Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

Tình hình thực hiện kế hoạch thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần hóa phẩm dầu khí DMC miền bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.02 KB, 34 trang )

Báo cáo thực tập

Trường đại học Mỏ- Địa chất

LỜI MỞ ĐẦU
Dầu mỏ và khí thiên nhiên là khoáng sản quý hiếm, nguồn năng lượng và
nguyên liệu quan trọng của một đất nước. Ngành dầu khí Việt Nam là một ngành
công nghiệp ra đời sau so với các ngành công nghiệp khác. Do đó khởi đầu còn hạn
chế cả về vốn lẫn cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhất là con người, nhưng trong những
năm qua ngành Dầu khí Việt Nam đã khẳng định được vị trí, tầm quan trọng đối với
nền kinh tế của đất nước. Năm 2006 từ mô hình hoạt động Tổng Công ty chuyển
đổi thành Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Hiện nay Tập đoàn Dầu khí có nhiều cơ hội phát triển trong và ngoài nước. Từ
lĩnh vực khai thác, chế biến dầu, khí, các hoá chất công nghiệp và hoạt động tài
chính- dịch vụ bước đầu đã cho ra các sản phẩm mới hỗ trợ góp phần cho sự ổn
định và phát triển của 1 số ngành công nghiệp chủ chốt trong nền kinh tế nước nhà
như: xăng, dầu đối với ngành vận tải, hạt nhựa PP đối với sản xuất xơ sợi,…
Ngoài ra Tập đoàn Dầu khí còn mở rộng các lĩnh vực hoạt động: xây dựng, điện,
giải trí...
Tổng Công ty Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí- Công ty cổ phần (DMC)
là thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Với chức năng, nhiệm vụ TCT- DMC
sản xuất dung dịch khoan và cung cấp các dịch vụ phục vụ cho khoan, thăm dò dầu
khí trong, ngoài nước. Hơn 20 năm xây dựng và trưởng thành, DMC đã thu được
những kết quả đáng khích lệ, từng bước vươn lên trở thành nhà thầu phụ dung dịch
khoan dầu khí trong nước, khu vực Đông Nam Á và ngày càng khẳng định vị trí của
mình trên thị trường quốc tế.
Công ty Cổ phần Hóa phẩm dầu khí DMC- Miền Bắc là đơn vị thành viên của
Tổng Công ty chuyên sản xuất các loại sản phẩm truyền thống như: Barite, Bentonite,
CaCO3 các loại phục vụ cho ngành dầu khí. Hiện nay DMC- Miền Bắc đang nghiên
cứu và thử nghiệm đưa các sản phẩm mới vào sản xuất phục vụ cho các ngành công
nghiệp như xây dựng, chăn nuôi gia súc, khuôn đúc, gốm sứ như Bentonite,


Feldspar…
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ phần Hóa phẩm Dầu khí
DMC- Miền Bắc, Em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ kinh tế
tại Công ty và giúp ích trong việc hoàn thành báo cáo thực tập, đồ án tốt nghiệp..
Em cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô trong bộ môn Kinh tế và
QTDN Dầu khí thuộc Khoa Kinh tế- QTKD Trường đại học Mỏ - Địa Chất cùng
các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty DMC- Miền Bắc, Em đã hoàn thành tốt đợt
thực tập tốt nghiệp.
SV: Trần Văn Phú

-1-

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


Báo cáo thực tập

Trường đại học Mỏ- Địa chất

Ngoài lời mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung của bài báo cáo bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ phần Hóa phẩm dầu khí DMC- Miền
Bắc.
Chương 2: Tình hình thực hiện kế hoạch thực tập tốt nghiệp tại Công ty Cổ
phần Hóa phẩm dầu khí DMC- Miền Bắc.
Chương 3: Nghiệp vụ kinh tế tham gia thự hiện.
Do thời gian thực tập có hạn cũng như kiến thức thực tế của bản thân chưa
nhiều nên bài báo cáo không tránh khỏi những thiếu sót, Em rất mong được sự giúp
đỡ, đóng góp ý kiến của Thầy Cô giáo trong bộ môn và các bạn sinh viên để bài báo
cáo của Em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !


SV: Trần Văn Phú

-2-

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


Báo cáo thực tập

Trường đại học Mỏ- Địa chất

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ PHẨM
DẦU KHÍ DMC- MIỀN BẮC
1.1. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN HÓA PHẨM DẦU KHÍ DMC-MIỀN BẮC
1.1.1. Giới thiệu về công ty
• Tên Công ty:
CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ PHẨM DẦU KHÍ DMCMIỀN BẮC
(TÊN CŨ: CÔNG TY TNHH MTV HÓA PHẨM DẦU KHÍ DMC-MIỀN BẮC)
• Tên giao dịch quốc tế: DMC-NORTHERN PETROLIUM CHEMICALS JOINT
STOCK COMPANY
• Tên viết tắt:

DMC-NORTH.,JSC

• Địa chỉ:

Xã Đình Xuyên – Yên Viên – huyện Gia Lâm - Hà Nội.


1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Ngày 26/6/1986 đã ghi nhận một một mốc dấu quan trọng trong nền công
nghiệp Dầu khí Việt Nam với việc tấn dầu đầu tiên từ mỏ Bạch Hổ được khai thác,
đưa Việt Nam có tên trong danh sách các nước khai thác và xuất khẩu dầu thô thế
giới, khẳng định một tương lai phát triển đầy hứa hẹn cho ngành công nghiệp dầu khí
Việt Nam. Đặc biệt cùng với việc phát hiện ra dòng dầu công nghiệp đầu tiên ở mỏ
Bạch Hổ, Mỏ Rồng, việc phát hiện ra tầng móng chứa dầu có trữ lượng lớn ở vùng
mỏ Bạch Hổ đã đưa sản lượng khai thác dầu thô tăng đáng kể. Với chính sách đổi
mới của Đảng, Nhà nước và việc Luật Đầu tư nước ngoài được thông qua, các Công
ty Dầu khí nước ngoài (Total, Shell, Petronas, Enterprise Oil…), đã tiến hành hợp tác
đầu tư với các công ty dầu khí trong nước về lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí ở
thềm lục địa Việt Nam. Ngành Dầu khí chủ trương đẩy mạnh tiến trình khoan thăm
dò và khai thác dầu khí trên diện rộng ở thềm lục địa Việt Nam, đồng thời với việc
xây dựng, phát triển lĩnh vực dịch vụ dầu khí.
Chính trong bối cảnh đó, theo quyết định số 182 ngày 08/03/1990 của Tổng cục
Dầu khí (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam), Công ty Dung dịch khoan và
Hóa phẩm dầu khí (DMC) đã được thành lập với nhiệm vụ cung cấp các hóa phẩm và
dịch vụ dung dịch khoan cho các nhà thầu Dầu khí tại Việt Nam và trong khu vực.
Mục tiêu của Công ty là từng bước vươn lên trở thành nhà thầu phụ dung dịch khoan
ở Việt Nam, khu vực Đông Nam Á, và thế giới.

SV: Trần Văn Phú

-3-

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


Báo cáo thực tập


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Ngày 28/04/2005 theo quyết định số 1544/QĐ-TCCB của Bộ Công nghiệp,
Công ty dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí thực hiện TNHH một thành viên hóa
doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất Kinh doanh.Ngày 30/05/08,
Công ty chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty CP Dung dịch khoan và Hóa
phẩm Dầu khí.
Tháng 12/1990 Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm dầu khí (DMC) đã mua
lại nhà máy sản xuất xi măng lò đứng Cống Thôn tại thôn Tế Xuyên, xã Đình Xuyên,
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội và đặt tên là Xí nghiệp Dung dịch khoan Dầu khí
(Yên Viên) tiền thân của Công ty TNHH MTV Hóa phẩm Dầu khí DMC – miền Bắc.
Ngày đầu thành lập có 4 phòng ban giúp việc cho Ban Giám đốc đó là: Phòng
Tổ chức hành chính, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Kế hoạch vật tư vận tải, Phòng
Kỹ thuật và 2 xưởng sản xuất Barite, xưởng cơ điện. Cơ sở vật chất còn nghèo nàn,
lạc hậu, máy móc thô sơ, sản xuất Barite trên cơ sở hệ thống nghiền bi 2T/h không
phù hợp với công nghệ sản xuất Barite API. Trong khi chưa có thiết bị mới, chi nhánh
đã kiên trì sáng tạo đưa ra hàng loạt các biện pháp nhằm cải tiến và nâng cao chất
lượng sản phẩm đã cung cấp hàng vạn tấn Barite cho các nhà thầu trong nước và
ngoài nước.
Năm 1993, Xí nghiệp Dung dịch khoan Dầu khí (Yên Viên) được Công ty Dung
dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí đổi tên thành Cơ sở sản xuất Yên Viên trực thuộc
Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí (DMC).
Năm 2001, Cơ sở sản xuất Yên Viên lại được đổi tên thành Xí nghiệp Hóa phẩm
Dầu khí Yên Viên thuộc Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí (DMC).
Ngày 19/1/2006 Chi nhánh Công ty TNHH MTV Dung dịch khoan và Hóa
phẩm Dầu khí tại Yên Viên (viết tắt là Chi nhánh Công ty TNHH MTV DMC tại Yên
Viên) được thành lập trên cơ sở chuyển đổi Xí nghiệp Hóa phẩm Dầu khí Yên Viên
trực thuộc Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí.
Ngày 25/12/2007, Hội đồng quản trị Công ty TNHH MTV Dung dịch khoan và

Hóa phẩm Dầu khí có Quyết định số 1800/QĐ-DMC về việc thành lập Công ty
TNHH MTV DMC-Yên Viên trên cơ sở kế thừa toàn bộ tài sản, vật tư, tiền vốn, công
nợ, con người của Chi nhánh Công ty TNHH MTV Dung dịch khoan và Hóa phẩm
Dầu khí tại Yên Viên.
Ngày 9/1/2008, Hội đồng quản trị Công ty TNHH MTV Dung dịch khoan và
Hóa phẩm dầu khí có quyết định số 61/QĐ-DMC về việc thành lập Công ty TNHH
MTV DMC-Hà Nội. Ngày 20/3/2008, Hội đồng quản trị Công ty TNHH MTV Dung
dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí có quyết định số 393/QĐ-DMC về việc sáp nhập
Công ty TNHH MTV DMC-Yên Viên vào Công ty TNHH MTV DMC-Hà Nội.
Ngày 22/4/2009, Hội đồng quản trị Tổng Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm
SV: Trần Văn Phú

-4-

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


Báo cáo thực tập

Trường đại học Mỏ- Địa chất

Dầu khí-CTCP có quyết định thay đổi tên Công ty TNHH MTV DMC-Hà Nội thành
Công ty TNHH MTV Hóa phẩm Dầu khí DMC - Miền Bắc.
Ngày 24 tháng 3 năm 2011, Hội đồng quản trị Tổng công ty DMC có Quyết
định số 661/QĐ- DMC về việc chuyển đổi công ty TNHH MTV Hóa phẩm dầu khí
DMC- Miền Bắc thành Công ty cổ phần. Năm 2011, Công ty TNHH MTV Hóa phẩm
dầu khí DMC-Miền Bắc chuyển đổi thành công thành Công ty Cổ phần Hóa phẩm
dầu khí DMC- Miền Bắc. Cụ thể ngày 26/3/2011 Công ty tố chức thành công Đại hội
đồng cổ đông lần thứ nhất và trong tháng 6 Công ty đã được cấp con dấu mới.
1.1.3. Lĩnh vực đăng kí kinh doanh

Sản xuất kinh doanh các nguyên vật liệu, các loại hóa chất, hóa phẩm, thiết bị
phục vụ cho khoan thăm dò, khai thác dầu khí và các nghành công nghiệp khác.
Kinh doanh các sản phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp hóa dầu.
Kinh doanh thiết bị vật tư nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ cho
ngành công nghiệp dầu khí, ngành khai thác khoáng sản và các ngành công nghiệp
khác.
Kinh doanh nguyên vật liệu, vật tư, bao bì cho ngành giấy, ngành sơn, các loại
phân bón sản xuất trong và ngoài nước.
Kinh doanh các loại vật tư, hóa chất, các thiết bị, vật tư phương tiện phục vụ
cho việc sản xuất các loại vật tư phục vụ cho công nghiệp và dân dụng.
Kinh doanh khoáng sản phục vụ cho sản xuất dung dịch khoan dầu khí: Barite,
Sét Bentonite, Canxi Carbonate, Silicaflour, Dolomite và feldspar.
Dịch vụ vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách bằng ôtô theo hợp đồng,
dịch vụ logistic và thi công cơ giới.
1.1.4. Sản phẩm, dịch vụ chủ yếu trên thị trường
Sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của DMC bao gồm : Barite API DAK, Bentonite
API DAK, Silica Flour DAK, Biosafe DAK, Lub DAK, Ximăng giếng khoan G
DAK, Calcium Carbonate DAK, các sản phẩm phục vụ cho các ngành công nghiệp
dân dụng như: khoan cọc nhồi, khoan thăm dò địa chất và nền móng xây dựng, sơn,
cao su, giấy, gốm, sứ…Trong đó các sản phẩm Barite API DAK, Bentonite API
DAK, Ximăng giếng khoan G DAK, Calcium Carbonate DAK là các mặt hàng
truyền thống quan trọng của DMC. Với các loại sản phẩm này, thương hiệu DMC
đã có mặt tại 12 nước khu vực Châu Á Thái Bình Dương (Úc, Newzealand,
Malayxia, Indonesia, Singapore, Philipin, Brunei, Nga, Nhật, Hàn Quốc,Thái Lan,
Băngladesh...) Trung Đông và Trung Mỹ. Khả năng tiêu thụ hàng trăm ngàn tấn sản
phẩm mỗi năm.
1.2. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ, TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN CỦA
VÙNG
SV: Trần Văn Phú


-5-

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


Báo cáo thực tập

Trường đại học Mỏ- Địa chất

1.2.1. Điều kiện địa lý, khí hậu

Công ty đặt tại Yên viên - xã Đình Xuyên - Gia Lâm - Hà Nội cách Tổng Công
ty DMC 26km nên được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo Tổng Công ty
hơn so với các Công ty thành viên khác. Đây là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến
quá trình sản xuất các sản phẩm của Công ty.
Vùng hoạt động của công ty thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, căn cứ vào
tài liệu khí tượng thủy văn thì trong năm tháng 1 là tháng có nhiệt độ thấp nhất, trung
bình từ 150 thấp nhất 80. Tháng nóng nhất là tháng 5, nhiệt độ trung bình 23-350 C,
cao nhất 390 C, mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 lượng mưa trung bình hàng
năm 2724mm. Mùa đông thường có rét hại, rét đậm thời gian ngắn và kèm theo gió
mùa Đông Bắc, độ ẩm cao. Với điều kiện khí hậu như vậy làm cho Công ty gặp nhiều
khó khăn khi cần quặng khô trong sản xuất.
1.2.2. Điều kiện về lao động – dân số
Công ty nằm tại Hà Nội, nơi có mật độ dân cư đông đúc là trung tâm kinh tế,
vùng có các ngành công nghiệp phát triển, trình độ dân trí cao, các trường Đại học
và Trung tâm Nghiên cứu tập trung nhiều. Đây là điều kiện tốt cho Công ty phát
triển sâu về khoa học kỹ thuật và tuyển dụng lao động phù hợp với yêu cầu, thu hút
được nhiều cán bộ quản lý, nghiên cứu có trình độ cao, đồng thời cũng thu hút
nhiều lao động địa phương ở ngoại thành Hà Nội. Những lao động trực tiếp của
Công ty chủ yếu là lao động phổ thông, cần phải được đào tạo. Đây chính là khó

khăn lớn của Công ty trong việc chuyên môn hóa và nâng cao năng suất lao động.
1.2.3. Điều kiện kinh tế, giao thông
Hà Nội có cơ sở hạ tầng phát triển mạnh là điều kiện tốt cho giao dịch, buôn
bán, kí kết các hợp đồng với khách hàng của Công ty. Đây là điều kiện có ý nghĩa
rất quan trọng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty thuộc khu vực kinh tế trọng điểm Phía Bắc, là trung tâm kinh tế lớn
thứ hai của đất nước. Trong những năm gần đây các vành đai xanh đã phát triển ở
xung quanh các thành phố lớn. Về công nghiệp sản phẩm tiêu dùng chiếm1/2 tổng
giá trị sản phẩm, ngành cơ khí, điện tử phát triển, trình độ dân trí và thu nhập của
người dân từng bước được cải thiện và nâng cao. Đây là điều kiện thuận lợi để thị
trường về các sản phẩm của Công ty được mở rộng.
Công ty nằm ở vị trí nối với quốc lộ 1A, chạy được xe có trọng tải lớn, thuận
lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu từ các tỉnh Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái,
cách cảng sông Đáy khoảng 5Km nên có thể chuyên trở hành hóa bằng đường thủy,
cách cảng Hải Phòng 120Km, cách đường sắt quốc gia 3,5Km.

SV: Trần Văn Phú

-6-

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


Báo cáo thực tập

Trường đại học Mỏ- Địa chất

Tóm lại, điều kiện kinh tế ở đây khá thuận lợi cho quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty cung cấp các sản phẩm của mình cho các Công ty khai thác
dầu khí trong nước và xuất khẩu.

1.3.
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 2012
Trên cơ sở những hỗ trợ, chỉ đạo sát sao của Tổng công ty và Hội đồng quản
trị Công ty, Ban điều hành đã tập trung triển khai tổ chức thực hiện, cùng với sự nỗ
lực và cố gắng của toàn thể CBCNV trong Công ty. Kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty DMC – Miền Bắc cơ bản đã hoàn thành với các chỉ tiêu chủ yếu
sau :
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8

Chỉ tiêu

Tổng Sản lượng tiêu thụ
Sản lượng sản xuất
Tổng doanh thu
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận sau thuế
Nộp ngân sách nhà nước
Chỉ tiêu đầu tư
Thu nhập bình quân

Đơn vị

tính

Thực hiện
năm 2011

Tấn
Tấn
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tỷ đồng
Tr
đ/ng/th

56.462
50.329
251,18
18,91
17,415
1,495
0
8,8

Năm 2012
Kế hoạch Thực hiện
năm
năm
40.200
39.260

34.700
34.303
181,7
186,325
6,5
6,8
4,875
5,1
5
3,98
1,3
0
8
8

% so với
TH 2011

% so với
KH 2012

69,53%
68,16%
74,18%
35.96%
29,29%
266,22%
100%
90,91%


97,66%
98,86%
102,55%
104,62%
104,62%
79,6%
0%
100%

- Tổng sản lượng sản xuất đạt 34.303 tấn, đạt 98,86% so với kế hoạch năm
2012 và 68,16% so với năm 2011.
- Tổng sản lượng tiêu thụ đạt 39.260 tấn, đạt 97,66% so với kế hoạch năm
2012 và 69,53% so với năm 2011.
- Tổng doanh thu năm 2012 đạt 186,325 tỷ đồng, đạt 102,55% so với kế hoạch
năm 2012 và 74,18% so với năm 2011.
- Lợi nhuận sau thuế đạt 5,1 tỷ đồng, đạt 104,62% kế hoạch năm 2012 và
29,29% so với năm 2011.
- Nộp Ngân sách Nhà nước đạt 3,98 tỷ đồng, đạt 79,6% so với kế hoạch năm
2012 và 266,22% so với năm 2011.
- Thu nhập bình quân đạt 8 Tr đồng/ng/th, đạt 100% so với kế hoạch năm 2012
và 90,91% so với năm 2011(đã bao gồm trích từ quỹ khen thưởng phúc lợi).
1. Công tác tổ chức ổn định sau quá trình chuyển đổi
Năm 2012 đánh dấu sự thay đổi quan trọng trong hoạt động của Công ty DMC
– Miền Bắc, đó là năm thứ 2 Công ty hoạt động với hình thức là Công ty cổ phần
theo chủ trương tái cấu trúc của Tổng công ty DMC. Ngày 26/3/2011 Công ty CP
Hóa phẩm Dầu khí DMC-Miền Bắc đã tổ chức thành công đại hội đồng cổ đông lần
đầu. Sau khi chuyển đổi, Công ty đã nhanh chóng ổn định tổ chức, nhân sự, đồng
SV: Trần Văn Phú

-7-


Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


Báo cáo thực tập

Trường đại học Mỏ- Địa chất

thời cũng đã xây dựng và ban hành các quy chế quản lý nội bộ (Điều lệ Tổ chức và
Hoạt động Công ty; Quy chế làm việc của Hội đồng Quản trị; Quy chế làm việc của
Ban Kiểm soát; Quy chế làm việc của Ban Giám đốc; Nội quy Lao động Công
ty .....) để đưa Công ty vào hoạt động ổn định.
Trong quá trình chuyển đổi Công ty DMC-Miền Bắc đã rà soát, sắp xếp, định
biên lại lao động.Năm 2012 Công ty DMC-Miền Bắc đã giải quyết thủ tục cho 20
CBCNV nghỉ hưu trước tuổi và 07 CBCNV chấm dứt hợp đồng lao động với số tiền
trợ cấp trên 02 tỷ đồng. Tính đến thời điểm ngày 31/12/2012, Tổng số lao động
Công ty là 213 người, trong đó có 44 là Nữ. Lao động sản xuất trực tiếp và phục vụ
sản xuất là 153 người, lao động gián tiếp là 60 người (bao gồm cả số chuyên viên
kinh doanh và chuyên viên phát triển dịch vụ).
2. Hoạt động thương mại dịch vụ
- Hoạt động thương mại, dịch vụ năm 2012 đã có những bước chuyển biến
tích cực, doanh thu đạt 118 tỷ đồng, đạt 107% kế hoạch năm 2012.
- Bên cạnh việc duy trì tốt việc kinh doanh các sản phẩm cho các khách hàng
truyền thống như, Công ty còn tìm kiếm được một số khách hàng và thị trường mới,
cụ thể :
- Barite: đã tìm được một số đối tác mua Barite: Brunei, Singapore, Hàn Quốc
- Xăng dầu: đã tích cực tìm kiếm phát triển được một số khách hàng tiềm năng
như: Công ty Xuân Thành, Xuân Trường,…
- Bentonite: đã tiếp cận được với các khách hàng tiềm năng mới như: Công ty
CP Him Lam hạ tầng, Công ty CP Hà Đô 3, Công ty CP công trình 499...

- Đội ngũ cán bộ làm công tác thương mại, dịch vụ đã được đào tạo, bước đầu
quen với công tác kinh doanh thương mại chuyên nghiệp.
3. Công tác sản xuất
Tổng sản lượng sản xuất đạt 34.303 tấn, đạt 98,86% so với kế hoạch năm 2012.
Doanh thu từ sản xuất đạt 55 tỷ đồng.
- Mặc dù trong năm 2012, Công ty phải đối mặt với rất nhiều khó khăn: nguồn
nguyên liệu Barite dần cạn kiệt, chất lượng xấu, lẫn nhiều tạp nhất, thời tiết trong
năm mưa nhiều, không thuận lợi cho việc khai thác nguyên liệu và sản xuất, tình
hình thị trường trong nước và quốc tế có nhiều biến động bất lợi, giá nguyên nhiên
vật liệu đầu vào tăng làm ảnh hưởng tới chi phí cho hoạt động sản xuất, tuy nhiên
với sự chỉ đạo sát sao của Ban lãnh đạo Công ty kết hợp với sự nỗ lực của toàn bộ
CBCNV, Công ty đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch sản xuất cả năm.
- Công ty đã hoàn thiện quy trình sản xuất các sản phẩm Bentonite, nâng cao
chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm, cụ thể :

SV: Trần Văn Phú

-8-

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


Báo cáo thực tập

Trường đại học Mỏ- Địa chất

+ Công ty đã nghiên cứu tìm hóa chất mới (Polime) thay cho hóa chất CMC
dùng trong sản phẩm Bentonite góp phần làm giảm giá thành trong sản xuất nhưng
vẫn đảm bảo chất lượng, trong năm không có khách hàng nào khiếu nại về chất
lượng sản phẩm.

+ Hiện nay Công ty đã nghiên cứu và áp dụng nguyên liệu sét hoàng thổ thay
thế cho nguyên liệu sét di linh Lâm Đồng trong khâu sản xuất sản phẩm bentag 2 và
đang tiếp tục thử nguyên liệu mới thay cho nguyên liệu di linh Lâm Đồng trong sản
xuất bentonite dùng cho khuôn đúc.
- Công ty đang nghiên cứu sản xuất Bentonite phục vụ cho ngành lâm nghiệp
(Benga giữ ẩm cho đất), cho sản xuất thép, ....
- Công ty đã hoàn thiện và ban hành một số định mức tiêu hao nguyên vật
liệu: quặng Barite Bắc Kạn, Cabonate …, điều chỉnh định mức lao động, đơn giá
tiền lương một số công đoạn công đoạn cho sản phẩm Barite, Bentonite ....
4. Công tác đầu tư
Tổng mức đầu tư của Công ty trong năm 2012 là 2,6 tỷ đồng, đạt 52% kế
hoạch năm, so với năm 2011 thì đã có sự tăng trưởng lớn (đạt 185% so với năm
2011) và đã góp phần ổn định hoạt động sản xuất của Công ty, cụ thể:
- Công ty đã mua 01 xe xúc lật bánh lốp Komatsu.
- Trang bị bổ sung thiết bị phòng Thí nghiệm.
- Công ty đang thực hiện đầu tư 01 xe nâng 3 tấn và Công ty đã trình HĐQT
phê duyệt kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị phụ tùng cải tiến cụm máy 5R.
5. Công tác quản lý tài chính, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Nguồn vốn kinh doanh của Công ty DMC – miền Bắc rất khó khăn, vì vậy,
Công ty luôn xác định phải tăng cường công tác quản lý để tránh gây ứ đọng vốn
trong các khâu thanh toán và hàng tồn kho, cụ thể :
- Thanh lý các tài sản, vật tư, hàng hoá tồn đọng của Công ty TNHH trước khi
bàn giao sang Công ty Cổ phần.
- Công tác thu hồi công nợ bán hàng có nhiều chuyển biến tích cực, hiện nay
không có phát sinh nợ phải thu khó đòi mới và Công ty đang tập trung thu hồi các
khoản khó đòi phát sinh từ những năm trước. Từ 1/1 đến đến hết 30/11/ 2012, Công
ty đã thu hồi được 1,2 tỷ đồng nợ phải thu khó đòi tồn đọng (bao gồm cả nợ bán
phân bón).
6. Công tác an sinh xã hội, chăm lo sức khoẻ đời sống, an toàn lao động và
văn hoá thể thao

- Tổng quỹ lương do Công ty DMC - Miền Bắc chi trả năm 2012 ước đến hết
tháng 12 là: 20,448 tỷ đồng (bao gồm lương + PC + ăn ca + trang phục + ATV +
độc hại + lương bổ sung).
SV: Trần Văn Phú

-9-

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


Báo cáo thực tập

Trường đại học Mỏ- Địa chất

- Tổng quỹ khen thưởng, phúc lợi năm 2011 là: 4,5 tỷ đồng (bao gồm tiền lễ,
Tết + nghỉ mát );
- Công ty đã tổ chức học về an toàn lao động đối với 213 cán bộ, công nhân
lao động và đào tạo về phòng cháy chữa cháy đối với 51 cán bộ, công nhân lao
động.
- Công ty đã có cấp phát BHLĐ cho từng đối tượng lao động theo tiêu chuẩn
định lượng, mẫu mã như Tổng Công ty quy định.
- Công ty đã tổ chức khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động.
- Công ty đã vận động CBCNV giữ gìn vệ sinh nơi làm việc và đảm bảo
không xảy ra trường hợp ngộ độc thực phẩm nào trong công tác phục vụ ăn ca cho
CBCNV.
- Công ty luôn thực hiện đầy đủ các quy định về đánh giá giám sát môi trường
- Công tác an sinh xã hội, hoạt động từ thiện luôn được Công đoàn CSTV
công ty quan tâm và thường xuyên động viên người lao động, đoàn viên công đoàn
tham gia các hoạt đông từ thiện giúp đỡ các gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, quỹ
tương trợ thế hệ trẻ, quỹ tình nghĩa, ủng hộ người mù, người bị chất độc màu gia

cam.
- Hoạt động của Hội cựu chiến binh và đoàn thanh niên đã được khôi phục,
bước đầu đã phát huy được vai trò tiên phong trong công tác cũng như các phong
quần chúng như: thể thao, văn nghệ, chấp hành tốt nội quy, quy chế Công ty,….
Năm 2012 hội cựu chiến binh đã tổ chức 2 đợt (tháng 6 và tháng 10/2012) về nguồn
thăm lại chiến trường xưa.
- CBCNV Công ty đã tích cực tham gia Hội thao toàn ngành Dầu khí năm
2012 và đạt được nhiều thành tích cao.
- Tích cực tham gia và thực hiện xây dựng HTQLCL An toàn - Môi trường Chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 - ISO14000 - OHSAS 18000.
1.4. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ LAO ĐỘNG CỦA
CÔNG TY
1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN HOÁ PHẨM DẦU KHÍ
DMC - MIỀN BẮC

SV: Trần Văn Phú

PHÓ GIÁM ĐỐC
(Phụ trách kỹ thuật, sản
xuất)

-10-

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54
PHÓ GIÁM ĐỐC
( Phụ trách kinh doanh)


Báo cáo thực tập


Trường đại học Mỏ- Địa chất
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC
(Phụ trách nội chính và
KHĐT)

PHÓ GIÁM ĐỐC
(Phụ trách kỹ thuật,
sản xuất)

PHÓ GIÁM ĐỐC (Phụ
trách kinh doanh)

PHÒNG KỸ THUẬT AN
TOÀN
CHẤT LƯỢNG

PHÒNG TỔ CHỨC
HÀNH CHÍNH

PHÒNG KINH DOANH

PHÒNG
THÍ NGHIỆM


PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN

PHÒNG DỊCH VỤ

XƯỞNG SẢN XUẤT
HOÁ PHẨM

PHÒNG KẾ HOẠCH
ĐẦU TƯ

XƯỞNG SỬA CHỮA
VẬN HÀNH THIẾT BỊ
XƯỞNG SẢN XUẤT
BAO BÌ

CÔNG TY THÀNH VIÊN/
TRỰC THUỘC
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ VÀ
KHAI THÁC BARITE BẮC KẠN

SV: Trần Văn Phú

-11-

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


Báo cáo thực tập


Trường đại học Mỏ- Địa chất

1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
1. Đại hội đồng cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có
quyền quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được Luật pháp và
Điều lệ công ty quy định.
2. Hội đồng quản trị:
Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ
những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị
thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt
động quản lý rủi ro của công ty. Hội đồng quản trị của công ty dự kiến gồm 5 người
do Đại hội đồng cổ đông bầu ra.
3. Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của công ty, giám sát
việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội
bộ của Công ty. Ban kiểm soát thẩm định báo cáo tài chính hàng năm, kiểm tra từng
vấn đề cụ thể liên quan đến hoạt động tài chính khi xét thấy cần thiết hoặc theo
quyết định của đại hội đồng cổ đông hoặc theo yêu cầu của cổ đông lớn. Ban kiểm
soát báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực và hợp pháp của
chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động của hệ thống kiểm tra
kiểm soát nội bộ. Ban kiểm soát của công ty dự kiến có 3 người do Đại hội đồng cổ
đông bầu ra.
4. Giám đốc Công ty
Là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách
nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch Công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ
của mình. Giám đốc Công ty có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật
Doanh nghiệp và Điều lệ Công ty.
5. Phó giám đốc Công ty

Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về lĩnh vực:
- Phụ trách các lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản và phát triển dịch vụ.
- Phụ trách lĩnh vực kỹ thuật, sản xuất tại cơ sở Yên Viên.
- Phụ trách nội chính và kinh doanh dịch vụ.
6. Phòng Tổ chức Hành chính
Chịu trách nhiệm tổ chức và thực hiện: Công tác tổ chức, nhân sự, lao động
tiền lương, BHXH-BHYT, đào tạo, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, văn thư lưu trữ,
thanh tra bảo vệ, quân sự và các chế độ chính sách đối với người lao động. Tham
gia xây dựng các văn bản, chính sách quản lý nội bộ của Công ty.
SV: Trần Văn Phú

-12-

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


Báo cáo thực tập

Trường đại học Mỏ- Địa chất

7. Phòng Kế hoạch Đầu tư
Thực hiện tổ chức, xây dựng kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh ngắn,
trung và dài hạn của Công ty. Mua bán, quản lý, cấp phát sử dụng thanh lý, vật tư,
nguyên liệu. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, xây dựng báo cáo đầu tư và làm thủ
tục đầu tư cho các dự án.
8. Phòng Tài chính Kế toán
Tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty hoặc
người được ủy quyền về tổ chức, chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế
toán, thống kê, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế trong Công ty. Báo cáo trung
thực và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về các công việc thuộc phạm vi

trách nhiệm và quyền hạn được thực hiện theo Luật Kế toán.
9. Phòng Thương mại
Có chức năng tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý thực hiện hoạt
động kinh doanh sản phẩm hàng hóa do Công ty sản xuất và mua bán bên ngoài bao
gồm cả xuất khẩu. Công tác nghiên cứu thị trường và phát triển kinh doanh theo
mục tiêu chiến lược phát triển của Công ty. Thực hiện công tác quản lý chất lượng
theo yêu cầu bộ tiêu chuẩn ISO 9001-2000 nhằm nâng cao năng lực quản lý, có hiệu
quả cao trong sản xuất dịch vụ của Công ty.
10. Phòng Phát triển Dịch vụ
Có chức năng tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công
ty và người được ủy quyền trong các lĩnh vực. Phát triển các loại hình dịch vụ,
nghiên cứu đề xuất thực hiện các dự án được phê duyệt.
11. Phòng Thí nghiệm
Có chức năng tham mưu, giúp việc cho Giám đốc Công ty về công tác quản lý
chất lượng sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh của toàn công
ty. Tổ chức công tác nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng các nguyên liệu khoáng, đề
xuất công nghệ sản xuất từ nguyên liệu này. Tư vấn và hỗ trợ kỹ thuật về các loại
sản phẩm, hàng hóa trong quá trình sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
12.Phòng Kỹ thuật an toàn chất lượng
Có chức năng tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc công
ty hoặc người được ủy quyền trong lĩnh vực công tác chuyên môn của phòng bao
gồm quản lý công nghệ sản xuất, quản lý công tác an toàn lao động, vệ sinh lao
động và phòng chống cháy nổ, quản lý công tác môi trường trong hoạt động sản
xuất của Công ty, quản lý Hệ thống quản lý ISO 9000, ISO14000, OHSAS 18000
tại Công ty
13. Phân xưởng sản xuất bao bì

SV: Trần Văn Phú

-13-


Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


Báo cáo thực tập

Trường đại học Mỏ- Địa chất

Sản xuất các loại bao bì theo kế hoạch của Công ty. Lập kế hoạch sửa chữa
máy móc, trang thiết bị do xưởng quản lý.
14. Phân xưởng sản xuất hóa phẩm
Có chức năng tổ chức sản xuất các loại sản phẩm của Công ty như Barite,
Bentonite, Feldspar, Thạch anh, Dolomite…khi được giao, sửa chữa bảo dưỡng máy
móc thiết bị sản xuất, phục vụ sản xuất. Lập dự trù vật tư sửa chữa, thay thế máy
móc thiết bị phục vụ sản xuất…
15. Phân xưởng sửa chữa vận hành thiết bị
Có chức năng tham mưu, giúp việc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công
ty hoặc người được ủy quyền trong lĩnh vực công tác chuyên môn của Xưởng như
thực hiện kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, trùng tu, đại tu, thiết bị sản xuất và thiết bị
xe nâng, xe xúc và ô tô của Công ty; Tham gia lập dự trù vật tư thay thế cho máy
móc thiết bị; Tham gia kiểm tra và giám sát thực hiện các hợp đồng kinh tế liên
quan đến việc mua bán các vật tư phục vụ sửa chữa các dây chuyển sản xuất và xe
nâng, xe xúc, ô tô của Công ty.
1.4.3 Tình hình sử dụng lao động trong Công ty
Để đạt được hiệu quả trong quá trình quản lý, hoạt động kinh doanh thì ngoài
yếu tố về chuyên môn, tài chính, thì yếu tố về con người chính là một yếu tố cơ bản
quyết định tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nắm bắt được tầm quan
trọng đó công ty đã có những chính sách phù hợp nhằm sử dụng hiệu quả nhất
nguồn chất xám của công ty. Số lượng lao động của toàn Công ty năm 2012:
Bảng thống kê lao động toàn Công ty năm 2012

Trình độ

Tổng số người

Tỷ lệ (%)

Trên đại học

08

3,76

Đại học

68

31,92

Cao đẳng và Trung Cấp

15

7,04

Công nhân khác

122

57,28


Cộng

213

100

Do định hướng phát triển Công ty trong thời gian tới, việc tái cấu trúc lại Công
ty sẽ là cơ hội quan trọng, Công ty sẽ đánh giá, xem xét, phân loại lao động để có
thể giảm bớt 1 số lao động hay cho nghỉ hưu sớm, bố trí sử dụng và trả lương một
cách hợp lý, nhằm động viên, khuyến khích lao động có trình độ, có đóng góp cho
hoạt động chung của Công ty.
SV: Trần Văn Phú

-14-

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


Báo cáo thực tập

Trường đại học Mỏ- Địa chất

Hàng năm Công ty sẽ bổ sung thêm nhân lực, tuỳ theo nhu cầu mở rộng phạm
vi hoạt động. Số lao động nhận thêm khoảng 20- 30 người/năm, trong đó 10 người
bù cho số lao động nghỉ chế độ, 10- 20 người tăng thêm. Việc bổ sung nhân lực sẽ
tập trung vào số lao động có trình độ cao, có kinh nghiệm trong quản lý và sản xuất.
Công ty sẽ tập trung bổ sung nhân lực nhiều trong những năm tiếp theo.
Trong năm 2012, toàn thể cán bộ công nhân viên của Công ty đã dần có nhận
thức chấp nhận hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, không còn
tư tưởng ỷ lại vào Tổng Công ty, đặc biệt nhận thức này thể hiện rõ ở đội ngũ lãnh

đạo Công ty. Hiện nay DMC- Miền Bắc đã thực hiện mọi biện pháp để sử dụng hợp
lý trình độ và thời gian lao động trong Công ty nhằm nâng cao năng suất sử dụng
lao động, đã không ngừng cải thiện điều kiện làm việc hiện đại, phương tiện làm
việc hiện đại, cung cấp đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân tại
nhà máy và phân xưởng vận hành. Công ty không ngừng nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên biểu hiện là tiền lương bình quân đã tăng
đều qua các năm.Công ty còn thực hiện tốt các chính sách theo quy định của Nhà
Nước về BHYT, BHXH.
1.4.4 Chế độ làm việc của Công ty
Quy chế tiền lương, tiền thưởng (Quyết định số 208/QĐ-DMC ngày
10/07/2008 của HĐQT) đảm bảo nghĩa vụ và quyền lợi của 2 bên trong quan hệ lao
động. Quy định này phù hợp với Luật Doanh Nghiệp và điều lệ của Công Ty.
Thời gian làm việc và được quy định như sau: 8 giờ/ngày hoặc không quá 40
giờ/tuần; các bộ phận sản xuất, phục vụ làm việc theo ca kíp do người sử dụng lao
động quy định cụ thể cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng Công
Ty/Công ty.
Trường hợp đột xuất người sử dụng lao động có thể huy động người lao động
làm thêm giờ nhưng không quá 4h/1ngày và 20h/1năm.
Người lao động làm tầm 8h/1ngày được nghỉ 30p giữa ca, tính vào giờ làm
việc, người làm ca đêm được nghỉ giữa ca 45p, tính vào giờ làm việc.
Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong
những trường hợp sau :
- Kết hôn : nghỉ 05 ngày (không kể ngày đi đường).
- Con kết hôn : nghỉ 03 ngày (không kể ngày đi đường).
- Bố hoặc mẹ (cả bên chồng và bên vợ), Người nuôi dưỡng trực tiếp, vợ hoặc
chồng, con chết: Người lao động nghỉ 05 ngày (không kể ngày đi đường)và được
thanh toán tiền chi phí đi lại theo quy định của Công Ty.

SV: Trần Văn Phú


-15-

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


Báo cáo thực tập

Trường đại học Mỏ- Địa chất

Công ty còn tổ chức các hoạt động nghỉ mát, nghỉ ngày lễ tết theo quy định
của Nhà Nước. Điều này tạo được lòng tin và khuyến khích cán bộ công nhân viên
trong Công ty nhiệt tình và hăng say tham gia sản xuất.
1.5 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY DMC – MIỀN BẮC
1.5.1 Công nghệ sản xuất
Công nghệ sản xuất có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong hoạt động sản xuất
kinh doanh. Nó là tập hợp các phương tiện kỹ thuật, những phương pháp chế biến tạo
ra sản phẩm. Để nâng cao chất lượng và số lượng sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu của
thị trường thì bắt buộc doanh nghiệp phải nghiên cứu nâng cao công nghệ sản xuất.
Được sự giúp đỡ của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam và Tổng Công ty
DMC đến nay Công ty Cổ phần Hoá phẩm dầu khí DMC-Miền Bắc đã có sở vật chất,
trang thiết bị hiện đại, áp dụng công dạng tuyển 5R hiện đại đảm bảo yêu cầu:
- Nâng cao trình độ cơ khí hóa và tự động hóa qui trình sản xuất.
- Áp dụng phương pháp công nghệ tiên tiến nhằm tăng năng suất lao động và
tiết kiệm nguyên liệu.
- Nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế.
Ngày 29/10/1995 hệ thống sản xuất Barite - API được khánh thành tại Công ty
với hệ thống sản xuất Raymond (con lắc li tâm tròn). Vào cuối năm 1998, thêm một
dây truyền sản xuất Feldspar, CaCO3, Dolomite với công suất 20.000 tấn sản phẩm/
năm đi vào hoạt động. Năm 2001 do nhu cầu ngày càng cao, Công ty lắp thêm 1
máy 5R.

Đi đôi với việc đầu tư hệ thống thiết bị mới là việc đầu tư phòng thí nghiệm hiện
đại, các phương tiện kỹ thuật bốc xếp, phương tiện đi lại, đẩy mạnh cơ giới hóa hệ
thống sản xuất nhằm giảm nhẹ sức lao động và cải thiện môi trường làm việc.
Quy trình sản xuất của máy 5R:
Nguyên liệu khô sau khi rửa sạch phơi khô được đưa vào hệ thống cấp liệu cơ
giới. Theo hệ thống xích tải, băng tải đi vào máy kẹp hàm sau khi qua máy kẹp hàm
nguyên liệu tinh có kích thước nhỏ và đồng đều (hơn 20mm) từ đây lên hệ thống
cấp liệu bằng gầu tải, hệ thống cấp liệu theo nguyên lý rung đệm từ đảm bảo cung
cấp nguyên liệu ổn định cho máy nghiền. Trong máy nghiền nguyên liệu được lưỡi
xẻng đưa vào khe giữa con lăn và vành nghiền, bột nghiền có kích thước đủ nhỏ sẽ
được đẩy lên bởi hệ thống quạt, những hạt đạt yêu cầu sẽ qua hệ thống phân cấp hạt
nhân vào bồn chứa (Silô lớn) những hạt không đạt yêu cầu có kích thước nhỏ một
phần được giải phóng ra ngoài còn những hạt lớn được thu gom lại. Thành phần ở
Silô lớn sẽ qua máy đóng bao 4 vòi, được đóng và đưa sang kho chứa.
- Ưu điểm của máy 5R:

SV: Trần Văn Phú

-16-

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


Báo cáo thực tập

Trường đại học Mỏ- Địa chất

+ Dây chuyền hệ thống khép kín, tiết kiệm nguyên liệu không ảnh hưởng
đến sức khỏe của công nhân.
+ Do được nhập từ nước ngoài nên máy có công suất chạy lớn, cho sản

phẩm chất lượng cao.
- Nhược điểm của máy 5R:
+ Đòi hỏi công nhân phải có tay nghề cao.
1.5.2 Quy trình công nghệ sản xuất bột Barite và Bentonite

SV: Trần Văn Phú

-17-

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


Báo cáo thực tập

Trường đại học Mỏ- Địa chất

Sơ đồ công nghệ sản xuất BARITE - API DMC®
Nguồn cung cấp quặng
Barite
Trả lại nhà cung
cấp khi không
đạt yêu cầu hợp
đồng

Kiểm tra
phân loại

Quặng thông thường

Quặng sạch


Quặng SG cao

Quặng SG thấp

SG: 4,20÷ 4,28g/cm3

SG:4,20÷ 4,28g/cm3
MBT ≤ 1,8 ml

SG: Min 4,28g/cm3
MBT ≤ 2,5 ml

SG:4,05÷ 4,20g/cm3
MBT ≤ 1,8 ml

MBT
1,8-2,5ml

Nếu quặng
ướt cần
phơi khô
sau đó
chuyển luôn
về kho chứa

MBT
≥2,5ml

Xác định tỷ lệ phối trộn hợp



Tuyển – rửa
Quặng khô tự
nhiên cần tuyển
khô, quặng ướt
cần tuyển ướt.
Đập quặng để
kích thước p.hợp

- Trộn định lượng bằng
xe xúc lật
- Đập quặng để có kích
thước phù hợp
- Phơi khô tự nhiên

Kho, bãi chứa
SG≥ 4,2g/cm , MBT ≤ 2,5 ml, độ ẩm ≤ 0,7%,
kích thước: Max 300 x 300mm. Các loại quặng khác
nhau cần để riêng. Khi sản xuất cần cấp xen kẽ các loại quặng
với tỷ lệ phù hợp để ổn định cho quá trình nghiền và chất
lượng sản phẩm
3

SV: Trần Văn Phú

-18-

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54



Báo cáo thực tập

Trường đại học Mỏ- Địa chất

Phụ gia (Sodium
Tripolyphosphate - Na5P3O10)
P2O5 57%Min ( theo trọng lượng )
Kiểm
tra
PG
Gia công PG (PG được trộn
cùng bột Barite có độ hạt
đạt tiêu chuẩn API với tỷ lệ
1:7 - 5R3và 1:10 - 5R2

Kiểm tra
PG sau
gia
công

Máy cấp
phụ gia

Tiếp liệu ( Xe xúc )

NGHIỀN
(Hệ thống 5R-4119)
- U=360V÷ 400V
- In=95A÷ 135A

- Iq=80A÷ 105A
- Icl=0÷ 4,5A
- ηth=200÷ 600v/ph

Trộn phụ gia với
bột Barite sau
nghiền
tỉ lệ 0,7/1000
Đ/chỉnh chế
độ vận hành
Kiểm tra
sản phẩm
Cân sản phẩm và bao gói Bột Barite đạt tiêu chuẩn
API và phillips
- Trọng lượng bao1T, 1,5T,
2T, 25÷ 50kg
- Bao bì theo tiêu chuẩn:

Lưu kho
Quy trình sản xuất công nghệ Barite – API DAK

SV: Trần Văn Phú

-19-

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


Báo cáo thực tập


Trường đại học Mỏ- Địa chất

Mô tả sơ đồ công nghệ các công đoạn sản xuất BARITE - API DMC®:
a. Mục đích :
- Qui định qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm Barite tại Công ty.
- Kiểm soát quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
b. Phạm vi áp dụng :
- Sản xuất Barite tại công ty.
- Các bộ phận tham gia thực hiện sản xuất Barite tại Công ty.
- Các đối tượng liên quan đến sản xuất Barite tại Công ty.
c. Qui trình sản xuất được mô tả như sau :
- Nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu (quặng Barite và phụ gia) được nhập về Công
ty từ các nhà cung cấp. Qua kiểm tra, phân loại và xử lý để đạt yêu cầu đưa vào sản
xuất. Trường hợp không đạt yêu cầu trả lại nhà cung cấp.
- Qui trình vận hành:
+ Nguyên liệu đạt yêu cầu được tập kết vào kho, bãi chứa. Sau đó công nhân
vận hành xe xúc xúc quặng Barite đổ vào hopper, công nhân hoá phẩm đưa phụ gia
sau gia công (đã trộn theo tỷ lệ thích hợp) vào máy cấp phụ gia. Tiếp đó công nhân
vận hành máy nghiền 5R thực hiện chế độ vận hành để nghiền.
+ Trộn phụ gia với bột Barite sau nghiền với tỷ lệ theo yêu cầu của phòng
Thí nghiệm để đạt yêu cầu chất lượng sản phẩm.
- Kiểm tra sản phẩm và lưu kho:
+ Sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng sản phẩm được đóng gói bao bì, vận
chuyển và lưu kho.
+ Khi sản phẩm không phù hợp đưa vào xử lý và điều chỉnh chế độ vận
hành máy trong ca.

SV: Trần Văn Phú

-20-


Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


Báo cáo thực tập

Trường đại học Mỏ- Địa chất

Sơ đồ công nghệ sản xuất BENTONITE - DMC®:
Nguyên liệu III

Nguyên liệuI, II

Phụ gia
Nhà cung
cấp

Kiểm tra

Kiểm tra

Kho nguyên liệu
Nghiền sơ bộ (max: 15mm)
Trộn phụ gia I

Hệ thống hoạt hoá

1

Kho phụ gia


Kho BTP

Ủ hoạt hoá (min: 10 ngày)

Phơi

Phơi khô độ ẩm W ≤ 13%

Phụ gia II+III

Phụ gia I

Kiểm tra
*
Nghiền
Trộn phụ gia II + III
Kiểm tra

KPH

Đóng bao
Lưu mẫu công nghệ

Lưu(min:10
ngày)

Kho SP

Kiểm tra

Chứng chỉ
CL

Bán hàng

Quy định công nghệ sản xuất Bentonite API - DAK

SV: Trần Văn Phú

-21-

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


Báo cáo thực tập

Trường đại học Mỏ- Địa chất

Mô tả sơ đồ công nghệ các công đoạn sản xuất BENTONITE - DMC®:
a. Mục đích :
- Qui định qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm Bentonite tại Công ty.
- Kiểm soát quá trình sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm.
b. Phạm vi áp dụng :
- Sản xuất Bentonite tại Công ty.
- Các bộ phận tham gia thực hiện sản xuất Bentonite tại Công ty.
- Các đối tượng liên quan đến sản xuất Bentonite tại Công ty.
c. Qui trình sản xuất được mô tả như sau :
- Nguyên liệu: Nguồn nguyên liệu (quặng Bentonite và phụ gia) được nhập về
Công ty từ các nhà cung cấp. Qua kiểm tra, phân loại và xử lý để đạt yêu cầu đưa
vào sản xuất. Trường hợp không đạt yêu cầu trả lại nhà cung cấp.

- Qui trình vận hành:
Nguyên liệu và phụ gia đạt yêu cầu được tập kết vào kho, bãi chứa theo từng lô
và sẽ lấy ra theo thứ tự. Trộn phụ gia với Bentonite sau nghiền với tỷ lệ theo yêu
cầu của phòng Thí nghiệm để đạt yêu cầu chất lượng sản phẩm
+ Làm tơi và trộn phụ gia I : Nguyên liệu từ kho dự trữ được chuyển tới hopper
cấp liệu hệ thống hoạt hóa bằng xe xúc. Nguyên liệu được định lượng từ hopper đưa
cùng phụ gia hoạt hóa tới thiết bị đập tơi và được trộn bằng băng tải cấp liệu. Sử
dụng máy đập búa làm thiết bị đập nhỏ nguyên liệu và phụ gia I.
+ Lưu kho hoạt hóa: nguyên liệu sau khi đập nhỏ và phối trộn phụ gia I được
đưa vào kho lưu giữ một thời gian để đảm bảo hoàn tất quá trình hoạt hóa trước khi
phối trộn.
+ Phơi khô và chuẩn bị trước khi nghiền : Sau khi nguyên liệu hoạt hóa đưa ra
phơi bằng xe xúc rồi chuyển tới máy nghiền theo từng dải, điều này làm nguyên liệu
được trộn đồng đều trước khi nghiền.
+ Sét nguyên liệu sau khi hoạt hóa và phơi khô được xe xúc cấp vào hopper
cấp liệu máy nghiền, qua gầu tải, bunke, được cấp vào máy nghiền bằng băng tải
định lượng theo năng suất mát nghiền. Sét nguyên liệu được nghiền trên máy 5R.
Sản phẩm sau nghiền được đưa tới thiết bị phối trộn bằng vít tải ra. trộn phụ gia
II,III và đóng gói sản phẩm.
- Kiểm tra sản phẩm và lưu kho:
+ Sản phẩm đạt yêu cầu chất lượng sản phẩm được đóng gói bao bì, vận
chuyển và lưu kho.
+ Khi sản phẩm không phù hợp đưa vào xử lý và điều chỉnh chế độ vận
hành máy trong ca.

SV: Trần Văn Phú

-22-

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54



Báo cáo thực tập

Trường đại học Mỏ- Địa chất

1.5.3 Trang thiết bị chủ yếu của Công ty
Công ty từ khi được thành lập đến nay qua 20 năm hình thành và phát triển đã
có được trang thiết bị cần thiết và hiện đại. Khi mới ra đời sản xuất sản phẩm Barite
trên cơ sở hệ thống thiết bị nghiền 2 tấn/giờ, chất lượng sản phẩm rất kém vì nghiền
quá mịn do thiết bị nghiền không phân cấp hạt. Mà trong quá trình từ quặng đến sản
phẩm thì khâu nghiền quặng là quan trọng nhất. Đến nay thì đã thay bằng hệ thống
5R hiện đại, đặc biệt là sự thay đổi khâu tuyển rửa quặng từ phương pháp thủ công
sang phương pháp cơ giới hóa, giải phóng sức lao động con người, còn lại các khâu
khác được tự động hóa hoặc được sự hỗ trợ đắc lực của máy móc. Hiện nay Công ty
đã có đủ điều kiện cho sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, các trang thiết bị
được bảo dưỡng thường xuyên. Trang thiết bị của Công ty được thống kê trong
bảng sau:
Bảng trang thiết bị chủ yếu của Công ty

TT

Tên máy móc thiết bị

1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Máy 5R
Máy búa
Máy búa
Xe ca
Xe con
Xe con
Xe lencurser
Xe nâng hạ Toyota
Xe nâng hạ Toyota
Xe xúc lật
Cấu trúc nâng hạ
Máy tuyển rửa
Máy đóng bao
Hệ thống nạp liệu
Máy phối trộn
Xe nâng hạ Toyota

SV: Trần Văn Phú


Đơn vị

Công xuất

Cái
Cái
Cái
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Chiếc
Cái
Cái
Cái
Cái
Cái
Chiếc

9,5 tấn/giờ
4 tấn/giờ
2 tấn/giờ
39 chỗ
12 chỗ
4 chỗ
7 chỗ
1 tấn
2 tấn

5 tấn/gầu
5 tấn
25 tấn/giờ
25 tấn/giờ
8 tấn/giờ
9,5 tấn/giờ
2,5 tấn/giờ

-23-

Nơi sản
xuất
Tr.Quốc
Tr.Quốc
Tr.Quốc
Liên Xô
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Nhật
Tr.Quốc
Tr.Quốc
Tr.Quốc
Tr.Quốc
Nhật

Số Tình trạng kỹ

lượng
thuật
3
Loại A
1
Loại A
2
Loại B
2
Loại B
2
Loại A
2
Loại A
1
Loại A
1
Loại A
2
Loại A
1
Loại A
1
Loại A
3
Loại A
3
Loại A
2
Loại A

3
Loại A
2
Loại A

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


Báo cáo thực tập

Trường đại học Mỏ- Địa chất

CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA PHẨM
DẦU KHÍ DMC- MIỀN BẮC
2.1. NỘI DUNG THỰC TẬP:
Thưc tập tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế- QTDN Dầu khí.
2.2. ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Công ty Cổ phần Hóa Phẩm dầu khí DMC- Miền Bắc. Cụ thể là:
- Phòng Kế hoạch đầu tư.
- Phòng Tổ chức hành chính.
- Phòng Tài chính kế toán
- Xưởng sản xuất
2.3. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN THỰC TẬP
Tuần 1 và 2: Tìm hiểu tình hình chung của Công ty Cổ phần Hoá phẩm dầu
khí DMC- Miền Bắc về cơ sở sản xuất, nhiệm vụ, tình hình tổ chức quản lý sản xuất
– kinh doanh. Cụ thể:
- Quá trình hình thành và phát triển của Công ty, các điều kiện vật chất kỹ
thuật ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

- Công nghệ sản xuất của Công ty, tìm hiểu công nghệ sản xuất Barite và
Bentonite.
- Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động của Công ty: bộ máy tổ chức,
chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Tìm hiểu rõ về chức năng, nhiệm vụ của phòng kế hoạch đầu tư, cán bộ công
nhân viên của phòng.
Tuần 3 và 4: Trực tiếp tham gia tìm hiểu và thực hành các nghiệp vụ kinh tế
trong các phòng ban chức năng và nghiên cứu tài liệu phục vụ cho việc thực tập
tốt nghiệp.
- Tìm hiểu các loại kế hoạch: dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và kế hoạch sản
xuất thường ngày (kế hoạch tác nghiệp) trong Công ty. Cụ thể như: kế hoạch 5
năm 2011- 2015; kế hoạch sản xuất năm 2012; kế hoạch sản xuất quý I năm 2012;
kế hoạch sản xuất tháng và kế hoạch sản xuất tuần.
- Hướng dẫn thiết lập mục tiêu, xây dựng kế hoạch, và kiểm soát thực hiện
kế hoạch HD 06 DMC. Tìm hiểu các bảng biểu áp dụng trong việc xây dựng kế
hoạch

SV: Trần Văn Phú

-24-

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


Báo cáo thực tập

Trường đại học Mỏ- Địa chất

- Tìm hiểu công tác định mức kinh tế- kỹ thuật của Công ty, cụ thể là: Định
mức tiêu hao nhiên liệu, nguyên liệu, lao động…

- Tìm hiểu hướng dẫn thực hiện quy chế tiền lương, tiền thưởng.
- Nghiên cứu các hợp đồng kinh tế của Công ty: hợp đồng mua Barite, vật tư,
thiết bị và nguyên liệu khác…
- Nghiên cứu bảng xây dựng quỹ lương và đơn giá tiền lương năm 2012.
- Nghiên cứu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch giai đoạn 2006- 2010: kết
quả của các chỉ tiêu cụ thể, đánh giá về thuận lợi và khó khăn trong giai đoạn đó.
- Nghiên cứu việc thực hiện các chỉ tiêu trong năm 2012.
- Tìm hiểu các giải pháp, đề xuất kiến nghị thực hiện kế hoạch sản xuất năm
2013, kế hoạch quý I năm 2013.
- Nghiên cứu việc tổng hợp các chi phí để xây dựng giá thành sản xuất các
sản phẩm.
- Nghiên cứu tìm hiểu tình hình tài sản cố định của Công ty trong những năm
qua.
Tuần 5 và 6: Thu thập tài liệu liên quan đến việc làm đồ án tốt nghiệp:
- Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của DMC- MB trong năm 20092012.
- Bảng cân đối kế toán của Công ty năm 2009, 2010, 2011và 2012.
- Báo cáo chi tiết tài sản cố định năm 2009- 2012.
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2012, bảng cân đối chi phí phát sinh năm
2012.
- Thẻ giá thành tổng hợp và giá thành theo yếu tố
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2013, quý I, tháng 1 và 2 của công ty
DMC- MB.
- Các giải pháp để thực hiện kế hoạch năm 2013, kế hoạch tiết giảm chi phí.
- Bảng quỹ lương, đơn giá tiền lương năm 2012, năm 2013 của Công ty.
- Các quy chế tiền lương, tiền thưởng cũng như chế độ phụ cấp mà Công ty
đang áp dụng.
- Định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu và nhân công để sản xuất sản
phẩm.
- Kế hoạch 5 năm 2011- 2015 và các bảng biểu kèm theo.


SV: Trần Văn Phú

-25-

Lớp: KT & QTDN Dầu khí k54


×