Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

mối quan hệ giữa fdi và năng suất lao động tại singaporethời kì 2010 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (338.11 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ 2
ĐỀ TÀI: MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ NĂNG SUẤT LAO
ĐỘNG TẠI SINGAPORETHỜI KÌ 2010-2015
NHÓM 13

1


MỤC LỤC

2


MỞ ĐẦU

Tư bản là một phần quan trọng đối với sự phát triển của một nền kinh tế. Trong
bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, tư bản và vốn không chỉ đến từ những nguồn tích
lũy trong một quốc gia, mà còn luân chuyển giữa các quốc gia. Một trong những
nguồn vốn quốc tế quan trọng nhất là FDI (Foreign Direct Investment), và vì thế nhóm
nghiên cứu này đặt ra câu hỏi: Liệu nguồn vốn quan trọng này có làm thay đổi chất
lượng lao động của quốc gia nhận vốn? Cụ thể hơn, nhóm nghiên cứu này sẽ đi vào
tìm hiểu quan hệ và ảnh hưởng của FDI lên năng suất lao động ở quốc đảo Singapore
trong thời kì 2010-2015, khi quốc gia này vừa trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế
nghiêm trọng của năm 2008. Từ cơ sở lý thuyết về hiệu ứng tràn của FDI, các yếu tố
ảnh hưởng tới năng suất lao động, và tới những số liệu thực tế đã thu thập được về tình
hình phát triển kinh tế của Singapore, nhóm nghiên cứu này hướng tới việc trả lời câu
hỏi trên, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm đối với sự phát triển kinh tế của
Việt Nam.



3


NỘI DUNG
I. Cơ sở lý thuyết
1. Lý thuyết về năng suất lao động:
 Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động cụ thể có ích. Nó nói lên kết quả hoạt
động sản xuất có mụch đích của con người trong một đơn vị thời gian nhất định.
Năng suất lao động được đo bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời
gian, hoặc bằng lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm đó.
Theo quan niệm truyền thống: năng suất lao động phản ánh tính hiệu quả của việc sử
dụng lao động. Thực chất nó đo giá trị đầu ra do một lao động tạo ra trong một khoảng
thời gian nhất định, hoặc là số thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm
đầu ra
Như vậy :Năng suất lao động phản ánh mối quan hệ giữa đầu ra (là sản phẩm) và đầu
vào (là lao động) được đo bằng thời gian làm việc. Từ nhiều khái niệm khác nhau về
năng suất lao động chúng ta có thể hiểu một cách tổng quát nhất “năng suất lao động
là một phạm trù kinh tế, nó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất của người lao động
trong quá trình sản xuất ”
 Công thức tính:
 Trong đó
o W là mực năng suất lao động của một người lao động
o Q là tổng sản lượng tính bằng hiện vật
o T là tổng số lao động

2. Hiệu ứng tràn (Spillover Effect) và FDI:


Hiệu ứng tràn được định nghĩa là: “Sự chuyển giao các phương thức quản lý, sản xuất,

marketing và bất kì một loại kiến thức hay công cụ nào khác liên quan tới hàng hóa và
dịch vụ” khi có sự dịch chuyển FDI vào một quốc gia (Gorodnichenko, Svejnar,



Terrell, 2007).
Hiệu ứng tràn xảy ra qua một số kênh:
• Các doanh nghiệp nội địa quan sát và học hỏi phương thức sản xuất của các doanh
nghiệp nước ngoài hoặc các doanh nghiệp FDI, hoặc thuê được các cựu nhân viên,
4


công nhân và chuyên gia nước ngoài của các công ty đa quốc gia (sự chuyển giao
tự nhiên)
• Các doanh nghiệp nội địa được hưởng lợi khi các chuỗi cung ứng chuyên nghiệp
và phát triển hơn xuất hiện khi có dòng FDI đi vào. Các doanh nghiệp nội địa cũng
có thể nhận đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp nước ngoài về công nghệ, tư bản
hiện vật (sự chuyển giao trực tiếp)
• Các doanh nghiệp nước ngoài canh tranh ở môi trường nội địa trở thành xúc tác,
thúc đẩy sự cải tiến trong sản xuất và quản lý của các doanh nghiệp nội địa.
 Hiệu ứng tràn có thể xảy ra trên quy mô ngành hoặc quy mô doanh nghiệp, tùy theo
mức độ dịch cuyển của FDI vào trong nội địa.
 Trong khuôn khổ bài nghiên cứu này, FDI được coi là một phần của biến tư bản K, và
năng suất lao động được đánh giá sản lượng bình quân trên lao động (y = Y/L).
 Ta sử dụng hàm Cobb-Douglas biến đổi:
• ,
 Với A là yếu tố tổng hợp năng suất (total factor of productivity), a=A/L. Trong ngắn
hạn và trung hạn, tham số này thể hiện khả năng áp dụng công nghệ, tư bản hiện vật và
năng suất lao động tăng cường, vì thế trong khuôn khổ nghiên cứu này, có thể coi A(a)
là một hằng số (a=const)

 Hiệu ứng tràn tích cực (positive spillover) được định nghĩa là sự gia tăng trong doanh
thu khi có sự hiện diện của FDI, điều này có nghĩa là khi FDI (K) tăng thì năng suất
lao động tăng, từ đó doanh thu (Y). Hiệu ứng tràn tiêu cực được định nghĩa ngược lại.
 Trên thực tế, để hiệu ứng tràn mang tính tích cực, các doanh nghiệp (hoặc ngành) chịu
tác động của FDI phải sở hữu khả năng tiếp thu nhất định đối với những yếu tố sản
xuât được chuyển giao như công nghệ, kĩ thuật, nhân lực có kinh nghiệm. Khả năng
này được định nghĩa là tỉ lệ hấp thụ (absorption rate).
 Có thể coi � thể hiện tỉ lệ hấp thụ FDI của doanh nghiệp hay ngành. Nếu �< 1, sự gia
tăng của k sẽ làm y giảm, thể hiện hiệu ứng tràn tiêu cực. Nếu �> 1, k tăng sẽ làm y
tăng, thể hiện hiệu ứng tràn tích cực.
 Hiệu ứng tràn và Singapore:
• Giả thiết chính ở đây là FDI không tác động đáng kể tới lực lượng lao động, song
sự biến đổi của lao động xảy ra do công nghệ và đầu tư vào yếu tố con người (giáo
dục, cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng công nghệ,…) mới là hệ quả chính của hiệu ứng
tràn
• Trên phương diện lý thuyết, Singapore là một nước có tỷ lệ hấp thụ FDI cao, vì thế
mà dự đoán của nghiên cứu này cho rằng Singapore sẽ nhận được hiệu ứng tràn
tích cực trong giai đoạn 2010-2015
5


II. Ảnh hưởng của FDI lên năng suất lao động tại
Singapore trong thời kì 2010-2015
1. Tổng quan nền kinh tế Singapore:
 Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu chủ yếu đều phải nhập từ bên
ngoài, hàng năm đều phải nhập khẩu lương thực, thực phẩm và nước ngọt để đáp ứng
nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, Singapore đã xây dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng và
các ngành công nghiệp phát triển hàng đầu châu Á và trên thế giới như: cảng biển, hệ
thống giao thông, công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển, công nghiệp lọc dầu, chế
biến, điện tử và lắp ráp linh kiện...

 Singapore có nền kinh tế thị trường tự do phát triển cao và rất thành công. Người dân
Singapore được hưởng một môi trường kinh tế mở cửa đa dạng, lành mạnh và không
tham nhũng, thu nhập bình quân đầu người vào hàng cao nhất thế giới. Tuy nhiên, năm
2014 Singapore cũng được đưa vào danh sách 10 quốc gia đắt đỏ nhất thế giới.
 Nền kinh tế Singapore phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, đặc biệt là các thiết bị điện
tử tiêu dùng, sản phẩm công nghệ thông tin, dược phẩm và lĩnh vực ngân hàng tài
chính. Năm 2012 do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tăng trưởng
GDP của Singapore chỉ đạt 1.3 % tuy nhiên đã tăng lên 3.7 % vào năm 2013, tỷ lệ lạm
phát ở mức 1.5%.

6


2. Các chỉ số về FDI và năng suất lao động giai đoạn 2010-2015


FDI vào Singapore tính theo cuối năm (tỉ USD):

7




Lực lượng lao động Singapore:

Năm
2010
Lực lượng lao động
có việc làm tính tới
cuối năm (đơn vị: 3,105.9

ngàn người)

2011

2012

2013

2014

2015

3,228.5

3,357.6

3,493.8

3,623.9

3,656.2

YoY Growth

3.95%

4.00%

4.06%


3.72%

0.89%

0%

8




Năm

GDP

của

2010

GDP tại mức giá
hiện tại (triệu 322,361.1
USD)
Tỉ
lệ
tăng
trưởng
nămqua-măm (YoY 0% (mốc)
growth)



Singapore

(triệu

USD):

2011

2012

2013

2014

2015

346,172.7

361,498.7

375,751

388,169.3

402,457.9

7.39%

4.43%


3.94%

3.30%

3.68%

2012

2013

2014

2015

GDP/ Đầu người lao động:
2010

2011

Năm

9


GDP/Labour
Capita (USD)

103,789.9
2


107,224.0
0

107,665.8
0

107,547.9
4

107,113.6
9

110,075.4
6

YoY Growth

0%

3.31%

0.41%

-0.11%

-0.40%

2.77%

10



3. Mối quan hệ giữa FDI và năng suất lao động
a)

Mối quan hệ định tính

 Như có thể thấy từ các bảng số liệu trên, năng suất lao động gia tăng xảy ra song song
với sự gia tăng trong FDI, song sự gia tăng không đồng đều.
 Nền kinh tế Singapore có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất từ năm 2010 tới 2011, song lại
chũng lại và giảm tốc trong những năm tiếp theo, tốc độ tăng trưởng chỉ tăng vào năm
2015. Khi đó các thị trường hàng hóa của Singapore đã trở lại trạng thái cân bằng và
chu kì dao động của tỉ lệ tăng trưởng lại bắt đầu.
 Trong khi đó, FDI lại tăng đều trong 5 năm 2010-2014. Điều này cho thấy hiệu ứng
tràn mà FDI có thể mang tới lại có hiệu quả giảm dần theo từng năm.
 FDI tác động trực tiếp tới công nghệ và nhân lực. Xét về nhân lực, tỉ lệ gia tăng nhân
lực của Singapore đạt đỉnh trong năm 2012, sau đó thuyên giảm. Như vậy, có thể nói
sự gia tăng trong FDI đã làm bão hòa sớm thị trường lao động của quốc đảo này.
 Về công nghệ, FDI vào lĩnh vực hành chính, khoa học-kĩ thuật và các dịch vụ hỗ trợ
đã gia tăng đáng kể qua 5 năm, chứng tỏ rằng hạ tầng công nghệ của Singapore rất
phát triển và không có dấu hiệu ngưng lại.
 Như vậy có thể coi sự thuyên giảm nhẹ của GDP/đâu người lao động là một hệ quả
ngắn hạn do sự bão hòa của thị trường lao động. Mặt khác, do hạ tầng công nghệ được
tích cực đầu tư hơn so với những lĩnh vực khác (mặc dù giá trị đầu tư không cao), nên
năng suất lao động dài hạn của Singapore chắc chắn sẽ tăng. Hiệu ứng tràn của FDI
lên năng suất, thông qua công nghệ, có ảnh hưởng dài và rộng hơn so với thông qua
lực lượng lao động hiện hữu.
 Về mặt định tính đơn thuần, hiệu ứng tràn mà FDI mang lại ở Singapore là tích cực,
song không có nhiều chứng cứ để cho rằng giá trị mà hiệu ứng tràn đem lại là đáng kể.


b) Mối quan hệ định lượng:
 Nhận xét về mô hình kinh tế lượng (Ảnh hưởng của FDI đến năng suất lao động của
Singapore

trong

thời

gian

ngắn



5

năm)

Ta đưa 2 biến độc lập là FDI và HDI vào mô hình trong đó chỉ số HDI có vai trò nói
chỉ ra sự ảnh hưởng của yếu tố con người (chỉ số tổng hợp của tuổi thọ người dân, số
năm hưởng giáo dục trung bình…) vào sự thay đổi của năng suất lao động.
Từ mô hình Kinh tế lượng ngắn gọn dưới đây, ta có thể thấy chỉ số R square = 0.9535
khá lớn tuy nhiên chỉ số P value của mô hình = 0.0457 < 0.05 cho thấy sự tin cậy của

11


mô hình không quá cao nhưng chúng ta vẫn có thể rút ra được một số kết luận như
sau:
- P value của biến FDI > 0.05, chỉ số t của biến FDI < t của mô hình cho thấy

trong thời gian ngắn, sự thay đổi của FDI không gây ảnh hưởng đến sự thay đổi
của năng suất lao động.
- P value của biến HDI <0.05, chỉ số t của HDI > t của mô hình cho thấy HDI có
tác động thật sự đến năng suất lao động trong thời gian ngắn

12


III. Bình luận và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
 Có thể thấy nhờ khả năng hấp thụ hiệu ứng tràn rất cao mà năng suất lao động ở
Singapore đã có sự cải thiện đáng kể. So sánh với Việt Nam, những năm gần đây, Việt
Nam cũng thu hút được một lượng FDI không hề nhỏ, và cũng có dấu hiệu của các
hiệu ứng tràn tích cực. Tuy nhiên các hiệu ứng tràn lại chưa xuất hiện nhiều thông qua
hai kênh là di chuyển lao động và chuyển giao công nghệ, đồng thời trình độ lao động
của nước ta vẫn còn khá thấp do đó gây trở ngại đến việc nâng cao năng suất lao
động . Bài viết sẽ đưa ra một số giải pháp để cải thiện tình hình này.
 Đầu tiên cần tạo thêm các cơ hội xuất hiện cho hiệu ứng tràn tích cực bằng cách thu
hút nguồn vốn FDI vào tất cả các ngành chứ không chỉ riêng một số ngành trọng điểm,
qua đó tạo cơ hội để có được tác động lan tỏa cho các doanh nghiệp trong nước và nền
kinh tế.
 Nhanh chóng đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo các lao động vừa có tay nghề, vừa có
trình độ, có khả năng tiếp thu để tiếp thu được các tiến bộ công nghệ một cách hiệu
quả nhất.
 Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp tăng năng lực để có thể tự học hỏi, tiếp thu công
nghệ mới và chuyển giao công nghệ từ đối tác liên kết sản xuất. Các biện pháp hay
được thực hiện trên thế giới là cung cấp thông tin miễn phí hoặc phí rất thấp cho các
doanh nghiệp, tổ chức các cuộc gặp gỡ để các doanh nghiệp có thể trao đổi trực tiếp
với nhau, tổ chức các lớp bồi dường, đào tạo cán bộ làm việc trong các doanh nghiệp
này.
 Tăng năng lực về R&D của doanh nghiệp trong nước để tăng khả năng hấp thụ công

nghệ mới và thúc đẩy chuyển giao công nghệ thông qua nhiếu biện pháp, ví dụ Nhà
nước hỗ trợ đào tạo cán bộ R&D của doanh nghiệp bằng cách tài trợ các chương trình
trao đổi chuyên gia giữa các viện nghiên cứu, trường đại học v.v. và doanh nghiệp;
thực hiện các chương trình nghiên cứu (ngành, sản phẩm mới) có sự tham gia và đồng
tài trợ của các bên cùng hưởng lợi.
 Nâng nhanh tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của cả nền kinh tế nói chung và của lao động
trong các doanh nghiệp trong nước nói riêng để tăng khả năng đón nhận tiến bộ khoa
học kỹ thuật mới

13


KẾT LUẬN

Qua tìm hiểu và phân tích, nhóm nghiên cứu đưa ra kết luận: Hiệu ứng tràn từ
FDI lên năng suất lao động ở Singapore trong giai đoạn 2010-2015 là hiện hữu và
mang tính tích cực, song không đáng kể so với những yếu tố khác tác động trực tiếp
lên năng suất như quy mô và chất lược lực lượng lao động. Tuy nhiên, FDI có tác động
lâu dài lên năng suất lao động, bằng chứng là sự tăng trưởng trong dòng vốn quốc tế
vào các lĩnh vực R&D, khoa học-công nghệ. Nhóm nghiên cứu vẫn giữ quan điểm
rằng hiệu ứng tràn tích cực dài hạn của FDI sẽ làm gia tăng năng suất lao động mạnh
mẽ hơn trong tương lai.
Vì bản chất của hiệu ứng tràn là sự tác động gián tiếp của hoạt động đầu tư lên
các chỉ số kinh tế khác, nên bài học kinh nghiệm đáng giá nhất cho Việt Nam là phải
biết thu hút vốn FDI một cách hiệu quả và đúng múc tiêu. Ngoài ra, để Việt Nam có
được hiệu ứng tràn dài hạn tích cực từ FDI thì phải có nhiều chính sách khuyến khích
đầu tư và phát triển hạ tầng khoa học, công nghệ và kĩ thuật hơn nữa, đồng thời tập
trung đẩy mạnh khả năng tiếp thụ FDI của các doanh nghiệp trong nước thông qua các
biện pháp giáo dục, kĩ thuật hướng tới cải thiện mặt bằng chất lượng lao động vầ tỉ lệ
lao động kĩ thuật cao trong nước. Có như vậy thì Việt Nam mới thực sự tận dụng được

tiềm năng của nguồn vốn FDI đang ngày càng chảy vào mạnh hơn trong những năm
gần đây.

14



×