Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.42 KB, 52 trang )

ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT
NAM
I. Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu và FDI vào Việt Nam giai
đoạn từ 1988 đến nay
1. Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu
1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu và tình hình cán cân thương mại
Đến nay, sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã có một vị thế mới trong bảng
xếp hạng kinh tế thế giới. Từ một nước phải phụ thuộc vào viện trợ và nhập khẩu hàng
triệu tấn lương thực mỗi năm, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế
giới, đứng thứ nhất về xuất khẩu hạt tiêu, thứ hai về cà phê, hạt điều và thứ tư về cao
su…
Về xuất khẩu, theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống Kê, tốc độ tăng
xuất khẩu trung bình của Việt Nam trong suốt giai đoạn 1988-2008 đạt 28,2% một năm.
Tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu trên GDP tăng từ 30,8% năm 1990 lên 67% năm 2007 và giá
trị xuất khẩu bình quân theo đầu người của Việt Nam cũng tăng từ 36,5 USD lên 557
USD năm 2007. Năm 1998 và 2001 đà tăng trưởng xuất khẩu giảm sút (dưới 4%), tuy
nhiên phục hồi ngay trong năm tiếp theo. Tuy nhiên do ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế, năm 2008, mức tăng trưởng xuất khẩu đạt 28,8%. Năm 2009 tiếp tục chịu tác
động của khủng hoảng, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 56,6 tỉ USD, giảm 9,7% so với
năm 2008. Dù mức giảm này thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác
nhưng theo Ngân Hàng Thế Giới, đây là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam giảm kể từ khi công cuộc đổi mới chính thức được thực hiện.
Tổng kim ngạch xuất khẩu Quý I/2010 ước đạt 14,01 tỷ USD, giảm 1,6% so
với cùng kỳ năm 2009; trong đó kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài (không kể dầu thô) ước đạt 6,68 tỷ USD, tăng 40,5%. Riêng yếu tố tăng
giá làm tăng kim ngạch xuất khẩu khoảng 1 tỷ USD. Nếu loại trừ yếu tố tăng đột biến
xuất khẩu vàng Quý I/2009, kim ngạch xuất khẩu 3 tháng đầu năm 2010 tăng khoảng
11,9% so với cùng kỳ năm 2009.
Về nhập khẩu, cùng trong giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng nhập khẩu trung
bình ở mức cao, khoảng 28,1% một năm. Nguyên nhân chủ yếu là vì Việt Nam đang ở
trong thời kì tích lũy vốn, thu hút đầu tư trong và ngoài nước khiến nhu cầu nhập khẩu


tăng cao. Loại trừ các năm 1991, 1998, 2001 có mức tăng nhập khẩu thấp, tất cả các
năm còn lại, tốc độ tăng nhập khẩu đền trên 20%. Năm 2008 nhập khẩu tăng tới 29,1%
và hết năm 2009, kim ngạch nhập khẩu ở mức 68,8 tỉ USD, giảm 14,7% so với năm
2008 song vẫn ở mức cao.
Tổng kim ngạch nhập khẩu Quý I/2010 ước đạt 17,5 tỷ USD, tăng 37,6% so
với cùng kỳ năm 2009; trong đó nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI ước đạt 7,1 tỷ
USD, tăng 53,1%.
Cũng như xuất khẩu, giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường tăng mạnh so với
cùng kỳ là một trong những nguyên nhân khiến kim ngạch nhập khẩu tăng cao. Tính
riêng yếu tố tăng giá của các mặt hàng chủ yếu nêu trên đã làm tăng kim ngạch nhập
khẩu khoảng hơn 1,3 tỷ USD.
Về cán cân xuất nhập khẩu, cán cân xuất nhập khẩu Việt Nam từ 1988 đến nay
nhìn chung luôn trong tình trạng nhập siêu, duy nhất có một năm Việt Nam suất siêu là
năm 1992 với thặng dư khoảng 32 triệu USD. Nhập siêu có giảm từ 2,1 tỉ USD năm
1998 xuống còn 0,2 tỉ USD vào năm 1999, nhưng sau đó tăng mạnh trở lại, nhất là 3
năm trở lại đây. Năm 2008, thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu đạt mức cao kỉ lục nhất
trong vòng 20 năm qua, lên tới trên 18 tỉ USD, gấp 10 lần mức thâm hụt năm 1994.
Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế đến hoạt động xuất nhập khẩu, cộng
thêm nhập khẩu vào Việt Nam giảm mạnh hơn xuất khẩu nên mức thâm hụt giảm đáng
kể xuống còn 12 tỉ USD tương đương mức giảm 32% so với năm 2008. Nhập siêu Quý
I/2010 ước đạt 3,5 tỷ USD, bằng 25% so với tổng kim ngạch xuất khẩu.
Biểu đồ 1: Kim ngạch và cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 1988-
2008
Nguồn: Theo số liệu của Bộ Công thương
1.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu
a. Cơ cấu hàng xuất khẩu
Với kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đã đạt tới trên 60 tỷ USD/năm, chiếm
khoảng 70% GDP trong mấy năm vừa qua, Việt Nam hiện nay đã trở thành quốc gia
đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN, đứng thứ 5 ở Châu Á và thứ 8 trên thế giới về tỷ lệ
này. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có chỗ đứng quan trọng trên thị trường

thế giới, như dầu thô, may mặc, giầy dép, thủy sản, gạo, cà phê và đồ gỗ... Đến nay,
trong danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam đã có tới 12 mặt hàng có doanh thu từ
xuất đạt trên 1 tỉ USD.
Trước hết ta xét sự chuyển biến về cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam trong
giai đoạn 1988 đến nay. Nếu phân loại nhóm hàng theo ngành bao gồm 3 nhóm chính:
(1) hàng công nghiệp nặng và khoáng sản; (2) hàng công nghiệp nhẹ và thủ công
nghiệp; (3) hàng nông-lâm-thủy sản, số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho thấy có
sự chuyển dịch khá rõ nét về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam từ 1988 đến nay,
nhất là giữa 2 nhóm hàng (2) và (3). Tỷ trọng nhóm hàng nông - lâm - thủy sản đã giảm
từ 52,2% năm 1990 xuống còn khoảng 22,5% năm 2006, có xu hướng giảm đều qua các
năm, năm 2009 còn 21,5% . Tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp và thủ công
nghiệp tuy không tăng đều qua các năm song nhìn chung có xu hướng tăng, năm 1990,
tỉ trọng của nhóm hàng này là 28,4 %, năm 2009 đã lên tới 51,9%. Tỷ trọng nhóm (1)
hàng công nghiệp nặng và khoáng sản dao động không ổn định, không thể hiện xu
hướng tăng giảm rõ nét. Xét tỉ trọng trung bình của nhóm này giai đoạn 1988-2000
khoảng 28%, giai đoạn 2001-2007 là 35%, năm 2008 giảm còn 30,6% và năm 2009
tăng lên 34,5%. (Theo số liệu của Bộ Công Thương)
Số liệu trên cho thấy cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam đang có sự chuyển
dịch tích cực, phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, cơ cấu
này còn nhiều hạn chế, thể hiện ở cả ba phương diện: 1) Chủng loại hàng hoá còn đơn
điệu, chưa tích cực phát triển những mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp kim ngạch
cao; 2) Quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hướng công nghiệp hoá
diễn ra còn chậm; 3) Các mặt hàng có giá trị gia tăng còn thấp. Thực tế, xuất khẩu của
chúng ta chủ yếu vẫn phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, như khoáng sản (dầu thô,
than đá), nông, lâm, thủy, hải sản... Các mặt hàng công nghiệp như dệt may, giầy da,
điện tử và linh kiện máy tính... thì lại mang tính chất gia công là chính.
Với cơ cấu xuất khẩu này, Việt Nam đang phải chấp nhận thực trạng xuất khẩu
có hiệu quả kinh tế thấp và nguy cơ thị trường bị thu hẹp do một số nguyên nhân. Thứ
nhất, tính co giãn về thu nhập bình quân đầu người của cầu đối với những sản phẩm
nông sản thực phẩm và nguyên liệu là thấp hơn so với hàng công nghiệp chế biến và

nhiên liệu. Thứ hai, tỷ lệ tăng dân số của các nước phát triển trong thời gian gần đây đạt
ở mức thấp, cho nên dự kiến nhu cầu tăng thêm từ các thị trường này là không nhiều.
Thứ ba, tính co giãn về giá cả của cầu đối với hầu hết các sản phẩm sơ chế phi nhiên
liệu là rất thấp làm cho tổng doanh thu xuất khẩu hàng nông sản bị sụt giảm. Thứ tư, sự
phát triển của các loại nguyên liệu, sản phẩm tổng hợp thay thế đang tạo ra áp lực cạnh
tranh mạnh mẽ và gây ra hiện tượng giảm giá đối với những nguyên liệu, hàng hoá xuất
khẩu truyền thống. Thứ năm, việc tăng cường bảo hộ hàng nông sản ở các nước phát
triển đang gây cản trở rất đáng kể đến sự mở rộng xuất khẩu nhóm hàng nông sản của
các nước đang phát triển. Với những lý do trên, tăng trưởng xuất khẩu của chúng ta
thực tế đã không đem lại sự gia tăng tương ứng trong thu nhập cho người sản xuất do
sự rớt giá, do gia tăng giá cạnh tranh giữa hàng hoá nông sản, hoặc hàng sản xuất sử
dụng nhiều tài nguyên thiên nhiên, lao động rẻ với hàng công nghiệp, hàng hoá có hàm
lượng công nghệ cao. Thực tế này đang đặt chúng ta đối diện với hệ lụy đó là sự phát
triển thiếu bền vững, hay còn được gọi là “tăng trưởng gây bần cùng hoá”.
Bảng 1: Trị giá xuất khẩu hàng hóa theo danh mục tiêu chuẩn ngoại thương
Đơn vị: Triệu USD
Năm
1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Tổng số 5449,0 14482,7 15029,2 16706,1 20149,3 26485,0 32447,1 39826,2
Hàng thô - mới sơ
chế
3664,1 8078,8 8009,8 8289,5 9397,2 12554,1 16100,7 19226,8
Lương thực, thực
phẩm, động vật
sống
2064,2 3779,5 4051,6 4117,6 4432,0 5277,6 6345,7 7509,2
Đồ uống và thuốc

5,0 18,8 45,5 75,2 159,8 174,0 150,0 143,5
NVL thô không

dùng để ăn trừ
nhiên liệu
370,5 384,0 412,6 516,5 631,3 810,9 1229,1 1845,3
Nhiên liệu, dầu mỡ
nhờn và vật liệu
liên quan
1212,6 3824,7 3468,5 3567,8 4151,1 6233,2 8358,0 9709,0
Dầu, mỡ, chất béo,
sáp động thực vật
13,8 71,8 31,6 12,5 23,0 38,4 17,9 19,4
Hàng chế biến, đã
tinh chế
1784,8 6397,5 7019,5 8414,6 10747,8 13927,6 16341,0 20592,0
Hóa chất và sản
phẩm liên quan
30,9 158,5 222,3 262,2 339,9 421,3 536,0 791,9
Hàng chế biến
phân loại theo
nguyên liệu
349,8 911,1 989,7 1124,9 1354,8 1889,6 2165,4 2926,3
Máy móc phương
tiện vận tỉa và phụ
tùng
89,4 1276,0 1399,0 1336,9 1792,8 2562,1 3145,1 4194,7
Hàng chế biến
khác
1314,7 4051,9 4408,2 5690,6 7260,3 9054,6 10494,6
12679,
1
Hàng không thuộc

nhóm trên
0,0 6,4 0,4 2,0 4,3 3,3 5,4 7,4
Nguồn: Tổng cục Thống Kê
Mỗi sản phẩm được tạo ra đều có giá trị bao gồm một xâu chuỗi mắt xích nhiều
giá trị kết nối tạo nên. Trong điều kiện hội nhập, các mắt xích tạo nên giá trị cuối cùng
của một sản phẩm có thể vượt ra ngoài biên giới một quốc gia - lãnh thổ. Quá trình này
tạo nên chuỗi các khâu được chuyên môn hoá mang tính hai mặt, vừa độc lập, vừa phụ
thuộc lẫn nhau trong sản xuất và tiêu dùng một sản phẩm hàng hoá, bao gồm: Khâu
nghiên cứu, triển khai, thiết kế; Khâu sản xuất chế tạo, gia công, lắp ráp...; Khâu Phân
phối, tiếp thị... Trong bối cảnh hiện nay, xuất phát từ những nguyên nhân về cả phía
cung và phía cầu, mà khâu gia công lắp ráp thường chiếm phần giá trị gia tăng thấp nhất
trong chuỗi giá trị gia tăng của sản phẩm.
Dưới góc độ tiếp cận về khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì hàng
hoá xuất khẩu của Việt Nam hiện nay có những bất lợi sau: Một là, tỷ trọng hàng hoá
xuất khẩu là những sản phẩm thô hoặc mới sơ chế còn chiếm khá cao - gần 50%. Các
hàng hoá xuất khẩu còn lại cũng mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất hoặc gia công. Bởi
vậy, các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam ít có khả năng kiểm soát đối với toàn
bộ chuỗi giá trị của sản phẩm, hay chỉ thu được về phần nhỏ và rẻ mạt nhất trong toàn
bộ giá trị gia tăng. Các phân khúc xây dựng thương hiệu, tiêu thụ, nghiên cứu và phát
triển là những mắt xích mang lại giá trị gia tăng lớn nhất đều nằm trong tay các nước
phát triển. Hai là, trong xuất khẩu Việt Nam mới chỉ chủ yếu dựa vào khai thác những
lợi thế cạnh tranh có sẵn, đó là lao động, đất đai, tài nguyên thiên nhiên để sản xuất và
tham gia vào thị trường thế giới mà chưa chủ động tạo ra các lợi thế cạnh tranh mới để
đảm nhiệm những khâu, công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị của sản
phẩm. Ba là, xuất khẩu của Việt Nam mới chủ yếu tham gia vào loại chuỗi giá trị dựa
trên giá cả, mà chưa có sự đầu tư thoả đáng vào nguồn nhân lực, kỹ năng, trình độ công
nghệ... để tham gia vào những chuỗi giá trị dựa trên chất lượng và năng suất.
Việt Nam cũng chưa chú trọng khai thác những lợi thế cạnh tranh nhằm xây
dựng các ngành công nghiệp có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá
trị gia tăng xuất khẩu lớn... Với thực tế này, một số khâu, yếu tố khác trong chuỗi giá trị

có ảnh hưởng chi phối đến phần giá trị gia tăng của các nhà sản xuất và xuất khẩu, thị
phần hoặc thậm chí ảnh hưởng đến việc được tham gia hoặc bị loại khỏi chuỗi thì hàng
hoá xuất khẩu của chúng ta hiện nay chưa vươn ra được.
Trong điều kiện lợi thế về các yếu tố tự nhiên và lao động rẻ đang ngày càng
giảm dần và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt, sự chậm thay đổi cơ cấu hàng xuất
khẩu theo hướng nâng dần tỷ trọng hàng công nghệ cao sử dụng nhiều vốn là một hạn
chế lớn đối với tăng trưởng xuất khẩu của nước ta. Trong dài hạn, sự chậm trễ này sẽ
làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, giảm sức cạnh tranh và mức độ cải thiện cán cân
thương mại.
Theo đánh giá của các chuyên gia, đằng sau những con số thể hiện sự tăng tr-
ưởng trung bình khá ấn tượng của xuất khẩu, có thể nhận thấy rằng, xuất khẩu của Việt
Nam trong hai thập kỷ vừa qua vẫn chưa có những sự thay đổi về chất, chưa khai thác
lợi thế về công nghệ và vốn của quá trình tự do hoá thương mại thế giới. Sự chuyển
dịch cơ cấu xuất khẩu, nhìn chung, chưa thật bền vững, còn chứa đựng nhiều yếu tố rủi
ro. Cơ cấu xuất khẩu là một trong những hạn chế lớn nhất của nền kinh tế. Nếu không
tăng nhanh tỷ trọng các mặt hàng chế biến, xét về dài hạn, hoạt động xuất khẩu của Việt
Nam sẽ khó duy trì đà tăng trưởng cao như hiện nay.
b. Cơ cấu hàng nhập khẩu
Theo thống kê của bộ Công Thương, nếu xét cơ cấu hàng nhập khẩu gồm 2
nhóm chính: (1) tư liệu sản xuất; (2) hàng tiêu dùng, hoạt động nhập khẩu ở Việt Nam
giai đoạn năm từ 1988 đến nay có xu hướng giảm dần tỉ trọng nhóm hàng tiêu dùng và
tăng dần tỉ trọng tư liệu sản xuất. Năm 1995, tỉ trọng hàng tư liệu sản xuất chiếm
84,8%, mức tăng tỉ trọng nhóm tư liệu sản xuất khá ổn định qua các năm, năm 2008
chiếm 93,6%. Nhóm hàng tiêu dùng giảm dần tỉ trọng trong tổng kim ngạch nhập khẩu,
từ 15,2% năm 1995 xuống còn 6,4% năm 2008. Đây là một hướng chuyển biến tích
cực. Nếu nhìn sâu hơn vào cơ cấu của nhóm hàng tư liệu sản xuất để xét sự chuyển dịch
về tỉ trọng của 2 nhóm: (a) máy móc, thiết bị, dụng cụ và (b) gồm nguyên, nhiên, vật
liệu có thể thấy điểm hạn chế trong cơ cấu hàng nhập khẩu của nước ta. Năm 1995, tỉ
trọng hàng máy móc thiết bị nhập khẩu chiếm 25,7% tổng kim ngạch nhập khẩu, tăng
lên trên 30 % vào các năm 1997-2003, và dao động trong khoảng từ 26%-29% từ 2005

trở lại đây. Trong khi đó, tỉ trọng nguyên, nhiên, vật liệu nhập khẩu đã tăng từ 59% năm
1995 lên 67% năm 2008. Như vậy, trong nhóm tư liệu sản xuất phải nhập khẩu, Việt
Nam nhập khẩu chủ yếu là nguyên, nhiên, vật liệu, sự gia tăng tỉ trọng nhập khẩu tư
liệu sản xuất cũng chủ yếu là do tăng nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào.
1.3. Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu
a. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu
Đến nay, thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã được mở rộng đến hơn 200
quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ chỗ chúng ta phải lệ thuộc hoàn toàn vào khu vực thị
trường Đông Âu và Liên xô (cũ), từ năm 1991 đến nay, thị trường ngày càng được mở
rộng từ ASEAN đến châu Á, châu Âu và châu Mỹ, châu Phi. Nếu như từ năm 2000 trở
về trước thị trường xuất khẩu chủ yếu của nước ta là các quốc gia khu vực châu Á, thì
từ 2001 đến nay, thị trường đã được đa dạng hoá. Sau hiệp định thương mại Việt Nam
– Hoa Kì năm 2001, nước này đã dần trở thành thị trường xuất khẩu chủ lực cho hàng
hóa từ Việt Nam. Nếu như năm 2001, giá trị xuất khẩu sang thị trường lớn nhất thế giới
này chỉ là 1,06 tỉ USD, thì đến năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt 10,54 tỷ USD, xấp
xỉ 10 lần năm 2001. Không chỉ vậy, hiệp định này còn tác động tích cực đến hoạt động
xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường chủ lực khác sau Mĩ theo thứ tự là: EU,
ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia. Trong giai đoạn 2001-2007, kim ngạch xuất
khẩu vào tất cả các thị trường trọng điểm này đều tăng trưởng ấn tượng: xuất khẩu vào
EU tăng 2,8 lần, vào Nhật tăng 2,3 lần và vào ASEAN tăng 2,8 lần. Đặc biệt sau sự
kiện Việt Nam gia nhập WTO, cơ hội tiếp cận các thị trường mới đã mở ra trước mắt,
việc tăng trưởng xuất khẩu của nước ta chỉ còn phụ thuộc vào năng lực sản xuất.
Định hướng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn tới là đa dạng hóa thị
trường, gia tăng xuất khẩu sang các nước khu vực châu Á có chung đường biên giới,
đặc biệt chú trọng khu vực thị trường các nước châu Âu và châu Mỹ.
b. Các thị trường nhập khẩu chủ yếu
Các thị trường nhập khẩu nhiều nhất của Việt Nam đều thuộc khu vực Đông Á:
Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hồng
Kông. Năm 2001, Việt Nam nhập khẩu đến 73,7% hàng hóa từ các nước trên; đến 11
tháng đầu năm 2007, con số này là 76,3%. Năm 2009, thị trường châu Á vẫn chiếm tỉ

trọng lớn nhất là 77,8% kim ngạch nhập khẩu cả nước trong đó, tỉ trọng nhập khẩu từ
ASEAN chiếm hơn 19,8%, các nước Đông Á chiếm 53,9%, riêng Trung Quốc chiếm
hơn 23,2%.
Theo nghiên cứu tổng hợp của www.business-in-asia.com về thương mại Việt
Nam, trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Việt Nam,
cán cân xuất nhập khẩu của Việt Nam luôn trong trạng thái thặng dư với 159 nước, bao
gồm Mĩ, Úc, Anh, Phillipines, Đức... trong khi luôn ở trạng thái thâm hụt với 47 quốc
gia và vùng lãnh thổ khác, bao gồm: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore, Thái
Lan, Hongkong, Đài Loan, Thụy Sĩ, Ấn Độ...
1.4. Cơ cấu xuất nhập khẩu theo khu vực kinh tế
a. Xuất khẩu
Xét về giá trị xuất khẩu, năm 1995, giá trị xuất khẩu của khu vực kinh tế trong
nước đạt 3,97 tỉ USD, năm 2008 đạt 28 tỉ USD, tăng 7 lần sau 13 năm. Theo tính toán
dựa trên số liệu thống kê của Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khu
vực kinh tế trong nước không đều qua các năm. Năm 1996, 1997 tăng trưởng nhanh ở
mức 28% và 17%, năm 1998 chỉ tăng 3%. Năm 2000, 2001 tăng trở lại ở mức 12%, duy
trì mức tăng 7% trong năm 2002, 2003. Giai đoạn từ 2004 trở lại đây mức tăng nhanh
dần và đều qua các năm, năm 2008, giá trị xuất khẩu của khu vực này tăng tới 35,5% so
với năm 2007.
Năm 1995, giá trị xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chỉ đạt
khoảng 1,47 tỉ USD nhưng đến 2008, sau 13 năm, con số này đã lên tới 34,5 tỉ USD,
tương đương mức tăng tới 23,5 lần. Giai đoạn 1995-2000 mức tăng giá trị xuất khẩu
của khu vực này qua từng năm rất cao, mỗi năm đều tăng trên 45%, duy nhất năm 1998
giá trị xuất khẩu không tăng so với năm trước. Năm 2001, giá trị xuất khẩu của khu
vực này giảm 2% so với năm 2000, nhưng lấy lại đà tăng 43% vào năm 2004. Năm năm
trở lại đây, tốc độ tăng khá ổn định, trung bình tăng 23% mỗi năm.
Nếu xét về tỉ trọng của từng khu vực trong tổng kim ngạch xuất khẩu, năm
1995, tỉ trọng nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước lên tới 73%, khu vực có FDI
chỉ chiếm 27 %. Năm 2009, theo báo cáo của cục đầu tư nước ngoài, xuất khẩu của khu
vực có FDI (kể cả dầu khí) đã dạt 29,9 tỉ USD, chiếm 52,7% tổng kim ngạch xuất khẩu

cả nước. Có thể nhận thấy khu vực FDI đang có những đóng góp lớn cho hoạt động
xuất khẩu của Việt Nam.
Bảng 2: Cơ cấu xuất khẩu theo khu vực kinh tế (bao gồm dầu thô)
Khu vực KT trong nước Khu vực KT có FDI
Năm
Giá trị
(Triệu USD)
Mức tăng
giá trị(%)
Tỉ trọng(%)
Giá trị
(Triệu USD)
Mức tăng giá
trị(%)
Tỉ trọng(%)
1995 3975,8 73,0 1473,1 27,0
1996 5100,9 28 70,3 2155,0 46 29,7
1997 5972,0 17 65,0 3213,0 49 35,0
1998 6145,3 3 65,7 3215,0 0 34,3
1999 6859,4 12 59,4 4682,0 45,6 40,6
2000 7672,4 12 53,0 6810,0 45,5 47,0
2001 8230,9 7,2 54,8 6798,3 -2 45,2
2002 8834,3 7,3 52,9 7871,8 16 47,1
2003 9988,1 13 49,6 10161,2 29 50,4
2004 11997,3 20 45,3 14487,7 43 54,7
2005 13893,4 15 42,8 18553,7 28 57,2
2006 16764,9 21 42,1 23061,3 24 57,9
2007 20786,8 24 42,1 27774,6 20 57,2
2008 28155,9 35,5 44,9 34529,2 24 55,1
2009

26836,2 -5 47,3 29900,0 -13,5 52,7
Nguồn: tổng hợp từ số liệu của Bộ Công Thương
b. Nhập khẩu
Giá trị nhập khẩu của cả khu vực kinh tế trong nước và khu vực kinh tế có FDI
nhìn chung có xu hướng tăng trong giai đoạn 1998 đến nay, nhưng không ổn định. Giai
đoạn 2002 trở lại đây, giá trị nhập khẩu của khu vực kinh tế trong nước tăng trung bình
22% mỗi năm, đối với khu vực kinh tế có FDI tốc độ tăng trung bình nhanh hơn là 28%
mỗi năm.
Xét về tỉ trọng của mỗi khu vực trong tổng kim ngạch của cả nước, số liệu
thống kê của bộ Công Thương trong bảng sau cho thấy, tỉ trọng của khu vực kinh tế
trong nước đã giảm từ 82% năm 1995 xuống còn 65,4% năm 2008, trong khi tỉ trọng
của vực kinh tế có FDI đã tăng gần gấp đôi từ 18% lên 34,6%.
Năm 2008 khu vực kinh tế có FDI tuy chỉ chiếm 34% tổng kim ngạch nhập
khẩu cả nước, song lại đóng góp tới 55,1% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong khi khu
vực kinh tế trong nước nhập khẩu tới 65% tổng kim ngạch nhập khẩu lại chỉ đóng góp
44,9% cho xuất khẩu cả nước. Nhìn tổng thể cơ cấu xuất nhập khẩu theo khu vực kinh
tế, có thể nhận thấy vai trò chủ đạo của khu vực FDI trong việc thúc đẩy tăng trưởng
của Việt Nam, và nguyên nhân gây thâm hụt thương mại lại phần nhiều do khu vực
kinh tế trong nước.
Bảng 3: cơ cấu nhập khẩu theo khu vực kinh tế
Khu vực KT trong nước Khu vực KT có FDI
Năm Giá trị
Triệu USD
Mức tăng
giá trị(%)
Tỉ trọng (%) Giá trị
Triệu USD
Mức tăng
giá trị (%)
Tỉ trọng

(%)
1995 6687,3 82,0 1468,1 18,0
1996 9100,9 36 81,7 2042,7 39 18,3
1997 8396,1 -8 72,4 3196,2 56,5 27,6
1998 8831,6 5 76,8 2668,0 -17 23,2
1999 8359,9 -6 71,2 3382,2 27 28,8
2000 11284,5 35 72,2 4352,0 29 27,8
2001 11233,0 0 69,3 4985,0 15 30,7
2002 13042,0 16 66,1 6703,6 34 33,9
2003 16440,8 26 65,1 8815,0 31 34,9
2004 20882,2 27 65,3 11086,6 26 34,7
2005 23121,0 11 62,9 13640,1 23 37,1
2006 28401,7 23 63,3 16489,4 21 36,7
2007 41052,3 45 65,4 21712,4 32 34,6
2008 52815,2 29 65,4 27898,6 29 34,6
2009 43930,0 -17 63,9 24870,0 -11 36,1
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Bộ Công Thương
2. Tổng quan về FDI vào Việt Nam
FDI vào VIệt Nam qua các thời kì
a. Quy mô vốn đăng ký
Từ năm 1988 đến đầu thập niên 90: Trong 3 năm đầu của thời kì này, FDI vào
Việt Nam chưa nhiều. Đến năm 1991, tổng vốn FDI ở Việt Nam mới chỉ khoảng 213
triệu USD. Thời kì đầu sau đổi mới Việt Nam được đánh giá là nước có môi trường đầu
tư thông thoáng nhất khu vực, nhưng Luật Đầu Tư nước ngoài tại Việt Nam mới ban
hành còn chưa hoàn thiện và đồng bộ. Hơn thế nữa cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, sự hiểu
biết về Việt Nam của các nhà đầu tư còn hạn chế, thêm vào đó là chính sách cấm vận
của Mĩ nên FDI giai đoạn này chỉ mới được tiến hành theo kiểu thăm dò, số dự án và
lượng vốn đăng kí thấp.
Tuy nhiên con số FDI đăng kí đã tăng mạnh kể từ năm 1992 và đạt đỉnh điểm
vào năm 1996 với tổng vốn đăng kí lên đến 8,9 tỉ USD. Tốc độ phát triển FDI khá cao,

ổn định, đặc biệt từ khi Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, tốc độ tăng FDI bình
quân hàng năm lên tới 50%. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này là do nhiều nguyên nhân, một
phần vì các nhà đầu tư nước ngoài bị thu hút bởi tiềm năng của một nền kinh tế đang
chuyển đổi, với thị trường trong nước chưa được khai thác. Thêm vào đó là hàng loạt
các nhân tố thuận lợi cho sản xuất như: lực lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ,
giá nguyên liệu rẻ, tài nguyên thiên nhiên…
Ngoài những nguyên nhân bên trong, nhiều tác động từ bên ngoài cũng góp
phần làm gia tăng FDI vào Việt Nam trong giai đoạn này. Thứ nhất là làn sóng vốn
chảy dồn về các thị trường mới nổi trong những năm 80 và 90. Trong các thị trường
này, Đông Nam Á là một điểm hút FDI. Năm 1990, các nước khu vực Đông Nam Á thu
hút 36% tổng dòng FDI đến các nước đang phát triển. Thứ hai, sự xuất hiện của dòng
vốn nước ngoài vào các nền kinh tế quá độ khối xã hội chủ nghĩa trước đây, nơi các nhà
đầu tư cho rằng là một cơ hội tốt để thu lợi nhuận. Thứ ba, các quốc gia có tiềm lực hơn
trong khu vực này như Thái Lan, Malisia, Singapore… đã bắt đầu hoạt động xuất khẩu
vốn. Là một nền kinh tế đang trong thời kì quá độ ở Đông Nam Á, Việt Nam có lợi thế
tương đối trong thu hút FDI.
Trong khoảng từ 1991 đến 1996, FDI tiếp tục đóng một vai trò quan trọng
trong việc tài trợ cho sự thiếu hụt trong tài khoản vãng lai của Việt Nam và cả cán cân
thanh toán quốc tế của Việt Nam.
Giai đoạn 1997-1999: Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tụt dốc về vốn FDI
đăng kí, cụ thể là giảm 49% vào năm 1997, 16% vào năm 1998 và 59% vào năm 1999
so với đỉnh điểm FDI thu hút được năm 1996. Lý do đầu tiên là do khủng hoảng tài
chính châu Á. Các nước chủ đầu tư của Việt Nam trong giai đoạn trước chủ yếu là các
nước châu Á, và để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh tại nước mình, các nhà đầu tư
này đã buộc phải hủy hoặc hoãn các kế hoạch đầu tư mở rộng ở nước ngoài. Cuộc
khủng hoảng cũng làm chậm đi quá trình mở rộng đầu tư sang châu Á của các nhà đầu
tư từ các châu lục khác. Khủng hoảng tài chính Châu Á đồng nghĩa với việc đồng tiền
của các nước Đông Nam Á bị mất giá. Việt Nam do vậy cũng trở nên kém hấp dẫn đối
với những dự án tập trung vào xuất khẩu. Một nguyên nhân khá quan trọng nữa dẫn đến
sự sụt giảm FDI vào Việt Nam là do nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy các dự kiến về

nhu cầu của thị trường đã bị thổi phồng, các rào cản cho hoạt động đầu tư và kinh
doanh ở Việt Nam cũng trở nên rõ ràng hơn.
Giai đoạn 2000-2005: Giá trị FDI đăng kí có dấu hiệu tăng trở lại 2000 và
2001 tuy nhiên vẫn chỉ đạt chưa tới 70% lượng FDI đăng ký năm 1996. Lượng FDI
đăng kí năm 2001 là 2,5 tỉ USD, tăng 26,8, vốn thực hiện là 2,3 tỉ USD, tăng 3,6% so
với năm 2000. Năm 2002, FDI đăng kí lại giảm xuống còn khoảng 1,4 tỉ USD, tương
đương 54,5% của mức năm 2001 và vốn thực hiện đạt 2,35 tỉ USD. Năm 2002, tình
hình kinh tế thế giới có nhiều yếu tố bất lợi, nhất là tình trạng trì trệ của nền kinh tế
toàn cầu do ảnh hưởng của sự kiện 11/9 ở Mĩ và sự cạnh tranh gay gắt về FDI của
Trung Quốc sau khi nước này gia nhập WTO.
Tính cả năm 2003 có 620 dự án được cấp phép đầu tư mới với tổng số vốn
đăng kí đạt 1,55 tỉ USD, giảm 18,5% số dự án và tăng 7,14% về vốn đăng kí so với năm
2002. Cũng trong năm 2003, đã có 345 lượt dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng thêm
là 1,15 tỉ USD, tăng 9,2% về số dự án và 1,2% về vốn so với năm 2002. Như vậy riêng
trong năm 2003, tổng số vốn cấp mới tăng thêm đạt khoảng 2,7 tỉ, tăng 4,9% so với
năm 2002. Với kết quả này, lũy kế đến năm 2003, cả nước có 4.266 dự án còn hiệu lực,
với tổng số vốn đầu tư đăng kí trên 46 tỉ USD, tổng vốn thực hiện đạt trên 27,3 tỉ USD,
tỉ lệ vốn thực hiện trên vốn đăng kí là 59,34%. Vốn FDI vào Việt Nam là 1,61 tỉ USD
năm 2004 và 5,72 tỉ USD năm 2005. FDI vào Việt Nam lấy lại đà tăng trưởng.
Giai đoạn từ 2006 đến nay: Năm 2006 vốn FDI vào Việt Nam là 9,9279 tỉ
USD, tăng tới 76% so với năm 2005 và vượt 32% kế hoạch cả năm, bao gồm cả dự án
cấp mới và tăng vốn. Trong đó có 797 dự án được cấp mới với vốn tổng cộng 2,1217 tỉ
USD.
Năm 2007 cả nước thu hút được 20,3 tỉ USD vốn đầu tư đăng kí bao gồm cả
vốn cấp mới và tăng vồn, tăng gấp đôi so với năm 2006, vượt 56% kế hoạch kiến. Tổng
vốn thực hiện cũng đạt kết quả khả quan là 4,6 tỉ USD, tăng 12,2% so với năm trước,
vượt 2,2% kế hoạch năm. 1.406 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng số
vốn đăng kí lên tới 17,6 tỉ USD, tăng 68,8% về số dự án so với năm 2006. Số lượt dự
án tăng vốn trong năm cũng đạt 361 lượt dự án với tổng số vốn tăng thêm hơn 2,65 tỉ
USD, tương đương 74,3% về số dự án và 91,2 % về vốn bổ sung so với năm 2006. Mức

tăng ấn tượng này phần nhiều được lí giải bởi sự kiện Việt Nam gia nhập WTO.
Năm 2008 mặc dù nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn và thách thức
nhưng nguồn FDI vào Việt Nam vẫn có bước tăng trưởng rất khả quan. Hết năm 2008
ghi nhận mức FDI tăng kỉ lục tới hơn 64 tỉ USD vốn đăng kí.
Kể từ cuối 2008, vốn FDI vào Việt Nam có dấu hiệu chậm lại do tác động của
khủng hoảng tài chính. Tính đến cuối năm 2009, tổng vốn FDI đăng kí, bao gồm cả vốn
đăng kí mới và vốn tăng thêm vào khoảng 21,43 tỉ USD, tương đương 30% tổng vốn
đăng kí 2008 . Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, so với các nước trong khu vực có thể
nói Việt Nam đã thành công hơn trong việc thu hút FDI.
Trong Quý I/2010, ước tính các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân
được 2,5 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2009 (nếu tính bằng VNĐ thì đạt
47,7 nghìn tỷ đồng, tăng 19,6% so với cùng kỳ năm 2009). Đối với dự án đăng ký mới,
trong 3 tháng đầu năm 2010, đã có 139 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với
tổng vốn đăng ký 1,92 tỷ USD, bằng 59,1% về số dự án và 59,5% về tổng vốn đầu tư so
với cùng kỳ năm 2009. (Nguồn: Báo cáo đầu tư quí I/2010- Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
b. Vốn thực hiện
Biểu đồ 2: Vốn FDI đăng kí, thực hiện và tỉ lệ FDI thực hiện trên FDI đăng kí
vào Việt Nam giai đoạn 1991-2009
Tỉ USD
Nguồn: Tổng cục thống kê
Nhìn vào biểu đồ trên, xét về lượng vốn thực hiện, vốn FDI thực hiện giai đoạn
1988-1993 là không đáng kể. Từ năm 1994, vốn FDI thực hiện bắt đầu tăng nhanh và
đạt đỉnh điểm vào năm 1996-1996 và giảm nhẹ ở những năm tiếp theo. Số vốn FDI
thực hiện từng năm trong giai đoạn 1998-2004 duy trì ở mức ổn định, ít biến động tăng
giảm. Từ năm 2005, vốn FDI thực hiện bắt đầu tăng trở lại và tăng đột biến vào năm
2008 do sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO. Sang năm
2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vốn FDI thực hiện ở Việt Nam
cũng có dấu hiệu giảm sút. Biểu đồ cho thấy sự tăng giảm của lượng vốn FDI thực hiện
có nhịp độ tương xứng với các pha tăng giảm của vốn FDI đăng kí của chủ đầu tư vào
Việt Nam. Tuy nhiên, khoảng cách giữa vốn đăng ký và vốn thực hiện lại không đồng

đều. Nhìn vào đường thể hiện tỉ lệ vốn giải ngân trên vốn đăng ký trong biểu đồ trên có
thể thấy tỉ lệ này biến động khá phức tạp. Từ năm 1991 đến 1998, tỉ lệ FDI thực hiện
trên FDI đăng ký trong khoảng 28% - 50%, biến động lên xuống do ảnh hưởng của các
sự kiên như việc chính phủ dửa đổi các qui định về đầu tư nước ngoài (lần I năm 1990,
lần II năm 1992), Mĩ xóa bỏ cấm vận với Việt Nam năm 1994, Việt Nam gia nhập các
tổ chức như ASEAN (1995) và APEC (1998), Chính phủ ban hành luật Đầu tư nước
ngoài mới (1996), điều lệ về đầu tư nước ngoài tại nước CHXHCN Việt Nam (1997),
bên cạnh đó là ảnh hưởng của biến động kinh tế khu vực. Những yếu tố này đã chi phối
quyết định của nhà đầu tư và tác động đến lượng vốn FDI thực hiện cũng như tỉ lệ FDI
thực hiện trên FDI đăng ký.
Giai đoạn 1999-2004, mặc dù mỗi năm lượng vốn đăng ký không quá 4 tỉ USD
và vốn giải ngân không quá 3 tỉ USD, tỉ lệ FDI thực hiện trên FDI đăng ký khá cao, dao
động từ 60% đến 90%. FDI đăng kí tăng mạnh từ năm 2005 tuy nhiên FDI thực hiện lại
tăng chậm hơn hẳn và chỉ tăng đáng kể từ năm 2008 với 11,5 tỉ USD vốn đã giải ngân,
mức kỉ lục kể từ khi Việt Nam bắt đầu Đổi mới. Điều đáng mừng là năm 2009 mặc dù
tác động của khủng hoảng kinh tế rõ rệt hơn nhưng sự suy giảm về vốn FDI thực hiện
so với FDI đăng ký lại không đáng kể và dạt 10 tỉ USD, tương đương 86% vốn thực
hiện của năm 2008.
FDI vào Việt Nam theo cơ cấu ngành
Căn cứ vào tiêu chí phân loại vốn đăng kí theo ngành kinh tế: (1) công nghiệp-
xây dựng, (2) nông-lâm-thủy sản và (3) dịch vụ, tính trên tổng lượng FDI vào Việt Nam
từ 1988 cho đến hết tháng 12 năm 2007 cho thấy vốn FDI trong lĩnh vực công nghiệp
và xây dựng chiếm tỉ trọng lớn nhất. Lĩnh vực này chiếm 4.602 dự án với tổng vốn
đăng ký là 38,01 tỉ USD, chiếm 67,5% số dự án và 62,9% tổng vốn đăng ký của khu
vực FDI. Vốn đăng ký của khu vực dịch vụ đứng vị trí thứ 2 với 1380 dự án, tổng vốn
đăng kí là 18,58 tỉ USD, chiếm 20,3% sơ dự án và 30,7% số vốn FDI đăng kí. Sau cùng
là lĩnh vực nông-lâm-thủy sản với 831 dự án, tổng vốn đăng kí chỉ 3,88 tỉ USD, chiếm
12,2% số dự án và 6,4% tổng vốn đăng kí trong khu vực FDI.
Nếu xét theo tiêu chí vốn thực hiện theo ngành kinh tế, số liệu FDI của riêng
năm 2007 cũng cho thấy lĩnh vực công nghiệp - xây dựng thu hút nhiều FDI hơn cả,

khoảng 69%, tiếp đó là lĩnh vực dịch vụ với 24,3%, lĩnh vực nông-lâm-thủy sản chỉ
chiếm một số lượng khiêm tốn 6,7%.
Năm 2008 cả vốn FDI thực hiện và vốn FDI đăng kí vẫn tập trung chủ yếu vào
lĩnh vực công nghiệp - xây dựng, tuy nhiên tỉ trọng FDI đầu tư cho lĩnh vực dịch vụ
cũng tăng đáng kể. Lĩnh vực công nghiệp – xây dựng thu hút 572 dự án với tổng vốn
đăng kí 32,62 tỉ USD, chiếm 48,85% về số dự án và 54,12% tổng vốn đăng kí thu hút
được. Lĩnh vực dịch vụ thu hút 554 dự án, tổng vốn đăng kí 27,4 tỉ USD, chiếm 47,3%
về số dự án và 45,4% số vốn đăng kí. Phần còn lại thuộc lĩnh vực nông-lâm-thủy sản..
Nguồn: www.vietpartners.com
Có thể nói FDI vào Việt Nam theo cơ cấu ngành đang có xu hướng tăng dần tỉ
trọng đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ và giảm dần tỉ trọng đầu tư vào lĩnh vực nông-lâm-
thủy sản. So sánh tỉ trọng FDI theo cơ cấu ngành trong hai thời kì 1988 – 12/2007 và
1988- 8/2009 cho thấy rõ hơn xu hướng này. Sau chưa đầy 2 năm, tỉ trọng FDI của khu
vực công nghiệp xây dựng tính trên tổng lượng FDI đăng kí vào Việt Nam đã giảm
1,2%, còn 61,7%, trong khi tỉ trọng FDI vào lĩnh vực dịch vụ tăng 5,7%, đạt 36,4%,
lĩnh vực nông-lâm-thủy sản giảm 4,5% chỉ còn 1,9%.
FDI vào Việt Nam theo cơ cấu chủ đầu tư
Bảng 4: Giá trị và tỉ trọng FDI của 10 nước chủ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam gia đoạn
1988-2006
STT
Tên quốc gia
& vùng
lãnh thổ
Số dự án Vốn đăng kí
Số lượng Tỉ trọng
%
Số lượng
Triệu USD
Tỉ trọng
%

1 Đài Loan 1550 0,23 3576,90 0,13
2 Singapore 452 0,7 2982,22 0,11
3 Hàn Quốc 1263 0,19 3228,95 0,12
4 Nhật Bản 735 0,11 3277,00 0,12
5 Hồng kông 375 0,06 1952,51 0,07
6
Quần đảo Virgin
thuộc Anh
275 0,04 1133,75 0,04
7 Hà Lan 74 0,01 1373,47 0,05
8 Pháp 178 0,03 1339,94 0,05
9 Mỹ 306 0,04 1151,24 0,04
10 Malaisia 200 0,03 763,17 0,03
Tổng 10 nước 5408 0,79 20779,13 0,78
Tổng các nước 26505,82
Nguồn: tổng hợp và tính toán từ số liệu của bộ Công Thương
Từ bảng số liệu trên có thể nhận thấy trong giai đoạn từ 1988 đến 2006 vốn từ
10 nước chủ đầu tư lớn nhất đã chiếm tới 80% vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, xét
cả về lượng vốn, số dự án và vốn đăng kí. Trong suốt giai đoạn này, FDI vào Việt Nam
chủ yếu vẫn là từ các nước thuộc khu vực Đông Á. Các nước chủ đầu tư khu vực châu
Á đóng góp tới 67% lượng FDI. Mặc dù các nhà đầu tư Mĩ bước chân vào Việt Nam
muộn hơn, vốn FDI từ nước này vào Việt Nam đã tăng nhanh kể từ năm 2001 sau khi
hai nước kí hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kì (BTA). Các chủ đầu
tư từ Châu Âu chỉ chiếm 10% số dự án, 15% tổng vốn đầu tư và 20% tổng vốn đăng kí.
Tuy nhiên đến năm 2009, trật tự trên đã có nhiều thay đổi.
Malaisia trở thành nước chủ đầu tư lớn thứ 3 chỉ sau Hàn Quốc và Đài Loan.
Đầu tư từ các nước Châu Âu có dấu hiệu giảm, thay vào đó là sự góp mặt của các quốc
gia thuộc Châu Mĩ. Nếu xếp hạng các nước theo số dự án đầu tư thì đứng đầu là Hàn
Quốc, tiếp đó là Đài Loan, thứ ba là Nhật Bản.
Biểu đồ 4: Tổng lượng FDI đăng ký và số dự án của 10 nước chủ đầu tư lớn nhất

vào Việt Nam giai đoạn 1988-8/2009
Nguồn: Tổng cục thống kê
Xét riêng dòng vốn FDI vào Việt Nam trong từng năm, năm 2008 và 2009 Mĩ
đều là chủ đầu tư lớn nhất với lượng vốn đăng kí năm 2009 lên tới 5,94 tỉ USD. Lượng
vốn tăng thêm từ các nhà đầu tư Mĩ vào thị trường Việt Nam năm 2009 cũng dẫn đầu
danh sách các nước chủ đầu tư với con số 3,85 tỉ USD.
FDI theo cơ cấu vùng lãnh thổ
Bảng: Số dự án và lượng FDI đăng ký theo vùng lãnh thổ Việt Nam giai đoạn
1988-2008
(Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước)
Vùng
Số
dự án
Tỉ trọng trên tổng số
dự án (%)
Lượng FDI đăng ký
(triệu USD)
Tỉ trọng trên tổng
FDI đăng ký (%)
Đồng bằng sông
Hồng
2790 25,4 33627 20,5
Trung du miền
núi phía Bắc
325 2,9 1823 1,1
Bắc Trung Bộ-
Duyên hải miền
Trung
690 6,3 43886 26,8
Tây Nguyên 147 1,3 1334 0,8

Đông Nam Bộ 6462 58,8 71857 43,9
Đồng bằng SCL 505 7876 4,8
Dầu khí 62 0,6 3201 19,6
Tổng 10981 163607
Nguồn: Bộ Kế hoạc và Đầu tư
FDI vào Việt Nam phân bổ không đều theo vùng miền,bảng số liệu trên cho
thấy, FDI vào Việt Nam chủ yếu tập trung vào các vùng đồng bằng. Đứng đầu về cả số
dự án và lượng vốn đăng ký là miền Đông Nam Bộ với 58,8% tổng số dự án và 43,9%
tổng vốn đăng ký. Khu vực đồng bằng sông Hồng đứng thứ hai về số dự án và thứ 3 về
lượng FDI đăng ký. Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung xếp thứ 2 về lượng
vốn đăng ký và xếp thứ 3 về số dự án. Đầu tư FDI vào vùng Trung du miền núi phía
Bắc, Tây Nguyên và đồng băng SCL còn khá khiêm tốn cả về số dự án và lượng FDI.
Các tỉnh, thành phố thu hút nhiều FDI chủ yếu tập trung ở các vùng Bắc Trung
Bộ - duyên hải miền Trung (4 tỉnh thành) và vùng Đông Nam Bộ (3 tỉnh, 1 thành phố),
khu vực đồng bằng sông Hồng chỉ có duy nhất thành phố Hà Nội thuộc danh sách.
Đứng đầu về số dự án là TP HCM với 29,4% tổng số dự án, thứ hai là tỉnh Bình Dương
15,7%. Đồng Nai đứng thứ 4 về số dự án nhưng lại xếp thứ nhất về lượng vốn đăng kí,
chiếm tới 23.1%, tiếp theo là TP HCM. Thủ đô Hà Nội chỉ đứng thứ 3 về lượng FDI
đăng ký.
Bảng: 10 tỉnh, thành phố đứng đầu về số vốn FDI đăng kí ở Việt Nam giai đoạn
1988-2008
Vùng Thành Phố Số dự án Tỉ trọng (%) FDI đăng kí
(triệu USD)
Tỉ trọng (%)
Đồng bằng
sông Hồng
Hà Nội
1498 13,6 20228 12,4
Bắc Trung
Bộ- Duyên hải

miền Trung
Thanh Hóa 42 2,1 6992 4,3
Hà Tĩnh 14 0,1 7940 4,9
Quảng Ngãi 22 0,2 4651 2,8
Phú Yên 44 0,4 6315 3,9
Ninh Thuận 16 0,1 9952 6,0
Đông Nam Bộ Bình Dương 1734 15,7 9984 6,1
Đồng Nai 1031 9,4 14752 23,1
Bà Rịa-Vũng
tàu
226 2,0 16896 10,3
TP HCM 3234 29,4 29245 17,9
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Tính đến cuối năm 2009, có 21 tỉnh, thành phố thu hút trên 1 tỷ USD vốn FDI
đăng ký, trong đó có 10 địa phương trên 5 tỷ USD. Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai, Bà
Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương chiếm khoảng 60% tổng vốn FDI đăng ký cả nước. Rất
nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Nam Bộ có rất ít dự án FDI, mặc dù Chính
phủ đã có chính sách ưu đãi đặc biệt cho các tỉnh đó và chính quyền địa phương rất
quan tâm đến hoạt động xúc tiến đầu tư. Thực trạng đó đặt ra hai vấn đề cần được giải
quyết: phân bố nguồn lực và hạ tầng kỹ thuật, xã hội.
II. Đánh giá mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở Việt Nam
1. Tác động của FDI đến hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam
1.1. FDI tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu
 FDI tác động đến kim ngạch xuất khẩu
• FDI giúp tăng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất xuất khẩu
Kể từ khi mở cửa nền kinh tế kinh tế, phát triển quan hệ buôn bán và tiếp nhận
đầu tư nước ngoài, mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể về phát triển
kinh tế, song vẫn là một nước nghèo, đang phát triển. Chúng ta có nguồn lao động rẻ
dồi dào là lợi thế nhưng luôn ở trong trạng thái thiếu vốn. Kể từ 1988 đến nay, dòng
FDI đã trở thành một nguồn bổ sung vốn thiết yếu cho nền kinh tế Việt Nam nói chung

và các ngành sản xuất xuất khẩu nói riêng. Nếu không có FDI, tổng nguồn vốn huy
động được trong nước, ngoài việc đầu tư phần lớn để cải tạo hệ thống cơ sở hạ tầng và
đầu tư cho khu vực sản xuất khu vực trong nước, thì việc dành ra một lượng vốn đáng
kể để đầu tư cho sản xuất xuất khẩu ngay từ những năm đầu sau đổi mới là việc cực kì
khó khăn, chưa kể đến những hậu quả nặng nề của thời kì suy thoái kinh tế kéo dài từ
cuối thập niên 70 đến cuối thập niên 80. FDI chính là một liều thuốc kích thích sản xuất
cho nền kinh tế Việt Nam sau khủng hoảng và từng bước tạo điều kiện cho hoạt động
sản xuất xuất khẩu phát triển thuận lợi. Kim ngạch xuất khẩu của nước ta từ 1988 đến
1990 đã tăng gấp 3 lần, đạt 2,4 tỉ USD, năm 1995 lên tới 8,9 tỉ USD.
Nhìn vào biểu đồ sau có thể thấy, vai trò của FDI trong việc bổ sung vốn cho
nền kinh tế nói chung ngày một lớn hơn. Tính đến năm 2008, FDI đã chiếm tới 20%
tổng lượng vốn đầu tư cho toàn bộ nền kinh tế.
Biểu đồ 5: Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế giai đoạn 2000-2008
Đơn vị: Tỉ đồng
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Xét riêng hoạt động sản xuất xuất khẩu của Việt Nam, FDI cũng có vai trò lớn
trong việc bổ sung nguồn vốn. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Xuân thuộc bộ Công
Thương và Yuqing Xing thuộc đại học Quốc gia Nhật Bản về FDI và hoạt động xuất
khẩu ở Việt Nam năm 2006, sử dụng mô hình Lực hấp dẫn, kết hợp với số liệu về hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam sang 23 nước chủ đầu tư FDI giai đoạn 1990-2004 thuộc
5919 dự án đã được cấp phép tính từ 1988. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tăng trưởng
xuất khẩu của Việt Nam có đóng góp đáng kể của dòng vốn FDI. Cứ 1% tăng trưởng
của FDI sẽ tạo ra 0,25% tăng trưởng về giá trị xuất khẩu, hay cứ 2,5 USD vốn FDI sẽ
tạo ra 1 USD doanh thu từ xuất khẩu.
Đến nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có sự chuyển dịch tương đối về
cơ cấu. Nếu ở giai đoạn 10 năm đầu sau đổi mới, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là nông
sản và các mặt hàng có hàm lượng lao động cao, thì trong khoảng hơn 10 năm gần đây,
cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam có sự chuyển dịch sang các mặt hàng có hàm
lượng vốn cao hơn. Trong tương lai, xu hướng này sẽ còn tiếp diễn và ngành sản xuất
hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn cần nhiều vốn hơn nữa. Đặc biệt trong giai

đoạn hiện nay, với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhờ xuất khẩu mà nhà nước
đã đặt ra, nguồn vốn FDI càng nắm giữ một vai trò quan trọng hơn nữa trong việc bổ
sung nguồn vốn cho sản xuất xuất khẩu.
• FDI làm tăng kim ngạch xuất khẩu do doanh nghiệp FDI thực hiện khâu
sản xuất hoặc gia công hàng hóa tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu
Khi nói đến sự gia tăng nhanh chóng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam
trong những năm qua, đóng góp của các doanh nghiệp FDI là không thể phủ nhận. Điều
này được minh chứng bằng tỉ trọng ngày càng gia tăng của khu vực FDI trong tổng giá
trị xuất khẩu của cả nước. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, FDI hiện
nay có xu hướng hướng về xuất khẩu hơn là nhằm vượt qua hàng rào bảo hộ và hàng
rào thuế quan của các nước nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời với xu hướng đó là sự phát
triển ngày càng mạnh của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC). Các TNC này thường
được hình thành ở các nước phát triển, với phạm vi tiêu thụ hàng hóa rộng lớn khắp
toàn cầu. Các TNC này có xu hướng hình thành các chi nhánh ở nhiều quốc gia, tiến
hành hoạt động sản xuất, gia công hàng hóa ở các nước có điều kiện đầu tư thuận lợi,
nhất là những nước đang phát triển nhiều tài nguyên, nhân công rẻ và mặt bằng sản xuất
lớn, rồi xuất khẩu sang thị trường khác. Với những tiêu chí lựa chọn địa điểm đầu tư
như trên, Việt Nam được coi là một điểm đầu tư hấp dẫn, đặc biệt là từ sau khi gia nhập
WTO, phạm vi thương mại được mở rộng, năm 2009, Việt Nam xếp thứ 12 trong danh
sách 25 nền kinh tế có sức hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất thế giới
do Bloomberg bình chọn, Việt Nam tiếp tục chứng tỏ là địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà
đầu tư toàn cầu.
Bảng 5: Số liệu về hoạt động xuất khẩu của khu vực FDI tại Việt Nam (có bao
gồm dầu thô)
Năm
Giá trị
(triệu USD)
Mức tăng
giá trị(%)
Tỉ trọng KV FDI trên

tổng
KNXK (%)
Mức tăng tổng KNXK cả
nước (%)
1995 1473,1 27,0 34,6
1996 2155,0 46 29,7 33,2
1997 3213,0 49 35,0 26,6
1998 3215,0 0 34,3 1,8
1999 4682,0 45,6 40,6 23,3
2000 6810,0 45,5 47,0 25,5
2001 6798,3 -2 45,2 3,8
2002 7871,8 16 47,1 11,2
2003 10161,2 29 50,4 20,6
2004 14487,7 43 54,7 31,0
2005 18553,7 28 57,2 22,9
2006 23061,3 24 57,9 22,7
2007 27774,6 20 57,2 21,9
2008 34529,2 24 55,1 29,1
2009 29900,0 -13 52,8 -9,8
Nguồn: Tính toán theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương
Năm 1991, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt nam chỉ đạt
52 triệu USD, đóng góp 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đến năm 2009,
sau gần 20 năm mở cửa và hội nhập, khu vực này thực sự đã có sự tăng trưởng ấn
tượng, kim ngạch xuất khẩu đạt tới 29,9 tỉ USD, tương đương 52,7% tổng kim ngạch
xuất khẩu cả nước, tăng tới gần 600 lần về giá trị và tăng tới 21 lần về tỉ trọng. Tuy vậy,
hoạt động sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2009 do chịu ảnh hưởng
của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tỉ trọng đóng góp của khu vực FDI vào kim ngạch
xuất khẩu cả nước có giảm so với năm 2008 về tỉ trọng và giá trị. Ngoại trừ năm 1998
và 2001, giá trị xuất khẩu của khu vực này gần như không tăng, tất cả các năm còn lại,
đều có tốc độ tăng trưởng trên 20%, tỉ trọng đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu

cũng không ngừng tăng lên. Giai đoạn 2005-2008 là giai đoạn hoạt động hiệu quả nhất
của khu vực FDI hướng vào xuất khẩu. Tỉ trọng đóng góp vào tổng kim ngạch xuất
khẩu hàng năm của cả nước luôn đạt trên 57%, năm 2008 là giai đoạn cao điểm, giá trị
xuất khẩu của khu vực này lên tớ 34,52 tỉ USD. Theo báo cáo của Vụ Xuất nhập khẩu,
Bộ Công thương, xuất khẩu 10 mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp FDI chiếm 27,5%
tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 và 24,9% năm 2009.
Xét về tốc độ tăng trưởng, so với mức tăng trưởng xuất khẩu cả nước, tăng
trưởng xuất khẩu của khu vực FDI ở hầu hết các năm đều đạt tốc độ cao hơn. Năm
1997, tăng trưởng xuất khẩu của khu vực FDI đạt 49% trong khi tăng trưởng xuất khẩu
cả nước chỉ trên 26%. Hay trong hai năm 1999-2000, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của
khu vực FDI là trên 45% trong khi kim ngạch xuất khẩu cả nước chỉ tăng 23-25%. Khu
vực FDI duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu nhanh hơn so với cả nước cho đến năm 2006.
Từ 2006 đến nay, tăng trưởng xuất khẩu của khu vực này xuống thấp hơn so với mức
tăng trưởng của cả nước. Năm 2009, xuất khẩu cả nước tăng trưởng âm 9,8% trong khi
xuất khẩu của khu vực FDI tăng trưởng âm tới 13%. Nguyên nhân chính là do trong
thời kì suy thoái kinh tế, cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của khu vực FDI giảm mạnh
hơn so với cầu hàng xuất khẩu của khu vực trong nước, do khu vực FDI chủ yếu xuất
khẩu các sản phẩm công nghệ cao trong khi mặt hàng xuất khẩu chủ lực của khu vực
trong nước là các mặt hàng thiết yếu cơ bản nên cầu ít co giãn hơn. Một nguyên nhân
cũng rất quan trọng là do nhiều chủ đầu tư muốn tránh rủi ro từ khủng hoảng kinh tế đã
giảm quy mô đầu tư.
• FDI giúp nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng Việt Nam xuất
khẩu nhờ tác động lan tỏa về công nghệ
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh
nghiệp nói riêng và với cả nền kinh tế nói chung. Làm tăng tính cạnh tranh của sản
phẩm có nghĩa là làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Khả
năng cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, chủng loại, mẫu mã, giá cả, số
lượng… được quyết định bởi các yếu tố như vốn, công nghệ, lao động… So với các
doanh nghiệp trong nước, đây là một là một ưu thế rõ rệt của các doanh nghiệp FDI. Vì
thế các doanh nghiệp FDI sản xuất để xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao hơn so với

các doanh nghiệp trong nước. Tuy vậy, sự có mặt của khu vực FDI lại có tác động tích
cực đến hoạt động sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Bảng : Đánh giá về sức ép cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
(sức ép cạnh tranh cao nhất = 10; thấp nhất = 1)
Trước hết, sự có mặt của các doanh nghiệp FDI, nhất là các doanh nghiệp
100% vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã kéo theo sự xuất hiện của các công nghệ
mới, hầu hết các công nghệ này đều ở mức độ tiên tiến hơn so với trình độ công nghệ
của nước ta. Các doanh nghiệp FDI vì thế cũng đòi hỏi nguồn lao động có trình độ cao
hơn. Ở Việt Nam, số lao động có trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu của các doanh
nghiệp FDI không nhiều, đa số nguồn lao động hoạt động trong khu vực FDI phải qua
đào tạo trực tiếp của nhà tuyển dụng. Những người này được học về quản lý doanh
nghiệp, đào tạo nhân sự, các nghiệp vụ ngoại thương, vận hành thiết bị công nghệ cao,
hay tham gia nghiên cứu chế tạo sản phẩm mới… Sự di chuyển nguồn lao động giữa
khu vực kinh tế trong nước và khu vực FDI tạo nên một hiệu ứng lan tỏa. Nói cách
khác, các doanh nghiệp FDI đã gián tiếp giúp Việt Nam đào tạo một phần lực lượng lao
động với trình độ cao hơn, hiểu biết về công nghệ, hiểu biết về quản trị kinh doanh, khả
năng nghiên cứu sản phẩm mới, am hiểu thị trường quốc tế, đặc biệt là lối tư duy và tác
phong làm việc chuyên nghiệp. Sự hội tụ những yếu tố trên trong lực lượng lao động
mới có vai trò quyết định đến chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh của sản phẩm
mà mỗi doanh nghiệp sản xuất ra.
Điều tra do Viện Nghiên cứu nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương thực hiện
cuối năm 2004 tiến hành đối với doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước thuộc
ba nhóm ngành chế biến thực phẩm, dệt may-da giày, cơ khí - điện tử tại hai địa
phương là TP.Hồ Chí Minh, Hà nội và một số tỉnh, thành phố xung quanh hai trung tâm
kinh tế lớn này. Đây là nơi các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động và tác động tràn của
doanh nghiệp FDI tới doanh nghiệp trong nước được cho rằng sẽ thể hiện rõ nhất do
khoảng cách về không gian giữa các doanh nghiệp đã được hạn chế. Phân tích kết quả
từ hai góc độ: (1) lao động chuyển đi khỏi doanh nghiệp FDI và (2) nguồn gốc lao động
mới tuyển dụng của doanh nghiệp trong nước- đều cho thấy có hiện tượng di chuyển
lao động giữa doanh nghiệp FDI và trong nước, nhưng ở mức thấp. Tất nhiên vào thời

điểm đó, các doanh nghiệp 100% vốn trong nước ít có khả năng thu hút lao động từ khu
vực FDI do mức lương chi trả còn hạn chế. Tuy nhiên đến nay, ngày càng có nhiều
doanh nghiệp đủ mạnh có thể thu hút nhân tài từ các công ty đa quốc gia. Công ty Bitis,
Kinh Đô, tập đoàn Masan, công ty Liên Bảo, công ty Việt Văn, công ty Mai Thanh,
công ty Masso, Big Solutions, SME, Golden Land hiện là những nơi đầu quân mới của
các nhà quản lý giỏi trước đây từng làm việc cho các công ty nước ngoài. Chủ tịch tập
đoàn và giám đốc của những công ty này trước đây đều là những người đã từng làm
việc cho các tập đoàn nước ngoài hoặc các công ty liên doanh lớn, sau một thời gian
làm họ tự tách ra mở công ty riêng để kinh doanh và quản lý dựa trên những kinh
nghiệm đã được đào tạo và tích lũy khi còn ở các doanh nghiệp FDI. Giám đốc phát
triển thương mại Công ty Goodland ông Trần Anh Tuấn từng là chuyên gia xúc tiến
thương mại đầu vào cho các doanh nghiệp Australia tại Thương vụ Australia ở TP
HCM; ông Vũ Quốc Tuấn, Giám đốc Công ty Việt Văn từng làm việc cho tập đoàn
Keppel Land của Singapore; Giám đốc Công ty SME từng là luật sư tư vấn cho Công ty
Akzo Nobel; bà Trần Thị Thanh Mai trước khi lập công ty quảng cáo Mai Thanh từng
là Phó Tổng Giám đốc Công ty liên doanh Castrol, tập đoàn Philip Morric, và công ty
J.W. Thomson; bà Nguyễn Công Ái Huyên từng phụ trách quản trị nhãn hiệu cho hãng
Shell Việt nam hiện là giám đốc công ty Masso, một công ty chuyên cung cấp các giải
pháp tiếp thị cho các doanh nghiệp. Ông Hạ Ngọc Linh, Giám đốc Công ty Big
Solutions, nguyên là thủ khoa ngành quản trị kinh doanh của Viện Công nghệ châu Á
(AIT) cũng đã từng giữ cương vị Giám đốc điều hành cho Motorola Vietnam trong 5
năm.
Thứ hai, đối với FDI dưới các hình thức liên doanh liên kết, các doanh nghiệp
Việt Nam sau khi thực hiện việc liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài, ngoài đầu tư
về vốn, doanh nghiệp Việt Nam còn được nhà đầu tư góp vốn bằng dây chuyền sản xuất
hiện đại, công nghệ cao, đặc biệt là các bí quyết công nghệ của họ. Việc tiếp nhận FDI
dưới hình thức này cho phép các doanh nghiệp Việt Nam được tiếp thu một cách trực
tiếp công nghệ tiên tiến của nước chủ đầu tư và quá trình cải thiện chất lượng sản phẩm
cũng diễn ra nhanh hơn và đúng hướng hơn. Một ví dụ điển hình về doanh nghiệp liên
doanh thành công của Việt Nam hiện nay có thể kể đến Công ty Cổ phần Cáp điện LS-

×