Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

thuế và kế toán thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.07 KB, 20 trang )

MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua, tăng trưởng kinh tế, quá trình công nghiệp hóa và phát triển đô thị
tăng nhanh đã tác động xấu đến môi trường sinh thái như sự gia tăng phát thải nước
thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt; gia tăng số lượng chất thải rắn trong sinh hoạt
và trong công nghiệp; gia tăng phát thải các chất gây ô nhiễm không khí từ cả quá
trình sản xuất công nghiệp và sử dụng các sản phẩm gây ô nhiễm; ô nhiễm ngày càng
gia tăng cả trên mặt đất, trong lòng đất, nước và trong không khí.
Có thể thấy, hiện trạng môi trường tiếp tục xuống cấp nêu trên là những thách thức
nghiêm trọng đối với sự phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam trong thời gian
tới.Nếu không kịp thời có các giải pháp giảm dần lượng phát thải chất độc hại thì nguy
cơ ô nhiễm sẽ ngày càng gia tăng.
Việc đánh thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường góp phần nâng cao nhận thức của
tổ chức, cá nhân đối với môi trường. Do việc đánh thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi
trường có vai trò quan trọng trong cả nhận thức lẫn tăng trưởng nên cần thiết có các
nghiên cứu về chính sách thuế bảo vệ môi trường để cung cấp cái nhìn tổng quát và
theo sát hoạt động của chính sách thuế bảo vệ môi trường trong đời sống. Đó là lí do
chúng tôi chọn đề tài về thuế và kế toán thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường doanh
nghiệp


Chương I: Các quy định về kế toán theo luật thuế hiện hành
I.

Thuế tài nguyên

1. Quy định cơ bản liên quan đến thuế tài nguyên
1.1. Nội dung thuế tài nguyên
1.1.1. Khái niệm
Thuế tài nguyên là loại thuế đánh vào những sản phẩm thuộc về tự nhiên mà con
người khai thác và sử dụng nhằm hạn chế sự khai thác ảnh hưởng đến tài nguyên quốc
gia và tăng thu cho ngân sách Nhà nước.


1.1.2. Đặc điểm
+ Thuế tài nguyên là loại thuế gián thu
Người tiêu dùng hàng hóa chịu thuế tài nguyên mới là người chịu thuế. Còn đối tượng
nộp thuế thì thường là không chịu thuế
+ Thuế tài nguyên chỉ đánh vào các tài nguyên thiên nhiên gồm:
Khoáng sản kim loại; Khoáng sản không kim loại; Dầu thô; Khí thiên nhiên; Sản phẩm
của rừng tự nhiên; Hải sản tự nhiên (động vật và thực vật);Nước thiên nhiên;Yến sào
thiên nhiên; Tài nguyên thiên nhiên khác.
+ Thuế suất thuế tài nguyên khác nhau ở các tài nguyên thiên nhiên khác nhau
Thuế suất thuế tài nguyên chưa đủ cao để bảo vệ được các tài nguyên thiên nhiên quý
hiếm. Các tài nguyên càng ngày càng hiếm hơn do đó mức thuế suất áp dụng cũng cần
càng ngày càng cao hơn
1.2. Quy định chung về thuế tài nguyên theo luật thuế .
a. Đối tượng chịu thuế tài nguyên
Đối tượng chịu thuế tài nguyên là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền,
hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
quy định, bao gồm:
1.

Khoáng sản kim loại.

2.

Khoáng sản không kim loại.

3.

Sản phẩm của rừng tự nhiên, bao gồm các loại thực vật và các loại sản phẩm
khác của rừng tự nhiên, trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp

thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ.


4.
5.

Hải sản tự nhiên, gồm động vật và thực vật biển.
Nước thiên nhiên, bao gồm: Nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên nhiên
dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm
mát máy.
Nước biển làm mát máy phải đảm bảo các yêu cầu về môi trường, hiệu quả sử dụng
nước tuần hoàn và điều kiện kinh tế kỹ thuật chuyên ngành được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xác nhận.

6.

Yến sào thiên nhiên, trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu
tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác.

7.

Tài nguyên thiên nhiên khác do Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các Bộ,
ngành liên quan báo cáo Chính phủ để trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét,
quyết định

b. Người nộp thuế và các quy định về thuế tài nguyên
Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng
chịu thuế tài nguyên. Người nộp thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy
định cụ thể như sau:
1.

Đối với hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản thì người nộp thuế là tổ
chức, hộ kinh doanh được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác
khoáng sản.
Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác
khoáng sản, được phép hợp tác với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên và có quy
định riêng về người nộp thuế thì người nộp thuế tài nguyên được xác định theo văn
bản đó.
Trường hợp tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác
khoáng sản, sau đó có văn bản giao cho các đơn vị trực thuộc thực hiện khai thác tài
nguyên thì mỗi đơn vị khai thác là người nộp thuế tài nguyên.
2.
Doanh nghiệp khai thác tài nguyên được thành lập trên cơ sở liên doanh thì
doanh nghiệp liên doanh là người nộp thuế
Trường hợp Bên Việt Nam và bên nước ngoài cùng tham gia thực hiện hợp đồng hợp
tác kinh doanh khai thác tài nguyên thì trách nhiệm nộp thuế của các bên phải được
xác định cụ thể trong hợp đồng hợp tác kinh doanh; Nếu trong hợp đồng hợp tác kinh
doanh không xác định cụ thể bên có trách nhiệm nộp thuế tài nguyên thì các bên tham
gia hợp đồng đều phải kê khai nộp thuế tài nguyên hoặc phải cử ra người đại diện nộp
thuế tài nguyên của hợp đồng hợp tác kinh doanh.


3.
Tổ chức, cá nhân nhận thầu thi công công trình trong quá trình thi công có phát
sinh sản lượng tài nguyên mà được phép của cơ quan quản lý nhà nước hoặc không
trái quy định của pháp luật về quản lý khai thác tài nguyên khi thực hiện khai thác sử
dụng hoặc tiêu thụ thì phải khai, nộp thuế tài nguyên với cơ quan thuế địa phương nơi
phát sinh tài nguyên khai thác.
4.
Tổ chức, cá nhân sử dụng nước từ công trình thuỷ lợi để phát điện là người nộp
thuế tài nguyên, không phân biệt nguồn vốn đầu tư công trình thuỷ lợi.

Trường hợp tổ chức quản lý công trình thuỷ lợi cung cấp nước cho tổ chức, cá nhân
khác để sản xuất nước sinh hoạt hoặc sử dụng vào các mục đích khác (trừ trường hợp
sử dụng nước để phát điện) thì tổ chức quản lý công trình thủy lợi là người nộp thuế.
5.
Đối với tài nguyên thiên nhiên cấm khai thác hoặc khai thác trái phép bị bắt
giữ, tịch thu thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên và được phép bán ra thì tổ chức
được giao bán phải khai, nộp thuế tài nguyên theo từng lần phát sinh tại cơ quan thuế
quản lý trực tiếp tổ chức được giao bán tài nguyên trước khi trích các khoản chi phí
liên quan đến hoạt động bắt giữ, bán đấu giá, trích thưởng theo chế độ quy định
2. Xác định thuế tài nguyên
- Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế tài
nguyên, thuế suất thuế tài nguyên.
- Xác định thuế tài nguyên phải nộp trong kỳ
Thuế tài nguyên
phải nộp trong
kỳ

=

Sản lượng tài
nguyên tính
thuế

x

Giá tính thuế
đơn vị tài
nguyên

x


Thuế suất thuế
tài nguyên

Trường hợp được cơ quan nhà nước ấn định mức thuế tài nguyên phải nộp trên một
đơn vị tài nguyên khai thác thì số thuế tài nguyên phải nộp được xác định như sau:
Thuế tài nguyên phải
nộp trong kỳ

=

Thuế tài nguyên phải
nộp trong kỳ

x

Mức thuế tài nguyên ấn
định trên một đơn vị tài
nguyên khai thác


2.1. Sản lượng tài nguyên tính thuế
- Đối với loại tài nguyên khai thác xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối
lượng thì sản lượng tài nguyên tính thuế là số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng của
tài nguyên thực tế khai thác trong kỳ tính thuế.
- Đối với tài nguyên không xác định được số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng thực
tế của tài nguyên khai thác do chứa nhiều chất, tạp chất khác nhau và được bán ra sau
khi sàng tuyển, phân loại thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định như sau:
+ Đối với tài nguyên sau khi sàng tuyển, phân loại thu được từng chất riêng thì sản
lượng tài nguyên tính thuế được xác định theo số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng

loại tài nguyên hoặc từng chất có trong tài nguyên thu được sau khi sàng tuyển, phân
loại .
+ Đối với tài nguyên khai thác có chứa nhiều chất khác nhau (quặng đa kim) qua sàng,
tuyển, phân loại mà không xác định được sản lượng từng chất có trong tài nguyên khai
thác (quặng) thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định đối với từng chất căn cứ
sản lượng tài nguyên thực tế khai thác (quặng) và tỷ lệ của từng chất có trong tài
nguyên.
- Đối với tài nguyên khai thác không bán ra mà phải qua sản xuất, chế biến mới bán ra
(tiêu thụ trong nước hoặc xuất khẩu) thì sản lượng tài nguyên tính thuế được xác định
như sau:
+ Trường hợp sản phẩm bán ra là sản phẩm tài nguyên thì căn cứ định mức sử dụng tài
nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm tài nguyên sản xuất bán ra.
+ Trường hợp sản phẩm bán ra là sản phẩm công nghiệp thì căn định mức sử dụng tài
nguyên tính trên một đơn vị sản phẩm công nghiệp sản xuất bán ra.
- Đối với nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện thì sản lượng tài nguyên tính
thuế là sản lượng điện của cơ sở sản xuất điện bán cho bên mua điện theo hợp đồng
mua bán điện hoặc sản lượng điện giao nhận trong trường hợp không có hợp đồng mua
bán điện được xác định theo hệ thống đo đếm đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt
Nam, có xác nhận của bên mua, bên bán hoặc bên giao, bên nhận.
- Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc
đóng chai, đóng hộp, nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh thì sản lượng tài
nguyên tính thuế được xác định bằng mét khối (m3) hoặc lít (l) theo hệ thống đo đếm
đạt tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam.
2.2. Giá tính thuế tài nguyên
Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân
khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng nhưng không được thấp hơn giá tính thuế
tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định; Trường hợp giá bán đơn vị sản phẩm tài


nguyên thấp hơn giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định thì tính thuế tài

nguyên theo giá do UBND cấp tỉnh quy định.
Trường hợp sản phẩm tài nguyên được vận chuyển đi tiêu thụ, trong đó chi phí vận
chuyển, giá bán sản phẩm tài nguyên được ghi nhận riêng trên hóa đơn thì giá tính
thuế tài nguyên là giá bán sản phẩm tài nguyên không bao gồm chi phí vận chuyển.
- Đối với loại tài nguyên xác định được giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên
Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên có cùng phẩm cấp, chất
lượng chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và được áp dụng cho toàn bộ sản lượng tài
nguyên khai thác trong tháng; Giá bán của một đơn vị tài nguyên được tính bằng tổng
doanh thu (chưa có thuế GTGT) của loại tài nguyên bán ra chia cho tổng sản lượng tài
nguyên tương ứng bán ra trong tháng.
-Đối với loại tài nguyên không xác định được giá bán đơn vị tài nguyên khai thác do
có chứa nhiều chất khác nhau
- Giá tính thuế tài nguyên trong một số trường hợp được quy định cụ thể như sau:
+ Giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng sản xuất thủy điện là giá bán
điện thương phẩm bình quân
Giá bán điện thương phẩm bình quân để tính thuế tài nguyên đối với các cơ sở sản
xuất thủy điện do Bộ Tài chính công bố.
+ Đối với gỗ là giá bán tại bãi giao (kho, bãi nơi khai thác); trường hợp chưa xác định
được giá bán tại bãi giao thì giá tính thuế được xác định căn cứ vào giá tính thuế do
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định theo hướng dẫn tại khoản 6 Điều này.
+ Đối với nước khoáng thiên nhiên, nước nóng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc
đóng chai, đóng hộp, nước thiên nhiên dùng cho sản xuất, kinh doanh mà không có giá
bán ra thì giá tính thuế tài nguyên do UBND cấp tỉnh quy định theo nguyên tắc hướng
dẫn tại khoản 5 Điều này.
d) Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên không thực hiện đầy đủ chế độ sổ sách kế
toán, chứng từ kế toán theo quy định thì cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, ấn định thuế
theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Trường hợp này, sản lượng tài nguyên
tính thuế được xác định căn cứ kết quả kiểm tra, giá tính thuế tài nguyên là giá tại
Bảng giá do UBND cấp tỉnh quy định áp dụng tương ứng với từng thời kỳ.
- Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên để thực

hiện cho năm tiếp theo liền kề


2.3. Thuế suất thuế tài nguyên
Thuế suất thuế tài nguyên làm căn cứ tính thuế tài nguyên đối với từng loại tài nguyên
khai thác được quy định tại Biểu mức thuế suất tài nguyên ban hành kèm theo Nghị
quyết số 712/2013/UBTVQH13 ngày 16/12/2013 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và
các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có)
II.

Thuế bảo vệ môi trường

1. Quy định cơ bản liên quan đến thuế bảo vệ môi trường.
1.1 . Nội dung thuế bảo vệ môi trường
1.1.1. Khái niệm
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi
chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
1.2. Quy định chung về thuế bvmt theo luật thuế .
a. Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật thuế Bảo vệ môi trường và Điều 2
Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ được hướng dẫn cụ thể
như sau:
1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm: Xăng, trừ etanol; nhiên liệu bay; dầu diezel; dầu
hỏa; dầu mazut; dầu nhờn; mỡ nhờn.
Xăng, dầu, mỡ nhờn quy định tại khoản này là các loại xăng, dầu, mỡ nhờn (sau đây
gọi chung là xăng dầu) gốc hoá thạch xuất bán tại Việt Nam, không bao gồm chế phẩm
sinh học (như etanol, dầu thực phẩm, mỡ động vật...).
Đối với nhiên liệu hỗn hợp chứa nhiên liệu sinh học và xăng dầu gốc hoá thạch thì chỉ
tính thu thuế bảo vệ môi trường đối với phần xăng dầu gốc hoá thạch.
2. Than đá bao gồm: Than nâu; than an-tra-xít (antraxit); than mỡ; than đá khác.

3. Dung dịch hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) là nhóm chất gây suy giảm tầng ô
dôn dùng làm môi chất lạnh sử dụng trong thiết bị làm lạnh và trong công nghiệp bán
dẫn, được sản xuất trong nước, nhập khẩu riêng hoặc chứa trong các thiết bị điện lạnh
nhập khẩu.
4. Túi ni lông thuộc diện chịu thuế (túi nhựa xốp) là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ
màng nhựa đơn HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density
polyethylen) hoặc LLDPE(Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói
sẵn hàng hoá và túi ni lông đáp ứng tiêu dùng
5. Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng.
6. Thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng.


7. Thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng.
8. Thuốc khử trùng kho thuộc loại hạn chế sử dụng.
Chi tiết các loại thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc trừ mối thuộc loại hạn
chế sử dụng, thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc khử trùng kho
thuộc loại hạn chế sử dụng được xác định theo quy định tại Nghị quyết số
1269/2011/NQ-UBTVQH12 ngày 14 tháng 7 năm 2011 của Uỷ ban thường vụ Quốc
hội về biểu thuế bảo vệ môi trường.
b. Đối tượng không chịu thuế
1. Hàng hoá không quy định tại Điều 3 Luật thuế Bảo vệ môi trường và hướng dẫn tại
Điều 2
Nghị định số 67/2011/NĐ-CP, Điều 1 Thông tư này thuộc đối tượng không chịu thuế
bảo vệ môi trường.
2. Hàng hoá quy định tại Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường và hướng dẫn tại Điều 2
Nghị định số 67/2011/NĐ-CP, Điều 1 Thông tư này không chịu thuế trong các trường
hợp sau:
2.1. Hàng hoá được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu
Việt Nam (quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua cửa khẩu biên giới, gồm cả trường hợp đã
đưa vào kho ngoại quan) nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không

làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
2.2. Hàng hoá quá cảnh qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định ký kết
giữa
Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc giữa cơ quan, người đại diện được
Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài uỷ quyền theo quy định của pháp luật.
2.3. Hàng hóa tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
2.4. Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài do cơ sở sản xuất (bao gồm cả gia công) trực
tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường
hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi
trường để xuất khẩu.
Căn cứ vào hồ sơ hải quan của hàng hoá, cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan
xác định hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường quy định tại
khoản này.
c. đối tượng nộp thuế
1. Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập
khẩu


hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 1 của Thông tư này.
2. Người nộp thuế bảo vệ môi trường trong một số trường hợp cụ thể được quy định
như sau:
2.1. Người nhận uỷ thác nhập khẩu hàng hoá là người nộp thuế bảo vệ môi trường,
không phân biệt hình thức nhận uỷ thác nhập khẩu và xuất giao trả hàng cho người uỷ
thác hay nhận uỷthác nhập khẩu.
2.2. Tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sản xuất, nhận gia công đồng thời nhận uỷ thác
bán hàng hoá vào thị trường Việt Nam là người nộp thuế bảo vệ môi trường. Trường
hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhận gia công nhưng không nhận uỷ thác bán hàng
thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân giao gia công là người nộp thuế bảo vệ môi trường
khi xuất, bán hàng hoá tại Việt Nam.
2.3. Trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ,

lẻ mà không xuất trình được chứng từ chứng minh hàng hóa đã được nộp thuế bảo vệ
môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua là người nộp thuế.
2. Xác định thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường phải nộp được tính theo công thức sau:
Thuế bảo vệ môi trường
phải nộp

=

Số lượng đơn vị hàng
hoá tính thuế

x

Mức thuế tuyệt đối trên
một đơn vị hàng hoá

Căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt
đối
Số lượng hàng hóa tính thuế được quy định như sau:
+ Đối với hàng hóa sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng
hóa sản xuất bán ra, trao đổi, tiêu dùng nội bộ, tặng cho, khuyến mại, quảng cáo.
+ Đối với hàng hóa nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế là số lượng hàng hóa nhập
khẩu.
+ Đối với hàng hoá là nhiên liệu hỗn hợp chứa xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch và
nhiên liệu sinh học thì số lượng hàng hoá tính thuế trong kỳ là số lượng xăng, dầu, mỡ
nhờn gốc hoá thạch có trong số lượng nhiên liệu hỗn hợp nhập khẩu hoặc sản xuất bán
ra, trao đổi, tặng cho, đưa vào tiêu dùng nội bộ được quy đổi ra đơn vị đo lường quy
định tính thuế của hàng hoá tương ứng.


Cách xác định như sau:


Số lượng xăng, dầu,
mỡ nhờn gốc hoá
thạch tính thuế

=

Số lượng nhiên liệu hỗn
hợp nhập khẩu, sản xuất
bán ra, tiêu dùng, trao đổi,
tặng cho

x

Tỷ lệ phần trăm (%) xăng,
dầu, mỡ nhờn gốc hoá
thạch có trong nhiên liệu
hỗn hợp

Căn cứ tiêu chuẩn kỹ thuật chế biến nhiên liệu hỗn hợp được cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt (kể cả trường hợp có thay đổi tỷ lệ phần trăm (%) xăng, dầu, mỡ nhờn gốc
hoá thạch có trong nhiên liệu hỗn hợp), người nộp thuế tự tính toán, kê khai, nộp thuế
bảo vệ môi trường đối với số lượng xăng, dầu, mỡ nhờn gốc hoá thạch; Đồng thời có
trách nhiệm thông báo với cơ quan thuế về tỷ lệ phần trăm (%) xăng, dầu, mỡ nhờn có
gốc hoá thạch chứa trong nhiên liệu hỗn hợp và nộp cùng với tờ khai thuế của tháng
tiếp theo tháng bắt đầu có bán (hoặc có thay đổi tỷ lệ) nhiên liệu hỗn hợp.
+ Đối với túi ni lông đa lớp được sản xuất hoặc gia công từ màng nhựa đơn HDPE,
LDPE, LLDPE và các loại màng nhựa khác (PP, PA,...) hoặc các chất khác như nhôm,

giấy… thì thuế bảo vệ môi trường được xác định theo tỷ lệ % trọng lượng màng nhựa
đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi ni lông đa lớp. Căn cứ định mức lượng màng
nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE sử dụng sản xuất hoặc gia công túi ni lông đa lớp,
người sản xuất hoặc người nhập khẩu túi ni lông đa lớp tự kê khai, tự chịu trách nhiệm
về việc kê khai của mình.

Mức thuế tuyệt đối làm căn cứ tính thuế bảo vệ môi trường đối với từng hàng hóa là
mức thuế được quy định tại Biểu mức thuế bảo vệ môi trường ban hành kèm theo Nghị
quyết số 1269/2011/UBTVQH12 ngày 14 tháng 7 năm 2011 và Nghị quyết số
888a/2015/UBTVQH13 ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội
sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1269/2011/UBTVQH12 về biểu thuế bảo vệ môi
trường
Chương II: Phương pháp kế toán thuế theo quy định chuẩn mực và chế độ kế
toán hiện hành
I.

Thuế tài nguyên

1. Nguyên tắc ghi nhận, xác định thuế tài nguyên phải nộp
Khi phát sinh thuế tài nguyên kế toán ghi nhận vào giá gốc của thành phẩm (chi phí
sản xuất chung).
2. Phương pháp kế toán thuế tài nguyên theo TT200
a. Chứng từ kế toán sử dụng


Để hạch toán nghiệp vụ liên quan đến kế toán thuế tài nguyên, kế toán sử dụng các
chứng từ sau:
- Thông báo thuế phải nộp
- Biên lai thu tiền
- Phiếu chi, giấy báo Nợ của ngân hàng

b. Tài khoản sử dụng
- Tài khoản 3336 – Thuế tài nguyên: Phản ánh số thuế tài nguyên phải nộp, đã nộp và
còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Kết cấu và nội dung phản ánh
Bên Nợ: Số thuế tài nguyên đã nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Bên Có: Số thuế tài nguyên phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Số dư Có: Số thuế tài nguyên còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
3. Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
- Khi xác định số thuế tài nguyên phải nộp tính vào chi phí sản xuất chung, ghi:
Nợ TK 6278: Chi phí sản xuất chung
Có TK 3336: Thuế tài nguyên
- Khi thực nộp Thuế tài nguyên vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3336: Thuế tài nguyên
Có TK 111,112: Tền mặt, Tiền gửi ngân hàng

Sơ đồ: Kế toán thuế tài nguyên


111, 112

3336

Khi nộp thuế tài nguyên

6278

Tính thuế tài nguyên phải nộp

Ví dụ: Trong tháng 1/2017 Công ty TNHH ABC tính thuế tài nguyên phải nộp là
20.000.000đ. Công ty đã trích tiền gửi ngân hàng để nộp thuế tài nguyên, đã có giấy

báo Nợ.
Nợ TK 6278: 20.000.000
Có TK 3336: 20.000.000
Nợ TK 3336: 20.000.000
Có TK 112: 20.000.000
4. Sổ kế toán
Hệ thống sổ kế toán sử dụng gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết:
- Sổ kế toán tổng hợp gồm: sổ cái tài khoản thuế và các khoản phải nộp Ngân sách
Nhà nước và các sổ kế toán có liên quan tùy hình thức kế toán
- Sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ chi tiết thuế tài nguyên và các sổ chi tiết có liên quan.
II. Thuế bảo vệ môi trường
1. Nguyên tắc ghi nhận thuế bảo vệ môi trường.
– Tài khoản này sử dụng cho người nộp thuế bảo vệ môi trường theo quy định của
pháp luật. Trong giao dịch nhập khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng cho bên giao
ủy thác, không áp dụng cho bên nhận ủy thác.
– Các doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hoá chịu thuế bảo vệ môi trường ghi nhận
doanh thu không bao gồm số thuế bảo vệ môi trường phải nộp. Trường hợp không tách
ngay được số thuế phải nộp tại thời điểm phát sinh thì được ghi nhận doanh thu bao
gồm cả thuế bảo vệ môi trường nhưng định kỳ phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế
bảo vệ môi trường phải nộp.
– Các doanh nghiệp nhập khẩu hoặc mua trong nội địa hàng hoá thuộc diện chịu thuế


bảo vệ môi trường được ghi nhận số thuế bảo vệ môi trường phải nộp vào giá gốc hàng
nhập kho.
– Kế toán số thuế BVMT được hoàn, được giảm thực hiện theo nguyên tắc:
+ Thuế BVMT đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, nếu được hoàn ghi giảm giá
vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán) hoặc giảm giá trị hàng hóa (nếu xuất trả lại do
vay, mượn…);
+ Thuế BVMT đã nộp khi nhập khẩu TSCĐ, nếu được hoàn ghi giảm chi phí khác

(nếu bán TSCĐ) hoặc giảm nguyên giá TSCĐ (nếu xuất trả lại);
+ Thuế BVMT đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, TSCĐ nhưng đơn vị không có quyền
sở hữu, khi được hoàn ghi giảm khoản phải thu khác.
+ Thuế BVMT phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được hoàn,
được giảm thì kế toán ghi nhận vào thu nhập khác.
2. Phương pháp kế toán thuế bảo vệ môi trường
a. Chứng từ sử dụng:
-Thông báo thuế phải nộp
-Biên lai thu tiền
-Phiếu chi
-Giấy báo Nợ của ngân hàng
b. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 33381 - Thuế bảo vệ môi trường: Phản ánh số thuế bảo vệ môi trường phải
nộp, đã nộp và còn phải nộp;
Bên Nợ: Số thuế bảo vệ môi trường đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;
Bên Có: Số thuế bảo vệ môi trường phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
Số dư bên Có: Số thuế bảo vệ môi trường còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
3. Kế toán một số nghiệp vụ chủ yếu
a) Khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường
đồng thời chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
không bao gồm thuế bảo vệ môi trường và không có thuế GTGT, ghi:


Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán không có thuế bảo
vệ môi trường và thuế GTGT)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường.
Trường hợp không xác định được ngay số thuế phải nộp tại thời điểm giao dịch phát
sinh, doanh thu được ghi nhận bao gồm cả thuế nhưng định kỳ khi xác định số thuế

phải nộp thì phải ghi giảm doanh thu:
Nợ TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp (chi tiết từng loại thuế).
b) Khi nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, kế toán căn
cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuế về số thuế bảo vệ môi
trường phải nộp, xác định số thuế bảo vệ môi trường phải nộp của hàng nhập khẩu,
ghi:
Nợ các TK 152, 156, 211, 611, ...
Có TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường.
- Trường hợp xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bảo vệ môi trường để tiêu
dùng nội bộ, cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền, ghi:
Nợ các TK 641,642.
Có các TK 152, 154, 155.
Có TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường.
c) Trường hợp doanh nghiệp là bên nhận uỷ thác nhập khẩu phải nộp thuế bảo vệ môi
trường hộ bên giao uỷ thác nhập khẩu, khi xác định số thuế bảo vệ môi trường phải
nộp, ghi:
Nợ TK 138 - Phải thu khác
Có TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường.
- Khi nộp tiền thuế bảo vệ môi trường vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường
Có các TK 111, 112, ...


d) Kế toán hoàn thuế bảo vệ môi trường đã nộp ở khâu nhập khẩu
- Thuế BVMT đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất hàng hóa, ghi:
Nợ TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường
Có TK 632 - Giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán)
Có các TK 152, 153, 156 (nếu xuất hàng trả lại).
- Thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất TSCĐ, ghi:

Nợ TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường
Có TK 211 - Tài sản cố định hữu hình (nếu xuất trả lại TSCĐ)
Có TK 811 - Chi phí khác (nếu bán TSCĐ).
- Thuế BVMT đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu
của đơn vị, được hoàn khi tái xuất, ghi:
Nợ TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường
Có TK 138 - Phải thu khác.
e) Kế toán thuế BVMT phải nộp khi bán hàng hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ nhưng sau
đó được giảm, được hoàn: Khi nhận được thông báo của cơ quan có thẩm quyền về số
thuế ở khâu bán được giảm, được hoàn, ghi:
Nợ TK 33381 - Thuế bảo vệ môi trường
Có TK 711 - Thu nhập khác.
Sơ đồ: Kế toán thuế bảo vệ môi trường


4. Sổ kế toán
Hệ thống sổ kế toán sử dụng gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết:
- Sổ kế toán tổng hợp gồm: sổ cái tài khoản thuế và các khoản phải nộp Ngân sách
Nhà nước và các sổ kế toán có liên quan tùy hình thức kế toán
- Sổ kế toán chi tiết gồm: Sổ chi tiết thuế bảo vệ môi trường và các sổ chi tiết có liên
quan
Chương III: Bài tập vận dụng
I.

Thuế tài nguyên

Bài 1: Doanh nghiệp B khai thác 1.000 tấn quặng, tỷ lệ từng chất có trong mẫu quặng


đã được kiểm định là: đồng: 60%; bạc: 0,2% ; thiếc: 0,5%. Biết thuế suất thuế tài

nguyên đối với đồng là 15%, bạc và thiếc là 12%.
Sản lượng tài nguyên tính thuế của từng chất được xác định như sau:
-

Đồng: 1.000 tấn x 60% = 600 tấn.
Bạc: 1.000 tấn x 0,2% = 2 tấn.
Thiếc: 1.000 tấn x 0,5% = 5 tấn

Trong tháng, Doanh nghiệp bán 600 tấn quặng, doanh thu 900triệu đồng. Giá tính thuế
được xác định đối với từng chất có trong quặng như sau:
Doanh thu đối với lượng Đồng bán ra trong tháng: 900.000.000 x 60% = 540.000.000

Giá tính thuế đơn vị đối với Đồng (đồng/tấn):
Khi khai, nộp thuế tài nguyên, đơn vị phải khai, nộp thuế đối với cả 600 tấn quặng
đồng với giá tính thuế đơn vị (như nêu trên) với thuế suất tương ứng.
Tương tự xác định giá tính thuế đơn vị để khai, nộp thuế đối với lượng bạc, thiếc có

trong 1.000 tấn quặng khai thác trong tháng lần lượt là



 Số thuế tài nguyên phải nộp đối với đồng = 540.000.000 x 15% = 81.000.000
đồng
 Số thuế tài nguyên phải nộp đối với bạc và thiết = (1.800.000 + 4.500.000) x
12% = 756.000 đồng
 Tổng số thuế tài nghuyên phải nộp = 81.756.000 đồng
Nợ TK 6278: 81.756.000
Có TK 3336: 81.756.000
Nợ TK 3336: 81.756.000
Có TK 112: 81.756.000

Bài 2: Công ty B khai thác 2000 tấn quặng tại mỏ đồng. Theo giấy phép khai thác ,hồ
sơ thiết kế khai thác tài nguyên , hồ sơ kiểm định đối với từng chất trong quặng đồng
khai thác như sau: đồng 50%; bạc 2%; thiếc 5%. Gía tính thuế đơn vị tài nguyên


nguyên chất do UBND cấp tỉnh qui định như sau: Đồng 10.000.000 đồng/tấn; bạc
500.000.000 đồng/tấn; thiếc 50.000.000 đồng/tấn. Biết thuế suất thuế tài nguyên của
Đồng, Bạc, Thiếc đều là 10%
Thuế tài nguyên (khai thác) của công ty B phải nộp là ? Biết công ty nộp thuế
bằng TGNH , đã có giấy báo Nợ.
Bài làm:
Sản lượng tài nguyên tính thuế của từng chất trong quặng :
Sản lượng tài nguyên tính thuế của đồng trong quặng là: 2000×50%=1000 tấn
Sản lượng tài nguyên tính thuế của bạc trong quặng là: 2000×2%= 40 tấn
Sản lượng tài nguyên tính thuế của thiếc trong quặng là: 2000× 5%=100 tấn
Thuế tài nguyên khai thác mà công ty B phải nộp là:
(1000×10.000.000 + 40×500.000.000 +100×50.000.000 )×10%=3.500.000
Thuế tài nguyên phải nộp:
Nợ TK 6278 : 3.500.000
Có TK 3336: 3.500.000
Nộp thuế:
Nợ TK 3336: 3.500.000
Có TK 112: 3.500.000
II.

Thuế bảo vệ môi trường

Bài 1: Doanh nghiệp A sản xuất 100 kg túi nilon đa lớp, trong đó trọng lượng màng
nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE có trong túi nilon đa lớp là 70% và trọng lượng màng
nhựa khác (PA, PP,…) là 30%. Giá bán chưa thuế là 20.000 đ/kg (VAT 10%). Công ty

A tính thuế môi trường phải nộp và đã trích tiền gửi ngân hàng để nộp thuế tài nguyên,
đã có giấy báo Nợ.
Bài làm: Túi nilon đa lớp gồm cả màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE và màng
nhựa khác (PA, PP,…) thì chỉ có màng nhựa đơn HDPE, LDPE, LLDPE là phải chịu
thuế bảo vệ môi trường.
 Số lượng đơn vị hàng hóa tính thuế =100 kg x 70% = 70 kg.
Mức thuế tuyệt đối trên một đơn vị hàng hóa với nilon là 40.000 đồng/kg.
 Số thuế môi trường phải nộp = 70 x 40.000 = 2.800.000 đ.
Nợ TK 131: 5.000.000
Có TK 511: 2.000.000
Có TK 3331: 200.000
Có TK 33381: 2.800.000
Nợ TK 33381: 2.800.000
Có TK 112: 2.800.000


Bài 2: Trong kỳ, Công ty A bán 1000 tấn than đá cho nhà máy sản xuất X với giá bán
chưa thuế 21.000.000 đồng/tấn (VAT 10%). Công ty A tính thuế môi trường phải nộp
và đã trích tiền gửi ngân hàng để nộp thuế môi trường, đã có giấy báo Nợ.
Bài làm:
Than đá là đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường với mức thuế 10.000 đồng/tấn
Thuế bảo vệ môi trường công ty A phải nộp trong kỳ là: 1000×10=10.000
Nợ TK 131: 23.110.000
Có TK 511: 21.000.000
Có TK 3331: 2.100.000
Có TK 33381: 10.000
Nộp thuế BVMT:
Nợ TK 33381: 10.000
Có TK 112: 10.000



Kết luận
Thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường góp phần hạn chế sản xuất và tiêu dùng các
sản phẩm gây ô nhiễm; khuyến khích người tiêu dùng sử dụng sản phẩm thay thế hoặc
hạn chế tiêu dùng sản phẩm (xăng, dầu, than đá). Từ đó, nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường trong đầu tư, sản xuất và tiêu dùng của các tổ chức, cá nhân; khuyến khích sử
dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, giảm bớt các tác động tiêu cực của sản xuất, tiêu
dùng đến môi trường, giảm thiểu ô nhiễm và suy thoái về môi trường. Hơn nữa, thuế
mang lại nguồn thu nhất định cho ngân sách để đầu tư cải tạo môi trường. Thay đổi
nhận thức của người dân về về vai trò của môi trường là mục tiêu lớn nhất mà các
chính sách hướng tới.



×