Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Xu hướng sáng tác tranh lụa trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc giai đoạn 2000 - 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.1 KB, 64 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tranh lụa Việt Nam là một thể loại tranh nghệ thuật độc đáo mang đậm
chất Á Đông. Cũng giống như các thể loại hội họa giá vẽ khác, tranh lụa Việt
Nam hiện đại được phát triển từ những năm 30 của thế kỷ XX, sau khi thành
lập trường Mỹ thuật Đông Dương. Mặc dù ra đời muộn hơn nghệ thuật tranh
lụa các nước khác (Trung Quốc, Nhật Bản…) nhưng tranh lụa Việt Nam, với
sự sáng tạo, kết hợp tính dân tộc với hiện đại, tinh hoa nghệ thuật phương
Đông với nghệ thuật phương Tây đã tạo ra cho Mỹ thuật Việt Nam một loại
hình nghệ thuật tranh lụa mang đặc trưng riêng. Rất nhiều các tác giả đã chọn
lụa làm chất liệu sáng tác và đã thành công khi cho ra đời nhiều tác phẩm
mang dấu ấn cá nhân như Nguyễn Phan Chánh, Trần Văn Cẩn, Lê Văn Đệ, Lê
Phổ, Mai Trung Thứ… Thời kì tiếp theo có Lương Xuân Nhị, Nguyễn Thị
Mộng Bích, Nguyễn Thụ, Kim Bạch, Vũ Giáng Hương, Trọng Kiệm, Mai
Long… Các tác phẩm tranh lụa Việt Nam được vẽ trực tiếp trên nền lụa căng
khung, bằng phương pháp nhuộm màu lên vải. Khi vẽ, màu được tô đi tô lại
nhiều lớp mỏng để màu từ từ thấm vào từng thớ vải, kết hợp với việc rửa lụa
tạo cho tranh một bề mặt trong trẻo, êm dịu, mịn màng. Những mảng hình,
mảng màu không tách bạch mà rung rinh, mềm mại đầy cảm xúc [32, tr.1113].
Cùng với thời gian, sự chuyển mình của đời sống tinh thần, các yếu tố
khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, các họa sỹ vẽ tranh lụa vẫn tiếp tục
phát huy tinh thần vẽ tranh lụa truyền thống. Nhưng thêm vào đó, trong
những năm gần đây ta thấy nghệ thuật tranh lụa có sự thay đổi trong xu hướng
sáng tác, từ quan niệm nghệ thuật đến cả kỹ thuật, màu sắc, bố cục, nội
dung... Qua theo dõi các tác phẩm trưng bày trong các kỳ triển lãm mỹ thuật
toàn quốc những năm gần đây ta có thể phần nào nhận thấy được sự thay đổi


2



trong xu hướng sáng tác tranh lụa. Bên cạnh xu hướng Hiện thực truyền thống
của tranh lụa Việt Nam chiếm phần lớn các tác phẩm trong cả bốn kỳ triển
lãm như Niềm vui (2000) của Nguyễn Thị Mộng Bích, Người mẹ Thái (1999)
của Nguyễn Thụ, Đám trẻ (2000) của Nguyễn Hoàng Tùng, Khoảng khắc
cảng Cái Rồng (2005) của Lê Ngân Chi, Bà Năm Thử (2010) của Lê Thị Kim
Bạch… Đã xuất hiện ba xu hướng mới là Biểu hiện, Siêu thực và Pop art
trong các tác phẩm như Nữ thần (2015) của Vũ Đình Tuấn, Ngày yên bình
(2010) của Trần Xuân Bình, Đàn bà, mặt nạ và bóng tối (2009) của Bùi Tiến
Tuấn, Tiêu bản 20xx (2012) của Mai Hùng, Tuổi teen (2015) của Phạm Hồng
Như… Trong đó, các tác phẩm tranh lụa không chỉ ca ngợi vẻ đẹp hiện thực
mắt ta nhìn thấy mà còn thể hiện thế giới nội tâm phức tạp mang tính biểu
hiện để phản ánh cái tôi trước những vấn đề của xã hội đương đại. Vẫn nền
lụa ấy nhưng tranh lụa mang một góc nhìn khác, một bút phát khác và thể
hiện một tinh thần mới, mang đậm hơi thở đương đại. Sự thay đổi trong xu
hướng sáng tác ấy đã làm phong phú thêm cho thể loại tranh lụa truyền thống
của Hội họa Việt Nam.
Tranh lụa Việt Nam là một phần trong Hội họa tạo hình Việt Nam, với
những đặc tính riêng biệt, độc đáo, việc nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo và tiếp
tục phát huy vẻ đẹp của tranh lụa là một việc làm cần thiết. Với mong muốn
đó người viết đã chọn thực hiện luận văn với tên đề tài “Xu hướng sáng tác
tranh lụa trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc giai đoạn 2000 - 2015”. Đây là
một đề tài mới, không trùng lặp với bất kỳ tài liệu, bài nghiên cứu tạp chí hay
luận văn nào. Luận văn muốn thông qua việc phân tích xu hướng sáng tác
tranh lụa qua các kỳ triển lãm mỹ thuật toàn quốc từ 2000 đến 2015 để thấy
được sự phát triển của tranh lụa, đâu là hướng đi mới mẻ, tích cực và cả
những hạn chế trên con đường hội nhập mỹ thuật đương đại thế giới. Từ đó
rút ra những bài học thiết thực trong tư duy và định hướng sáng tác cho họa sĩ
vẽ tranh lụa ngày nay.



3

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hội họa Việt Nam tính từ thời điểm ra đời của trường Mỹ thuật Đông
Dương cũng gần 100 năm nhưng so với lịch sử nghệ thuật giá vẽ lâu đời của
thế giới vẫn là non trẻ. Đứng về góc độ phê bình Mỹ thuật, đã có khá nhiều
các tác phẩm nghiên cứu mỹ thuật được công bố và xuất bản. Thế nhưng
những tác phẩm, tư liệu nghiên cứu chuyên sâu riêng về mảng tranh lụa Việt
Nam hiện còn rất ít.
Tư liệu nghiên cứu lịch sử và đặc điểm chung về tranh lụa:
Cuốn sách đầu tiên phải kể đến là Giáo trình tranh lụa của Nguyễn Thụ
viết, xuất bản năm 1994 (Nxb Mỹ thuật) [32]. Đây là cuốn sách cơ bản nhất
cho những ai bắt đầu học tranh lụa. Cuốn sách trình bày khái quát sự hình
thành và phát triển của tranh lụa, đặc trưng trong tạo hình, bố cục, màu sắc
tranh lụa, sự khác nhau giữa tranh lụa Trung quốc, Nhật bản với tranh lụa
Việt Nam. Trong sách hướng dẫn kĩ kỹ thuật vẽ lụa cơ bản qua từng bước
chọn lụa, căng lụa, biểu lụa…
Các cuốn sách Mỹ thuật Việt Nam hiện đại (2005, Nxb Mỹ thuật) [24],
Trường Mỹ thuật Đông Dương lịch sử và nghệ thuật (Quang Phòng, Quang
Việt, Mxb Mỹ thuật) [25] là tư liệu nghiên cứu tổng hợp quý của tác giả về sự
hình thành và phát triển của Mỹ thuật Việt Nam, trường Mỹ thuật Việt Nam,
mà trong đó cũng có nói đến cả tranh lụa.
Bài viết Tranh lụa Việt Nam từ 1925 đến 2015 [22] của Nguyễn Thanh
Mai trong tạp chí nghiên cứu Mỹ thuật (số 3 năm 2016) khái lược lịch sử
tranh lụa Việt Nam qua 5 giai đoạn 1925 - 1945, 1946 - 1954, 1955 - 1975,
1976 - 1985, 1986 - 2015. Mỗi giai đoạn bài viết đều nói qua về bối cảnh lịch
sử, tác giả, tác phẩm tiêu biểu, đặc điểm chung của từng giai đoạn trong nội
dung phản ánh, kỹ thuật, hình thức biểu hiện qua đó thấy được các bước phát
triển thăng trầm của tranh lụa. Nếu như giai đoạn 1925 - 1945, các tác phẩm



4

tranh lụa chủ yếu thể hiện những tâm sự, mơ ước của họa sĩ về cuộc sống thì
những năm kháng chiến, đấu tranh thống nhất đất nước lại thể hiện hiện thực
đấu tranh và công cuộc xây dựng đất nước. Từ giai đoạn 1986 - 2015, bên
cạnh việc phản ánh hiện thực cuộc sống, nhiều nghệ sĩ còn có khát vọng biểu
hiện cái “Tôi là ai” trong cuộc sống đương đại
Bài Tranh lụa Việt Nam giai đoạn 1986-2000 trong dòng chảy mỹ thuật
hiện đại Việt Nam, tạp chí Mỹ thuật số 7, 8 năm 2014 [14] của tác giả Hoàng
Minh Đức viết về sự thay đổi của tranh lụa giai đoạn 1986- 2000 về màu sắc,
kỹ thuật thể hiện, bố cục tranh. Thay vì những gam u trầm trước đây vốn
được gán cho màu của chất liệu lụa truyền thống, màu sắc tranh giai đoạn này
đã xuất hiện những gam màu tươi mới. Kỹ thuật thể hiện cũng được các họa
sĩ thể nghiệm, tranh trừu tượng cũng được thể nghiệm trên lụa. Họa sĩ có thể
vẽ acrylic trên bề mặt lụa để tạo ra những hiệu quả nhất định cho chất liệu lụa.
Sự thay đổi về bố cục, đặc tả hình, nét mang yếu tố khái quát cao, bảng màu
được bổ sung thêm màu tím Huế, xanh lơ, xanh lá mạ, hồng tươi, đỏ tía… Từ
những yếu tố đó đã tạo ra hiệu quả không gian trong tranh lụa hiện đại được
mở rộng, từ bề mặt của chất liệu lụa truyền thống các họa sĩ có thể triển khai
nhiều dung lượng thông tin, sự kiện, vấn đề mới theo dòng chảy chung của xã
hội cũng như việc thích ứng với sự phát triển của chất liệu và thể loại khác
trong mỹ thuật hiện đại Việt Nam.
Tư liệu hình ảnh về tranh lụa:
Bốn cuốn vựng tập Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1995 – 2000 [2],
TLMTTQ 2001 – 2005 [3], TLMTTQ 2006 – 2010 [5] và Triển lãm mỹ thuật
Việt Nam 2015 [6] là hình ảnh tất cả các tranh được hội đồng nghệ thuật chọn
trưng bày trong triển lãm. Bao gồm toàn bộ các tác phẩm tranh lụa trong 4 kỳ
triển lãm.

Hai quyển sách in màu Tranh lụa Việt Nam (1992, NXB Mỹ thuật Hà
Nội) [17], Tranh lụa Việt Nam (1997, NXB Mỹ thuật Hà Nội) [18] tổng hợp


5

và in rất nhiều các tác phẩm tranh lụa Việt Nam chọn lọc qua các năm từ các
tác phẩm lụa hiện đại đầu tiên của Mỹ thuật Việt Nam.
Triển lãm tranh lụa Việt Nam [4] là vựng tập in lại toàn bộ tranh đã được
chọn lọc tham gia triển lãm lụa năm 2007 do Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh, Bộ
Thể thao Văn hóa và Du lịch đứng ra tổ chức nhằm chấn hưng lại nghệ thuật
tranh lụa Việt Nam trước thực trạng chững lại của tranh lụa những năm gần
đây.
Các cuốn sách là các tư liệu hình ảnh của tranh lụa, ngoài lời dẫn chung
ở phần đầu sách chỉ khoảng một vài trang mang tính tổng quát, không phân
tích về sự hình thành, chặng đường phát triển, giá trị, vẻ đẹp, xu hướng sáng
tác tranh lụa…
Tư liệu về tác giả, tác phẩm tranh lụa:
Cuốn Từ điển họa sĩ Việt Nam (Nxb Mỹ thuật) [41] giới thiệu chung về
171 họa sĩ Việt Nam. Trong đó có in nhiều các tác phẩm lụa tiêu biêu với tiểu
sử, đặc điểm chung trong sáng tác nghệ thuật của các tác giả vẽ lụa như Kim
Bạch, Nguyễn Thị Mộng Bích, Tạ thúc Bình, Trần Văn Cẩn, Nguyễn Linh
Chi, Lê Văn Đệ, Nguyễn Phan Chánh….
Tác giả Nguyễn Hữu Đức có bài viết Ẩn dụ Libido trong tranh lụa của
Vũ Đình Tuấn, Tạp chí Nghiên cứu mỹ thuật, số 3 năm 2014 [10]. Bài viết
phân tích rất kỹ đặc điểm nghệ thuật tạo hình, nội dung ẩn dụ trong một số tác
phẩm lụa của Vũ Đình Tuấn cùng kỹ thuật lụa riêng của họa sĩ.
Bài viết Tình yêu với tranh lụa của tác giả Lê Anh Vân [38] viết về ấn
tượng và những suy nghĩ của tác giả về triển lãm “Tranh Lụa” của 9 họa sỹ
giảng viên của Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam và Trường Đại học Sư

phạm Nghệ thuật Trung ương năm 2015. Thực trạng là trong những năm gần
đây, vì nhiều lí do, chất liệu lụa không được nhiều họa sĩ trẻ quan tâm, các tác
phẩm lụa dường như đã quá quen thuộc, không có gì mới lạ với công chúng
yêu nghệ thuật. Triển lãm đã đem đến cho người xem một không khí tươi mới


6

với những màu sắc đa dạng, tươi mát với cách biểu hiện, cách nhìn, cách khai
thác chủ đề phong phú, quan niệm tự do, bay bổng, không bị lệ thuộc vào
những khuôn mẫu. Bài viết cũng đưa ra các tác phẩm tiêu biểu trong triển lãm
và phân tích chúng.
Bài viết Triển lãm tranh lụa ngày dịu dàng (Tạp chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh
số tháng 4 năm 2016) [39] cũng của tác giả Lê Anh Vân viết về triển lãm
tranh lụa lần thứ hai của nhóm các giảng viên Mỹ thuật sau thành công của
triển lãm Tranh lụa năm 2015. Triển lãm lần này có chủ đề ca ngợi vẻ đẹp
hình thể của người phụ nữ, các tác giả đã đem đếm cho người thưởng ngoạn
một cái nhìn mới trong tranh lụa với những tác phẩm tạo được ấn tượng mạnh
từ khuôn tranh, bố cục và hình ảnh chắt lọc.
Tư liệu nghiên cứu khả năng biểu đạt của tranh lụa:
Tác giả Hoàng Minh Đức có một số bài viết về tranh lụa Việt NamNghệ
thuật tranh Lụa Việt Nam - Hình thức biểu đạt phương Tây trên tinh thần Á
Đông, tạp chí Nghiên cứu Mỹ thuật số 02 [12]. Tranh lụa Việt Nam - Vẻ đẹp
từ chất liệu đến kỹ thuật thể hiện, tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 362, tháng
8/2014 [13]. Các bài viết này nhìn chung giới thiệu về những đặc trưng chất
liệu lụa, kỹ thuật vẽ lụa, những giá trị biểu đạt của các tác phẩm tranh lụa Việt
Nam.
Luận văn Khuynh hướng phát triển của tranh lụa Việt Nam (2007) [15]
của Nguyễn Thị Hà Hoa cũng nghiên cứu vấn đề khuynh hướng tranh lụa.
Luận văn nghiên cứu quá trình phát triển và những thành tựu mà tranh lụa

Việt Nam đã đạt được, có so sánh với đặc điểm tranh lụa của Trung Quốc để
làm nổi bật đặc trưng của lụa Việt Nam qua những tác giả, tác phẩm lụa từ
1930 đến nay (2007). Hoàn toàn không trùng với luận văn này cả về nội dung
và giai đoạn nghiên cứu.
Luận văn Những khả năng biểu đạt trong tranh lụa Việt Nam hiện đại
của Nguyễn Khánh Hùng (Hội họa – Cao học K5) [19] nghiên cứu các tác


7

phẩm tranh lụa Việt Nam thời kỳ đầu tới 2006 và những yếu tố cơ bản để tạo
ra thành công trong tranh lụa Việt Nam, những hạn chế trong đề tài sáng tác,
tình hình sáng tác và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các tác
phẩm tranh lụa. Đề tài không đi vào phân tích xu hướng sáng tác trong tranh
lụa và có phạm vi nghiên cứu khác với đề tài.
Ngoài ra người viết luận văn này có tham khảo thêm từ một số luận văn
thạc sĩ khác. Luận văn Hoàng Minh Đức (Hội họa – Cao học K8), Những đổi
thay trong hình thức biểu đạt của tranh lụa Việt Nam [11]. Luận văn Phạm
Quang Diệu (Hội họa - Cao học K14) Không gian ước lệ và hình thể biểu đạt
trong tranh lụa Việt Nam đương đại [07].
Hiện chưa thấy công trình nào nghiên cứu cụ thể về xu hướng sáng tác
tranh lụa Việt Nam. Luận văn đưa ra một cách tiếp cận mới trong việc nghiên
cứu các tác phẩm tranh lụa Việt Nam. Đó là “Xu hướng sáng tác tranh lụa
trong triển lãm Mỹ thuật toàn quốc giai đoạn 2000 - 2015”.
Đây là đề tài hoàn toàn mới, không trùng lặp với bất cứ công trình hay
luận văn, tiểu luận, bài viết đã được công bố.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu xu hướng sáng tác trong các tác phẩm tranh lụa qua bốn kỳ
triển lãm Mỹ thuật toàn quốc từ năm 2000 - 2015.
- Sự chuyển biến về quan niệm nghệ thuật và trong phong cách nghệ

thuật của các tác phẩm tranh lụa giai đoạn này.
- Thấy được những thành công và hạn chế trong các xu hướng sáng tác
tranh lụa Việt Nam những năm gần đây.
- Rút ra được những bài học thiết thực trong việc định hướng sáng tác
các tác phẩm tranh lụa cho bản thân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


8

- Đối tượng nghiên cứu: các tác phẩm tranh lụa Việt Nam qua các kỳ
triển lãm từ 2000 - 2015, xu hướng sáng tác các tác phẩm tranh lụa giai đoạn
này.
- Phạm vi nghiên cứu: đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu các tác
phẩm tranh lụa trưng bày trong TLMTTQ từ năm 2000 - 2015. Bên cạnh đó
đề tài có đề cập đến một số tác phẩm tranh lụa thời kỳ trước để so sánh, làm
rõ sự chuyển biến, và thấy được sự đổi mới trong các xu hướng sáng tác tranh
lụa.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu: Trước khi bắt đầu làm luận văn, người
viết phải tìm tài liệu về đề tài gồm thu thập toàn bộ tranh lụa qua bốn kỳ triển
lãm nói trên, tập hợp các tư liệu sách, báo, tạp chí chuyên ngành, luận văn
viết về tranh lụa và các xu hướng nghệ thuật liên quan.
- Phương pháp phân loại: Trên cơ sở các tài liệu đã tập hợp được, người
viết phải phân loại các loại tài liệu, xem các tác phẩm tranh lụa nào mang xu
hướng nào.
- Phương pháp so sánh: Xử lý tư liệu, đối chiếu, so sánh, đánh giá, rút ra
các xu hướng trong sáng tác tranh lụa qua bốn TLMTTQ từ năm 2000- 2015.
- Phương pháp Mỹ thuật học: Dùng các lý luận trong Mỹ thuật học để có
những phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng về các xu hướng sáng tác trong tranh

lụa.
- Phương pháp diễn dịch: Luận văn cũng sử dụng phương pháp diễn dịch
để trình bày và làm rõ các vấn đề đặt ra.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn hoàn thành sẽ góp phần vào tư liệu nghiên cứu lí luận về
tranh lụa Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến 2015, giúp nhận thức rõ nét
hơn trong việc nghiên cứu, nhận định sự phát triển và thay đổi các xu hướng
sáng tác của tranh lụa thời kì mới.


9

- Thông qua luận văn giúp nhận ra những thành công cũng như hạn chế,
những tín hiệu mới mẻ trong việc sáng tác tranh lụa trong những năm 2000 –
2015.
- Từ đây các họa sĩ yêu tranh lụa có thể có tư duy sáng tác tốt hơn, bắt
kịp dòng chảy chung của nghệ thuật đương đại, làm đẹp thêm, phong phú
thêm thể loại tranh lụa truyền thống của Hội họa Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 61 trang, bao gồm phần Mở đầu (09 trang), Kết luận (02
trang). Phần nội dung chính (50 trang) của luận văn được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở mang tính lý luận để nghiên cứu đề tài (15 trang).
Chương 2: Nghiên cứu xu hướng sáng tác tranh lụa Việt Nam trong triển
lãm Mỹ thuật toàn quốc giai đoạn 2000 - 2015 (25 trang).
Chương 3: Bài học rút ra qua nghiên cứu đề tài (10 trang).
Ngoài ra luận văn còn có phần Tài liệu tham khảo (03 trang) và Phụ lục
ảnh minh họa (35 trang).


10


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ MANG TÍNH LÝ LUẬN ĐỂ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Khái niệm xu hướng sáng tác
1.1.1. Khái niệm “xu hướng”
Trong cuốn “Đại từ điển Tiếng Việt” do Nxb Văn hóa thông tin xuất bản
năm 1998 (Nguyễn Như Ý chủ biên) có định nghĩa xu hướng là hướng đi tới,
thể hiện khá rõ thực chất của nó [42, tr.1873]. Trong Từ điển Tiếng Việt của
Nxb Đà Nẵng xuất bản năm 2011 định nghĩa xu hướng là thiên về một hướng
nào đó trong quá trình hoạt động [34, tr.1787]. Như vậy cả hai từ điển đều có
một điểm chung khi cho rằng xu hướng là hướng đi chung, thiên về cùng một
hướng đi của một hoạt động nào đó, trong một thời gian nhất định.
Trong cuộc sống hàng ngày, ta có thể dễ dàng nghe tới hai tiếng xu
hướng được sử dụng để chỉ tập hợp những hướng đi trong rất nhiều lĩnh vực
của đời sống. Đó là xu hướng thời trang, xu hướng tiêu dùng, xu hướng chính
trị, xu hướng kiến trúc… và xu hướng nghệ thuật. Trong lĩnh vực nghệ thuật,
xu hướng thường được đồng nhất với các trào lưu nghệ thuật. Từ điển Mỹ
thuật phổ thông đã định nghĩa cụm từ “xu hướng nghệ thuật” là Khái niệm
chung về các trào lưu (school of art) và các chủ nghĩa nghệ thuật được
phương Tây gọi bằng các từ “…art” hoặc có đuôi là “ism”, với những phong
cách và thủ pháp nghệ thuật đặc thù, hình thành trên cơ sở nhận thức của
nghệ sĩ có cùng quan điểm về triết học, mĩ học, văn hóa, xã hội và tư duy
sáng tạo [23, tr.160]. Khi nói một tác phẩm mang xu hướng nghệ thuật Hiện
thực, tức là tác phẩm đó có mang các yếu tố, đặc điểm của trào lưu nghệ thuật
Hiện thực.
Từ “xu hướng” thường được dùng gần với nghĩa của từ “khuynh
hướng”. Trong các từ điển Tiếng Việt, các định nghĩa về hai từ này đều tương
đồng nhau. Như cuốn Đại từ điển Tiếng Việt từ “khuynh hướng” được định



11

nghĩa là hướng thiên lệch về phía nào trong hoạt động và phát triển [42,
tr.929]. Còn trong Từ điển Tiếng Việt của Nxb Đà Nẵng xuất bản năm
2011thì “khuynh hướng” là sự thiên về một phía nào đó trong hoạt động,
trong quá trình phát triển [34, tr.804]. Ngay cả trong từ điển Việt Anh (Bùi
Phụng, 2003, Nxb thế giới) [26, tr.1058, 2317], hay từ điển Anh Việt (Bùi
Phụng, 2003, Nxb Từ điển Bách khoa) [27, tr.8180, 3290] đều dùng chung hai
từ tendency và trend với nghĩa tương tự nhau. Nhưng theo người viết luận văn
có lẽ từ “khuynh hướng” mang ý nghĩa chắc chắn và mạnh mẽ hơn. Khi nói
tranh lụa Việt Nam giai đoạn này có khuynh hướng nghệ thuật này thì các tác
phẩm tranh lụa mang phong cách nghệ thuật đó phải có số lượng tương đối
lớn, thể hiện rõ nét những đặc trưng của phong cách nghệ thuật đó. Trong
luận văn khi nghiên cứu hướng sáng tác tranh lụa, do số lượng tác phẩm hạn
chế trong TLMTTQ 2000 - 2015, các tác phẩm mang phong cách nghệ thuật
mới như Siêu thực, Pop art, Biểu hiện không nhiều nên người viết dùng từ
“xu hướng” chứ không dùng “khuynh hướng”.
Vậy khái niệm “xu hướng” được sử dụng trong luận văn có thể được
hiểu là những nhóm tác giả có tác phẩm thể hiện sự tương đồng, thống nhất
về phong cách sáng tác và thủ pháp nghệ thuật, hình thành trên cơ sở chung
về nhận thức của nghệ sĩ trong mọi quan điểm tư duy sáng tạo cũng như
những quan điểm khác về xã hội, thẩm mỹ, văn hóa, tư tưởng…
1.1.2. Khái niệm “sáng tác”
Cũng trong hai từ điển Tiếng Việt kể trên từ “sáng tác” có nghĩa vừa là
một động từ, vừa là một danh từ. Nó chỉ quá trình người nghệ sĩ tạo dựng nên,
làm ra các tác phẩm nghệ thuật [42, tr.1429] [34, tr.1320]. Cắt nghĩa một cách
chi tiết, từ “sáng” ở đây là sáng tạo, còn “tác” là tác phẩm. Mỗi một sản phẩm
trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật khi được làm ra đều được gọi là tác phẩm.
Tính sáng tạo, cái độc đáo, mới mẻ trong các tác phẩm nghệ thuật càng cao
thì giá trị của tác phẩm càng hấp dẫn.



12

Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài, từ “sáng tác” ở đây muốn nói tới
quá trình người họa sĩ làm ra tác phẩm hội họa, mỹ thuật. Sáng tác hội họa
cũng là lao động, nhưng là lao động nghệ thuật, và sản phẩm của nó là những
tác phẩm nghệ thuật mang đậm dấu ấn cá nhân của người họa sĩ. Quá trình
sáng tác hội họa có thể rất nhanh, họa sĩ nắm bắt cảm xúc nhất thời của mình
trước đối tượng nghệ thuật và thể hiện trực tiếp lên tác phẩm. Nhưng cũng có
thể rất lâu, vài tháng hay cả năm trời, từ lúc có ý tưởng, lên phác thảo, bắt đầu
thể hiện đến hoàn thiện tác phẩm. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà
trong đó việc chọn lựa chất liệu để thể hiện tác phẩm cũng là một yếu tố quan
trọng. Tác phẩm nghệ thuật sau khi hoàn thành được thưởng thức bởi khán
giả thông qua con đường thị giác bằng ngôn ngữ tạo hình. Sức hấp dẫn của
hội họa là ở hình thể, không gian, bố cục, đường nét, ở chất cảm, ở màu sắc.
Sáng tác hội họa là kết tinh cao nhất của sự khéo léo, điêu luyện với tư duy
tạo hình và những rung động đầy xúc cảm của người họa sĩ. Vẻ đẹp của một
tác phẩm hội họa không phải ở khả năng sao chép lại hiện thực như mắt nhìn
mà bằng cảm xúc và khả năng tạo hình cùng hòa sắc, kỹ thuật tạo nên một
tổng thể hài hòa kích thích tâm trí, thu hút người xem.
1.1.3. Khái niệm “xu hướng sáng tác”
Tham khảo một số từ điển Tiếng Việt, từ điển Thuật ngữ mỹ thuật phổ
thông, từ điển Mỹ thuật, không có một định nghĩa nào dành cho cụm từ “xu
hướng sáng tác”. Vì vậy dựa trên khái niệm “xu hướng” và “sáng tác” ở trên,
ta có thể hiểu chung lại “xu hướng sáng tác” là sự thiên về một trào lưu, chủ
nghĩa, phong cách nghệ thuật nào đó trong quá trình người nghệ sĩ làm ra các
tác phẩm nghệ thuật.
Lịch sử nghệ thuật thế giới hàng ngàn năm đồng hành cùng với các nhu
cầu thiết yếu khác của đời sống con người đã trải qua rất nhiều các trào lưu,

chủ nghĩa và xu hướng nghệ thuật khác nhau. Từ thời kỳ Nguyên Thủy,
Trung cổ, Phục hưng, trải qua Cổ điển, các trường phái Baroque, Rococo,


13

Lãng mạn, Hiện thực, Ấn tượng tới một loạt các trào lưu nghệ thuật Hiện đại
như Tượng trưng, Biểu hiện, Dã thú, Lập thể, Trừu tượng, Siêu thực… Mỗi
một xu hướng nghệ thuật ra đời đều có những đặc trưng ngôn ngữ riêng. Tại
thời điểm nó ra đời, nó muốn phủ nhận những quan điểm nghệ thuật của xu
hướng trước nó. Nhưng nhìn một cách tổng quan, sự ra đời và tồn tại, phát
triển của mỗi xu hướng đều có nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan riêng
của nó, nó làm đa dạng cho ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật, làm cho bức
tranh nghệ thuật chung của nhân loại trở nên phong phú. Các xu hướng nghệ
thuật ấy ngay cả khi đã thoái trào vẫn âm ỉ tồn tại và có sức ảnh hưởng lớn tới
các thế hệ họa sĩ đi sau.
Hội họa giá vẽ Việt Nam ra đời rất muộn so với thế giới, do đó không
thể không có những ảnh hưởng, chi phối nhất định từ kho tàng các tác phẩm,
họa sĩ, các trào lưu, xu hướng nghệ thuật đa dạng và đồ sộ ấy. Ảnh hưởng ấy
xuất phát ngay từ những năm tháng đầu tiên trường Mỹ thuật Đông Dương ra
đời. Những người thầy Pháp Victor Tardieu, Joseph Inguimberty đều là
những họa sĩ theo khuynh hướng nghệ thuật Cổ điển, bút pháp Ấn tượng đã
ảnh hưởng sâu sắc trong việc lựa chọn đề tài và phong cách sáng tác của các
họa sĩ Việt Nam. Gần như trong những năm từ 1925 tới 1980, hội họa Việt
Nam chỉ tiếp nhận phong cách Hiện thực, Ấn tượng, pha lẫn chút Lãng mạn,
kể cả trong các tác phẩm mang đề tài chiến tranh. Những năm sau Cách Mạng
tháng Tám, các tác phẩm lụa lại đi theo xu hướng hội họa Hiện thực xã hội
chủ nghĩa. Thời kỳ này chỉ có một vài họa sĩ vẽ theo phong cách khác với tính
chất tìm tòi, thể nghiệm. Và sự ảnh hưởng các trào lưu, xu hướng nghệ thuật
diễn ra mạnh mẽ khi đất nước chấm dứt chiến tranh, bao cấp bước sang thời

kỳ mở cửa đổi mới từ năm 1986. Mỹ thuật Việt Nam có nhiều khởi sắc, các
họa sĩ thỏa sức thử nghiệm các phong cách nghệ thuật Hiện đại của thế giới từ
Biểu hiện, Lập thể, Siêu thực tới Trừu tượng, Tượng trưng… Phải nói đây


14

như thời kì trăm hoa đua nở của hội họa nước nhà. Chưa bao giờ xu hướng
sáng tác trong nghệ thuật lại phong phú, đa dạng đến thế. [33, tr.25-28]
Với luận văn này, người viết sẽ tìm hiểu về các phong cách nghệ thuật
xuất hiện trong các tác phẩm lụa ở TLMTTQ giai đoạn 2000 - 2015, chọn lọc,
chia nhóm các tác phẩm tranh lụa mang các phong cách nghệ thuật khác nhau.
Từ đó phân tích các tác phẩm để thấy những xu hướng nghệ thuật xuất hiện
trong sáng tác tranh lụa qua bốn kì TLMTTQ giai đoạn 2000 - 2015.
1.2. Khái quát tranh lụa Việt Nam hiện đại
1.2.2. Sự hình thành và phát triển tranh lụa Việt Nam hiện đại
Từ xưa, cha ông chúng ta đã biết dùng lụa để vẽ tranh, bằng chứng là các
bức tranh lụa cổ còn lưu lại tới ngày nay như Chân dung Nguyễn Trãi (13801442) xác định niên đại vào thời Hậu Lê ở thế kỉ XVI hiện trưng bày ở bảo
tàng Lịch sử; Chân dung Trạng Bùng Phùng Khắc Hoan (1528- 1613) ở nhà
thờ trạng Bùng, Thạch Thất, Hà Tây; Chân dung Trịnh Đình Kiên (17151786) được cho là vẽ vào thế kỷ XVIII, thuộc sưu tập của bảo tàng Mỹ thuật
Việt Nam. Nhưng các tác phẩm này đều không rõ tác giả, chỉ là phỏng đoán
về niên đại tranh và kỹ thuật vẽ lụa là kỹ thuật vẽ khô bằng màu tự nhiên,
khác hẳn kỹ thuật nhuộm lụa trong tranh lụa hiện đại. Hiện tại, chưa có một
công trình khoa học nào nghiên cứu kĩ lưỡng và khẳng định rằng tranh lụa là
một loại hình nghệ thuật cổ, truyền thống, có từ lâu đời ở Việt Nam.
Mặc dù chưa có câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi về sự hình thành và
phát triển của tranh lụa Việt Nam cổ, có hay không truyền thống vẽ tranh lụa
Việt từ lâu đời nhưng tranh lụa Việt Nam hiện đại chắc chắn ra đời sau khi
thành lập trường Mỹ thuật Đông Dương năm 1925. Trong cuốn sách Trường
Mỹ thuật Đông Dương Lịch sử và nghệ thuật có đoạn trích lại nguyên văn tiểu

luận của Tô Ngọc Vân trên tập san Xuân Thu nhã năm 1942 [25, tr.25]:
“Sự đụng chạm của trường Mỹ thuật với công chúng bắt đầu ở cuộc triển
lãm thứ nhất vào khoảng 1928 - 1929, tại ngay trường Mỹ thuật. Có tranh


15

“thiếu nữ rũ tóc” mặt buồn của Lê Phổ, tranh “thiếu nữ ngồi trên sập” hai mắt
ươn ướt như sắp khóc của Trung Thứ. Có tranh “ông già” nhẹ nhàng của cô
Lê Thị Lựu, những tranh nặng nề nâu tối cảnh nhà quê của Nguyễn Phan
Chánh. Tranh lụa chưa ra đời.
Năm 1931 Đấu xảo thuộc địa bên Pháp đã đưa công chúng Pháp lần đầu
“gặp” tác phẩm hội họa Việt Nam! Tôi muốn nói những bức tranh vẽ lên lụa
không Tây, không Tàu, không Nhật của anh chàng Phan Chánh ôm khư khư ô
ngày trước, cái anh chàng đã gây ra phong trào tranh lụa đặc biệt An Nam mà
chính anh và tất cả không ai ngờ.”
Như vậy, từ những năm 30, nghệ thuật tranh lụa Việt Nam hiện đại mới
bắt đầu hình thành. Nằm trong dòng chảy chung của Mỹ thuật nước nhà, ta có
thể chia sự phát triển của tranh lụa hiện đại Việt Nam thành ba giai đoạn
chính: Giai đoạn từ năm 1930 tới năm 1945, giai đoạn từ năm 1945 tới năm
1986, giai đoạn từ 1986 tới nay (2017).
Giai đoạn từ năm 1930 tới năm 1945: Đây là giai đoạn hình thành tranh
lụa Việt Nam hiện đại, chất liệu lụa đã nhanh chóng khẳng định được vị thế
của mình trong nền hội họa non trẻ của nước nhà. Giai đoạn 1930 - 1945 có
tình hình chính trị xã hội rất phức tạp, mâu thuẫn giữa dân tộc ta và thực dân
Pháp, với giai cấp phong kiến, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào
kháng chiến cứu quốc… Tuy nhiên các họa sĩ không đề cập đến những vấn đề
chính trị đó mà chỉ sáng tác chủ yếu tranh phong cảnh, sinh hoạt nông thôn,
sinh hoạt thành thị, ca ngợi vẻ đẹp người thiếu nữ, tình mẫu tử…. Các tác
phẩm thời kỳ này mang xu hướng Hiện thực lãng mạn. Các tác phẩm tranh

lụa thể hiện tâm hồn lãng mạn, bay bổng, hướng tới cái đẹp, cái duy mỹ,
không màng thế sự với hòa sắc nhẹ nhàng, êm ả, ngọt ngào như Thiếu nữ bên
cầu ao, Cô dâu (1945) của Lê Văn Đệ, Thiếu nữ chải tóc (1941) của Nguyễn
Văn Long, Gánh lúa (1940) của Lương Xuân Nhị, Đi chợ Tết (1940) của
Nguyễn Tiến Chung, Thiếu nữ (1940) của Nguyễn Thị Nhung, Hai thiếu nữ


16

trước bình phong (1944) của Trần Văn Cẩn… Và đặc biệt, người có công đặt
nền móng cho nghệ thuật tranh lụa Việt Nam hiện đại là danh họa Nguyễn
Phan Chánh. Tranh lụa của ông có một phong cách, dấu ấn riêng, nổi bật ở
cách nhìn dung dị, chân thực, đậm chất nhân văn với khả năng kết nối giữa
tinh thần, hình thể dân gian của người Việt và ý niệm không gian phương
Đông cùng cách biểu đạt bảng màu đơn giản nhưng đa sắc nâu, đen, vàng đất,
các tác phẩm nổi tiếng là Chơi ô ăn quan (1930), Hai thiếu nữ đội nón thúng
quai thao (1932), Thiếu nữ chải tóc (1933), Hái rau muống (1934), Cầu ao
(1938), Chơi cá (1939), Trốn tìm (1939),…
Giai đoạn từ năm 1945 tới năm 1986: Sau Cách mạng tháng Tám thành
công, Đảng ta đã tiến hành cuộc cải cách lớn, mục tiêu phục vụ nhiệm vụ
chính trị đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa
xã hội được đặt lên hàng đầu. Nhiều họa sĩ yêu nước đã rời bỏ thành phố,
tham gia kháng chiến, vừa đấu tranh, vừa ký họa ghi chép, vừa sáng tác. Các
tác phẩm tranh lụa thời kỳ này đa dạng, phong phú, từ sinh hoạt tập thể, công
trường, lao động sản xuất, bộ đội chiến đấu, dân quân… mang tinh thần lãng
mạn Cách mạng, lạc quan Cách mạng, phản ánh đúng tinh thần và Hiện thực
đất nước, gắn liền với nhiệm vụ chính trị đấu tranh giành độc lập, thống nhất
đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Một dấu mốc đáng chú ý trên chặng
đường phát triển tranh lụa Việt Nam hiện đại là vào năm 1955, trường Mỹ
thuật được mở cửa lại tại Hà Nội. Năm 1957, trường mở khóa đại học đầu

tiên sau hòa bình, chuyên khoa lụa được chính thức đưa vào chương trình đào
tạo giúp thế hệ họa sĩ vẽ tranh lụa trở nên đông đảo, chuyên sâu, gặt hái nhiều
thành công như Phạm Công Thành, Kim Bạch, Nguyễn Thụ, Linh Chi, Vũ
Giáng Hương, Trần Lưu Hậu.... Các tác phẩm lụa tiêu biểu cho thời kỳ này có
thể kể tên như Góp thóc vào kho (1960) của Tạ Thúc Bình, Bế Văn Đàn
(1958) của Lê Vinh, Hành quân mưa (1958) của Phan Thông, Ghé thăm nhà
(1958) của Nguyễn Trọng Kiệm, Tổ thêu (1958) của Trần Đông Lương, Về


17

nông thôn sản xuất (1960) của Ngô Minh Cầu, Con đọc Bầm nghe (1954) của
Trần Văn Cẩn, Trăng trên cồn cát (1976) của Nguyễn Văn Chung,…
Giai đoạn từ 1986 tới nay (2017): Năm 1986, Việt Nam chuyển sang
nền kinh tế thị trường, mở cửa giao lưu, hợp tác với quốc tế. Đây cũng là giai
đoạn mỹ thuật Việt Nam có nhiều khởi sắc mới, hoạt động mạnh mẽ, sôi nổi.
Các triển lãm cá nhân, triển lãm nhóm, triển lãm hội, khu vực thường xuyên
diễn ra cho thấy sự yêu nghề, tích cực sáng tạo miệt mài của các họa sĩ. Các
họa sĩ được tự do trong lựa chọn đề tài sáng tác, tự do trong thực nghiệm các
chất liệu hội họa mới, tìm kiếm cái tôi riêng biệt nhằm tạo ra bước ngoặt mới,
lạ mắt. Các chủ nghĩa, trường phái trong nghệ thuật Việt Nam bắt đầu trở nên
phong phú. Thời kỳ này, các họa sĩ vẫn tiếp tục tình yêu với chất liệu lụa
truyền thống và tìm tòi đổi mới cho tranh lụa. Xuất hiện những gam màu tươi
sáng thay cho gam màu u trầm thời kỳ trước, thử nghiệm màu acrylic trên lụa,
gắn vàng bạc lên bề mặt lụa…
Vựng tập các TLMTTQ 1985, 1990, và TLMTTQ năm 1995, TLMTTQ
1996 - 2000 là tài liệu mỹ thuật ghi nhận những tác phẩm, tác giả vẽ lụa tiêu
biểu như Cây trái quê hương của Kim Bạch (đoạt huy chương vàng TLMTTQ
1990); Chiến tranh của Lý Trực Dũng, Bác Hồ của Nguyễn Thụ, Trên chặng
đường chiến dịch của Thanh Châu (đoạt huy chương bạc TLMTTQ 1990);

Chiến khu rừng Sác của Huỳnh Phương Đông (đoạt huy chương đồng
TLMTTQ 1990). Bản Thái của Hoàng Minh Hằng, Thuyền Hạ Long của
Nguyễn Quốc Huy, Bếp lửa Trường Sơn của Vũ Giáng Hương (đoạt huy
chương đồng TLMTTQ 1995); Chân dung nữ NSND Quách Thị Hồ của
Nguyễn Thị Mộng Bích, Thiếu nữ chải tóc của Trần Văn Thọ, Tiếng chuông
gọi hồn của Lê Vấn, Quê ngoại của Trà Vinh (đoạt giải khuyến khích
TLMTTQ 1995). Tác phẩm Hai Bà Trưng ra trận của Đỗ Mạnh Cương đoạt
Giải thưởng về đề tài cách mạng (TLMTTQ 1995); Tết Trung thu của Nguyễn
Trọng Dũng (đoạt giải của Quỹ hỗ trợ và phát triển văn hoá Việt Nam - Thụy


18

Điển). Tác phẩm Phong cảnh (1999) của Nguyễn Minh Quang (huy chương
đồng TLMTTQ 2000); Phiên chợ vùng cao (2000) của Lưu Thị Kim Oanh,
Niềm vui (2000) của Nguyễn Thị Mộng Bích, Chiều trên bến (2000) của
Nguyễn Đăng Khoát (giải khuyến khích TLMTTQ 2000)...
Sang những năm đầu thế kỷ XIX, nghệ thuật vẽ tranh lụa có phần chững
lại. Không có nhiều họa sĩ theo đuổi con đường sáng tác bằng chất liệu lụa.
Số lượng các tác giả chuyên tâm vẽ lụa, các tác phẩm lụa thành công, đặc sắc
thưa thớt dần. TLMTTQ năm 2000 chỉ có 49 tác phẩm được tuyển chọn, ở
TLMTTQ năm 2005 là 44, TLMTTQ năm 2010 là 57 và TLM`TVN 2015 là
30 tác phẩm lụa. Cá biệt trong TLMTTQ năm 2005, không có một tác phẩm
lụa nào được giải, chắc có lẽ là lần đầu lụa không có giải trong lịch sử 18 kỳ
TLMTTQ. So với con số 200 tác phẩm lụa trên tổng số 1353 tác phẩm tranh
tượng của TLMTTQ năm 1990 thì quả là một sự sụt giảm đáng kể.
Với mục đích chấn hưng, thúc đẩy sự phát triển nghệ thuật tranh lụa Việt
Nam, Vụ Mỹ thuật và Nhiếp ảnh - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức
triển lãm, hội thảo chuyên đề tranh lụa Việt Nam 2007. Sự quan tâm của cơ
quan quản lý Nhà nước đã giúp thu hút sự chú ý của thế hệ hoạ sĩ trẻ với chất

liệu lụa truyền thống. Các triển lãm chuyên đề lụa nối tiếp nhau mở ra, vẫn
trên nền lụa truyền thống ấy nhưng với một tư duy tạo hình, một cảm mỹ
nghệ thuật rất trẻ, rất đương đại đang làm mới nghệ thuật lụa truyền thống, lôi
cuốn sự chú ý nhiều hơn vào lụa. TLMTTQ năm 2010 và năm 2015 không có
sự đột biến nào về số lượng tác phẩm lụa nhưng chất lượng các tác phẩm lụa
thì lại cho thấy một tín hiệu đáng mừng của nghệ thuật tranh lụa Việt Nam
hiện đại.
1.2.2. Đặc trưng nghệ thuật tranh lụa Việt Nam hiện đại
Vẻ đẹp tranh lụa khác hẳn với các chất liệu khác như sơn mài, sơn dầu,
do vậy nó được gọi tên theo chất liệu nền của tranh đủ thấy yếu tố lụa quan
trọng như nào trong một tác phẩm tranh lụa. Nền lụa là cái gốc, là cơ sở cho


19

sự ra đời của nghệ thuật vẽ tranh lụa. Vào thời kỳ đầu khi tranh lụa mới ra
đời, các họa sĩ dùng lụa nền là thứ lụa Vân Nam, Trung Quốc. Loại lụa này
thường phải vẽ khi ẩm, nếu vẽ lúc khô gây cảm giác đanh cứng, đục và cặn,
chỉ hợp với lối vẽ lụa Tàu, kiểu vẽ chấm phá quốc họa, không thể cọ rửa,
nhuộm màu nhiều lần được. Hiện nay, các họa sĩ vẽ tranh lụa thường đặt mua
lụa của làng Quan Phố, được dệt hoàn toàn bằng tơ tằm có độ bền chắc và
thấm màu rất tốt. Tùy theo cách thức dệt lụa mau hay thưa, sợi to hay nhỏ mà
đặt tên cho hai loại lụa chính là lụa mịn và lụa thô. Mỗi loại lụa khi vẽ cho
những hiệu quả không giống nhau. Nắm vững tính chất của từng loại lụa giúp
các họa sĩ có thể xử lý linh hoạt và đạt hiệu quả cao nhất cho tác phẩm của
mình.
Lụa trước khi vẽ phải căng lên khung, có thể căng khô hoặc căng ẩm sao
cho tấm lụa căng đều. Thông thường, lụa mới được quét một lớp hồ loãng,
người vẽ nên rửa qua lớp hồ này để màu có thể ngấm vào thớ lụa. Nếu lụa hút
nhiều nước như lụa Trung Quốc thì nên quét một lớp hồ loãng lên trên, có pha

lẫn một ít phèn chua để chống mốc. Khi bắt đầu thể hiện một tác phẩm tranh
lụa, họa sĩ thường phải xây dựng phác thảo (hình, mảng) hết sức kỹ càng.
Nhiều người sử dụng cách can hình từ bản can giấy lên lụa để lưu lại nét một
cách chính xác. Tuy nhiên cũng có thể dùng bút lông chấm màu vẽ trực tiếp
lên lụa một cách thoải mái.
Màu dùng để vẽ lụa thường là màu nước, phẩm hoặc mực nho. Sau này,
người ta còn dùng những họa phẩm đục hơn, dày hơn như tempera, màu bột,
phấn màu... Nghệ thuật đặt màu lên lụa cũng hết sức tinh tế và chủ động vì
khi lụa đã ngấm màu thì không thể nào làm cho sáng lại được nữa, không như
các chất liệu khác (sơn dầu, sơn mài, acrylic) có thể dùng màu nọ chồng lấp
lên màu kia. Kỹ thuật vẽ lụa cổ là vẽ bằng màu tự nhiên. Người ta không rửa
và chuốt mặt lụa quá nhiều, chủ yếu vẽ một lần được ngay, hoặc vờn ngay
trên bề mặt. Còn lụa hiện đại vẽ bằng màu nước, thực chất là một kỹ thuật


20

nhuộm lụa, màu thuốc nước ngấm vào trong thớ lụa, trở thành sợi nhuộm
màu, chứ không ở trên bề mặt. Người ta thường vẽ từ nhạt tới đậm, chồng
nhiều màu lên nhau để tạo độ màu như ý. Thỉnh thoảng, khi màu đã khô, phải
đem ra rửa nước làm cho cặn màu trôi đi, để cho màu ngấm vào từng thớ lụa,
người hoạ sĩ có thể rửa lụa nhiều lần rồi vẽ lên nhiều lớp khác. Chính vì thế
mà tranh lụa hiện đại Việt Nam có độ trong trẻo, sâu lắng, óng ả, êm dịu, vô
cùng tinh tế. Muốn cho các mảng màu cạnh nhau hòa vào với nhau không còn
ranh giới tách bạch, tạo ra một hiệu quả mềm mại, mờ ảo, người ta vẽ khi mặt
lụa còn hơi ẩm và không cần viền nét nữa.
Tranh lụa vẽ xong thường được bồi lên một lớp giấy, sau khi khô hoàn
toàn, họa sĩ rạch phần tranh ra khỏi khung lụa để đưa vào khung kính, vừa
tăng hiệu quả thẩm mỹ, vừa bảo vệ bề mặt lụa.
Một bức tranh lụa đẹp, ngoài sắc màu ra, phải thể hiện được sự óng ả của

thớ lụa, chất lụa, còn gọi là tuyết lụa. Hoạ sĩ Việt Nam vẽ lụa hay dùng cọ để
đánh màu cho tan đều để chuyển độ trung gian, nét và mảng được quyện vào
nhau. Tuy nhiên nếu tranh vẽ bị rửa nhiều nước thì độ mướt của chất lụa sẽ
giảm, chà nhiều tơ lụa sẽ bị xù lông hoặc mặt lụa bị lì, không còn độ bám của
màu nữa, lúc đó người vẽ phải thay lụa mới.
Dù vẽ thế nào thì khả năng diễn tả ánh sáng của lụa là rất khó, không
giống như chất liệu sơn dầu mà các chi tiết trong tranh chỉ mang tính chất
tượng trưng, ước lệ, gợi tả nhiều hơn. Cùng với đó là các đường nét, hình giàu
tính chất trang trí. Đây cũng chính là đặc điểm tạo hình trong tranh lụa, chủ
yếu là mảng, sự liên kết giữa các mảng bằng các độ nhòe mờ tùy theo từng kỹ
thuật vuốt nước và vẽ ướt của từng cá nhân. Do đặc tính từ chất liệu mà lụa
thường có ưu thế trong việc thể hiện những tác phẩm mang xu hướng lãng
mạn, nhẹ nhàng, bay bổng, tình cảm như đề tài thiếu nữ, phong cảnh, tình
mẫu tử…


21

1.3. Khái quát triển lãm Mỹ thuật toàn quốc giai đoạn 2000 - 2015
Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc là một sự kiện Mỹ thuật uy tín, một triển
lãm định kỳ, thu hút đông đảo các họa sĩ trong nước tham gia, nhằm công bố,
phổ biến các tác phẩm của giới Mỹ thuật Việt Nam sáng tác trong một giai
đoạn (05 năm tổ chức một lần). Mỗi một kỳ triển lãm thể hiện một giai đoạn
phát triển của Mỹ thuật nước nhà. Sự kiện thu hút sự quan tâm và tham gia
của hầu hết các nghệ sỹ trong cả nước, với hội đồng nghệ thuật thẩm định,
chấm giải, trao thưởng cho các tác phẩm xuất sắc ở các lĩnh vực Hội họa, Đồ
họa và Điêu khắc [16].
Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc lần đầu tiên tổ chức tháng 09- năm 1945
với tên gọi là Triển lãm Văn hóa, tại Nhà Khai Trí- Tiến Đức, Hà Nội (góc
phố Hàng Trống, Lê Thái Tổ hiện nay). Từ năm 1945 tới nay do hoàn cảnh

lịch sử, triển lãm có thời gian bị đứt đoạn, mỗi lần triển lãm đều mang những
đặc điểm, thành tựu riêng đóng góp to lớn vào lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện
đại. Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài luận văn, người viết chỉ giới thiệu
về triển lãm Mỹ thuật toàn quốc năm 2000 đến năm 2015.
Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 1996 – 2000 [02]: Đây là TLMTTQ lần
thứ 15, khai mạc cuối tháng 12 năm 2000 tại nhà triển lãm Giảng Võ.
TLMTTQ 2000 có 44/59 tỉnh thành tham dự với 2535 tác phẩm của 1436 tác
giả trong đó có 825 tác phẩm hội họa, đồ họa và điêu khắc của 692 tác giả
được chọn trưng bày. Lụa chiếm 48 tác phẩm (Theo số liệu của tác giả Đức
Hòa trong Lược sử các triển lãm Mỹ thuật toàn quốc Việt Nam đăng trên Tạp
chí Mỹ thuật Nhiếp ảnh thì là 49. Nhưng trong quá trình thu thập số liệu tác
giả luận văn thấy tranh Hai chị em của Vũ Quang in trang 85 là tranh thảm
chứ không phải tranh lụa như sách ghi).
Tranh lụa là chất liệu có số tác phẩm lớn thứ 3 trong danh sách 571 tác
phẩm tranh hội họa, đồ họa được duyệt treo trong triển lãm. Tuy vậy so với
tác phẩm sơn dầu và sơn mài thì số các tác phẩm tranh lụa vẫn còn hạn chế.


22

Danh sách các tác giả, tác phẩm đoạt giải thưởng TLMTTQ 2000 phần Hội
họa không có huy chương vàng, huy chương bạc gồm 7 tác phẩm, huy
chương đồng có 9 tác phẩm và giải khuyến khích có 26 tác phẩm.
Trong số 42 tác phẩm đoạt giải có 4 tác phẩm là chất liệu lụa. Gồm 1 tác
phẩm đạt huy chương đồng là Phong cảnh của Nguyễn Minh Quang và 3 tác
phẩm lụa đạt giải khuyến khích là Phiên chợ vùng cao của Lưu Thị Kim
Oanh, Niềm vui của Nguyễn Thị Mộng Bích, Chiều trên bến của Nguyễn
Đăng Khoát.
Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2001- 2005 [03]: Triển lãm thu hút 2979
tác phẩm của các tác giả trong cả nước về tham dự. Hội đồng nghệ thuật đã

tuyển chọn để trưng bày 734 tác phẩm tiêu biểu để trưng bày. Trong đó có
536 tranh hội họa, đồ họa. Năm nay số lượng tranh lụa ít hơn TLMTTQ 2000,
có 44 tác phẩm được chọn lọc trưng bày, chỉ chiếm 1/17 tổng số tranh được
tuyển chọn.
Danh sách tác giả, tác phẩm hội họa - đồ họa được tặng giải thưởng
trong triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2001 - 2005 gồm 2 huy chương vàng, 5
huy chương bạc, 8 huy chương đồng và 20 giải khuyến khích nhưng tác phẩm
tranh lụa đoạt giải là con số 0. Con số này phản ánh đúng thực trạng tranh lụa
Việt Nam thời kỳ này. Các họa sĩ thờ ơ với chất liệu lụa, nghệ thuật tranh lụa
đang chững lại, không có những tác phẩm thực sự xuất sắc so với các chất
liệu khác.
Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc 2006 – 2010 [05]: Năm nay triển lãm có
sự thay đổi trong cách duyệt, vòng ngoài duyệt treo qua ảnh với gần 5000 bức
cỡ A4 do tác giả gửi tới, sau đó ban tổ chức mới nhận tranh đã được duyệt để
HĐNT xét giải trực tiếp. Hội đồng duyệt treo 836 tác phẩm của 735 tác giả.
Phần Hội hoạ có 543 tranh, trong đó có 57 tác phẩm tranh lụa. Giai đoạn này,
được sự quan tâm của các đơn vị quản lý, các hội thảo tranh lụa, các triển lãm


23

khuyến khích tranh lụa… đã giúp lụa thoát khỏi bước tiến trì trệ giai đoạn 5
năm trước, có những thành tựu mới.
Trong số 2 Huy chương Vàng, 4 Huy chương Bạc, 6 huy chương đồng
và 20 giải khuyến khích, có 4 tác phẩm lụa đoạt giải. 1 tác phẩm lụa đoạt huy
chương bạc là Đàn bà, mặt nạ và bóng tối của Bùi Tiến Tuấn; 2 tác phẩm lụa
đoạt huy chương đồng là Ngày yên bình của Trần Xuân Bình, Trước giờ lên
đường của Lê Văn Sửu; 1 tác phẩm lụa đoạt giải khuyến khích là Không gian
3 của Phạm Thanh Vân.
Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2015 [06]: Về tên gọi triển lãm mỹ thuật

toàn quốc được đổi thành triển lãm mỹ thuật Việt Nam 2015. Nhưng bản chất
nó vẫn là triển lãm mỹ thuật do nhà nước tổ chức, có quy mô toàn quốc nhằm
ghi nhận thành tựu mỹ thuật 5 năm một lần. Bên cạnh việc đổi tên thành Triển
lãm Mỹ thuật Việt Nam, đáng chú ý, để nâng cao chất lượng không gian trưng
bày Triển lãm này, Ban Tổ chức đã chọn lọc kỹ lấy những tác phẩm chất
lượng. Với 4076 tác phẩm gửi đến tham dự thì Hội đồng Nghệ thuật chỉ chọn
409 tác phẩm. Số lượng tác phẩm trưng bày năm nay chỉ hơn một nửa so với
kì trước. Số tác phẩm lụa được chọn trưng bày là 30, tính cả một tác phẩm lụa
của Vũ Đình Tuấn trong hội đồng nghệ thuật thì là 31 tác phẩm.
Cơ cấu giải thưởng kỳ triển lãm năm nay thu hẹp hơn so với các kì kể
trên, trong đó có 2 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 12 huy chương đồng
và 20 giải khuyến khích, bao gồm cả đồ họa, hội họa và điêu khắc. Nhưng số
lượng tác phẩm tranh lụa được giải lại tăng lên con số 6, ngang ngửa với số
lượng đoạt giải ở các chất liệu nghệ thuật khác (sơn mài có 6 tác phẩm đoạt
giải, dơn dầu có 4, đồ họa có 5 tác phẩm). Trong đó có 2 tác phẩm tranh lụa
đạt huy chương đồng là Ngày đơm hoa (2015) của Trần Xuân Bình, Tuổi
Teen (2015) Phạm Hồng Như; có 4 tác phẩm lụa đạt giải khuyến khích là Tổ
quốc gọi (2015) của Lê Thị Kim Bạch, Tiêu bản năm 20xx (2012) của Mai


24

Hùng, Góc phố (2013) của Nguyễn Hoàng Long, Ngoài hiên vắng (2012) của
Phạm Thị Thanh Vân.
Tiểu kết chương 1
Tranh lụa Việt Nam hiện đại ra đời ra đời sắp tròn 90 năm, kể từ thành
công đầu tiên của Nguyễn Phan Chánh với những bức tranh lụa đằm thắm
không phải Tây cũng chẳng phải Tàu, hoàn toàn độc đáo, riêng biệt của xứ
An Nam ấy. Trải qua thời gian, những biến động của lịch sử nước nhà, tranh
lụa có lúc hưng lúc suy. Nhưng chắc chắn, với vẻ đẹp và đặc tính riêng biệt

của mình, tranh lụa sẽ không bao giờ mất đi.
Việc nghiên cứu lịch sử hình thành, phát triển của tranh lụa góp phần
bảo lưu những giá trị văn hóa nghệ thuật tốt đẹp của nước nhà trước xã hội
ngày một tiến tới toàn cầu hóa là một việc làm cần thiết. Làm thế nào để tiếp
thu văn hóa mới, để làm giàu thêm giá trị bản thân, đổi mới mình mà không
mất đi bản sắc gốc là một điều khó không phải họa sĩ nào cũng làm được.
Đất nước mở cửa, Mỹ thuật Việt Nam hào hứng tiếp thu các trào lưu
nghệ thuật hiện đại thế giới nhưng hình như tranh lụa vẫn trung thành với
những lối vẽ cũ, những đề tài và gam màu truyền thống đã trở nên cũ kĩ với
thời cuộc. Phải tới những năm gần đây, đáng nói nhất là qua các tác phẩm lụa
hai kì triển lãm toàn quốc năm 2010 và 2015, lụa mới thực sự có thay đổi và
đã đạt được thành công nhất định. Vẫn nền lụa ấy, công cụ ấy, kĩ thuật ấy
nhưng những họa sĩ trẻ đã tìm ra cho mình ngôn ngữ tạo hình và gam màu
tươi mới, khiến cho lụa hấp dẫn lạ.
Bằng sự hiểu biết còn hạn hẹp của cá nhân người viết, qua luận văn này,
người viết muốn tìm hiểu kĩ hơn về xu hướng sáng tác tranh lụa trong triển
lãm mỹ thuật toàn quốc giai đoạn 2000 đến 2015.


25

CHƯƠNG 2
NGHIÊN CỨU XU HƯỚNG SÁNG TÁC TRANH LỤA VIỆT NAM
TRONG TRIỂN LÃM MỸ THUẬT TOÀN QUỐC
GIAI ĐOẠN 2000 - 2015
2.1. Xu hướng Hiện thực trong sáng tác tranh lụa Việt Nam
“Chủ nghĩa Hiện thực”, “phong cách Hiện thực” trong tiếng Anh là
Realism, dùng để chỉ một xu hướng nghệ thuật xuất hiện ở Pháp trong khoảng
thời gian giữa thế kỷ XIX. Chủ nghĩa Hiện thực đối lập với lối vẽ nghiên cứu
kinh viện của chủ nghĩa Cổ điển, chủ nghĩa Lãng mạn. Chủ nghĩa Hiện

thực lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có thực của con người, về cuộc
sống, về môi trường xã hội xung quanh làm đối tượng sáng tác, không lí
tưởng hóa, tránh mọi hình thức “gây ảo ảnh” [23, tr.70].
Hội họa giá vẽ Việt Nam ra đời vào những năm đầu thế kỷ XX, đó là
khoảng thời gian khi mà thế giới đang bước vào giai đoạn bùng nổ các trào
lưu nghệ thuật Hiện đại như Tượng trưng, Biểu hiện, Trừu tượng, Dã thú, Lập
thể… Dưới sự đào tạo mang định hướng phát huy nghệ thuật bản địa của
những người thầy Pháp Victor Tardieu, Joseph Inguimberty kết hợp với
khuynh hướng nghệ thuật Cổ điển, trân trọng Hiện thực, bút pháp Ấn tượng
đã ảnh hưởng sâu sắc đến phong cách sáng tác của các họa sĩ Việt Nam.
Chính vì vậy trong hội họa Việt Nam mảng tranh mang phong cách nghệ
thuật Hiện thực chiếm phần đông đảo [25, tr.13-14]. Tranh lụa cũng không
nằm ngoài xu hướng đó. Nhiều tác phẩm tranh lụa Việt Nam hiện đại đi theo
xu hướng Hiện thực. Tuy nhiên hiện thực ở đây khác với lối vẽ hiện thực
Phương Tây là tả chính xác về tỉ lệ, hình khối, không gian, ánh sáng. Mà ở
đây là một phong cách hiện thực có sự kết hợp với lối ước lệ, tượng trưng của
Á Đông. Đó là cách xây dựng hình tượng cấu trúc đúng tỉ lệ thực, không gian
phối cảnh theo lối tả thực Phương Tây nhưng kết hợp với lối vẽ vờn khối, ánh


×