Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

trình bày phân bổ chi phí tại ngân hàng, mô hình phân bổ chi phí tính giá thành và vận dụng tại ngân hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA SAU ĐẠI HỌC

BÀI TIỂU LUẬN
Môn: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN NGÂN HÀNG

Tên đề tài:

TRÌNH BÀY PHÂN BỔ CHI PHÍ TẠI NGÂN HÀNG, MÔ
HÌNH PHÂN BỔ CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH VÀ VẬN
DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Loan
Thực hiện: Nhóm 5
Lớp: Cao Học 16B1

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 07/2015


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ TẠI NGÂN HÀNG ........................................................... 3
1.1

Khái niệm chi phí .................................................................................................... 3


1.2

Phân loại chí phí ngân hàng .................................................................................... 3

1.3

Điều kiện ghi nhận khoản chi phí ........................................................................... 4

2. MÔ HÌNH PHÂN BỔ CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH .................................................. 5
2.1

Mô hình 1: Mô hình truyền thống: phân bổ chi phí SXC chỉ sử dụng một tiêu

chuẩn phân bổ duy nhất..................................................................................................... 5
2.1.1

Đặc điểm của mô hình...................................................................................... 5

2.1.2

Các giai đoạn trong mô hình chi phí SXC ....................................................... 5

2.1.3

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình .............................................................. 6

2.2 Mô hình 2: Phân bổ chi phí SXC theo hoạt động (Activity Based Costing) – mô
hình ABC: ......................................................................................................................... 7
2.2.1


Đặc điểm của mô hình...................................................................................... 7

2.2.2

Các giai đoạn trong mô hình chi phí SXC ....................................................... 7

2.2.3

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình .............................................................. 8

2.3 Ví dụ minh họa hai mô hình ....................................................................................... 9
3. VẬN DỤNG MÔ HÌNH ABC ĐỂ TÍNH CHI PHÍ TẠI NGÂN HÀNG ..................... 10

4.

3.1

Chuẩn bị và lên kế hoạch ...................................................................................... 10

3.2

Đánh giá tính khả thi của mô hình ........................................................................ 11

3.3

Thiết kế mô hình ABC và thu thập thông tin cần thiết ......................................... 14

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DỤNG HIỆU QUẢ MÔ HÌNH ABC VÀO

NGÂN HÀNG .................................................................................................................... 24



4.1

Cần phải thu thập và xử lý thông tin một cách chính xác ..................................... 24

4.2

Cần phải xây dựng phần mềm ứng dụng ABC phù hợp ....................................... 24

4.3

Mô hình ABC phải được thiết kế linh hoạt........................................................... 25

4.4

Xây dựng mô hình tổ chức kế toán quản trị ở các doanh nghiệp phải khoa học,

hợp lý và phát huy tính hiệu quả ..................................................................................... 25
4.5

Nâng cao năng lực, kỹ thuật chuyên môn của đội ngũ nhân viên ....................... 26

4.6

Cần phải có sự cam kết và ủng hộ cao từ ban lãnh đạo ngân hàng cũng như sự

hợp tác hỗ trợ của toàn thể nhân viên. ............................................................................ 26
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................Error! Thẻ đánh dấu không được xác định.



BẢNG CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nguyên nghĩa

CP

Chi phí

SXC

Sản xuất chung

ABC

Activity Based Costing

KTQT

Kế toán quản trị

DANH MỤC CÁC HÌNH
Số thứ tự

Tên biểu đồ

Trang


2.1

Mô hình phân bổ chi phí SXC truyền thống

6

2.2

Mô hình phân bổ ch phí SXC theo hoạt động

7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số thứ tự

Tên sơ đồ

Trang

3.1

Lợi ích của việc ứng dụng mô hình ABC

11

3.2

Quá trình tính toán tổng chi phí theo mô hình ABC

15


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số thứ tự

Tên bảng

Trang

3.1

Các biến chỉ tiêu trong hoạt động ngân hàng

16

3.2

Tổng cộng chi phí cho mỗi nguồn lực

18

3.3

Số lượng phân bổ và tỷ lệ phân bổ cho mỗi nguồn lực

18

3.4

Số lượng phân bổ chi phí nguồn lực cho mỗi hoạt động


19

3.5

Số lượng hoạch định cho mỗi phân bổ của các hệ thống sản phẩm

19

3.6

Phân bổ chi phí hoạt động và danh mục sản phẩm khác nhau

20


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết, ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chi phí đóng một vai trò quan trọng trong
việc xác định lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, mục đích
của việc quản lý chi phí là để đảm bảo cho việc sử dụng vốn của doanh nghiệp sao cho
tiết kiệm và hiệu quả, việc quản lý chi phí ảnh hưởng rất lớn tới sự tồn tại, tăng trưởng và
thành công của một doanh nghiệp. Quản lý chi phí giúp tối ưu hóa trong việc sử dụng các
nguồn lực có sẵn như: nhân lực, nguyên vật liệu, máy móc...Do đó, nếu quản lý chi phí tốt
sẽ tạo điều kiện trong việc chuẩn bị các kế hoạch phát triển, mở rộng và mang lại sự thành
công cho doanh nghiệp. Chính vì tầm quan trọng của chi phí mà trong mỗi thời kỳ, các
doanh nghiệp đều nghiên cứu, tính toán các cách phân bổ chi phí sao cho nguồn vốn được
sử dụng hiệu quả, tiết kiệm nhằm đáp ứng cho các mục tiêu đầu tư, kinh doanh của mình.
Ngân hàng cũng là một loại hình doanh nghiệp chuyên kinh doanh tiền tệ trong
đó hiệu quả sử dụng vốn mang tính quyết định đến khả năng tạo lợi nhuận của ngân hàng,

vì vậy việc kiểm soát và phân bổ chi phí một cách hiệu quả cũng sẽ góp phần gia tăng lợi
nhuận của ngân hàng.
Xuất phát từ tầm quan trọng của vấn đề kiểm soát và phân bổ chi phí trong hoạt
động ngân hàng, thông qua những kiến thức đã học và nghiên cứu bộ môn kế toán- kiểm
toán ngân hàng, nhóm 5 xin chọn đề tài: “TRÌNH BÀY PHÂN BỔ CHI PHÍ TẠI NGÂN
HÀNG, MÔ HÌNH PHÂN BỔ CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH VÀ VẬN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG” làm tiểu luận nhóm nghiên cứu.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: việc phân bổ chi phí và mô hình phân bổ chi phí tính giá
thành tại ngân hàng
Phạm vi nghiên cứu: thực hiện trong phạm vi các ngân hàng

|1


3. Phương pháp nghiên cứu:
Bài tiểu luận sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích cùng với những lý luận khoa
học để nghiên cứu
4. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài tiểu luận gồm có bốn phần tập trung vào
những nội dung sau:
1. Trình bày khái quát về chi phí, phân loại chi phí và điều kiện ghi nhận chi phí tại
ngân hàng
2. Giới thiệu các mô hình phân bổ chi phí tính giá thành và ưu nhược điểm của từng
loại mô hình phân bổ chi phí
3. Nêu cách thức vận dụng mô hình ABC để tính chi phí tại ngân hàng
4. Đề xuất những giải pháp nhằm áp dụng hiệu quả mô hình ABC để tính chi phí tại
ngân hàng
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng tìm hiểu từ nhiều nguồn tài liệu khác
nhau nhưng vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Các thành viên nhóm 5 rất mong nhận

được sự góp ý của Giảng viên bộ môn cùng tập thể lớp Cao học 16B1 – Trường Đại Học
Ngân hàng TP. HCM.
Trân trọng !

|2


1. KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ TẠI NGÂN HÀNG
1.1 Khái niệm chi phí
Chi phí là các hao phí về nguồn lực để doanh nghiệp đạt được một hoặc những mục
tiêu cụ thể, hay nói cách khác thì chi phí chính là số tiền phải trả để thực hiện các hoạt
động kinh tế như sản xuất, giao dịch...nhằm mua được các loại hàng hóa, dịch vụ cần thiết
cho quá trình sản xuất, kinh doanh.
1.2 Phân loại chí phí ngân hàng1
Chi phí của Ngân hàng là các khoản chi phí chi trả hợp lý, hợp lệ phát sinh trong kỳ.
Nội dung các khoản chi phí trong ngân hàng rất phong phú, đa dạng bao gồm chi phí hoạt
động kinh doanh và chi phí khác:
- Chi phí hoạt động kinh doanh: là các khoản chi trả cho việc kinh doanh chính
trong ngân hàng nhằm mang lại lợi nhuận bao gồm chi trả lã tiền gửi, tiền vay,
chi về kinh doanh ngoại tệ, vàng, chi cho hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân
hàng, chi cho việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác, chi cho
hoạt động ua bán nợ, chi cho hoạt động góp vốn, mua cổ phần, chi về chênh lệch
tỷ giá, chi cho thuê tài sản, chi khấu hao tài sản cố định, chi phí tiền lương, dịch
vụ thuê ngoài, chi phí nộp thuế, phí, chi các khoản đã hạch toán trong doanh thu
nhưng không thu được...
- Chi phí khác: bao gồm chi nhượng bán, thanh lý tài sản, giá trị còn lại của tài sản
cố định sau khi nhượng bán, thanh lý, chi cho việc thu hồi các khoản nợ đã xóa,
chi phí thu hồi nợ quá hạn khó đòi, chi tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, chi
xử lý khoản tổn thất tài sản còn lại sau khi đã bù đắp các nguồn theo quy định, chi
các khoản đã hạch toán vào doanh thu nhưng thực tế không thu được, các khoản

chi phí hợp lý, hợp lệ khác.

1

PGS.TS. Nguyễn Thị Loan, TS.Lâm Thị Hồng Hoa; Kế toán Ngân hàng; Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí

Minh. NXB Thống kê, 2010.

|3


1.3 Điều kiện ghi nhận khoản chi phí:
Việc ghi nhận chi phí của Ngân hàng phải đảm bảo theo những nguyên tắc, chuẩn
mực kế toán quy định và dựa trên cơ sở các quy định về tài chính kế toán cho từng khoản
mục trong từng thời kỳ. Ngân hàng thực hiện việc ghi nhận chi phí phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về sự chính xác của các khoản thu, chi và thực hiện các quy định về chế
độ hóa đơn, chứng từ. Điều kiện ghi nhận đối với những khoản chi phí như sau:
- Chi phí của ngân hàng là số phải chi phát sinh trong kỳ cho hoạt động kinh doanh
và các hoạt động khác
- Các ngân hàng không được hạch toán các khoản sau đây vào chi phí hoạt động
kinh doanh:
+ Các khoản tiền phạt về vi phạm phát luật do cá nhân gây ra.
+ Các khoản chi không liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng hoặc
không có chứng từ hợp lệ.
+ Các khoản chi do các nguồn kinh phí khác đài thọ.
+ Các khoản chi không hợp lý khác.

|4



2. MÔ HÌNH PHÂN BỔ CHI PHÍ TÍNH GIÁ THÀNH
Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, kế toán quản trị có vai trò cực kỳ quan trọng
trong doanh nghiệp, thông tin của kế toán quản trị đặc biệt quan trọng trong quá trình vận
hành đồng thời phục vụ việc kiểm soát, đánh giá doanh nghiệp đó. Theo khảo sát tại nhiều
doanh nghiệp mà đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cho thấy, việc nắm bắt
được giá thành sản phẩm, dịch vụ giúp các nhà quản lý có được quyết định quản trị tốt
hơn trong môi trường cạnh tranh khốc. Để có được thông tin giá thành hợp lý, một trong
những vấn đề đặt ra là cách thức phân bổ chi phí sản xuất chung (SXC) vào giá thành sản
phẩm, dịch vụ. Hiện nay, hai mô hình chính trong việc phân bổ chi phí SXC để tính giá
thành thường được đề cập gồm có:
2.1 Mô hình 1: Mô hình truyền thống: phân bổ chi phí SXC chỉ sử dụng một tiêu
chuẩn phân bổ duy nhất
2.1.1 Đặc điểm của mô hình:
Đây là phương thức phân bổ truyền thống trước đây, được áp dụng khi hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa có sự ứng dụng mạnh mẽ của khoa học công
nghệ, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh mang nặng tính thủ công, việc sản xuất chủ yếu
dựa vào sức lao động của người công nhân. Khi đó, nhà quản trị cho rằng có mối quan hệ
giữa việc sử dụng nhân công và chi phí SXC, chính vì vậy, khi lựa chọn tiêu thức phân bổ
chi phí SXC, người ta sử dụng tiêu thức đo lường chi phí nhân công (như số giờ công
hoặc số ca máy hoạt động…) làm tiêu thức phân bổ duy nhất cho chi phí SXC. Bên cạnh
đó, khi lựa chọn mô hình này để phân bổ chi phí SXC thì điều kiện áp dụng là hoạt động
sản xuất kinh doanh mang tính thủ công và chi phí SXC chiếm tỷ trọng nhỏ trong giá
thành sản xuất.
2.1.2 Các giai đoạn trong mô hình chi phí SXC:
Mô hình phân bổ truyền thống thực hiện qua hai giai đoạn gồm: giai đoạn tập hợp và
giai đoạn phân bổ chi phí SXC.

|5



1. TẬP
HỢP

2. PHÂN
BỔ

• TỔNG HỢP CP SXC THỰC TẾ PHÁT SINH
TRONG KỲ

• PHÂN BỔ CP SXC THEO CA MÁY.
• PHÂN BỔ CP SXC/CA MÁY CHO SP, DV

Hình 2.1: Mô hình phân bổ chi phí SXC truyền thống
Với hai giai đoạn trên, việc tính toán phân bổ chi phí sẽ thực hiện qua 3 bước:
+ Bước 1: Tập hợp các chi phí SXC thực tế phát sinh trong kỳ.
+ Bước 2: Phân bổ CP SXC cho từng ca máy = Tổng CP SXC thực tế phát sinh /
số ca máy thực hiện trong kỳ.
+ Bước 3: Phân bổ CP SXC tính cho từng sản phẩm = Tổng CP SXC phân bổ
cho từng loại SP theo số ca máy / Số lượng SP thực tế SX.
2.1.3 Ưu điểm và nhược điểm của mô hình:
 Ưu điểm: dễ nhận thấy là việc tính toán đơn giản và chi phí quản lý thấp.
 Nhược điểm:
+ Độ chính xác không cao.
+ Dễ dàng nhận thấy nguồn gốc phát sinh các chi phí SXC thì đa dạng và phức
tạp, vì vậy việc lựa chọn số giờ công hoặc số ca máy hoạt động làm tiêu thức
phân bổ duy nhất là chưa hợp lý và làm cho giá thành sản phẩm bị bóp méo.

|6



2.2 Mô hình 2: Phân bổ chi phí SXC theo hoạt động (Activity Based Costing) –
mô hình ABC:
2.2.1 Đặc điểm của mô hình:
 Đây là mô hình phân bổ CP SXC dựa trên nhiều tiêu thức phân bổ khác nhau ở
các bộ phận và hoạt động phát sinh chi phí.
 Mô hình này có sự tiến bộ hơn đối với mô hình truyền thống khi phân bổ chi phí
SXC theo nhiều tiêu thức khác nhau cho phù hợp và hợp lý.
 Mô hình ABC đòi hỏi quá trình phân bổ CPSXC cho từng loại sản phẩm, dịch vụ.
2.2.2 Các giai đoạn trong mô hình chi phí SXC:
Mô hình ABC đòi hỏi quá trình phân bổ CPSXC cho từng loại sản phẩm, dịch vụ
được tiến hành theo hai giai đoạn phân biệt:
 Giai đoạn 1: Tập hợp chi phí sản xuất chung theo các bộ phận và hoạt động.
Trong giai đoạn này, trước hết CPSXC cũng được tập hợp theo các trung tâm chi
phí là các bộ phận và theo từng hoạt động của quá trình sản xuất.
 Giai đoạn 2: Phân phối chi phí cho từng loại sản phẩm, dịch vụ. Ở giai đoạn này,
chi phí đã được tập hợp theo các hoạt động sẽ tiếp tục được phân phối cho từng
sản phẩm, dịch vụ.

1. TẬP
HỢP

• Phân tích quá trình sản xuất thành các hoạt động
• Xác định các trung tâm hoạt động
• Tập hợp chi phí cho các bộ phận và quy nạp chi phí cho các hoạt động
(trung tâm hoạt động).

• Xác định nguồn phát sinh chi phí và phân bổ chi phí sản xuất chung cho
từng loại sản phẩm
2. PHÂN
BỔ


Hình 2.2: Mô hình phân bổ chi phí SXC theo hoạt động

|7


Với 2 giai đoạn trên, mô hình có thể hình dung qua 4 bước cơ bản sau:
 Bước 1: Phân tích quá trình sản xuất thành các hoạt động.
 Kế toán quản trị (KTQT) nhận diện được các hoạt động tiêu dùng nguồn lực,
gây ra sự phát sinh CPSXC.
 Thông thường, các hoạt động gây ra sự phát sinh CPSXC bao gồm: hoạt động
sử dụng nhân công quản lý sản xuất, hoạt động sử dụng máy móc, hoạt động
tiêu thụ năng lượng, động lực, hoạt động giám sát, kiểm tra chất lượng… Việc
phân tích quá trình sản xuất thành các hoạt động là rất quan trọng, nó là bước
cơ sở để KTQT xác định trung tâm hoạt động, trung tâm chi phí ở các bước
tiếp theo.
 Bước 2: Xác định các trung tâm hoạt động:
 KTQT phải xác định các trung tâm hoạt động.
 Về lý thuyết, mỗi hoạt động đều có thể được coi là một trung tâm
 Bước 3: Tập hợp chi phí cho các bộ phận và quy nạp chi phí cho các hoạt động
(trung tâm hoạt động). Chi phí sản xuất chung phát sinh trước hết sẽ được tập hợp
cho các bộ phận như: các phân xưởng sản xuất, đội sản xuất,…
 Bước 4: Xác định nguồn phát sinh chi phí và phân bổ chi phí sản xuất chung cho
từng loại sản phẩm
 Sau khi đã xác định được nguồn phát sinh chi phí, kết hợp với dữ liệu về mức
độ tiêu dùng các hoạt động (thực chất là tiêu dùng nguồn phát sinh chi phí) của
từng loại sản phẩm, CPSXC đã được tập hợp ở các trung tâm hoạt động sẽ
được phân phối cho từng loại sản phẩm, dịch vụ.
2.2.3 Ưu điểm và nhược điểm của mô hình:
 Ưu điểm:

+ Mô hình này giúp KTQT thực hiện tốt mục tiêu kiểm soát chi phí.

|8


+ Linh hoạt trong việc sử dụng các tiêu chuẩn phân bổ chi phí cho sản phẩm
nhằm cung cấp thông tin đa dạng, phong phú về tình hình chi phí, giá thành
đáp ứng được các nhu cầu sử dụng thông tin khác nhau của các nhà quản trị.
 Nhược điểm:
+ Khối lượng công việc kế toán rất lớn
+ Khá phức tạp.
2.3 Ví dụ minh họa hai mô hình2

2

Nguồn: Sưu tầm
|9


3. VẬN DỤNG MÔ HÌNH ABC ĐỂ TÍNH CHI PHÍ TẠI NGÂN HÀNG
Mô hình ABC đã được công nhận rộng rãi trên thế giới như một mô hình hiệu quả
để tính toán chi phí phân bổ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty trong lĩnh vực
sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, mô hình ABC cũng là một sự lựa chọn phù hợp cho các
doanh nghiệp trong ngành dịch vụ như ngân hàng do đặc thù của ngành dịch vụ chủ yếu
là chi phí hoạt động kinh doanh cao và nguồn lao động nhạy cảm với những thay đổi của
thị trường. Mô hình ABC có thể có thể giúp các ngân hàng xác định và phân bổ tính toán
chi phí hoạt động kinh doanh và chi phí lương liên quan tới từng hoạt động của ngân
hàng. Có thể nói, các lợi ích tiềm tàng nhờ vào việc ứng dụng mô hình ABC là rất đáng
kể như: khả năng theo dõi các loại chi phí cụ thể của khách hàng, đánh giá chất lượng
khách hàng cũng như hiệu quả của các gói sản phẩm; từ đó, giúp các nhà quản trị ra quyết

định và thực hiện được mục tiêu như kế hoạch đề ra.
Hiện nay, nhiều ngân hàng thương mại ở Mỹ đã áp dụng mô hình ABC thông qua
bốn phần trong khoảng thời gian 2 năm: (i) Chuẩn bị và lên kế hoạch; (ii) Đánh giá tính
khả thi của mô hình ABC; (iii) Thiết kế một hệ thống ứng dụng mô hình ABC và thu thập
thông tin cần thiết và (iv) Ứng dụng hệ thống.
3.1 Chuẩn bị và lên kế hoạch
Việc ứng dụng mô hình ABC được coi như một giải pháp trong việc đánh giá lợi
nhuận các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng mang lại. Mặc dù ngân hàng có thể xác
định mức doanh thu thu được từ từng sản phẩm và dịch vụ cung cấp nhưng họ không thể
xác định ở một ngưỡng chắc chắn bao nhiêu chi phí cần thiết để cung cấp cũng như lợi
nhuận thu được từ những sản phẩm và dịch vụ đó. Nhờ vào mô hình ABC, các cấp lãnh
đạo của ngân hàng có thể hiểu hơn về các chi phí phát sinh và nguồn lực cần phân bổ
trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra, mô hình ABC
cũng có thể giúp xác định các hoạt động bị trùng lặp trong việc tổ chức hoạt động của
ngân hàng; từ đó, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
Nhìn chung, có sáu lợi ích cụ thể đem lại từ việc áp dụng mô hình ABC trong hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Các lợi ích này tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau.
| 10


Sơ đồ 3.1: Lợi ích của việc ứng dụng mô hình ABC
Bước đầu tiên của dự án là xây dựng một hội đồng tại ngân hàng có thể lên kế
hoạch, thiết kế và ứng dụng mô hình cũng như có thể ra các quyết định quan trọng trong
tất cả các bước của dự án. Trong suốt quá trình thiết kết dự án, hệ thống phần mềm tính
toán chi phí sẽ được xác định thông qua một chương trình ứng dụng RFP (Request for
proposal). Dưới sự hỗ trợ của các công ty phần mềm và công ty tư vấn được lựa chọn, hội
đồng sẽ lựa chọn chức năng của phầm mềm, thiết kế của hệ thống; xác định và cung cấp
thông tin về các tác nhân tạo chi phí cho hệ thống mới và thực hiện việc đồng bộ hóa tất
cả các thông tin về chi phí phát sinh tại ngân hàng lên hệ thống. Thêm vào đó, việc tận
dụng nguồn nhân lực hiện tại cũng như bổ sung thêm nguồn nhân sự mới phụ trách dự án

là cần thiết nhằm tạo đội ngũ nhân sự chất lượng cao để tính toán đầy đủ các kịch bản
nhằm tối thiểu hóa chi phí và tránh những xung đột lợi ích có thể xảy ra khi mô hình được
áp dụng. Đội dự án được thành lập chịu trách nhiệm giới thiệu các nguyên lý của mô hình
ABC, thực hiện khảo sát chi phí và ghi nhận vào mô hình phân bổ chi phí mới.
3.2 Đánh giá tính khả thi của mô hình
Trước khi tiến hành thực hiện mô hình ABC, ngân hàng cần cân nhắc cẩn thận
những yếu tố sau:
| 11


 Những chi phí gián tiếp đáng kể
 Các sản phẩm/dịch vụ phức tạp
 Những thất bại trong sản phẩm có quy mô lớn và thành công trong những sản
phẩm có quy mô nhỏ
 Sự bất đồng giữa các nhà quản trị trong việc phân bổ chi phí
 Tuổi thọ ứng dụng của hệ thống
Trong ngân hàng, hơn một nửa chi phí phát sinh xảy ra ở các trung tâm chức năng
hỗ trợ, quản lý và được phân loại thành nhóm chi phí không trực tiếp. Những trung tâm
chức năng này được chia làm ba nhóm chính: công nghệ thông tin (IT – cung cấp phần
cứng, phần mềm hỗ trợ và phát triển ứng dụng trong ngân hàng), dịch vụ (cung cấp những
hỗ trợ dịch vụ chung như: kiểm tra giao dịch, thực hiện giao dịch, dịch vụ ATM) và trung
tâm hoạt động (cung cấp các dịch vụ như: tài chính, nhân sự, pháp chế).
Mối quan tâm khác trong việc ứng dụng mô hình ABC là sự phức tạp của các dịch
vụ và số lượng các giao dịch liên quan. Nhiều sản phẩm của ngân hàng khá chuyên biệt
và cụ thể tùy thuộc vào các danh mục sản phẩm cụ thể được khách hàng sử dụng. Bên
cạnh đó, tính tương tự của các sản phẩm/ dịch vụ trong mô tả gây ra khó khăn trong việc
xác định phân loại một sản phẩm cụ thể và đòi hỏi việc nhóm các sản phẩm này lại trong
một nhóm lớn hơn. Ví dụ: ngân hàng cung cấp dịch vụ bảo lãnh cho các nhóm khách hàng
khác nhau với mục đích sử dụng khác nhau.
Một lỗi phổ biến trong phương pháp tính toán chi phí truyền thống là các sản

phẩm/dịch vụ có quy mô lớn thì lỗ trong khi các sản phẩm/dịch vụ quy mô nhỏ lại đem lại
lợi nhuận. Nguyên nhân của vấn đề này là do các sản phẩm/dịch vụ có quy mô nhỏ được
đánh giá chi phí thấp hơn so với thực tế trong khi các sản phẩm/dịch vụ có quy mô lớn lại
được đánh giá chi phí cao hơn so với thực tế do phương pháp truyền thống dựa trên quy
mô để tiến hành phân bổ chi phí. Trong trường hợp của ngân hàng, chi phí được yêu cầu
cho các sản phẩm/dịch vụ có quy mô nhỏ thường không chính xác được phân bổ cho các
sản phầm/dịch vụ này mà thay vì dàn trải cho các sản phẩm/dịch vụ có quy mô lớn. Hay
nói cách khác, những sản phẩm/dịch vụ quy mô nhỏ, đặc thù nhìn chung được tạo ra để
| 12


đáp ứng một bộ phận nhu cầu gia tăng của khách hàng không chủ đạo; do đó, ngân hàng
không thể xác định một cách chính xác những tác động tài chính do các sản phẩm/dịch vụ
này đem lại.
Khó khăn trong việc vận dụng hệ thống mô hình ABC thường gặp phải khi các
phòng, ban trong công ty không đồng ý phân bổ chi phí cho các trung tâm chi phí của họ.
Mối quan tâm này thể hiện rõ trong các dự án mô hình ABC; nhiều nhà quản lý trung tâm
chi phí khách hàng ban đầu từ chối để chấp nhận các kết quả được đưa ra theo cách phân
bổ chi phí mới. Đây là trường hợp thường xuyên của những nhà quản lý trung tâm mà đã
được phân bổ chi phí nhiều hơn theo hệ thống phân bổ mới, nhưng một số nhà quản lý đã
lên tiếng một mối quan tâm về việc không được giao đủ chi phí. Nhiều buổi xem xét để
giải thích phương pháp và cách tính toán phân bổ chi phí mới là cần thiết để thuyết phục
các nhà quản lý điều hành hoài nghi về hệ thống mới.
Nhìn chung, một công ty nên xem xét việc vận dụng mô hình ABC nếu các công ty
thua thầu giá thấp và thắng thầu giá cao. Đây là một dấu hiệu cho thấy hệ thống tính chi
phí hiện tại của công ty không phân bổ chi phí chính xác cho các sản phẩm/dịch vụ mà nó
cung cấp. Hơn bất kỳ lý do nào khác, các ngân hàng theo đuổi mô hình ABC vì nó không
quyết định được các sản phẩm nào mà không có lợi nhuận, không cạnh tranh và những
sản phẩm nào có lợi, kém phát triển. Trong khi các ngân hàng có thể phát triển thịnh
vượng trong lĩnh vực ngân hàng thương mại ở thị trường trung lưu mà không biết điều

này, các ngân hàng đã không thể cạnh tranh một cách thành công với các đối thủ lớn hơn
trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ.
Một xem xét cuối cùng khi giới thiệu về mô hình ABC là niên đại của hệ thống tính
chi phí hiện tại của công ty. Các ngân hàng đã mua lại hai trong số cách chi nhánh ngân
hàng chính của Hoa Kỳ, đã mua một công ty kinh doanh và đã phát triển một hệ thống
giao dịch trực tuyến kể từ lần xem xét hệ thống tính toán chi phí. Đối với tổ chức này, dự
án ABC là một nhiệm vụ cần thiết.

| 13


3.3 Thiết kế mô hình ABC và thu thập thông tin cần thiết
Sau khi hoàn thành việc đánh giá tính khả thi của việc ứng dụng mô hình ABC, việc
cần làm là thiết kế mô hình ABC đáp ứng yêu cầu của ngân hàng và thu thập thông tin
cần thiết để vận dụng mô hình.
Nguyên tắc tối thiểu của việc tính toán theo mô hình ABC là sản phẩm tiêu thụ hoạt
động, hoạt động tiêu thụ nguồn lực. Do đó, quá trình của mô hình ABC như sau: đầu tiên
chi phí nguồn lực được gộp chung lại thành những hoạt động tương đương và sau đó chi
phí hoạt động được gộp chung lại thành các sản phẩm; thứ hai trung tâm chi phí đươc
thành lập. Cuối cùng, mô hình ABC được thiết lập.
Mô hình ABC được bao gồm cả khía cạnh phân bổ chi phí và khía cạnh quá trình
theo hoạt động. Khía cạnh phân bổ chi phí cung cấp thông tin nguồn lực, hoạt động và các
đối tượng chi phí. Khía cạnh quá trình cung cấp thông tin tài chính và phi tài chính về
trung tâm chi phí và đo lường mức độ hoàn thành công việc trong mỗi hoạt động hoặc quá
trình.
Việc tính chi phí dựa trên hoạt động là nền tảng của việc quản trị dựa trên hoạt động,
nó có thể cung cấp sự hỗ trợ tài chính để đi đến các quyết định bổ trợ cho ngân hàng. Việc
tính toán chi phí dựa trên hoạt động của ngân hàng thương mại theo truyền thống chia các
trung tâm hoạt động của ngân hàng thành trung tâm hoạt động đầu tiên và trung tâm hoạt
động thứ hai mà phân bổ chi phí của trung tâm hoạt động đầu tiên đến trung tâm hoạt

động thứ hai theo chi phí hoạt động (phân bổ chi phí hoạt động đến sản phẩm dựa trên sản
phẩm riêng biệt) và sau đó phân bổ thành các chi phí mục tiêu. Phương pháp này loại bỏ
mối quan hệ trong số những hoạt động khác nhau thành trung tâm hoạt động đồng nhất
mà đủ để tính chi phí dựa trên hoạt động. Trong khi nó không đủ để đưa ra quyết định.
Kết hợp từng bước mô hình chi phí dựa trên hoạt động và mô hình chi phí dựa trên hoạt
động trên nền tảng quá trình và thiết lập việc tính toán chi phí dựa trên hoạt động trên nền
tảng mô hình quá trình của doanh nghiệp theo đặc tính kinh doanh của ngân hàng thương
mại. Quan điểm của trung tâm hoạt động đầu tiên và trung tâm hoạt động thứ hai của mô
hình từng bước được xem xét trong mô hình này. Quá trình tính toán của mô hình được
thể hiện trong sơ đồ sau:
| 14


Sơ đồ 3.2: Quá trình tính Tổng chi phí theo mô hình ABC

TỔNG CHI PHÍ

TRUNG
TÂM
QUẢN LÝ

TRUNG
TÂM TÀI
CHÍNH

TRUNG TÂM
MARKETING

TRUNG
TÂM HỆ

THỐNG

TRUNG
TÂM
NHÂN
SỰ

Trung tâm hoạt động đầu tiên

ĐIỀU
HÀNH
MÁY
TÍNH

LƯU
TRỮ

BẢO
TRÌ HỆ
THỐNG

QUẦY
GIAO DỊCH

QUẢN
TRỊ
LƯU
TRỮ




TRUYỀN
THÔNG

KHOẢN
VAY

CHỨC
NĂNG
BỔ
TRỢ

GIAO DỊCH
NGOẠI HỐI

QUẢN
TRỊ
MẠNG
LƯỚI

THANH
TOÁN

Trung tâm hoạt động thứ 2

SẢN
PHẨM 1

SẢN
PHẨM 2


KHOẢN
CHO
VAY....
KHOẢN
CHO VAY j

SẢN
PHẨM j

SẢN
PHẨM n

| 15


Cụ thể, các bước tính toán chi phí như sau:
+ Bước 1: Xác định các biến chỉ tiêu trong hoạt động của Ngân hàng thương mại
để tính toán chi phí.
Bảng 3.1. Các biến chỉ tiêu trong hoạt động ngân hàng

Biến chỉ
tiêu

N

Số lượng giao dịch

i,j


Số hiệu giao dịch: i,j = 1,2,...,n

M (i)

Số hiệu loại nguồn lực

m(i), m(j) Loại nguồn lực của giao dịch phát sinh chi phí, m(i),
m(j)=1,2,...,M(i)

Thông số
nguồn lực

Thông số
hoạt động

Thông số
chi phí

Vm(i)

Giá trị gia tăng của số hiệu m(i)

R(i,m(i))

Số lượng phân bổ của giao dịch i sử dụng nguồn lực m(i)

Dm(i)

Tỷ lệ nguồn lực của số giá trị thay đổi m(i)


a(i,j)

Tỷ lệ phân bổ chi phí cho giao dịch i đóng góp cho sản phẩm j

b(i,j)

Số lượng sản phẩm j tiêu thụ giao dịch i

c(j,k)

Số chi phí hoạt động của hoạt động j đóng góp cho sản phẩm k

d(j)

Chi phí hoạt động làm tăng lãi suất cho giao dịch j

Dm

Chi phí nhân công gián tiếp

Dl

Chi phí nhân công trực tiếp

RC

Giá trị của các khoản chi phí không gián tiếp

dC(i)


Chi phí gia tăng cho hoạt động i

C(i)

Chi phí cho hoạt động i

C(j)

Chi phí khoản vay

| 16


+ Bước 2: Phân loại các chi phí trực tiếp của ngân hàng
Các chi phí trực tiếp của ngân hàng thương mại bao gồm những chi phí cho hoạt
động của ngân hàng như: chi phí vốn, thuế, dự trữ bắt buộc, chi phí nhân công trực tiếp và
các quỹ cụ thể. Các chi phí này có thể được phân thành ba nhóm: chi phí nhân công trực
tiếp, chi phí nhân công gián tiếp và các quỹ cụ thể (dành cho các phòng/ban/bộ phận đặc
biệt và trang thiết bị cho hoạt động kinh doanh).
(1)

Chi phí nhân công trực tiếp j: dm = ∑YiGi +w
Yi: Giá thành đơn vị của chi phí gián tiếp thứ i
Gi: Số lượng chi phí gián tiếp thứ i
W: Giá của các sản phẩm/dịch vụ thuê ngoài

(2)

Chi phí nhân công trực tiếp của sản phẩm j: dl = ∑Tp(1+r%)
T: Số giờ lao động sản xuất ra sản phẩm j

P: Phần thưởng cho mỗi giờ công
r: Tỷ lệ phần trăm trả thêm so với mức lương tiêu chuẩn ban đầu

+ Bước 3: Phân bổ chi phí gián tiếp của ngân hàng
Các chi phí gián tiếp của ngân hàng có thể phân thành ba loại chính: (i) chi phí quản
lý và duy trì hoạt động (chi phí thuê đất, hệ thống thông tin, nguồn nhân lực, chi phí quản
lý và marketing); (ii) Khấu hao tài sản cố định và thuế; (iii) Chi phí cho năng lượng, nhiên
liệu.
(3)

Phân bổ chi phí cho các nguồn lực trong tổng chi phí:
𝑀(𝑖)

𝑅𝐶 =

∑ 𝑉𝑚(𝑖)
𝑚(𝑖)=1

(4)

Tỷ lệ kích tố nguồn lực: 𝐷𝑚(𝑖) =

𝑉𝑚(𝑖)
∑𝑛
𝑖=1 𝑅(𝑖,𝑚(𝑖))

| 17


(5)


Chi phí nguồn lực m(i) phân bổ cho hoạt động i:
∆𝐶(𝑖, 𝑚(𝑖)) = 𝐷𝑚(𝑖)𝑅(𝑖, 𝑚(𝑖))

(6)

𝑀(𝑖)
Tổng chi phí hoạt động i: ∆𝐶 (𝑖) = ∑𝑚(𝑖)=1 𝐷𝑚(𝑖)𝑅(𝑖, 𝑚(𝑖))

(7)

Tỷ lệ kích tố hoạt động:𝜃(𝑖, 𝑗) =

(8)

Phân bổ chi phí hoạt động đến hoạt động mục tiêu hoặc hoạt động j tiếp

∆𝐶(𝑖)
∑𝑛
𝑖=1 𝑎(𝑖,𝑗)

i,j= 1,2,…,n

theo: 𝐶 (𝑖, 𝑗) = 𝜃(𝑖, 𝑗)𝑎(𝑖, 𝑗)
(9)

Nếu j không phải là chi phí mục toeeu cuối cùng, chi phí cả j là: 𝐶 (𝑗) =
∑𝑗𝑖=1 𝜃 (𝑖, 𝑗)𝑎(𝑖, 𝑗) + ∆𝐶 (𝑗) = ∑𝑖𝑖=1 𝜃(𝑖, 𝑗)𝑎(𝑖, 𝑗) +
( )
()

∑𝑀(𝑗)
𝑚(𝑗)=1 𝐷 𝑚 𝑅(𝑗, (𝑚 𝑖 )

(10) Tỷ lệ kích tố hoạt động của j: 𝛾 (𝑗) = ∑𝑛

𝐶(𝑗)

𝑘=𝑗+1 𝛽(𝑗,𝑘)

k= j+1, j+2,…,n
(11) Phân bổ chi phí của j đến hoạt động tiếp theo hoặc mục tiêu k:
𝐶 (𝑗, 𝑘 ) = 𝛾 (𝑗)𝛽(𝑗, 𝑘)
(12) Tổng chi phí của k 𝐶⃗ = ∑𝑁
𝑗=1 𝛾 (𝑗) × 𝛽 (𝑗, 𝑘 ) + ∆𝐶(𝑘)
(13) Nếu j là chi phí mục tiêu cuối cùng, chi phí của j là:
𝐶⃗ = ∑𝑠𝑖=1 𝜃(𝑖, 𝑠)𝑎(𝑖, 𝑠) + 𝐷𝑚 + 𝐷𝑡
Ví dụ: Các chi phí của hệ thống trung tâm bao gồm: chi phí nhân lực, chi phí mặt
bằng, chi phí thiết bị và các chi phí khác. Chi phí của hệ thống trung tâm được chia ra
thành: vận hành máy móc, bảo trì hệ thống, quản lý vận hành, quản lý truyền thông, quản
lý hệ thống và các chức năng phụ khác….

| 18


Bảng 3.2. Tổng cộng chi phí cho mỗi nguồn lực
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Khoản mục

Nhân sự


Mặt bằng

Trang thiết bị

Quản lý

Số lượng

188

36

300

24

Bảng 3.3. Số lượng phân bổ và tỷ lệ phân bổ cho mỗi nguồn lực
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Khoản mục

Nhân sự

Mặt bằng

Trang thiết bị

Quản lý

Dm(i)


0.03

0.005

20.89

0.03

R(i,m(i))

6267

7200

6267

800

Bảng 3.4. Số lượng phân bổ chi phí nguồn lực cho mỗi hoạt động
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Khoản mục

Nhân sự

Mặt bằng

Trang thiết bị

Quản lý


Vận hành máy móc

1800

1000

2757

200

Duy trì hệ thống

400

400

334

100

Quản lý vận hành

467

1600

2110

33


Quản lý truyền thông

500

600

417

133

Quản lý hệ thống

567

800

313

67

Các chức năng khác

2533

2800

334

27


| 19


Bảng 3.5. Số lượng hoạch định hoạt động cho mỗi phân bổ của các hệ thống sản
phẩm khác nhau
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Máy

Hệ

Vận

Truyền

Hệ

tính

thống

hành

thông

thống

Hệ thống hóa đơn

206


3

248

16

3

Kinh doanh ngoại hối

173

3

209

13

3

Cân đối tài khoản

355

6

438

29


6

Cho vay

239

4

286

19

4

Kế toán

521

9

648

48

9

Tài khoản con

115


2

152

9

2

Tài khoản chi trả

49

1

57

0

0

Phát triển hệ thống

504

8

628

0


1

Khoản mục

Khác

14

Dựa trên công thức (4), chi phí hoạt động cho mỗi hoạt động trên được tính như sau:
dC(1) = 1800*0.03 + 1000*0.005 + 2757*20.89 + 200*0.03 = 262
Dựa trên công thức 𝜃(𝑖, 𝑗) =

∆𝐶(𝑖)
∑𝑛
𝑖=1 𝑎(𝑖,𝑗)

, tỷ lệ kích tố và số lượng kích tố có thể tính

toán được
Dựa trên công thức 𝐶 (𝑖, 𝑗) = 𝜃(𝑖, 𝑗)𝑎(𝑖, 𝑗), chi phí các giao dịch khác nhau phân bổ
vô danh mục sản phẩm có thể tính toán được như sau:
c(1,1) = 206*0.121 + 3*1.8 + 0.052*248 + 16*0.425 + 3* 1.54 = 53

| 20


Bảng 3.6. Phân bổ chi phí hoạt động vào danh mục sản phẩm
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Máy


Hệ

Vận

Truyền

Hệ

tính

thống

hành

thông

thống

Hệ thống hóa đơn

25

6

13

5

4


53

Kinh doanh ngoại hối

21

5

11

4

3

44

Cân đối tài khoản

43

11

23

9

7

93


Cho vay

29

7

15

6

5

62

Kế toán

63

16

34

15

10

138

Tài khoản con


14

4

8

3

2

31

Tài khoản chi trả1

6

2

3

0

0

11

Phát triển hệ thống

61


15

33

0

1

Khoản mục

Khác Khác

127

170

 Nhận xét, kết luận:
Nhân tố chính để thực hiện thành công của ABC là các nhân viên của tổ chức. Đối
với ngân hàng thương mại này, thành công của mô hình ABC là nhờ vào nhà quản trị tính
toán chi phí. Vai trò này là để thuyết phục về tính khả thi và sự cần thiết trong việc quản
lý dự án và từ đó tạo ra sự hăng hái đến các nhân viên trong tổ chức. Ngoài ra, yếu tố
quan trọng trong sự thành công của vận dụng mô hình ABC là được được sự ủng hộ và
hợp tác của các nhân viên trong tổ chức. Bên cạnh đó, các nhà quản lý ngân hàng có mối
quan tâm lớn đối với việc thực hiện mô hình ABC tại ngân hàng là liệu các lợi ích của hệ
thống chi phí mới có đưa ra thời gian và nguồn lực hợp lý để dành vận dụng riêng hệ
thống không. Một vài nhà quản lý thể hiện lo ngại rằng hệ thống tính toán chi phí mới
dường như là cải tổ chi phí của ngân hàng và nếu chi phí từ ngân hàng không được tiết
giảm, thực hiện dự án sẽ không có mục đích hữu ích.

| 21



×