Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Dinh dưỡng cho đối tượng người cao tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.72 KB, 18 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HCM
KHOA CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM

…………..o0o…………..

Bài Thuyết Trình
Môn Dinh Dưỡng

Đề tài:
Dinh Dưỡng Cho Đối Tượng Người Cao Tuổi

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN


...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................


...................................................................................................................................
...................................................................................................................................

GVDH: Trần Thị Thu Hương

2


GVDH: Trần Thị Thu Hương

3


Bạn biết gì về người cao tuổi ?
-

DINH
DƯỠNG CHO

Người cao tuổi hay người cao niên hay người già là
những người lớn tuổi, thường có độ tuổi khoảng từ 60 tuổi

trở lên. Về sức khỏe của người cao tuổi được quan tâm hàng đầu. Thể trạng sức khỏe
khi về già rất yếu trong các động tác hoạt động của công việc. Công việc không được
linh hoạt hơn về độ tuổi càng lớn càng nhiều phát sinh, bệnh tật luôn rình rập.
- Ngoài ra ở người cao tuổi có sự suy giảm các chức năng đặc biệt là chức năng của hệ
tiêu hóa hoạt động kém hơn trước, hàm răng yếu nên khó nhai cắn thức ăn, tuyến bọt
bị teo gây khó nuốt, và còn những thay đổi ở các cơ quan khác ảnh hưởng không nhỏ
đến sức khỏe của họ.
- Chính vì thế một chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập luyện thể dục là điều rất cần thiết để


chống lại sự lão hóa theo tháng năm.

Những biến đổi trong cơ thể của người lờn tuổi ảnh hưởng đến sức

I

khỏe:
1

Những thay đổi ở mức toàn thân:

GVDH: Trần Thị Thu Hương

4


- Ngoại hình: rất dễ phân biệt một cơ thể trẻ và một cơ thể già bằng các dấu hiệu như

dáng người, cử chỉ...
- Thể lực: giảm sút, kém chịu đựng, kém thích nghi trước những hoàn cảnh không thuận
2
-

lợi như thời tiết nóng, lạnh, hay những trường hợp mất máu, chấn thương...
Dễ mất bệnh và nguy cơ tử vong cao.
Những thay đổi khối cơ bắp, xương, khớp xương, cơ thịt:
Cấu tạo khối cơ bắp của cơ thể thay đổi nhanh chóng khi tuổi càng cao lên.
Người già trên 80 tuổi thì những thay đổi này diễn ra nhanh hơn,và ở phụ nữ sau thời
kì mãn kinh cũng vậy đồng thời khối lượng xương giảm do kích thích lượng tố nữ


estrogen ít đi.
- Khối cơ giảm dẫn đến sự linh hoạt và sức khỏe của người già giảm cũng như mất cân
bằng và dễ ngã, do khi về già các hóa chất nhờn sụn giảm đi, gân và dây chằng ít đàn
hồi làm cho sự co duỗi của khớp bị giới hạn.
- Với thời gian, khớp cũng gặp những thương tích tuy nhẹ nhưng tích lũy, khiến khớp
hay bị đau nhức và cử động khó khăn.
- Do đó khối cơ có vai trò quan trọng và liên quan chặt chẽ với chức năng của hệ cơ và
sự linh hoạt, sức bền của các cơ giảm khi tuổi tăng lên.
- Khối cơ bắp giảm nhanh hơn khối thịt khi tuổi tăng lên, với tuổi già khối bắp thịt nhỏ

dần do sự giảm kích thước nhất là giảm số lượng những tế bào thịt và nó không được
thay thế, sinh ra mỗi cơ thể đã có số cơ thịt nhất định và được dự trù tồn tại suốt đời
người.
- Khi không được sử dụng, kém dinh dưỡng cơ sẽ teo đi, ở người cao tuổi do ít tập dượt
và lại sống tĩnh tại, nên chức năng bắp thịt thay đổi rõ rệt.
- Trước 60 tuổi thì khối cơ giảm đều 5% trên mười năm.
- Sau 60 tuổi giảm nhanh hơn 10% trên mười năm.
- Trong đó cơ xương có vai trò quan trọng trong sự chuyển hóa glucoza và sự dung nạp

glucoze.
- Khi về già, calcium trong máu giảm vì ruột non không hấp thu calcium tốt như khi còn
trẻ và vì khẩu phần không cân bằng calcium do đó xương trở nên yếu, dễ gẫy lại lâu
lành.
- Và do calcium trong máu xuống thấp cơ thể sẽ lấy lượng calcium từ xương để đáp ứng
nhu cầu cho các hoạt động của hệ thần kinh, làm đông máu,..
 Việc duy trì khối cơ là việc then chốt để bảo vệ sức khỏe ở người già.

GVDH: Trần Thị Thu Hương


5


Hình 1. Những thay đổi về cơ xương của người lớn tuổi
3

Những thay đổi về thần kinh và tâm thần:
- Trong thân các notron có sự tích tụ sắc tố lipofuchsin chất được coi là đặc trưng của

quá trình lão hóa, làm giảm sản xuất chất dẫn truyền trung gian như acetylcholin,
serotonin, dopamin, acid gamma aminobutyric hoặc một số yếu tố sinh học khác như
cortisol bất thường, gốc oxy tự do cũng có vai trò trong giảm trí nhớ của tuổi già.
Gỉam tốc độ phản xạ do kém dẫn truyền vận động và giác quan do mất myelin ở sợi
thần kinh.
- Có sự suy yếu rõ rệt một số hoạt động thần kinh cao cấp như: giảm sút trí nhớ, và sáng
tạo, tuy nhiên vẫn giữ hầu như nguyên vẹn: vốn từ ngôn ngữ, tri thức tích luỹ đối với
trường hợp nhẹ.
4 Thay đổi của hệ tuần hoàn:
- Với người lớn tuổi, chỉ có một sự lưu thông của máu trong cơ thể, giảm cung cấp
dưỡng khí làm cho cơ thể mau mệt khi hoạt động mạnh.
- Nhưng tỷ lệ người già tử vong vì bệnh tim mạch chủ yếu là do họ có tập quán ăn uống
không lành mạnh, không hợp lý.
5 Sự phát triển của quá trình teo đét và thoái hóa:
- Là sự chậm trễ các phản ứng oxy hóa khử, sự hạ thấp chuyển hóa vật chất và khả năng
hoạt động của các cơ quan và hệ thống trong cơ thể.
GVDH: Trần Thị Thu Hương

6



- Cùng với quá trình tái tạo nguyên sinh chất bị giảm cả về cường độ và chất lượng, các

loại protein sinh sản có khả năng tái sinh, tổng hợp và phục hồi dần dần bị thay thế
6
7
-

bởi các protein chức phận không có khả năng đó.
Hệ miễn dịch:
Yếu dần, và dễ nhiễm bệnh khi có sự thay đổi về thới tiết.
Hệ tiêu hóa:
Giảm sự ngon miệng, khả năng hấp thu và chuyển hóa các chất dinh dưỡng kém
thường dẫn đến chán ăn, khả năng tiêu hóa giảm do niên mạc dạ dày và ruột teo dần
nên lượng men tiêu hóa giảm. Ngoài ra các hoạt động của gan thận cũng yếu nên khả
năng đào thải chất động sa sút.

II

Nhu cầu năng lượng đối với người cao tuổi:
- Do sự suy giảm chức năng của các cơ trong cơ thể khả năng vận động, làm việc của

người già hạn chế hơn những người trưởng thành.
- Vì vậy nhu cầu năng lượng của người cao tuổi cũng có những thay đổi so với lúc còn
trẻ, giảm khoảng 100 kcal trong 10 năm cùng với sự suy giảm của các khối mô nạc là
nguyên nghân của những thay trên của cơ thể.
- Giảm khả năng hấp thụ và chuyển hóa trong cơ thể, nên mức năng lượng ăn vào giảm
kéo theo sự thiếu hụt các vi chất năng lượng so với nhu cầu mà cơ thể cần.
- Ở người lớn tuổi do khả năng điều chỉnh sự căn bằng về năng lượng trong những giai
đoạn có mức hấp thu năng lượng không ổn định, đặc biệt khi mắc các bệnh lý không
được phép cung cấp đủ năng lượng và vì thế rất khó hồi phục.

- Để có được mức năng lượng ổn định, cũng như cung cấp năng lượng cần cho cơ thể
hoạt động ở tuổi già thì điều quan trọng là có một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng với
những loại thực phẩm và lượng cung cấp thích hợp cho khả năng hấp thu và chuyển
hóa của cơ thể trong giai đoạn lão hóa.
- Theo cách tính của FAO nhu cầu năng lượng cho người trên 60 tuổi là khoảng 1800 –

1900 kcal/ngày ở nữ giới, và 2300 kcal/ngày ở nam giới.
- Ngoài ra, nhu cầu năng lượng ở người cao tuổi còn được xét theo độ tuổi như ở độ tuổi
60 thì nhu cầu năng lượng giảm đi 20%, và ở độ tuổi 70 giảm đi 30% so với tuổi
thanh xuân.

GVDH: Trần Thị Thu Hương

7


Hình 2. Lao

động nhẹ ở

người già

III

Nhu

cầu

dinh


dưỡng các chất đối với người cao tuổi:
-

Nhu cầu protein:
Protein rất quan trọng đối với cơ thể nhưng đặt biệt đối với người cao tuổi lượng

-

protein cần phải hạn chế, do khi dư thừa sẽ dẫn đến các bệnh xơ vữa động mạch.
Cung cấp nhiều protein từ thịt không tốt cho sức khỏe người cao tuổi.Mạng lưới

1

tuần hoàn ở hệ thống gan người cao tuổi giảm 40-45% so với lúc 25 tuổi, khả năng
-

tiêu hóa của tế bào gan cũng bị giảm.
Ăn nhiều thịt trong ngày là một sự căng thẳng, một gánh nặng quá tải, nhất là đối

-

với người cao tuổi bị bệnh tim mạch.
Hạn chế sử dụng các nguồn đạm từ động vật như thịt, mỡ, thịt heo, thịt gà...nội tạn

-

thay vào đó là những nguồn đạm từ thực vật như đậu đổ, đậu nành, tàu hủ...
Lượng protein đòi hỏi cung cấp hàng ngày không cần cao nhưng tối thiểu để đảm
bảo năng lượng đủ để duy trì khối lượng cơ bắp, tỷ lệ protein động vật và thực vật


-

không quá 1.
2. Nhu cầu lipid:
Để tránh thúc đẩy tình trạng rối loạn mỡ trong máu ở người già, nên hạn chế lượng
lipid trong bữa ăn hằng ngày vì chứa nhiều chất béo no và cholesterol không tốt

-

cho tim mạch, gây khó tiêu.
Các khái niệm dinh dưỡng chỉ ra rằng lượng chất béo cao, đặc biệt là chất béo bão
hòa, có thể làm trầm trọng thêm hoặc đóng góp vào bệnh viêm khớp. Giữ một chế

GVDH: Trần Thị Thu Hương

8


độ ăn uống ít chất béo hoặc vừa phải giúp những người lớn tuổi có trọng lượng cân
-

bằng vừa phải làm giảm sự khó chịu của bệnh viêm khớp.
Một số chất béo hữu ích như dầu cá và dầu thực vật là nguồn cung cấp vitamin E
hoặc acid béo omega-3 có đặc tính kháng viêm.

-

3. Nhu cầu về Carbohydrate và chất xơ:
Tỷ lệ giữa protein, lipid, carbohyrate 1:0,8:3.
Một lượng thừa carbohyrate và lipid trong cơ thể sẽ đồng hóa gây tăng lượng


cholesterol và có tác dụng không tốt tới tình trạng và chức phận của hệ vi sinh vật
-

đường ruột .
Ở các loại rau tươi còn là nguồn acid tartaric và fitonxit, acid tartaric có tác dụng

-

ức chế các quá trình chuyển hóa carbohyrate và lượng lipid trong cơ thể.
Còn fitonxit ngoài tác dụng tiệt trùng còn điều hòa hệ vi sinh vật đường ruột, đặt

-

biệt là khả năng tổng hợp và ức chế các vi sinh vật gây thối.
Ngoài ra ở người già khả năng vận động của cơ quan tiêu hóa giảm làm tăng khả
năng táo bón. Vì vậy, sự cần thiết và tầm quan trọng của chất xơ là tối quan trọng

-

cho người cao tuổi.
Khuyến cáo cho người cao tuổi là họ cần thiết phải có tối thiểu 27 đến 40g chất xơ
mỗi ngày, Để tiêu thụ đủ chất xơ, các loại rau qua chế biến như nấu canh, luộc, xào

-

ít chất béo...
4. Nhu cầu về Vitamin:
Được biết là chất có tác dụng ức chế sự phát triển của quá trình lão hóa, duy trì
hoạt động bình thường của hệ thống tim mạch và thần khinh, ức chế quá trình xơ


-

hóa.
Trong các loại vitamin như vitamin C, vitamin PP có vai trò duy trì tình trạng bình
thường của các mạch máu, tronng vitamin C còn điều hòa chuyển hóa cholesterol,
tăng tính phản ứng của cơ thể và ảnh hưởng tốt đến chức phận của tuyến nội tiết và
cơ quan tiêu hóa.

GVDH: Trần Thị Thu Hương

9


-

Cần cung cấp đấy đủ và cân đối các vitamin cần thiết như vitamin A, B1, B2 và
vitamin B6 từ 1,3mg đến 1,5mg cho phụ nữ lớn tuổi và từ 1,3mg đến 1,7mg cho
nam giới lớn tuổi. Vitamin E cũng là chất hữu ích cho người cao tuổi trong ngăn
ngừa đau khớp và cải thiện chức năng nhận thức, đề phòng các biến đổi ở da và
bệnh xơ vữa động mạch.
5. Nhu cầu về khoáng chất:

-

Tuy cơ thể không còn sinh trưởng và phát triển như ở các lứa tuổi khác
nhưng để duy trì được sức khoẻ, sự sống bình thường và phòng ngừa bệnh tật

-


cơ thể của người già vẫn cần các chất khoáng
Trong khẩu phần ăn uống hàng ngày cũng vẫn rất cần một lượng các chất
khoáng nhất định như: chất canxi, chất sắt và chất natri…

-

Đặc biệt là lượng Magiê có tác dụng kích thích nhu động ruột và tăng tiết mật và

-

mỗi ngày cần 300 – 400 mg.
Ngoài ra là lượng kali rất cần thiết cho cơ thể người già, có khả năng tham gia cấu

-

tạo nên acetylcholine là chất chuyển các kích thích thần kinh cho tế bào cơ.
Cần cung cấp lượng canxi cần thiết để giúp xương thêm chất khỏe tránh các bệnh

-

về xương như loãng xương, cơ yếu ở tuổi già.
6. Nhu cầu về lượng nước:
Nước là một trong những nhu cầu quan trọng nhất của người cao tuổi. Nước cần
thiết cho cơ thể thực hiện quá trình trao đổi chất, tiêu hóa thức ăn, mang chất dinh

-

dưỡng, làm ẩm niêm mạc lót và đường tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón.
Đàn ông và phụ nữ lớn tuổi cũng có nguy cơ cao mất nước do thận làm việc kém


-

hiệu quả hơn.
Cần cung cấp lượng nước khoảng 1 – 1,5 lít nước mỗi ngày bao gồm nước uống và
nước trong canh, trong trái cây rau quả.

GVDH: Trần Thị Thu Hương

10


Hình 3. Nhu cầu nước cho cơ thể ở người cao tuổi
IV

-

Nguyên tắc chung về ăn uống cho người cao tuổi:

Hình 4. Tháp cân đối dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý đối với người cao tuổi là một vũ khí tích cực và hiệu quả
chống lại sự lão hóa. Dưới đây là những lời khuyên về chế độ ăn đối với sức khỏe

-

cũng như tuổi thọ của người cao tuổi.
Cần ăn đa dạng thực phẩm để nhận được nhiều loại dưỡng chất cần thiết cho cơ
thể, đảm bảo đủ năng lượng, cân đối đầy đủ các chất, phân bố bữa ăn hợp lý Một
chế độ dinh dưỡng tốt là mỗi bữa ăn phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần

-


thiết cho cơ thể.
Chế độ ăn đầy đủ, đa dạng chủ yếu dựa vào các thức ăn có nguồn gốc thực vật.
Tính đa dạng của khẩu phần ăn là lời khuyên được chấp nhận rộng rãi khắp thế
giới. Các nước đều khuyến nghị người cao tuổi mỗi tuần nên sử dụng trên 30 loại
và mỗi ngày trên 12 loại thực phẩm khác nhau, đồng thời cần tuân theo các nguyên

-

tắc sau:
 Giảm mức độ ăn:
Do nhu cầu năng lượng của người lớn tuổi giảm nên cần chú ý lượng thức ăn.
Chú ý theo dõi cân nặng, không nên vượt quá lượng cân nặng nên có.
Nên chia nhỏ bữa ăn, và bổ sung các bữa ăn nhẹ trong ngày, tránh ăn quá no gây
khó tiêu, đặc biệt đối với những người có bệnh về hệ tim mạch.
 Giảm chất đường:

GVDH: Trần Thị Thu Hương

11


-

Ở người cao tuổi, sự dung nạp các chất đường cần giảm nhiều. nên hạn chế lạm
dụng các thực phẩm có hàm lượng đường cao như các loại đường mía, mật, bánh
kẹo, nước ngọt, nước tăng lực là nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, huyết áp cao,

-


mỡ trong máu cao...
 Đối với lượng tinh bột:
Giảm phần cơm từ gạo trắng, thay vào đó là các loại gạo như lức, huyết đỏ cung
cấp hàm lượng vitamin cao đồng thời cung cấp tinh bột từ các laoi5 khoai như

-

khoai lang, khoang tay...
 Càng ăn ít muối càng tốt:
Ở người bình thường, cơ thể tự điều hòa lượng muối ăn trong máu bằng cách giữ

-

lại hoặc thải ra ngoài bằng đường mồ hôi hoặc nước tiểu.
Nhưng nếu ăn nhiều muối trong một thời gian nhất định, sự dư thừa muối sẽ có hại
cho tim, thận cũng như làm tăng huyết áp. Ở người già cũng vậy lượng muối cần
hạn chế để tránh các bệnh huyết áp cao, tai biến mạch máu não, khi nấu ăn cũng
nên giảm lượng muối
 Hạn chế ăn các loại thức ăn tẩm ướp nhiều gia vị như: cay nóng của ớt

-

mù tạt...
 Nên ăn ít chất béo:
Chủ yếu là chất béo từ động vật như mỡ heo, gà, bò...
Chất béo (lipid) được hấp thu vào chủ yếu là hai chất, acid béo và cholesterol.
Thừa cholesterol dễ gây xơ vữa động mạch và tắc mạch máu, nguy hiểm nhất là

-


mạch máu não và mạch vành.
Nhưng nếu thiếu cholesterol cũng làm màng tế bào yếu, dễ gây xuất huyết. Lượng

-

cholesterol được khuyên dùng là dưới 300mg/ngày.
Thay vào đó là các loại chất béo tự nhiên từ thực vật có trong các loại thực phẩm

-

như: dầu mè, dầu đậu nành...
 Ăn thức ăn mềm:
Chọn những thức ăn mềm và nên có canh trong bữa ăn vì tuyến nước bọt và hàm
răng của người lớn tuổi có phần suy yếu, đồng thới lượng nước trong canh giúp quá

-

trình hấp thu các chất trong hệ tiêu hóa của người lớn tuổi trở nên dễ dàng hơn.
Qua đó cần chú ý đến cách chế biến thức ăn nên chế biến những món canh, luộc,
hấp, kho, hạn chế cách chế biến chiên xào nhiều dầu mỡ.
 Ăn nhiều các loại rau tươi, quả chín:

GVDH: Trần Thị Thu Hương

12


-

Là nguồn bổ sung các vitamin, chất khoáng cần thiết mà cơ thể người cao tuổi


-

không thể tự tổng hợp được và là thực phẩm có khả năng chống oxy hóa, táo bón...
Gần đây, một nghiên cứu của Anh trên 257.000 người châu Âu cho thấy, nếu mỗi
ngày ăn 5 đĩa rau quả tươi hoặc nhiều hơn nữa (mỗi đĩa có 77g rau xanh hay 80g
quả tươi), có thể làm giảm nguy cơ tai biến mạch máu não ở người cao tuổi đến

-

25%.
Ăn rau tươi sẽ bổ sung các vitamin, muối khoáng cần thiết mà cơ thể người cao

-

tuổi không thể tự tổng hợp được.
Khuyến cáo chung của các chuyên gia dinh dưỡng là nên ăn khoảng 20-35g chất

-

xơ/ngày, tức tiêu thụ tối thiểu 300g rau/ngày và ăn ít nhất 100g quả chín/ngày.
 Ăn nhiều cá:
Nếu ăn cá thường xuyên, ít nhất 2 lần trong tuần, giúp người cao tuổi có khả năng

-

chống lại nhiều nguy cơ gây bệnh từ hen phế quản đến ung thư tiền liệt tuyến.
Cá giàu chất đạm, ít acid béo không tốt, nhiều acid béo tốt có tác dụng chống bệnh

-


tim mạch và ung thư.
 Ăn các loại thực phẩm cung cấp nhiều chất đạm:
Đặc biệt là nguồn đạm từ thực phẩm như đậu, đậu phụ, lạc vừng các loại cá và thủy
sản các nguồn thực phẩm này chứa nhiều các chất đạm, chất dấu, và chứa các loại
acid béo không no là acid linoleic rất quan trọng trong việc phòng chống lượng

-

cholesterol tăng cao.
 Đồ uống:
Cần cung cấp đầy đủ lượng nước cho cơ thể đặc biệt là các loại nước từ trái quả
cung cấp thêm vitamin, uống sữa cung cấp canxi và hạn chế tránh xa các loại rượu
có nhiều nguy cơ bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, cho nên rượu kể cả

-

rượu thuốc là một đồ uống nên tránh sử dụng đều đặn hàng ngày.
Đối với người có tuổi khỏe mạnh, rượu nhẹ loại lên men như rượu vang, bia trong
những ngày vui có thể cho phép dùng với liều nhỏ.
• Các lưu ý đối với nhu cầu cung cấp dinh dưỡng cho các trường hợp đặc biệt



sau:
Đối với những người già mắc các bệnh mạn tính liên quan đến ăn uống như tiểu
đường, béo phì, tăng huyết áp nên có chế độ ăn nhẹ và thích hợp theo lời khuyên
của bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng.

GVDH: Trần Thị Thu Hương


13


Những người đang dùng thuốc thì chế độ ăn riêng biệt để tránh sự phản ứng giữa



thuốc và thức ăn.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng và chất khoáng ở người già:
• Việc bổ sung dựa vào chỉ định của thầy thuốc đối với những trường hợp không thể
hấp thu từ việc ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng từ bữa ăn.
• Đối với những người già ở nhà viện dưỡng lão không tiếp xúc với ánh nắng mặt


trời lượng vitamin D cần cung cấp là khoảng 5 – 10 µg/ngày
Đối với người không thể tăng nguồn calci từ chế độ ăn, đặc biệt là những người
không sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa lượng calci là khoảng 400 – 800



mg/ngày.
Đối với những người phẫu thuật dạ dày hay viêm teo dạ dày làm cản trở việc hấp
thu vitamin B12 từ thức ăn thì cần bổ sung khoảng 1,5 µg/ngày.

Hình 5. Các nguồn khoáng chất
Chế độ ăn kết hợp với cách thức vận động mẫu cho người cao tuổi:
- Bước vào giai đoạn lão hóa hệ tiêu hóa của người già thường kém nên dễ dẫn dến
chán ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe. Muốn người già sống lâu cùng con cháu thì
việc duy trì sự vận động và chế độ ăn uống hợp lý là rất cần thiết đối với người cao

tuổi.
Với mỗi buổi sáng người già nên đi bộ hoặc tập dưỡng sinh trong 30 – 60 phút.
Sau đó một tiếng thì ăn sáng với một tô phở nhỏ và một trái chuối.
Ăn trưa từ 1 – 2 bát cơm lưng cùng với một bát canh, một đĩa rau củ và tráng
miệng với hoa quả.
• Sau đó nghỉ trưa khoảng 30 phút vào giữa giờ chiều nên ăn thêm sữa chua.




GVDH: Trần Thị Thu Hương

14


Sau khi ăn xong buổi tối khoảng 1 tiếng thì người già nên đi bộ khoảng 30 phút.
Trước khi đi ngủ nên uống 1 ly sữa nóng không đường đồng thời trong cả ngày
người già nên uống nước thường xuyên để tránh tính mất nước trong cơ thể.
• Đồng thời cần phải để cho tâm trạng của người gia luôn được thoải mái tránh
những nỗi buồn trầm khuất ảnh hưởng đến tinh thần sức khỏe.
• Thường xuyên khuyến khích người già đếm bác sĩ khám sức khỏe và nhận lời
khuyên bổ ích.



GVDH: Trần Thị Thu Hương

15



Các chất dinh dưỡng thiết yếu cần cho người lớn tuổi
Các chất dinh dưỡng

Nhu cầu

Protein

Cần thiết:
+ Đạm thực vật như: đậu hủ, tương...
+ Cá, tôm...
+ Hạn chế thịt heo, bò...

Lipid

Hạn chế:
+ Lipid từ động vật như mỡ bò, mỡ heo..
+ Nên cung cấp nguồn lipid tự nhiên, dầu mè, Omega-3...

Carbonhyrat

Hạn chế:
+ Đường như nước ngọt, bánh kẹo..
+ Tinh bột từ gạo trắng, nên cung cấp thêm tinh bột từ các
loại khoai, hay gạo lức
+ Ăn nhiều rau xanh, trái quả

Vitamin

Cần thiết:
+ Vitamin C từ cam, quýt, bưởi...

+ Vitamin PP, B1, B2, B6, A, E

Chất khoáng

Cần thiết:
+ Magie, sắt, natri,..
+ Nguồn caxi từ sữa, kali từ khoai tây..

Nước

Cần thiết:
+ Nước uống kể cả nước trong trái cây, trong bữa ăn là
khoảng 1,5 – 2 lít/ngày

Bảng tóm tắt nhu cầu dinh dưỡng cho người lớn tuổi

GVDH: Trần Thị Thu Hương

16


V

Kết luận:
“Tóm lại, cần đảm bảo cho người cao tuổi được ăn uống thoải mái, tuy tuổi cao
vẫn tìm được nguồn vui trong bữa ăn hàng ngày. Nguồn vui được tạo ra do sự
chăm sóc, tình cảm của người thân trong gia đình quan tâm tới ăn uống của
người cao tuổi, chế biến các món ăn mà người già yêu thích. Nguồn vui còn do
bản thân người già biết cách giữ gìn ăn uống điều độ, biết kết hợp ăn uống với
hoạt động của đôi chân đi bộ đều đặn hàng ngày với hoạt động của não bộ làm

việc và hoạt động của trái tim nhân hậu tấm lòng cởi mở, quan hệ tốt với mọi
người, thương người như thể thương thân, tất cả đều giúp cho con người thanh
thản, thoải mái, ăn ngon, ngủ sâu, tiêu hoá hấp thu tốt.”

Tài liệu tham khảo:
1
2

Giáo trình môn dinh dưỡng trường ĐH Công Nghiệp Thực Phẩm TP. HCM.
/>
GVDH: Trần Thị Thu Hương

17


3

/>
GVDH: Trần Thị Thu Hương

18



×