Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

kỹ năng phát triễn nghề nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (412.63 KB, 30 trang )

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN
KỸ NĂNG PHÁT TRIỄN NGHỀ NGHIỆP


Lời cảm ơn
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến thầy Nguyễn Thái Bình – Trường
Đại Học Công Nghiệp TP HCM đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để
truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học vừa qua.
Và đặc biệt trong học kỳ này, chúng em được tiếp cận với môn học mà theo em là
rất hữu ích đối với sinh viên ngày nay đó là môn “ Kỹ năng phát triễn nghề
nghiệp”
Em xin chân thành cảm ơn thầy đã tận tâm hướng dẫn chúng em qua từng buổi học
trên lớp cũng như những buổi nói chuyện ,thảo luận về vấn đề “ đặt câu hỏi “.Nếu
không có những lời hướng dẫn dạy bảo của thầy thì em nghĩ bài tiểu luận này của
nhóm em khó có thể hoàn thiện được
Bước đầu đi vào tìm hiểu đề tài”đặt câu hỏi” kiến thức của nhóm em còn hạn chế
và nhiều bỡ ngỡ. Do vậy không tránh những thiếu sót là những điều chắc chắn em
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy để kiến thức của
nhóm em về đề tài này được hoàn thiên hơn


MỤC LỤC
I/ LỜI NÓI ĐẦU
II/ NỘI DUNG:
1.
2.

Nên đặt câu hỏi vào những thời điểm nào?
Cách sử dụng các kỹ thuật đặt câu hỏi


3. Các bước của quá trình đặt câu hỏi
3.1. Chuẩn bị câu hỏi từ trước
3.1.1. Xác định rõ mục đích đặt câu hỏi
3.1.2. Tìm hiểu thông tin về đối tượng
3.1.3. Lựa chọn nội dung
3.1.4. Đoán trước câu trả lời
3.1.5. Viết ra những câu sẽ dùng

3.2. Đưa ra câu hỏi
3.2.1 Tạo không khí thoải mái cho quá trình đặt câu hỏi
3.2.2 Tạo sự đồng tình và câu trả lời

3.3. Sau khi hỏi
4. Cách sử dụng các kỹ thuật đặt câu hỏi
5. Mục đích và vai trò của việc đặt câu hỏi
5.1. Tại sao câu hỏi cần có mục đích?
5.2. Đặt câu hỏi có vai trò như thế nào?


6. Phân loại câu hỏi
6.1 Câu hỏi đóng
6.2 Câu hỏi mở
6.2.1 So sánh giữa câu hỏi đóng và câu hỏi mở
6.2.2 So sánh giữa câu hỏi trực tiếp và câu hỏi gián tiếp
6.3 Câu hỏi dẫn dắt
6.4/ Câu hỏi tu từ.

7. Những sai lầm khi đặt câu hỏi
8. Nguyên nhân mọi người sợ đặt câu hỏi và lợi ích của việc đặt
câu hỏi.

8.1 Nguyên nhân mọi người sợ đặt câu hỏi
8.2 Lợi ích của việc đặt câu hỏi

9. Kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả
III/ KẾT LUẬN

Lời mở đầu


Kỹ năng đặt câu hỏi là một trong những bí mật giúp bạn thành công trong giao
tiếp, trong nghề nghiệp của mình. Đặt câu hỏi đúng “quan trọng hơn ngàn lần tìm
câu trả lời đúng cho một câu hỏi sai”.Khi bạn hỏi, bạn ở thế “làm chủ”. Nếu vậy, kĩ
năng đặt câu hỏi thực chất là kĩ năng để bạn dẫn dắt câu chuyện hay một cuộc đối
thoại sao cho hiệu quả. Đặt câu hỏi đúng cách là trọng tâm của việc giao tiếp và
trao đổi thông tin hiệu quả. Bằng cách sử dụng trong những hoàn cảnh khác nhau,
bạn có thể nâng cao kỹ năng giao tiếp của mình. Đặt câu hỏi một cách khéo léo sẽ
giúp bạn giữ nhịp được cuộcnói chuyện, thu hút được sự chú ý của người nghe,
khẳng định vấn đề một cách khéo léo, nhờ cậy cầu khiến mà người nghe vẫn vui vẻ
hài lòng. Việc đặt được một câu hỏi hay,xúc tích,ngắn gọn rõ rầng mà lại nêu được
đầy đủ thông tin cần hỏi không phải quá khó cũng không phải quá dễ. Đó là cả một
nghệ thuật giao tiếp mà ở đó con người phải cần một thời gian lâu dài rèn luyện
học hỏi.Vậy làm sao để có thể đặt được một câu hỏi hiệu quả? Đạt được những
yêu cầu cơ bản tối thiểu để chúng ta có thể đạt được mục đích trong giao tiếp?

II. Nội dung:
1.

Nên đặt câu hỏi vào thời điểm nào?



*Ví dụ : Trong thuyết trình nghệ thuật đặt câu hỏi như thế nào là hay, hấp
dẫn
+Trong một bài thuyết trình, đặt câu hỏi là phần quan trọng để nâng điểm
cho phần nói của bạn. Hiểu được điều này, chúng tôi sẽ mách bạn cách đặt
câu hỏi hiệu quả và ấn tượng
Sau đây là một số thời điểm các bạn có thể đặt câu hỏi:
+ Khi mở màn hoặc kết thúc bài nói là thời điểm lý tưởng cho việc đặt câu
hỏi. Trong đó, dùng câu hỏi để nêu và dẫn dắt người nghe vào vấn đề mình
nói là một kỹ năng được nhiều bậc thấy về thuyết trình áp dụng. Hẳn các bạn
còn nhớ Steve Jobs mỗi lần bắt đầu bài giới thiệu sản phẩm đều đưa ra cho
khán giả những câu hỏi, rồi khiến họ vỡ òa bởi cách dẫn chuyện hài hước
cùng câu trả lời hết sức bất ngờ, ấn tượng.
+Đặt câu hỏi nếu được áp dụng cho phần kết thúc cũng sẽ tạo nên những
dấu ấn khó quên. Ở phần này, thông thường người nói sẽ sử dụng loại câu
hỏi tu từ để nhấn mạnh những ý đã truyền tải và tạo dư âm trong lòng người
nghe.
+Trong suốt phần thân bài, câu hỏi nếu được sử dụng một cách linh hoạt và
hợp lý sẽ khiến cho bài nói lôi cuốn và không nhàm chán.
+Bạn có thể hỏi khán giả vào lúc nhận thấy họ đang sao nhãng, hỏi để kéo
người nghe quay lại vấn đề đang trình bày. Hoặc, để tăng tính hấp dẫn,
người nói có thể chuẩn bị sẵn những câu hỏi hài hước về những chủ đề đang
nóng trong xã hội. Dạng câu hỏi này chắc chắn sẽ nhận được sự hưởng ứng
nhiệt tình từ người nghe. Quan trọng là bạn phải khéo léo đẩn dắt sao cho
hợp lý, tránh tình huống bị lạc đề.

2.

Các bước trong quá trình đặt câu hỏi:

2.1 Chuẩn bị câu hỏi từ trước



2.1.1: Xác định rõ mục đích đặt câu hỏi
Cụ thể là, bạn phải xác định được sau khi hỏi mình sẽ đạt được cái gì, (Ví
dụ: để tiếp cận đối tượng, thu thập thông tin, hay đề xuất ý kiến.); từ đó lựa
chọn loại câu
hỏi phù hợp.
2. 1.2: Tìm hiểu thông tin về đối tượng
Trước khi đưa ra câu hỏi cho bất kỳ một cá nhân nào ta cần phải tìm hiểu và
phân tích đối tượng giao tiếp để đưa ra các câu hỏi phù hợp với từng người,
từng hoàn cảnh giao và thời gian giao tiếp khác nhau. Tránh trường hợp lúng
tung không biết đặt câu hỏi như thế nào cho phu hợp với người đang giao
tiếp với mình. Vì vậy để có cách tiếp cận phù hợp có thể tìm hiểu trước về
đối tượng dựa trên một số tiêu chí sau:

Tìm hiểu về đặc điểm công việc:
-

Với người lao động thỉ hỏi cụ thể, thực tế, gắn với cuộc sống sinh động
hàng ngày.


-

Với cán bộ đang công tác thì cần hỏi có căn cứ lý lẽ, văn bản, số liệu và

-

thí dụ cụ thể, ở đâu phải nói cho chính xác, chọn lọc có độ tin cậy.
Với thanh niên, sinh viên, học sinh cần có cách hỏi thể thiện súc tích, dí

dỏm, có ý tưởng đẹp, bay bổng; giữa người nói và người cần có sự giao

-

lưu, hoà nhập.
Với các nhà nghiên cứu, người có tri thức rộng, lưu ý là cần đặt câu hỏi
một cách khiêm tốn, mạch lạc, chuẩn xác.
*Tìm hiểu về độ tuổi và giới tính:
- Người lớn tuổi thường hay hiểu vấn đề theo kinh nghiệm, theo cách
nhìn cách nghĩ của họ. Họ có kiến thức thực tiễn, chín chắn trong suy
nghĩ nhưng rất bảo thủ. Do vậy khi đặt câu hỏi cần khơi dậy kiến thức
thực tiễn của họ, khi đưa vấn đề gì ra để hỏi cần phải tìm hiểu kĩ câu hỏi
có đúng với thực tế hay không. Nếu không tìm hiểu kỹ thì khả năng bị
chấp vấn ngược lại rất cai.
- Người trẻ tuổi thường nhiệt tình, dễ tiếp thu, nhưng hay chóng chán. Do

vậy khi hỏi cần đánh mạnh vào tâm lý tuổi trẻ với những thông tin mới, hay
và lạ nhằm tạo sự thân thiện với người được hỏi và kích thích sự phấn khích
hứng thú trả lời câu hỏi từ người được hỏi.

- Nếu đối tượng là nam hay nữ thì tuỳ từng nội dung cụ thể mà đặt câu hỏi
cho hợp với thời điểm giao tiếp. Nghiên cứu của Mulac, Bradac & Gibbons,
2001 đã chỉ ra rằng nam giới thích sử dụng ngôn ngữ mang tính trực tiếp,
bảo thủ, rõ ràng, dứt khoát; trong khi nữ giới thường sử dụng từ ngữ mang


tính gián tiếp, thường xuyên dùng các từ “né tránh” và thể hiện sự không
chắc chắn, đồng thời cũng biểu lộ cảm xúc nhiều hơn. Do đó, với cùng một
câu hỏi nhưng chất lượng câu trả lời nhận được có thể khác nhau.



Việc tìm hiểu đối tượng là ai, họ có những đặc điểm gì hết sức quan trọng
cho chuẩn bị nội dung và cách đặt câu hỏi phù hợp. Có thể tìm hiểu thông
qua thông tin của tổ chức, hoặc danh sách trích ngang. Cuộc tìm hiểu không
dừng ở khâu chuẩn bị mà còn tiếp tục trong lúc hỏi bằng cách quan sát, nắm
bắt sự phản hồi của họ để tiếp tục điều chỉnh nội dung câu hỏi.

3. 1.3: Lựa chọn nội dung
Căn cứ vào mục đích đã được xác định và đối tượng được hỏi để lựa chọn nội
dung. Câu hỏi cần ngắn gọn, dễ hiểu, tránh đa nghĩa.
3. 1.4: Đoán trước câu trả lời
Việc đoán trước câu trả lời sẽ buộc bạn phải xem xét liệu việc diễn đạt của mình
có chuẩn xác không, câu hỏi có tập trung vào mục tiêu không.
3. 1.5: Viết ra những câu hỏi sẽ dùng
Việc này giúp sắp xếp những câu hỏi theo trình tự logic (từ cụ thể đến toàn
diện, mức độ thấp đến cao, mức độ liên quan đến nội dung…), đảm bảo tất cả
các câu hỏi đều phù hợp với mục đích đặt ra.
Ví dụ, giáo viên đưa ra các câu hỏi theo trình tự hợp lý sẽ gợi mở cho sinh viên
nắm bắt được bài học dễ dàng hơn.
3. 2 Đưa ra câu hỏi
Trong giao tiếp, những quãng nghỉ sẽ giúp làm nổi bật những ý chính và các bên sẽ
có thời gian để định hình những suy nghĩ của mình trước khi tiếp tục. Một quãng
nghỉ kéo dài ít nhất 3 giây trước khi đưa ra câu hỏi có thể giúp nhấn mạnh tầm


quan trọng của những gì sẽ được hỏi. Sau khi đưa ra một câu hỏi, hãy ngừng lại
khoảng 3 giây, không nên hỏi quá nhiều một lúc vì sẽ khiến người trả lời bị phân
tán.Khi đưa ra câu hỏi, có thể sử dụng phương pháp cái phễu (Funneling
technique).
Theo đó, người hỏi bắt đầu với những câu hỏi chung chung, sau đó đi sâu vào một

điểm trong mỗi câu trả lời, và hỏi chi tiết hơn ở các mức độ khác nhau. Phương
pháp này thường được các nhà điều tra sử dụng khi lấy lời khai của nhân
chứng. Khi sử dụng phương pháp này, nên bắt đầu với những câu hỏi đóng, sau đó
sử dụng nhiều câu hỏi mở hơn.
Ví dụ:
“Anh chị đã gọi đến bộ phận trợ giúp kỹ thuật chưa?”
“Họ có giúp anh chị xử lý sự cố không?”
“Anh chị thấy thái độ phục vụ của người nhận máy thế nào?”==>

3.2.1

Đặc biệt khi đặt câu hỏi chúng ta cần lưu ý
Tạo không khí thoải mái cho quá trình đặt câu hỏi

Khuyến khích tham gia giao tiếp ,tạo niềm phấn khích ,vui vẻ và đưa ra những câu
nói có tính chất động viên, thể hiện sự quan tâm của bạn đối với câu trả lời của đối
tượng giao tiếp bằng những câu như: “tôi rất muốn nghe ý kiến của người có kinh
nghiêm như bạn!”,”bạn nghĩ gì về vấn đề này?”, “tôi đang cần các ý kiến của bạn”.


Việc này sẽ tạo động lực cho người được hỏi trả lời câu hỏi của bạn đồng thời tạo
ra bầu không khí thoải mái cho quá trình giao tiếp.
1. Bạn nên đưa ra câu hỏi, hành động hay lời khen ngợi để động viên

người khác. Bạn hãy làm cho người khác cảm thấy được chào đón,
được mong chờ, được coi trọng và được đánh giá cao trong quá trình
giao tiếp. Nếu bạn làm cho người khác biết rằng họ được coi trọng, có
nhiều khả năng họ sẽ đem lại cho bạn những câu trả lời tốt đẹp nhất.
Cố gắng bảo đảm tất cả mọi người đều tham gia vào quá trình tương
tác hỏi đáp hoặc giao tiếp kể cả việc sử dụng ngôn ngữ cơ thể một

cách hiệu quả và dùng những câu hỏi có tính gợi mở.
2. Một trong những kỹ năng đặt câu hỏi hiệu quả là hỏi một lúc hai

người một vấn đề nào đó tuy nhiên đôi khi giữa họ sẽ có câu trả lời
khá mâu thuẩn từ đó gây ra những mâu thuẩn tranh cãi không mong
muốn nên đôi khi . Bạn cũng cần trở thành một nhà trung gian hòa
giải và một nhà thương thuyết có hiệu quả. Bạn hãy sử dụng những kỹ
năng lắng nghe và tìm ra những câu hỏi mang tính phổ biến hơn
động viên và tạo điều kiện cho mọi người nói chuyện với nhau. Và khi
đó bạn sẽ có được những câu trả lời hài long nhất.
3. Bạn hãy cố gắng trở nên thân thiện, lạc quan và tích cực với những

người khác. Những gì bạn cần làm là duy trì một thái độ vui vẻ tích
cực đối với cuộc sống: khi mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch, hãy
cứ lạc quan và rút kinh nghiệm từ những câu hỏi sai lầm của mình.

3.2.2

Tìm kiếm sự đồng tình và câu trả lời


Trong quá trình chúng ta đưa ra câu hỏi sẽ có những ý kiến trái chiều vì vậy
cần phải thuyết phục người nghe để họ chấp nhận những ý kiến, câu hỏi của chúng
ta là phù hợp. Đồng thời định hướng nội dung giao tiếp theo đúng hướng mà chúng
ta muốn như vậy cuộc đối thoại của chúng ta sẽ dễ dàng thành công hơn.
Khi đưa ra bất cứ một câu hỏi nào ta phải phần nào dự đoán được những ý
kiến phản hồi của người nghe trong những trường hợp nhất định để chuẩn bị được
cách ứng phó. Hãy cố gắng đưa ra những câu nói mang tính khích lệ người nghe để
tìm được câu trả lời hay cho câu hỏi mà mình đưa ra.
3.3 Sau khi hỏi

Hãy kiên nhẫn lắng nghe người được hỏi trả lời. Sau khi đối tượng nói xong, hãy
đợi 10-15 giây rồi mới bắt đầu hỏi câu tiếp theo. Có thể nhắc lại câu trả lời bằng
những câu như ”Tôi vừa nghe anh nói là …”, “Anh cho rằng …, có phải không?”
để họ thấy mình được lắng nghe và tôn trọng. Nếu không nhận được câu trả lời
nào, hãy hỏi đối tượng xem họ có cần thêm thời gian suy nghĩ không, hoặc diễn đạt
lại câu hỏi rõ ràng hơn

4.Cách sử dụng các kỹ thuật đặt câu hỏi
Rất có thể bạn đã và đang sử dụng tất cả các kĩ thuật đặt câu hỏi kể trên
trong cuộc sống hàng ngày của bạn, khi làm việc cũng như khi ở nhà. Nhưng chỉ
khi ý thức áp dụng chúng cho từng trường hợp, bạn mới có thể thu được các thông
tin, phản hồi và kết quả mình cần theo cách hiệu quả hơn.


*Đặt câu hỏi là một phương thức hữu ích cho việc:
Học tập: Hãy hỏi những câu hỏi mở và đóng, và câu hỏi cật vấn.
Xây dựng quan hệ: Con người thường phản ứng tích cực nếu bạn đặt câu hỏi về
những gì họ đang làm hoặc hỏi ý kiến của họ. Nếu bạn làm những điều này một
cách quả quyết, như là "Hãy cho tôi biết cậu thích nhất điều gì khi làm việc ở đây
", bạn có thể mở ra và duy trì một cuộc đối thoại cởi mở.
Quản lý và huấn luyện: Trong trường hợp này, các câu hỏi tu từ và dẫn dắt trở
nên hữu ích hơn cả. Chúng có thể giúp người nghe suy nghĩ và cam kết với chuỗi
hành động bạn vừa khuyến nghị: "Thật tuyệt khi cậu có thêm một vài tấm bằng
nữa, nhỉ?"
Tránh sự hiểu lầm: Hãy sử dụng câu hỏi cật vấn để làm sáng tỏ vấn đề, đặc biệt là
khi hậu quả có tác động đáng kể.
Xoa dịu tình huống căng thẳng: Bạn có thể xoa dịu sự giận dữ của khách hàng
hay đồng nghiệp bằng cách sử dụng câu hỏi phễu, để dẫn dắt họ tự làm rõ nguyên
do cơn bực tức của mình. Điều này không chỉ đánh lạc hướng họ khỏi cảm xúc
tiêu cực, mà còn giúp bạn xác định mình có thể làm gì trong trường hợp này. Điều

này là quá đủ để đối phương có cảm giác họ đã thắng hoặc có được thứ mình
muốn, và chẳng việc gì phải tức giận nữa.
Thuyết phục: Không ai muốn nghe thuyết giáo, nhưng việc đặt hàng loạt các câu
hỏi mở sẽ giúp người khác hiểu được chủ ý của bạn. "Cậu nghĩ gì về việc dành nửa
ngày thuyết phục đội ngũ bán hàng tự nâng cấp máy tính của họ?"

Mẹo:






Hãy đảm bảo là bạn cho người nghe đủ thời gian để trả lời. Điều này có
thể bao gồm cả thời gian suy nghĩ trước khi họ đưa ra câu trả lời, do đó,
đừng coi việc họ ngưng lại một chút đồng nghĩa với việc “Chẳng có gì để
nói” và tiếp tục càm ràm.
Việc đặt câu hỏi khéo léo cần phải được kết hợp với việc lắng nghe cẩn
thận, kĩ lưỡng để có thể hiểu những gì đối phương thực sự muốn nói khi
đưa ra câu trả lời.
Ngôn ngữ cơ thể và giọng điệu cũng có thể tác động tới câu trả lời bạn
nhận được.

5. Mục đích và vai trò của việc đặt câu hỏi


Ông cha ta có câu: “muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học” đây là một câu
nói hoàn toàn đúng! Trong cuộc sống có nhiều nguyên nhân khiến ta phải đặt ra
những câu hỏi như: xác định vấn đề đang hoặc đã diễn ra, xác định nguyên nhân
của những sự việc mà chúng ta quan tâm. Khi gặp mới quen biết một người, ta

cũng hay đặt ra câu hỏi để biết được những thông tin cần thiết về người đó. Phần
lớn những câu hỏi được đặt ra để giải quyết vấn đề này. Bên cạnh đó câu hỏi cũng
dùng để tìm kiếm nhưng giải pháp cho một sự viêc diễn ra trong cuộc sống mà ta
quan tâm.
Khi quan tâm một người nào đó câu hỏi trở thành một thông điệp thể hiện sự
quan tâm đó của mình. Đồng thời khi đưa ra một câu hỏi người khác cũng có thể
đánh giá được thái độ của người nghe thông qua việc trả lời câu hỏi đó.
5.1. Tại sao đặt câu hỏi cần có mục đích?


Khi chúng ta có được mục đích của câu hỏi thì chúng ta mới xác định được vấn đề
( what ) và xác định nguyên nhân là tại sao ( why ), thu thập được những thong tin
cần thiết là ở đâu ( where ), khi nào ( when ) , và đối tượng là ai ( who ) và cuối
cùng nó sẽ giúp chúng ta tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề ( how ).

5.2. Vậy việc đặt câu hỏi có vai trò như thế nào?
Thứ nhất nó khiến khởi động được suy nghĩ của những người tham gia
Thứ hai khuyến khích sự tham gia của đối tác
Thứ ba là đẫn dắt được tư duy và cuộc đối thoại
Thứ tư là tìm kiếm được sự đồng cảm của người tham gia
Thứ năm tạo được môi trường than thiện trong giao tiếp
6. Phân loại câu hỏi
Kỹ năng đặt câu hỏi là một trong những bí mật giúp bạn thành công
trong giao tiếp, trong nghề nghiệp của mình. Đặt câu hỏi đúng “quan trọng hơn
ngàn lần tìm câu trả lời đúng cho một câu hỏi sai”.Khi bạn hỏi, bạn ở thế “làm
chủ”. Nếu vậy, kĩ năng đặt câu hỏi thực chất là kĩ năng để bạn dẫn dắt câu chuyện
hay một cuộc đối thoại sao cho hiệu quả nhất.
Như vậy câu hỏi có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau:
+ Nếu theo cách đặt câu hỏi, có thể phân chia thành: câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
+ Nếu theo cách trả lời câu hỏi thì chia thành : câu hỏi trực tiếp và câu hỏi gián tiếp

+ Tùy từng ngữ cảnh, trong giao tiếp, đàm phán hay tham vấn, cách thức đặt câu
hỏi, loại câu hỏi cũng được vận dụng khác nhau như :câu hỏi dẫn dắt và câu hỏi tu
từ.


6.1 Câu hỏi đóng
Câu hỏi đóng là những câu hỏi mà câu trả lời thường là “có”, “không” hoặc
một thực tế đơn giản nào đó, tính chất của nó là xác nhận lại thông tin, chứ không
có tính gợi mở.
Câu hỏi đóng thường dùng với tính chất là câu mở đầu cho một đề tài nào
đó. Chẳng hạn, câu hỏi đóng dùng để thăm dò, giúp bạn xác định nhanh được
người đối diện có hứng thú quan tâm không đến điều bạn nói. Qua cách trả lời của
họ, bạn có thể tiếp tục hoặc dừng lại. Không nên lạm dụng câu hỏi đóng liên tục, vì
điều này sẽ khiến người đối diện nghĩ là bạn đang tra khảo họ.
Một câu hỏi đóng thường chỉ nhận được một câu trả lời rất ngắn gọn,thông
tin cô động,không dài
*Ví dụ:
+ Bạn học trường Công nghiệp phải không? Câu trả lời là “có” hoặc
“không”.
+ Bạn tên là gì? Câu trả lời thường là “”Tôi tên A/B/C”
Khi đặt câu hỏi phải phù hợp với


Mức độ thấu hiểu của bạn hoặc của người khác.

Ví dụ : “ Nếu tôi đạt được chứng chỉ, tôi sẽ được thăng tiến chứ?





Xác định nhanh kết quả của một việc gì đó.

Ví dụ :Hôm nay kí hợp đồng có được không?
+Kết luận một cuộc thảo luận hoặc ra quyết định.
Ví dụ : Bây giờ tất cả chúng ta đều đã hiểu rõ tình hình, mọi người có đồng
ý với quyết định này không?
Một câu hỏi mơ hồ sẽ dẫn đến một câu trả lời mơ hồ. Bằng việc hỏi những
câu hỏi rõ ràng, bạn sẽ có nhiều cơ hội nhận được những câu trả lời cụ thể hơn.
Bạn cũng nên trao đổi với nguồn tin rằng bạn đã hoàn thành mọi thứ rồi và rằng
bạn đang tìm những chi tiết chính xác.


Biết chính xác lúc nào nên đặt một câu hỏi đóng hoặc khi nào nên hỏi ít cụ
thể hơn, là những điều mà bạn có thể dự tính trước. Loại thông tin mà bạn
đang tìm kiếm và phản ứng giữa người phỏng vấn và người trả lời là
những yếu tố quyết định. Bạn nên quyết định ngay lập tức. Điều quan
trọng là đặt lại những câu hỏi cho rõ ràng hơn cho đến khi người được hỏi
trả lời một cách thỏa đáng..



Ví dụ:

1.Thay vì hỏi ngài thị trường “Ông nghĩ gì về cuộc họp tại Washington
D.C?”, bạn nên hỏi “Ông đã biết thêm được gì trong phiên họp về Những công trái
có giá trị mà bạn có thể không biết?”.
2.Thay vì hỏi một công nhân trước đó về việc anh ta đánh giá về những khả
năng quản lý của vị giám đốc được chỉ định, hãy hỏi “Bà ấy lắng nghe những
người làm việc cho mình như thế nào?”, “Những người làm việc cho bà ấy có chịu
trách nhiệm công việc cụ thể không?”, “Bà ấy có giải thích về quyết định của mình

không?”


Kết luận: Một câu hỏi đóng ở sai vị trí có thể khép lại cuộc đối thoại và
dẫn đến sự im lặng khó xử, cho nên tốt nhất là nên tránh sử dụng khi cuộc đối thoại
đang cởi mở, vui vẻ
6.2 Câu hỏi mở

Hỏi mở là hỏi khi muốn nắm bắt ý kiến riêng của người được hỏi, đào sâu thêm
thông tin, khơi gợi người được hỏi nói về những điều bạn chưa biết hay còn mơ hồ.
Câu hỏi mở thường bắt đầu bằng từ để hỏi có dạng “vì sao, như thế nào, ở đâu, ý
kiến của bạn về vấn đề đó…” (Trong Tiếng Anh là dạng câu hỏi WH [Why, how,
where, when…). Câu hỏi mở là những câu hỏi không có câu trả lời cố định, chúng
kích thích suy nghĩ và mở ra những trao đổi hoặc tranh luận, người được hỏi không
bị gò bó về câu trả lời.
Ví dụ : Với một câu hỏi đóng, chẳng hạn như: “Ngài có dùng cà phê không
(ạ)?”, câu trả lời chỉ có thể là Có hoặc Không. Nhưng muốn khai thác thêm thông


tin, ta cần phải đặt câu hỏi mở. Chẳng hạn: Nếu có thêm một thứ khác nữa để lựa
chọn tôi có thể đặt câu hỏi: “Liệu tôi có thể (hân hạnh) phục vụ ngài món gì?” Câu
hỏi như thế khuyến khích việc mở rộng thông tin (Ngoài cà phê, có thể lựa chọn
trà, nước ngọt…). Nếu muốn, có thể tiếp tục mở rộng câu hỏi như: “Ngài muốn
dùng loại cà phê nào? (cà phê sữa, cà phê đen hoặc cà phê đen có đường…” Như
thế,

tính mở câu hỏi đã tiếp tục được mở rộng
Câu hỏi mở rất cần thiết cho việc nghiên cứu, điều tra thực tế, cho biết kiến

thức, sự hiểu biết, quan điểm hoặc cảm xúc của người trả lời. Câu hỏi càng mở,

người được hỏi càng dễ trả lời.
Trong câu hỏi mở thường người hỏi đã định hướng điều gì có giá trị và điều gì
quan trọng, cũng như khơi gợi nhiều đáp án đa dạng hoặc kích thích trao đổi, thảo
luận và tranh luận.

Các dạng câu hỏi mở

Ví dụ

Câu hỏi đào sâu (giúp · ...Điều này có ý nghĩa gì với bạn?/Bạn có thể mở rộng


khai thác thông tin, ý này như thế nào?/Theo bạn, bước tiếp theo có thể là
mở rộng vấn đề, giúp gì?/Tại sao vấn đề này lại quan trọng thế?/ Tại sao bạn
tìm hiểu bản chất vấn nghĩ vậy?/ Bạn có thể nói theo cách khác không?/ Bạn có
đề)

thể cho một ví dụ không? Bạn có thể giải thích lý do cho
mọi người không?/ Bạn cho rằng đâu là vấn đề cốt lõi?

Câu hỏi Giả định ...Điều gì sẽ xảy ra nếu…?/ Nếu…, bạn nghĩ thế nào?/
(giúp thăm dò các Nếu…, bạn đồng ý hay phản đối?/ Ta có thể đưa ra giả
khả năng và kiểm định nào thay thế?/ Có cách thay thế nào không?/ Nếu
chứng các giả thuyết, điều đó xảy ra, nó có thể gây ra hậu quả gì? Tại sao?
giúp phát huy trí
tưởng tượng)
Câu hỏi xác định
nguồn

thông


...Dữ liệu được thu thập như thế nào?/ Bạn sử dụng

tin? phương pháp nào để thu thập?/Tại sao bạn nghĩ thông

(giúp đánh giá mức tin mình đưa ra là có thể tin cậy được?/ Tại sao bạn nghĩ
độ tin cậy, trung thực rằng điều đó là đúng?/ Có lý do nào để nghi ngờ bằng
của thông tin)

chứng này không?/ Đây là ý kiến của bạn hay là bạn lấy
từ một nguồn nào khác?

Câu hỏi về sự đánh

...Bạn nghĩ gì về…?/ Bạn đánh giá như thế nào

giá của cá nhân (giúp về…?/ Bạn đã từng ở trong tình huống đó chưa và bạn
đánh giá quan điểm, xử lý ra sao?/Điều gì khiến bạn tin như thế?
tình cảm, suy nghĩ )

6.2.1 So sánh câu hỏi đóng và câu hỏi mở
Câu hỏi đóng
+Thông tin rõ ràng

Câu hỏi mở
+ Kéo dài, tăng ý kiến


+Yêu cầu ít suy nghĩ
+Tăng thêm sự nhất trí


+Khám phá cho bản thân
+ Không dẫn hướng trực tiếp

+Hướng cuộc đối thoại

6.2.2 so sánh giữa câu hỏi trực tiếp và câu hỏi gián tiếp
Câu hỏi trực tiếp

Câu hỏi gián tiếp

+ Tìm hiểu cảm xúc

+Tìm hiểu cách hiểu hoặc cách tiếp cận

+ Tìm hiểu vấn đề

+Tìm hiểu cách giải quyết vấn đề

+ Câu hỏi dung

+Câu hỏi đóng mở

6.3 Câu hỏi dân dắt


Các câu hỏi dẫn dắt sẽ dẫn dắt người trả lời theo hướng suy nghĩ của bạn. Bạn có
thể đặt các câu hỏi dẫn dắt bằng nhiều cách:
Đưa ra một giả định: "Cậu nghĩ dự án sẽ trễ tiến độ đến mức nào? ". Câu hỏi
này giả định rằng dự án chắc chắn sẽ không thể hoàn thành đúng tiến độ.

Bày tỏ quan điểm cá nhân để tìm kiếm sự đồng tình: "Anh ấy làm việc rất
hiệu quả, cậu cũng nghĩ thế chứ? " hoặc "Phương án hai tốt hơn, phải không?"
Diễn đạt câu hỏi sao cho câu trả lời “dễ dàng nhất” là “có” (khuynh hướng
tự nhiên của con người là thích nói "có" hơn là nói "không" đóng vai trò quan
trọng trong việc đặt câu hỏi trưng cầu dân ý): Câu hỏi "Tất cả chúng ta đều sẽ đồng
ý phê duyệt phương án hai chứ? " có nhiều khả năng nhận được phản hồi tích cực
hơn là "Các bạn có muốn phê duyệt phương án hai hay không?". Một cách thức
hữu ích để đặt câu hỏi dẫn dắt là tăng thêm yếu tố cá nhân.
Ví dụ, "Các bạn có muốn tôi tiếp tục triển khai với phương án hai?" chứ
không phải là "Tôi có thể chọn phương án hai chứ?".
Cho đối phương lựa chọn một trong hai phương án mà đều khiến bạn hài
lòng, còn hơn là hoặc chỉ chọn một hoặc không làm gì. Nói đúng ra, rất có thể


người kia sẽ nói “cả hai đều không được” khi bạn hỏi "Cậu chọn A hay chọn B?",
nhưng hầu hết mọi người sẽ vướng vào một trong hai lựa chọn mà bạn đều thích.
 Chú ý rằng câu hỏi dẫn dắt sẽ dẫn đến đóng lại hội thoại.
Câu hỏi dẫn dắt trở nên hữu ích khi:
Cho đối phương lựa chọn một trong hai phương án mà đều khiến bạn hài
lòng, còn hơn là hoặc chỉ chọn một hoặc không làm gì. Nói đúng ra, rất có thể
người kia sẽ nói “cả hai đều không được” khi bạn hỏi "Cậu chọn A hay chọn B?",
nhưng hầu hết mọi người sẽ vướng vào một trong hai lựa chọn mà bạn đều thích.
 Chú ý rằng câu hỏi dẫn dắt sẽ dẫn đến đóng lại hội thoại.
 Câu hỏi dẫn dắt trở nên hữu ích khi:
 Hãy sử dụng câu hỏi dẫn dắt với sự quan tâm. Nếu bạn sử dụng các câu hỏi
dẫn dắt để thỏa mãn lợi ích cá nhân hoặc làm tổn hại đến lợi ích của người
khác, thì chúng sẽ bị coi là gian manh hoặc thiếu trung thực.


6.4/ Câu hỏi tu từ

Câu hỏi tu từ không thực sự là câu hỏi, nó không được hỏi để chờ câu trả lời.




Chúng chỉ là khẳng định bằng cách hỏi.
Ví dụ:
“Thiết kế của Huy thật là sáng tạo đúng không?”

Người ta dùng câu hỏi tu từ bởi vì họ đang muốn lôi cuốn người nghe- như là họ
đang dẫn dắt đến sự đồng tình (“Uh, đúng thế và tôi thích làm việc cùng với một
đồng nghiệp sáng tạo như là Huy) – hơn là cảm giác họ đang được “kể” cho cái gì
đó như là “Huy là một nhà thiết kế sáng tạo”
Mẹo nhỏ: Câu hỏi tu từ thậm chí còn hiệu quả hơn nữa khi bạn dùng một
chuỗi. “Đây không phải là một bức hình đẹp hay sao? Bạn không thích cách mà
anh ta tô màu những dòng chữ trên bức ảnh sao? Anh ta dùng những khoảng trống
thật là hợp lý đúng không? Chẳng lẽ ngài không muốn một biểu tượng đẹp thế này
làm logo cho sản phẩm của công ty mình?”

-

*Câu hỏi tu từ đặc biệt phù hợp
Lôi cuốn người nghe.
Dẫn dắt họ theo hướng của bạn


7. Những sai lầm khi đặt câu hỏi
Bạn có thể cải thiện được kỹ năng đặt câu hỏi của mình không? Chắc chắn là có.
Có thể cần một khoảng thời gian để thay đổi thói quen đã trò chuyện đã ăn sâu
trong bạn, nhưng việc này là có thể.

Tất nhiên trong quá trình giao tiếp không tránh khỏi những câu hỏi ngớ ngẩn,
những sai lầm khiến cho cuộc đối thoại đi theo hướng khác. Đây là một điều các
bạn thật sự cần nên tránh. Sau đây là những sai lầm thường gặp nhất.
-

Thuyết trình thay vì đặt câu hỏi: Thuyết trình thay vì đặt câu hỏi, không
nhắm mục đích thông tin: Đó là khi chúng ta không xác định được các câu
hỏi cần thiết mà chỉ khái quát những vấn đề chung, rồi hỏi khiến cuộc trò
chuyện trở nên lan man, người đối diện sẽ khó chịu khi nghe và bạn sẽ
không nhắm được những thông tin cần thiết. Hoặc thay vì hỏi thì bạn lại đi
sâu vào vấn đề rồi chính bạn trả lời luôn câu hỏi của bạn.Vì thế để cải thiện
điều đó, chúng ta nên hạn chế nói quá nhiều và cần xác định rõ các câu hỏi
chủ chốt để nắm rõ thông tin từ người đối diện.

-

Hỏi để hạ phẩm giá của người: Đó là trường hợp bạn biết chắc câu hỏi đó
làm người đó không thể trả lời được do khác chuyên môn hoặc câu hỏi quá

-

tế nhị ảnh hưởng đến cuộc sống hay danh dự của họ.
Hỏi để khai thác thông tin, yếu điểm của đối thủ, từ đó áp đặt xoáy sâu vào
những thông tin bất lợi đó. Điều này sẽ rất gây mất thiện cảm đối với người
được hỏi. Trong giao tiếp, câu hỏi được dùng để chỉ ra cho người được hỏi
rằng người hỏi cần thông tin gì từ họ, qua đó đưa câu trả lời đầy đủ chính
xác.
*Ví dụ : khi bàn bạc tổ chức về kế hoạch đi du lịch, lớp trưởng có thể đưa ra
những câu hỏi như: “Địa điểm du lịch?”, “Phương tiện đi lại là gì?”, những



câu hỏi này hướng dẫn người nghe trả lời đúng trọng tâm.Nắm bắt nhu cầu
của

người

hỏi

Nghe câu hỏi, ta có thể nhận ra ý của người hỏi ở đây là gì, như khi hỏi:
công việc tôi giao anh hoàn thành đến đâu rồi? ta có thể nhận ra người hỏi
-

muốn hỏi xem tiến độ công việc tới đâu rồi, từ đó có cách xử trí thích hợp.
Không tập trung lắng nghe câu trả lời vì bạn nghĩ chắc rằng bạn đã biết,

-

điều này giống như bạn đang khinh thường đối tác vậy.
Hỏi những câu hỏi không phù hợp với đối tượng, không phù hợp với không
gian, thời gian. Đặt câu hỏi sai là đồng nghĩa với việc không nhận được
thông tin có ích, hoặc không nhận được câu trả lời mà bạn cần cho những
quyết định quan trọng của mình. Hoặc khi chúng ta đặt câu hỏi không phù
hợp với hoàn cảnh thì sẽ gây mất thiện cảm người đối diện. Vì thế, khi đặt
câu hỏi ban nên cân nhắc chọn những câu hỏi đúng, phù hợp với hoàn cảnh.

-

Đặt câu hỏi dài dòng không rõ mục đích: Nếu bạn hỏi dài dòng hoặc giống
như bạn hỏi quá nhiều không rõ mục đích thì cuộc nói chuyện sẽ giống như
một cuộc thẩm vấn.. Một lựa chọn khác là trộn lẫn các câu hỏi với các câu

nói. Tiếp tục cuộc trò chuyện ở trên, bạn có thể bỏ qua các câu hỏi và nói:
Vâng, thật là tuyệt vời khi đi chơi với bạn bè và thư giãn vào cuối tuần.
Chúng tôi thì thích cùng nhau câu cá rồi đi chơi thuyền… Và sau đó cuộc trò
chuyện sẽ trôi chảy hơn và bạn có thể hỏi một vài câu hỏi của bạn.

8.Nguyên nhân mọi người sợ đặt câu hỏi và lợi ích của việc đăt
câu hỏi
8.1/ Nguyên nhân mọi người sợ đặt câu hỏi:


×