Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

Thực trạng công ty bảo hiểm tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.29 KB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HCM

BÀI THUYẾT TRÌNH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH & CÁC
ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH

Chủ đề: CÔNG TY BẢO HIỂM

GVHD: ThS. Nguyễn Phạm Thi Nhân

Nhận xét của giảng viên hướng dẫn

.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
1


.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................


.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................

MỤC LỤC
Lời mở đầu
I. Bảo hiểm
1.1 Khái niệm........................................................................................................1
1.2 Bản chất của bảo hiểm.....................................................................................1
1.3 Vai trò của bảo hiểm........................................................................................2
II. Những nguyên tắc bảo hiểm
2


2.1 Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm...............................................................3
2.2 Các nguyên tắc với từng loại bảo hiểm...........................................................4
2.2.1 Bảo hiểm kinh doanh............................................................................4
2.2.2 Bảo hiểm xã hội....................................................................................4
2.2.3 Bảo hiểm thương mại...........................................................................6
2.2.4 Bảo hiểm y tế........................................................................................7
III. Các loại hình bảo hiểm
3.1 Căn cứ vào các chủ thể cung cấp bảo hiểm ta có bảo hiểm xã hội và bảo hiểm
thương mại..................................................................................................................... 7
3.2 Căn cứ vào đối tượng được bảo hiểm ta có bảo hiểm con người, bảo hiểm tài sản
và bảo hiểm trách nhiệm dân sự.....................................................................................8
3.2.1 Bảo hiểm con người..............................................................................8

3.2.2 Các loại cơ bản.....................................................................................8
3.3 Căn cứ vào nghĩa vụ của người được bảo hiểm ta có bảo hiểm bắt buộc và bảo
hiểm tự nguyện..............................................................................................................9
3.4 Căn cứ vào kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm.........................................................9
3.5 Căn cứ vào nguồn gốc của rủi ro được bảo hiểm...........................................10
IV. Các nghiệp vụ bảo hiểm chính
4.1 Bảo hiểm nhân thọ.........................................................................................11
4.2 Bảo hiểm phi nhân thọ...................................................................................13
V. Thực trạng công ty bảo hiểm tại Việt Nam
5.1 Bảo hiểm phi nhân thọ...................................................................................18
5.2 Bồi thường.....................................................................................................19
5.3 Bảo hiểm nhân thọ.........................................................................................19
5.4 Hợp đồng có hiệu lực....................................................................................21
5.5 Về tình hình tài chính....................................................................................21
5.6 Về dự phòng nghiệp vụ.................................................................................22
5.7 Môi giới bảo hiểm.........................................................................................22
VI. Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Dai-ichi Việt Nam
3


6.1 Tìm hiểu chung về Dai-ichi Việt Nam...........................................................23
6.1.1 Quá trình hình thành...........................................................................23
6.1.2 Hoạt động kinh doanh.........................................................................24
6.2 Một số đặc điểm chủ yếu của Bảo Minh CMG và Dai-ichi Việt Nam...........26
6.2.1 Lao động.............................................................................................26
6.2.2 Nguồn vốn của Dai-ichi Việt Nam......................................................27
6.2.3 Đặc điểm về cơ cấu tổ chức của Dai-ichi Việt Nam............................28
6.3 Kết luận.........................................................................................................29
VII. Lời kết................................................................................................................. 30


4


Lời mở đầu
Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con người ngày càng được nâng cao, được
hưởng nhiều tiện ích của xã hội nhưng bên cạnh đó vẫn luôn có những rủi ro có thể xảy ra
bất cứ khi nào. Những rủi ro này có thể đến với rất nhiều lý do như thiên tai, dịch bệnh, tai
nạn và nhiều lý do khác nữa mà con người không thể lường trước được. Rủi ro thì đến bất
chợt, đến rồi đi nhưng hậu quả mà nó để lại về mặt tinh thần cũng như vật chất thì không
thể đong đếm được. Và câu hỏi đặt ra là liệu con người có cách nào để hạn chế đến mức
thấp nhất những tổn thất từ những nguy cơ rủi ro. Chính vì vậy công ty Bảo hiểm đã ra
đời, nó ra đời không chỉ đáp ứng được những mong muốn trên mà còn là một kênh dẫn
vốn hiệu quả cho nền kinh tế. Bắt đầu là việc bảo hiểm hàng hải, rồi tếp theo là bảo hiểm
nhân thọ, bảo hiểm hàng hóa…. Và ngày nay đã phát triển với quy mô rộng lớn và co s vai
trò quan trọng trong cuộc sống con người. Để hiểu rõ hơn về Bảo hiểm cũng như hoạt
động của công ty bảo hiểm như thế nào chúng ta cùng tim hiểu chủ đề:”Công ty Bảo
hiểm”.

5


I. Bảo hiểm
1.1 Khái niệm
Bảo hiểm là một lĩnh vực rộng và phức tạp hàm chứa yếu tố kinh tế, pháp lý và kỹ
thuật nghiệp vụ đặc thù nên rất khó tìm ra được một định nghĩa hoàn hảo thể hiện được tất
cả các khía cạnh.
Theo Dennis Kessler: Bảo hiểm là sự đóng góp của số đông vào sự bất hạnh của số ít.
Nếu chỉ xét về phương diện kinh tế, “Bảo hiểm là biện pháp chuyển giao rủi ro được
thực hiện thông qua hợp đồng bảo hiểm, trong đó bên mua bảo hiểm chấp nhận trả phí bảo
hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự

kiện bảo hiểm”
Rủi ro là gì?: Rủi ro là khả năng xảy ra biến cố bất thường có hậu quả thiệt hại hoặc
mang lại kết quả không mong đợi.
1.2 Bản chất của bảo hiểm
Bằng sự đóng góp của số đông người vào 1 quĩ chung, khi có rủi ro,quĩ sẽ có đủ khả
năng trang trải và bù đắp cho những tổn thất của số ít. Mỗi cá nhân hay đơn vị chỉ cần
đóng góp một khoản tiền trích từ thu nhập cho các công ty bảo hiểm . Khi tham gia 1
nghiệp vụ bảo hiểm nào đó, nếu gặp tổn thất do gặp rủi ro được bảo hiểm gây ra, người
được bảo hiểm sẽ được buồi thường. Khoản tiền bồi thường này sẽ được lấy từ số phí mà
tất cả những người tham gia bảo hiểm đã nộp. Tất nhiên chỉ có 1 số người tham gia bảo
hiểm tổn thất, còn những người không tổn thất sẽ mất không số phi bảo hiểm. Như vậy, có
thể thấy được, thực chất của bảo hiểm là việc phân chia tổn thất của một hoặc một số
người cho tất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu. Do đó, một nghiệp vụ bảo
hiểm muốn được tiến hành phải có nhiều người tham gia, tức là bảo hiểm chỉ hoạt động
được trên cơ sở luật số đông, càng nhiều người tham gia thì xác suất xảy ra rủi ro đối với
mỗi người càng nhỏ và bảo hiểm càng có lãi.
Với hình thức số đông bù cho số ít bị thiệt hại, tổ chức bảo hiểm sẽ giúp giảm thiểu
thiệt hại kinh tế của từng cá nhân hay từng đơn vị khi gặp rủi ro, tiết kiệm được nguồn chi
ngân sách nhà nước. Như vậy mối quan hệ trong hoạt động bảo hiểm không chỉ là mối
quan hệ giữ bảo hiểm và người được bảo hiểm, mà suy rộng ra nó là mối quan hệ tổng thể
giữa người được bảo hiểm trong cộng đồng xoay quanh việc hình thành và sử dụng quĩ
bảo hiểm. Quĩ bảo hiểm được thành lập thông qua việc huy động phí bảo hiểm, số người
6


tham gia càng đông thì quĩ càng lớn. Quĩ được sử dụng trước hết là chủ yếu để bù đắp
những tổn thất cho người được bảo hiểm, không làm ảnh hưởng đến sự liên tục của đời
sống xã hội và hoạt động sản xuất - kinh doanh trong nền kinh tế. Ngoài ra quĩ còn được
dùng để trang trải chi phí, tạo nên nguồn vốn đầu tư cho xã hội. Bảo hiểm thức chất là các
quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối lại tổng sản phẩm xã hội dưới hình

thái giá trị, nhằm hình thành và sử dụng quĩ bảo hiểm cho mục đích bù đắp tổn thất do rủi
ro bất ngờ xảy ra với người được bảo hiểm, đảm bảo quá trình tài sản xuất thường xuyên,
liên tục.
1.3 Vai trò của bảo hiểm
Bảo hiểm góp phần ổn định tài chính cho người tham gia trước tổn thất do rủi ro gây
ra: Rủi ro luôn hiện diện và gây tổn thất về kinh tế, ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống, sản
xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Tổn thất đó sẽ được các cơ quan hay công ty
bảo hiểm trợ cấp hoặc bồi thường kịp thời để người tham gia nhanh chóng khắc phục hậu
quả, ổn định cuộc sống và sản xuất kinh doanh. Từ đó, các hoạt động sẽ được khôi phục
và diễn ra bình thường. Vai trò này đáp ứng được mục tiêu kinh tế của người tham gia nên
đối tượng tham gia bảo hiểm ngày càng đông đảo.
Bảo hiểm tạo nguồn vốn cho đầu tư tăng trưởng kinh tế: Các cơ quan và công ty bảo
hiểm thu phí bảo hiểm trước khi rủi ro và sự kiện bảo hiểm xảy ra với đối tượng bảo hiểm.
Điều đó cho phép họ có một số tiền rất lớn và cần phải quản lý chặt chẽ để đảm bảo quyền
lợi cho người tham gia bảo hiểm. Ngoài ra, luôn có một khoảng thời gian giữa thời điểm
xảy ra rủi ro gây tổn thất và thời điểm chi trả hoặc bồi thường, có thể kéo dài nhiều năm,
nhất là trong bảo hiểm nhân thọ. Vì vậy, số phí thu được có thể được sử dụng để đầu tư
vào các hoạt động kinh tế để sinh lời.
Bảo hiểm đóng góp một phần cho ngân sách nhà nước: Với các loại quỹ bảo hiểm khác
nhau, người tham gia bảo hiểm ngày càng nhiều. Khi có tổn thất xảy ra, các cơ quan, công
ty bảo hiểm sẽ trợ cấp hoặc bồi thường kịp thời cho họ để ổn định đời sống và sản xuất. Vì
vậy, ngân sách nhà nước không phải chi tiền để trợ cấp cho các thành viên, các doanh
nghiệp khi gặp rủi ro.
Mặt khác, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm thương mại còn có trách
nhiệm đóng góp vào ngân sách thông qua các loại thuế mà các công ty bảo hiểm phải nộp.
Điều này góp phần làm tăng thu cho ngân sách.

7



Bảo hiểm góp phần ngăn ngừa và hạn chế tổn thất, giúp cuộc sống của con người an
toàn, xã hội trật tự hơn: Trong quá trình tham gia bảo hiểm, các cơ quan, công ty bảo hiểm
sẽ phối hợp với người tham gia bảo hiểm để thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế
tổn thất thông qua các hoạt động như: tuyên truyền, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh
tai nạn, vệ sinh, an toàn lao động, xây dựng thêm các biển báo và các con đường lánh nạn
để giảm bớt tai nạn giao thông, tư vấn và hỗ trợ tài chính để xây dựng và thực hiện các
phương án phòng cháy, chữa cháy, tiêm chủng và chăm sóc y tế cộng đồng…Tất cả những
hoạt động nói trên của bảo hiểm đều giúp giảm thiểu rủi ro và hạn chế tổn thất.
Bảo hiểm góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các nước: Thị trường bảo hiểm nội
địa và thị trường bảo hiểm quốc tế có mối quan hệ qua lại, thúc đẩy nhau phát triển thông
qua hình thức tái bảo hiểm giữa các công ty của các nước. Nhờ vậy, quan hệ kinh tế giữa
các nước sẽ được phát triển, góp phần ổn định thu chi ngoại tệ cho ngân sách.
Bảo hiểm góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tạo nếp sống tiết
kiệm trên phạm vi toàn xã hội: Bảo hiểm góp phần giảm bớt tình trạng thất nghiệp cho xã
hội, giải quyết được một lượng lao động nhất định. Bên cạnh đó, bảo hiểm khuyến khích
mỗi gia đình, mỗi cơ quan, doanh nghiệp thực hiện tiết kiệm chỉ với những khoản tiền rất
nhỏ.
Bảo hiểm là chỗ dựa tinh thần cho mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế- xã hội: Chỉ với
một mức phí bảo hiểm khiêm tốn mà các cơ quan, công ty bảo hiểm có thể giúp đỡ cho
các cá nhân, các cơ quan, doanh nghiệp khắc phục hậu quả rủi ro cho dù đó là những rủi
ro khôn lường trong cuộc sống và sản xuất. Điều này giúp họ yên tâm trong cuộc sống,
sinh hoạt và sản xuất kinh doanh.
II. Những nguyên tắc bảo hiểm
2.1 Các nguyên tắc cơ bản của bảo hiểm
Nguyên tắc chỉ bảo hiểm sự rủi ro, không bảo hiểm sự chắc chắn (Fortuity not
certainty): Chỉ bảo hiểm một rủi ro xảy ra bất ngờ, ngẫu nhiên, ngoài ý muốn của con
người chứ không bảo hiểm một cái chắc chắn xảy ra.
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối (Utmost good faith): Tất cả các giao dịch kinh doanh
cần được thực hiện trên cơ sở tin cậy lẫn nhau, trung thực tuyệt đối. Cả người được bảo
hiểm và người bảo hiểm đều phải trung thực trong tất cả các vấn đề.


8


Nguyên tắc quyền lợi có thể được bảo hiểm (Insurable interest): Quyền lợi có thể được
bảo hiểm là lợi ích hoặc quyền lợi liên quan đến, gắn liền với, hay phụ thuộc vào sự an
toàn hay không an toàn của đối tượng bảo hiểm. Nguyên tắc này chỉ ra rằng người được
bảo hiểm muốn mua bảo hiểm phải có lợi ích bảo hiểm. Quyền lợi có thể được bảo hiểm
có thể là quyền lợi đã có hoặc sẽ có trong đối tượng bảo hiểm.
Nguyên tắc bồi thường (Indemnity): Theo nguyên tắc bồi thường, khi có tổn thất xảy
ra, người bảo hiểm phải bồi thường như thế nào đó để đảm bảo cho người được bảo hiểm
có vị trí tái chính như trước khi có tổn thất xảy ra, không hơn không kém. Các bên không
được lợi dụng bảo hiểm để trục lợi.
Nguyên tắc thế quyền (Subrobgation): Theo nguyên tắc thế quyền, người bảo hiểm sau
khi bồi thường cho người được bảo hiểm, có quyền thay mặt người được bảo hiểm để đòi
người thứ ba trách nhiệm bồi thường cho mình.
2.2 Các nguyên tắc với từng loại bảo hiểm
2.2.1 Bảo hiểm kinh doanh
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia bảo hiểm cũng như doanh
nghiệp kinh doanh bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh doanh.
- Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tuân theo luật pháp quy định cho doanh nghiệp nói
chung, và cho doanh nghiệp bảo hiểm nói riêng.
- Doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít.
- Doanh nghiệp bảo hiểm phải tuân thủ nguyên tắc an toàn tài chính.
2.2.2 Bảo hiểm xã hội
- Thứ nhất, trong quan hệ pháp luật an sinh xã hội, thông thường có một bên tham gia là
Nhà nước. Nhà nước tham gia quan hệ này thông qua các cơ quan do Nhà nước thành lập
hoặc các tổ chức được Nhà nước thừa nhận và trao trách nhiệm. Các chủ thể đại diện cho
Nhà nước thường tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội với tư cách là người thực hiện

các chế độ an sinh xã hội bằng nguồn lực của mình, ngân sách Nhà nước hoặc với tư cách
là người tổ chức và huy động các nguồn lực xã hội để nhà nước bổ sung cho các chế độ an
sinh cố định trong những trường hợp cần thiết. Như vậy, có thể hiểu Nhà nước vừa là
người đảm bảo tối thiểu các nhu cầu an sinh xã hội trong phạm vi quốc gia vừa là người
9


tạo phong trào thực hiện các họat động tương trợ cộng đồng để các thành viên trong xã
hội, thông qua Nhà nước, bù đắp những khoảng trống mà pháp luật an sinh xã hội không
thể đáp ứng được do tính nghiêm trọng của rủi ro cần chia sẻ trong những trường hợp cá
biệt hoặc để mục đích an sinh xã hội đạt được ở mức độ cao hơn.
- Thứ hai, tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội có thể là tất cả các thành viên trong
xã hội không phân biệt theo bất cứ tiêu chí nào. Để hưởng được một chế độ cụ thể nào đó
chỉ phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh thực tế đã được pháp luật xác định, không có bất
kỳ một giới hạn hoặc một sự phân biệt nào khác. Thậm chí, nhiều trường hợp không có sự
phân biệt về quốc tịch như phần lớn các quan hệ xã hội được pháp luật quốc gia điều
chỉnh.
Ví dụ, khi có thiên tai, hoạn nạn xảy ra, mọi cá nhân trong phạm vi ảnh hưởng đều
được nhận sự trợ giúp, không có sự phân biệt đó là người Việt Nam hay người nước ngoài
để xác định quyền hoặc mức độ đảm bảo quyền trợ giúp của xã hội đối với mỗi cá nhân,
các quan hệ pháp luật an sinh xã hội được thiết lập theo nhiều tầng nấc để tạo thành một
hệ thống các quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau, đảm bảo an toàn ở những mức cần thiết trợ
giúp cho tất cả các thành viên xã hội theo từng nhóm.
Tất cả các thành viên trong xã hội, nếu có công với nước sẽ được hưởng chế độ ưu
đãi xã hội, nếu tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được đảm bảo thu nhập khi ốm đau, tai nạn...
Ngay cả những người chưa được hưởng bất cứ một chế độ nào thì cũng không có nghĩa là
họ không được chính sách an sinh xã hội bảo vệ.
- Thứ ba, chủ thể hưởng an sinh xã hội có quyền tham gia quan hệ pháp luật này ngay từ
khi sinh ra. Để đảm bảo quyền hưởng an toàn về đời sống cho các công dân và các thành
viên khác trong cộng đồng xã hội. Nhà nước cho phép các cá nhân sinh sống trong phạm

vi lãnh thổ mà mình quản lý được tham gia quan hệ pháp luật an sinh xã hội từ rất sớm,
không phụ thuộc vào khả năng nhận thức hay sự đóng góp cho xã hội của họ. Nói cách
khác, năng lực pháp luật hưởng an sinh xã hội của các công dân thường xuất hiện từ khi
mới sinh ra, không phụ thuộc vào năng lực hành vi của họ. Đây cũng là đặc điểm rất riêng
của quan hệ pháp luật an sinh xã hội so với nhiều quan hệ pháp luật khác.
- Thứ tư, quan hệ pháp luật an sinh xã hội được thiết lập chủ yếu trên cơ sở nhu cầu quản
lý rủi ro, tương trợ cộng đồng trong xã hội. Có nhiều quan hệ được thiết lập để chia sẻ rủi
ro trong đời sống con người. Trong đó, có những quan hệ hình thành trên cơ sở tình cảm,
đạo đức hoặc sự tự nguyện vào lòng hảo tâm của cộng đồng xã hội; có những quan hệ

10


kinh doanh, dịch vụ trên cơ sở đáp ứng nhu cầu chia sẻ rủi ro của các cá nhân trong xã hội.
Riêng các quan hệ pháp luật an sinh xã hội hình thành trên cơ sở nhu cầu chung của xã
hội, để quản lý và chia sẻ rủi ro cho cả cộng đồng, không phụ thuộc vào những quan hệ xã
hội khác, không nhằm thực hiện mục đích khác. Trên cơ sở này, Nhà nước xác định những
lọai quan hệ xã hội do pháp luật an sin xã hội điều chỉnh. Điều đó giải thích vì sao nhiều
quan hệ mang tính chia sẻ rủi ro khác pháp luật an sinh xã hội không điều chỉnh song quan
hệ bảo hiểm xã hội chủ yếu do người tham gia bảo hiểm đóng góp tài chính, có thực hiện
cân đối thu chi lại vẫn thuộc hệ thống quan hệ pháp luật an sinh xã hội.
- Thứ năm, quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các chủ thể là trợ giúp và được trợ giúp vật
chất, do Nhà nước đảm bảo thực hiện. Các lĩnh vực trong xã hội như giáo dục đào tạo,
việc làm và thu nhập, đảm bảo điều kiện sống hòa bình cho người dân... cũng là những
vấn đề rất quan trọng nhưng nó thuộc lĩnh vực bảo đảm xã hội nói chung. Đời sống của
con người gắn liền với vấn đề: “cơm, áo, gạo, tiền”; nên khi gặp khó khăn về kiếm sống
như tuổi già, tàn tật, mất nguồn nuôi dưỡng, mất phương tiện sinh sống do thiên tai...thì xã
hội phải trợ giúp cho thành viên của mình nguồn vật chất để đáp ứng nhu cầu thiết thực
nhất đó. Có thực mới vực được đạo; cũng là thực tế chung trong đời sống con người. Vì
vậy quyền và nghĩa vụ chủ yếu nhất của các bên trong quan hệ pháp luật an sinh xã hội

được Nhà nước đảm bảo thực hiện là trợ giúp vật chất cho người cần trợ giúp.
2.2.3 Bảo hiểm thương mại
- Gắn liền với nguyên tắc thứ 2 nguyên tắc trung thực.
- Hoạt động theo quy luật số đông, đó là nguyên tắc cơ bản nhất của bảo hiểm. Bên cạnh
đó, đám đông tham gia vào cộng đồng càng lớn thể hiện nhu cầu bảo hiểm càng tăng theo
đà phát triển của nền kinh tế - xã hội, những người được bảo hiểm không thể và cũng
không cần biết nhau, họ chỉ biết người quản lý cộng đồng (doanh nghiệp bảo hiểm) là
người nhận phí bảo hiểm và cam kết sẽ bồi thường cho họ khi có rủi ro tổn thất xảy ra.
Hoạt động bảo hiểm thương mại tạo ra được một sự hoán chuyển rủi ro từ những người
được bảo hiểm qua người bảo hiểm trên cơ sở một văn bản pháp lý: Hợp đồng bảo hiểm.
Điều này đã tạo ra một rủi ro mới đe dọa mối quan hệ giữa 2 bên trên hợp đồng. Dịch vụ
bảo hiểm thương mại là một lời cam kết, liệu lúc xảy ra tổn thất, doanh nghiệp bảo hiểm
có thực hiện hoặc có khả năng thực hiện cam kết của mình hay không trong khi phí bảo
hiểm đã được trả theo "nguyên tắc ứng trước". Ngược lại các rủi ro, tổn thất được bảo
hiểm được minh thị rõ ràng trên hợp đồng, liệu có sự man trá của phía người được bảo
hiểm hay không để nhận hưởng tiền bảo hiểm. Như vậy, mối quan hệ giữa 2 bên trên hợp
11


đồng bảo hiểm gắn liền với sự tin tưởng lẫn nhau và điều này đòi hỏi phải đảm bảo
nguyên tắc cơ bản thứ hai: Nguyên tắc trung thực.
2.2.4 Bảo hiểm y tế
- Vì quyền lợi của người tham gia bảo hiểm và bảo đảm an toàn sức khỏe cho cộng đồng.
- Chỉ bảo hiểm cho những rủi ro không lường trước được, không bảo hiểm những rủi ro
chắc chắn sẽ xảy ra hoặc đã xảy ra.
- Hoạt động dựa trên nguyên tắc số đông bù số ít.
III. Các loại hình bảo hiểm
Có nhiều loại hình bảo hiểm dựa trên các tiêu chí phân loại khác nhau.
3.1 Căn cứ vào các chủ thể cung cấp bảo hiểm ta có bảo hiểm xã hội và bảo hiểm
thương mại

Bảo hiểm xã hội ( bảo hiểm phi
Bảo hiểm thương mại
thương mại)
• Mục tiêu của bảo hiểm xã
• Mục tiêu của bảo hiểm
hội không nhằm mục tiêu
thương mại là lợi nhuận.
lợi nhuận mà nhằm thực
hiện các chính sách kinh tế,
xã hội của nhà nước, vì mục
đích an sinh xã hội.
• Qũy được hình thành từ sự
• Qũy được huy động từ bản
đóng góp của các thành viên
thân người lao động, gia
tham gia có tính tự nguyện.
đình của họ và sự hỗ trợ của
Qũy được thực hiện theo cơ
chính phủ.
chế thị trường nghĩa là ứng
với mỗi mức tiền đóng bảo
hiểm sẽ nhận được mức bồi
thường tương ứng khi xảy ra
sự cố
• Phạm vi hoạt động liên
• Phạm vi hoạt động rất rộng
quan trực tiếp đến con
thuộc tất cả lĩnh vực kinh tế,
người và các thành viên
con người, phạm vi hoạt

trong gia đình họ và hoạt
động không chỉ trong quốc
động trong phạm vi quốc
gia.
gia.
Dù là bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm thương mại thì cả hai đều thực hiện trên nguyên
tắc có đóng góp thì mới có hưởng lợi từ bảo hiểm, lấy số đông các chủ thể tham gia bảo
hiểm để bù đắp cho số ít các cá nhân bị thiệt hại, rủi ro. Hoạt động của hai loại bảo hiểm
12


này đều nhằm bù đắp tài chính cho các cá nhân tham gia bảo hiểm khi họ gặp phải những
rủi ro gây ra thiệt hại trong phạm vi của bảo hiểm đang tham gia.
3.2 Căn cứ vào đối tượng được bảo hiểm ta có bảo hiểm con người, bảo hiểm tài
sản và bảo hiểm trách nhiệm dân sự
3.2.1 Bảo hiểm con người
- Đối tượng chính được bảo hiểm là con người ( sức khỏe, tính mạng, tai nạn…)
- Các đối tượng bên mua bảo hiểm có thể mua Bảo hiểm:
+ Bản thân
+ Vợ/ chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm.
+ Anh chị em ruột, người có quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng.
+ Người khác nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
3.2.2 Các loại cơ bản:
- Bảo hiểm nhân thọ: đối tượng là tính mạng của con người. Bảo hiểm sẽ trả tiền khi có sự
cố tử vong của tính mạng được bảo hiểm.
- Bảo hiểm y tế: Trợ cấp một số tiền nhất định cho đối tượng được bảo hiểm khi ốm đau,
bệnh tật, nằm viện,… đối tượng được bảo hiểm là sức khỏe con người.
- Bảo hiểm tai nạn cá nhân: Cung cấp tiền bồi thường cho người được bảo hiểm trong
trường hợp tử vong hoặc xảy ra tai nạn do biến cố bất ngờ. Đối tượng được bảo hiểm là
một phần hoặc toàn bộ cơ thể con người. Mức chi trả sẽ dựa trên mức độ thiệt hại thực tế.

- Bảo hiểm tài sản:
+ Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm là các tài sản như xe cộ, máy móc, tiền,… Bảo
hiểm sẽ bù đắp cho người đươc babor hiểm những thiệt hại vật chất bị thiệt hại do: hư
hỏng, mất cắp,…
+ Các loại đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản tại Việt Nam:





Vật có thực
Tiền
Các quyền tài sản.
Giấy tờ trị giá bằng tiền.

13


- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự:
+ Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm
đối với người thứ ba theo quy định của pháp luật. Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm
chỉ phát sinh khi có yêu cầu của người thứ ba yêu cầu được bồi thường thiệt hại do lỗi của
người đó gây ra cho người thứ ba trong thời hạn bảo hiểm.
+ Ví dụ : Mức trách nhiệm bảo hiểm đối với thiệt hại về người do xe cơ giới gây ra là
50.000.000 đồng/1 người/1 vụ tai nạn.
3.3 Căn cứ vào nghĩa vụ của người được bảo hiểm ta có bảo hiểm bắt buộc và bảo
hiểm tự nguyện
- Bảo hiểm bắt buộc: Là hình thức bảo hiểm có điều kiện và mức phí bảo hiểm được nhà
nước quy định nhằm bảo vệ lợi ích cộng đồng và an toàn xã hội bắt buộc tất cả các cá
nhân tổ chức tham gia phải thực hiện đúng.

+ Ví dụ: Pháp luật hiện hành quy định mọi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có sử dụng
lao động có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên đều thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm
xã hội bắt buộc không phân biệt số lượng lao động là bao nhiêu.
+ Bảo hiểm bắt buộc bao gồm:


Bảo nhiệm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, người vận chuyển hàng đối

với hành khách.
• Bảo hiểm trách nghiệm nghề nghiệp đối với hoạt động tư vấn pháp luật
• Bảo hiểm của trách nhiệm nghề nghiệp của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
• Bảo hiểm cháy, nổ.
- Bảo hiểm tự nguyện: là loại hình hoàn toàn tự nguyện kí kết giữa bên bán và bên mua
bảo hiểm. Các điều kiện và mức phí bảo hiểm do 2 bên tham gia thỏa thuận với nhau. Ví
dụ bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm tài sản,…
3.4 Căn cứ vào kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm
- Bảo hiểm theo nguyên tắc khoán: Là loại hình bảo hiểm mà số tiền chi trả của bên bảo
hiểm cho bên được bảo hiểm khi xảy ra thiệt hại đã được xác định ngay từ đầu khi kí kết
hợp đồng. Ví dụ khi mua bảo hiểm nhân thọ 2 bên xác định với nhau về số tiền chi trả là
50 triệu VND, thì dù thực tế thiệt hại có cao hơn hay thấp hơn so với 50 triệu VND thì bên
mua vẫn sẽ phải chi trả cho bên được bảo hiểm 50 triệu VND.

14


- Bảo hiểm theo nguyên tắc bồi thường: Là loại bảo hiểm chi trả dựa trên thực tế thiệt hại
khi xảy ra biến cố. Các loại bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm tài sản đều dựa trên nguyên
tắc bồi thường.
3.5 Căn cứ vào nguồn gốc của rủi ro được bảo hiểm
- Bảo hiểm nhân thọ: Là loại bảo hiểm mà doanh nghiệp phải chi trả một khoản tiền nhất

định cho rủi ro về sinh mạng và trường hợp chết của con người.
+ Người tham gia bảo hiểm sẽ đóng những khoản phí định kì trong một thời gian thoả
thuận trước (5 năm. 10 năm hay 15 năm), thấp nhất là 1 năm vào một quỹ lớn do công ty
bảo hiểm quản lí và công ty bảo hiểm có trách nhiệm trả một khoản tiền như đã thoả thuận
trong hợp đồng bảo hiểm khi kết thúc thời hạn bảo hiểm hoặc khi có sự kiện rủi ro xảy ra
với người được bảo hiểm.
+ Có nhiều loại bảo hiểm nhân thọ như: bảo hiểm cá nhân, bảo hiểm nhóm, bảo hiểm
sinh kỳ, bảo hiểm tử kỳ,…
- Bảo hiểm phi nhân thọ: Là nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp
vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.
+ Các loại bảo hiểm phi nhân thọ như bảo hiểm hàng không, bảo hiểm xe cơ giới, bảo
hiểm tín dụng và rủi ro tài chính, bảo hiểm nông nghiệp,…
Bảo hiểm tiền gửi ở Việt Nam
Được thành lập tháng 7/2000 Với mục tiêu được đề ra là bảo vệ người gửi tiền và tham
gia đảm bảo an toàn hệ thống tài chính ngân hàng.
Người được bảo hiểm là các cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại các tổ chức tham
gia bảo hiểm tiền gửi. Các tổ chức bảo hiểm tiền gửi là các tổ chức tài chính nhà nước,
hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, thực hiện chính sách tiền gửi, góp phần duy trì sự
ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh cho hoạt động
ngân hàng.
Tiền gửi được gửi tại các cá nhân tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi dưới nhiều hình
thức như: Tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tền gửi,
kỳ phiếu, tín phiếu, các hình thức tiền gửi theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

15


Như đã trình bày ở trên bảo hiểm xã hội là hình thức bảo hiểm bảo đảm thay thế hoặc
bù đắp một phần thu nhập của người lao động do bị giảm hoặc mất thu nhập: ốm đau, tai

nạn,…
Quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam thường được quản lý bởi một cơ quan chuyên trách
trực thuộc chính phủ. Tại Việt Nam, chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm
xã hội, Bộ Lao Động- Thương Binh và Xã Hội chịu trách nhiệm trước Chính Phủ thực
hiện quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội.
IV. Các nghiệp vụ bảo hiểm chính
4.1 Bảo hiểm nhân thọ
Bảo hiểm nhân thọ là nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến tính mạng hoặc sức khỏe con
người nhằm mục đích bảo vệ tài chính cho cá nhân và gia đình.
Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ là hợp đồng được ký kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ và khách hàng. Theo đó, khách hàng cam kết đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp
bảo hiểm cam kết trả tiền hoặc bồi thường khi xảy ra các sự kiện bảo hiểm đã được xác
định trong hợp đồng bảo hiểm.
Phạm vi: Bảo hiểm con người dựa trên mối quan hệ hôn nhân và huyết thống.
Người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm: Đối với bảo hiểm nhân thọ trong trường hợp tử
vong người được hưởng quyền lợi bảo hiểm không phải là nạn nhân của sự cố. Người
được bảo hiểm tử vong/thương tật toàn bộ vĩnh viễn, người được hưởng quyền lợi bảo
hiểm có thể là người thân của họ, Vợ/chồng/con cái hoặc bất kỳ ai và người thụ hưởng
này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào, quyền quyết định phụ thuộc vào người chủ hợp đồng
bảo hiểm.
- Bảo hiểm nhân thọ có tính đa mục đích.
- Bảo hiểm nhân thọ là một chương trình hỗn hợp thỏa mãn được nhiều ước mơ và nguyện
vọng khác nhau của khách hàng:
+ Giá trị tiết kiệm, đầu tư.
+ Quỹ bảo vệ toàn diện liên quan đến các rủi ro.
+ Chương trình bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, hỗ trợ nằm viện.
+ Quỹ học vấn cho con, quỹ hưu trí tự nguyện cho bản thân khi về già...
16



Bảo hiểm nhân thọ bồi thường theo nguyên tắc "khoán" : một người được hưởng bảo
hiểm muốn gia đình hay người thân của anh ta hưởng một khoản tiền nhất định nào đó tuỳ
thuộc vào thu nhập hoàn cảnh gia đình của mình...nhà bảo hiểm bồi thường cho người
được bảo hiểm giá của sự chăm sóc thuộc trách nhiệm của anh ta.
Trong bảo hiểm nhân thọ không có sự thế quyền cùng một lúc, khách hàng có thể tham
gia nhiều loại hình bảo hiểm con người và nếu có xảy ra sự cố nào đó thuộc phạm vi bảo
hiểm của nhiều hợp đồng thì họ được nhận tất cả các khoản bồi thường từ các hợp đồng
khác nhau. Người được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm con người có thể đồng thời nhận
được các khoản bồi thường từ các hợp đồng mà họ tham gia và khoản bồi thường của
người gây ra thiệt hại.
Trong bảo hiểm nhân thọ không áp dụng nguyên tắc đóng góp là khi tham gia nhiều
hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ tại một hoặc nhiều công ty Bảo hiểm khác nhau trong trường
hợp không may xảy ra rủi ro khách hàng sẽ được chi trả toàn bộ số tiền bảo hiểm cam kết
trên từng hợp đồng.
Duy nhất trong bảo hiểm nhân thọ cho phép đảm bảo cùng một lúc hai sự cố đối lập
nhau là "tử vong và sống". Tham gia bảo hiểm nhân thọ rủi ro hay không rủi ro bạn vẫn có
lời, nếu rủi ro bạn sẽ nhận ngay một số tiền để gia đình tiếp tục duy trì và ổn định cuộc
sống còn nếu tất cả mọi sự đều ổn thỏa thì đến ngày đáo hạn hợp đồng bạn sẽ nhận lại
toàn bộ số tiền đã đóng + lãi suất.
Nghiệp vụ bao gồm: Bảo hiểm trọn đời; Bảo hiểm sinh kỳ; Bảo hiểm tử kỳ; Bảo hiểm
hỗn hợp; Bảo hiểm trả tiền định kỳ; Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ
quy định.
+ Bảo hiểm trọn đời: ( bảo hiểm trường sinh) là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường
hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời người đó.
Hợp đồng bảo hiểm trọn đời là dạng hợp đồng dài hạn, không bị giới hạn ngày hết hạn
hợp đồng. Mức lãi chia được trả thuộc nhóm cao nhất trong các sản phẩm bảo hiểm nhân
thọ có chia lãi, nên hợp đồng hiệu lực càng nhiều năm Giá trị hoàn lại sẽ càng lớn. Trong
khoảng thời hạn hợp đồng bảo hiểm bên mua bảo hiểm có thể nhận giá trị hoàn lại của
hợp đồng tại bất kỳ thời điểm năm nào nếu muốn.
+ Bảo hiểm sinh kỳ: Bảo hiểm sinh kì là loại hình bảo hiểm cho trường hợp sống

của người được bảo hiểm. Khi người được bảo hiểm sống đến một thời điểm đã được quy
định trong hợp đồng, công ty bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm
17


+ Bảo hiểm tử kỳ: Bảo hiểm tử kì là loại hình bảo hiểm nhân thọ chỉ bảo hiểm cho
khả năng chết xảy ra trong thời gian đã được quy định cụ thể trong hợp đồng. Khi người
được bảo hiểm chết trong thời gian đó, công ty bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo hiểm. Đây
là quyền lợi cơ bản của sản phẩm bảo hiểm tử kì. Trong thực tế, để tăng thêm quyền lợi
cho khách hàng, các công ty bảo hiểm có thể bổ sung thêm một số quyền lợi khác.
+ Bảo hiểm hỗn hợp: Bảo hiểm hỗn hợp là loại hình bảo hiểm kết hợp trường hợp
sống và trường hợp chết. Theo đó, công ty bảo hiểm cam kết chi trả một khoản tiền đã
được ấn định trong trường hợp người được bảo hiểm còn sống đến khi hết hạn hợp đồng
hoặc khi người được bảo hiểm bị tử vong trong thời hạn hợp đồng.
+ Bảo hiểm trả tiền định kỳ: Bảo hiểm trả tiền định kì là loại hình bảo hiểm theo đó
công ty bảo hiểm cam kết chi trả những khoản tiền cố định cho người được bảo hiểm, bắt
đầu từ một độ tuổi nhất định.
4.2 Bảo hiểm phi nhân thọ
Tính chất chủ yếu là bồi thường cho các hậu quả của một sự cố tiêu cực, không lường
trước. Tham gia năm nào bảo hiểm năm đó và chỉ một số ít người nhận được số tiền bảo
hiểm khi có rủi ro thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra.
Phạm vi: Con người, tài sản và trách nhiệm dân sự.
Người thụ hưởng: là nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp của sự cố.
Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm: Bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo
hiểm con người phi nhân thọ.
+ Bảo hiểm tài sản: Đây là loại bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là tài sản (cố định
hay lưu động) của người được bảo hiểm. Bao gồm:


Bảo hiểm vật chất xe cơ giới: bảo hiểm tài sản mang tính chất tự nguyện với


đối tượng bảo hiểm là những chiếc xe còn giá trị và được phép lưu hành trên
lãnh thổ quốc gia khi gặp tai nạn do đâm va, lật đổ, cháy nổ, mất cắp…
• Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh: bảo hiểm cho lợi nhuận bị mất đi vì hoạt
động sản xuất kinh doanh của người được bảo hiểm gián đoạn do tài sản,
máy móc thiết bị của người được bảo hiểm phải chịu ngưng hoạt đọng theo
phán quyết của tòa án.

18




Bảo hiểm hàng hóa: bảo hiểm hàng hóa vận chuyển trong lãnh thổ Việt

Nam, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu: khi xảy ra các rủi ro như cháy, nổ,
phương tiện bị chìm, đắm, đâm va vào vật thể khác…
• Các chi phí được bảo hiểm
o Chi phí hợp lý do người được bảo hiểm, người làm công hay đại lý của
họ đã chi ra nhằm phòng tránh hoặc nhằm giảm tổn thất cho hàng hóa
được bảo hiểm.
o Chi phí hợp lý cho việc dỡ hàng, lưu kho và gửi tiếp hàng hóa tại một
nơi dọc đường do hậu quả rủi ro thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm.
o Chi phí hợp lý cho việc giám định và xác định nguyên nhân, mức độ tổn
thất thuộc trách nhiệm bảo hiểm.
+ Bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Bảo hiểm tàu thủy.


Bảo hiểm thân tàu
o Đối tượng bảo hiểm: các cấu trúc nổi có hoặc không có động cơ, chuyên

o

dùng để hoạt động trên biển, song hồ và các vùng nước co lien quan.
Phạm vi bảo hiểm: tất cả những hư hỏng về: vỏ tàu, máy móc, thiết bị

của tàu do những hoạt động không lường trước được.
o Phí bảo hiểm: tỷ lệ phí(%)x số tiền bảo hiểm(giá trị con tàu)
• Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu
o Đối tượng: là trách nhiệm dân sự của tàu,người quản lý, người điều hành,
o

người thuê tàu.
Phạm vi bảo hiểm: ốm đau, thương tật hay thiệt mạng của thuyền viên.

Trách nhiệm di chuyển xác tàu thuyền.
• Trách nhiệm công cộng, trách nhiệm sản phẩm
o Đối tượng bảo hiểm: trách nhiệm của người được bảo hiểm
o Phạm vi bảo hiểm: bảo hiểm cho các trách nhiệm pháp lý gây ra cho bên
thứ 3 mà người được bảo hiểm phải chịu theo phán quyết của Tòa án.
• Trách nhiệm nghề nghiệp
o Đối tượng bảo hiểm: trách nhiệm của người được bảo hiểm
o Phạm vi bảo hiểm: bảo hiểm cho các trách nhiệm được phát sinh của các
cá nhân, tổ chức hành nghề chuyên môn phải bồi thường cho khách hàng
của mình do những lỗi sơ xuất về chuyên môn.
+ Bảo hiểm con người phi nhân thọ:


Bảo hiểm tai nạn con người 24/24: Bảo hiểm tai nạn cong người 24/24 là
một nghiệp vụ của BHTM mà ở đây, nhà bảo hiểm sẽ chi trả số tiền bảo
hiểm cho người được bảo hiểm (hay người được hưởng quyền lợi bảo

19


hiểm) khi người được bảo hiểm bị tai nạn thuộc phạm vị bảo hiểm đổi lại
người được bảo hiểm (hay người tham gia bảo hiểm) phải nộp phí bảo hiểm
khi họ ký kết hợp đồng.
• Bảo hiểm tai nạn hành khách: Theo số liệu thống kê trên thế giới, hàng năm
có hơn 70% lượng hành khách tham gia giao thông đều là những người chủ
chốt trong trong gia đình, cơ quan và doanh nghiệp, mỗi khi tai nạn giao
thông không may đối với họ đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của
mỗi gia đình, người dân, cơ quan, doanh nghiệp và toàn xã hội. Vì thế, bảo
hiểm tai nạn hành khách ra đời là hết sức cần thiết mà ở nhiều nước trên thế
giới đã được triển khai dưới hình thức bắt buộc.
• Bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật: Các rủi ro ốm đau, bệnh tật phải
nằm viện điều trị hoặc phẫu thuật thường ít người tránh khỏi. Khi tình trạng
này diễn ra đã làm phát sinh các chi phí điều trị và phẫu thuật, đồng thời
còn làm người bệnh phải ngừng lao động hoặc mất khả năng lao động.
Trong khi đó, chi phí cho các dịch vụ khám chữa bệnh, điều trị và phẫu
thuật có xu hướng ngày càng tăng do kỹ thuật và phương tiện chẩn đoán
của ngành y tế ngày càng tinh xảo và hiện đại, do các loại thuốc đặc trị
ngày càng được sử dụng phổ biến. Để đối phó với tình hình này, nhiều
người đã tìm đến bảo hiểm trợ cấp nằm viện phẫu thuật.
• Bảo hiểm học sinh: Bảo hiểm trẻ em và bảo hiểm sinh viên đại học là
những nghiệp vụ được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đây là những
nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp cả “tai nạn" và "ốm đau, bệnh tật".
V. Thực trạng công ty bảo hiểm tại Việt Nam
Thị trường bảo hiểm ở nước ta trong những năm gần đây rất sôi độn và đa dạng. Một
số công ty bảo hiểm điển hình ở Việt Nam hiện tại như: Tập đoàn tài chính bảo hiểm Bảo
Việt, Tổng công ty cổ phần Bảo Minh, Coong ty bảo hiểm AIA, Công ty TNHH bảo hiểm
Prudential Việt Nam, Công ty cổ phần bảo hiểm Petrolimex...

Số lượng công ty hoạt động kinh doanh bảo hiểm ngày càng tăng; các laoij hình sở hữu
đa dạng ở cả bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ, thuộc cả ba lình vực bảo hiểm con người,
bảo hiểm tài sản và bảo hiểm trách nhiệm nhân sự; tính trạng tranh của các công ty đã
từng bước thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Trên thị trường bảo hiểm đã xuất hiện nhiều sản phẩm mới và khá độc dáo trên cơ sở
kết hợp giữa các yêu tố tiết kiệm-đầu tư bảo vệ, được công luận đánh giá cao như sản

20


phẩm tai nạn cá nhân cho người sử dụng thẻ ATM, bảo hiểm trách nhiệm sản phẩm cho
người chăn nuôi và sản suất thức ăn gia cầm, bảo hiểm bệnh hiểm nghèo...Tốc độ tăng
doanh thu phí của bảo hiểm Việt Nam ở mức khá cao so với thế giới và khu vực.
Một số công ty bảo hiểm tuy mới đi vào hoạt động nhưng đã đạt được tốc độ tăng
trưởng cao như Bảo Minh, Prudential, PJICO... Vốn đầu tư cho hoạt động kinh doanh bảo
hiểm tăng lên. Theo đánh giá của Hiệp Hội Bảo Hiểm Việt Nam, hiện nay doanh thu phí
bảo hiểm của thị trường mới đạt mức trên 2% GDP trong khi các nước phát triển trong
khu vực thường đạt mức 8-10% GDP (bình quân thế giới khoảng 8%) do đó, tiềm năng
phát triển của các Doanh nghiệp bảo hiểm vẫn còn rất lớn.
Các doanh nghiệp bảo hiểm ở Việt Nam đã có đủ khả năng phục vụ các ngành kinh tế,
các tầng lớp nhân dân với việc tham gia vào nhiều hợp đồng có mức trách nhiệm lớn tới
hàng nghìn tỷ USD như bảo hiểm trong các lĩnh vực hàng không, dầu khí, nhà máy xi
măng Chinfon, Nhà máy điện Phú Mỹ, các tòa nà, khách sạn lớn cùng hàng nghìn nhà
xưởng, văn phòng... Hoạt động đầu tư của các công ty đang tạo ra một nguồn vốn lớn cho
xã hội.
Các công ty bảo hiểm Việt Nam đang tích cực hợp tác, giúp đỡ nhau cùng có lợi. Các
công ty bảo hiểm đã có được bản hợp đồng thỏa thuận về khai thác bảo hiểm cháy và các
rủi ro đặc biệt. Đặc biệt, sự ra đời của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam đại diện cho các doanh
nghiệp cũng thể hiện những bước tiến tích cực của bảo hiểm Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng cần phải nhận thấy rằng, thị trường bảo hieemt Việt Nam vẫn chưa

thực sự đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển phát triển kinh tế - xã hội. Năng lực
hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm và mô giới bảo hiểm còn khá hạn chế. Việc
cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp bảo hiểm đang ở tình trạng báo động.
Do cạnh tranh gay gắt, các doanh nghiệp bảo hiểm đã hạ phí bảo hiểm, tăng phần trợ cấp
cho các đại lý, làm giảm hiệu quả kinh doanh. Công tác giải quyết bời thường chưa được
thực hiện tốt, chưa đả bảo tối đa quyền lợi của khách hàng khi gặp thiệt hại. Các sản phẩm
bảo hiểm tuy đã đa dạng hơn trước, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa phát triển trong nhiều
lĩnh vực quan trọng như thiên tai, nông nghiệp, tín dụng và rủi ro tài chính, hoạt động
hành nghề y dược, luật sư, dịch vụ kế toán, kiểm toán... Bảo hiểm cháy và các rủi ro đặc
biệt chưa thực sự được đấy mạn trong khi hằng năm, ở nước ta, tai nạn do cháy nổ vẫn gia
tăng với tốc độ cao một cách đáng báo động. Ben cạnh yếu tố chủ quan từ các công ty, có
thể thấy sự thiếu hoàn thiện của hệ thông văn bản pháp luật và công tác quản lý Nhà nước
cũng đang ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển lành mạnh của nành bảo hiểm.
21


Việc mở cửa thị trường sẽ vừa tạo ra cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của
ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bản thân các công ty bảo hiểm trong nước nói
riêng. Theo cam kết WTO, thị trường bảo hiểm của Việt Nam đã thực sự mở cửa hoàn
toàn, với việc cho phép cong ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được cung cấp dịch
vụ bảo hiểm bắt buộc. Khi đó, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước sẽ phải chịu áp lực
cạnh tranh lớn hơn, khi sự đầu tư của các công ty nước người vào thị trường bảo hiểm Việt
Nam nhiều hơn, sâu hơn và rộng hơn.
Năm 2014, cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam, thị trường bảo hiểm tiếp
tục tăng trưởng tích cực.
Tính đến 31/12/2014, 61 doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) hoạt động tại Việt Nam,
trong đó gồm 29 DNBH phi nhân thọ, 1 chi nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài tại
Việt Nam, 17 DNBH nhân thọ, 12 doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (DNMGBH) và 2
doanh nghiệp tái bảo hiểm (DNTBH).
Năm 2014, Bộ Tài chính đã cấp phép thành lập và hoạt động cho 01 DNBH nhân thọ

là Công ty TNHH bảo hiểm nhân thọ BIDV MetLife và 01 chi nhánh DNBH phi nhân thọ
nước ngoài là chi nhánh Công ty Bảo hiểm Bảo lãnh Seoul tại Hà Nội (SGI). Ngoài các
DNBH, có 25 Văn phòng đại diện (VPĐD) của DNBH, DNMGBH nước ngoài hoạt động
tại Việt Nam.
Theo số liệu mới cập nhật, tổng doanh thu phí toàn thị trường năm 2014 ước đạt
54.718 tỷ đồng, tăng 14,89% so với năm 2013. Doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ ước
đạt 27.391 tỷ đồng, tăng 12,45% so với năm 2013; doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước
đạt 27.327 tỷ đồng, tăng 17,44% so với năm 2013.
Tổng số tiền thực bồi thường và trả tiền bảo hiểm của các DNBH năm 2014 ước đạt
19.752 tỷ đồng. Trong đó, các DNBH nhân thọ ước đạt 8.976 tỷ đồng, các DNBH phi
nhân thọ ước đạt 10.776 tỷ đồng.
Tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế của các DNBH năm 2014 ước đạt 131.679 tỷ
đồng, tăng 15,83% so với năm 2013. Trong đó, các doanh nghiệp nhân thọ đạt khoảng
103.276 tỷ đồng, tăng 18,52% so với cùng kỳ năm 2013; các doanh nghiệp phi nhân thọ
đạt khoảng 28.403 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2013.
Tổng tài sản toàn thị trường năm 2014 ước đạt 153.884 tỷ đồng (tăng 14,99% so với
năm 2013). Trong đó, các DNBH phi nhân thọ có tổng tài sản ước đạt 39.500 tỷ đồng

22


(tăng 6% so với năm 2013), các DNBH nhân thọ có tổng tài sản ước đạt 114.384 tỷ đồng
(tăng 18,46% so với năm 2013).
Tổng nguồn vốn chủ sở hữu toàn thị trường năm 2014 ước đạt 40.893 tỷ đồng (tăng
11,17% so với năm 2013). Các DNBH phi nhân thọ có tổng vốn chủ sở hữu ước đạt
17.730 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2013, các DNBH nhân thọ có tổng vốn chủ sở hữu
ước đạt 23.163 tỷ đồng, tăng 19,38% so với năm 2013.
Tổng dự phòng nghiệp vụ của các DNBH năm 2014 ước đạt 93.987 tỷ đồng, tăng
18,53% so với năm 2013. Trong đó, dự phòng nghiệp vụ các doanh nghiệp nhân thọ năm
2014 ước đạt 81.287 tỷ đồng, tăng 20,96% so với năm 2013, các doanh nghiệp phi nhân

thọ ước đạt 12.700 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2013.
Tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới năm 2014 ước đạt 6.410 tỷ đồng, tăng
20,7%. Tổng doanh thu hoa hồng môi giới bảo hiểm năm 20148 ước đạt 482 tỷ đồng, tăng
7,8% so với thực hiện năm 2013.
5.1 Bảo hiểm phi nhân thọ
Tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc của thị trường phi nhân thọ năm 2014 ước đạt
27.391 tỷ đồng, tăng 12,45% so với cùng kỳ năm 2013. Dẫn đầu thị trường về doanh thu
phí bảo hiểm gốc là PVI với doanh thu ước đạt 5.722 tỷ đồng, tăng 12,24% so với cùng kỳ
năm 2013, chiếm 20,89% thị phần. Tiếp đến là Bảo Việt với doanh thu ước đạt 5.703 tỷ
đồng, tăng 1,37% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 20,82% thị phần, Bảo Minh đứng thứ 3
với doanh thu ước đạt 2.599 tỷ đồng, tăng 12,62% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm 9,49%
thị phần, PJICO đứng thứ 4 với doanh thu ước đạt 2.123 tỷ đồng, tăng 7,45% so với cùng
kỳ năm 2013, chiếm 7,75% thị phần, PTI đứng thứ 5 với doanh thu ước đạt 1.719 tỷ đồng,
tăng 17,47% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm thị 6,28% thị phần.
Ngoài các DNBH dẫn đầu thị trường nêu trên, một số DNBH có tỷ lệ tăng trưởng
doanh thu phí bảo hiểm gốc trên 50% so với cùng kỳ năm 2013 như Phú Hưng (29 tỷ
đồng, tăng 167,74%), VBI (276 tỷ đồng, tăng 91,16%), VASS (462 tỷ đồng, tăng 75,55%).
Một số DNBH khác có doanh thu phí bảo hiểm gốc giảm so với cùng kỳ năm 2013 là
AAA (412 tỷ đồng, giảm 21,68%), VNI (379 tỷ đồng, giảm 13,90%), Cathay (82 tỷ đồng,
giảm 9,6%).
Xét theo nghiệp vụ, bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu
(7.729 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 28,22%), tiếp theo là bảo hiểm sức khỏe và tai nạn con
23


người (5.981 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,84%), bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại
(5.696 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20,8%), bảo hiểm hàng hóa vận chuyển (2.476 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 9,04%).
5.2 Bồi thường
Số tiền thực bồi thường bảo hiểm gốc của thị trường phi nhân thọ năm 2014 ước đạt

10.766 tỷ đồng, tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc là 39,3% thấp hơn tỷ lệ thực bồi
thường bảo hiểm gốc cùng kỳ năm 2013 (44,32%).
20/30 DNBH có tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc thấp hơn tỷ lệ bồi thường của toàn
thị trường. 10 DNBH còn lại có tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc cao hơn tỷ lệ bồi
thường của toàn thị trường, trong đó có 8 DNBH tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc trên
50% là Phú Hưng (167,94%), Fubon (142,44%), Cathay (110,08%), BVTM (106,68%),
MSIG (70,52%), GIC (59,85%), Liberty (53,61%), Bảo Việt (51,72%).
5.3 Bảo hiểm nhân thọ
Số lượng hợp đồng bảo hiểm khai thác mới (hợp đồng bảo hiểm chính) ước đạt
1.252.157 hợp đồng, tăng 6,26% so với cùng kỳ 2013. Trong đó, số lượng hợp đồng khai
thác mới của sản phẩm bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng lớn nhất (ước khoảng 36,2%, so với
năm 2013 là 34,9%), tiếp theo là sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp (ước khoảng 33,2% so với
năm 2013 là 41,2%) và bảo hiểm liên kết chung (ước khoảng 29,3% so với năm 2013 là
25,5%), số lượng hợp đồng khai thác mới của sản phẩm bảo hiểm trả tiền định kỳ và sản
phẩm bảo hiểm trọn đời chiếm tỷ trọng không đáng kể 0,4% (trong đó Bảo Việt Nhân thọ
triển khai nghiệp vụ bảo hiểm trả tiền định kỳ, Prudential triển khai sản phẩm bảo hiểm
trọn đời).
Các doanh nghiệp tập trung khai thác sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp có Prudential,
Manulife, Dai-ichi, Hanwha, Cathay, Fubon, Aviva, Generali. Các doanh nghiệp có tỷ
trọng sản phẩm bảo hiểm liên kết chung lớn trong tổng số lượng hợp đồng khai thác mới
là Prudential, ACE, Dai-ichi, AIA, BVNT. Một số doanh nghiệp sử dụng kênh phân phối
bưu điện và ngân hàng như Prévoir, VCLI có số lượng hợp đồng bảo hiểm tử kỳ khai thác
mới chiếm đa số.
Tính đến hết năm 2014, toàn thị trường có 4 DNBH nhân thọ đã triển khai nghiệp vụ
bảo hiểm hưu trí là Manulife, AIA, Dai-ichi và PVI Sun Life. Kết quả khai thác trong năm
2014 ước đạt 12.040 hợp đồng, chiếm tỷ trọng 1% tổng số hợp đồng khai thác mới.

24



Về doanh thu phí khai thác mới: Năm 2014, doanh thu phí khai thác mới ước đạt 8.678
tỷ đồng, tăng 12,59% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, nghiệp vụ chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng doanh thu phí khai thác mới là bảo hiểm hỗn hợp, tương ứng với tổng doanh
thu phí khai thác mới 3.839 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 44,23%) và bảo hiểm liên kết đầu tư,
tương ứng với tổng doanh thu phí khai thác mới 3.600 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 41,48%),
riêng đối với nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí, tính đến hết năm 2014, tổng doanh thu phí khai
thác mới ước đạt 188,36 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 2,17%).
Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 12 trên tổng số 17 DNBH nhân thọ triển khai nghiệp
vụ bảo hiểm liên kết chung; 02 DNBH nhân thọ triển khai sản phẩm bảo hiểm liên kết đơn
vị là Manulife và Prudential.
Chất lượng hợp đồng khai thác mới: Phí bảo hiểm bình quân hợp đồng khai thác mới
ước đạt 6,9 triệu/hợp đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2013. Phí bảo hiểm bình quân
của một hợp đồng bảo hiểm hỗn hợp là 9,33 triệu/ hợp đồng, một hợp đồng liên kết chung
là 7,98 triệu/hợp đồng, hợp đồng tử kỳ là 0,66 triệu/hợp đồng.
Các doanh nghiệp có phí bảo hiểm bình quân khai thác mới cao gồm Generali (ước
khoảng 30,92 triệu/hợp đồng), Phú Hưng (ước khoảng 17,35 triệu/hợp đồng), Aviva (ước
khoảng 16,34 triệu/hợp đồng), PVI Sun Life (ước khoảng 13,14 triệu/hợp đồng), ACE
(ước khoảng 11,96 triệu/hợp đồng), Dai-ichi (ước khoảng 11,82 triệu/hợp đồng), AIA (ước
khoảng 11,26 triệu/hợp đồng). Manulife (ước khoảng 9,5 triệu/hợp đồng).
Về thị phần doanh thu khai thác mới: Nhóm dẫn đầu thị phần doanh thu phí bảo hiểm
khai thác mới bao gồm: Prudential (ước đạt 24,6%), Bảo Việt Nhân thọ (ước đạt 24%),
tiếp đến là, Dai-ichi (ước đạt 11,33%), Manulife (ước đạt 11,13%), AIA (ước đạt 10,35%),
ACE (ước đạt 5,76%), Prévoir (ước đạt 2,76%), Hanwha Life (ước đạt 2,72%), PVI Sun
Life (ước đạt 2,56%), Generali (ước đạt 2,24%). Các doanh nghiệp chiếm thị phần nhỏ
như: Aviva (ước đạt 0,81%), VCLI (ước đạt 0,65%), Cathay (ước đạt 0,53%), Fubon (ước
đạt 0,22%), Phú Hưng và GE (ước đạt 0,17%).
5.4 Hợp đồng có hiệu lực
Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ năm 2014 ước đạt 27.327 tỷ đồng (tăng 17,44%
so với năm 2013), trong đó tỷ trọng doanh thu phí bảo hiểm hỗn hợp vẫn chiếm tỷ trọng
cao nhất với khoảng 59,44%, tiếp đến là bảo hiểm liên kết đầu tư với 30,16%, bảo hiểm tử

kỳ 1,95%, các nghiệp vụ còn lại chiếm tỷ trọng không đáng kể.

25


×