, đạo đức, tinh thần và trách nhiệm. Khởi
nghiệp chỉ với 2 chỉ vàng trong tay - số tiền gia đình ông tích lũy sau
GV: VŨ VIỆT HẰNG


LÃNH ĐẠO

17

nhiều năm bôn ba, đến nay ông đã trở nằm trong Top 10 những người
giàu nhất trên sàn chứng khoán, và đưa Tập Đoàn Hoa Sen trở thành
một trong những doanh nghiệp xuất khẩu tôn hàng đầu tại Việt Nam và
Đông Nam Á. Có được những thành công như ngày hôm nay là nhờ
ông sở hữu những phẩm chất đáng quý của một nhà lãnh đạo, cũng
như một quá trình học hỏi và tôi luyện bản thân

Vốn là người chiêm nghiệm đạo Phật, doanh nhân Lê Phước Vũ luôn
lấy bài học về luật nhân quả để làm định hướng cho những quyết định
của Tôn Hoa Sen. “Phải luôn là cánh chim đầu đàn”. Nền tảng tinh
thần chính là yếu tố khiến chúng ta muốn làm ra các giá trị vật chất.
Bởi vậy đối với ông Vũ, đồng tiền cần phải được làm ra từ những việc
làm chính đáng. Và một doanh nhân thì phải luôn kiên định với đạo
đức của mình. Trước khi làm giàu, doanh nhân cần có cái nhìn rõ ràng
về nền tảng tinh thần cũng như đạo đức bởi như vậy việc kinh doanh
mới có thể mang lại lợi ích cho cá nhân cũng như cộng đồng.

GV: VŨ VIỆT HẰNG



×