Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Giải pháp phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty TNHH chứng khoán ACB.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN THÀNH DUY

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY
TNHH CHỨNG KHOÁN ACB

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng – Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN THÀNH DUY

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY
TNHH CHỨNG KHOÁN ACB

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số : 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÂM CHÍ DŨNG

Đà Nẵng – Năm 2013




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc
rõ ràng.
Tác giả

Phan Thành Duy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 2
5. Bố cục đề tài........................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................... 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN.......... 6
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN ............................................................................................. 6
1.1.1. Khái quát về thị trường chứng khoán .............................................. 6
1.1.2. Khái quát về công ty chứng khoán ................................................ 17
1.2. HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN ........................................................................................... 25
1.2.1. Khái niệm....................................................................................... 25
1.2.2. Phân loại môi giới chứng khoán .................................................... 26
1.2.3. Chức năng và vai trò của môi giới chứng khoán........................... 28

1.2.4. Những rủi ro của hoạt động môi giới chứng khoán....................... 33
1.3. PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CỦA CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN .......................................................................................................... 35
1.3.1. Nội dung phát triển của hoạt động môi giới chứng khoán ............ 35
1.3.2. Tiêu chí đánh giá phát triển hoạt động môi giới chứng khoán...... 39
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI
CHỨNG KHOÁN ........................................................................................... 40


1.4.1. Nhóm các nhân tố bên ngoài ......................................................... 40
1.4.2. Nhóm các nhân tố bên trong.......................................................... 41
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 43
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI
GIỚI CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN
ACB................................................................................................................. 44
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN
ACB................................................................................................................. 44
2.1.1. Lịch sử hình thành ......................................................................... 44
2.1.2. Quá trình phát triển ........................................................................ 44
2.1.3. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động............................................. 45
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH chứng
khoán ACB...................................................................................................... 49
2.2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI
CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN ACB ............ 50
2.2.1. Về quy mô môi giới ....................................................................... 51
2.2.2. Về thị phần môi giới ...................................................................... 57
2.2.3. Mức độ đa dạng hóa của sản phẩm................................................ 62
2.2.4. Chất lượng dịch vụ......................................................................... 63
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI
TẠI ACBS....................................................................................................... 64

2.3.1 Thành tựu ........................................................................................ 64
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân..................................................... 67
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 73
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI
CHỨNG KHOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN ACB....... 74


3.1. CƠ SỞ CHO VIỆC ĐỀ RA GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG MÔI GIỚI TẠI CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN ACB ............ 74
3.1.1. Định hướng phát triển TTCK Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 ... 74
3.1.2. Tiềm năng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam........ 75
3.1.3. Định hướng phát triển công ty TNHH chứng khoán ACB............ 75
3.1.4. Phân tích SWOT đối với Công ty TNHH chứng khoán ACB....... 76
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI CHỨNG
KHOÁN TẠI CÔNG TY TNHH CHỨNG KHOÁN ACB ........................... 78
3.2.1. Hoàn thiện và phát triển sản phẩm dịch vụ ................................... 78
3.2.2. Các giải pháp nguồn nhân lực ....................................................... 86
3.2.3. Chú trọng việc phát triển hệ thống công nghệ thông tin ............... 91
3.2.4. Phân khúc khách hàng và ban hành cơ chế chăm sóc khách hàng 92
3.2.5. Cơ cấu lại hệ thống kênh phân phối .............................................. 93
3.2.6. Chú trọng hoạt động quảng bá thương hiệu .................................. 95
3.2.7. Tăng cường hệ thống vận hành và kiểm soát rủi ro trên toàn hệ
thống................................................................................................................ 97
3.2.8. Cổ phần hóa ACBS để nâng cao năng lực tài chính và tự chủ
hơn trong quá trình hoạt động ......................................................................... 98
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ Ở CẤP ĐỘ VĨ MÔ............................................. 99
3.3.1. Về phía chính phủ .......................................................................... 99
3.3.2. Về phía Ủy ban chứng khoán nhà nước ...................................... 100
3.3.3. Về phía Trung tâm nghiên cứu và đào tạo chứng khoán............. 103
KẾT LUẬN .................................................................................................. 105

TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Diễn giải

ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

ACBS

Công ty TNHH chứng khoán ACB

AGR
APG
BSC

CTCP chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển
Nông Thôn
Công ty cổ phần chứng khoán An Phát
Công ty TNHH chứng khoán Ngân Hàng Đầu Tư và Phát
Triển

BVS/BVSC Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt
CCHNCK


Chứng chỉ hành nghề chứng khoán

CCQ

Chứng chỉ quỹ

CK

Chứng khoán

CNTT

Công nghệ thông tin

CP

Cổ phiếu

CTCK

Công ty chứng khoán

CTCP

Công ty cổ phần

CTS

Công ty cổ phần chứng khoán ngân hàng Công Thương


DTMG

Doanh thu môi giới

ĐLNL

Đại lý nhận lệnh

FPTS

Công ty cổ phần chứng khoán FPT

GBS

Công ty cổ phần chứng khoán Nhấp và Gọi

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

GTGD

Giá trị giao dịch

Hastc

Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội

HBS


Công ty cổ phần chứng khoán Hòa Bình


Từ viết tắt

Diễn giải

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sở giao dịch chứng khoán TPHCM

Hostc

Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM

HPC

Công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng

HSC

Công ty cổ phần chứng khoán TPHCM

IRS

Công ty cổ phần chứng khoán Quốc Tế Hoàng Gia


KEVS

Công ty cổ phần chứng khoán Kim Eng

KSNB

Kiểm soát nội bộ

LNST

Lợi nhuận sau thuế

LNTT

Lợi nhuận trước thuế

MG&TVĐT Môi giới và tư vấn đầu tư
MGCK

Môi giới chứng khoán

NĐT

Nhà đầu tư/ người đầu tư

ROA

Tỷ số lợi nhuận trên tài sản


ROE

Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROS

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu

SBS

Công ty cổ phần chứng khoán Sacombank

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

SHS

Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn Hà Nội

SME

Công ty cổ phần chứng khoán SME

SSI

Công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn

SVS


Công ty cổ phần chứng khoán Sao Việt

TAS

Công ty cổ phần chứng khoán Tràng An

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh


Từ viết tắt

Diễn giải

TPMG

Thị phần môi giới

TLS/TSC

Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

TTCK

Thị trường chứng khoán


TTS

Tổng tài sản

UBCKNN

Ủy ban chứng khoán Nhà nước

VCBS

CTCK Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VDS

Công ty cổ phần chứng khoán Rồng Việt

VIS

Công ty cổ phần chứng khoán Quốc Tế

VNDS

Công ty chứng khoán VNDirect

WSS


Công ty cổ phần chứng khoán Phố Wall

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

2.1

Lịch trình tăng vốn điều lệ của ACBS

45

2.2

Kết quả hoạt động tài chính của ACBS 2000 – 2009

49

2.3


Doanh thu từng nghiệp vụ của ACBS 2000 – 2005

51

2.4

Doanh thu từng nghiệp vụ của ACBS 2006 -2007

52

2.5

Doanh thu từng nghiệp vụ của ACBS 2008

53

2.6

Doanh thu từng nghiệp vụ của ACBS 2009

54

2.7

Top 10 thị phần môi giới các CTCK sàn HOSE các Quý và
2010

2.8


Top 10 thị phần môi giới các CTCK sàn HNX các Quý và
2010

2.9

60

Thị phần môi giới cổ phiếu của 10 công ty chứng khoán
trên HOSE năm 2011

2.10

59

61

Thị phần môi giới cổ phiếu của 10 công ty chứng khoán
trên HOSE năm 2012

61


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang


1.1

Sơ đồ tổ chức Khối I của công ty chứng khoán

22

1.2

Sơ đồ tổ chức Khối II của công ty chứng khoán

22

2.1

Mô hình tổ chức ACBS trước năm 2007

46

2.2

Mô hình tổ chức ACBS cơ cấu lại năm 2009

48

3.1

Quy trình mở tài khoản chứng khoán một cửa

79


3.2

Sơ đồ tổ chức chi nhánh sau khi cơ cấu lại

94


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu

Tên biểu đồ

Trang

2.1

Tốc độ tăng trưởng doanh thu môi giới ACBS 2006 – 2009

55

2.2

Cơ cấu doanh thu của ACBS năm 2011

56

2.3

Kết quả kinh doanh của ACBS 2010-2012


57

2.4

Top 10 CTCK có TPMG lớn nhất HOSE và HNX 2009

59

2.5

Lý do khiến khách hàng rời bỏ nhà cung cấp sản

biểu đồ

phẩm/dịch vụ

70


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
TTCK Việt Nam đã trải qua hơn 10 năm phát triển và thực sự trở thành
kênh đầu tư mới và hấp dẫn. TTCK Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to
lớn như sự gia tăng nhanh chóng về số lượng tài khoản, giá trị giao dịch, số
lượng công ty niêm yết, giá trị vốn hóa thị trường.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới và cam
kết WTO. Theo như cam kết WTO, tới năm 2012 người nước ngoài có thể
thành lập CTCK hoặc chi nhánh 100% vốn nước ngoài để cung cấp dịch vụ

chứng khoán tại Việt Nam. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu
năm 2008 đã tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam, hàng loạt các công
ty, doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn đặc biệt là các CTCK. Các
CTCK đang cạnh tranh hết sức gay gắt để chiếm lĩnh thị phần, đặc biệt là
cạnh tranh trong hoạt động môi giới. Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra cho tất
cả các CTCK là làm thế nào để phát triển hoạt động môi giới. Chính vì vậy,
mỗi CTCK cần phải nhìn nhận đánh giá được thực sự mình đang ở vị trí nào,
đối thủ cạnh tranh đang ở đâu trên thị trường. Và đề ra những giải pháp hợp lý
để khắc phục điểm yếu và phát triển điểm mạnh trong hoạt động của CTCK
nói chung và hoạt động môi giới nói riêng.
Riêng tại Công ty TNHH chứng khoán ACB, một Công ty được thành
lập trong những năm đầu tiên có mặt TTCK, có Ngân hàng ACB hùng mạnh
đứng phía sau, tuy nhiên hoạt động môi giới lẫn thị phần môi giới trong
những năm gần đây vẫn rất chậm phát triển và dẫm chân tại chỗ. Xuất phát từ
thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Giải pháp phát triển hoạt môi giới chứng
khoán tại công ty TNHH chứng khoán ACB”.


2

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hệ thống hóa về các khái niệm và hoạt động môi giới của CTCK
trên thế giới, phân tích các vấn đề về thực trạng hoạt động môi giới của các
CTCK Việt Nam và CTCK điển hình là ACBS, để tìm hiểu những mặt tích
cực cũng như những tồn tại và đề ra giải pháp phát triển hoạt động môi giới ở
ACBS.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận liên quan đến phát triển hoạt động môi giới
chứng khoán.

- Thực tiễn của việc phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại
Công ty TNHH chứng khoán ACB.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu tình hình hoạt động môi giới chứng
khoán tại Công ty TNHH chứng khoán ACB. Nghiên cứu những quan điểm,
phương hướng, một số giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển hoạt động môi
giới chứng khoán ở Việt Nam.
Số liệu thực tế của đề tài được giới hạn trong hoạt động môi giới tại
ACBS và các Công ty chứng khoán khác trên thị trường chứng khoán Việt
Nam trong giai đoạn từ 2000 đến cuối 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã sử dụng một hệ thống các phương
pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin làm
phương pháp luận.
- Dùng phương pháp phân tích hệ thống và phương pháp phân tích
thống kê để đánh giá và rút ra những mặt làm được và những tồn tại trong
hoạt động môi giới chứng khoán của các CtyCK Việt Nam trong giai đoạn


3

vừa qua.
- Thu thập thông tin tư liệu, tài liệu tham khảo nghiên cứu chọn lọc
kinh nghiệm các nước với tư duy khoa học, khách quan và thực tiễn để đề
xuất kiến nghị những định hướng phát triển hoạt động môi giới chứng khoán
ở Việt Nam.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển hoạt động môi giới chứng
khoán của Công ty chứng khoán.

- Chương 2: Thực trạng phát triển hoạt động môi giới tại công ty
TNHH chứng khoán ACB.
- Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động môi giới tại công ty TNHH
chứng khoán ACB.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đã có không ít các đề tài nghiên cứu về thị trường chứng khoán nói
chung cũng như về hoạt động của các CTCK ở Việt Nam nói riêng. Các đề tài
đã được các tác giả nghiên cứu theo các cách tiếp cận khác nhau và đã góp
phần không nhỏ trong việc xây dựng, bổ sung và ngày càng hoàn thiện hơn về
Luật chứng khoán đồng thời tăng cường sự ổn định, chuyên nghiệp, đưa nghề
môi giới chứng khoán lên một tầm cao mới.
- Trong luận án tiến sĩ với đề tài “xây dựng mô hình Công ty chứng
khoán trong hoạt động của thị trường chứng khoán ở Việt Nam” của tác giả
Trần Quốc Tuấn năm 2006, tác giả có đề cập đến vấn đề xây dựng đội ngũ
nhân viên môi giới hùng mạnh nhằm gia tăng thị phần môi giới – hoạt động
chính của Công ty chứng khoán, nhưng chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ nội
dung luận án. Cũng tại luận án tiến sĩ với đề tài “Hướng tới một thị trường
chứng khoán Việt Nam hoạt động hiệu quả” của tác giả Nguyễn Thị Ánh Vân


4

năm 2007, tác giả đã có một chương nói về những giải pháp đẩy mạnh hoạt
động tư vấn đầu tư trong nghiệp vụ môi giới chứng khoán tại Công ty chứng
khoán. Với luận án tiến sĩ đề tài là: “Những giải pháp pháp triển thị trường
chứng khoán tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Đức năm 2008, tác giả
đã nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp phát nhằm hoàn thiện tổ chức, hoạt
động của Công ty chứng khoán, trong đó mảng tự doanh và môi giới được
cho là rất quan trọng.
- Ngoài ra, một số luận văn thạc sĩ đã được bảo vệ cũng đề cập về hoạt

động của các Công ty chứng khoán trong thị trường chứng khoán hiện nay,
tiêu biểu như:
+ Luận văn của tác giả Nguyễn Hồng Vân với tên đề tài “Các giải pháp
thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam” năm
2008 cũng đã điểm qua về những biến động thăng trầm của TTCKVN sau 8
năm xây dựng và phát triển. Đánh giá những mặt đạt được và phân tích những
điểm hạn chế của TTCKVN, tuy nhiên mảng môi giới chứng khoán chỉ được
thể hiện trong phần rất nhỏ trong việc đề xuất đưa ra các giải pháp phát triển.
+ Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Thị Như Châu “Những nhân tố ảnh
hưởng đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán” năm 2009 tại thành phố
Hồ Chí Minh đã nêu lên hiện trạng và chất lượng dịch vụ của các nhà cung
cấp dịch vụ chứng khoán trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh và cung cấp
thông tin về các yếu tố để đo lường chất lượng dịch vụ mà khách hàng mong
muốn nhận được từ các Công ty chứng khoán trên thị trường chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh,...Tuy nhiên, đề tài chỉ gói gọn vào chất lượng dịch
vụ về môi giới tại thành phố Hồ Chí Minh, không đi vào các tiêu chí khác
nhằm phát triển hoạt động môi giới chứng khoán tại Việt Nam.
Ngoài ra còn rất nhiều luận văn thạc sĩ đã được bảo vệ cũng đề cập về
hoạt động của các Công ty chứng khoán trong thị trường chứng khoán hiện


5

nay, tuy nhiên cách tiếp cận là tổng thể và toàn diện về mọi hoạt động của các
Công ty chứng khoán từ khi thị trường chứng khoán Việt Nam được thành lập
đến nay.
Như vậy có thể nói, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào
nghiên cứu tập trung vào sự phát triển của hoạt động môi giới chứng khoán,
đặc biệt là nghiên cứu tại Công ty TNHH chứng khoán ACB, một trong
những Công ty chứng khoán được thành lập đầu tiên tại Việt Nam.



6

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MÔI GIỚI
CHỨNG KHOÁN CỦA CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN
1.1.1. Khái quát về thị trường chứng khoán
a. Khái niệm
Thị trường chứng khoán được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động
giao dịch mua bán chứng khoán.
Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua
mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị
trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở
thị trường sơ cấp.
Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn
ra các hoạt động về giao dịch mua bán các loại chứng khoán, qua đó thay đổi
chủ thể nắm giữ chứng khoán. Thị trường chứng khoán là một thị trường mà
ở nơi đó người ta giao dịch mua bán chứng khoán nhằm mục đích kiếm lời.
Thị trường chứng khoán phải tồn tại ở một nơi mà ở nơi đó việc mua,
bán chứng khoán được thực hiện. Trong quá trình phát triển và hoàn thiện
TTCK ở các nước có nền sản xuất và lưu thông hàng hóa lâu đời như Mỹ,
Anh, Pháp,…nơi đó tồn tại dưới hai hình thức: TTCK có tổ chức và TTCK
phi tổ chức.
Chứng khoán là các loại giấy tờ có giá và có thể mua bán trên thị
trường, gọi là thị trường chứng khoán, khi đó chứng khoán là hàng hóa trên
thị trường đó. Chứng khoán có rất nhiều loại: cổ phiếu, trái phiếu và một số

loại khác như quyền mua cổ phiếu mới, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền
chọn, chứng chỉ quỹ đầu tư.


7

Trong đó hai dạng chính là cổ phiếu và trái phiếu. Cổ phiếu là chứng từ xác
nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài
sản hoặc vốn của công ty cổ phần.
Khi sở hữu cổ phiếu, người đó trở thành cổ đông của công ty. Trái
phiếu là một loại chứng khoán xác nhận nghĩa vụ trả nợ bao gồm cả gốc và lãi
của tổ chức phát hành đối với người sở hữu trái phiếu. Tổ chức phát hành ở
đây có thể là chính phủ (như Trái phiếu kho bạc, Tín phiếu kho bạc) hay
chính quyền địa phương (như Trái phiếu đô thị) nhằm huy động vốn cho một
chương trình quốc gia hay dự án nào đó, hoặc công ty nhằm huy động vốn mà
không mở rộng đối tượng quản lý. Với tư cách là người sở hữu trái phiếu hay
gọi là trái chủ sẽ được quyền ưu tiên thanh toán tài sản thanh lý khi công ty
phá sản trước các cổ đông. Tuy nhiên trái chủ lại không được tham gia vào
các quyết định cũng như tham gia quản lý trong các tổ chức phát hành.
Hiện nay buôn bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán được coi
là ngành kinh doanh đơn giản nhất (do ai cũng có thể đầu tư với thủ tục đơn
giản) nhưng cũng phức tạp nhất (vì chứa đựng rất nhiều rủi ro).
Chứng khoán không chỉ dừng lại là một giấy chứng nhận quyền sở hữu
mà nó đã trở thành một hàng hóa ưa thích cho những nhà đầu tư và đầu cơ.
Nhà đầu tư thường mua cổ phiếu của các công ty có triển vọng phát triển vào
thời điểm có lợi, trên cơ sở phân tích kỹ thuật, rồi giữ chúng lại lâu dài để
hưởng cổ tức. Còn nhà đầu cơ kinh doanh cổ phiếu bằng cách mua cổ phiếu
vào khi dự đoán nó sẽ sớm lên giá sau đó "rình" cơ hội bán cổ phiếu vào lúc
giá đỉnh điểm để kiếm lời.
b. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán

* Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền
nhàn rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp


8

phần mở rộng sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và chính quyền ở
các địa phương cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và
đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung của xã hội.
* Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với
các cơ hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác
nhau về tính chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa
chọn loại hàng hoá phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.
* Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở
hữu thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng
thanh khoản là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với
người đầu tư. Đây là yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư.
TTCK hoạt động càng năng động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các
chứng khoán giao dịch trên thị trường càng cao.
* Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp
Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản
ánh một cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt
động của doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận tiện, từ đó cũng tạo ra
một môi trường cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,
kích thích áp dụng công nghệ mới, cải tiến sản phẩm.
* Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế
vĩ mô

Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách
nhạy bén và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang
mở rộng, nền kinh tế tăng trưởng; ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho
thấy các dấu hiệu tiêu cực của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong


9

vũ biểu của nền kinh tế và là một công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực
hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông qua TTCK, Chính phủ có thể mua
và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu bù đắp thâm hụt ngân sách và
quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử dụng một số chính sách,
biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư đảm bảo cho sự phát
triển cân đối của nền kinh tế.
c. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán
Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được
chia thành các nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên
quan đến chứng khoán.
* Nhà phát hành
Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị
trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán hàng hoá của thị trường chứng khoán.
- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu
Chính phủ và trái phiếu địa phương.
- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.
- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các
trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng... phục vụ cho hoạt động của họ.
* Nhà đầu tư
Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị
trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá
nhân và nhà đầu tư có tổ chức.

* Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán
- Công ty chứng khoán
- Quỹ đầu tư chứng khoán
- Các trung gian tài chính khác


10

* Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
- Cơ quan quản lý nhà nước:
Cơ quan này được thành lập để thực hiện chức năng quản lý nhà nước
đối với thị trường chứng khoán. cơ quan này có những tên gọi khác nhau tuỳ
từng nước. Tại Anh có Uỷ ban đầu tư chứng khoán (SIB- Securities
Investment Board), tại Mỹ có Uỷ ban chứng khoán và Giao dịch chứng khoán
(SEC - Securities And Exchange Comission) hay ở Nhật Bản có Uỷ ban giám
sát chứng khoán và Giao dịch chứng khoán (ESC - Exchange Surveillance
Comission) được thành lập vào năm 1992 và đến năm 1998 đổi tên thành
FSA - Financial Supervision Agency. Và ở Việt Nam có Uỷ ban chứng khoán
nhà nước được thành lập theo Nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996.
- Sở giao dịch chứng khoán:
Hiện nay trên thế giới có ba hình thức tổ chức SGDCK:
+ Thứ nhất: SGDCK được tổ chức dưới hình thức “câu lạc bộ mini”
hay được tổ chức theo chế độ hội viên. Đây là hình thức tổ chức SGDCK có
tính chất tự phát. Trong hình thức này, các hội viên của SGDCK tự tổ chức và
tự quản lý SGDCK theo pháp luật không có sự can thiệp của nhà nước. Các
thành viên của SGDCK bầu ra hội đồng quản trị để quản lý và hội đồng quản
trị bầu ra ban điều hành.
+ Thứ hai: SGDCK được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần có cổ
đông là công ty chứng khoán thành viên. SGDCK tổ chức dưới hình thức này
hoạt động theo luật công ty cổ phần và chịu sự giám sát của một cơ quan

chuyên môn về chứng khoán và thị trường chứng chứng khoán do chính phủ
lập ra.
+ Thứ ba: SGDCK được tổ chức dưới dạng một công ty cổ phần nhưng
có sự tham gia quản lý và điều hành của Nhà nước. Cơ cấu tổ chức, điều hành
và quản lý cũng giống như hình thức công ty cổ phần nhưng trong thành phần


11

hội đồng quản trị có một số thành viên do Uỷ ban chứng khoán quốc gia đưa
vào, giám đốc điều hành SGDCK do ủy ban chứng khoán bổ nhiệm.
Sở giao dịch chứng khoán HSX và HNX ở Việt Nam được tổ chức theo
hình thức thứ ba này.
- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán:
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán hoạt động với mục đích bảo
vệ lợi ích cho các công ty thành viên nói riêng và cho toàn ngành chứng
khoán nói chung. Hiệp hội này có một số các chức năng chính sau:
+ Khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán.
+ Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy
định pháp luật về chứng khoán.
+ Điều tra và giải quyết tranh chấp giữa các thành viên.
+ Tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán.
- Tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán:
Tổ chức ký gửi và thanh toán chứng khoán là các tổ chức nhận lưu giữ
các chứng khoán và tiến hành nghiệp vụ thanh toán bù trừ.
- Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm:
Các tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm là các công ty chuyên đưa ra các
đánh giá về tình hình và triển vọng của các công ty khác dưới dạng các hệ số
tín nhiệm.
d. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTCK

Thị trường chứng khoán hoạt động theo 3 nguyên tắc cơ bản: nguyên
tắc trung gian, nguyên tắc đấu giá và nguyên tắc công khai.
* Nguyên tắc trung gian
Mọi hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán trên thị trường chứng
khoán đều đuợc thực hiện thông qua các trung gian, hay còn gọi là các nhà
môi giới. Các nhà môi giới thực hiện giao dịch theo lệnh của khách hàng và


12

hưởng hoa hồng. Ngoài ra, nhà môi giới còn có thể cung cấp các dịch vụ khác
như cung cấp thông tin và tu vấn cho khách hàng trong việc đầu tư...
Theo nguyên tắc trung gian, các nhà đầu tư không thể trực tiếp thoả
thuận với nhau để mua bán chứng khoán. Họ đều phải thông qua các nhà môi
giới của mình để đặt lệnh. Các nhà môi giới sẽ nhập lệnh vào hệ thống để
khớp lệnh.
* Nguyên tắc đấu giá
Giá chứng khoán đuợc xác định thông qua việc đấu giá giữa các lệnh
mua và các lệnh bán.
Tất cả các thành viên tham gia thị truờng đều không thể can thiệp vào
việc xác định giá này.
Có hai hình thức đấu giá là đấu giá trực tiếp và đấu giá tự động. Đấu
giá trực tiếp là việc các nhà môi giới gặp nhau trên sàn giao dịch và trực tiếp
đấu giá. Đấu giá tự động là việc các lệnh giao dịch từ các nhà môi giới đuợc
nhập vào hệ thống máy chủ của Sở giao dịch chứng khoán. Hệ thống máy chủ
này sẽ xác định mức giá sao cho tại mức giá này, chứng khoán giao dịch với
khối lượng cao nhất.
* Nguyên tắc công khai
Tất cả các hoạt động trên thị truờng chứng khoán đều phải đảm bảo
tính công khai. Sở giao dịch chứng khoán công bố các thông tin về giao dịch

chứng khoán trên thị trường.
Các tổ chức niêm yết công bố công khai các thông tin tài chính định kỳ
hàng năm của công ty, các sự kiện bất thuờng xảy ra đối với công ty, nắm giữ
cổ phiếu của giám đốc, nguời quản lý, cổ đông đa số. Các thông tin càng được
công bố công khai minh bạch, thì càng thu hút đuợc nhà đầu tư tham gia vào
thị trường chứng khoán.
Các nguyên tắc trên đây nhằm đảm bảo cho giá cả chứng khoán đuợc


13

hình thành một cách thống nhất, công bằng cho tất cả các bên giao dịch. Do
đó, ở hầu hết các nuớc trên thế giới hiện nay, mỗi nước chỉ có một Sở giao
dịch chứng khoán duy nhất (tuy nhiên, người dân mọi miền đất nuớc đều có
thể tiếp cận thị trường thông qua các phòng giao dịch của công ty chứng
khoán mở tới các điểm dân cư).
Một số nước khác còn tồn tại vài Sở giao dịch chứng khoán do lịch sử
để lại thì đều nối mạng với nhau hoặc giao dịch những chứng khoán riêng
biệt.
e. Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những
sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng... có kỳ hạn
trên 1 năm). Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản:
* Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn
Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị
trường thứ cấp:
- Thị trường sơ cấp: là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát
hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát
hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.
- Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát

hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán
đã phát hành.
* Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường
Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao
dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC).
* Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường
Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường:
thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán


×