Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hoà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 98 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRẦN VĂN HẢI

THU HÚT ĐẦU TƯ VÀO CÁC KHU
CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HÒA
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.05

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÂM MINH CHÂU

Đà Nẵng, Năm 2012


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong nội dung là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả của luận văn

Trần Văn Hải


3



MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
MỞ ĐẦU..........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................1
2. Tổng quan tài liệu........................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................4
4. Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu.....................................................................................................5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................................5
7. Bố cục của luận văn....................................................................................................5
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ VÀO KCN...................6
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƢ VÀ KCN...................................6
1.1.1. Vốn đầu tƣ.................…………………………………………………............6
1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư.................................................................................6
1.1.1.2. Các hình thức đầu tư theo nguồn vốn đầu tư.........................................6
1.1.2. Khu công nghiệp..............................................................................................10
1.1.2.1. Định nghĩa và đặc điểm về khu công nghiệp.............………………...10
1.1.2.2. Vai trò và sự cần thiết của Khu công nghiệp....……………................11
1.1.2.3. Tác động của vốn đầu tư vào KCN đối với sự phát triển kinh tế.........13
1.2. NỘI DUNG THU HÚT ĐẦU TƢ VÀO KCN......................................................14
1.2.1. Khái niệm về thu hút đầu tƣ..........................................................................14
1.2.2. Nội dung thu hút đầu tƣ vào khu công nghiệp............…..….......……........14
1.2.2.1. Hoàn thiện môi trường đầu tư..............................................................14
1.2.2.2. Thực hiện các chính sách ưu đãi.…...………......................................17



4

1.2.2.3. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư.....................................................................18
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƢ VÀO KCN..........19
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài KCN...........................................................................20
1.3.1.1. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội..................................................................20
1.3.1.2. Nền hành chính của địa phương..........................................................21
1.3.1.3. Môi trường kinh tế - xã hội.....…………………................…..............21
1.3.1.4. Tài nguyên..............................................................................................23
1.3.1.5. Quy mô thị trường của địa phương.......................................................23
1.3.1.6. Các ngành công nghiệp phụ trợ và phục vụ kinh doanh tại các khu
công nghiệp của địa phương.........................................................................................24
1.3.2. Các nhân tố bên trong....................................................................................24
1.3.2.1. Nguồn nhân lực để phát triển KCN......................................................24
1.3.2.2. Cơ chế, chính sách riêng cho KCN.......................................................24
1.3.2.3. Vai trò của BQLKCN.............................................................................26
1.4 KINH NGHIỆM CỦA CÁC ĐỊA PHƢƠNG TRONG NƢỚC TRONG THU
HÚT ĐẦU TƢ VÀO KCN………………....................................................................26
1.4.1. Đà Nẵng............................................................................................................26
1.4.2. Quảng Ninh......................................................................................................28
1.4.3. Chính sách ƣu đãi đầu tƣ vào KCN của các tỉnh Miền Trung...................29
Kết luận chƣơng 1 .................................................................................................... 35
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ VÀO CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TỈNH KHÁNH HÒA THỜI KỲ 2001 - 2010…….....................................36
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KT-XH CỦA TỈNH KHÁNH HÒA…..….....…...36
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên…………............................……............................………37
2.1.1.1. Vị trí địa lý.……………………………………………...….….............37
2.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên..........................................................................38
2.1.2. Đặc điểm kinh tế- xã hội của tỉnh Khánh Hòa…………………................39

2.1.2.1. Đặc điểm về dân số.................................................................................39
2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội.....................................................40


5

2.1.3. Sơ lƣợc quá trình hình thành và phát triển các KCN.................................42
2.1.3.1. Khu công nghiệp Suối Dầu….………………….......……………...…43
2.1.3.2. Khu công nghiệp Ninh Thủy..………………………….......................44
2.1.3.3. Khu công nghiệp Vạn Thắng................................................................45
2.1.3.4. Khu công nghiệp Bắc Cam Ranh..........................................................45
2.1.3.5. Khu công nghiệp Nam Cam Ranh........................................................46
2.2. KẾT QUẢ THU HÚT ĐẦU TƢ VÀO CÁC KCN KHÁNH HÒA THỜI KỲ
2001 – 2010.....................................................................................................................46
2.2.1. Quy mô thu hút vốn đầu tƣ............................................................................46
2.2.2. Cơ cấu đầu tƣ..................................................................................................49
2.2.2.1. Cơ cấu đầu tư theo ngành.....................................................................49
2.2.2.2. Cơ cấu đầu tư theo đối tác.....................................................................50
2.2.2.3. Cơ cấu đầu tư theo các hình thức đầu tư.............................................51
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong thu hút đầu tƣ vào các KCN tỉnh
Khánh Hòa.....................................................................................................................51
2.2.3.1. Những thuận lợi.....................................................................................51
2.2.3.2. Khó khăn................................................................................................52
2.2.4. Tỷ lệ lấp đầy KCN...........................................................................................53
2.3. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH THU HÚT ĐẦU TƢ VÀO
CÁC KCN TỈNH KHÁNH HÒA.................................................................................53
2.3.1. Các chính sách thu hút đầu tƣ vào các KCN Khánh Hòa...............................53
2.3.1.1. Quảng bá hình ảnh của các KCN Khánh Hòa....................................53
2.3.1.2. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng.........................................................53
2.3.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực........................................................................54

2.3.1.4. Thực hiện các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư.........................56
2.3.1.5. Xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp.............................................58
2.3.2. Tác động của thu hút đầu tƣ vào Khu công nghiệp đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2006 - 2010………..........................................59
2.3.2.1. Tác động của thu hút đầu tư tới tăng trưởng GDP tỉnh Khánh
Hòa..................................................................................................................................59


6

2.3.2.2. Tác động của thu hút đầu tư tới cơ cấu kinh tế....................................59
2.3.2.3. Tác động của thu hút đầu tư vào KCN tới tổng cung và tổng cầu......59
2.3.2.4. Tác động của thu hút đầu tư vào KCN tới sự phát triển của khoa học
công nghệ.......................................................................................................................60
2.3.3. Đánh giá tình hình thu hút đầu tƣ vào các KCN tỉnh Khánh Hòa.............60
2.3.3.1. Những kết quả đạt được………………....………………………........60
2.3.3.2. Những tồn tại………………………………….....................................61
2.3.3.3. Các nguyên nhân phát sinh tồn tại.......................................................63
Kết luận chƣơng 2 .................................................................................................... 68
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ
VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH KHÁNH HÒA.........................................69
3.1. NHỮNG CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP.....................................................69
3.1.1. Phân tích bối cảnh kinh tế thế giới................................................................69
3.1.2. Phân tích các đối thủ cạnh tranh...................................................................70
3.1.3. Phân tích đặc điểm của các nhà đầu tƣ.........................................................71
3.1.4. Định hƣớng và mục tiêu phát triển các KCN tỉnh KH trong thời kỳ 2011 2015.............................................................................................................................71
3.1.4.1. Khu công nghiệp Suối Dầu…...………………....................................72
3.1.4.2. Các khu công nghiệp khác…………....................................................72
3.2. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƢ VÀO CÁC KCN TỈNH KHÁNH
HÒA................................................................................................................................72
3.2.1. Định vị hình ảnh các KCN tỉnh Khánh Hòa gắn liền với kinh tế biển.......72

3.2.2. Đẩy mạnh đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng...................................................73
3.2.2.1. Đền bù, giải phóng mặt bằng nhanh chóng.........................................76
3.2.2.2. Đa dạng hóa các hình thức đầu tư vào phát triển cơ sở hạ
tầng.................................................................................................................................78
3.2.2.3. Mở rộng nguồn vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng…….............................78
3.2.3. Gia tăng số lƣợng và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực........................79
3.2.3.1. Gia tăng số lượng qua thu hút lao động có chất lượng cao................79
3.2.3.2. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...................................80


7

3.2.4. Thực hiện ƣu đãi cho các nhà đầu tƣ vào khu công nghiệp.......................81
3.2.4.1. Ưu đãi về miễn tiền thuê lại đất............................................................81
3.2.4.2. Ưu đãi về tài chính................................................................................81
3.2.4.3. Ưu đãi về đầu tư....................................................................................83
3.2.5. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tƣ..............................................................................83
3.2.6. Tăng cƣờng hơn nữa vai trò của BQLKKT.................................................84
KẾT LUẬN....................................................................................................................86
KIẾN NGHỊ...................................................................................................................87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI


8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BOT

: Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (Build Operate Transfer)


BT

: Xây dựng – Chuyển giao (Build Transfer)

BTO

: Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (Build Transfer Operate)

BQL

: Ban quản lý

BQLKCN

: Ban quản lý Khu công nghiệp

BQLKKT

: Ban quản lý Khu kinh tế

CN

: Công nghiệp

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

DA


: Dự án

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Dosmetic Products)

KH-CN

: Khoa học công nghệ

KCN

: Khu công nghiệp

ODA

: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development

Assistance)
PCI

: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

TNCs

: Các công ty xuyên quốc gia (Trans National Corporations)

UBND


: Ủy ban nhân dân


9

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Các dự án đầu tư vào KCN Suối Dầu từ 2001 - 2010

47

2.2

Các dự án đầu tư theo ngành nghề tại KCN Suối Dầu (đến hết năm

49

2010)
2.3

Các đối tác đầu tư tại KCN Suối Dầu (tính đến hết năm 2010)


50

2.4

Các dự án đầu tư tại KCN Suối Dầu (tính đến hết năm 2010)

51

2.5

Chỉ tiều về dân số Khánh Hòa 2006 – 2010

55

2.6

Số liệu về thực trạng lao động tại các KCN

56

2.7

Cơ cấu kinh tế tỉnh Khánh Hòa 2006 – 2010

59

2.8

Bảng khảo sát mức độ thỏa mãn của nhà đầu tư vào KCN Suối Dầu


61

3.1

Danh mục các công trình cơ sở hạ tầng trọng điểm của tỉnh Khánh

73

Hòa thời kỳ 2011 – 2015
3.2

Số lượng lao động, cơ cấu ngành nghề cần đào tạo để phục vụ cho
KCN Khánh Hòa

81


10

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

1.1

Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào KCN


20

2.1

Bản đồ hành chính tỉnh Khánh Hòa

36

2.2

Quy hoạch phát triển các KCN tỉnh Khánh Hòa

42


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Vùng duyên hải Nam Trung Bộ - Tây Nguyên lâu nay được xem là vùng chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước với nhiều tiềm năng kinh tế mà nhiều vùng
khác không có được nhưng đến nay, tốc độ phát triển kinh tế vẫn còn chậm, chưa xứng
với tiềm năng, đặc biệt trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư.
Khánh Hòa là một tỉnh nằm ở vị trí quan trọng trong khu vực, có hệ thống cơ sở
hạ tầng tương đối phát triển, nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước: có
QL 1A và đường sắt Bắc Nam nối liền với các tỉnh phía Bắc và phía Nam, Quốc lộ 26
nối với Đăk Lăk và các tỉnh Tây Nguyên. Khánh Hoà có 6 cảng biển, trong đó có 3
cảng biển cho tàu có trọng tải l0.000 - 30.000 tấn cập bến, có ga đường sắt chính, có 2
sân bay, đặc biệt sân bay Cam Ranh vừa được nâng cấp thành sân bay quốc tế, thuận lợi

cho việc giao lưu trong nước và quốc tế; mạng điện quốc gia đã và có thể đáp ứng mọi
nhu cầu về điện năng cho các nhà đầu tư; hệ thống thông tin liên lạc đạt trình độ kỹ
thuật tiên tiến...
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin,
quá trình toàn cầu hóa, mỗi địa phương có thể và phải tự vận động giống như một
doanh nghiệp, cần có những chính sách thu hút vốn đầu tư và chiến lược marketing phù
hợp, qua đó tạo dựng hình ảnh riêng, biến địa phương mình thành một “sản phẩm” hấp
dẫn. Mặt khác, việc hình thành và phát triển nhanh chóng của các khu công nghiệp tại
các địa phương tạo sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu hút vốn đầu tư vào các khu
công nghiệp trong tỉnh.
Để có một cái nhìn cụ thể hơn về thực trạng phát triển, hiệu quả thu hút đầu tư
vào các KCN Khánh Hòa, qua đó có đề xuất những chính sách, giải pháp thu hút vốn
đầu tư , tôi xin chọn nghiên cứu đề tài: “Thu hút đầu tƣ vào các Khu công nghiệp
tỉnh Khánh Hòa” cho luận văn của mình.


2

2. Tổng quan tài liệu:
Thu hút vốn đầu tư phát triển kinh tế nói chung và thu hút vốn đầu tư vào các
Khu công nghiệp nói riêng sao cho hiệu quả đã và đang là thách thức và là vấn đề quan
tâm hàng đầu không chỉ của quốc gia mà của cả các địa phương trong cả nước. Làm sao
thu hút vốn đầu tư càng nhiều, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, đảm bảo phát triển kinh
tế - xã hội một cách bền vững là một yêu cầu rất bức thiết. Chính vì thế, trong thời gian
qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều luận văn tốt nghiệp đề cập đến vấn đề này,
có thể lược khảo một số công trình như:
Luận văn thạc sỹ, Đào Thị Hồng Lam: “Thực trạng và giải pháp phát triển các
KCN tại tỉnh Hải Dương”, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nội dung chính của đề tài này là nghiên cứu thực trạng các KCN tỉnh Hải Dương
trong việc thu hút vốn đầu tư, cũng như đi sâu vào nghiên cứu hoạt động của các ngành

nghề, tình hình lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp. Phương pháp tiếp cận của
đề tài là tác giả vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, so
sánh, thống kê…tư liệu từ Ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương để đánh giá, rút ra kết
luận cho vấn đề nghiên cứu. Từ đó đề ra các giải phát phát triển các KCN trong tỉnh.
Một nghiên cứu khác đó là luận văn thạc sỹ Kinh tế của Nguyễn Thị Nhàn (Đà
Nẵng, 2011): “Giải pháp thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Quảng Nam”.
Nội dung chính của luận văn là đi sâu vào phân tích thực trạng thu hút vốn đầu
tư vào các KCN tỉnh Quảng Nam, phân tích lợi thế cạnh tranh, những mặt mạnh, mặt
yếu trong công tác marketing, chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước…cũng như các
công tác khác trong việc quảng bá, thu hút đầu tư. Phương pháp nghiên cứu của đề tài là
vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối
chiếu, khái quát hóa, thống kê…trên cơ sở sử dụng số liệu thống kê, tư liệu của các Khu
công nghiệp từ Ban quản lý các KCN tỉnh quảng Nam để từ đó đánh giá, rút ra kết luận
cho vấn đề nghiên cứu.
Hoặc như đề tài: “Các Khu công nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn
tốt nghiệp, Sinh viên Nguyễn Việt Hưng lớp KT09A, trường Đại học Kinh tế quốc dân


3

TP.Hồ Chí Minh. Luận văn đã đề cập tới những KCN đang hoạt động ở thành phố Hồ
Chí Minh, cũng như quá trình hình thành, phát triển từ khi thành lập đến nay.
Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong luận văn đó là phương pháp
định tính thông qua sử dụng các số liệu, thống kê, phân tích…nhưng chỉ mới ở mức
phản ánh chứ thực trạng chứ chưa nêu được tình hình thu hút vốn đầu tư trong và ngoài
nước, hoặc những đóng góp của các KCN vào tăng trưởng kinh tế của toàn thành phố.
Cũng liên quan đến các KCN của Thành phố Hồ Chí Minh còn có luận văn tốt
nghiệp của sinh viên Trần Việt Thắng, trường Đại học Kinh tế quốc dân TP. Hồ Chí
Minh: “Một số giải pháp nhằm thu hút FDI vào các KCN trên địa bàn thành phố Hồ
Chí Minh”. Đề tài đã thể hiện rất rõ và cụ thể về những mặt thành công và hạn chế của

việc thu hút FDI vào các khu công nghiệp, nêu bật được vai trò của nguồn vốn FDI đối
với phát triển kinh tế nói chung và đối với các KCN trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng; đồng thời đề ra những giải pháp hết sức khả thi, có ý nghĩa thực tiễn.
Tuy nhiên tác giả chưa đi sâu vào tìm hiểu một số khu công nghiệp điển hình trong
thành phố, qua đó thể hiện rõ tình hình thu hút đầu tư ở các khu công nghiệp đó có
những khó khăn gì, từ đó đưa ra những giải pháp sẽ thuyết phục hơn.
Về nghiên cứu tình hình thu hút đầu tư tại các KCN phía Bắc, có luận văn thạc
sỹ của Phùng Quốc Chí, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội: “Đầu tư
trực tiếp nước ngoài tại Hưng Yên”. Luận văn đề cấp tới thực trạng của hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Hưng Yên. Trong đó tác giả nhấn mạnh vai trò then chốt
của các khu công nghiệp trong giải pháp thu hút vốn FDI vào địa phương.
Tuy nhiên với nghiên cứu để xây dựng mô hình KCN khác nhau với những đặc
điểm tư nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau, ở từng giai đoạn khác nhau và chưa có
nghiên cứu có nghiên cứu cụ thể về vấn đề thu hút vốn đầu tư vào các KCN tỉnh Hưng
Yên.
Trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa, trong thời gian qua cũng có một công trình
nghiên cứu khoa học của sinh viên Trường Đại học Nha Trang tìm hiểu về vấn đề thu
hút đầu tư vào tỉnh Khánh Hòa. Đó là công trình nghiên cứu của sinh viên Lê Quốc Đạt:
“Thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào tỉnh Khánh Hòa- thực trạng


4

và giải pháp” với nội dung chính là nghiên cứu thực trạng thu hút vốn FDI trên địa bàn
tỉnh ở góc độ kinh tế học. Tuy nhiên, công trình mới chỉ dừng lại ở chỗ đánh giá tình
hình tổng quan về công tác thu hút vốn FDI của tỉnh, sử dụng phương pháp nghiên cứu
chính đó là mô tả, phân tích mang tính định tính nên chưa thấy được tầm quan trọng của
từng nhân tố tác động đến quá trình thu hút nguồn vốn FDI, vì vậy những giải pháp đưa
ra chưa có tính thuyết phục cao, chưa mang tính thực tiễn và ứng dụng.
Nhìn chung, các công trình đã nghiên cứu vấn đề thu hút vốn đầu tư vào các

KCN trên các địa phương trong cả nước ở các góc độ khác nhau với nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau song nhìn chung các nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố ảnh
hưởng đến thu hút đầu tư vào các KCN thường là: cơ sở hạ tầng của địa phương, chính
sách quảng bá, xúc tiến đầu tư, chế độ ưu đãi, thủ tục hành chính và hành lang pháp
lý…cũng như sức khỏe của nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về tình hình thu hút
đầu tư vào các KCN tỉnh Khánh Hòa nên đề tài mà bản thân tác giả lựa chọn để nghiên
cứu không trùng với bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã được công bố. Trong khuôn
khổ luận văn này, bản thân muốn kế thừa những thành quả đã nghiên cứu của các công
trình trên về mặt cơ sở lý luận, từ đó vận dụng phương pháp định tính bằng cách vận
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như phân tích, thống kê, so sánh, khái quát
hóa…trên cơ sở sử dụng các số liệu thống kê, tư liệu về thu hút đầu tư vào KCN để trên
cơ sở đó đề xuất giải pháp có tính khả thi và có tính thực tiễn.
3. Mục đích nghiên cứu:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về thu hút vốn đầu tư vào khu công nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh
Khánh Hòa trong thời gian qua. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu
tư vào các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa.
4. Đối tƣợng nghiên cứu: Các vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư vào
Khu công nghiệp.


5

5. Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động thu hút đầu tư giai đoạn 2001 - 2010 và
một số giải pháp thu hút đầu tư thời kỳ 2011 – 2015 vào KCN Suối Dầu – 1 Khu công
nghiệp đã đi vào hoạt động trong các Khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử. Kết hợp sử dụng phương pháp thống kê, diễn dịch và quy nạp, phương pháp phân
tích, phương pháp chuyên gia, phỏng vấn.

7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận
văn được chia thành 3 chương:
Chƣơng 1: Lý luận chung về thu hút đầu tư vào Khu công nghiệp.
Chƣơng 2: Thực trạng thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp tỉnh Khánh Hòa
thời kỳ 2001 - 2010.
Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư vào các khu công
nghiệp tỉnh Khánh Hòa.


6

CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THU HÚT ĐẦU TƢ VÀO KHU CÔNG NGHIỆP
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN ĐẦU TƢ VÀ KCN
1.1.1. Vốn đầu tƣ
1.1.1.1. Khái niệm về đầu tư
Cho đến nay, đầu tư không phải là một khái niệm mới đối với nhiều người, nhất
là đối với những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thuật ngữ
này lại được hiểu rất khác nhau. Có người cho rằng đầu tư là phải bỏ một cái gì đó vào
một việc nhất định để thu lại một lợi ích trong tương lai. Nhưng cũng có người lại quan
niệm đầu tư là các hoạt động sản xuất kinh doanh để thu lợi nhuận. Thậm chí thuật ngữ
này thường được sử dụng rộng rãi, như câu cửa miệng để nói lên chi phí về thời gian,
sức lực và tiền bạc vào mọi hoạt động của con người trong cuộc sống.
Có hai đặc trưng quan trọng để phân biệt một hoạt động được gọi là đầu tư hay
không, đó là: tính sinh lãi và độ rủi ro của công cuộc đầu tư. Thực vậy, người ta không
thể bỏ ra một lượng tài sản mà lại không dự tính thu được giá trị cao hơn giá trị ban đầu.
Tuy nhiên, nếu mọi hoạt động đầu tư nào cũng sinh lãi thì trong xã hội ai cũng muốn
trở thành nhà đầu tư. Chính hai thuộc tính này đã sang lọc các nhà đầu tư và thúc đẩy
sản xuất – xã hội phát triển.
Theo Luật Đầu tư năm 2005 thì: “Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại

tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo
quy định của Luật này (Luật Đầu tư) và pháp luật có liên quan”.
1.1.1.2. Các hình thức đầu tư theo nguồn vốn đầu tư
a) Đầu tư nước ngoài (ĐTNN)
Theo Luật Đầu tư 2005: “Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa
vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu
tư”
* Đặc điểm của ĐTNN


7

- ĐTNN là hình thức đầu tư có tính khả thi và hiệu quả cao, là vốn có tính chất
bén rễ ở bản xứ nên không dễ rút đi trong thời gian ngắn. Nước chủ nhà không phải đi
đi vay mượn tiền nước ngoài mà do nhà đầu tư nước ngoài tự bỏ vốn ra thành lập doanh
nghiệp riêng hoặc hợp tác với các doanh nghiệp trong nước để cùng kinh doanh. Lợi
nhuận tùy thuộc vào kết quả kinh doanh và được chia theo tỷ lệ góp vốn của các bên.
- ĐTNN không chỉ góp vốn mà còn chuyển giao công nghệ và tri thức kinh
doanh nên nó góp phần tích cực vào việc thúc đẩy ngành công nghiệp hiện đại và phát
triển kinh tế. Đối với quốc gia nhận đầu tư, đầu tư nước ngoài trở thành bộ phận cấu
thành quan trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội.
- ĐTNN là công cụ khai thác triệt để các nguồn lực sản xuất của nước nhận đầu
tư, nâng cao tỷ suất lợi nhuận do tận dụng được lợi thế so sánh cho chủ đầu tư.
* Các hình thức đầu tư nước ngoài theo mức độ tham gia quản lý vốn đầu tư của
chủ đầu tư:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Khái niệm về FDI: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư do nhà đầu
tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”.
+ Các hình thức đầu tư theo phân loại thế giới:
* Căn cứ vào phương thức đầu tư:

- Đầu tư xây dựng mới cơ sở kinh doanh: Chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước
ngoài thông qua việc xây dựng các doanh nghiệp mới.
- Mua lại một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh và sáp nhập các cơ sở kinh
doanh: Mua lại và sáp nhập là hình thức ĐTNN trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp
đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động
ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở nước
nhận đầu tư.
* Căn cứ vào lĩnh vực:
- ĐTNN theo chiều ngang: là hình thức đầu tư trong cùng lĩnh vực sản xuất kinh
doanh (hay ngành) với ngành mà công ty hoạt động trong nước là chủ đầu tư. Mục đích


8

là tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng và thôn tính thị trường nước ngoài đối với cùng
loại sản phẩm có lợi thế cạnh tranh ở nước ngoài.
- ĐTNN theo chiều dọc; là hình thức đầu tư ra nước ngoài ở nhiều lĩnh vực (hay
ngành) khác nhau nhưng cùng chịu sự chi phối của một công ty hoạt động trong nước.
+ Các hình thức đầu tư theo Luật Đầu tư Việt Nam:
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC): là văn bản ký kết giữa hai hay nhiều bên
(gọi là các bên hợp doanh) quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho
mỗi bên để tiến hành đầu tư kinh doanh tại Việt Nam mà không thành lập pháp nhân
mới.
- Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao – BOT (BTO, BT):
Hợp đồng BOT: là văn bản ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của
Việt Nam và nhà đầu tư nước ngoài để xây dụng kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng
kỹ thuật (như đường sá, sân bay, bến cảng…) trong một khoảng thời gian nhất định.
Hợp đồng BTO: Sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình cho
nước chủ nhà. Chính phủ giành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình trong
khoảng thời gian nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý.

Hợp đồng BT: Sau kinh xây dựng xong, chủ đầu tư chuyển giao công trình cho
chính phủ. Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi
đủ vốn đầu tư.
- Doanh nghiệp liên doanh: Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai hay
nhiều bên hợp tác thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định
ký giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước ngoài; hoặc doanh
nghiệp có vốn ĐTNN hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam.
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Đây là hình thức doanh nghiệp được
thành lập tại nước sở tại, có tư cách pháp nhân riêng theo luật của nước sở tại với 100%
vốn của đối tác nước ngoài. Họ toàn quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp trong
phạm vi pháp luật Việt Nam.


9

- Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư: Nhà đầu tư
có thể tham gia đầu tư dưới hai hình thức: góp vốn trong công ty TNHH và mua lại cổ
phần trong công ty cổ phần.
- Đầu tư việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp: là hình thức ĐTNN trong đó
hai hay hiều doanh nghiệp có vốn ĐTNN đang hoạt động sáp nhập vào nhau, hoặc một
doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại
một doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở nước nhận đầu tư.
Đầu tư gián tiếp nước ngoài
Khái niệm về đầu tư gián tiếp nước ngoài: “Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình
thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác,
quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà
đầu tư nước ngoài không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư”.
Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức sau
đây:
- Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị khác.

- Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;
- Thông qua các định chế tài chính trung gian khác: ODA.
b)Đầu tư trong nước (ĐTTN)
Theo Luật Đầu tư 2005: “Đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ
vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam”
* Đặc điểm của ĐTTN
- ĐTTN là hình thức đầu tư có quy mô rộng lớn, hình thức phổ biến, nhằm tận
dụng và phát huy khả năng của tất cả các thành phần kinh tế. Chính phủ cũng đã ban
hành Luật khuyến khích đầu tư trong nước (có hiệu lực từ năm 1998 và hết hiệu lực vào
năm 2006) nhằm khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, tăng giá trị tích lũy của
cải cho toàn xã hội.
- ĐTTN giải quyết nhu cầu việc làm của người lao động, tăng thu ngân sách,
khuyến khích nâng cao năng suất lao động thông qua hoạt động ứng dụng khoa học


10

công nghệ trong và ngoài nước, từng bước tạo hiệu ứng phát triển ngành khoa học công
nghệ, nhằm sản xuất ra các dây chuyền sản xuất có tính ứng dụng cao.
* Các hình thức ĐTTN
Đầu tư trực tiếp: Gồm các hình thức sau
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước.
- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồng BTO, hợp
đồng BT.
- Đầu tư phát triển kinh doanh.
- Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
Đầu tư gián tiếp:
Nhà đầu tư thực hiện gián tiếp tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:

- Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị khác.
- Thông qua quỹ đầu tư chứng khoán;
- Thông qua các định chế tài chính trung gian khác.
1.1.2. Khu công nghiệp
1.1.2.1. Định nghĩa và đặc điểm về khu công nghiệp
a) Định nghĩa
Theo quy chế KCN, KCX, Khu công nghệ cao – ban hành kèm theo Nghị định
số 36/CP ngày 24/04/1997, thì Khu công nghiệp là: “khu tập trung các doanh nghiệp
công nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất
công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ
hoặc Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. Trong Khu công nghiệp có thể có
doanh nghiệp chế xuất”.
Trong đó:
+ Doanh nghiệp KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong KCN
gồm doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp dịch vụ.


11

- Doanh nghiệp sản xuất KCN là doanh nghiệp sản xuất hàng công nghiệp, được
thành lập và hoạt động trong KCN.
- Doanh nghiệp dịch vụ KCN là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong
KCN, thực hiện dịch vụ các công trình kết cấu hạ tầng KCN, dịch vụ sản xuất công
nghiệp.
b) Đặc điểm
Hiện nay, các KCN được phát triển ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các nước
đang phát triển. Mặc dù có sự khác nhau về qui mô, địa điểm và phương thức xây dựng
cơ sở hạ tầng, nhưng nói chung các KCN có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
- Về tính chất hoạt động: KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp sản xuất công
nghiệp và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mà không có dân cư.

- Về cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Các KCN đều xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện
thuận lợi co hoạt động sản xuất kinh doanh như đường sá, điện nước, điện thoại,
internet…Việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật KCN thông thường do một doanh nghiệp
phát triển hạ tầng đảm nhiệm, có thể là doanh nghiệp nước ngoài, lien doanh hoặc
doanh nghiệp trong nước.
- Về tổ chức quản lý: Trên thực tế các khu công nghiệp đều thành lập hệ thống
Ban quản lý KCN cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để trực tiếp thực hiện các
chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong KCN. Ngoài
ra tham gia vào quản lý tại các KCN còn có nhiều Bộ như: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Xây dựng...
1.1.2.2. Vai trò và sự cần thiết của KCN
a) Tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư
Hầu hết các nước đang ở thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa
đất nước đều gặp phải một bài toán nan giải là tình trạng thiếu vốn. Thông qua những
ưu đãi đặc biệt so với sản xuất trong nước các KCN có được môi trường đầu tư hấp dẫn,
vì vậy nó có khả năng thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là FDI.
b) Tác động lan truyền đến khu vực kinh tế nội địa


12

Những hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN sẽ có
một mối liên hệ với các khu vực khác như cung cấp nguyên liệu, vật liệu, dịch vụ gia
công, chế biến sản phẩm cho KCN thong qua các hoạt động sản xuất để cung cấp đầu
vào cho các doanh nghiệp trong KCN sẽ giúp cho các khu xung quanh KCN sẽ có điều
kiện phát triển.
c) KCN là cơ sở để tiếp cận kỹ thuật, công nghệ hiện đại, học hỏi kinh nghiệm
quản lý và nâng cao trình độ tay nghề
Các KCN đều đặt ra mục tiêu tiếp cận các công nghệ hiện đại. Theo một nhà
kinh tế phương Tây nhận định: Việc thành lập các KCN còn có ý nghĩa hơn là một sự

thay đổi chính sách, bởi sự thay đổi chính sách là từ bóp nghẹt sang cởi mở thông
thoáng, chỉ có ý nghĩa tối đa khi chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị
trường. Còn thực sự khi nền kinh tế đã hạn chế bớt đi các trói buộc phong kiến hành
chính thì điều có ý nghĩa hơn lại là một chính sách kỹ thuật và công nghệ khả thi đủ hấp
dẫn để thu hút được kỹ thuật và công nghệ mới của nước ngoài vào sự tái thiết nền kinh
tế nội địa. Bên cạnh đó các doanh nghiệp cũng phải chú trọng vào công tác đào tạo cán
bộ, công nhân cho phù hợp với kỹ thuật của máy móc cũng như phương thức kinh
doanh mới. Do vậy, trình độ của người lao động sẽ được nâng lên phù hợp với tác
phong lao động công nghiệp.
d) Giải quyết việc làm, đóng góp vào ngân sách địa phương
Hầu hết các nước đang phát triển trong quá trình phát triển kinh tế đều gặp phải
tình huống khó xử. Nếu theo được mục tiêu toàn dụng lao động thì khó có thể thực hiện
được mục tiêu chống lạm phát, đồng thời các nước muốn nền sản xuất xã hội đạt hiệu
quả cao bằng cách du nhập các công nghệ tinh vi tức là ít sử dụng lao động sống thì sẽ
làm gia tăng nạn thất nghiệp. Tuy chưa phải là giải pháp lý tưởng nhưng việc thành lập
các KCN là một cơ hội quan trọng để giải quyết mâu thuẫn này, theo WB (Ngân hàng
thế giới) cho đến nay, một số việc làm chỉ tính riêng trong KCN đã lên 4-5 triệu chỗ.
Trong đó Châu Á là nơi tạo ra nhiều việc làm nhất, chiếm 76,59% tổng số chỗ.


13

Ngoài việc tạo ra công ăn việc làm, các KCN còn đóng góp đáng kể vào ngân
sách của địa phương thông qua việc nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với nhà
nước.
1.1.2.3. Tác động của vốn đầu tư vào Khu công nghiệp đối với sự phát triển
kinh tế
a) Tác động tích cực
- Nguồn vốn đầu tư và KCN là một trong những nguồn vốn quan trọng để bù đắp
sự thiếu hụt vốn đầu tư góp phần tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển. Về

mặt cầu, vì đầu tư là một bộ phận lớn và hay thay đổi nên những thay đổi bất thường về
đầu tư có ảnh hưởng đến sản lượng và thu nhập về mặt ngắn hạn. Về mặt cung, khi
thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mơi đi vào hoạt động thì tổng
cung đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng theo, do
đó giá cả giảm xuống.
- Nguồn vốn đầu tư vào KCN góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các
nước đang phát triển. Nó đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển chung của nền
kinh tế, góp phần phát triển các ngành công nghiệp và tạo ra công ăn việc làm cho
người lao động.
- Nguồn vốn này sẽ cải thiện cán cân thanh toán, do khoản mục vốn tăng thêm.
Mặt khác, nguồn vốn này (đặc biệt là FDI) thường hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu
do đó giảm chi ngoại tệ và tăng thu ngoại tệ. Do vậy làm cán cân thanh toán sẽ dịch
chuyển theo chiều thặng dư.
- Vốn đầu tư vào KCN còn làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Các nước đang phát
triển thường có cơ cấu kinh tế bất hợp lý, chủ yếu phát triển ở một khu vực do không có
nhiều vốn cơ cấu ngành, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm và lao động, cơ cấu lãnh
thổ sẽ được thay đổi theo hướng ngày càng đáp ứng tốt hơn các nhu cầu phát triển kinh
tế - xã hội của đất nước.
- Vốn đầu tư vào KCN góp phần đẩy nhanh quá trình tiếp nhận công nghệ mới.
- Góp phần phát triển phân công lao động trong nước và quốc tế, tạo công ăn
việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và cải thiện chất lượng nguồn nhân lực.


14

b) Tác động tiêu cực
- Đối với vốn FDI, có thể phía nhận đầu tư phải phụ thuộc vào công nghệ được
chuyển giao, từ đó dẫn đến việc không tự chủ trong chiến lược phát triển sản xuất kinh
doanh và thay đổi công nghệ, nâng cao năng suất lao động.
- Nếu quy hoạch không hợp lý dễ dẫn đến tình trạng thiên nhiên bị bóc lột quá

mức và ô nhiễm môi trường.
1.2. NỘI DUNG THU HÚT ĐẦU TƢ VÀO KCN
1.2.1. Khái niệm về thu hút đầu tƣ
Thu hút đầu tư là hoạt động nhằm khai thác, huy động các nguồn vốn đầu tư để
thỏa mãn nhu cầu đầu tư.
Các nguồn vốn đầu tư được huy động bao gồm vốn trong nước và vốn nước
ngoài.
1.2.2. Nội dung thu hút đầu tƣ vào khu công nghiệp
Thu hút đầu tư nói chung và thu hút đầu tư vào khu công nghiệp nói riêng đều là
những hoạt động nhằm mang lại hiệu quả thu hút đầu tư cao nhất và để đạt được điều
đó, cần đảm bảo thực hiện đầy đủ ba yếu tố: hoàn thiện môi trường đầu tư, thực hiện
các chính sách ưu đãi và xúc tiến đầu tư.
1.2.2.1. Hoàn thiện môi trường đầu tư
Môi trường đầu tư là tổng thể các yếu tố về chính trị, pháp luật, kinh tế - xã hộivăn hóa của một quốc gia có ảnh hưởng đến khả năng bảo toàn vốn và khả năng sinh lời
của vốn đầu tư của nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Để hoàn thiện môi trường đầu tư có thể thực hiện các giải pháp sau:
- Chính phủ tăng cường hỗ trợ thông tin về thương mại, tài chính, công nghệ cho
doanh nghiệp thông qua cho phép hình thành Trung tâm thông tin độc lập, ứng dụng
công nghệ thông tin đa phương tiện để doanh nghiệp có thể nắm bắt thông tin thị trường
một cách nhanh nhất, nhằm đẩy mạnh sản xuất – kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh
tranh:
Trong quá trình hoạt động của dự án đầu tư, các thông tin về thương mại, tài
chính, công nghệ là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp. Bắt đầu từ quá trình


15

lựa chọn địa điểm đầu tư đến việc lập dự án, đầu tư sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Việc thường xuyên tiếp cận, cập nhật thông tin liên quan đến quá trình sản xuất
kinh doanh sẽ giúp cho nhà đầu tư chủ động trong việc hoạch định chiến lược, nắm bắt

thị trường. Từ đó điều chỉnh chiến lược sản xuất kinh doanh: thu hẹp hay mở rộng lĩnh
vực sản xuất, thay đổi dây chuyền công nghệ, hoặc phát triển ngành nghề mới đáp ứng
nhu cầu của thị trường...Qua đó đảm bảo tính phát triển bền vững của doanh nghiệp,
tăng lợi nhuận và tính cạnh tranh trên thị trường.
- Cải thiện hệ thống giáo dục vì giáo dục trực tiếp ảnh hưởng đến các lựa chọn
và tiềm năng của thế hệ tương lai:
Một quốc gia có một hệ thống giáo dục phát triển, hiện đại sẽ là sự đảm bảo
vững chắc cho việc phát triển kinh tế bền vững. Nó có thể là tiền đề để phát triển một
nền khoa học kỹ thuật tiên tiến, vừa tạo ra nguồn nhân lực có trình độ cao, phù hợp với
xu thế phát triển chung của thời đại. Mặt khác, việc tiếp thu kiến thức, định hướng nghề
nghiệp của hệ thống giáo dục sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các lựa chọn và tiềm năng của
các thế hệ sau này.
- Nâng cao bảo vệ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ:
Việc nâng cao và thực thi quyền sở hữu trí tuệ là một trong những yếu tố quan
trọng trong việc hoàn thiện và làm hấp dẫn môi trường đầu tư. Nó bảo đảm sự công
bằng, cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp trên thị trường: Một doanh nghiệp
bỏ chi phí đầu tư chất xám, công nghệ sẽ phải được hưởng thành quả từ sự đầu tư đó.
Mặt khác, việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ sẽ góp phần giảm bớt chi phí tranh tụng
pháp lý, nâng cao ý thức thực hiện luật pháp, qua đó giúp các doanh nghiệp vừa chuyên
tâm sản xuất, vừa đảm bảo tính cạnh tranh và thúc đẩy phát triển sản xuất của nền kinh
tế.
- Sớm có các quy định hướng dẫn thực hiện luật:
Hành lang pháp lý thông thoáng, hệ thống các văn bản luật nhất quán, chặt chẽ
và được điều chỉnh phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội thực tế mà trong đó, việc ban
hành các quy định hướng dẫn thực hiện luật có vai trò hết sức quan trọng. Một mặt, tạo
thói quen “sống và làm việc theo pháp luật” đối với các nhà đầu tư. Mặt khác, chính


×