Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 31 trang )

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ
HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN THỰC
PHẨM TẠI VIỆT NAM


GIỚI THIỆU CHUNG
Trên thế giới hiện nay có 2 xu hướng chính trong
quản lý an toàn thực phẩm:
1. Thành lập một cơ quan quản lý thực phẩm trực thuộc
Chính phủ, như mô hình mà một số nước Châu Âu, Úc,
New Zealand, Singapore… đã áp dụng.
2. Thành lập cơ quan quản lý an toàn thực phẩm thuộc Bộ
Y tế: Mỹ, Thái Lan, Phillipin… thành lập FDA (Food and
Drug Administration) hay Nhật Bản, Malayxia, Đài
Loan…có Vụ An toàn thực phẩm thuộc Bộ Y tế.


GIỚI THIỆU CHUNG
Cho dù hệ thống quản lý khác nhau nhưng nguyên tắc
chung kiểm soát an toàn thực phẩm được áp dụng thống
nhất, dựa trên 3 yếu tố chính:
• Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATTP
• Hệ thống thanh tra chuyên ngành ATTP
• Hệ thống kiểm nghiệm ATTP


GIỚI THIỆU CHUNG


HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN QUẢN LÝ ATTP


1. Các văn bản do Quốc hội, Chính phủ ban hành:





Luật An toàn thực phẩm năm 2010;
Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật An toàn thực phẩm.
Nghị định số 178/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định
xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm.


HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN QUẢN LÝ ATTP

2. Các Thông tư liên tịch hướng dẫn Luật ATTP

 Thông tư liên tịch số 20/2013/TTLT-BYTBNNPTNT-BCT ngày 1/8/2013 quy định điều
kiện, trình tự, thủ tục chỉ định cơ sở kiểm nghiệm
thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước.
 Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYTBNNPTNT-BCT ngày 09/4/2014 hướng dẫn việc
phân công, phối hợp trong quản lý nhà nước về an
toàn thực phẩm
 Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYTBNNPTNT-BCT ngày 27/10/2014 hướng dẫn ghi
nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực
phẩm, chất hỗ trợ thực phẩm chế biến bao gói sẵn.


HỆ THỐNG CƠ QUAN QUẢN LÝ ATTP

CHÍNH PHỦ

BỘ Y TẾ

BỘ CÔNG THƯƠNG
rượu, bia, nước
giải khát, sữa
chế biến, dầu
thực vật, sản
phẩm chế biến
bột và tinh bột;
ban hành chính
sách quy hoạch
về chợ

thanh tra chuyên ngành

hanh tra chuyên ngành

phụ gia tp, chất hỗ trợ
chế biến, nước uống
đóng chai, nước
khoáng thiên nhiên,
thực phẩm chức năng

CỤC QL
THỊ TRƯỜNG

VỤ KHCN


SỞ CÔNG THƯƠNG

CỤC AN TOÀN VỆ SINH
THỰC PHẨM
CỤC QLCL
NÔNG
LÂM S ẢNTH ỦY

SỞ Y TẾ

ƯƠNG

ngũ cốc, thịt và các sp
từ thịt, thủy sản và các
sp từ thủy sản rau, củ,
quả, trứng và các sp từ
trứng, sữa tươi
nguyên
liệu, mật ong và các sp
từ mật ong, tp biến đổi
gen, muối;
sản xuất ban đầu nông,
lân, thủy sản, muối
CỤC CHĂN
NUÔI

PHÒNG Y TẾ
VÀ TT Y TẾ

C ỤC

TR ỒNG
TR ỌT

CỤC BV
TH ỰC
V ẬT

SỞ NN & PTNT

CHI CỤC
ATVSTP

CHI C ỤC
QL TH Ị TR ƯỜNG
PHÒNG CÔNG TH

BỘ NN &PTNT

CÁC
CHI C ỤC
PHÒNG NN

CỤC THÚ Y


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ATTP
1. Phân công quản lý nhà nước về ATTP
Điều 61 Luật ATTP quy định trách nhiệm quản lý nhà
nước về an toàn thực phẩm như sau:
 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về an toàn thực

phẩm;
 Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản
lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
 Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Y tế
thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm;
 Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về
an toàn thực phẩm.


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ATTP
Luật ATTP phân công các Bộ quản lý ATTP toàn bộ từ
“A đến Z” chuỗi cung cấp thực phẩm đối với các nhóm
ngành hàng khác nhau (gọi là phân công theo chiều dọc),
cụ thể:
 Bộ Y tế: quản lý ATTP đối với phụ gia thực phẩm, chất
hỗ trợ chế biến thực phẩm, nước uống đóng chai, nước
khoáng thiên nhiên, thực phẩm chức năng và các thực
phẩm khác theo quy định của Chính phủ


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ATTP
 Bộ Nông nghiệp và PTNT: quản lý ATTP đối với ngũ cốc, thịt
và các sản phẩm từ thịt, thủy sản và sản phẩm thủy sản, rau, củ,
quả và sản phẩm rau, củ, quả, trứng và các sản phẩm từ trứng,
sữa tươi nguyên lieu, mật ong và các sản phẩm từ mật ong,
thực phẩm biến đổi gen, muối và các nông sản thực phẩm khác
theo quy định của Chính phủ
 Bộ Công thương: quản lý ATTP đối với rượu, bia, nước giải
khát, sữa chế biên, dầu thực vật, sản phẩm chế biến bột và tinh

bột và các thực phẩm khác theo quy định của Chính phủ.
 Việc phân công cụ thể các nhóm ngành hàng quy định tại
Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày
09/4/2014 hướng dẫn việc phân công, phối hợp trong quản lý
nhà nước về an toàn thực phẩm


I. BỘ Y TẾ


1. Tuyến trung ương
Bộ Y tế
Vị trí, chức năng

Tổ chức

Là cơ quan của Chính
phủ, thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về VSATTP,
chủ trì thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước đối với các
sản phẩm có nguồn gốc trong
nước và nhập khẩu đã thành
thực phẩm lưu thông trên thị
trường, làm thường trực Ban
chỉ đạo liên ngành về
VSATTP ở trung ương và Ủy
ban luật thực phẩm quốc tế
của Việt Nam.


10 vụ, 4 cục
Văn phòng
Thanh tra
Cục ATVSTP
• Cục ATVSTP là cục chuyên ngành thuộc Bộ Y tế,
thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y
tế quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về
an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ
Y tế trong phạm vi cả nước.
• Cục ATVSTP có tư cách pháp nhân, con dấu
riêng, tài khoản riêng và có trụ sở làm việc tại thành
phố Hà Nội.
• Cơ cấu cục ATVSTP: Cục trưởng,cục phó, các
phòng chức năng (phòng quản lý tiêu chuẩn và kiểm
nghiệm, phòng giám sát ngộ độc thực phẩm…….)


2. Tuyến tỉnh, thành phố
Sở Y tế
Vị trí, chức năng
Sở Y tế là cơ quan chuyên
môn thuộc Uỷ ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương có chức năng tham
mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quản lý nhà nước về vệ
sinh an toàn thực phẩm theo
phân cấp và theo quy định của
pháp luật trên địa bàn cấp tỉnh;
làm Thường trực Ban Chỉ đạo

liên ngành về vệ sinh an toàn
thực phẩm cấp tỉnh.

Tổ chức
Văn phòng
Thanh tra
Các phòng nghiệp vụ
Chi cục ATVSTP

- Chi Cục ATVSTP trực thuộc Sở Y tế giúp Giám
đốc Sở thực thi pháp luật và thực hiện thanh tra
chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa
bàn cấp tỉnh.
- Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm chịu sự hướng
dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục An toàn vệ
sinh thực phẩm thuộc Bộ Y tế
- Cơ cấu, tổ chức : Chi cục trưởng, chi cục phó, và
4 phòng chức năng.


UBND
HUYỆN,
QUẬN, TX,
TP

• Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp
3. Tuyến huyện
huyện) tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện
quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên

địa bàn cấp huyện.
Phòng Y tế
• Phòng Y tế chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên
chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cấp huyện, đồng
thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn nghiệp
vụ của Sở Y tế.

4. Tuyến xã, phường
Trạm y tế xã
Trưởng trạm
Các nhân viên

• Trạm y tế cấp xã giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực
hiện nhiệm vụ về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa
bàn cấp xã theo hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà
nước cấp trên.


II. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN


1. Trung ương
Vị trí, chức năng
Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước về
vệ sinh an toàn thực phẩm đối
với nông, lâm, thuỷ sản và muối
trong quá trình sản xuất từ khi
trồng trọt, chăn nuôi, thu hoạch,

đánh bắt, giết mổ động vật, sơ
chế, chế biến, bao gói, bảo
quản, vận chuyển đến khi thực
phẩm được đưa ra thị trường nội
địa hoặc xuất khẩu; vệ sinh an
toàn trong nhập khẩu động vật,
thực vật, nguyên liệu dùng cho
nuôi, trồng, chế biến hoặc tạm
nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập,
chuyển khẩu, quá cảnh, mượn
đường lãnh thổ Việt Nam.

Bộ NN và PTNT

Cơ cấu, tổ chức
6 vụ, 8 cục
Thanh tra bộ
Văn phòng bộ
Cục quản lý chất
lượng Nông lâm sản
và Thủy sản

- Cục QLCL Nông lâm sản và Thuỷ sản là cơ quan
trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
thực hiện chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng
quản lý nhà nước chuyên ngành và thực thi nhiệm
vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực chất lượng, an
toàn vệ sinh thực phẩm nông sản, lâm sản, thuỷ sản
và muối thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ
- Cơ cấu, tổ chức: lãnh đạo cục, các phòng ban (

phòng QLCL thực phẩm thủy sản, phòng QLCL TP
Nông lâm thủy sản và nuối……..)


2. Tuyến tỉnh, thành phố
Vị trí, chức năng
Tham mưu giúp Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quản lý
nhà nước về vệ sinh an toàn
thực phẩm trên địa bàn cấp
tỉnh đối với ngành, lĩnh vực:
nông, lâm, thuỷ sản và muối
theo phân cấp và theo quy
định của pháp luật trong suốt
quá trình sản xuất từ khi
nhập khẩu động vật, thực
vật, nguyên liệu (dùng cho
nuôi, trồng, chế biến), nuôi,
trồng, thu hoạch, đánh bắt,
khai thác, giết mổ, chế biến,
bảo quản, vận chuyển đến
khi thực phẩm được đưa ra
thị trường nội địa hoặc xuất
khẩu

Sở NN & PTNT

Cơ cấu, tổ chức
Văn phòng
Thanh tra

Các phòng nghiệp vụ

Chi Cục hoặc Phòng Quản lý
chất lượng nông lâm sản và thủy
sản
- Chi Cục hoặc Phòng Quản lý chất lượng nông lâm
sản và thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan
thuộc Sở giúp Giám đốc Sở thực thi pháp luật và thực
hiện thanh tra chuyên ngành về vệ sinh an toàn thực
phẩm trên địa bàn cấp tỉnh và chịu sự chỉ đạo về
chuyên môn, nghiệp vụ của các Cục chuyên ngành
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Cơ cấu Tổ chức : Lãnh đạo Chi cục, Các phòng
chuyên môn: Phòng Hành chính – Tổng hợp, Phòng
Quản lý CLNLTS;Phòng Phát triển nông thôn.


3. Tuyến huyện

UBNND
HUYỆN,
QUẬN, THỊ
XÃ, TP
Phòng NN &
PTNT

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở
các huyện và Phòng Kinh tế ở các quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh tham mưu giúp Ủy ban nhân

dân cấp huyện thực hiện các quy định của pháp
luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình
nuôi, trồng, thu hoạch, đánh bắt, giết mổ, chế biến,
bảo quản, vận chuyển đến khi thực phẩm được đưa
ra thị trường trên địa bàn cấp huyện.


III. BỘ CÔNG THƯƠNG
CHÍNH PHỦ
Bộ Công
thương

Bộ Công thương chủ trì thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà
nước về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực
phẩm trong suốt quá trình sản xuất của các cơ sở chế biến
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ từ khi nhập nguyên
liệu để chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển đến khi sản
phẩm được đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu.
Cơ cấu, tổ chức: 17 vụ, 9 cục, văn phòng bộ, thanh tra bộ
Vụ Khoa học và Công nghệ thuộc Bộ Công thương tham
mưu giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trong phạm
vi quản lý nhà nước của Bộ.

UBND TỈNH
Sở Công
thương

Sở Công thương tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quản lý nhà nước về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa

bàn cấp tỉnh đối với các cơ sở chế biến thực phẩm ở địa
phương theo phân cấp và theo quy định của pháp luật trong
suốt quá trình sản xuất từ khi nhập nguyên liệu để chế biến,
đóng gói, bảo quản, vận chuyển đến khi thực phẩm được
đưa ra thị trường nội địa hoặc xuất khẩu.


IV. BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

UBND TỈNH


1. Trung ương

CHÍNH PHỦ
Bộ Khoa học
& Công nghệ

Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định và công bố tiêu
chuẩn quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm, thẩm định các
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm để
các Bộ quản lý ngành ban hành; tham gia kiểm nghiệm về vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Cơ cấu tổ chức: Bộ trưởng, các thứ trưởng, khối đơn vị sự
nghiệp, khối đơn vị chức năng quản lý nhà nước (
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng
Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là tổ chức thuộc
Bộ Khoa học và Công nghệ, thực hiện chức năng tham mưu,
giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý nhà nước

và tổ chức thực thi pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất
lượng trong phạm vi cả nước, gồm: Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và tổ chức
thực hiện các hoạt động dịch vụ công về tiêu chuẩn đo lường
chất lượng theo quy định của pháp luật.


2. Tỉnh, thành phố
UBND TỈNH
Sở Khoa học
và Công nghệ

Vị trí, chức năng :Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh thực hiện các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa
bàn cấp tỉnh.
Văn phòng
Thanh tra
Các phòng nghiệp vụ
Chi Cục Tiêu chuẩn Đo lường
Chất lượng

Thuộc Sở Khoa học và Công
nghệ giúp Giám đốc Sở thực hiện
nhiệm vụ về vệ sinh an toàn thực
phẩm theo quy định của pháp
luật và theo hướng dẫn về chuyên
môn, nghiệp vụ của Tổng cục
Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng
trên địa bàn cấp tỉnh.


Chi cục có 04 phòng chuyên
môn, nghiệp vụ gồm:Phòng
Hành chính - Tổng hợp, Phòng
Quản lý Tiêu chuẩn Chất
lượng, Phòng Quản lý Đo
lường, Phòng thông báo và
Hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật
trong thương mại.


V. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
CHÍNH PHỦ
Bộ Tài nguyên và
Môi trường

Tổng cục Môi
trường

UBND TỈNH,
TP TW
Sở Tài nguyên và
Môi trường
Chi Cục Bảo vệ
môi trường
UBND
HUYỆN,
QUẬN, TX, TP
Phòng Tài nguyên
và Môi trường



1. Trung ương
CHÍNH PHỦ
Bộ Tài nguyên
và Môi trường

Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ
quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong sản
xuất, kinh doanh thực phẩm.

Cơ cấu tổ chức: lãnh đạo,các vụ, các cục….
Tổng cục Môi trường

Thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường tham mưu
giúp Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thực
hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi
trường liên quan đến sản xuất, kinh doanh thực
phẩm trong phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.


2. Tỉnh, thành phố
UBND TỈNH
Sở Tài nguyên
và Môi trường

Vị trí chức năng: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh triển khai các biện pháp kiểm soát môi trường
trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn cấp
tỉnh.

Cơ cấu, tổ chức: lãnh đạo, các phòng ban, đơn vị quản
lý hành chính trực thuộc sở: chi cục bảo vệ MT
Chi Cục Bảo vệ môi trường
Thuộc Sở Tài nguyên và
Môi trường giúp Giám đốc
Sở thực hiện nhiệm vụ về
kiểm soát môi trường trong
sản xuất, kinh doanh thực
phẩm trên địa bàn cấp tỉnh
theo quy định của pháp luật
và theo hướng dẫn về
chuyên môn, nghiệp vụ của
Tổng cục Môi trường.

Tổ chức bộ máy gồm: Chi
cục trưởng và Chi cục
Phó, Các phòng chuyên
môn, nghiệp vụ:Phòng
Hành chính, tổng hợp;
Phòng Kiểm soát ô
nhiễm; Phòng Thẩm định
và đánh giá tác động môi
trường.


×