Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Thực trạng chung hoạt động kiểm toán độc lập ở việt nam hiện nay và một số giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.49 KB, 25 trang )

PHẦN A: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
I/ TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP TRÊN THẾ GIỚI:
Thực chất trên thế giới kiểm toán đã xuất hiện từ lâu, khái niệm này xuất hiện
từ khi xuất hiện nhu cầu xác định tính trung thực, độ tin cậy của thông tin trong Báo
cá tài chính, kế toán và thực trạng tài sản của một chủ thể trong quá trình kinh tế.
Kiểm toán có gốc từ La Tinh la Audit nghĩa là nghe. Cho đến nay, ý nghĩa này chỉ
mang tính lịch sử. Ở thời điểm xuất xứ, thế kỉ III truớc Công nguyên từ Audit có ý
nghĩa thật của nó. Khi đó, các nhà cầm quyền La Mã đã tuyển dụng các quan chức
để kiểm tra độc lập về tình hình tài chính và nghe thuyết trình của họ về kết quả
kiểm tra độc lập.
Sau vài trăm năm, kĩ năng kiểm toán dần đi vào hệ thống, khi lúc này trên thế giới,
sự ra đời của các công ty chứng khoán, các hoạt động thương mại trở nên đa dạng
và hức tạp, quy mô của hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng mở rộng dẫn đến
sự tách rời quyền sở hữu của các cổ đông và chức năng điều hành quản lý. Vì vậy
các chủ sở hữu tìm kiếm những cách thức mới để kiểm tra nhằm ngăn chặn hành vi
gian lận của các nhà quản lý và những người làm công. Đáp ứng nhu cầu đó, kiểm
toán độc lập bắt đầu xuất hiện và phát triển.
Ngày nay hoạt động kiểm toán độc lập đã được quốc tế hóa. Tất cả các nước
phát triển như Anh, Mĩ, Cnada, Cộng đồng Châu Âu đều có luật và các điều khoản
luật về kiểm toán độc lập hoặc luật kế toán viên công chứng. Ở Nhật, Trung Quốc,
Hàn Quốc, Singapore đều có luật kế toán viên công chứng được ban hành từ nhiều
năm qua trong đó đều có các quy định chung về quy tắc hoạt động của các kế toán
viên công chứng.Hiện nay trên thế giới ngành kế toán nói chung và kiểm toán nói
riêng đang phát triển mạnh mẽ,quy mô của các công ty cũng ngày càng mở rộng.
vd:- Hoa Kì hiện nay có hơn 45000 tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp
- Cộng Hòa Pháp hiện có 24 văn phòng kiểm toán khu vực và 2500 văn phòng
con cơ sở trực tiếp là dịch vụ và hơn 10000 người là kiểm toán
- Singapore một đất nước nhỏ bé mà có tới 22000 kiểm toán viên

II/ TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP Ở VIỆT NAM:
1.



Khái niệm kiểm toán độc lập và hoạt động kiểm toán độc lập:
1


a.

b.

2.

Khái niệm:
Kiểm toán độc lập là loại kiểm toán được phên chia từ kiểm toán nói chung
theo chức năng và chủ thể kiểm toán. Ra đời do yêu cầu cung cấ thông tin tin cậy
của nền kinh tế thị trường đòi hỏi qua quá trình hát triển của nền kinh tế thị trường
nói chung, kiểm toán độc lập được tách ra và phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát
triển của kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế muốn quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh cần phải có
thông tin chính xác, kị thời và đáng tin cậy. Để đáp ứng được yêu cầu đó, đòi hỏi
phải có một bên thứ 3 độc lập khách quan có trình độ chuyên môn cao, được pháp
luật cho phép, cung cấp thông tin tin cậy cho các đối tượng quan tâm. Vì vậy đã
hình thành nên loại kiểm toán độc lập này. Luật pháp nhiều quốc gia quy định chỉ có
các Báo cáo tài chính đã được kiểm toán độc lập mới có giá trị pháp lý và độ tin cậy.
Hơn thế nữa kiểm toán độc lập đó là một hoạt động đặc trưng của kinh tế thị
trường, đó là các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu của
khách hàng, khi kinh tế thị trường phát triển thì các mối quan hệ giữa các tổ chức
kinh doanh ngày cang nhiều và tính cạnh tranh ngày càng cao giữa các doanh
nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải quản lý tốt, để quản lý được tốt thì
thông tin trung thực cũng góp phần quan trọng… do vậy kiểm toán độc lập ra đời
nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế, cụ thể là các tổ chức, đơn vị kinh doanh. ở

các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển sớm thìkiểm
toán độc lập được ra đời sớm.
Hoạt động của kiểm toán độc lập:
Kiểm toán độc lập tiến hành theo lời mời của các đơn vị kiểm toán có nhu cầu kiểm
toán không phân biệt chức năng nhiệm vụ của đơn vị, tổ chức hoạt động của đơn vị,
kiểm toán độc lậ là hoạt động dịch vụ được phá luật thừa nhận và bảo hộ. Kiểm toán
độc lập tiến hành các cuộc kiểm toán theo lời mời của đơn vị có nhu cầu và 2 bên
phải kí hợp đồng kiểm toán. Doanh nghiệp được kiểm toán phải trả tiền chi phí
kiểm toán và ghi vào chi phí quản lý doanh nghiệp, công ty kiểm toán thu tiền dịch
vụ ghi vào doanh thu cung cấp dịch vụ.
Sự cần thiết khách quan của hoạt động kiểm toán độc lập:
Thứ nhất: Xuất phát từ lợi ích của người sử dụng báo cáo tài chính:
Trong nền kinh tế thị trường, các Báo cáo tài chính hàng năm (Bảng cân đối kế
toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Báo cáo kết quả kinh doanh…) do các Doanh
nghiệp lập ra là đối tượng quan tâm của nhiều người như: các chủ Doanh nghiệ, các
cổ đông, các Doanh nghiệp bạn, các ngân hàng, chủ đầu tư, các cơ quan quản lý
cũng như công chúng trong xã hội nói chung… Từ đó, mỗi đối tượng quan tâm đến
2


Báo cáo tài chính cùa Doanh nghiệp ở mỗi góc độ và mục đích kah1c nhau như:
Nhà đầu tư xem xét các Báo cáo tài chính để có kế hoạch đầu tư cũng như việc
hưởng lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của mình: Ngân hàng xem xét Báo cáo tài
chính để có chính sách tín dụng phù hợp với Doanh nghiệp, Cơ quan quản lý Nhà
nước quan tâm đến Báo cáo tài chính để xem xét Doanh nghiệp có thực hiện đúng
các chính sách, chế độ quy định hay không…, nhưng tất cả đều cần có một Báo cáo
tài chính có độ tin cậy cao, hợp lý và trung thực. Những thông tin tai chính không
trung thực sẽ dẫn đến những quyết định không thích hợp cho họ. Trên thực tế đôi
khi các thông tin trên Báo cáo tài chính có những rũi ro sai lệch lớn. Khi các nghiệp
vụ kinh tế ngày càng phức tạp và với số lượng lớn thì các rủi ro từ các thông tin

kém tin cậy mang lại ngày càng tăng lên. Có rất nhiều lý do dẫn đến khả năng rủi ro
của các thộng tin như: sự cách trở của thông tin, thành kiến và động cơ của người
cung cấp… Để giảm thiểu mức độ rủi ro từ các thông tin kém tin cậy, người ta đã sử
dụng nhiều biện pháp khác nhau. Có thể, tự người sử dụng thông tin sẽ kiểm tra tính
trung thực của các thông tin như tự các cơ quan quản lý Nhà Nước kiểm tra thông
qua quyết định của Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp. Thực tế cho thấy cách thức
này không mang lại hiệu quả do các thông tin kế toán có tính quy mô và mức độ
tổng hợp cao nên dẫn đến việc kiểm tra đó không thực thế và khó thực hiện. Hoặc
có thể, có một sự thoả hiệp giữa người đưa thông tin và người sử dụng thông tin
bằng một sự ràng buộc pháp lý, tuy nhiên cách này thường mang đến cho người sử
dụng những thiệt hại nhất định từ lý do bất thường như như phá sản, vỡ nợ,… Một
cách thức hữu hiệu đã thực hiện và ngày càng phát huy tác dụng đặc biệt trong nền
kinh tế thị trường đó là cần có một bên thứ ba, độ lập và khách quan, có kiến thức
về nghề nghiệp, uy tín và trách nhiệm pháp lý kiểm tra, xem xét và đưa ra kết luận
là các báo cáo tài chính có được lập phù hợ các nguyên tắc, chuẩn mực và các
phương háp kế toán hay không, có phản ánh trung thực tình hình tài chính của
doanh nghiệp hay không. Đó chính là công việc của Kiểm toán viên độc lập thuộc
các công ty Kiểm toán chuyên nghiệ. Cách làm này có tính hiệu quả và tính kinh tế
vì công việc kiểm toán được các Kiểm toán viên có chuyên môn, có tính độc lập
tiến hành khách quan và vô tư thay cho rất nhiều người sử dụng thông tin. Trên thế
giới, luật pháp của nhiều nước quy định rằng, chỉ có những Báo cáo tài chính đã
được xem xét và có chữ kí xác nhận của kiểm toán viên mới được coi là hợp phá để
làm cơ sở cho Nhà Nước tính thuế cũng như các bên quan tâm giải quyết các mối
quan hệ kinh tế khác đối với các Doanh nghiệp.
Thứ hai: Xét từ lợi ích của người quản lý doanh nghiệp.
3


3.
-


-

Luận điểm này dựa theo “Lý thuyết uỷ nhiệm”. Lý thuyết này cho rằng: kiểm toán
là một phương thức bảo hiểm cho người quản lý Doanh nghiệp. Do đó, những người
quản lý doanh nghiệp chấp nhận các cuộc kiểm toán một cách tự nguyện, vì lúc đó
quyền lợi của người quản lý được nâng cao. Quan điểm kiểm toán là một phương
thức bảo hiểm cho người quản lý Doanh nghiệp xuất hát từ nguyên nhân thế giới
ngày càng có nhiều vụ kiện xảy ra.
Thứ ba: xét từ lợi ích xã hội.
Một báo cáo tài chính của Doanh nghiệp được rất nhiều bên quan tâm, đó có thể
là chủ nhân của Doanh nghiệp, là cơ quan quản lý thuế, tài chính, thống kê, là bên
thứ ba như Ngân hàng, nhà đầu tư, người làm công và xã hội. Trong điều kiện hiện
nay, Báo cáo tài chính nếu chưa được kiểm toán thì sẽ không đủ tính thuyết phục
đối với các bên quan tâm; ngược lại, nếu Báo cái tài chính đã được kiểm toán do
một bênh thứ ba độc lập, khách quan, công minh, chính trực, chuyên nghiệp “Kiểm
toán độc lập” và được kiểm toán viên độc lập xác nhận thì sẽ có đầy đủ căn cứ cho
các bên sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính. Như vậy hoạt động kiểm toán đã
mang lại không ích lợi ích cho xã hội thông qua các hoạt động dịch vụ kiểm toán và
tư vấn tài chính kế toán, các công ty kiểm toán đã góp phần phổ cập cơ chế chính
sách tài chính, ngăn ngừa lãng phí, tham nhũng, phục vụ đắc lực cho công tác quản
lý, điều hành kinh tế tài chính của Nhà nước cói chung và hoạt động kinh doanh của
các doanh nghiệp nói riêng. Đặc biệt đối với kiểm toán Báo cáo tài chính, Kiểm
toán độc lập đã góp phần giúp các doanh n ghiệp nắm bắt kịp thời đầy đủ và tuân
thủ đường lối chính sách kinh tế tài chính loại cỏ được chi hí bất hợp lý, tạo lập
được những thông tin tin cậy, từng bước đưa công tác quản lý tài chính – kế toán
trong các Doanh nghiệp vào nề nếp. Hoạt động kiểm toán độc lập đã tạo lậ được vị
trí trong nền kinh tế thị trường, góp phần quan trọng trong việc lành mạnh hoá môi
trường đầu tư và nền tài chính quốc gia.
Bản chất xã hội của kiểm toán độc lập:

Kiểm toán độc lập là một phương thức đảm bảo ở mức độ nhất định độ tin cậy của
thông tin và giám sát hoạt động của các Doanh nghiệp, các đơn vị để bảo vệ quyền
lợi chung của các bên liên quan trong nền kinh tế thị trường và thông tin là cơ sở để
đưa ra quyết định kinh tế.
Kiểm toán độc lập không phải đảm bảo 100% mức độ tin cậy mà chỉ ở mức độ
trọng yếu, các vấn đề chính nhất định. Trách nhiệm của kiểm toán viên là xác nhận
Báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, tức là không sai phạm tính trọng yếu. Nghĩa
là, trong kiểm toán có thể chấp nhận những sai phạm không mang tính trọng yếu.
4


4.

Bản chất xã hội của kiểm toán độc lập được thể hiện rõ trong những quan hệ của uy
định kiểm toán. Nếu như trước đây, đó là quan hệ giữa: Chủ nhân-Kiểm toán viênNgười quản lý, thì bây giờ chuyển sang quan hệ giữa: Xã hội (Các nhà đầu tư)Người quản lý. Thông tin trên Báo cáo kiểm toán của kiểm toán độc lập không chỉ
cần thiết đối với chủ nhân doanh nghiệp, mà còn đối với các bên liên quan trong xã
hội . Nhà đầu tư căn cứ vào thông tin của kiểm toán độc lập để đưa ra quyết định
đầu tư, bạn hàng lưa chọn thông tin của Kiểm toán độc lập để xem xét xem hoạt
động của doanh nghiệp như thế nào, có chấp hành nghiêm chỉnh các uy định của
pháp luật hay không…Chính vì vậy mà hiện nay trên thế giới đã xuất hiện khái
niệm “Kế toán viên công chứng – CPA” để chỉ những công việc của kiểm toán viên
độc lập. hai từ “công chứng” có thể nói là: Trách nhiệm, công việc và nghề nghiệp
của Kiểm toán viên độc lập không chỉ dừng lại đối với khách hàng – đơn vị được
kiểm toán, mà hơn nữa là đối với toàn xã hội. Ngoài ra kiểm toán độc lập còn đóng
vai trò quan trọng trong việc mở rộng quan hệ đối ngoại, trợ giúp tư vấn cho người
nước ngoài và tổ chức quốc tế biết về pháp luật chính sách tài chính – kế toán của
Việt Nam hoặc giúp người Việt Nam hiểu biết thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Đó là
quá trình làm rút ngắn tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế của người Việt Nam nói
chung.
Đặc điểm và nội dung kiểm toán độc lập:

- Đối KTĐL là các thông tin kinh tế được kiểm toán mà KTV sẽ đưa ra ý kiến về
những thong tin này sau quá trình thực hiện kiểm toán. Các thông tin kinh tế được
kiểm toán có thể là các BCTC tổng hợp, chi tiết hàng năm, báo cáo quyết toán giá
trị công trình, báo cáo xác định giá trị vốn góp của các bên đối tác, hoặc một nội
dung chỉ tiêu kinh tế nào đó như về tình hình kê khai nộp thuế, tình hình sử dụng
vốn đầu tư…. Đối với các dự án thì ngoài các thông tin về tình hình thực hiện dự
án, nội dung và đánh giá hiệu quả dự án,.. có thể tập hợp các thông tin kinh tế là đối
tượng kiểm toán thánh các nhóm sau:
Thông tin kinh tế là các BCTC
-Thông tin kinh tế mang tính hiệu quả trong hoạt đọng của một bộ phận hay toàn bộ
một tổ chức, một đơn vị. Các thông tin này lien quan đến các thủ ục và phương
pháp hoạt động của một bộ phận hay của toàn bộ phận kinh tế với tư cách là chủ
thể kiểm toán.
5


-Thông tinh kinh tế liên quan đến việc tuân thủ các quy định mang tính chất pháp lý
hoặc đã được thống nhất trước mà đơn vị kinh tế đó phải tuân theo. Ví dụ như việc
thực hiện các quy định về quản lý lao động, tiền lương, các chính sách quản lý tài
chính.
-Hai là Chủ thể KTĐL là các kiểm toán viên được cấp cính chỉ hành nghề hợp pháp
thuộc các công ty, các văn phòng kiểm toán chuyên nghiệp. Theo tiêu chuẩn IFAC
(Liên đoàn kế toán quốc tế) và luậ pháp các nước thành viên đều quy định các yêu
cầu cơ bản của KTV là Có kỹ năng và khả nawg nghề nghiệp, chính trực khách
quan, độc lập và tôn trọng bí mật. Ở nước ta các quy định tiêu chuẩn và yêu cầu cơ
bản của KTV được quy định cụ thể trong quy chế KTĐL trong nền kinh tế quốc dân
ban hành kèm theo Nghị định 07/CP của Chính phủ và CMKT số 200 (đoạn 14,15),
Các quy định này cơ bản không khác với các yêu cầu chung theo tiêu chuẩn của
IFAC.
-Ba là Khách thể kiểm toán là các bộ phận đơn vị có diễn ra hoạt động kiểm toán.

Khách thể của KTĐL gồm 2 loại là khách thể bắt buộc và khách thể tự
nguyện.Trong đó khách thể bắt buộc gồm các doanh nghiệp, tổ chức có vốn đầu tư
nước ngoài hoạt độngt heo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các CTCP niêm
yết kinh doanh trên thị trường chứng khoán, các tổ chức tín dụng hoạt động theo
Luật tổ chức tín dụng, ngân hang thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức tài
chính, doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, doing nghiệp môi giới bảo hiểm, doanh
nghiệp nhà nước. Khách thể tự nguyện là tất cả các đơn vị tổ chức, cá nhân còn lại
có nhu cầu kiểm toán.
5.
a.


Vai trò và trách nhiệm kiểm toán độc lập:
Vai trò:
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Đâị hội Đảng 8 đã đưa ra đất nước phát triển theo công nghiệp hóa và hiện đại hóa
đất nước nhằm tiến nhanh tiến mạnh và vững chắc lên Chủ nghĩa xã hội. Do đó để
thực hiện được những mục tiêu trên thì cơ quan quản lý cũng phải được hoàn thiện
6


cho phù hợp đặc biệt đó là nguồn vốn lớn lao để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước. Việt nam đã trải qua nhiều cuộc kháng chiến trường kỳ đi
lên xây dựng đất nước từ nền kinh tế nhỏ bé lạc hậu, công nghiệp nhỏ chủ yếu với
cơ sở hạ tầng bị chiến tranh tàn phá nặng nề rong thời gian dài với cơ chế quản lý
tập trung quan liêu bao cấp cho nên nền kinh tế vốn đã yếu kém càng trở nên khó
khăn hơn trước. Tại Đại hội 6 đã quyết định chuyển từ cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước cùng với chính sách mở
cửa “ Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới” để thu hút sự
đầu tư giúp đỡ của nước ngoài để đưa đất nước đi lên hòa nhập với nền kinh tế thế

giới thông qua việc phân công lao động quốc tế. Vì nếu có vốn đầu tư nước ngoài có
thể mở rộng quy mô kinh doanh và dịch vụ, không ngừng thúc đẩy phát triển kinh tế
mà còn giải quyết tình tring thất nghiệp đang đè nặng lên đất nước. Hơn thế nữa qua
đầu tư của các nước phát triển ta có điều kiện tiếp nhận những thành tự khoa học kỹ
thuật tiên tiến trên thế giới từ đó giảm bớt được khoảng cách tăng trường của nước
ta so với các nước.
Chỉ có dựa vào thu hút đầu tư nước ngoài thì nước ta mới có đủ khả năng khai thác
hiệu quả những tiềm năng của đất nước mà bao năm qua không có vốn không thể
đưa vào khai thác như dầu mỏ,khoáng sản. Bên cạnh đó thông qua hợp tác liên
doanh với nước ngoài chúng ta còn học được những kinh nghiệp về quản lý kinh
doanh, học làm thương mại và cách làm việc trong điều kiện làm việc của các doanh
nghiệp nươc ngoài


Công ty cổ phần
Nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước với sự bung ra của các thành phần kinh tế các doanh
nghiệp với nhiều hình thức khác nhau như các tổ chức, đơn vị …. Tất cả cùng vận
động trong nền kinh tế thị trường. Sự tiệp cận lý thuyết về kinh tế thị trường là một
vấn đề mà khó hơn là vận hành vào thực tế nhằm đưa hoạt động sản xuất khinh
doanh có hiệu quả, giảm thiểu những khiếm khuyết vốn có trong nền kinh tế thị
trường. Đó là mối quan tâm của nhà nước và các đơn vị kinh doanh nên chính các
đơn vị kinh doanh không bỏ mặc cho nhà nước như trong cơ chế kế hoạch hóa tập
trung. Như vậy trong suốt thời gian chuyển sang cơ chế thì trường. Một số doanh
nghiệp làm ăn có lời ví một số nguyên nhân nào đó như biết cách quản lý, biết cách
sử dụng vốn, bên cạnh đó có một số làm ăn thô lỗ , như vậy để đưa các doanh
7


nghiệp làm ăn thô lỗ trở lại sản xuất có lãi thì nhà nước đã cổ phần hóa các doanh

nghiệp nhà nước nhằm giảm bớt gánh nặng cho nhà nước và tăng trách nhiệm cá
nhân đới với đơn vị. Hiện nay nước ta bắt đầu có doing nghiệp cổ phần hóa làm ăn
có hiệu quả.
Kiểm toán độc lập ra đời đáp ứng được yêu cầu đánh giá và định giá tài sản một
cách phù hợp và đúng đắn với lợi ích của các bên
Kiểm toán độc lập kiểm tra báo cáo tài chính của công ty, thỏa mãn nhu cầu của các
cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp và cổ đông
Một vấn đề nữa là khi nền kinh tế thị trường phát triển thì việc mua bán các chứng
khoán diễn ra thường xuyên thì sẽ xuất hiện thị trường chứng khoán, khi đó việc
công khai các thông tin liên quan đến công ty phát hành chứng khoán trở nên rất
quan trọng nó có ý nghĩa đối với các nhà đầu tư và công ty phát hành => Như vậy
thông tin cần được một tổ chức KTĐL có uy tín kiểm toán và xác nhận vì chỉ có
KTĐL mới có tư cách khách quan có trình độ có những thông tin chuẩn xác và cung
cấp kịp thời.


Công ty trách nhiệm hữu hạn
Trong nền kinh tế thị trường cùng với sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần thì
công ty trách nhiệm hữu hạn cũng xuất hiện khắp nơi, kinh doanh nhiều lĩnh vực
với nhiều đối tượng.
Sự ra đời của công ty đáp ứng chủ trương huy động và sử dụng vốn có hiệu quả, tài
nguyên đất nước tạo thêm việc làm và bảo vệ nhà đầu tư.
Thực hiên kiểm toán độc lập đối với công ty là hết sưc cần thiết đối với công ty và
cơ quan nhà nước, cơ quan thuế về việc báo cáo quyết toán được kiểm toán viên xác
nhận trên cơ sở đó sẽ tính thuế.



Các doanh nghiệp tư nhân
Việc kiểm toán các báo cáo tài chính có tác động rất lớn và thúc đẩy sản xuất khinh

doanh của doanh nghiệp nên các bên liên quan yêu cầu tình hình tài chính phải
vững chắc và trung thực => KTĐL có vai trò kiểm tra tính trung thực và chính xác
của báo cáo tài chính
8


Đối với các cơ quan nhà nước và cơ quan thuế yêu cầu KTĐL xác minh tính trung
thực để tránh tình trạng doanh nghiệp ghi giảm lợi nhuận thu được để giảm các
khoản phải nộp cho nhà nước.


Các hợp tác xã
KTĐL có vai trò đối với c quan nhà nước và và cơ quan thuế để xác định đúng đắn
phần nghĩa vụ phải nộp cho nhà nước.
Đối với hợp tác xã thì KTĐL có vai trò đánh giá tài sản ban đầu cũng như tình hình
lãi lỗ xủa hoạt động sản xuất kinh doanh



Doanh nghiệp nhà nước
KTĐL góp phần đáng kể đối với sự tồn tại của doanh nghiệp nhà nước, KTĐL thực
hiện kiểm tra khi có yêu cầu của doanh nghiệp và cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan
thuế hay cơ quan tài chính nhà nước.
Vai trò của kiểm toán độc lập trong nền kinh tế
Trên thế giới hầu hết các nước đi theo kinh tế thị trường đều có hoạt động kiểm toán
độc lập. Trái lại ở các nước đi theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung đều không có
kiểm toán, thậm chí không truyền bá kiến thức về kiểm toán độc lập.
Thật vậy, ở nước ta có thể nói hoạt động kiểm toán được hình thành và phát triển từ
trước ngày giải phóng miền Nam.Sau thống nhất đất nước, với cơ chế kế hoạch hoá
tập trung, kiểm toán độc lập không tồn tại nữa.Mãi cho đến khi Đảng và Nhà nước

ta chủ trương đa dạng hoá các loại hình sở hữu và đa phương hoá các đầu tư đã đạt
ra những đòi hỏi cấp thiết của kiểm toán độc lập thì loại hình kiểm toán độc lập mới
thực sự xuất hiện.
Điều này cho thấy kiểm toán độc lập có vai trò to lớn trong nền kinh tế thị trường.
Nền kinh tế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh stế quản
lý và điều hành sản xuất kinh doanh cần phải có thông tin chính xác kịp thời và tin
cậy. Để đáp ứng yêu cầu này phải có bên thứ ba độc lập khách quan có trình độ
chuyên môn cao, được pháp luật cho phép cung cấp thông tin tin cậy cho các bên
quan tâm. Bên thứ ba này chính là kiểm toán độc lập.
9


Vai trò đối với chất lượng của BCTC
-

-

-

b.

Kiểm toán cung cấp cho những người sử dụng kết quả sự hiểu biết về những thông
tin tài chính họ được cung cấp có được lập trên cơ sở các nguyên tắc và chuẩn mực
theo quy định hay không và các thong tin đó có trùg thực và hợp lý không.
KTĐL không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường làm tăng mức độ tin cậy đối với
các thông tin tài chính, góp phần làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế. Nhờ thông
tin chính xác của kiểm toán đánh giá đúng đắn tình hình tài chính cũng như kết quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện hệ thống kiểm soát nâng cao hiệu
quả trong công tác quản lý tài chính nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung.
Nhờ có kiểm toán mà các doanh nghiệp đã tìm được tiếng nói chung là sự tin cậy

lẫn nhau thẳng thắn,trung thực về tình hình tài chính của mìnhyếu tố để đánh giá
lựa chọn đối tác kinh doanh.
-->Kiểm toán độc lập đáp ưng tốt nh cầu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
góp phần hoàn thiện môi trường đầu tư và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi nền
kinh tế.
Trách nhiệm:
Trách nhiệm cụ thể của KTV/DNKT
Tuân thủ nguyên tắc KTĐL là: độc lập, trung thực, khách quan; bảo mật thông tin;
tuân thủ chuẩn mực kiểm toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.
Thực hiện cuộc kiểm toán theo hợp đồng đã ký, phát hành báo cáo kiểm toán, thư
quản lý theo trách nhiệm nghề nghiệp.
Từ chối cuộc kiểm toán khi khách hàng có yêu cầu trái đạo đức nghề nghiệp, trái
yêu cầu chuyên môn, trái pháp luật.
Tính đủ phí để thực hiện đúng trách nhiệm của KTV…
Bố trí đủ nhân lực thực hiện cuộc kiểm toán, kiểm soát chất lượng dịch vụ, thông
báo cho khách hàng khi phát hiện v iphạm.
Bồi thường thiệt hại cho khách hàng trong trường hợp đưa ý kiến kiểm toán sai,
gây thiệt hại cho khách hàng.
Trách nhiệm cụ thể của doanh nghiệp:
Nhận thức đúng mục tiêu và lợi ích của KTĐL;
Đấu thầu, lựa chọn DNKT phù hợp, chất lượng tốt;
Cần ký hợp đồng kiểm toán càng sớm càng tốt, tốt nhất là ký hợp đồng kiểm toán
trước khi kết thúc kỳ kế toán, ký cho nhiều năm liên tục (từ 3 năm trở lên), giá phí
phù hợp;
Bố trí nhân sự phù hợp để phục vụ cuộc kiểm toán;
Cung cấp đầy đủ, kịp thời tài liệu, thông tin theo yêu cầu của KTV;
10


Giải trình đầy đủ, trung thực.


PHẦN B: THỰC TRẠNG CHUNG
HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP:
I/ Thực trạng chung của hoạt động kiểm toán độc lập của nước ta hiện nay:
Kiểm toán đã có từ rất lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam mới chỉ được quan
tâm vào những năm cuối của thập kỷ 80. Đến năm 1991 hai công ty kiểm toán độc
lập đầu tiên đã được ra đời ở nước ta theo giấy phép số 957/PLT của thủ tướng
chính phủ và bộ tài chính: Công ty Kiểm toán Việt Nam với tên giao dịch là VACO
và Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán (AASC) được
thành lập ngày 13 tháng 05 năm 1991 và thực hiện Nghị định 105/2004/NĐ-CP
ngày 30 tháng 3 năm 2003 AASC đã chuyển đổi thành công từ Doanh nghiệp nhà
nước thành Công ty TNHH có hai thành viên trở lên Công ty TNHH Hãng Kiểm
toán AASC (gọi tắt là HÃNG KIỂM TOÁN AASC).
Song song với việc cải cách hệ thống kế toán Đảng và chính phủ đã chủ
trương phát triển hoạt động kiểm toán nhà nước và kiểm toán tư nhân: hình thành
một hệ thống các công ty, văn phòng, trung tâm tư vấn tài chính – kế toán ở khắp
đất nước. Đó là nhu cầu không thể thiếu được và là sự cần thiết cấp bách của nước
ta. Vì vậy có nhiều công ty kiểm toán được hình thành. Nếu năm 1991 chỉ có 2 công
ty kiểm toán độc lập và 15 nhân viên thì đến nay cả nước đã có 155 công ty với hơn
5 nghìn nhân viên, cung cấp hơn 20 loại dịch vụ nghề nghiệp cho khách hàng.
Tính đến 28/02/2013 có 155 công ty Kiểm toán đã đăng kí hành nghề, gồm:
-

04 công ty 100% vốn nước ngoài (E&Y, PwC, KPMG, Gian Thornton)

11


-


05 công ty có vốn đầu tư nước ngoài (E Jung, Mazars, HSK, Immanuel,
S&S)

-

145 công ty TNHH

-

01 công ty hợp danh (CPA VN)
Về đội ngũ Kiểm toán viên và nhân viên chuyên nghiệp:
Theo số liệu của VACPA, tính đến 31/12/2012 có 10070 người làm việc trong
các công ty kiểm toán, trong đó có 8836 nhân viên chuyên nghiệp và 1385
nhân viên khác; 1582 người có chứng chỉ kiểm toán viên, trong đó 192 người
vừa có chứng chỉ KTV Việt Nam vừa có chứng chỉ KTV nước ngoài; 129
ngươi có chứng chỉ KTV nước ngoài.
Đến hết năm 2012 đã có 2.445 người được cấp chứng chỉ KTV c6ap1 nhà
nước, trong đó, tính đến 0/3/2012 có 1206 KTV hành nghề kiểm toán năm
2012, bằng 94% so với năm 2011 là 1277 người. Đến 28/02/2013 có 1370
KTV đăng kí hành nghề kiểm toán đến năm 2013. Ngoài ra, có khoảng trên
100 người có chứng chỉ KTV Việt Nam không đăng kí hành nghề kiểm toán.
Nhìn chung, trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngủ
KTV đã được nâng cao, nhiều KTV có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn
tốt, có ý thức tuân thủ các nguyên tắc nghề n ghiệp, chuẩn mực kiểm toán; có
kĩ năng phong cách làm việc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, số lượng KTV vẫn
còn thiếu so với nhu cầu hiện nay.

12



Nguồn: VACPA

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng từng
ngày của các tổ chức kinh tế, hàng trăm thậm chí hàng ngàn công ty liên danh, công
ty 100% vốn nước ngoài… hàng ngàn công ty tư nhân đang hoạt động và mỗi ngày
mỗi nhiều hơn, công tác quản lý kinh tế ngày càng trở nên phức tạp. Nhất là trong
tình hình nước ta, công tác kế toán còn nhiều sơ hở, nhân sự của các phòng kế toán
và cả kế toán trưởng chưa được thi tuyển hoặc chọn lọc nghiêm túc. Điều này cho
thấy Việt Nam cần có công tác kiểm toán để quản lý. Và thực tế, công tác kiểm toán
đã được quan tâm một cách đặc biệt, nước ta đã coi đó là công cụ quan trọng và cần
thiết trong công tác quản lý nền kinh tế đất nước.
.
Trong một thời gian dài chúng ta quản lý nền kinh tế của đất nước mà
không cần đến hệ thống kiểm toán. Do đó đối với các công ty quốc doanh,… công
13


tác kiểm toán vẫn còn là một điều mới mẻ. Ngoài ra, hệ thống kiểm toán ở Việt
Nam mới ra đời nên gặp không ít những khó khăn ban đầu. Trong một thời gian dài
chúng ta quản lý nền kinh tế của đất nước mà không cần đến hệ thống kiểm toán.
Do đó đối với các công ty quốc doanh,… công tác kiểm toán vẫn còn là một điều
mới mẻ. Và tính đến hôm nay, hoạt động kiểm toán độc lập ở nước ta chỉ mới phát
triển, (khoảng 20 năm), các công ty phát lên nhanh chóng nhưng còn quá non trẻ,
nhân lực và tài lực còn hạn chế, kiến thức chuyên môn còn hạn hẹp, môi trường
hoạt động cũng không hoàn toàn thuận lợi… do đó đã làm hạn chế đến sự phất triển
của ngành. Trừ những đơn vị kế toán có sự tham gia quản lý của nước ngoài, hầu
hết người quản lý ở các đơn vị chưa hiểu hết mục đích của hoạt đông kiểm toán,
chưa thấy rõ lợi ích thiết thực từ những tư vấn của các kiểm toán viên.
Những bất lợi trên đã khó khăn của hoạt động kiểm toán ở Việt Nam hiện

nay như:
-

Vì mới hình thành và phát triển trong khoảng 20 năm trở lại đây nên nhiều người
chưa thật sự tin tưởng chất lượng công việc của kiểm toán viên Việt Nam.
Các công ty kiểm toán độc lập đa phần được thành lập theo loại hình công ty trách
nhiệm hữu hạn. vì thế báo cáo kết quả kiểm toán vẫn tạo cho người sử dụng sự nghi
ngờ về khả năng bồi thường của công ty kiểm toán khi có sự cố xảy ra. Do đó nên
sớm chuyển sang loại hình công ty hợp danh, trách nhiệm vô hạn.
Tuy gặp nhiều khó khăn ban đầu và hoạt động kiểm toán còn non trẻ nhưng
kiểm toán ở nước ta đã đem lại những lợi ích kinh tế nhất định cho đất nước, cho
các thành phần kinh tế và doanh nghiệp.
II/ Tình hình hoạt động của công ty Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán
Kiểm toán:
1/ Giới thiệu về công ty AASC
Được thành lập ngày 13/05/1991 theo Quyết định số 164 TC/TCCB của Bộ
trưởng Bộ Tài chính, AASC cùng với VACO là 2 Công ty Kế toán Kiểm toán được
thành lập đầu tiên, giữ vững truyền thống sinh ra và trưởng thành từ Bộ Tài chính Việt Nam thực hiện các dịch vụ về Kiểm toán, Tư vấn Tài chính, Kế toán và Thuế.
Công ty TNHH Hãng Kiểm toán AASC (gọi tắt là HÃNG KIỂM TOÁN
AASC), đổi tên từ Công ty TNHH Dịch vụ Tư vấn Tài chính Kế toán và Kiểm toán
14


(AASC) - Thành viên HLB Quốc tế tại Việt Nam – Mạng lưới Quốc tế các Hãng
Kiểm toán và Tư vấn Quản trị chuyên nghiệp. Hãng Kiểm toán AASC là một trong
hai tổ chức hợp pháp đầu tiên và lớn nhất của Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực
Kiểm toán, Kế toán, Tư vấn Tài chính, Tư vấn thuế và xác định giá trị doanh
nghiệp. Hiện nay, AASC có trụ sở chính đặt tại Hà Nội, chi nhánh tại TP Hồ Chí
Minh và chi nhánh tại Quảng Ninh.
Theo nhận xét của Trưởng ban Kinh tế T.Ư, Nguyên Tổng Kiểm toán Nhà nước,

nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Giáo sư - Tiến sỹ Vương Đình Huệ và xếp hạng của
Bộ Tài chính và Hội VACPA, AASC hiện nay được xếp hạng Nhất và là Nhà cung
cấp dịch vụ lớn Đầu đàn của Hệ thống các Công ty Kiểm toán Việt Nam, với lượng
khách hàng đa dạng và có dịch vụ kiểm toán Báo cáo quyết toán vốn đầu tư chất
lượng nhất.
Thực hiện các cam kết với Tổ chức thương mại thế giới (WTO), năm 2007, AASC
đã chuyển đổi thành công từ Doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Tài chính thành
Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên và là một trong 5 Đơn vị kiểm toán hoạt
động tại Việt Nam có doanh thu hàng năm, có hệ thống khách hàng và có số lượng
Kiểm toán viên và nhân viên lớn nhất hiện nay (63 Kiểm toán viên Nhà nước, 02
Kiểm toán viên có chứng chỉ ACCA của Vương quốc Anh, 18 Thẩm định viên về
giá, 55 Chứng chỉ Tư vấn Thủ tục về Thuế và trên 350 nhân viên). Trong suốt hơn
22 năm hoạt động, dù dưới hình thức DNNN hay công ty TNHH, tôn chỉ hoạt động
của AASC vẫn luôn là cung cấp những dịch vụ có chất lượng cao nhất vì lợi ích hợp
pháp của khách hàng. Khách hàng của chúng tôi rất đa dạng, bao gồm tất cả các lĩnh
vực kinh tế, thành phần kinh tế: Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, Công ty
có vốn đầu tư nước ngoài, Công ty niêm yết, Công ty cổ phần, Ngân hàng thương
mại, các Dự án có sử dụng vốn vay, vốn viện trợ của Ngân hàng Thế giới (WB),
Ngân hàng Phát triển Châu á (ADB) cũng như các tổ chức tín dụng quốc tế khác và
các công trình đầu tư xây dựng cơ bản.
2/ Những thành tựu đạt được:
2.1. Về doanh thu:
Doanh thu của ngành kiểm toán tăng 24.7% năm 2012 so với năm 2011, doanh
thu n ăm 2011 là 3.047 tỷ đồng, doanh thu năm 2012 là 3.799 tỷ đồng; trong đó
doanh thu dịch vụ kiểm soát có tỷ trọng cao nhất 2.147 tỷ đồng (chiếm 57%), trong
khi năm 2011 chiếm tới 60%.

15



Năm 2011

Năm 2012

Tính đến 31/12/2012 AASC là một trong 10 công ty lớn nhất về doanh thu khách
hàng (từ 50 – 594 tỷ) và chỉ đứng sau BIG4

Nguồn: Theo VACPA

2.2. Về số lượng khách hàng:
Theo báo cáo tình hình hoạt động của VACPA, và theo số liệu của 147 công ty
nộp báo cáo, số lượng khách hàng năm 2012 của toàn ngành là 32.702 khách hàng,
tỷ lệ tăng thấp 4.9% so với năm 2011 (năm 2011 là 31.184 khách hàng). Trong đó,
khách hàng là các Doanh nghiệ có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1110 khách hàng
(10.8%) so với năm 2011 (năm 2011 là 10.270 khách hàng); khách hàng là công ty
TNHH, CP, DNTN, HTX tăng 104 khách hàng (0.8% so với năm 2011?)
Trong đó, AASC đứng thứ 2 trong top 10 công ty kiểm toán có số lượng khách
hàng lớn nhất:

16


Nguồn: Theo VACPA
2.3: Về số lượng nhân viên và Kiềm toán viên:
AASC là một trong 10 công ty có số lượng nhân viên và KTV lớn nhất:

Nguồn: Theo VACPA

17



Nguồn: Theo VACPA

2.4. Doanh thu về từng loại dịch vụ:
AASC là công ty có doanh thu cao nhất từ dịch vụ Kiểm toán Xây dựng cơ
bản:

Nguồn: theo VACPA

II/ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt động
kiểm toán ở nước ta hiện nay:
1.

2.

Yếu tố về công cụ pháp lý, tức là các luật và các văn bản pháp quy phải đầy đủ, rõ
ràng, dễ hiểu khi điều chỉnh các quan hệ kiểm toán và cả khi điều chỉnh các hoạt
động của đối tượng kiểm toán.
Phải xây dựng chuẩn mực kiểm toán được nghiên cứu công phu làm chỗ dựa
hành nghề cho kiểm toán viên, làm thước đo đánh giá chất lượng kiểm toán. Chuẩn
18


3.
-

-

-


-

-

mực này phải là một hệ thống các tiêu chuẩn khoa học, khách quan, phù hợp với
môi trường pháp lý và điều kiện quản lý của Việt nam, lại phù hợp với những chuẩn
mực chung đã được quốc tế thừa nhận.
Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ kiểm toán viên
Với sự đòi hỏi của thực tế phải có một đội ngũ kiểm toán viên
Có đủ tư cách và trình độ chuyên môn cao, phù hợp với yêu cầu kiểm toán. Sự
chính trực, lương tâm nghề nghiệp và trình độ am hiểu về luật pháp, về quản lý tài
chính, về nghiệp vụ kế toán và kiểm toán có ý nghĩa quyết định chất lượng hoạt
động của mỗi kiểm toán viên nói riêng cũng như của cả cuộc kiểm toán nói chung.
Thứ nhất: thống nhất quan điểm về đào tạo đối tượng kiểm toán
Có ý kiến cho rằng trong các trường đại học tài chính kế toán, các trường kinh tế có
thể hình thành chuyên ngành “đào tạo kiểm toán” có ý kiến khác lại cho rằng nghề
kiểm toán không thể đào tạo cùng một lúc, song song với các chuyên ngành khác
trong nhà trường, đối tượng đào tạo kiểm toán phải là giai đoạn nâng cao tiếp theo
đối với những sinh viên đã tốt nghiệp đại học hoặc đã trải qua chuyên ngành kế
toán. Còn theo quan diểm của mình, người viết nghiêng về ý kiến thứ hai, sở dĩ như
vậy là vì đối với kiểm toán viên là rất cao, họ không chỉ có phẩm chất đạo đức tốt
mà họ còn phải có vốn kiến thức kinh tế xã hội chuyên môn nghiệp vụ pháp luật am
hiểu các thông lệ quốc tế và đặc biệt phải có vốn thực tế từng trải mới có thể độc lập
xử lý được những tình huống phức tạp diễn ra tong hoạt động kiểm toán.
Thứ hai: cần xây dựng mục tiêu chương trình đào tạo và bồi dưỡng thống nhất trong
toàn quốc tế về bồi dưỡng và đào tạo kiểm toán viên. Để thực hiện được giải pháp
này bộ tài chính có thể chủ trì thành lập hội đồng gồm các thành viên có liên quan
để biên soạn mục tiêu chương trình đào tạo và bồi dưỡng kiểm toán viên thống nhất
quốc tế.
Thứ ba: sau khi có chương trình thống nhất chúng ta có thể cho phép “tự do hóa”

việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ kiểm toán. Xung quanh vấn đề này, có ý kiến cho
rằng Nhà nước khống chế chỉ cho một số trường đại học được phép đào tạo cán bộ
kiểm toán nhưng chúng tôi cho rằng như vậy sẽ làm giảm mức độ cạnh tranh mà
nên để nhiều trường được phép đào tạo trong lĩnh vực này để tạo ra sự ganh đua
giữa các trường cũng như giữa các sinh viên học chuyên ngành kiểm toán trong các
trường đó.
Thứ tư: xây dựng hệ thống tài liệu phục vụ giảng dạy học tập bao gồm các giáo
trình lý thuyết, các bài giảng thực tiễn, các tình huống và quy trình kiểm toán, các
văn bản pháp luật… Đồng thời đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất
lượng và hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng và đào tạo một đội ngũ giáo viên. Hơn nữa,
19


-

-

-

qua đào tạo các chuyên gia giảng dạy có thể tác động tới những sinh viên giỏi tham
gia vào công tác kế toán kiểm toán.
Thứ năm: đổi mới công tác tuyển chọn cán bộ đầu vào nhằm cả vào hai đối tượng:
Chỉ lựa chọn cán bộ cũ có đủ điều kiện và thi tuyển kiểm toán viên từ những sinh
viên ưu tú của các trường đại học để bồi dưỡng thành một lớp kiểm toán viên giỏi
phù hợp với yêu cầu mới và có đủ khả năng đảm trách nhiệm vụ lâu dài.
Thứ sáu: mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về đào tạo bồi dưỡng kiểm toán viên giúp
kiểm toán viên có cơ hội và đủ điều kiện hội nhập với quốc tế, từ đó có thể học hỏi
kinh nghiệm từ các nước có nền kiểm soát phát triển như Đức, Malayxia, Nhật,
Anh,… mối quan hệ quốc tế đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên
cứu khoa học phục vụ hoạt động kiểm toán

Tóm lại: Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ kiểm toán viên là vấn đề quan trọng và bức
bách của hoạt động kiểm toán nói chung và kiểm toán độc lập nói riêng. Muốn đào
tạo đội ngũ kiểm toán viên có năng lực trí tuệ, hoạt động có hiệu quả thì phải có
chiến lược và việc xây dựng tiềm lực cho công tác đào tạo và bồi dưỡng. Điều đó sẽ
đóng góp vào sự phát triển của đội ngũ kiểm toán trong tương lai.
4 thời gian - giá phí - và chất lượng kiểm toán
Chất lượng sản phẩm là một khái niệm tương đối, biến đổi theo thời gian, không
gian, theo sự phát triển của nhu cầu xã hội và sự biến đổi của khoa học kỹ thuật. vậy
chất lượng kiểm toán được đánh giá như the nào? “ chất lượng kiểm toán là mức độ
thỏa mãn mong muốn có được ý kiến xác đáng và đảm bảo bí mật về đối tượng
kiểm toán của các đối tượng sử dụng thông tin được kiểm toán đồng thời thỏa mãn
ước muốn về những đóng góp của kiểm toán vẫn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý
kế toán tài chính theo chế độ chính sách nhà nước của chủ thể sử dụng dịch vụ kiểm
toán với thời gian định trước và mức giá phù hợp






Từ khái niệm này chất lượng kiểm toán được đánh giá qua 3 chỉ tiêu
Chỉ tiêu 1: mức đọ xác đáng của ý kiến nhận xét về đối tượng kiểm toán và đảm bảo
tính bí mật thông tin
Chỉ tiêu 2: mức độ thỏa mãn mong muốn về sự đóng góp của KTV cho chủ thể sử
dụng dịch vụ kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kế toán tài chính theo đúng
chế dộ chính sách nhà nước
Chỉ tiêu 3: đảm bảo đúng thời gian đã đề ra một cách hợp lý và giá phí phù hợp

20



Giá phí và thời gian kiểm toán là một chỉ tiêu trong 3 chỉ tiêu đánh giá chất lượng
kiểm toán. Nó gắn liền với 2 chỉ tiêu còn lại, thể hiện sự chọn trong việc sử dụng
vốn về quản lý chi phí của doanh nghiệp thực hiện kiểm toán
Thời gian đủ cần thiết để đảm bảo thực hiện cuộc kiểm toán là khoảng thời gian
không quá dài, làm tăng chi phí lao động ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của tổ
chức kiểm toán nhưng không thể quá ngắn chỉ để thực hiện một số bước công việc
cần thiết nhằm đảm bảo cho ý kiến của mình, đồng thời phải kịp thời, phù hợp vối
yêu cầu về thời gian sử dụng các thong tin được kiểm toán. Thời gian kiểm toán dài
hay ngắn phụ thuộc giá phí mà khách hàng có thể trả và gía phí kiểm toán là yếu tố
đàu tiên tác đọng đến đơn vị khách hàng lựa chọn mời công ty kiểm toán nào?
Để nâng cao chất lượng kiểm toán thì KTV và công ty kiểm toán phải đặt giá phí
kiểm toán ở mức độ phù hợp với thu nhập của các doanh nghiệp việt nam trong một
số khoảng thời gian kiểm toán phù hợp.
5. Kinh nghiệm rút ra kiểm toán ở việt nam
1.

2.

Trong công việc Tìm hiểu khách hàng : Đối với khách hàng thờng xuyên
sau mỗi cuộc kiểm toán công ty phải đánh giá và quan tâm đến những thay đổi trong
kinh doanh của khách hàng và KTV phải bổ sung thêm thông tin vào hồ sơ thờng
trực. Đối với khách hàng mới chấp nhận mời kiểm toán thì trong giai đoạn tiếp theo
phải hoàn thiện hồ sơ thờng trực về khách hàng. Khi thu thập thông tin về khách
hàng phải bố trí những KTV giàu kinh nghiệm và am hiểu lĩnh vực kinh doanh của
khách hàng.
Trong việc kiểm tra tính pháp lý của khách hàng, KTV cần phải kiểm tra chi tiết
một số vấn đề sau:
- Giấy phép thành lập và điều lệ công ty khách hàng. Đối với công ty liên doanh có
vốn đầu t nớc ngoài cần xem xét:Nguồn vốn đầu tư, vốn pháp định, giấy phép đầu t,

tổng số vốn đồng góp, dạng vốn góp và các chứng từ liên quan đến vốn góp. Trong
thực tế, có nhiều công ty liên doanh đã cố tình ghi trùng, ghi khống số tài sản góp
(bên nớc ngoài)vốn ,có nhiều loại ngoại tệ (kỳ này ngoại tệ này, kỳ sau ngoại tệ
khác)
làm
cho
vốn
góp
tăng
lên
nhiều
lần.
- Các biên bản họp , các hợp đồng kinh tế quan trọng. Từ các tài liệu này có thể giúp
KTV phát hiện đợc lý do thực hiện kiểm toán (để vay vốn ngân hàng, để ban giám
21


3.

4.

đốc đợc ký hợp đồng tiếp với ban quản trị , ) và nắm vững được một cách tổng quát
về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Trong việc lập kế hoạch kiểm toán :Ngời lập kế hoạch (KTV độc lập cao cấp )phải
xác định rõ mục đích kiểm toán, đánh giá rủi ro, tính toán mẫu và những công việc
phải làm, ngoài ra phải giành quỹ thời gian để hớng dẫn , giúp đỡ đơn vị sửa lại sổ
sách, báo cáo và hớng dẫn nghiệp vụ kế toán nếu cần thiết, cần lựa chọn ngời tham
gia cuộc kiểm toán, u tiên những ngời có sự hiểu biết về lĩnh vực kinh doanh của
doanh nghiệp và những ngời tham gia kiểm toán đơn vị (nếu là khách hàng thờng
xuyên). Kế hoạch kiểm toán phải đợc trao đổi trong tổ kiểm toán.

Đối với các hợp đồng lớn kéo dài, khối lợng công việc phải thực hiện nhiều cần lập
kế hoạch chung cho cả đợt và kế hoạch chi tiết theo từng tháng, từng tuần và có thể
cho từng tổ.(Nh bảng kế hoạch của công ty VIBA, Bắc Nam)
Trong thực hiện kiểm toán:
Hiện tại, các công ty kiểm toán ở Việt Nam vẫn sử dụng phơng pháp kiểm toán theo
khoản mục , phơng pháp này dễ thực hiện nhng có nhiều hạn chế , mức độ rủi ro
phát hiện cao . Do giữa từng khoản mục có mối quan hệ chặt chẽ, liên quan tới nhau
mà kiểm toán theo khoản mục lại bỏ qua các quan hệ này.
Theo phơng pháp hiện đại các công ty kiểm toán quốc tế sử dụng là phơng pháp kế
toán theo chu trình, phơng pháp này dựa vào quan hệ chặt chẽ giữa các khoản mục,
các quá trình cấu thành các yếu tố trong một chu trình của hoạt động tài chính. Để
nâng cao chất lợng kiểm toán, các công ty kiểm toán Việt Nam nên sử dụng phơng
pháp này để phát hiện bằng chứng kiểm toán và phân tích nhằm đưa ra kết luận hợp
lý về tình hình tài chính của Doanh nghiệp.
Bằng chứng kiểm toán là cơ sở quan trọng bậc nhất cho việc đánh giáchất lượng
cuộc kiểm toán, nó là cơ sở để kiểm toán viên đa ra những kết luận về báo cáo tài
chính và tình hình hoạt động của doanh nghiệp.Trong quá trình kiểm toán , KTV
phải thu thập các bằng chứng thông qua các phơng pháp :
+Phương pháp1: Kiểm tra vật chất
+Phương pháp 2: Lấy xác nhận
+Phương pháp 3: Xác minh tài liệu
+Phương pháp 4: Quan sát
+Phương pháp 5: Điều tra
+ Phương pháp 6: Tính toán
+ Phương pháp 10: Phân tích
Cần lưu ý khi bằng chứng kiểm toán cha thật đáng tin cậy thì không được sử
22


dụng vì nó dễ dẫn tới những kết luận sai lầm.Khi có nguồn thông tin đối lập thì

phải mở rộng diện điều tra Hết sức cẩn thận khi xét đoán những bằng chứng
kiểm toán có tác dụng khẳng định kết luận này nhng phải phủ định kết luận khác.
Trong việc phân tích và đánh giá cần phải phân bổ tính trọng yếu cho từng khoản
mục. Dựa vào các bằng chứng thu đựoc để phân tích đánh giá, điều quan trọng là sử
dụng hệ thống các tỷ suất tài chính để phân tích, đánh giá tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Đối với những khoản mục không có đủ bằng chứng cần phải thu thập
thêm hoặc từ chối đa ra kết luận đối với khoản mục đó.
Một vấn đề hết sức quan trọng ảnh hởng đến chất lợng kiểm toán đó là mối quan hệ
giữa KTV và các đối tợng khác trong quá trình thực hiện kiểm toán:
- Quan hệ KTV với trợ lý:Trong quá trình kiểm toán, KTVphải giám sát,
kiểm tra các phần việc của trợ lý đợc giao. Và tự thân thẩm định kết luận
các t liệu đó có sử dụng đợc không.Nếu những t liệu của trợ lý đợc sử
dụng mà dẫn đến sai phạm trọng yếu thì KTV phải chịu trách nhiệm trớc
pháp luật.
- Quan hệ KTV với chuyên gia :Trong trờng hợp đặc biệt , KTV có thể
phải xin ý kiến chuyên gia. Nếu ý kiến của chuyên gia là thiếu khách
quan, KTV có thể thay chuyên gia khác và có thể trích dẫn ý kiến của
chuyên gia nếu đợc sự đồng ý của chuyên gia hoặc cấp trên.
- Quan hệ KTV với khách hàng: Là quan hệ xuyên suốt cuộc kiểm toán. Khách
hàng là thợng đế nhng lại bị kiểm tra, phỏng vấn những câu hỏi mà họ không muốn
trả lời, kể cả cấp cao nhất của doanh nghiệp.Song KTV
không làm hết chức năng của mình thì sẽ phải chịu trách nhiệm trớc pháp
luật.
- Quan hệ của KTV với KTV nội bộ
– Quan hệ của KTV với các KTV khác.
Quan hệ KTV với ngời thứ ba:Trong nhiều trờng hợp KTV phải gặp
trực tiếp hoặc xác nhận qua th với ngời thứ ba để xác minh các thông tin
về tài chính của doanh nghiệp. Khi lấy ý kiến của ngời thứ ba, KTV phải
có văn bản có chữ ký xác nhận hoặc chứng từ gốc để khi cần thiết có thể
truy cứu trách nhiệm.

Nguyên tắc cơ bản nhất đối với mọi KTV là tính độc lập, nó đợc thể hiện qua thực
tế, tác phong và bản lĩnh nghề nghiệp.Song nó không đồng nghĩa với việc
KTVchỉ thông qua chứng từ sổ sách để có thể đ a ra ý kiến kết luận vì bất cứ cuộc
23


kiểm toán nào cũng không đủ thời gian, chi phí cho KTV làm việc này.
Mỗi KTV phải tranh thủ và thu thập thông tin, tài liệu của mọi ngời liên quan
ở trên . Do vậy, mối quan hệ giữa KTV với những ngời này ảnh hởng tới chất
lượng cuộc kiểm toán và tuân thủ các chuẩn mực đã đề ra. KTVgiải quyết tất cả
các quan hệ này và kết hợp với tính độc lập của một ngời kiểm toán viên sẽ
nâng cao
chất
lợng
của
cuộc
kiểm
tóan.
III. Kết luận:
Tóm lại trong một nền kinh tế đang chuyển đổi , tuy còn nhiều vấn đề là những
cản ngại cho quiá trình phát triển thị trờng kiểm toán nhưng đồng thời nó cũng mở
ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp nói chung và các công ty kiểm
toán độc lập nói riêng . Đó là mảnh đất màu mỡ đang chờ đợi các công ty kiểm toán
độc
lập
lựa
chọn
giống
tốt
để

gặt
hái
thành
công .

24


MỤC LỤC
Phần A: Tổng quan về kiểm toán độc lập..........................................................1
I.
II.
1.
2.
3.
4.
5.

Tổng quan về kiểm toán độc lập trên thế giới...................................................1
Tổng quan về kiểm toán đọc lập ở Việt Nam....................................................2
Khái niệm kiểm toán độc lập và hoạt động kiểm toán độc lập..........................2
Sự cầ thiết khách quan của hoạt động kiểm toán độc lập..................................2
Bản chất xã hội của kiểm toán độc lập..............................................................5
Đặc điểm và nội dung kiểm toán độc lập..........................................................5
Vai trò và trách nhiệm kiểm toán độc lập..........................................................7
PHẦN B: Thực trạng chung hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam hiện nay
và một số giải pháp .........................................................................................12

I.
II.

III.

Thực trạng chung của hoạt động kiểm toán độc lập của nước ta hiện nay......12
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt độngkiểm toán ở nước
ta hiện nay........................................................................................................14
Kết luận...........................................................................................................20
PHẦN C: Phụ lục............................................................................................21

25


×