Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

thực trạng khai thác và sử dụng than đá quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.82 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
I . PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................1
II. NỘI DUNG .................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NỘI DUNG BÀI TẬP LỚN................. 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THAN ĐÁ Ở
QUẢNG NINH TỪ NĂM 2010 đến 2015............................................................2
2.1 Thực trạng khai thác .......................................................................................2
2.2 Thực trạng sử dụng .......................................................................................11
2.2.1 Nhu cầu trong nước....................................................................................11
2.2.2 Nhu cầu về than trên thế giới .....................................................................12
2.2.3 Hạn chế trong việc sử dụng than................................................................12
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ SUẤT .................................................................12
3.1 Giải pháp đặc trị............................................................................................13
3.2 Một số nguyên tắc đổi mới để đảm bảo khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên than ........................................................................................................15
3.3 Một số giải pháp bảo đảm tiết kiệm nguồn tài nguyên than năng lượng........15
3.4 Một số giải pháp huy động vốn để đầu tư .....................................................16
III. KẾT LUẬN ..................................................................................................16
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO

16

1


I . PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài: Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa
dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố
trong cả nước không có được như: than, cao lanh, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi… 90%
trữ lượng than của cả nước thuộc về tỉnh Quảng Ninh. Trong quá trình khai thác và sử
dụng than đá có thể còn nhiều mặt hạn chế, do đó việc tìm hiểu thực trạng khai thác và


sử dụng than đá ở Quảng Ninh đồng thời chỉ ra những hạn chế và cách khắc phục hạn
chế đó giúp cho việc khai thác và sử dụng than đá dược bền vững hơn.

2


II . NỘI DUNG :
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NỘI DUNG BÀI TẬP
LỚN
Tiềm năng than đá của Quảng Ninh : trữ lượng, chủng loại, phân bố :
Quảng Ninh là trung tâm số 1 của Việt Nam về tài nguyên than đá, có nguồn tài
nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất
lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không có được như: than, cao lanh
tấn mài, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi…
Than đá: Có trữ lượng khoảng 3,6 tỷ tấn, phần lớn tập trung tại 3 khu vực: Hạ
Long, Cẩm Phả và Uông Bí – Đông Triều; mỗi năm cho phép khai thác khoảng 40
triệu tấn.
Bể than Antraxit Quảng Ninh: Nằm về phía Đông BẮc Việt Nam, kéo dài từ Phả
Lại qua Đông Triều đến Hòn Gai - Cẩm Phả - Mông Dương - Cái Bầu - Vạn Hoa dài
khoảng 130km, rộng từ 10 đến 30 km, có tổng trữ lượng khoảng 10,5 tỉ tấn, trong đó:
tính đến mức cao -300m là 3,5 tỉ tấn đã được tìm kiếm thăm dò tương đối chi tiết, là
đối tượng cho thiết kế và khai thác hiện nay, tính đến mức cao -1000m có trữ lượng
dự báo khoảng 7 tỉ tấn đang được đầu tư tìm kiếm thăm dò.
Than antraxit Quảng Ninh: than ở Quảng Ninh được phân theo các vùng và cấp
trữ
lượng
Trữ
lượng
than
antraxit

Quảng
Ninh
Đơn
vị:Triệu
tấn
Cấp
A+B:
466
triệu
tấn,
chiếm
14%
-

Cấp

C1:

1.813

triệu

tấn,

chiếm

54,5%

-


Cấp

C2:

1.046

triệu

tấn,

chiếm

31,5%.

Trong địa tầng chứa than của bể than Quảng Ninh gồm rất nhiều vỉa than:
- Dải phía Bắc (Uông Bí-Bảo Đài) có từ 1 đến 15 vỉa, trong đó có 6á 8 vỉa có giá
trị công nghiệp.
- Dải phía Nam (Hòn Gai, Cẩm Phả) có từ 2 đến 45 vỉa, có giá trị công nghiệp là
10-15 vỉa.

3


Phân loại theo chiều dày, của bể than Quang Ninh:
- Vỉa rất mỏng <0,5m chiếm 3,57% tổng trữ lượng.
- Vỉa mỏng: 0,5-1,3m, chiếm 27%
- Vỉa trung bình: 1,3-3,5m chiếm 51,78%
- Vỉa dày >3,5-15m chiếm 16,78%
-


Vỉa

rất

dày

>15m

chiếm

1,07%.

Than Antraxit Quảng Ninh có chất lượng tốt, phân bố gần các cảng biển, đầu
mối giao thông... rất thuận lợi cho khai thác và tiêu thụ sản phẩm.

4


CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG VẤN KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG THAN
ĐÁ Ở QUẢNG NINH TỪ 2010-2015
2.1 Thực trạng khai thác than đá ở Quảng Ninh từ 2010 đến 2015
Trong những năm gần đây, nhờ đường lối đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước
đã, đang tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng, vững chắc và
mạnh mẽ. Cùng với sự phát triển kinh tế thì kéo theo nó các vấn đề môi trường diễn ra
ngày càng phức tạp. Nguy cơ môi trường đang ở tình trạng báo động ở những quốc
gia đang phát triển, nhu cầu cuộc sống ngày càng xung đột mạnh mẽ với sự cần thiết
phải bảo vệ tài nguyên nhiên và môi trường. Nhưng do môi trường là một khái niệm
có nội hàm vô cùng rộng lớn và phức tạp nó chứa đựng rất nhiều vấn đề như: Ô nhiễm
không khí, nước, đất, tiếng ồn….. Bất kỳ hoạt động kinh tế xã hội cũng như trong đời
sống sinh hoạt con người đều phải sử dụng các nguồn năng lượng khác nhau. Mặc dù

đã có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong việc tìm kiếm nguồn năng lượng mới,
song chúng chưa thể thay thế cho nhiên liệu hoá thạch và có khả năng cạn kiệt bất cứ
lúc nào như than đá d ầu mỏ. Quá trình khai thác và đốt cháy các nhiên liệu hoá thạch
có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường đặc biệt. N ếu như quá trình đốt cháy than tạo ra
các khí nhà kính thì quá trình khai thác than lại gây ô nhiễm, suy thoái, và có những
sự cố môi trường diễn ra ngày càng phức tạp đặt con người trước sự trả thù ghê gớm
của thiên nhiên đã ảnh hưởng trở lại tới phát triển kinh tế của con người. Hoạt động
khai thác than có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước,
xong việc khai thác thiếu quy hoạch tổng thể không quan tâm đến cảnh quan môi
trường đã và đang làm biến động nguồn tài nguyên thiên nhiên như mất dần đất canh
tác, giảm diện tích rừng gây ô nhiểm nguồn nước bao gồm nước mặt, nước ngầm và
cả ô nhiểm biển ảnh hưởng tới tài nguyên sinh vật và sức khoẻ cộng đồng. Vì vậy,việc
chống ô nhiễm môi trường là một bài toán vô cùng phức tạp và khó khăn đồi hỏi mọi
người cùng tham gia thì mới hy vọng giảm thiểu ô nhiễm. Để giảm thiểu ô nhiễm môi
trường do khai thác không chỉ là trách nhiệm của doanh nghiệp mà dó còn là trách
nhiệm của toàn xã hội và toàn cộng đồng trong đó yếu tố quyết định là ý thức của
cộng đồng và sự quản lý, hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước. Qua việc khảo sát
nghiên cứu thưc trạng ô nhiễm môi trường do khai thác than đá tại Quảng Ninh cùng
với đó là cách xử lí bằng các chính sách, chiến lược, quyết định của cơ quan quản lý
nhà nước giúp tôi học và hiểu sâu hơn về bộ môn quan trọng là quản lí môi trường đã
được đào tạo.
Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đa dạng, có nhiều loại
đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước không
5


có được như: than, cao lanh, đất sét, cát thủy tinh, đá vôi… 90% trữ lượng than của cả
nước thuộc về tỉnh Quảng Ninh. Đây chính là đặc điểm hình thành vùng công nghiệp
khai thác than từ rất sớm. Vùng khai thác than, chế biến, tiêu thụ than có phạm vi rất
lớn, trải dài từ Đông Triều, Uông Bí, Hoành Bồ, Hạ Long và Cẩm Phả.

Mục tiêu mà TKV đặt ra là đến năm 2015 , doanh thu của tập đoàn gấp khoảng 2
lần so với năm 2010( khoảng 6 tỷ USD).Trữ lượng than ở Quảng Ninh khoảng 10.5 tỷ
tấn, trong đó đã thăm dò và khai thác được 3.5 tỷ tấn, chủ yếu là than Antraxit.
Tuy nhiên, hoạt động khai thác than luôn có những diễn biến phức tạp, gây tác

động xấu đến nhiều lĩnh vực. Một điểm khai thác than “ Một lò than thổ phỉ mới phát
phỉ" (Quảng Ninh ) hiện tại ở phường Cao Xanh - TP Hạ Long Khai thác than trái
phép ở KM6, Tiêu thụ than tại cảng Cẩm Phả thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh). Do tốc
độ khai thác than tăng nhanh nhưng các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp
Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) lại không đầu tư thiết bị sản xuất tương xứng và
hoàn nguyên môi trường sau khai thác. Điều đó đã làm cho môi trường ở Quảng Ninh
bị huỷ hoại, tàn phá nặng nề, và người dân nơi đây đang từng ngày phải đương đầu,
gánh chịu hậu quả.
Mới đây nhất là trận mưa lũ lịch sử trong vòng 40 năm qua đã gây tổn thất nặng
nề cho ngành than, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm, thu nhập của khoảng 80.000 thợ
mỏ; gián đoạn cung cấp than cho các hộ tiêu thụ. Mặc dù chưa xác định hết nhưng con
số thiệt hại đã tăng lên 1.000 tỉ đồng”. Theo báo cáo ngày 30-7-2015 của Ban chỉ đạo
Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN), mưa lớn những ngày qua
ở Quảng Ninh đã làm ngập lò mức -175 mỏ than Ngã Hai (Công ty Than Quang
Hanh); ngập lò mức -250 khu Đông Bắc Mông Dương (Công ty CP Than Mông
Dương); bồi lấp trạm xử lý nước thải +25 Núi Nhện (Công ty TNHH MTV Môi
6


trường); kho than tại Công ty Tuyển than Hòn Gai, Kho Vận Hòn Gai, Kho vận và
Cảng Cẩm Phả bị vỡ đê bao, sạt lở, ngập úng; các tuyến đường chuyên dụng, tuyến
đường sắt vận chuyển than của Công ty tuyển than Cửa Ông, tuyển than Hòn Gai bị
hư hỏng nặng, giao thông bị chia cắt ngừng trệ... Thống kê đến 14h ngày 30/7, thiệt
hại của Than Hòn Gai là 106 tỉ đồng; Tuyển than Cửa Ông là 5 tỉ đồng; Than Cao Sơn
là 400 triệu đồng; Than Mạo Khê 1 tỉ đồng; Than Hà Tu 10 tỉ đồng; Than Quang Hanh

120 tỉ đồng; than Cọc Sáu 28 tỉ đồng; Công ty CP Than Đèo Nai 40 tỉ đồng; Tây
Nam Đá Mài 55 tỉ đồng; Cọc Sáu 28 tỉ đồng; Dương Huy 30 tỉ đồng ...Do ảnh hưởng
của mưa lớn và các sự cố trên, Vinacomin đã dừng mọi hoạt động sản xuất trên địa
bàn tỉnh, tập trung vào phòng chống mưa lũ.
Việc khai thác than trong nhiều năm qua, đã gây ra những biến động xấu về môi
trường. Tại các vùng khai thác than đã xuất hiện những núi đất, đá thải cao gần 200m,
những mong khai thác sâu khoảng 100m. Để sản xuất 1 tấn than, cần bóc đi từ 8 đến
10 m3 đất phủ, thải từ 1 đến 3m3 nước thải mỏ. Khối lượng chất thải rắn và nước thải
mỏ gây ô nhiễm nặng cho vùng mỏ. Một vài vùng ô nhiễm đã đến mức báo động như
Mạo Khê, Uông Bí, Cẩm Phả... Việc khai thác than ở Quảng Ninh đã phá huỷ hàng
trăm km2 rừng, tạo ra xói mòn, bồi lấp ở các sông suối và làm ô nhiễm Vịnh Hạ Long.
Một số mỏ than còn sử dụng công nghệ khai thác lạc hậu, thiếu chương trình khoa học
tổng thể để xác định sự cần thiết về tăng trưởng công suất cho phù hợp với các yêu
cầu bảo vệ môi trường. Do đó, môi trường đã chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những tác
động xấu, nước bị ô nhiễm nặng bởi chất thải rắn lơ lửng, vi trùng và bụi trong không
khí v.v... Để có sản lượng nhảy vọt, vượt công suất thiết kế, nhiều đơn vị đã chạy đua
lộ thiên hoá dù đã được quy hoạch là khai thác theo công nghệ hầm lò. Trong khi đó,
công nghệ khai thác lộ thiên được đánh giá là gây tác hại rất lớn về ô nhiễm môi
trường, hạn chế độ sâu khai thác. Đến thời điểm này, nhiều mỏ lộ thiên đ ã âm quá
giới hạn cho phép là -300m (so với mặt biển), nhưng vẫn tiếp tục khoan thăm dò khai
thác, bất chấp những tác hại về cấu tạo địa chất, làm tiền đề cho những thảm họa khác
như lở đất, nhiễm mặn và biến đổi sinh thái. Hiện nay trong khu vực Hòn Gai - Cẩm
Phả có khoảng 30 mỏ than lớn nhỏ đang hoạt động, bình quân khoảng 2.000ha, có 1
mỏ với tổng diện tích là 175km2, chiếm 28,7% tổng diện tích đất tự nhiên của thành
phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả. Một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng
nhất, đó là huyện Đông Triều, vùng trọng điểm lúa của tỉnh:gần 7.000 ha lúa và hoa
màu ở Đông Triều (Quảng Ninh) đang đối mặt với nạn hạn hán và thiếu nước nghiêm
trọng trong khi nhiều hồ thủy lợi lớn bị ô nhiễm, tài nguyên rừng bị suy thoái , gây
cạn kiệt d òng sinh thuỷ, gây ngập úng và hạn hán cục bộ, làm bồi lắng lòng hồ, ảnh
hưởng không nhỏ đến đời sống dân sinh các khu vực lân cận. Trong tổng số 25 hồ

7


chứa nước ở huyện Đông Triều đã có gần một nửa bị bồi lấp, nguồn nước bị chua hoá
từ quá trình sản xuất than gây ra, trong đó có nhiều hồ bị chua hoá nặng, độ PH đ ều ở
mức d ưới 3,5 (PH tiêu chuẩn từ 5 – 5,5).Tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang âm
thầm huy hoại năng suất cây trồng, vật nuôi và nguy cơ bị cắt đứt to àn bộ nguồn thuỷ
sản trong tương lai gần. Coi thường luật pháp Đặc điểm của ngành khai thác than đòi
hỏi chiếm dụng một quỹ đất rất lớn để làm khai trường và làm nơi tập kết chất thải.
Trong khi đó, khu vực sản xuất than hầu hết đều rất gần với đô thị, khu dân cư và các
vùng sản xuất khác, nghĩa là đất đai không chỉ dành riêng cho ngành Than. Thế
nhưng, qua cuộc thanh tra thí điểm do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện tại một
số đơn vị ngành Than dạo trước Tết Nguyên đán, cho thấy tình hình sử dụng đất rất
tuỳ tiện. Điển hình: Công ty Than Hà Tu vượt 113ha, Xí nghiệp Than Tân Lập (Công
ty Than Hòn Gai) chỉ thuê 1,4ha nhưng sử dụng đến 10 ha, vỉa 14 Công ty Than Hà
Lầm cũng vượt 10ha. Cũng tại cuộc thanh tra này cho thấy hầu hết các đơn vị đều
không có giấy phép khai thác than, không ký quỹ phục hồi môi trường và đ ất đai sau
khai thác và khi đóng cửa mỏ, xâm phạm nghiêm trọng Luật Khoáng sản, Luật Môi
trường. Đó là các trường hợp như: Xí nghiệp Khai thác than 148 (Tổng Công ty Đông
Bắc), Xí nghiệp Than Giáp Khẩu (Công ty Than Hòn Gai), Công ty TNHH m ột thành
viên Than Hồng Thái (Công ty Than Uông Bí), Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại
và Dịch vụ, Công ty TNHH một thành viên Nước khoáng Công đoàn Quanh Hanh.
Cá biệt Công ty TNHH một thành viên Than Hồng Thái thu gom, quản lý chất
thải rắn tại mặt bằng cửa lò +250 vỉa 46 đã không thực hiện đúng nội dung báo cáo
đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt. Cần ghi nhận ngành Than có những
đóng góp rất quan trọng trong chỉ số tăng trưởng GDP ngành Công nghiệp Quảng
Ninh. Nhưng cũng phải nói thêm rằng, nếu ngành Than đóng góp 1 đồng cho kinh tế
địa phương thì địa phương phải bỏ ra nhiều đồng nếu muốn tái tạo hoàn nguyên, khắc
phục ô nhiễm môi trường. V à nếu việc khai thác chỉ chạy theo lợi nhuận trước mắt,
sản lượng tăng không giới hạn thì chỉ nay mai thôi, nguồn "vàng đen" sẽ cạn kiệt,

nước ta sẽ phải... nhập khẩu than. Vì lẽ trên, giữa tỉnh và ngành Than cần xác định rõ
trách nhiệm, nghĩa vụ trong lĩnh vực đưa hoạt động khai thác khoáng sản vào khuôn
khổ quản lý theo pháp luật Nhà nước. Đã đ ến lúc cần đặt mục tiêu phát triển bền
vững lên hàng chính yếu. Các mỏ than đang hoạt động phần lớn phân bố trên các dãy
núi phía Bắc đường quốc lộ 18A từ Mạo Khê đến Mông Dương. Hoạt động sản xuất
(khai thác, vận chuyển, chế biến, kho bãi, bến xuất) xen lẫn các khu dân cư, lân cận
với các đô thị, các khu kinh tế trọng điểm, thượng nguồn sông suối, các hệ sinh thái
nhạy cảm cửa sông ven biển và nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử
quan trọng (Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long, Di tích lịch sử văn hóa Yên
8


Tử). Hoạt động khai thác, chế biến, vận chuyển, tiêu thụ than đ ã ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường tỉnh Quảng Ninh trong suốt thời gian qua, đặc biệt là giai đoạn
2003 đến nay do việc tăng nhanh sản lượng khai thác trong khi đó hạ tầng kỹ thuật và
các công trình bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đầu tư thích đáng, gây b ức xúc
trong nhân dân. Ô nhiễm không khí vì bụi than: Môi trường không khí các khu vực
khai thác khoáng sản và lân cận thường xuyên bị ô nhiễm do bụi, khí độc, khí nổ và
tiếng ồn phát sinh ở hầu hết các khâu sản xuất. Đặc biệt khu vực Cẩm Phả, Uông Bí,
Mạo Khê và các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Tu, Hà Phong - TP Hạ
Long. Nguồn phát sinh bụi lớn nhất là từ các khâu sàng, chế biến, vận chuyển than.
Ngoài ra bụi còn sinh ra từ các bãi thải chưa dừng đổ thải hoặc những bãi thải đã dừng
đổ thải nhưng chưa được cải tạo, phủ thảm thực vật. Nhìn chung, hàm lượng bụi tại
các khu vực khai thác than, chế biến than đều vượt tiêu chuẩn cho phép (TCCP) từ 1,2
- 5,2 lần (trung b ình trong 24 giờ. Lượng bụi tại các khu dân cư lân cận các khu vực
sản xuất, chế biến than tại Quảng Ninh vượt TCCP 3,3 lần (trung bình 24 giờ). Hiện
nay, mặc dù tỉnh Quảng Ninh đ ã triển khai nhiều giải pháp quản lý BVMT, đặc biệt là
việc cấm vận chuyển than trên quốc lộ 18A, các phương tiện vận chuyển theo đường
chuyên dụng, quy hoạch, sắp xếp lại các cảng, bến cảng đã hạn chế được ô nhiễm môi
trường trong vận chuyển than đến khu dân cư tập trung. Tuy nhiên, theo kết quả quan

trắc môi trường tỉnh Quảng Ninh năm 2009, tình trạng ô nhiễm bụi do hoạt động khai
thác, chế biến, vận chuyển than vẫn còn tồn tại. Chuyện bụi đen đất mỏ, mấy năm gần
đây ghi nhận có nhiều chuyển biến như không vận chuyển than trên quốc lộ, không
chuyền tải than trên vịnh Hạ Long. Tuy nhiên, có nhiều điểm giao lộ với đường dân
sinh làm chưa triệt để, đi qua vùng Mạo Khê, Cẩm Phả bụi than vẫn ngập đường. Điều
này cũng chưa phải hoàn toàn do lỗi của Tập đoàn Than - khoáng sản VN (TKV) vì
hiện tượng vận chuyển than trái phép vẫn còn và chính quyền chưa triệt đ ược tận gốc
nên vẫn gây ra bụi.Theo số liệu kê khai, nộp phí BVMT đối với nước thải công nghiệp
của các đơn vị thuộc ngành than thì tổng lượng nước thải mỏ năm 2009 đã kê khai là
38.914.075 m3. Tuy nhiên, lượng nước thải này chưa tính đến nước rửa trôi từ các bãi
thải mỏ. Hai thông số điển hình tác động đến môi trường là tính axit và cặn lơ lửng,
bên cạnh đó là hàm lượng Fe và Mn. Độ pH của nước thải mỏ dao động từ 3,1 - 6,5,
hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1,7 - 2,4 lần, cá biệt có
nơi vượt đến 8,09 lần. Nước thải mỏ gây nhiều ảnh hưởng đến hệ thống sông, suối,
hồ, vùng ven biển như gây bồi lấp, làm mất nguồn sinh thủy, suy giảm chất lượng
nước... Do tác động lâu ngày, trong đó có tác động của khai thác than trái phép trong
một thời gian dài, một số hồ thủy lợi vùng Đông Triều đó bị chua hóa, làm ảnh hưởng
đến chất lượng nước phục vụ nông nghiệp. Trước năm 2009, chỉ có 1 đơn vị thuộc
9


Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam (TKV) có hệ thống xử lý nước thải mỏ. Hiện
nay, TKV đang đầu tư 32 dự án xây dựng trạm xử lý nước thải mỏ đảm bảo đạt TCCP
(kế hoạch năm 2009 - 2010), trong đó hiện nay mới có 10 dự án đã xây d ựng xong
với tổng lưu lượng xử lý lớn nhất là 2.370 m 3/giờ, các mỏ còn lại mới chỉ lắng sơ bộ
và xả trực tiếp ra môi trường. Hồ thuỷ lợi thành bãi thải ! Kết quả quan trắc chất lượng
nước các hồ thủy lợi đã ở mức báo động. Cụ thể, kết quả pH đo được tại 9 hồ ô nhiễm
đều dưới 5. Nghiêm trọng nhất là hồ Bến Châu 3,75, hồ Cầu Cuốn 3,21, Nội Hoàng
3,02… Trong khi độ pH để các sinh vật, thực vật phát triển bình thường phải đạt mức
5,5 - 6. Điều này lý giải vì sao hồ không có nhiều các loài sinh vật sinh sống. Có hồ

không thấy sự xuất hiện của cá.
Theo phản ánh của người dân, việc lấy nước từ các hồ nuôi cá khiến cá chết
hàng loạt, bị nổ mắt và nếu không chết thì năng suất giảm rõ rệt. Có nơi người dân đã
không dám lấy nước vào ruộng và ao của mình… Ông Đoàn Văn Chiến - Giám đốc
Cty Khai thác công trình thủy lợi Đông Triều – Sở NN & PTNT Quảng Ninh cho biết:
“Từ nhiều năm nay các Cty than Mạo Khê, Xí nghiệp khai thác than Hồng Thái thuộc
Cty Than Uông Bí (TKV) liên tục đẩy mạnh việc bóc đất đá khai thác các mỏ than gần
các hồ thủy lợi khiến hàng loạt hồ bị bồi lắng, nhiễm chua và nguy hiểm hơn cả là bị
lấp và cắt mất nguồn sinh thủy của các hồ khiến việc điều tiết nước của phần lớn hồ
thủy lợi bị suy giảm đáng kể”. Tình trạng khai thác than đầu nguồn lấp mất nguồn
sinh thủy các hồ thủy lợi Nghiêm trọng hơn cả, theo ông Chiến là có nhiều hồ đã bị
lấp và hoàn toàn thành bãi thải. Hệ thống các hồ nhỏ bị chia cắt khiến cho nước tập
trung tại hồ chính dẫn tới xả tràn ngay trong mùa khô, điều chưa từng xảy ra với hệ
thống hồ thủy lợi tại đây trong khi nhu cầu nước tưới ngày càng lớn… Hiện đã có
9/15 hồ đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng gồm Nội Hoàng, Cầu Cuốn, Cổ Lễ, Khe
Ươn 1, 2, Rộc Chày, Yên Dưỡng, Tân Yên, Bến Châu từ hoạt động khai thác than của
Xí nghiệp Than Hồng Thái – Công ty Than Uông Bí, Công ty Than Mạo Khê và cả
các chủ khai thác than trái phép. Tất cả các khai trường đều thuộc lưu vực hướng nước
đổ về các hồ thuỷ lợi nói trên. Trong khi đó, phạm vi khai trường san gạt lộ thiên lại
gần kề các hồ thủy lợi nên đã đổ san gạt đất, đá xít lấp hồ và lấp cả suối đầu nguồn
của hồ Nội Hoàng, hồ Cầu Cuốn. Bảy hồ còn lại đất đá được san gạt lấp mất nguồn
sinh thủy. Thậm chí các đơn vị khai thác than tự ý lấp hồ tạo các đường vận tải, đã
chia cắt phần lớn lưu vực hướng nước của các hồ Khe Ươn 1, 2 nên nước đã tập trung
vào các hồ Nội Hoàng, Cổ Lễ và nguy cơ vỡ đập là rất lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới cây
trồng vật nuôi và đời sống nhân dân 9 xã trong huyện là các xã Đông Hồng Thái, Tây
H ồng Thái, Hoàng Quế, Mạo Khê, Kim Sơn, Xuân Bình, Xuân Sơn, Tràng An, Bình
Khê. Về vấn đề các bãi thải của những mỏ khai thác than lộ thiên đáng lẽ ra phải đổ
10



theo phân tầng, kiểu như ruộng bậc thang thì sẽ rất ổn khi xử lý trồng cây, thậm chí
canh tác. Nhưng các mỏ khai thác than lộ thiên hiện nay sau khi bóc lớp đất, đá lại cứ
đổ tràn từ trên xuống, bên dưới có thể xây kè chắn. Mưa to kè nào chịu nổi một lượng
nước và đất đá khổng lồ dồn xuống như thế. Vì vậy những năm qua đã xảy ra nhiều
hiện tượng kè chắn, đập ở Quảng Ninh bị vỡ, dân cư lâm vào cảnh lụt lội, ô nhiễm.
Hoàn thổ các mỏ đã khai thác đ ể phục hồi nguyên trạng là việc làm rất khó. Trước
kia, người Pháp khai thác than ở Quảng Ninh rất “khôn”, những mong than có độ sâu
chừng vài chục mét ở Cẩm Phả là họ biến thành hồ chứa nước phục vụ cho sinh ho ạt,
bên b ờ moong họ trồng cây xanh và lấy nước đó tưới luôn. Với những khu bãi thải,
họ tạo một mặt bằng mới và đưa phu m ỏ (người lao động làm thuê) đến ở. Hiện nay,
ở Quảng Ninh, chúng ta đã khai thác những mong than lộ thiên có độ sâu 100-300m,
các bãi thải bao gồm đất, đá đổ lan tràn vùng mỏ Quảng Ninh. Chỉ tính riêng vùng
Cẩm Phả, Đèo Nai, có hơn 100 triệu m 3 chất thải gồm đất, đá, sít đang ứ đầy các bãi
thải. Việc xả thải của các doanh nghiệp khai thác than phía đ ầu nguồn đ ã khiến một
số đoạn trong khu vực vịnh Cửa Lục (đoạn từ bến phà Bãi Cháy cũ đến khu vực chân
Cầu Bang) bị bồi lắng, có điểm lượng bùn bồi lắng kéo dài tới vài chục mét ra phía
biển hiện đang là thách thức lớn cho TKV trong việc phục hồi môi trường vùng mỏ.
Một hạn chế nữa của khai thác than là biến đổi địa hình và cảnh quan. Những
biến đổi mạnh nhất diễn ra chủ yếu ở những khu vực có khai thác than lộ thiên. Các
bãi đổ thải tạo nên những quả đồi Cọc Sáu cao 280 m, Nam Đ èo Nai có độ cao 200
m, Đông Cao Sơn cao 250 m, Đông Bắc Bàng Nâu cao 150 m và Núi Béo cao 240
m... và nhiều bãi thải trên các sườn đồi. Bãi thải thường có sườn dốc tới 350. Nhiều
mong khai thác lộ thiên tạo nên địa hình âm có độ sâu từ - 50 m đến - 150 m dưới mực
nước biển trung bình (các mỏ Cọc Sáu, H à Tu, Núi Béo...). Nhiều khu vực tập trung
dân cư tại Mạo Khê (Đông Triều), V àng Danh, Quang Trung (Uông Bí), Hà Khẩu,
Cao Xanh, Hà Khánh, Hà Lầm, Cao Thắng, Hà Trung, Hà Tu, Hà Phong (Hạ Long) và
toàn bộ thị xã Cẩm Phả chịu tác động mạnh do các nguồn gây ô nhiễm từ các hoạt
động khoáng sản, trở thành những vấn đề bức xúc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe và đời sống của nhân dân. Hoạt động khai thác khoáng sản là một trong những
nguyên nhân làm giảm độ che phủ do rừng cây bị chặt hạ, lớp phủ thực vật bị suy

giảm. Hoạt động khai thác khoáng sản cũng làm cho thực vật, động vật bị giảm số
lượng hoặc tuyệt chủng do các điều kiện sinh sống ở rừng cây, đồng cỏ và sông nước
xấu đi. Một số loài thực vật bị giảm số lượng, động vật phải di cư sang nơi khác.Lãnh
đạo tỉnh Quảng Ninh cho biết từ đầu năm, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản để
tăng cường công tác quản lý Nhà nước nhằm ngăn chặn tình trạng tái diễn khai thác
vận chuyển than trái phép, gây ô nhiễm môi trường do khai thác than trên địa bàn tỉnh.
11


Như đã nêu trên, mức độ ô nhiễm môi trường tại vùng than đã ở mức quá nghiêm
trọng, nếu chỉ BVMT bằng một vài việc, ở vài nơi thì chẳng thấm gì và môi trường
sống và cảnh quan tỉnh Quảng Ninh tiếp tục bị hủy hoại.
Chiếm 90% sản lượng than cả nước, công nghiệp khai thác, sản xuất, chế biến
than đã trở thành ngành kinh tế chủ lực của Quảng Ninh, tuy nhiên cũng là một thách
thức lớn về môi trường. Rất cần một cơ chế giám sát các vấn đề môi trường có sự
tham gia của người dân. Theo bà Nguyễn Thu Thủy, Chi cục phó, Chi cục Bảo vệ môi
trường Quảng Ninh, "dưới đất là than và trên là dân, chính quyền địa phương và người
dân cần có tiếng nói trong giám sát môi trường. Đồng thời cần có quy định trách
nhiệm rõ ràng giữa doanh nghiệp khai thác than và chính quyền". Ngoài ô nhiễm bụi,
không khí cao gấp 1,2-5,2 lần tiêu chuẩn cho phép, mới xử lý được 1/25 -1/30 lượng
nước thải do khai thác than ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, thì
những bãi thải cũng là m ối nguy lớn. Các công ty khai thác than và chính quyền đã
nhiều phen khốn đốn, tốn không ít tiền của để cải thiện đời sống người dân sau mỗi
trận mưa lớn khiến nước, đất đá tràn vào nhà dân. Rõ ràng những tác động tới môi
trường từ khai thác than không phải diễn ra trong một vài năm mà nó kéo dài hàng
chục năm, kể cả sau khi đóng cửa mỏ. Vấn đề là cần nhìn nhận một cách tổng thể,
lượng hóa những ảnh hưởng về môi trường trong khai thác mỏ để tính toán giảm thiểu
trong từng giai đoạn của dự án. Ông Trần Miên, Trưởng Ban Môi trường, Tập đoàn
Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cho biết, ở các nước phát triển, trong một
dự án khai thác mỏ, họ phải tính ngay từ ban đầu diện tích và lựa chọn không gian đổ

thải đủ cho cả đời mỏ. Còn ở ta, đổ thải bãi thải cao là qui trình ngược lại với họ.
Trong các văn bản pháp luật đã có những quy định về trích từ nguồn thu từ khoáng
sản để đầu tư phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, qua khảo sát ở Quảng Ninh
của các nhà khoa học thuộc nhiều cơ quan nghiên cứu về môi trường nước ta, thực tế
ở cấp địa phương, chưa có một cơ chế nào giữa phường với công ty than. Ngược lại,
chính quyền địa phương cũng chưa thật sự có trách nhiệm trong việc đưa ra các ràng
buộc về môi trường với các dự án khai thác. Giá trị tham vấn cộng đồng đối với đánh
giá tác động môi trường không có nhiều giá trị về mặt thực tiễn. Mặt khác, nó thể hiện
năng lực và trách nhiệm của cán bộ đại diện cho cộng đồng được tham gia tham vấn
chưa tốt. Theo một nhóm các nhà khoa học soạn thảo Hiến chương Tài nguyên thiên
nhiên toàn cầu mới, người dân tại các vùng có khai thác tài nguyên cần được bồi
thường, hỗ trợ về những ảnh hưởng xã hội, môi trường mà họ gặp phải. "Số tiền này
cần được điều chỉnh theo thời gian khi những chi phí đóng cửa mỏ, phục hồi môi
trường tăng lên", dự thảo Hiến chương nêu rõ. Nhìn chung công tác bảo vệ môi trường
của Quảng Ninh đã có nhiều chuyển biến, những vấn đề bức xúc về môi trường, nhất
12


là trong khai thác than đã và đang từng bước được giải quyết. Nhiều văn bản quy
phạm pháp luật về bảo vệ môi trường được ban hành làm cơ sở cho các cấp, các ngành
triển khai thực hiện. Công tác quy hoạch bảo vệ môi trường của một số địa phương
Uông Bí, H ạ Long, Cẩm Phả, Yên Hưng được triển khai xây dựng. Tuy nhiên công
tác BVMT của tỉnh hiện nay chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - x ã hội; quản lý
nhà nước về BVMT còn thiếu cụ thể; việc thực hiện các biện pháp, chế tài ở nhiều
lĩnh vực chưa đủ mạnh; tuyên truyền chưa sâu rộng. Nhiều ý kiến tại cuộc họp quan
tâm đến nỗ lực của ngành Than trong bảo vệ môi trường; đặc biệt là vấn đến chấm dứt
việc vận chuyển than bằng đường bộ; chất thải rắn phát sinh của các bệnh viện; mức
độ ảnh hưởng môi trường của các nhà máy điện, xi măng… Để bảo vệ môi trường tốt
hơn trong thời gian tới cần tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự vào cuộc
của cả hệ thống chính trị; đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tăng cường sự phối hợp

quản lý giữa các cấp, ngành.
2.2 : Thực trạng sử dụng than đá ở quảng ninh từ 2010-2015
2.2.1 : Nhu cầu trong nước
Giai đoạn 1997-2002, nhu cầu than trong nước ít biến động; giai đoạn 2003 2007, sản lượng tiêu thụ than của Việt Nam tăng 119.89%. Đặc biệt, nhu cầu tiêu thụ
than của Việt Nam được dự đoán tăng trong những năm tiếp theo, do trong thời gian
vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch xây dựng nhiều nhà máy nhiệt điện tại
các địa phương.
Sản lượng (tấn)

Hiện tại than Việt Nam phục vụ cho các hộ sản xuất chính là điện, xi măng, giấy,
phân bón... (các ngành công nghiệp sử dụng quá nhiều năng lượng) và phục vụ xuất
khẩu. Điện hiện tiêu thụ tới 32% sản lượng tính hết 7 tháng đầu năm 2009. Với tốc độ
gia tăng khai thác năng lượng như hiện nay, nguồn năng lượng than sẽ trở nên khan
hiếm. Dự báo, Việt Nam đang và sẽ trở thành nước phải nhập khẩu năng lượng với
khoảng 80-100 triệu tấn than đá vào năm 2020 để chạy các nhà máy nhiệt Năm
điện.
Hình 1: Nhu cầu tiêu thụ than trong nước giai đoạn 1997-2007
(Nguồn: Tập đoàn Than -Khóang sản Việt Nam)
13


Từ nhiều năm nay, Tập đoàn Than -Khoáng sản Việt Nam (TKV) chưa đầu tư thêm
được mỏ mới nào để phát triển bền vững. Lượng than khai thác tăng thêm đều từ các
mỏ đang khai thác hầm lò với sản lượng kịch trần. Nên chăng đã đến lúc ngành than
đặt vấn đề dừng khai thác để xuất khẩu, thay vào đó dành than cho nhu cầu trong
nước?
2.2.2 : Nhu cầu về than trên thế giới:
Toàn thế giới hiện tiêu thụ khoảng 4 tỷ tấn than hàng năm. Một số ngành sử
dụng than làm nguyên liệu đầu vào như: sản điện, thép và kim loại, xi măng và các
loại chất đốt hóa lỏng. Than đóng vai trò chính trong sản xuất ra điện (than đá và than

non), các sản phẩm thép và kim loại (than cốc).
Thị trường than lớn nhất là châu Á, chiếm khoảng 54% lượng tiêu thụ toàn thế giới,
trong đó nhu cầu chủ yếu đến từ Trung Quốc. Một số nước khác không có nguồn
nhiên liệu tự nhiên phải nhập khẩu than cho các nhu cầu về năng lượng và công
nghiệp như Nhật Bản, Đài Bắc và Hàn Quốc. Không chỉ những nước không thể khai
thác than mới phải nhập khẩu mà ngay cả các quốc gia khai thác lớn nhất thế giới
cũng phải nhập than. Nhu cầu nhập khẩu phục vụ cho dự trữ hay những nguồn than có
chất lượng. Than sẽ vẫn đóng vai trò quan trọng, đặc biệt tại các khu vực có tốc độ
tăng trưởng cao. Tăng trưởng của thị trường than dành cho đốt lò hơi và than cốc sẽ
mạnh nhất tại châu Á, nơi mà nhu cầu về điện, sản xuất thép, sản xuất xe hơi và nhu
cầu dân sinh tăng cao theo mức sống ngày càng được cải thiện.
2.2.3 : Hạn chế trong việc sử dụng than
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP, ĐỀ SUẤT
Có thể nói, hiện nay chỉ có môi trường không khí ở vùng than Quảng Ninh là
được cải thiện, còn môi trường đất và môi trường nước thì vẫn ngày càng bị xâm hại.
Cùng với việc cải thiện của môi trường không khí, cảnh quan thiên nhiên và đô thị
cũng được cải thiện rõ nét.
Trước hết, để đưa ra giải pháp khắc phục, phải nắm được cách mà việc khai thác
than gây ảnh hưởng tới môi trường:

14


Sơ đồ hoạt động của khai thác nguồn gây tác động

3.1 : Giải pháp đặc trị
Từ những năm 90 của thế kỷ trước, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh- nơi ngành công
nghiệp than khi đó mới được tổ chức lại, và đang trên đà phát triển, đã sớm nhắc đến
sự lựa chọn giữa than và du lịch, giữa phát triển bền vững với việc tăng thu ngân sách
của tỉnh từ hòn than, để trên cơ sở đó đã có những giải pháp liên quan đến bảo vệ môi

trườngvùng
than.
Trước hết, và chủ yếu đó là những giải pháp có liên quan đến cấm hoạt động
khoáng sản. Giải pháp “cấm hoạt động khai thác khoáng sản” cũng giống như liều
thuốc có hại, không ai muốn dùng, nhưng đặc trị để đối phó với bệnh ung thư đang di
căn khi bản thân cơ thể đã mất sức đề kháng.
Thực tế ở Quảng Ninh cho thấy, chỉ những nơi bị cấm hoạt động khoáng sản thì
môi trường đã được cải thiện. Còn những nơi vẫn diễn ra các hoạt động khoáng sản,
đặc biệt là hoạt động khai thác lộ thiên thì môi trường vẫn còn là một vấn đề phức tạp.
Việc đóng cửa hoạt động của phân xưởng than luyện của nhà sàng Hòn Gai từ những
năm 70 của thế kỷ trước có thể coi là hoạt động khoáng sản đầu tiên được êrể bảo vệ
môi trường. So với nhà máy alumina thì phân xưởng này có qui mô rất nhỏ, lượng hoá
15


chất sử dụng rất ít. Phân xưởng này đã được đóng cửa sau nhiều năm thực hiện sứ
mệnh là đơn vị duy nhất cung cấp than cho ngành đường sắt để chạy tàu bằng các đầu
máy hơi nước. Công nhân trực tiếp sản xuất đã được chuyển sang phân xưởng mới và
người dân sống xung quanh đã được hưởng môi trường trong sạch.
Tiếp đến, trong khi ngành than và Bộ Năng lượng đang quyết tâm đầu tư cải tạo
mới và mở rộng nâng công suất nhà máy sàng tuyển than Hòn Gai (để sản xuất ra các
loại than tốt có thể xuất khẩu cứu nguy cho cả ngành than) thì Chính quyền và nhân
dân tỉnh Quảng Ninh đã cương quyết kiến nghị, và được Chính phủ chấp nhận di dời
toàn bộ công trình trọng điểm này của Bộ Năng Lượng ra một địa điểm mới ở Nam
Cầu Trắng để tránh gây ô nhiễm cho khu vực dân cư. Mặc dù khi đó chủ đầu tư đã
cam kết nhà máy được đầu tư với công nghệ tiên tiến hiện đại nhất của Australia, dự
án được khẳng định là có hiệu quả và đảm bảo về môi trường, hợp đồng đã được ký
kết với đối tác nước ngoài, công việc đang được triển khai, nhưng công trình mang
tính chất “cứu cánh” này của TKV đã được Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt quyết
định phải di dời. Vụ việc đã được giải quyết bằng một tầm nhìn sáng suốt và với ý

thức chính trị cao, nhưng cũng đã tốn khá nhiều giấy mực để tranh cãi, giải trình, báo
cáo v.v. (tất nhiên chưa bằng bauxite ngày nay) cũng giữa một phía là chủ đầu tư
(ngành than) và bộ chủ quản (Bộ Năng lượng) với một phía “bên kia” là các cán bộ
khoa học kỹ thuật và những người dân sẽ phải hứng chịu ảnh hưởng của suy thoái môi
trường, cảnh quan đô thị do nhà máy này sẽ mang lại nếu không di chuyển. Thực tế
hiện nay đã chứng minh sự sáng suốt và tầm nhìn xa trông rộng của cố Thủ tướng Võ
Văn Kiệt.
Giải pháp tiếp theo để bảo vệ môi trường là chấm dứt hoạt động của cảng than
Hòn Gai. Đây là một cảng than nổi tiếng thế giới, được người Pháp xây dựng để xuất
khẩu anthracite của Việt Nam. Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân
của Mỹ, cảng Hòn Gai cùng với nhà sàng Hòn Gai nói trên là mục tiêu quan trọng
trong trận ném bom huỷ diệt đầu tiên của Mỹ vào ngày 5/8/1964. Hiện nay, trên địa
điểm của cảng Hòn Gai ngày xưa, hoạt động khoáng sản đã được thay bằng hoạt động
du lịch và tàu biển chở khách.
Hoạt động khoáng sản tiếp theo được đình chỉ đã góp phần cải thiện môi trường
ở Quảng Ninh là dỡ bỏ 2 tuyến đường sắt chuyên dụng chở than (tuyến Hà Lầm- Hòn
Gai; và tuyến Mạo Khê - Bến Cân). Cùng với việc chấm dứt hoạt động của nhà sàng
than Hòn Gai, cảng than Hòn Gai, và tuyến đường sắt Hà Lầm-Hòn Gai, bộ mặt của
thị xã Hòn Gai đã thay đổi cơ bản và sau này đã được Chính phủ nâng cấp và mở rộng
lên thành đô thị loại 2. Trước đây, khi nhắc đến thị xã Hòn Gai, chúng ta thường nghĩ
đến như một trung tâm khai thác than. Ngày nay, nhờ có các giải pháp cấm hoạt động
khoáng sản, thủ phủ của ngành than đã được cả thế giới biết đến với cái tên khác cũng
rất quen thuộc là thành phố Hạ Long.
Giải pháp bảo vệ môi trường tiếp theo là đình chỉ hoạt động của các bến, và các
cảng than trên bờ vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long, trên các sông Mông Dương, Diễn
Vọng, Bạch Đằng v.v., đồng thời cấm các ô tô vận tải than chạy dọc tuyến đường 14.
16


Việc cấm các hoạt động khoáng sản xung quanh khu di tích văn hoá-lịch sử Yên Tử

trong những năm trước 2000 đã từng là giải pháp duy nhất để bảo tồn khu văn hoá
quan trọng bậc nhất này của Đạo Phật Việt Nam.
Vấn đề bảo vệ môi trường trong khai thác than cần được nhận thức khoa học, tư
duy đúng, cần được quản lý thực hiện một cách bài bản, và đòi hỏi cán bộ điều hành
phải có đủ trình độ chuyên môn và kỹ thuật. Với tình trạng như hiện nay, vấn đề môi
trường và vấn đề an toàn lao động của TKV vẫn sẽ tiếp tục là những nguy cơ có
nguồn gốc từ chính con người cản trở sự phát triển bền vững của ngành than.
3.2 : Một số nguyên tắc đổi mới để đảm bảo khai thác và sử dụng hiệu quả
nguồn tài nguyên than
Đối với Việt Nam, vấn đề khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên than
năng lượng đặt đặt ra yêu cầu cấp thiết. Việt Nam đã đưa ra “Chiến lược Phát triển
năng lượng quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn 2050’’ đã cho thấy tương lai Việt Nam
có nhiều cơ hội để mở rộng hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, khai thác, sử dụng và
sản xuất năng lượng một cách hiệu quả với các quốc gia, tổ chức khu vực và trên thế
giới.
Các giải pháp phát triển bền vững ngành than để góp phần nâng cao hiệu quả
trong khai thác và sử dụng tài nguyên than được đề xuất trên cơ sở một số nguyên tắc
sau đây:
- Nguyên tắc đầu tiên: Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn trong công tác thăm dò
đánh giá tài nguyên và trữ lượng than theo xu hướng phù hợp với các tiêu chuẩn quốc
tế.
- Nguyên tắc thứ hai là ứng dụng các phương pháp mô hình hóa, tối ưu hóa trên
cơ sở ứng dụng toán học và máy tính trong công tác đánh giá trữ lượng, lập quy hoạch
và thiết kế khai thác và chế biến than.
- Nguyên tắc thứ ba là sự nhận thức về bản chất liên kết giữa ứng dụng khoa học
công nghệ khai thác, chế biến than với điều kiện tự nhiên và địa chất mỏ than sao cho
phù hợp, đảm bảo an toàn, nâng cao năng suất và hạ giá thành.
- Nguyên tắc thứ tư chính là tầm quan trọng của thông tin. Thông tin về trữ
lượng và chất lượng than phải được thay đổi theo tiêu chuẩn quốc tế, được hội nhập
thị trường thế giới và khu vực, đặc biệt là thị trường tài chính mỏ.

- Nguyên tắc thứ năm mở rộng khái niệm xuất nhập khẩu than hợp lý với mục
tiêu xuất khẩu than chất lượng cao, không phù hợp để sản xuất điện, và nhập khẩu
than nhiệt phù hợp với sản xuất điện để đảm bảo cân đối thặng dư thương mại.
3.3 : Một số giải pháp bảo đảm tiết kiệm tài nguyên than năng lượng

17


- Khai thác và sử dụng than một cách tiết kiệm và hiệu quả, trong quản lý cũng
như ứng dụng công nghệ, và sử dụng than
- Đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ trong ngành than phù hợp với độ sâu
khai thác lớn và có tính an toàn cao cho người và thiết bị
3.4 : Một số giải pháp huy động vốn để đầu tư
- Thực hiện chiến lược huy động vốn theo từng ngành. Đối với công nghiệp than
(i) huy động từ các khối ngân hàng trong nước với thời hạn 5-7 năm; (ii) các hợp đồng
vay vốn song phương quốc tế; (iii) các khoản vay tài trợ nhập khẩu máy móc, thiết bị
ngành than; (iv) phát hành trái phiếu trong nước, quốc tế.
- Bổ sung vốn từ cổ phần hóa: (i) thực hiện cổ phần hóa theo đề án tái cơ cấu
doanh nghiệp nhà nước của Thủ tướng Chính phủ; (ii) đẩy nhanh cổ phần hóa các
tổng công ty lớn của Tập đoàn: Tổng công ty Điện, Tổng công ty Khoáng sản, Tổng
công ty Công nghiệp mỏ Việt Bắc;
- Tận dụng các khả năng tài chính cũng như kinh nghiệm quản lý từ các đối tác
chiến lược.

18


III . KẾT LUẬN
Khoáng sản là tài nguyên không tái tạo được, là tài sản quan trọng của quốc gia,
phải được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nhằm

đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển bền vững kinh tế –
xã hội trước mắt và lâu dài, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Việc sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên than đá, sử dụng một cách hợp lý với
hiệu quả cao nhất sẽ đảm bảo cho sự tăng trưởng nhanh và bền vững trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên
nhiên một cách hợp lý là một biện pháp quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững
nền kinh tế xã hội, đồng thời bảo vệ được Môi trường sinh thái. Sử dụng hợp lý, tiết
kiệm và có hiệu quả tài nguyên than đá cũng có nghĩa là để dành một phần tài nguyên
khoáng sản cho các thế hệ kế tiếp sau này.

19


IV . TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình tài nguyên, khoáng sản, Nguyễn Đình Thắng.
Các chuyên đề giáo dục BVMT cho giáo viên THPT Quảng Ninh, tháng 3/2009.
Luật khoáng sản, 1996.
Luật bảo vệ môi trường của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số
52/2005/QH11.
Các thông tin từ trang web.

20



×