Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

thực trạng sử dụng công cụ phái sinh cho thị trường cà phê và thị trường ngoại hối tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.32 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
=====000=====

TIỂU LUẬN KINH DOANH NGOẠI HỐI
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÔNG CỤ PHÁI SINH CHO THỊ
TRƯỜNG CÀ PHÊ VÀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI TẠI VIỆT
NAM


Phụ lục


Phần I. Sử dụng công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro cho xuất kh ẩu cà
phê tại Việt Nam
I. Khái niệm các công cụ của thị trường cà phê phái sinh
1. Khái niệm thị trường phái sinh
Thị trường phái sinh (derivatives market) là nơi diễn ra các ký kết và thực hiện gioa
dịch các sản phẩm phái sinh. Sản phẩm phái sinh là một sản phẩm tài chính mà kết
quả của nó được tạo ra từ kết quả của sản phẩm khác hay còn gọi là tài sản cơ sở (tài
sản cơ sở có thể là trái phiếu, cổ phiếu, tiền tệ hoặc hàng hóa). Giá trị tài sản phái
sinh được xác định dựa trên sự biến động giá trị của tài sản cơ sở. Công cụ tài chính
phái sinh được sử dụng để chuyển nhượng rủi ro không mong muốn cho các đối tác
là những người có rủi ro được bù đắp hoặc muốn thừa nhận rủi ro đó.

2. Các loại phái sinh cà phê cơ bản
Thị trường cà phê phái sinh bao gồm các hợp đồng cơ bản như: hợp đồng kỳ hạn,
hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn và hợp đồng hoán đổi
a. Hợp đồng kỳ hạn (forward contract)
* Khái niệm: Hợp đồng kỳ hạn là hợp đồng được ký kết giữa người mua và người bán
tại thời điểm hiện tại nhưng việc thực hiện hợp đồng lại diễn ra ở một thời điểm


trong tương lai. Giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày đáo hạn
hợp đồng, không có khoản chi trả nào được thực hiện vào ngày ký kết hoặc trong
thời hạn hợp đồng.

* Đặc điểm:
- Thực hiện qua thị trường phi chính thức (OTC);
- Không phải theo chuẩn của thị trường riêng biệt; điều khoản thỏa thuận linh hoạt;


- Rủi ro thanh khoản cao vì các bên tham gia khó có thể bán được hợp đồng;
- Rủi ro thanh toán cao vì khi đáo hạn hai bên sẽ giao dịch với mức giá đã được xác
định trước, cho dù giá thị trường cao hơn hay thấp hơn giá xác định trong hợp đồng;
- Hợp đồng kỳ hạn thường được thực hiện dựa trên quan hệ thân tín, tin tưởng giữa
các bên.

b. Hợp đồng tương lai (future contract)
* Khái niệm: Hợp đồng tương lai là hợp đồng kỳ hạn đã được tiêu chuẩn hóa và được
giao dịch trên sàn giao dịch. Giá trị hợp đồng được điều chỉnh theo thị trường hàng
ngày, trong đó khoản lỗ của một bên được chi trả cho bên còn lại.

* Đặc điểm:
- Hợp đồng được giao dịch tại sở giao dịch thông qua trung gian là các nhà môi giới;
- Các điều khoản trong hợp đồng tương lai được tiêu chuẩn hóa;
- Hợp đồng tương lai phải có ký quỹ như nhau đối với cả người bán và người mua;
- Đa số hợp đồng tương lai đều được thanh lý trước thời hạn.

c. Hợp đồng quyền chọn (option contract)
* Khái niệm: Quyền chọn là một hợp đồng giữa người mua và người bán trong đó
người mua quyền, nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó
trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày thỏa thuận. Người mua quyền trả cho

người bán một số tiền gọi là phí mua quyền, hay còn gọi là giá của quyền chọn.

* Đặc điểm:


- Phân loại: theo loại quyền gồm quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán
(put option); theo kiểu hợp đồng gồm quyền chọn kiểu Mỹ và quyền chọn kiểu Châu
Âu;
- Hợp đồng quyền chọn được giao dịch trên thị trường chính thức và phi chính thức.
d. Hợp đồng hoán đổi (swap contract)
* Khái niệm: Hợp đồng hoán đổi là chuỗi các hỳ hạn được thanh toán đều đặn tại
nhiều ngày khác nhau trong tương lai với mức giá đã được thỏa thuận giữa hai bên.
Các hoán đổi thông thường không có các thanh toán bằng tiền mặt giữa hai bên, do
đó các hoán đổi có giá trị ban đầu bằng 0.

* Đặc điểm:
- Các hợp đồng hoán đổi được thực hiện theo nguyên tắc bù trừ sẽ giúp giảm rủi ro
tín dụng bằng cách cắt giảm khối lượng đồng tiền thanh toán giữa hai bên;

Trong 4 loại hợp đồng nêu trên thì hợp đồng cà phê tương lai là phổ biến nhất, hiện
tại được giao dịch tại 2 sàn lớn trên thế giới là sàn ICE ở New York và sàn Liffe NYSE ở
London.
Hợp đồng cà phê tương lai là hợp đồng ràng buộc được tiêu chuẩn hóa để giao hoặc
nhận một khối lượng và loại cà phê riêng biệt tại một thời điểm xác định trong tương
lai với một mức giá đã được thống nhất. Người mua hợp đồng có nghĩa vụ nhận hàng
cà phê theo các điều khoản hợp đồng vào một ngày xác định, trong khi người bán có
nghĩa vụ giao cà phê.
Đa số hợp đồng cà phê tương lai không bao giờ dẫn đến việc giao hoặc nhận hàng cà
phê thực. Thay vào đó, người nắm giữ hợp đồng thanh khoản trạng thái của mình
bằng các thực hiện các giao dịch bù trừ trong thị trường. Người mua bán hợp đồng

họ đã mua và người bán mua lại hợp đồng, loại bỏ các nghĩa vụ giao hàng.

Ký quỹ cho hợp đồng cà phê tương lai


Để đảm bảo thực hiện hợp đồng, sở giao dịch yêu cầu người tham gia thị trường
thanh toán tiền ký quỹ ban đầu và phát sinh. Tiền ký quỹ ban đầu là tiền nạp cọc để
đảm bảo người tham gia thị trường sẽ thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo hợp
đồng của mình.

Đòn bẩy
Điểm hấp dẫn của giao dịch cà phê tương lai đối với nhà đầu tư là đòn bẩy. Vì các
giao dịch tương lai không yêu cầu thanh toán trước đầy đủ (chỉ cần tiền ký quỹ mà
thôi) nên người mua hợp đồng cà phê tương lai có thể thu được khoản lời lớn nhờ
cam kết đòn bẩy. Giả sử một nhà đầu tư có thể mua hợp đồng cà phê arabica tương
lai (mỗi hợp đồng là 37.500 lb) với số tiền ký quỹ là 3.000 USD. Nếu nhà đầu tư mua
một hợp đồng với mức giá 150 cents/lb (tốn 56.250 USD cho hợp đồng) và bán hợp
đồng khi giá cà phê arabica chạm mức 165 cents/lb, thì nhà đầu tư đó sẽ thu lời
5.625 USD (15 cents x 37.500 lb = 5.625 USD) - một kết quả bằng 187,5% so với mức
ký quỹ ban đầu khi trạng thái được thanh khoản.

Đó chính là đòn bẩy, nó có thể là công cụ đầu tư quyền năng. Tất nhiên đòn bẩy có cả
mặt trái của nó. Nếu giá cà phê dao động ngược hướng kỳ vọng thì nhà đầu tư có thể
mất toàn bộ số tiền ký quỹ và nhiều hơn thế nữa nếu không tuân thủ quy tắc và kỷ
luật giao dịch thông thường.

II. Lịch sử phát triển thị trường cà phê phái sinh trên thế giới
1. Giới thiệu sự ra đời thị trường phái sinh hàng hóa
Những thành công đạt được từ việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông
nghiệp đã thúc đẩy lượng hàng hóa nông sản tăng trưởng nhanh chóng. Hàng hóa

không chỉ đáp ứng dủ lượng cầu của một lãnh thổ, mà còn hướng đến xuất khẩu
nguồn hàng dồi dào sang các vùng miền, quốc gia khác. Tuy nhiên, do những hạn chế


về khả năng tìm kiếm nơi tiêu thu, thu hoạch theo mùa, hàng hóa cung ứng ồ ạt trên
thị trường trong khoảng thời gian ngắn đã khiến cho người sản xuất luôn rơi vào
trạng thái bị động về giá cả, gây thiệt hại cho cả bên cung và bên cầu.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa nông sản trên thị trường,
người sản xuất và nhà kinh doanh đã chủ động gặp nhau trước mỗi mùa vụ để thỏa
thuận giá cả, khối lượng, chất lượng, thời điểm giao hàng cụ thể trong tương lai.
Song ban đầu những thỏa thuận này vẫn còn rất đơn giản, nhỏ lẻ, không có tính quy
chuẩn rõ ràng, cụ thể.

Năm 1848, Sàn Thương mại Chicago (Chicago Board of Trade - CBOT) được thành lập
hướng tới mục đích tiêu thụ ngũ cốc bằng cách chuẩn hóa số lượng, chất lượng và
phát triển các hợp đồng dài hạn về mua bán ngũ cốc. Hợp đồng kỳ hạn được giao
dịch trong giai đoạn đầu tiên này. Năm 1865, sàn CBOT chính thức triển khai các hợp
đồng được tiêu chuẩn hóa, được gọi là hợp đồng tương lai (futures).

Thị trường phái sinh hàng hóa ra đời là một hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị
trường, là sự đa dạng hóa hình thức giao thương và mậu dịch tự do quốc tế. Những
sản phẩm của thị trường phái sinh được ứng dụng rộng khắp trên toàn cầu, mang
đến những lợi ích tích cực, tạo điều kiện thuận lợi trong lưu thông hàng hóa nông
sản nói riêng và các hàng hóa khác trong lĩnh vực công nghiệp, tài chính nói chung.
Hàng hóa phái sinh đã góp phần giảm thiểu rủi ro, chuyển rủi ro từ người sản xuất
sang thị trường, giúp bên cung ứng yên tâm, tập trung chuyên môn để sản xuất.

2. Sàn giao dịch cà phê phái sinh đầu tiên trên thế gi ới
Sàn giao dịch cà phê, đường và cacao (CSCE) là sàn giao dịch cà phê, đường và cacao

tương lai và quyền chọn đầu tiên trên thế giới, được thành lập vào năm 1882 với tên
gọi Sàn giao dịch cà phê tại thành phố New York. Hợp đồng đường tương lai được
cho phép năm 1914, và vào ngày 28/9/1979 Sàn giao dịch cà phê và đường New York


đã hợp nhất với Sàn giao dịch cacao New York (được thành lập năm 1925) trở thành
Sàn CSCE. Vào năm 1998, CSCE hợp nhất với Sàn giao dịch cotton New York là công ty
con của Sàn Thương mại New York (NYBOT). Sàn CSCE hoạt động như đơn vị độc lập
của Sàn NYBOT cho phép giao dich hợp đồng tương lai và quyền chọn đối với cà phê,
đường, cacao và chỉ số hàng hóa S&P. Vào tháng 01/2007, Sàn NYBOT đã hợp nhất
với Sàn giao dịch Liên lục địa (IntercontinentalExchange -ICE) tại New York và trở
thành công ty con của Sàn ICE.

3. Các sàn giao dịch cà phê phái sinh quốc tế có uy tín
- Sàn giao dịch Liên lục địa tại New York (ICE) giao dịch chủ yếu cà phê arabica;
- Sàn giao dịch Tương lai và Quyền chọn Tài chính Quốc tế London (London
International Finacial Futures and Options Exchange - Liffe) là một phần của tập đoàn
Euronext, giao dịch chủ yếu cà phê robusta;
- Sàn giao dịch Tương lai Brazil (Brazilian Mercantile and Futures Exchange - BM&F);
- Sàn giao dịch Hàng hóa Singapore (Singapore Commodity Exchange - SICOM);
- Sàn giao dịch Ngũ cốc Tokyo (Tokyo Grain Exchange - TGE).

Đối với cà phê arabica, nơi giao dịch nhiều nhất là sàn ICE ở New York, còn đối với cà
phê robusta, sàn Liffe ở London là nơi giao dịch các hợp đồng phái sinh nhiều nhất.
Giá tương lai niêm yết trên các sàn đều khác nhau, tùy thuộc vào cung cầu của từng
thị trường.
4. Nguyên tắc định giá cà phê
Khi các hợp đồng tương lai đến hạn, giá giao dịch chính thức (giá FOB - Freight on
Board) sẽ bằng giá tương lai trên sàn, cộng tới (premium) hoặc trừ lùi (discount) với
một khoảng chênh lệch, được gọi là nguyên tắc định giá theo cơ sở chênh lệch

(differentials). Khoảng chênh lệch này có thể là chi phí vận chuyển từ nước xuất khẩu
đến nước nhập khẩu hoặc cũng có thể là chi phí giảm trừ do chất lượng kém và các
khoản chi phí khác theo thỏa thuận.


Nguyên tắc định giá này được áp dụng với hầu hết các loại cà phê trên thế giới, ngoại
trừ một số loại cà phê đặc biệt. Ví dụ trong giao dịch tương lai mà đối tượng hợp
đồng là cà phê có xuất xứ từ Kenya, loại cà phê được đánh giá có phẩm chất tuyệt
hảo nhất, sẽ được xác lập thông qua hệ thống đấu giá quốc gia, sau đó sẽ được điều
chỉnh lại trong lần giao dịch tiếp theo dựa trên nguyên tắc cơ sở chệnh lệch.

5. Hợp đồng cà phê tương lai sàn ICE
Sàn ICE yêu cầu giao cà phê arabica thuần sản xuất tại Trung và Nam Mỹ, các nước
Châu Á và Châu Phi hoặc cà phê arabica chưa thuần từ Ethiopia.

Đơn vị giao dịch: 37.500 lb (xấp xỉ 250 bao)
Giờ giao dịch: 3:30 - 14:00 giờ New York (Giờ Việt Nam: 03:30 chiều ngày hôm nay
đến 02:00 sáng hôm sau)
Định giá: cents/lb
Hợp đồng giao theo tháng: tháng 3, tháng 5, tháng 7, tháng 9, tháng 12
Giao động giá tối thiểu: 5/100 cent/lb, tương đương 18,75 USD mỗi hợp đồng.

6. Hợp đồng cà phê tương lai sàn Liffe
Đơn vị giao dịch: 10 tấn
Giờ giao dịch: 09:0
0 – 17:30 giờ London (04:00 chiều đến 12:30 đêm)
Định giá: USD/tấn
Hợp đồng giao theo tháng: tháng 1, tháng 3, tháng 5, tháng 9, tháng 11

Giao động giá tối thiểu: 1 USD/tấn hay 10 USD mỗi hợp đồng



III. Lịch sử phát triển thị trường cà phê phái sinh tại Việt Nam
1. Quá trình hình thành và sử dụng công cụ cà phê phái sinh tại Vi ệt Nam
Tại Việt Nam, giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu
tiên ở Việt Nâm theo Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/02/1999. Các hợp
đồng kỳ hạn được thực hiện lúc này chủ yếu là các giao dịch buôn bán ngoại tệ giữa
ngân hàng thương mại với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, hoặc giữa các ngân
hàng thương mại với nhau.

Nằm trong chương trình xây dựng thí điểm chợ đầu mối của 3 vùng nguyên liệu tập
trung: Chợ lạc của Nghệ An, Chợ gạo của Cần Thơ và Chợ cà phê của Đắc Lắc và
thông qua đề xuất của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắc Lắc, Trung tâm Giao dịch Cà phê
Buôn Ma Thuột (BCEC) đã được thành lập theo quyết định Quyết định 2278/QĐUBND ngày 04 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh Đắc Lắc. Ngân hàng Techcombank
đóng vai trò là ngân hàng ủy thác thanh toán và nhà môi giới giao dịch cho BCEC, mô
hình sàn giao dịch được thành lập theo mô hình sàn giao dịch ở London và giao dịch
mua bán giao ngay và giao sau là hai giao dịch chính thức được thực hiện tại đây.
BCEC ra đời giúp cho việc thực hiện mua bán giữa người nông dân và doanh nghiệp
giảm bớt khâu trung gian, thực hiện giao dịch trực tiếp, công khai, minh bạch, các
nhà tài chính cũng có thêm môi trường lành mạnh để đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên,
do bước đầu gia nhập thị trường phái sinh, BCEC cũng gặp phải nhiều khó khăn về
phần mềm điều hành giao dịch, quy chế giao dịch, cũng như cơ sở vật chất, nên thời
gian đầu không thu hút được nhiều người tham gia, làm cho thị trường mất đi tính
thanh khoản, sàn giao dịch không phát huy được hiệu quả như mong đợi.

Theo báo cáo của Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, kể từ ngày khai trương
(tháng 12/2008) đến nay, trung tâm mới chỉ phát triển được 90 thành viên. Trong đó
có 63 thành viên đăng ký bán, 23 thành viên kinh doanh và 4 thành viên môi giới.
Trong 5 năm qua, trung tâm đã rất cố gắng phát triển thành viên với 12 chương trình



hội thảo giới thiệu hoạt động và hướng dẫn quy định về giao dịch, 18 đợt tiếp xúc
trực tiếp với các doanh nghiệp, nhà sản xuất, nhà đầu tư, 15 đợt đào tạo, tập huấn.
Tuy nhiên, Trung tâm vẫn khó phát triển thành viên, đặc biệt là với người nông dân
trồng cà phê. Khối lượng cà phê giao dịch qua trung tâm cũng ngày càng giảm.

Nguyên nhân là do mô hình hoạt động giao dịch qua Sở giao dịch hàng hóa hiện nay
chưa hoàn thiện về chính sách nhà nước như chưa có quy định về hoạt động tạo lập
thị trường, hướng dẫn hoạt động của ngân hàng thanh toán bù trừ, thuế, phí... Cơ
chế tài chính hiện tại chưa cho phép trung tâm thực sự chủ động trong các hoạt động
đầu tư cơ sở vật chất. Các đơn vị phối hợp cũng rất khó khăn về tài chính dẫn đến
không triển khai được hoạt động hỗ trợ, tạo dựng thị trường giao dịch.

2. Triển vọng phát triển của thị trường cà phê phái sinh Vi ệt Nam
Trong năm 2011, thị trường cà phê tương lai Liffe ở London đã chính thức cho phép
doanh nghiệp và cá nhân tại Việt Nam được mở kho và gửi mẫu sang Trung tâm Kiểm
tra chất lượng tại London, giúp rút ngắn thời gian giao hàng, nhận tiền khi các doanh
nghiệp Việt Nam muốn bán sản phẩm cà phê ra thị trường thế giới.

Việt Nam là nước sản xuất đầu tiên được Liffe đưa ra quyết định này. Không chỉ riêng
Liffe, Sở Giao dịch hàng hóa Singapore (SICOM), sàn Tocom (Nhật) cũng đã có những
hoạt động tiếp thị nhằm thu hút doanh nghiệp và nhà đầu tư (NĐT) tham gia. Điều
này cho thấy thị trường hàng hóa của VN, nhất là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
được các sở giao dịch hàng hóa lớn trên thế giới chú ý. Đối tượng tham gia tiềm năng
không chỉ là các doanh nghiệp, các nhà đầu tư mà còn có những người nông dân,
giúp họ tránh khỏi tình trạng "đơợc mùa mất giá, được giá mất mùa". Đây có thể là
một bước đi tiến bộ trong hoạt động sản xuất nông sản của người nông dân tại Việt
Nam, giúp họ giảm được nỗi lo về biến động về giá trong nền kinh tế hiện nay.
Được đánh giá là tiềm năng nhưng số lượng tham gia của nhà đầu tư tổ chức và cá
nhân còn khá hiếm. Một số nhà đầu tư tại TP.HCM cho biết do phương thức giao dịch

là hợp đồng tương lai nên cần phải nghiên cứu kỹ để tránh bị “hớ” khi mua bán. Nhất


là việc dự báo giá cả hàng hóa phải cần có thêm nhiều thông tin như được mùa, mất
mùa, nước nào gia tăng dự trữ. Vì vậy cũng giống như thị trường chứng khoán, các
cá nhân, doanh nghiệp trong nước đều có tâm lý “thực tập” ở sàn trong nước trước
khi ra sàn ngoại.

Xét về vĩ mô, sàn giao dịch sẽ quy định mức giá chung làm phong vũ biểu cho cả thị
trường, tạo sự cân bằng, công khai, minh bạch cho người nông dân cũng như nhà
đầu tư, họ đều có cơ hội như nhau trong việc tiếp cận và khai thác thông tin trên thị
trường.

Sàn giao dịch cà phê hình thành mở ra môi trường đầu tư mới theo tiêu chuẩn quốc
tế, tạo điều kiện hội nhập thị trường cà phê phái sinh thế giới. Việt Nam dẫn đầu thế
giới về xuất khẩu cà phê robusta. Sàn giao dịch sẽ là nơi quảng bá thương hiệu cà
phê Việt Nam với thế giới, giúp xây dựng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho mặt
hàng xuất khẩu cà phê tại Việt Nam.

Còn xét về tầm vi mô, sàn giao dịch ra đời do nhu cầu nội tại và thiết thực của các
thành phần trong chuỗi cung ứng hàng hóa nguyên liệu thô trong việc tìm kiếm giá
tối ưu, vì các doanh nghiệp kinh doanh nguyên liệu thô như cà phê luôn tìm kiếm cơ
hội mua bán trên những sàn giao dịch quốc tế lớn khác.

Cơ chế của sàn giao dịch giúp giảm thiểu biến động giá thông qua bàn tay vô hình,
mọi cá nhân đều hành động vì lợi ích riêng của mình vô tình điều chỉnh thị trường
một cách liên tục đến khi cân bằng. Khi lượng cà phê trên thị trường dư thừa, nhà
sản xuất sẽ giảm giá và sản xuất ít đi do nhu cầu suy giảm, ngược lại, khi cà phê trên
thị trường thâm hụt thì nhà sản xuất sẽ tăng giá và sản xuất thêm để đáp ứng lượng
cầu đang tăng. Sự tái cân bằng liên tục này sẽ giúp thị trường thoát khỏi chu kỳ tăng

trưởng quá mức dẫn đến sụp đổ.


Từ thông tin mà thị trường cà phê phái sinh cung cấp, cùng với quan hệ cung cầu
tương tác của hàng ngàn nhà đầu tư tham gia thị trường sẽ giúp xác định giá một
cách công bằng, công khai mà sàn giao dịch cà phê sẽ là nơi giúp thực hiện điều đó.
Dựa trên mức giá được xác định đó, người sản xuất và người tiêu dùng sẽ xác định
được mức hàng hóa cần phải sản xuất hoặc tiêu thụ. Việc điều hành tốt hoạt động
của sàn giao dịch cà phê sẽ góp phần nâng cao vai trò, cũng như chức năng của sàn,
nhằm phát triển hệ thống sở giao dịch nội địa.


PHẦN II. THỰC TRẠNG GIAO DỊCH NGOẠI HỐI PHÁI SINH Ở VIỆT NAM
Với các thị trường tài chính phát triển trên thế giới, các giao dịch tài chính phái sinh nói
chung và giao dịch ngoại hối phái sinh nói riêng không hề xa lạ đối với các chủ thể tham
gia thị trường, mà còn được coi là “một ngành công nghiệp”. Các chủ thể tham gia thị
trường ngoại hối phái sinh vừa cung cấp dịch vụ cho khách hàng, vừa phòng ngừa rủi ro
tỷ giá cho chính mình và đầu cơ kiếm lời. Do đó, thị trường ngoại hối phái sinh toàn cầu
phát triển cả về quy mô giao dịch, chủ thể tham gia, sản phẩm ngoại hối phái sinh truyền
thống và sản phẩm phái sinh ngoại lai.
Thị trường ngoại hối phái sinh ở Việt nam tuy ra đời sau, chưa thực hiện được
chức năng phòng ngừa rủi ro tỷ giá theo đúng yêu cầu của doanh nghiệp. Thực tế, có
NHTM đã lạm dụng giao dịch ngoại hối phái sinh để đầu cơ, lách trần quy định về tỷ giá,
lãi suất, che giấu lỗ kinh doanh. Tuy cũng có nhiều bài viết liên quan tới giao dịch ngoại
hối phái sinh, song nội dung bài viết trình bày bức tranh toàn cảnh phân tích thực trạng
giao dịch ngoại hối phái sinh ở Việt nam.
I. Quy mô giao dịch của thị trường ngoại hối phái sinh Việt nam
Doanh số giao dịch ngoại hối phái sinh hàng ngày ở Việt nam khoảng 150 triệu
USD (năm 2013). Đây là con số khiêm tốn so với các thị trường ngoại hối trong
khu vực: 54 tỷ USD trên thị trường Singapore (tháng 10/2012) 1.

Đồ thị 1: Doanh số giao dịch phái sinh của NHTM Việt nam
Đơn vị tính: Nghìn tỷ VND
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
Quy mô giao dịch thị trường ngoại hối phái sinh Việt nam tăng đều qua các
năm từ 2008 - 2011, phản ánh nhu cầu sử dụng giao dịch phái sinh của doanh
nghiệp và NHTM. Đặc biệt doanh số tăng mạnh nhất vào năm 2011, thể hiện
1


nguyên nhân xâu xa là thời kỳ tỷ giá biến động tương đối mạnh, nhu cầu và thực
tế thực hiện hợp đồng phái sinh cũng tăng mạnh hơn. Trong năm 2012 - 2013, khi
các chính sách ổn định tỷ giá phát huy hiệu lực, doanh số giao dịch phái sinh có xu
hướng giảm dần, song so với những năm tỷ giá tương đối ổn định ở giai đoạn
trước (2005 - 2007), thì doanh số giao dịch phái sinh vẫn tăng. Điều này thể hiện
nhận thức, nhu cầu về phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng giao dịch phái sinh đã có sự
thay đổi. Tất nhiên, sự so sánh doanh số giao dịch qua các năm ở đây chưa thực
sự hoàn hảo, bởi vì số liệu dùng so sánh được quy đổi theo tỷ giá tại thời điểm
cuối năm, chứ chưa quy đổi theo cùng một mức tỷ giá.
Đồ thị 1 cũng cho thấy doanh số mua nhỏ hơn bán đồng nghĩa với việc
khách hàng có nhu cầu mua phái sinh ngoại hối nhiều hơn bán phái sinh ngoại
hối. Điều này cũng đơn giản, bởi xét trong thời kỳ dài, tỷ giá giữa các loại ngoại tệ
với VND hầu như biến động theo chiều hướng tăng, nên nhu cầu mua phái sinh
luôn nhỏ hơn nhu cầu bán.
Xét về tốc độ tăng doanh số, năm 2006 thị trường ngoại hối phái sinh Việt nam có
bước chuyển mạnh với mức tăng cả doanh số mua và bán hơn 200%. Đó là những
phản ứng của thị trường khi quyết định số 648/2004 ngày 28/05/2004 được ban
hành, tạo môi trường thông thoáng hơn cho giao dịch kỳ hạn cả về thời hạn, cách
tính tỷ giá kỳ hạn. Một mốc đáng chú ý nữa là năm 2009 với doanh số bán ngoại
tệ tăng 451%. Doanh số bán ngoại tệ tăng đột biến vào những năm tỷ giá biến
động mạnh như 2008, 2009, 2011 (Bảng 1). Những giai đoạn tỷ giá tương đối ổn

định như năm 2012 - 2013 thì doanh số kỳ hạn giảm mạnh. Năm 2007 chứng kiến
mức suy giảm cho cả doanh số mua và bán đi kèm với hiện tượng tỷ giá giảm, nhu
cầu phòng ngừa rủi ro hầu như không có.
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng doanh số phái sinh giai đoạn 2005 – 2013


(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)
II. Tỷ trọng của giao dịch ngoại hối phái sinh
Những năm gần đây, tỷ trọng giao dịch ngoại hối phái sinh đã có những thay đổi
đáng kể, từ mức 12,74% năm 2005 tăng lên mức hơn 20% vào năm 2008. Sở dĩ
giao dịch phái sinh có mức độ tăng đáng kể không hẳn là giao dịch phái sinh giữa
ngân hàng với khách hàng nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro ro tỷ giá, mà còn
bao gồm các giao dịch phái sinh phục vụ nhu cầu hoán đổi USD/VND đáp ứng yêu
cầu thanh khoản và một số sản phẩm phái sinh mới của ngân hàng. Hai năm 2007
- 2008, doanh số giao dịch phái sinh tăng mạnh với sự kiện các NHTM sử dụng
giao dịch quyền chọn ngoại tệ với mục đích đầu cơ. Tỷ trọng giao dịch phái sinh
tăng lên 29,31% vào năm 2010 là do từ cuối tháng 4 đến tháng 10, NHNN thực
hiện hoán đổi ngoại tệ với các NHTM. Ba năm gần đây 2011 - 2013, các NHTMCP
chú trọng tới lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ, trong đó có giao dịch phái sinh, coi đó
là nguồn kiếm lời trong khi lợi nhuận từ lĩnh vực tín dụng bị thu hẹp.
Bảng 2: Tỷ trọng giao dịch ngoại hối phái sinh (%)
Năm

2005

2006

2007

2008


2009

2010

2011

2012

2013

Spot

87,26

91,56

81,25

77,28

76,16

70,69

80,67

78,19

75,47


Deriv
atives

12,74

8,44

18,75

22,72

23,84

29,31

19,33

21,81

24,53

Tổng

100,00

100,00

100,00


100,0
0

100,0
0

100,0
0

100,00

100,0
0

100,00

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)


III. Về công cụ giao dịch
Giao dịch ngoại hối kỳ hạn và giao dịch hoán đổi tiền tệ là hai công cụ được
sử dụng phổ biến nhất và ra đời sớm nhất. Giao dịch quyền chọn tiền tệ ra đời
muộn hơn một chút vào năm 2003, phát triển với doanh số và mang lại lợi nhuận
đáng kể cho các NHTM trong khoảng thời gian 2007 - 2008. Từ tháng 3/2009, giao
dịch quyền chọn chỉ được áp dụng với các loại ngoại tệ. Hiện nay VCB là ngân
hàng đầu tiên chào sản phẩm tiền tệ tương lai, nhưng cũng chưa có khách hàng
sử dụng. Các sản phẩm phái sinh cấu trúc chỉ được áp dụng trên Interbank quốc
tế, và NHTM Việt nam đóng vai trò là người sử dụng sản phẩm chứ không phải là
người cung ứng sản phẩm. Các NHTM cũng đồng quan điểm sử dụng phái sinh
ngoại hối cấu trúc để làm quen với sản phẩm, học hỏi kinh nghiệm thiết kế sản

phẩm, vừa kiếm lời chút ít, bởi trong tương quan với NHTM nước ngoài thì Việt
nam hoàn toàn ở vị thế kém cỏi hơn.
So với hơn 200 sản phẩm ngoại hối phái sinh trên thế giới, mức độ phát
triển sản phẩm của Việt nam mới hoàn toàn ở giai đoạn đầu, với các sản phẩm
phái sinh cơ bản, hoàn toàn chưa có tính phức tạp. Hơn nữa, các quy định chặt
chẽ của NHNN, các sản phẩm ngoại hối phái sinh chưa có sự khác biệt sản phẩm
về loại tiền giao dịch, số lượng ngoại tệ giao dịch, chủ thể ký kết hợp đồng, mức
ký quỹ thực hiện hợp đồng…(Bảng 3). Sự khác biệt chủ yếu là số lượng ngoại tệ
giao dịch tối thiểu trong hợp đồng quyền chọn tiền tệ. Techcombank đưa ra mức
quy định tối thiểu thấp nhất, trong khi HSBC quy định mức cao nhất.
Bảng 3: Một số quy định về sản phẩm ngoại hối phái sinh của Việt nam
Tiêu chí
Khách hàng

Forward
- Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp

Swap
Doan
h

Option
- Doanh nghiệp
- Doanh nghiệp và cá

và cá nhân:

ng


nhân: (Eximbank, ACB,

(Eximbank,

hi

SCB, PG bank)

ACB, SCB, PG

ệp


Loại tiền giao
dịch

bank)
7 ngoại tệ mạnh AUD, GBP,

7 ngoại tệ mạnh AUD, GBP,

JPY, CAD, EUR, CHF, USD

JPY, CAD, EUR, CHF,

với VND

USD. Không bao gồm
quyền chọn giữa USD


Số

lượng
ngoại

Không quy định

tệ

và VND
Giá trị hợp đồng tối thiểu
là 200.000 USD hoặc

giao dịch

tương đương với các
ngoại tệ khác (HSBC);
100.000
(Eximbank);

USD
50.000

USD (Maritime Bank,
ACB,

Ocean

Bank);


tương đương 10.000
USD hoặc 100 triệu
VND (Techcombank)
Thời hạn hợp

Từ 3 đến 365 ngày

đồng
Mức ký quỹ

- Từ 0 - 10% trị giá hợp
đồng

- Tính theo tỷ lệ % trị giá
hợp đồng

- Tính theo tỷ lệ % trị giá
hợp đồng (Sacombank)
(Nguồn: Trang web của các NHTM)
IV. Về chủ thể tham gia giao dịch phái sinh
Nếu như chủ thể tham gia thị trường ngoại hối phái sinh thế giới phát triển mạnh
mẽ và đa dạng từ NHTM, công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, các ngân hàng đầu tư
(Investment Banks), các định chế tài chính, nhà môi giới, các tập đoàn, công ty đa


quốc gia, doanh nghiệp xuất nhập khẩu… thì thị trường ngoại hối phái sinh Việt
nam, NH
TM đóng vai trò quan trọng nhất tạo lập thị trường, và người sử dụng sản phẩm chủ
yếu lại là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Bảng 4: Chủ thể trên thị trường ngoại hối phái sinh Việt nam

Chủ thể
NHTM

Mục đích tham gia giao dịch phái sinh
NHTM đóng vai trò truyền thống là nhà tạo lập thị trường với các
sản phẩm phái sinh ngoại hối OTC; cung cấp sản phẩm phục vụ
nhu cầu khách hàng doanh nghiệp và các định chế tài chính
khác. Mục đích tham gia giao dịch của các định chế tài chính
cũng khác nhau: với định chế tài chính nước ngoài thì mục tiêu
hàng đầu là kiếm lời; còn các định chế trong nước thì nhu cầu
cơ bản lại là đa dạng hóa danh mục đầu tư.
NHTM cũng sử dụng giao dịch ngoại hối phái sinh để kinh doanh
cho chính mình, hoặc quản trị TSC, TSN, các sản phẩm cấu trúc

NHTW

bằng ngoại tệ.
NHTW tham gia thị trường phái sinh ngoại hối cũng rất hạn chế,
chủ yếu là sử dụng nghiệp vụ SWAP, đảm bảo thanh khoản cho

Doanh
nghiệp

hệ thống ngân hàng trong nước
Sử dụng hợp đồng ngoại hối phái sinh để bảo hiểm rủi ro tỷ giá
cho các dòng tiền bằng ngoại tệ. Doanh nghiệp có thể là các
công ty XNK, doanh nghiệp vay ngoại tệ sản xuất hàng xuất

Cá nhân


khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa
Cá nhân có thể ký kết hợp đồng quyền chọn tiền tệ.

V. Về giá của sản phẩm phái sinh
Chi phí giao dịch phái sinh ngoại hối càng nhỏ càng thể hiện tính hiệu quả, mức
độ phát triển của thị trường. Một trong những nguyên nhân khiến doanh nghiệp


không mặn mà với giao dịch phái sinh là chi phí cao. Song định giá phái sinh cao
cũng không phải lỗi của ngân hàng khi các chủ thể tham gia thị trường ít, và thị
trường chịu sự giám sát và quy định chặt chẽ từ phía NHNN. Có thể điểm qua một
số lý do khiến cho chi phí phái sinh ngoại hối tương đối lớn ở Việt nam:
Thứ nhất, số lượng khách hàng tham gia phái sinh ít. Vietstock (2011): “số lượng
doanh nghiệp đi bảo hiểm rủi ro tỷ giá, dù tăng trưởng 300 - 400% so với đầu năm,
nhưng số tuyệt đối doanh nghiệp còn rất ít ỏi. Khoảng 60 - 70% khách hàng doanh
nghiệp có hoạt động liên quan đến thanh toán quốc tế không làm gì trước biến động tỷ
giá, chấp nhận mua ngoại tệ theo giá thị trường vào thời điểm thanh toán. Khoảng 20%
công ty tùy thời điểm biến động mà quyết định bảo hiểm hay không. Và họ cũng chỉ
phòng rủi ro biến động cho kỳ trả nợ gần nhất, còn những kỳ tới thì “hạ hồi phân giải” 2.
Số 10% còn lại là những công ty nước ngoài có chính sách phòng chống rủi ro xuyên suốt
hoạt động của họ, quy định rõ khi ký hợp đồng xuất nhập khẩu phải có tỷ lệ phòng
chống rủi ro từ 50 - 100% hợp đồng”. Bài báo cũng cho biết thêm: “đích thân Giám đốc
tiền tệ và thị trường vốn HSBC thậm chí phải thuyết phục khách hàng lần thứ ba, doanh
nghiệp mới chịu mua hợp đồng phái sinh, sau khi đã chịu lỗ từ rủi ro tỷ giá hai lần trước
đó”.
Thứ hai, chính vì cơ sở khách hàng ít ỏi, nên chi phí cho mỗi lần giao dịch
lớn. Qua nghiên cứu của tác giả với 39 NHTMCP trong nước từ năm 2009 - 2013,
thì rào cản của giao dịch phái sinh tương đối lớn ở Việt nam. Số lượng ngân hàng
cung ứng sản phẩm phái sinh là 28 ngân hàng, trong đó 15 ngân hàng không công
bố cụ thể các quy định liên quan tới phái sinh ngoại hối trên website. Và 8 NHTM

có lợi nhuận âm từ 3 năm liên tiếp, cá biệt NHTMCP Quân đội, Đại Dương liên
tiếp có mức lỗ liền 4 và 5 năm. Theo báo cáo tài chính, giao dịch phái sinh ngoại
hối không phải là nguồn mang lợi nhuận tới cho ngân hàng, 8 ngân hàng có tỷ
2


trọng lợi nhuận ít hơn 1%; 2 ngân hàng có tỷ trọng lợi nhuận từ 1 - 5%; còn 8 ngân
hàng tuy có tham gia giao dịch phái sinh nhưng không hề công bố cụ thể thu nhập
hay chi phí phái sinh ngoại hối (Bảng 5). Có thể nhận thấy, hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực phái sinh của các ngân hàng chưa hiệu quả.
Bảng 5: Thực tế giao dịch ngoại hối phái sinh Việt nam
Tiêu chí
Số lượng ngân hàng tham gia giao dịch ngoại hối phái sinh
Số lượng ngân hàng không quy định cụ thể về điều kiện cụ

Số lượng
28/39
15/39

thể giao dịch ngoại hối phái sinh trên website
Số lượng ngân hàng có lợi nhuận âm từ giao dịch ngoại hối

8/39

phái sinh trong 3 năm (giai đoạn 2009 - 2013)
Số lượng ngân hàng có tỷ trọng lợi nhuận từ giao dịch ngoại

8/39

hối phái sinh nhỏ hơn 1% (năm 2013)

Số lượng ngân hàng có tỷ trọng lợi nhuận từ giao dịch ngoại

2/39

hối phái sinh chiếm từ 1 - 5% (năm 2013)
Số lượng ngân hàng tham gia giao dịch phái sinh ngoại hối

8/39

nhưng không công bố kết quả kinh doanh
(Nguồn: Báo cáo tài chính của các NHTM)
Thứ ba, do thị trường phái sinh trong nước hoạt động chưa thông suốt, các
NHTM thường phải tìm kiếm đối tác nước ngoài để cân bằng trạng thái. Với giá trị
hợp đồng thấp, NHTM cũng không phải đơn giản khớp lệnh được với đối tác
nước ngoài với chi phí thấp. Nhiều NHTM đã lách quy định về biên độ tỷ giá, trần
lãi suất bằng cách tính thêm phí giao dịch phái sinh, khiến cho giá sản phẩm lại
càng cao.
VI. Về loại tiền giao dịch
Bảng 2.4 cho thấy, NHTM chỉ giao dịch phái sinh với nhóm 7 đồng tiền mạnh trên
thế giới là: AUD, GBP, JPY, CAD, EUR, CHF, USD. Giao dịch kỳ hạn, hoán đổi ngoại
hối được thực hiện giữa các đồng tiền trên với VND. Còn giao dịch quyền chọn


ngoại tệ không được thực hiện với VND. Như thường lệ, USD chiếm tỷ trọng cao
nhất, từ 85 - 90%, tiếp theo là EUR, JPY và nhóm 4 đồng tiền còn lại (Bảng 6).
Bảng 6: Doanh số giao dịch phái sinh theo loại tiền
Năm
(%)

20

05

20
06

200
7

200
8

200
9

201
0

201
1

201
2

201
3

USD

85


87,
4

88,
00

87,
15

92,
63

91,
05

81,
81

85,
10

86,
54

EUR

4,1
2

5,0

1

5,3
0

6,0
4

5,0
5

4,3
4

10,
16

10,
37

7,5
6

JPY

1,8
8

1,6
0


4,2
9

2,8
1

2,3
1

2,6
2

4,0
3

2,5
3

2,9
1

Khác

9,0
0

5,9
9


2,4
1

4,0
0

0,0
1

1,9
9

4,0
0

2,0
0

2,9
9

Tổng

10
0

10
0

100


100

100

100

100

100

100

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước)

VII. Chất lượng dịch vụ
Các ngân hàng đã triển khai các nghiệp vụ ngoại hối phái sinh để phục vụ nhu cầu
của khách hàng tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế về chất lượng dịch vụ như cách
tính phí, tỷ lệ ký quỹ, thủ tục giao dịch, tư vấn, … chưa thực sự làm hài lòng khách
hàng. Cho đến nay cũng chưa có khảo sát chính thức xem bao nhiêu khách hàng
hài lòng với các công cụ này. Nguyên nhân của việc này là do giá của hợp đồng
quyền chọn chưa thực sự hợp lý, doanh nghiệp cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi
ích được bảo vệ không cân xứng nhau nên không mặn mà sử dụng quyền chọn.
Bên cạnh đó là các thủ tục thực hiện giao dịch, các tiêu chí phân loại nghiệp vụ
của các ngân hàng là khác nhau, nhiều ngân hàng chưa hề công bố điều kiện sử
dụng nghiệp vụ phái sinh trên website, thiếu hướng dẫn chi tiết từ các nhân viên


ngân hàng gây ra khó khăn cho doanh nghiệp muốn sử dụng. Bản thân ngân hàng
cũng không muốn mở rộng nghiệp vụ ngoại hối phái sinh. Khi có hợp đồng ký kết

từ khách hàng, ngân hàng sẽ phải đi tìm hợp đồng đối ứng để cân bằng trạng
thái. Có thể thấy các hạn chế này đã làm cho các doanh nghiệp không thực sự hài
lòng khi sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh.
VIII. Những rào cản của thị trường
Bên cạnh các đặc tính thể hiện sự phát triển ở mức độ thấp, thị trường ngoại hối
phái sinh còn bộc lộ những hạn chế, tạo rào cản cho các thành viên tiếp cận thị
trường như chủ thể tham gia thị trường chưa đa dạng, sản phẩm chỉ dừng ở mức
độ giản đơn. Ngoài ra các NHTM cũng quy định giá trị hợp đồng tối thiểu không
thống nhất giữa các ngân hàng (Bảng 7). Theo tiêu chí này, có vẻ như khách hàng
dễ ký hợp đồng quyền chọn với Techcombank, song còn có những quy định khác,
và còn phụ thuộc vào việc Techcombank có tìm được hợp đồng đối ứng với đối
tác nước ngoài khác không.
Một rào cản khác cho NHTM với tư cách là người bán quyền chọn, NHTM
luôn có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng, NHTM phải xác định phí quyền chọn làm
sao đủ để bù đắp sự lên giá của ngoại tệ. Vì vậy, NHTM cần có số đông khách
hàng để có thể làm trung gian cân đối hay điều hòa rủi ro giữa người ký kết hợp
đồng quyền chọn với ngân hàng. Ngân hàng lại phải làm một việc coi như bảo
hiểm cho chính mình bằng cách ký hợp đồng mua quyền chọn mua tiếp với các
ngân hàng nước ngoài. Như vậy, phí quyền chọn thu được từ khách hàng trong
nước sẽ được trả cho người bán quyền chọn nước ngoài, nên ngân hàng hoàn
toàn không có lãi. Thêm vào đó, số lượng ngân hàng tham gia thị trường quyền
chọn còn ít, nên các ngân hàng không có cơ hội giao dịch với nhau, buộc các ngân
hàng tự đi tìm đối tác nước ngoài. Ngoài rủi ro tỷ giá ngân hàng tự gánh chịu,
ngân hàng còn có nguy cơ khác là rủi ro đối tác nếu đối tác ký hợp đồng nước
ngoài không đáng tin cậy.


IX. Mức độ hiệu quả và hỗ trợ sự ổn định của thị trường ngoại hối
Phát triển các nghiệp vụ phái sinh là bước đi quan trọng và có tính quyết định đến
với sự phát triển thị trường ngoại hối trong bối cảnh thị trường ngoại hối phái

sinh đang phát triển mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam đang hội nhập kinh tế
thế giới. Các doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ ngoại hối phái sinh để
phòng ngừa rủi ro tỷ giá và cả đầu tư sinh lời. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay
doanh số nghiệp vụ ngoại hối phái sinh vẫn luôn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong
giao dịch ngoại hối, chưa đến 10% (năm 2011 là 9,5%3). Thậm chí doanh nghiệp
nhiều khi mong muốn phòng ngừa rủi ro tỷ giá, nhưng không thể tiếp cận được
ngân hàng. Chính vì vậy theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường ngoại hối
phái sinh của Việt Nam vẫn chưa phát huy được sự hiệu quả và chưa phát huy
được vai trò của mình trong việc bình ổn thị trường ngoại hối, giúp phòng ngừa
và bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các doanh nghiệp có hoạt động thương mại quốc tế.
X. Khả năng giám sát, quản lý giao dịch phái sinh của cơ quan quản lý tiền tệ:
Thị trường ngoại hối phái sinh Việt nam mới được thành lập, các hoạt
động trên thị trường đều ở mức sơ khai và chưa đi vào quy củ, mặc dù NHNN đã
có văn bản định hướng hoạt động thị trường theo mục tiêu an toàn, nhưng
ngược lại, về phía NHTM luôn có xu thế lách luật kiếm lời. Nên trên thực tế, đã
xuất hiện một số vấn đề:
Thứ nhất, các quy định về giao dịch ngoại hối phái sinh đã tạo ra cơ hội kinh
doanh chênh lệch giá. Theo các quy định về xác định tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ
hạn giai đoạn 1999 - 2000, các NHTM dễ dàng tính được mức tỷ giá bán giao ngay
tối đa cho một ngày cụ thể trong tương lai. Tương tự, NHTM căn cứ vào tỷ giá
giao ngay tại thời điểm ký hợp đồng và biên độ quy định cho từng kỳ hạn, để tính
được tỷ giá kỳ hạn mua vào, bán ra (Quyết định số 65, 66). Vào thời gian tháng 5,
6/2000, tỷ giá mua kỳ hạn một tháng của NHTM lại cao hơn tỷ giá mua giao ngay
3 HSBC Việt nam (2011), Báo cáo nghiệp vụ ngoại hối phái sinh


tại thời điểm hợp đồng kỳ hạn một tháng đến hạn. NHTM mua kỳ hạn USD của
khách hàng bị lỗ so với mua giao ngay. Nhưng bù lại, mức lãi suất USD trên thị
trường tiền gửi quốc tế tăng cao, NHTM sẵn sàng thực hiện mua USD giao ngay
bằng với mức tỷ giá kỳ hạn sau một tháng, sau đó gửi USD ra nước ngoài, đồng

thời tìm đối tác bán kỳ hạn 1 tháng USD theo đúng quy định về tỷ giá kỳ hạn 1
tháng của NHNN. Trong hoạt động “carry trade” này, NHTM gặp ba rủi ro: (i)
chênh lệch giữa tỷ giá bán kỳ hạn 1 tháng và tỷ giá mua giao ngay theo tỷ giá mua
kỳ hạn là rất nhỏ, khiến NHTM bị lỗ ngoại hối. Nhưng rất may, lãi suất USD đủ bù
đắp lỗ kinh doanh kỳ hạn. (ii) Khả năng NHTM tìm được khách hàng đồng ý mua
kỳ hạn 1 tháng với NHTM là ít, bởi NHTM tự tìm đối tác, tự khớp lệnh mua - bán
kỳ hạn. (iii) Khi cung - cầu ngoại tệ căng thẳng, NHTM đã đẩy tỷ giá mua giao ngay
sát với tỷ giá bán giao ngay, có lúc chỉ chênh lệch 2 VND/1 USD giao dịch, thậm chí
là bằng, khiến cho lỗ ngoại hối từ giao dịch giao ngay của NHTM càng lớn. Có thể
nói, giai đoạn này NHTM vừa cung cấp dịch vụ cho khách hàng, vừa là hoạt động
đầu cơ nên rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động của hệ thống NHTM
là rất lớn.
Thứ hai, với cách quy định về tỷ giá kỳ hạn, tỷ giá giao ngay đã khiến cho hai chuỗi
tỷ giá bị lệch khỏi nhau tương đối lớn với cùng kỳ hạn trong suốt giai đoạn 2002 20094. Nếu thị trường hoạt động thông suốt, thì đây là cơ hội kinh doanh chênh
lệch giá cho các ngân hàng. Nhưng lại không thể diễn ra ở Việt nam do các NHTM
phản ứng hoàn toàn giống nhau, chứ không có chiều giao dịch ngược lại. Song
mặt trái của nó, đã tạo nên kỳ vọng thị trường về việc điều chỉnh tăng tỷ giá.
Thứ ba, giao dịch Swap ở Việt nam không có chức năng phòng ngừa rủi ro tỷ giá,
mà chỉ được sử dụng khi các NHTM thiếu vốn khả dụng VND, thừa USD. Giao dịch
Swap đòi hỏi NHTM mất chi phí cao hơn nếu vay vốn VND từ NHNN.
4

.


×