Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Trung Quốc và 30 năm đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.14 KB, 6 trang )

Hình ảnh Trung Quốc và chặng đường 30 năm cải cách
16:17' 18/12/2008 (GMT+7)
Ba mươi năm thực thi chính sách cải cách và mở cửa đã mang lại cho Trung Quốc những thay đổi
lớn chưa từng có. Dưới đây là hình ảnh những đổi thay ở Trung Quốc kể từ năm 1978 đến nay:
Ảnh: STR/AFP/Getty Images

Kiến trúc sư trưởng của công cuộc cải cách và mở cửa đất nước Trung Quốc là nhà lãnh đạo Đặng Tiểu
Bình. Nền kinh tế phát triển với tốc độ kinh ngạc, biến Trung Quốc thành một cường quốc hàng đầu thế giới.
Ảnh: AFP/Gettly Images
Trước đó, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Mao Trạch Đông, Trung Quốc từng thực hiện kế hoạch "Đại nhảy
vọt" từ năm 1958. Cho đến khi thực thi chính sách cải cách của ông Đặng Tiểu Bình, Trung Quốc đã đạt
được những thành tựu vang dội hơn nhiều, giúp hàng trăm triệu dân thoát khỏi đói nghèo.
Ảnh: AFP/Getty Images
Ngày 1/1/1979, Trung Quốc và Mỹ bình thường hóa các quan hệ ngoại giao khi Tổng thống Mỹ lúc đó,
Jimmy Carter, đồng ý cắt đứt quan hệ với Đài Loan. Ngay sau đó, ông Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, trở thành
nhà lãnh đạo đầu tiên của Trung Quốc tới nước này kể từ năm 1949.
Ảnh: THOMAS CHENG/AFP/Getty Image.
Thâm Quyến được chọn làm nơi thử nghiệm các chính sách tự do hóa kinh tế của Trung Quốc. Năm 1980,
ông Đặng Tiểu Bình xây dựng được "đặc khu kinh tế" đầu tiên của Trung Quốc, chiếc nôi cho các ngành
dựa vào xuất khẩu của nước này. Gần 30 năm sau, nơi từng là làng chài 30.000 dân giáp với Hong Kong
này đã biến thành một trung tâm kinh tế 12 triệu người.

Thu nhập bình quân ở Thâm Quyến là cao nhất ở Trung Quốc đại lục, lên tới 10.000 USD, và thành phố này
cung cấp 1% vào tổng lượng xuất khẩu của thế giới. Trong ảnh, trên, xe tải chạy từ Hong Kong sang Thâm
Quyến vào tháng 5/1997.
Ảnh: ZOU QING/AFP/Getty Images
Trong những năm 1980, Trung Quốc trên đà trở thành một cường quốc sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên,
tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục còn dựa vào sự phát triển của các thị trường tài chính mạnh.
Nhận thức rõ điều này, năm 1990, Trung Quốc thành lập thị trường chứng khoán Thượng Hải (SSE), trong
ảnh là ngày 19/12/1997. Đến cuối năm 2007, thị trường này có 71,3 triệu nhà đầu tư và có tổng số vốn gần
3,7 nghìn tỷ USD.



Khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện nay trầm trọng hơn, các thị trường chứng khoán Trung Quốc
phải đối mặt với nhiều thách thức. Giá trị chỉ số chính của SSE đã giảm khoảng 60% trong năm nay.
Ảnh: STEPHEN SHAVER/AFP/Getty Images
Ngày nay, dường như mọi thứ đều có nhãn "Made in China". Các đặc khu kinh tế của Trung Quốc dẫn tới sự
ra đời của rất nhiều nhà máy. Các công ty nước ngoài cũng mở chi nhánh ở nước này để tận dụng giá nhân
công rẻ, sản xuất từ giày dép tới xe ôtô...
Trong ảnh trên, công nhân làm việc dây chuyền tại một nhà máy của Billion International Holdings ở tỉnh
Quảng Đông tháng 11/1997.
Ảnh: AFP/Getty Images
Trọng tâm chính sách cải cách của ông Đặng Tiểu Bình là tiến trình mở cửa Trung Quốc với thế giới sau
nhiều năm cách ly. Mặc dầu nhà lãnh đạo này qua đời năm 1997, tinh thần cải cách của ông vẫn được phát
huy và đưa Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới năm 2001.
Tư cách thành viên WTO mang lại cho Trung Quốc những cơ hội giao thương to lớn, đồng thời buộc các
công ty của nước này phải cạnh tranh với các hãng nước ngoài.
Ảnh: China Photos/Getty Images
Hành khách bước trên sân ga điện ngầm mới tại nhà ga số 3 mới thuộc sân bay quốc tế Bắc Kinh. Tuyến
đường này bắt đầu hoạt động từ ngày 19/7/2008 để phục vụ cho Thế vận hội Bắc Kinh vào tháng 8.
Trong thời gian Olympic từ ngày 8 tới 24/8, tổng cộng hơn 68 triệu lượt người đã đi tàu điện ngầm ở Bắc
Kinh - với đỉnh điểm 4,9 triệu lượt người ngày 22/8, hãng tin Tân Hoa đưa tin.
Mike Hewitt/Getty Images
Biểu tượng cụ thể nhất cho sức tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của Trung Quốc trong 30 năm qua có lẽ là Thế
vận hội Olympic Bắc Kinh. Đất nước này dành 44 tỷ USD để tổ chức sự kiện này so với 12,8 tỷ USD mà Hy
Lạp chi cho Thế vận hội 2004.
Ảnh: MARK RALSTON/AFP/Getty Images
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng với tốc độ chóng mặt. Tuy nhiên, nhiều thách thức vẫn đang chờ nước
này ở phía trước. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tình trạng ô nhiễm và hàng loạt những khó khăn đã
làm cho tỷ lệ tăng trưởng đạt ít hơn dự kiến.

×