Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

tiểu thủ công nghiệp ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.1 KB, 84 trang )

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiểu thủ công nghiệp (TTCN) luôn giữ vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển nông thôn Việt Nam, không chỉ làm tăng thu nhập cho nông
dân mà còn tạo nên những sản phẩm độc đáo mang đậm dấu ấn bản sắc văn
hóa đặc trưng cho mỗi vùng, miền và được lưu giữ từ đời này qua đời khác.
Phát triển TTCN là một trong những nội dung lớn của Đảng và Nhà
nước trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nông thôn, thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước. Nghị quyết Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X đã xác định rõ: “Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và dịch
vụ ở nông thôn, nhất là những ngành, nghề sử dụng nhiều lao động, xem đây
là hướng chính để tạo nhiều việc làm mới, góp phần tăng nhanh thu nhập cho
nông dân”. Cụ thể hóa chủ trương trên, nhiều địa phương đã chủ động tổ chức
sản xuất, khôi phục lại ngành nghề truyền thống và tìm kiếm thị trường mới,
đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sự biến đổi đó đã góp phần đem lại bộ mặt
mới của khu vực nông thôn, một phần lao động trong thời gian nông nhàn, lao
động dôi dư đã có việc làm ổn định.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập
kinh tế quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của
Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), sức ép dư thừa lao động ở nông thôn và
sự chuyển dịch lao động ra thành phố ngày càng lớn, chênh lệch về thu nhập
giữa nông thôn và thành thị ngày một gia tăng. Vì vậy, sự phát triển TTCN rất
có ý nghĩa trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, gìn giữ và phát
huy những giá trị truyền thống của dân tộc.


2


Hòa Vang là huyện ngoại thành của thành phố Đà Nẵng, có 11 đơn vị
hành chính. Diện tích tự nhiên toàn huyện là 736,91 km2, dân số 117.020
người, mật độ dân số 158,8 người/km2. Trong những năm qua, sản xuất nông
nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển kinh tế của huyện. Các ngành
kinh tế khác trong đó có ngành TTCN đã và đang từng bước được khôi phục
và phát triển, những kết quả đạt được tuy còn khiêm tốn nhưng lại có xu
hướng tăng lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế.
Nhằm góp phần hoàn thiện lý luận và thực tiễn về phát triển TTCN trên
địa bàn huyện Hòa Vang, đề xuất những giải pháp nhằm góp phần phát triển
TTCN trên địa bàn huyện Hòa Vang, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển tiểu thủ
công nghiệp ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng” cho luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về TTCN.
- Phân tích thực trạng phát triển TTCN trên địa bàn huyện Hòa Vang,
từ đó rút ra những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển TTCN.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển TTCN trên địa bàn
Hòa Vang trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tình hình phát triển TTCN ở huyện Hòa Vang, thành
phố Đà Nẵng.


3

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: tại địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
+ Về thời gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng phát triển TTCN trên địa

bàn huyện Hòa Vang từ năm 2006-2010 và đề xuất các giải pháp nhằm phát
triển TTCN của huyện đến năm 2020.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu của Chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, các phương pháp phân tích chuẩn tắc và phân tích
thực chứng trong kinh tế - xã hội. Sử dụng rộng rãi các phương pháp tổng hợp
thống kê, thống kê mô tả và thống kê phân tích. Nguồn số liệu sử dụng trong
đề tài bao gồm: số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.
- Số liệu thứ cấp được thu thập và tổng hợp từ niên giám thống kê, các
tài liệu văn bản, sách báo, tạp chí, báo cáo, website và tư liệu do địa phương
cung cấp có liên quan đến đề tài.
- Số liệu sơ cấp được thu thập và tổng hợp thông qua điều tra, phỏng
vấn các cơ sở sản xuất TTCN theo phiếu điều tra với bảng câu hỏi đã
được chuẩn bị sẵn, phạm vi điều tra là: điều tra chọn mẫu 60 cơ sở sản xuất
TTCN trên địa bàn huyện Hòa Vang.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển TTCN trên địa bàn
huyện Hòa Vang.
Đánh giá thực trạng phát triển TTCN, chỉ ra những thành tựu, hạn chế,
thách thức và nguyên nhân hạn chế của sự phát triển TTCN trong thời gian
qua tại huyện Hòa Vang.


4

Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển TTCN trên địa bàn huyện Hòa
Vang.
5. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Liên quan đến phát triển TTCN, ở Việt Nam đã có nhiều công trình
nghiên cứu bao gồm ở khía cạnh kinh tế, môi trường, xã hội và kỹ thuật.

Những năm gần đây có các công trình nghiên cứu lớn như:
- “Chiến lược và quy hoạch tổng thể phát triển ngành tiểu thủ công
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2015, tầm nhìn đến năm 2020” của Bộ Công
nghiệp. Đề tài đã đánh giá hiện trạng phát triển ngành TTCN Việt Nam, chỉ rõ
được những điểm mạnh, điểm yếu và từ đó đề ra những giải pháp, xây dựng
lộ trình nhằm thúc đẩy phát triển ngành TTCN một cách đồng bộ từ việc
nghiên cứu thị trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư các cơ sở làng nghề,
đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế...vv. Đây sẽ là cơ sở cho việc xây
dựng các chiến lược và quy hoạch cấp tỉnh giai đoạn 2006-2015, tầm nhìn đến
năm 2020.
- Dự án “Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến 2015 và định
hướng đến năm 2020” của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một đòi
hỏi cấp thiết, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, bố trí lại lao
động và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, xây dựng nông thôn mới phát
triển toàn diện, đáp ứng kịp thời sự nghiệp CNH, HĐH của đất nước.
- “Chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông
thôn giai đoạn 2006-2010” của UBND huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
Đề tài này đã đánh giá một cách đầy đủ thực trạng phát triển TTCN, ngành
nghề nông thôn ở huyện Tuyên Hóa, những tồn tại, thiếu sót, từ đó đưa ra
những giải pháp nhằm phát triển TTCN và ngành nghề nông thôn trên địa bàn
huyện Tuyên Hóa.


5

- Đề tài “Phát triển thị trường cho làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng
đồng bằng Sông Hồng trong giai đoạn hiện nay” của Học viện chính trị quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu trên đã làm rõ vị trí, vai trò của các
làng nghề TTCN và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường
làng nghề TTCN vùng đồng bằng Sông Hồng; đánh giá tiềm năng, xu hướng

phát triển và thực trạng của làng nghề TTCN, đồng thời nêu được những khó
khăn, vướng mắc về thị trường của làng nghề TTCN vùng đồng bằng sông
Hồng; xác định phương hướng phát triển và các giải pháp để mở rộng thị
trường TTCN vùng đồng bằng sông Hồng.
Các công trình trên có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn, đã phân tích
đánh giá toàn diện về sự phát triển ngành TTCN trên các khía cạnh khác
nhau.
Nghiên cứu tổng quát các vấn đề liên quan đến phát triển ngành TTCN
thành phố Đà Nẵng đã có công trình nghiên cứu như:
- “Quy hoạch phát triển Công nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm
2020” do Sở công thương thực hiện. Đề tài này nhằm làm rõ các tiềm năng,
nguồn lực và các đặc thù của Thành phố Đà Nẵng để xây dựng các quan
điểm, định hướng phát triển cho công nghiệp một cách phù hợp; xây dựng cơ
cấu, mục tiêu phát triển công nghiệp thích ứng với các giai đoạn phát triển.
Nội dung Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng
đến năm 2015.
- Đề tài “Quy hoạch xây dựng và phát triển các làng nghề thành phố
Đà Nẵng đến năm 2015, có xét đến năm 2020” do Sở Công Nghiệp thực
hiện đã tập trung vào những định hướng cơ bản phát triển và khôi phục các
làng nghề và nghề TTCN trên địa bàn thành phố đến năm 2015 có xét đến
2020.


6

Trên cơ sở quy hoạch phát triển TTCN của thành phố Đà Nẵng,
UBND huyện Hòa Vang có Đề án “Phát triển ngành Công nghiệp-Tiểu thủ
công nghiệp, Thương mại-Dịch vụ huyện Hòa Vang giai đoạn 2007-2010”.
Đề án đã nêu ra một số căn cứ xây dựng Đề án; đánh giá thực trạng ngành
công nghiệp-TTCN, thương mại-dịch vụ huyện Hòa Vang giai đoạn 20022006; trên cơ sở đó đưa ra mục tiêu và giải pháp phát triển công nghiệpTTCN, thương mại-dịch vụ huyện Hòa Vang giai đoạn 2007-2010.

Có thể thấy, TTCN đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều tổ
chức, nhà khoa học. Riêng đối với TTCN của huyện Hòa Vang, hiện nay chưa
có một công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ vấn đề lý luận và
thực tiễn về phát triển TTCN. Chính vì vậy, tôi thấy việc nghiên cứu và đề
xuất một số giải pháp nhằm phát triển TTCN huyện Hòa Vang là rất thiết
thực.
6. Bố cục và nội dung nghiên cứu
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển tiểu thủ công nghiệp.
Chương 2: Thực trạng phát triển tiểu thủ công nghiệp ở huyện Hòa
Vang, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển tiểu thủ
công nghiệp ở huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.


7

CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN
TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
1.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của tiểu thủ công nghiệp
1.1.1. Một số khái niệm
Để tồn tại và phát triển, từ xa xưa con người đã biết chế tạo ra các công
cụ cầm tay giản đơn: rìu đá, dao đá, cung tên... để săn bắt, hái lượm. Qua
nhiều niên đại, con người đã biết dùng các kim loại bằng đồng, bằng sắt... để
phục vụ cho quá trình sản xuất, sinh hoạt. Dần dần hình thành nên các ngành
nghề thủ công với những đặc trưng và trình độ phát triển khác nhau.
- Nghề thủ công: là những nghề sản xuất ra sản phẩm mà kỹ thuật sản
xuất chủ yếu là làm bằng tay. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật,
các nghề thủ công có thể sử dụng máy, hóa chất và các giải pháp kỹ thuật của
công nghiệp trong một số công đoạn, phần việc nhất định nhưng phần quyết

định chất lượng và hình thức đặc trưng của sản phẩm vẫn làm bằng tay.
Nguyên liệu của các nghề thủ công thường lấy trực tiếp từ thiên nhiên; công
cụ sản xuất thường là công cụ cầm tay đơn giản [2].
- Thủ công mỹ nghệ: là các nghề thủ công làm ra các sản phẩm mỹ
nghệ hoặc các sản phẩm tiêu dùng được tạo hình và trang trí tinh xảo giống
như sản phẩm mỹ nghệ. Ở sản phẩm mỹ nghệ, chức năng văn hóa, thẩm mỹ
trở nên quan trọng hơn chức năng sử dụng thông thường [2].
- Thủ công nghiệp: là lĩnh vực sản xuất bao gồm tất cả các nghề thủ
công. Cũng có khi gọi là ngành nghề thủ công [2].


8

- Ngành tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp: là lĩnh vực sản xuất bao
gồm các nghề thủ công và các cơ sở công nghiệp nhỏ. Thường các cơ cở công
nghiệp nhỏ này có nguồn gốc từ các nghề thủ công phát triển thành [2].
- Làng nghề tiểu thủ công nghiệp: là làng có nghề tiểu thủ công nghiệp
phát triển với một tỷ lệ số hộ và tỷ lệ thu nhập từ nghề TTCN nhất định, trở
thành nguồn thu nhập quan trọng không thể thiếu được của người dân trong
làng. Nhiều nước trên thế giới lấy tỷ lệ 20% hay 30%, ở Việt Nam đang có xu
hướng lấy tỷ lệ 30% hay 50% số hộ dân làm nghề và thu nhập của làng từ
nghề thủ công. Tỷ lệ đó được duy trì và ổn định trong nhiều năm [2].
- Các ngành nghề sản xuất tiểu, thủ công nghiệp bao gồm [12]:
+ Chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản.
+ Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt
may, cơ khí nhỏ ở nông thôn.
+ Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông
thôn.
Như vậy, có thể hiểu tiểu thủ công nghiệp là:
- Ngành sản xuất thủ công là chủ yếu, có thể sử dụng tiến bộ kỹ thuật

cho một số công đoạn nhưng chất lượng và đặc trưng của sản phẩm vẫn do
thủ công quyết định.
- Quy mô của các cơ sở sản xuất TTCN nhỏ.
- Ngành nghề TTCN gắn liền với đời sống của người dân nông thôn.
1.1.2. Vai trò của tiểu thủ công nghiệp trong phát triển kinh tế
Tại Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) đã
nêu rõ tầm quan trọng của việc phát triển các ngành nghề nông thôn và khẳng


9

định rõ việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một
trong những nhiệm vụ hàng đầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc phát triển ngành TTCN có những vai trò to lớn đáp ứng yêu cầu và nội
dung của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đồng thời cũng
góp phần quan trọng trong sự phồn vinh từng bước đi lên của đất nước.
- Phát triển ngành TTCN sẽ tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người
lao động, ổn định cuộc sống, góp phần hạn chế di dân tự do.
Phát triển kinh tế xã hội nông thôn, tạo việc làm nâng cao đời sống cho
dân cư nông thôn là vấn đề quan trọng hiện nay ở nước ta. Với diện tích đất
canh tác bình quân vào loại thấp và tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực
nông thôn còn chiếm tỷ lệ cao. Do vậy, vấn đề giải quyết công ăn việc làm
cho lao động nông thôn trở nên hết sức khó khăn, phức tạp. Việc mở mang,
đầu tư phát triển ngành nghề ở các làng nghề là biện pháp tốt nhất để huy
động nguồn lao động này. Bởi vì, sản xuất TTCN chủ yếu thực hiện bằng tay,
không đòi hỏi cao về chuyên môn, kỹ thuật so với các lĩnh vực sản xuất khác.
Các cơ sở sản xuất TTCN tuy có quy mô nhỏ, thậm chí chỉ là sản xuất của các
hộ gia đình nhưng đã thu hút một số lượng khá lớn lao động nông thôn vào
hoạt động sản xuất phi nông nghiệp. Vì vậy sức ép về mức bình quân ruộng
đất trên đầu người giảm đi, số nông dân rời bỏ làng ra thành thị tìm việc làm

cũng ít đi. Ngành nghề thủ công đã tạo việc làm cho khoảng 30% lực lượng
lao động ở nông thôn. Bình quân một cơ sở chuyên ngành nghề tạo việc làm
ổn định cho 27 lao động, mỗi hộ ngành nghề cho 4-6 lao động. Ngoài lao
động thường xuyên, các hộ, cơ sở ngành nghề còn thu hút lao động nhàn rỗi ở
nông thôn (bình quân 2-5 người/hộ, 8-10 người/cơ sở)1. Đặc biệt ở nghề dệt,
thêu ren, mây tre đan, mỗi cơ sở có thể thu hút 200 – 250 lao động. Nhiều
làng nghề thu hút trên 60% lao động tham gia vào các hoạt động ngành nghề.
1

Nguồn: Theo số liệu điều tra của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


10

Sự phát triển làng nghề truyền thống không những chỉ thu hút lao động ở gia
đình làng xã mình mà còn thu hút được nhiều lao động từ các địa phương
khác đến làm thuê. Bên cạnh đó, sự phát triển của các làng nghề còn kéo theo
nhiều nghề dịch vụ khác phát triển tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người
lao động.
Hơn nữa, sự phát triển của các nghề thủ công đã có vai trò tích cực
trong việc hạn chế di dân tự do. Sự phát triển này thực sự sẽ tạo ra một
chuyển biến mới quan trọng trong việc tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cải
thiện đời sống nhân dân. Người dân nông thôn luôn có tâm lý gắn bó với làng
quê. Do vậy, khi đã có việc làm và thu nhập ổn định mà nguồn thu nhập này
lại cao hơn thu nhập từ sản xuất nông nghiệp thì họ sẽ không muốn đi tìm
việc nơi khác. Việc phát triển làng nghề theo phương châm “ly nông, bất ly
hương” không chỉ có khả năng lớn giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho
người lao động mà còn có vai trò tích cực trong việc hạn chế dòng di dân tự
do ở nông thôn hiện nay [2].
- Phát triển TTCN góp phần phát triển nông thôn, kinh tế địa phương

và xây dựng nông thôn mới
TTCN đã tạo ra một khối lượng hàng hóa đa dạng phong phú phục vụ
cho tiêu dùng và cho xuất khẩu. Ngày nay, sản xuất tại các làng nghề phát
triển theo hướng chuyên môn hóa, đa dạng hóa sản phẩm đã làm cho các làng
nghề năng động hơn. Trong khi chưa có điều kiện để phát triển kinh tế trang
trại thì việc phát triển các nghề thủ công, đẩy mạnh việc sản xuất các mặt
hàng may mặc, gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ..vv... phục vụ tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu là rất quan trọng. Ở những vùng có nghề phát triển đều thể hiện sự
văn minh, giàu có, dân trí cao hơn hẳn những vùng mà chỉ thuần túy sản xuất
nông nghiệp. Ở những làng nghề, tỷ lệ hộ khá và giàu thường rất cao, tỷ lệ hộ


11

nghèo thường rất thấp và hầu như không có hộ đói. Thu nhập từ nghề thủ
công chiếm tỷ lệ lớn trong tổng thu nhập đã đem lại cho người dân ở đây một
cuộc sống đầy đủ, phong lưu hơn, cả về vật chất lẫn tinh thần. Phát triển các
nghề thủ công cùng với việc tăng thu nhập của người dân đã tạo ra một nguồn
tích lũy khá lớn và ổn định cho ngân sách địa phương cũng như cho các hộ
gia đình. Trong những năm qua cơ sở hạ tầng ở nông thôn và đặc biệt ở các
làng nghề rất đươc chú ý phát triển. Hệ thống đường giao thông, hệ thống
điện được quan tâm cải tạo và xây dựng mới. Ở những vùng có nhiều ngành
nghề phát triển thường hình thành nên một trung tâm giao lưu buôn bán, dịch
vụ và trao đổi hàng hóa. Những trung tâm này ngày càng được mở rộng và
phát triển, tạo nên một sự đổi mới trong nông thôn, hoàn toàn phù hợp với
chủ trương của đảng và Nhà nước ta về xây dựng nông thôn mới [2].
- Phát triển ngành TTCN góp phần tăng giá trị hàng hóa, dịch vụ tại
địa phương
Sự phục hồi và phát triển các nghề thủ công có ý nghĩa rất quan trọng
đối với phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Với quy mô nhỏ bé, được phân

bố rộng khắp ở các vùng nông thôn, hàng năm các làng nghề luôn sản xuất ra
một khối lượng sản phẩm hàng hóa khá lớn, đóng góp đáng kể cho nền kinh
tế quốc dân nói chung và cho từng địa phương nói riêng. Năng lực sản xuất,
kinh doanh của các làng nghề là yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển sản
xuất hàng hóa ở nông thôn [2].
- Phát triển ngành TTCN góp phần phát huy thế mạnh nội lực của địa
phương
Các nghề thủ công cho phép khai thác triệt để hơn các nguồn lực ở địa
phương, cụ thể là nguồn lao động, nguyên vật liệu, tiền vốn. Làng nghề


12

truyền thống có thể làm được điều này vì nó có nhiều loại quy mô, dễ dàng
chuyển hướng kinh doanh v.v…
Một khi TTCN ở nông thôn phát triển mạnh, nó sẽ tạo ra một đội ngũ
lao động có tay nghề cao và lớp nghệ nhân mới. Chính thông qua lực lượng
này để tiếp thu những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản
xuất, làm cho sản phẩm có chất lượng cao, giá thành giảm, khả năng cạnh
tranh trên thị trường lớn. Như vậy nghề TTCN càng phát triển mạnh nó càng
có điều kiện để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Hơn nữa, khi cơ
sở vật chất kỹ thuật được tăng cường và hiện đại, chính là tạo điều kiện thuận
lợi cho đội ngũ lao động thích ứng với tác phong công nghiệp, nâng cao tính
tổ chức tính kỷ luật. Đồng thời trình độ văn hoá của người lao động ngày một
nâng cao, lại là cơ sở thuận lợi cho việc đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công
nghệ vào lĩnh vực sản xuất và hoạt động dịch vụ trong làng nghề [2].
- Phát triển ngành TTCN góp phần bảo tồn giá trị văn hóa dân tộc của
địa phương
Lịch sử phát triển của ngành các nghề thủ công gắn liền với phát triển
văn hóa dân tộc, nó là nhân tố tạo nên nền văn hóa, đồng thời là biểu hiện tập

trung nhất bản sắc của dân tộc. Sản phẩm của nghề thủ công truyền thống là
sự kết tinh của lao động vật chất và lao động tinh thần, nó được tạo nên bởi
bàn tay tài hoa và óc sáng tạo của người thợ thủ công. Nhiều sản phẩm truyền
thống có tính nghệ thuật cao, mỗi sản phẩm là một tác phẩm nghệ thuật, trong
đó chứa đựng những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc, đồng thời thể hiện
những sắc thái riêng, đặc tính riêng của mỗi làng nghề. Với những đặc điểm
đặc biệt ấy chúng không chỉ còn là hàng hóa đơn thuần mà đã trở thành sản
phẩm văn hóa có tính nghệ thuật cao và được coi là biểu tượng nghề truyền
thống của dân tộc Việt Nam.


13

Bảo tồn và phát triển các nghề thủ công là tăng thêm sức mạnh cội
nguồn, gieo vào lòng mỗi người Việt Nam tình cảm dân tộc, yêu quý, trân
trọng, giữ gìn di sản và bản sắc văn hoá Việt Nam. Điều đó không gì khác là
giữ gìn và phát huy một bộ phận của nền văn hoá-văn minh nhân loại, làm
tăng những giá trị văn hoá truyền thống trong một thế giới đa phương tiện
thông tin và đầy biến động [2].
- Phát triển ngành TTCN góp phần thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại
hóa nông nghiệp nông thôn
Ở nước ta, khi công nghiệp chưa phát triển, hàng thủ công cung cấp
cho tiêu dùng, tạo ra nguồn thu nhập, đảm bảo đời sống trong nước, đồng thời
còn là nguồn xuất khẩu quan trọng và hiệu quả, mở rộng quan hệ với thị
trường quốc tế. Bằng sự áp dụng khoa học, kỹ thuật tiến bộ các nghề thủ công
dần từng bước chuyển đổi bền vững từ thủ công lên công nghiệp nhỏ, rồi lên
công nghiệp. Những làng nghề phát triển và dễ dàng trở thành khu công
nghiệp nông thôn.
Với nguồn sản phẩm hết sức phong phú, ngành TTCN cung cấp cho
công nghiệp nhiều kiểu dáng đẹp, có nét đặc sắc riêng. Truyền thống của các

sản phẩm thủ công giúp định hướng phong cách sản phẩm công nghiệp.
Phát triển TTCN sẽ nâng tỷ trọng của công nghiệp trong cơ cấu kinh tế
ở nông thôn và tăng tốc độ phát triển kinh tế nông thôn. Đồng thời với thúc
đẩy phát triển công nghiệp, phát triển các làng nghề sẽ kéo theo phát triển
nông nghiệp để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và tiêu thụ sản phẩm
của công nghiệp, thúc đẩy sự phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các nghề
dịch vụ....Do vậy, phát triển TTCN sẽ góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn [2].


14

1.1.3. Đặc điểm của tiểu thủ công nghiệp
- Xuất hiện từ lâu trong lịch sử, được truyền từ đời này qua đời khác,
còn tồn tại cho đến ngày nay, kể cả những nghề đã được cải tiến hoặc sử dụng
những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công
nghệ truyền thống. Sản phẩm TTCN tiêu biểu và độc đáo của Việt Nam, có
giá trị và chất lượng cao, vừa là hàng hóa vừa là sản phẩm văn hóa nghệ
thuật, mỹ thuật, thậm chí trở thành các di sản văn hóa của dân tộc, mang bản
sắc văn hóa Việt Nam.
- Phát triển trên cơ sở kỹ thuật tinh xảo và tài hoa của đôi tay và trí óc
của nhiều thế hệ nghệ nhân, được mọi lứa tuổi tiếp thu và có hành nghề.
- Sản xuất tập trung, tạo thành các làng nghề, phố nghề.
- Kỹ thuật và công nghệ khá ổn định của dân tộc Việt Nam.
- Sử dụng nguyên liệu tại chỗ, hòan tòan trong nước hoặc chủ yếu nhất
[28].
1.2. Nội dung và hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển
của Tiểu thủ công nghiệp
1.2.1. Nội dung của phát triển Tiểu thủ công nghiệp
Phát triển TTCN là một trong những nội dung quan trọng để thực hiện

CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Phát triển TTCN bao gồm những nội
dung chủ yếu sau:
1.2.1.1. Quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm đẩy mạnh
phát triển quy mô sản xuất tiểu thủ công nghiệp
Quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng là một nội dung quan trọng nhằm tạo
điều kiện để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế xã hội của từng vùng, khu vực. Cơ sở hạ tầng đồng
bộ, hoàn thiện sẽ góp phần thu hút các thành phần kinh tế đầu tư phát triển
sản xuất kinh doanh.


15

Phát triển, gia tăng quy mô sản xuất TTCN là một trong những tiêu chí
quan trọng để nghiên cứu, đánh giá sự phát triển TTCN. Gia tăng quy mô sản
xuất TTCN phản ánh gia tăng về sản lượng sản phẩm tiểu thủ công nghiệp
được sản xuất ra: về số lượng, chất lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm...
1.2.1.2. Mở rộng quy mô các nguồn lực
Mở rộng quy mô các yếu tố nguồn lực của TTCN nghĩa là làm cho các
yếu tố về lao động, nguồn vốn, hệ thống cơ sở vật chất của cơ sở TTCN ngày
càng tăng lên.
Về vốn: phản ánh qua quy mô vốn đầu tư trong tiểu thủ công nghiệp
ngày càng gia tăng; nâng cao khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng
nguồn vốn. Phát triển TTCN phải tăng quy mô vốn, nâng cao khả năng huy
động và hiệu quả sử dụng vốn trong công nghiệp.
Về lao động: nâng cao về số lượng, chất lượng nguồn lao động, khả
năng giải quyết việc làm cho người lao động và nâng cao tỷ lệ lao động có tay
nghề cao thông qua các hình thức đào tạo.
1.2.1.3. Nâng cao chất lượng sản xuất tiểu thủ công nghiệp
Để nâng cao chất lượng sản xuất TTCN, cần đẩy mạnh ứng dụng khoa

học công nghệ, chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị. Chú trọng công
tác khuyến công, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất, phát triển mô hình
sản xuất hiệu quả nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất TTCN.
1.2.1.4. Phát triển hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh
TTCN có nhiều hình thức tổ chức kinh doanh, trong đó hộ gia đình vẫn
chiếm đa số về lao động và số cơ sở sản xuất, số lượng loại hình tổ chức
doanh nghiệp và hợp tác xã chiếm tỷ lệ thấp. Để TTCN có sự tăng trưởng và
phát triển ổn định, cần khuyến khích phát triển loại hình doanh nghiệp TTCN.
Vì hình thức hoạt động này có lợi thế là tính linh hoạt trong việc giải quyết
các vấn đề sản xuất kinh doanh.


16

1.2.1.5. Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tiểu thủ công nghiệp
Một trong những khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp đó là vấn đề
thị trường và tiêu thụ sản phẩm. Trong xu thế hội nhập và cạnh tranh, các đơn
vị cần chủ động trong việc phát triển thị trường và tiêu thụ sản phẩm.
Cần có cơ chế, chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành
phần kinh tế tiếp cận, tìm kiếm và mở rộng thị trường. Chú trọng hỗ trợ công
tác quảng bá, giới thiệu tiêu thụ sản phẩm TTCN.
Để việc tiêu thụ sản phẩm được phát triển, ổn định cần chú trọng thực
hiện liên doanh, liên kết trong tổ chức sản xuất, thực hiện gắn kết việc thu
hút, tạo nguồn nguyên liệu với tiêu thụ sản phẩm.
1.2.2. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển tiểu thủ
công nghiệp
1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô nguồn lực sản xuất
- Số lượng cơ sở sản xuất TTCN (số cơ sở, số hộ sản xuất TTCN)
- Số lượng lao động TTCN
- Vốn đầu tư sản xuất TTCN

- Giá trị thiết bị sản xuất TTCN
1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất tiểu thủ công nghiệp
- Sản lượng sản phẩm (các loại)
- Giá trị sản xuất: Giá trị sản xuất của từng ngành hoặc toàn doanh
nghiệp là toàn bộ giá trị của các sản phẩm vật chất và dịch vụ hữu ích do lao
động của từng ngành hoặc toàn doanh nghiệp làm ra trong một thời kỳ nhất
định, thường là 1 tháng, 1 quý hoặc 1 năm.
- Giá trị gia tăng: giá trị gia tăng của ngành hoặc toàn doanh nghiệp là
toàn bộ kết quả lao động hữu ích của những người lao động trong ngành hoặc


17

toàn bộ doanh nghiệp đó mới sáng tạo ra và giá trị hoàn vốn cố định (khấu
hao tài sản cố định) trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 tháng,
1 quý hay 1 năm). Nó phản ánh bộ phận giá trị mới được tạo ra của các hoạt
động sản xuất hàng hóa và dịch vụ mà những người lao động của ngành hoặc
toàn doanh nghiệp mới làm ra.
- Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được
hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh
doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
- Lợi nhuận: là khoản chêch lệch giữa giữa tổng doanh thu từ hoạt động
sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh phát sinh trong
kỳ kế toán.
1.2.2.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất tiểu thủ công nghiệp
- Năng suất lao động (giá trị sản xuất (giá trị gia tăng)/số lao động bình
quân): thể hiện sức sản xuất của lao động và được đo lường bằng số lượng sản
phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian cần
thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm.
- Hiệu quả sử dụng vốn (giá trị sản xuất (giá trị gia tăng, lợi nhuận)/vốn

bình quân): là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng vốn của doanh
nghiệp để đạt được kết quả kinh doanh cao nhất với chi phí sử dụng vốn là
thấp nhất.
- Tỉ suất lợi nhuận (lợi nhuận/doanh thu): là quan hệ tỷ lệ giữa số lợi
nhuận (trước thuế hoặc sau thuế) thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh,
hoạt động tài chính, các hoạt động khác với tổng doanh thu thuần thu về.


18

1.2.2.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng sản xuất tiểu thủ công nghiệp
- Tốc độ phát triển, tốc độ phát triển bình quân giá trị sản xuất TTCN.
- Tốc độ tăng, tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất TTCN.
1.2.2.5. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức đóng góp của tiểu thủ công nghiệp
- Tỉ lệ giá trị sản xuất TTCN/giá trị sản xuất công nghiệp (giá hiện hành)
- Tỉ lệ giá trị sản xuất TTCN/giá trị sản xuất của toàn nền kinh tế (giá
hiện hành).
1.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của tiểu
thủ công nghiệp
Quá trình hình thành và phát triển các nghề TTCN chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế, xã hội. Trong đó, các nhân tố kinh tế, xã hội
có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn cả. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự
phát triển kinh tế gồm có:
1.3.1. Nguồn lao động
Nguồn lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu của TTCN, có tác
động đến sản lượng đầu ra của doanh nghiệp. Trong ngắn hạn, khi năng suất
lao động và tiền công chưa có thay đổi lớn thì quy mô lao động trực tiếp
quyết định quy mô sản lượng đầu ra. Vì vậy, muốn đạt được sự tăng trưởng
nhanh trong TTCN thì phải có nguồn lao động dồi dào và phải mở rộng được
sản xuất nhất là những ngành cần nhiều lao động như ngành trang phục, thuộc

da; ngành thực phẩm, đồ uống...Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với các quốc
gia đang phát triển có nguồn nhân lực dồi dào trong quá trình CNH-HĐH.
Mặt khác, nguồn lao động là hoạt động sản xuất vật chất làm tăng của cải và
phương thức để tìm kiếm thu nhập của đại bộ phận dân cư nên quy mô và


19

chất lượng nguồn lao động quyết định quy mô thu nhập, quyết định quy mô
cầu (quy mô thị trường), tức quyết định quy mô đầu ra trong TTCN.
Lao động chính là động lực của TTCN. Để có thu nhập, lao động trở
thành nhu cầu cấp thiết và chính đáng nhất của con người; chính nhu cầu đó
thúc đẩy con người tìm việc làm, thúc đẩy con người đến với công việc và
thúc đẩy con người tiến hành các hoạt động kinh tế để đẩy mạnh phát triển
TTCN.
Tóm lại, lao động hay nhân tố con người giữ vị trí trung tâm của sự
phát triển TTCN. Sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và TTCN nói riêng
gắn liền với sự phát triển của con người [16].
1.3.2. Nguồn lực vốn
Trong bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào, vốn bao giờ cũng là
một trong những yếu tố cơ bản nhất, đóng vai trò quyết định đối với quá trình
sản xuất. Sự phát triển của TTCN cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng của
nhân tố vốn sản xuất. Quy mô vốn của các làng nghề, các hộ sản xuất kinh
doanh nhìn chung còn nhỏ bé, thường là vốn tự có của từng gia đình hoặc vay
mượn của bà con họ hàng láng giềng, nên không mở rộng được quy mô sản
xuất. Ngày nay, trong điều kiện của nền kinh tế thị trường cạnh tranh khốc
liệt, nhu cầu về vốn đã khác trước, đòi hỏi các hộ sản xuất, kinh doanh phải
có lượng vốn khá lớn để: xây dựng mới các cơ sở sản xuất, đặc biệt với các
chủ kinh doanh mới bắt đầu kinh doanh độc lập; duy trì, mở rộng và phát triển
các cơ sở sản xuất, đặc biệt khi sản xuất ổn định do sản phẩm của nghề có

một thị trường tiêu thụ ổn định; mua nguyên, vật liệu và trả công lao động,
phần này chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm; đầu
tư, cải tiến công nghệ, đưa thiết bị máy móc tiên tiến vào một số khâu, công


20

đoạn có thể thay thế kỹ thuật lao động thủ công được, nhằm nâng cao năng
suất lao động, chất lượng sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường.
1.3.3. Tiến bộ khoa học, công nghệ
Một trong những lý do làm hiệu quả kinh tế ở các doanh nghiệp thấp là
do thiếu kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Do vậy vấn đề nâng cao kỹ thuật, đổi
mới công nghệ là vấn đề luôn được quan tâm ở các doanh nghiệp. Tùy thuộc
vào loại hình kinh doanh, đặc điểm ngành kinh doanh, mục tiêu kinh doanh
mà doanh nghiệp có chính sách đầu tư công nghệ thích đáng. Tuy nhiên, việc
phát triển kỹ thuật công nghệ đòi hỏi phải có đầu tư lớn, phải có thời gian dài
và phải được xem xét kỹ lưỡng 3 vấn đề:
- Dự đoán đúng cầu của thị trường và cầu của doanh nghiệp về loại sản
phẩm doanh nghiệp có ý định đầu tư phát triển. Dựa trên cầu dự đoán này
doanh nghiệp mới có những mục tiêu cụ thể trong đổi mới công nghệ.
- Lựa chọn công nghệ phù hợp. Các doanh nghiệp trên cơ sở mục tiêu
của sản xuất đã đề ra có những biện pháp đổi mới công nghệ phù hợp. Cần
tránh việc nhập công nghệ lạc hậu, lỗi thời, tân trang lại, gây ô nhiễm môi
trường,... .
- Có giải pháp đúng về huy động và sử dụng vốn hiện nay, đặc biệt là
vốn cho đổi mới công nghệ, các doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả thì
cần sử dụng vốn có hiệu quả, đúng mục tiêu nguồn vốn đầu tư công nghệ.
Rút ngắn thời gian xây dựng để nhanh chóng đưa dự án đầu tư vào
hoạt động luôn là nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc nâng cao hiệu quả
kinh tế của đầu tư kỹ thuật công nghệ.

Trong đổi mới công nghệ không thể không quan tâm đến nghiên cứu
sử dụng vật liệu mới và vật liệu thay thế vì giá trị nguyên vật liệu thường
chiếm tỷ trọng cao trong giá thành của nhiều loại sản phẩm, dịch vụ. Hơn


21

nữa, việc sử dụng nguyên vật liệu mới thay thế trong nhiều trường hợp còn có
ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Máy móc thiết bị luôn là nhân tố quyết định năng suất, chất lượng và
hiệu quả. Trong công tác quản trị kỹ thuật công nghệ, việc thường xuyên
nghiên cứu, phát triển kỹ thuật đóng vai trò quyết định. Bên cạnh đó, công tác
bảo quản máy móc thiết bị, đảm bảo cho máy móc luôn hoạt động đúng kế
hoạch và tận dụng công suất của thiết bị máy móc cũng đóng vai trò không
nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Đổi mới
công nghệ phải đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện tốt công
tác kiểm tra kỹ thuật và nghiệm thu sản phẩm, tránh để cho những sản phẩm
chất lượng kém ra tiêu thụ trên thị trường.
Chính vì vậy, có thể nói tiến bộ khoa học công nghệ có ảnh hưởng rất
quan trọng đối với bất kỳ ngành nghề nào, sản phẩm nào. Nó ảnh hưởng trực
tiếp đến năng suất lao động, chất lượng và giá thành sản phẩm, đến năng lực
cạnh tranh của các sản phẩm hàng hóa trên thị trường và cuối cùng là quyết
định đến sự tồn tại hay suy vong của một cơ sở sản xuất, một ngành nghề nào
đó. Tuy nhiên, phần lớn các cơ sở sản xuất TTCN vẫn sử dụng thiết bị thủ
công, công nghệ cổ truyền chủ yếu dựa vào kinh nghiệm có tính chất cha
truyền con nối trong từng hộ gia đình là chính. Bởi vậy, sản phẩm sản xuất ra
với năng suất, số lượng và chất lượng sản phẩm thấp kém, không đồng bộ, giá
thành cao, hạn chế khả năng cạnh tranh của các sản phẩm làng nghề. Để đa
dạng hóa sản phẩm, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng được
nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, các cơ sở sản xuất kinh doanh

không thể không đổi mới trang thiết bị, cải tiến áp dụng một số tiến bộ khoa
học công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất.
Trong những năm qua, sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công
nghệ đã có những tác động quan trọng tới sự đổi mới kỹ thuật – công nghệ


22

trong các làng nghề. Sự đổi mới công nghệ gắn liền với điện khí hóa, cơ khí
hóa sản xuất. Nhiều làng nghề đã sử dụng điện làm động lực chạy máy như
máy xay xát, máy nghiền bột, cắt bánh (bún, bánh tráng), thay tay quay bằng
mô tơ...
1.3.4. Nguyên vật liệu
Yếu tố nguyên vật liệu cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất
TTCN. Khối lượng, chủng loại, phẩm cấp và khoảng cách từ cơ sở sản xuất
đến nơi có nguồn nguyên vật liệu có ảnh hưởng tới chất lượng và giá thành
sản phẩm của các đơn vị sản xuất. Cho nên, các làng nghề thường chú ý nhiều
đến yếu tố nguyên vật liệu. Trước đây, phần lớn các làng nghề được hình
thành do có nguồn vật liệu tại chỗ và nghề nghiệp chủ yếu được gắn bó với
nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Có nhiều hình thức cung ứng
nguyên vật liệu khác nhau phù hợp với điều kiện và khả năng của người sản
xuất, việc khai thác và cung ứng các nguồn nguyên, vật liệu tại chỗ của nhiều
làng nghề truyền thống đã cạn kiệt, phải vận chuyển từ những nơi khác về,
điều kiện khai thác, vận chuyển có ảnh hưởng tới việc đảm bảo nguồn nguyên
liệu cho các làng nghề. Nguyên nhân là do sự khai thác bừa bãi, không có kế
hoạch đã làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Trong điều kiện khoa học và công
nghệ phát triển như hiện nay, nguyên vật liệu cho các làng nghề đã có sự
phong phú, đa dạng. Một loại nguyên vật liệu có thể dùng cho nhiều loại sản
phẩm, ngược lại một loại sản phẩm có thể dùng nhiều loại nguyên liệu thay
thế. Vì vậy, vấn đề chọn lựa và sử dụng các loại nguyên vật liệu thay thế hợp

lý, theo hướng đa dạng hóa, giá rẻ, bảo đảm cho quy trình sản xuất nhanh,
đảm bảo sản phẩm của các làng nghề có được chất lượng cao, giá thành hạ là
điều cần được quan tâm.


23

1.3.5. Kết cấu hạ tầng
Kết cấu hạ tầng, trước hết là giao thông, điện, cấp và thoát nước, bưu
chính viễn thông...có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành, tồn tại và phát triển
của TTCN, trong đó giao thông vận tải là yếu tố quan trọng nhất.
Từ xa xưa, các làng nghề truyền thống thường nằm trên các đầu mối
giao thông thủy, bộ khá thuận lợi. Ngày nay, khi giao lưu kinh tế phát triển
rộng khắp, khi mà thị trường tiêu thụ sản phẩm của các làng nghề không chỉ ở
tại địa phương mà vươn tới các thị trường xa xôi khác, khi mà nguồn nguyên
liệu tại chỗ đã cạn kiệt phải vận chuyển từ nơi xa về thì nhu cầu về hệ thống
giao thông vận tải phát triển thuận lợi đối với các làng nghề là rất quan trọng.
Trong công cuộc CNH-HĐH, sự phát triển của TTCN chịu ảnh hưởng
rất lớn bởi hệ thống cung cấp điện, nước và thoát nước, trong việc đưa thiết
bị, công nghệ, máy móc hiện đại để đổi mới công nghệ cổ truyền, làm tăng
năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm và làm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường.
Sự phát triển của TTCN trong điều kiện nền kinh tế thị trường chịu tác
động mạnh bởi yếu tố thông tin nói chung, bưu chính viễn thông nói riêng. Nó
sẽ giúp cho các chủ doanh nghiệp nắm bắt kịp thời, nhanh chóng, chính xác
những thông tin về thị hiếu, giá cả, mẫu mã, chất lượng, quy cách sản phẩm
trên thị trường, để có những ứng xử thích hợp đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó, hệ thống cửa hàng, cửa hiệu, nhà trưng bày, giới thiệu sản
phẩm, chợ nông thôn, trường học, bệnh viện...cũng là những nhân tố tích cực
giúp cho việc tiêu thụ sản phẩm nhanh, phát triển mạnh nguồn nhân lực có

sức khỏe, trình độ tri thức và kỹ thuật tay nghề cao, tạo điều kiện cho TTCN
phát triển.


24

1.3.6. Thị trường
Trong giai đoạn hiện nay, sự hình thành các yếu tố của nền kinh tế thị
trường đã tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của TTCN.
Sản xuất của TTCN đã trở thành sản xuất hàng hóa, chịu sự tác động khách
quan của quy luật cung cầu, giá cả, lợi nhuận và cạnh tranh. Sản phẩm của
TTCN với tư cách là hàng hóa được bán tự do trên thị trường theo quy luật
giá trị.
Sự tồn tại và phát triển của TTCN phụ thuộc rất lớn vào khả năng đáp
ứng nhu cầu ngày càng đa dạng, phong phú và thường xuyên biến đổi của thị
trường. Những nghề có khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường có
sự phát triển nhanh chóng. Sự thay đổi của thị trường tạo định hướng cho sự
phát triển của TTCN. Những nghề mà sản phẩm của nó phù hợp với nhu cầu
của xã hội, có khả năng tiêu thụ lớn thì vẫn phát triển. Ngay cả trong mỗi một
nghề, cũng có những làng nghề phát triển, trong khi một số làng nghề khác lại
không, ít chú ý đến sự thay đổi kiểu dáng, mẫu mã, chất lượng và giá cả nhằm
đáp ứng được sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng trên thị trường.
Tóm lại, thị trường vừa là động lực, là điều kiện, là thước đo kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Là động lực, thị trường đề ra nhu cầu cho sản xuất kinh doanh, định
hướng mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp.
- Là điều kiện, thị trường đảm bảo cung ứng có hiệu quả các yếu tố cần
thiết để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Là thước đo, thị trường kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các
phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp [16].



25

1.3.7. Môi trường thể chế và sự điều tiết của Nhà nước
Các thể chế chính trị - xã hội – kinh tế được thừa nhận tác động đến
quá trình phát triển đất nước nói chung và phát triển TTCN nói riêng theo
khía cạnh tạo dựng hành lang pháp lý và môi trường xã hội cho các nhà đầu
tư.
Thể chế biểu hiện như là một lực lượng đại diện cho ý chí của cộng
đồng, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, chính trị và xã hội theo lợi
ích của cộng đồng đặt ra. Thể chế được thể hiện thông qua các dự kiến mục
tiêu phát triển, các nguyên tắc tổ chức quản lý kinh tế xã hội, hệ thống luật
pháp, các chế độ chính sách, các công cụ và bộ máy tổ chức thực hiện.
Một thể chế chính trị-xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện để
đổi mới liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện
thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng và phát triển nhanh chóng. Ngược lại, một
thể ché không phù hợp sẽ gây ra cản trở, mất ổn định, thậm chí đi đến chỗ phá
vỡ những quan hệ cơ bản làm cho nền kinh tế đi vào tình trạng suy thoái,
khủng hoảng trầm trọng hoặc gây ra những xung đột chính trị, xã hội. Một thể
chế phù hợp với phát riển hiện đại mang trong mình những đặc trưng có tính
năng động, nhạy cảm và mềm dẻo, luôn thích nghi được với những biến đổi
phức tạp do tình hình trong nước và quốc tế xảy ra, bảo đảm sự ổn định của
đất nước, khắc phục được những mâu thuẫn và xung đột có thể xảy ra trong
quá trình phát triển; tạo điều kiện cho nền kinh tế hoạt động có hiệu quả,
nhằm tranh thủ vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến của thế giới, tạo được đội
ngũ đông đảo những người có năng lực quản lý, có trình độ khoa học tiên tiến
đủ sức lựa chọn và áp dụng thành công các kỹ thuật và công nghệ tiên tiến
vào sản xuất trong nước, cũng như đổi mới cơ chế quản lý kinh tế; tạo được
sự kích thích mạnh mẽ mọi nguồn lực vật chất trong nước hướng vào đầu tư



×