Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Tìm hiểu về hệ thống ngân hàng thương mại ở việt nam và các sản phẩm dịch vụ mà các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.05 KB, 24 trang )

BÀI TIỂU LUẬN NHÓM 5
Đề tài: Tìm hiểu về hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam và các sản phẩm dịch vụ
mà các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách hàng.


I. Lịch sử và các giai đoạn phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam:
Lịch sử phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển của
từng thời kỳ cách mạng và công cuộc xây dựng Đất nước.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Việt Nam là nước thuộc địa nửa phong kiến dưới sự
thống trị của thực dân Pháp. Hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng được thiết lập và bảo
hộ bởi thực dân Pháp thông qua Ngân hàng Đông Dương. Ngân hàng Đông Dương vừa
đóng vai trò là ngân hàng Trung ương trên toàn cõi Đông Dương (Việt Nam, Lào,
Campuchia), vừa là ngân hàng thương mại. Ngân hàng này là công cụ phục vụ đắc lực
chính sách thuộc địa của chính phủ Pháp và làm giàu cho tư bản Pháp. Vì thế, một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của cuộc Cách mạng Tháng 8 lúc bấy giờ là phải từng bước
xây dựng nền tiền tệ và hệ thống ngân hàng độc lập tự chủ. Nhiệm vụ đó đã trở thành
hiện thực khi bước sang năm 1950, công cuộc kháng chiến chống Pháp ngày một tiến
triển mạnh mẽ với những chiến thắng vang dội trên khắp các chiến trường và mở rộng
vùng giải phóng. Sự chuyển biến của cục diện cách mạng cũng đòi hỏi công tác kinh tế,
tài chính phải được củng cố và phát triển theo yêu cầu mới. Trên cơ sở chủ trương chính
sách mới về tài chính - kinh tế mà Đại hội Đảng lần thứ II (tháng 2/1951) đã đề ra, ngày 6
tháng 5 năm 1951, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngân hàng
Quốc Gia Việt Nam - Ngân hàng của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam
Á để thực hiện 5 nhiệm vụ cấp bách: Phát hành giấy bạc, quản lý Kho bạc, thực hiện
chính sách tín dụng để phát triển sản xuất, phối hợp với mậu dịch để quản lý tiền tệ và
đấu tranh tiền tệ với địch.
Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời là kết quả nối tiếp của quá trình đấu tranh xây dựng
hệ thống tiền tệ, tín dụng độc lập, tự chủ, đánh dấu bước phát triển mới, thay đổi về chất
trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng ở nước ta. Tại Thông tư số 20/VP - TH ngày 21/1/1960
của Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc gia ký thừa uỷ quyền Thủ Tướng chính phủ, Ngân
hàng Quốc Gia Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để phù hợp


với hiến pháp 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Những năm sau khi Miền Nam
giải phóng 1975, việc tiếp quản Ngân hàng Quốc gia Việt Nam cộng hoà và các Ngân
hàng tư bản tư nhân dưới chế độ Nguỵ quyền Sài Gòn đã mở đầu cho quá trình nhất thể
hoá hoạt động ngân hàng toàn quốc theo cơ chế hoạt động ngân hàng của nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung. Tháng 7 năm 1976, đất nước được thống nhất về phương diện Nhà
nước, nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia ở
miền Nam được hợp nhất vào NHNN Việt Nam, tạo thành hệ thống Ngân hàng Nhà nước
duy nhất của cả nước. Hệ thống tổ chức thống nhất của NHNN bao gồm: Ngân hàng
Trung ương đặt trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội, các Chi nhánh Ngân hàng tại các tỉnh,
thành phố và các chi điếm ngân hàng cơ sở tại các huyện, quận trên phạm vi cả nước.


Căn cứ vào những biến đổi quan trọng về tình hình và nhiệm vụ cách mạng cũng như về
chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quá trình phát triển
của hệ thống Ngân hàng Việt Nam có thể được chia làm 4 thời kỳ như sau:
1. Thời kỳ 1951 - 1954: Trong thời kỳ này, Ngân hàng quốc gia Việt Nam được thành lập
và hoạt động độc lập tương đối trong hệ thống tài chính, thực hiện trọng trách đầu tiên
theo chủ trương của Đảng và nhà nước là: Phát hành giấy bạc ngân hàng, thu hồi giấy bạc
tài chính; Thực hiện quản lý Kho bạc Nhà nước góp phần tăng thu, tiết kiệm chi, thống
nhất quản lý thu chi ngân sách;Phát triển tín dụng ngân hàng phục vụ sản xuất, lưu thông
hàng hoá, tăng cường lực lượng kinh tế quốc doanh và đấu tranh tiền tệ với địch.
2. Thời kỳ 1955 - 1975: Đây là thời kỳ cả nước kháng chiến chống Mỹ, miền Bắc xây
dựng và chiến đấu, vừa ra sức chi viện cho cách mạng giải phóng miền Nam; mọi hoạt
động kinh tế xã hội phải chuyển hướng theo yêu cầu mới. Trong thời kỳ này, Ngân hàng
Quốc gia đã thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Củng cố thị trường tiền tệ, giữ cho tiền tệ ổn định, góp phần bình ổn vật giá, tạo điều
kiện thuận lợi cho công cuộc khôi phục kinh tế.
- Phát triển công tác tín dụng nhằm phát triển sản xuất lương thực, đẩy mạnh khôi phục
và phát triển nông, công, thương nghiệp, góp phần thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược:
xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa Miền Bắc và giải phóng Miền Nam.

3. Thời kỳ 1975 - 1985: Là giai đoạn 10 năm khôi phục kinh tế sau chiến tranh giải
phóng và thống nhất nước nhà, là thời kỳ xây dựng hệ thống ngân hàng mới của chính
quyền cách mạng; tiến hành thiết lập hệ thống ngân hàng thống nhất trong cả nước và
thanh lý hệ thống ngân hàng của chế độ cũ ở miền Nam. Theo đó, Ngân hàng Quốc gia
Việt Nam của chính quyền Việt Nam cộng hoà (ở miền Nam) đã được quốc hữu hoá và
sáp nhập vào hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cùng thực hiện nhiệm vụ thống
nhất tiền tệ trong cả nước, phát hành các loại tiền mới của nước CHXHCN Việt Nam,
thu hồi các loại tiền cũ ở cả hai miền Nam - Bắc vào năm 1978. Đến cuối những năm 80,
hệ thống Ngân hàng Nhà nước về cơ bản vẫn hoạt động như là một công cụ ngân sách,
chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường. Sự thay đổi
về chất trong hoạt động của hệ thống ngân hàng - chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế
thị trường chỉ được bắt đầu khởi xướng từ cuối những năm 80, và kéo dài cho tới ngày
nay.
4. Thời kì 1986 đến nay:


Từ năm 1986 đến nay đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng, đánh dấu sự chuyển biến căn
bản của hệ thống Ngân hàng Việt Nam thể hiện qua một số "cột môc" có tính đột phá sau
đây:
+ Từ năm 1986 đến năm 1990: Thực hiện tách dần chức năng quản lý Nhà nước ra
khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán,
kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Cơ chế mới về hoạt động ngân hàng đã được hình thành và
hoàn thiện dần - Tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính )
đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2
cấp - Trong đó lần đầu tiên đối tượng nhiệm vụ và mục tiêu hoạt động của mỗi cấp được
luật pháp phân biệt rạch ròi:
+ Ngân hàng Nhà nước thực thi nhiệm vụ Quản lý nhà nước về hoạt động kinh
doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và ngân hàng; Thực thi nhiệm vụ của một
Ngân hàng Trung ương - là ngân hàng duy nhất được phát hành tiền; Là ngân hàng của

các ngân hàng và là Ngân hàng của Nhà nước; NHTW là cơ quan tổ chức việc điều hành
chính sách tiền tệ, lấy nhiệm vụ giữ ổn định giá trị đồng tiền làm mục tiêu chủ yếu và chi
phối căn bản các chính sách điều hành cụ thể đối với hệ thống các ngân hàng cấp 2.
+ Cấp Ngân hàng kinh doanh thuộc lĩnh vực lưu thông tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại
hối và dịch vụ ngân hàng trong toàn nền kinh tế quốc dân do các Định chế tài chính Ngân
hàng và phi ngân hàng thực hiện. Cùng với quá trình đổi mới cơ chế vận hành trong hệ
thống ngân hàng là quá trình ra đời hàng loạt các ngân hàng chuyên doanh cấp 2 với các
loại hình sở hữu khác nhau gồm Ngân hàng thương mại quốc doanh, cổ phần, Ngân hàng
liên doanh, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của ngân hàng nước ngoài, Hợp tác xã tín
dụng, QTDND, công ty tài chính...Trong thời gian này, 4 ngân hàng thương mại quốc
doanh lớn đã được thành lập gồm: 1) Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam; 2) Ngân hàng
đầu tư và phát triển Việt Nam; 3) Ngân hàng Công thương Việt Nam; 4) Ngân hàng ngoại
thương Việt Nam.
+ Từ năm 1991 đến nay: Thực hiện chủ trương đường lối chính sách của Đảng
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hệ thống ngân hàng Việt Nam không ngừng
đổi mới và lớn mạnh, đảm bảo thực hiện được trọng trách của mình trong sự nghiệp xây
dựng và phát triển kinh tế đất nước trong thiên niên kỷ mới. Những dấu ấn dưới đây liên
quan trực tiếp và thúc đẩy quá trình đổi mới mạnh mẽ hoạt động Ngân hàng:
Năm 1993: Bình thường hoá các mối quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc
tế (IMF, WB, ADB)


Năm 1995: Quốc hội thông qua nghị quyết bỏ thuế doanh thu đối với hoạt động
ngân hàng; thành lập ngân hàng phục vụ người nghèo.
Năm 1997: Quốc hội khoá X thông qua Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam và
Luật các tổ chức tín dụng (ngày 2/12/1997) và có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998; Thành
lập Ngân hàng phát triển Nhà Đồng bằng Sông cửu long (Quyết định số 769/TTg, ngày
18/9/1997).
Năm 1999: Thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (ngày 9/11/1999).
Năm 2000: Cơ cấu lại tài chính và hoạt động của các NHTMNN và cơ cấu lại tài

chính và hoạt động của các NHTMCP.
Năm 2002: Tự do hoá lãi suất cho vay VND của các tổ chức tín dụng - Bước cuối
cùng tự do hoá hoàn toàn lãi suất thị trường tín dụng ở cả đầu vào và đầu ra.
Năm 2003: Tiến hành cơ cấu lại theo chiều sâu hoạt động phù hợp với chuẩn quốc
tế đối với các Ngân hàng thương mại; Thành lập NHCSXH trên cơ sở Ngân hàng phục vụ
người nghèo để tiến tới tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thương mại theo cơ
chế thị trường; Tiến hành sửa bước 1 Luật NHNNVN.
Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO (cuối 2006), hoạt động ngân
hàng tiếp tục có nhiều đổi mới về điều hành, thể chế, cơ chế nghiệp vụ, công nghệ.
Năm 2008: Thực hiện cam kết khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam đã chính thức cấp phép thành lập 05 Ngân hàng 100% vốn
nước ngoài, bao gồm: Ngân hàng ANZ Việt Nam, Ngân hàng Hong Leong Việt Nam,
Ngân hàng Stardard Chartered Việt Nam, Ngân hàng HSBC Việt Nam, Ngân hàng
Shinhan Việt Nam.
Từ năm 2008 đến năm 2011, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tác động lớn đến kinh
tế nước ta, trong đó có hệ thống ngân hàng. Sau thời gian phát triển “nóng”, hệ thống
ngân hàng bộc lộ những điểm yếu lớn trong đó nổi bật là sở hữu chéo và nợ xấu (tỷ lệ nợ
xấu có lúc lên đến 17%), đe dọa sự an toàn của hệ thống, được ví như “cục máu đông”
làm tắc nghẽn nền kinh tế.

Tháng 6 năm 2010, tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XII đã thông qua Luật Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng mới, tạo nền tảng pháp lý cho việc tiếp
tục đổi mới hoạt động ngân hàng đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.


Đầu năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 254 về cơ cấu lại các tổ chức
tín dụng.Từ đó đến nay, việc thực hiện quá trình tái cơ cấu các ngân hàng dù còn chậm và
chưa được như kỳ vọng, nhưng cũng đã đạt được những kết quả khá rõ nét. Đó là giữ ổn
định hệ thống, ổn định thị trường, đưa lãi suất về mức thực dương, giảm dần tỷ lệ nợ xấu
về mức 3%....


Từ năm 2012 đến năm 2014: Ngân hàng Nhà nước đã có những biện pháp điều hành
quyết liệt và linh hoạt chính sách tiền tệ, vừa giữ ổn định vĩ mô, vừa hỗ trợ hồi phục và
tăng trưởng kinh tế. điều hành chính sách của NHNN đã có những đổi mới căn bản, thể
hiện rõ tính chủ động, dẫn dắt thị trường và đạt được kết quả tích cực: Chính sách tiền tệ
được điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, góp phần quan trọng
kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý. Tỷ
giá ổn định, mặt bằng lãi suất liên tục giảm cùng với các chính sách, giải pháp tín dụng
tích cực của ngành Ngân hàng đã góp phần quan trọng tháo gỡ khó khăn cho doanh
nghiệp, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh. Dự trữ ngoại hối nhà nước tăng cao, thị
trường ngoại hối và thị trường vàng được quản lý chặt chẽ và ổn định, tình trạng “đô la
hóa” và “vàng hóa” trong nền kinh tế bị đẩy lùi.
II. Đặc điểm hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam:
- Khái niệm: NHTM là một trong những định chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp đa
dạng các dịch vụ tài chính , với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung
ứng các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, NHTM còn cung cấp nhiều dịch vụ thỏa mãn tối đa
nhu cầu về sản phẩm dịch vụ của xã hội.
- Hoạt động kinh doanh của NHTM được phân vào nhóm hoạt động kinh doanh có mức
độ rủi ro cao.
-Sự tồn tại của NHTM phụ thuộc vào sự tin tưởng của khách hàng
-Các NHTM chịu ảnh hưởng dây chuyền với nhau.
-Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung
thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ
thanh toán.
- Phân loại ngân hàng thương mại: theo hình thức sở hữu


+ NHTM nhà nước: ngân hàng Vietcombank, Agribank, BIDV, Vietinbank, ngân hàng
phát triển đôngg bằng song cửu long MHB
+ NHTM cổ phần: ngân hàng MB, Đông Á, Sacombank, Eximbank, ngân hàng ACB..

+ NH liên doanh: ngân hàng IVB, VRB..
+ NH 100% vốn nước ngoài: HSBC, ANZ, Hongleong bank
+ Chi nhánh ngân hàng ở nước ngoài: Citubank, Natixis, Bangkok bank…
III. Xu hướng phát triển các ngân hàng hiện nay:
1. Tăng vốn điều lệ:
Vốn điều lệ là chỉ tiêu cơ bản để chứng minh sức mạnh tài chính của một NHTM, là căn
cứ để tính toán các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng. Song thực tế là hiện
nay, vốn điều lệ của các NHTM Việt nam vẫn còn quá nhỏ so với các ngân hàng trong
khu vực và trên thế giới.Đây là một bất lợi lớn đối với các ngân hàng trong nước khi hội
nhập, đòi hỏi các ngân hàng phải có những giải pháp phù hợp để tiếp tục tăng vốn điều lệ.
Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay, các giải pháp tăng vốn đã sử
dụng khó có thể giải quyết một cách triệt để vấn đề vốn của các ngân hàng mà cần phải
có những giải pháp mang tính đột phá và khả thi hơn, đó là:
• Đẩy nhanh hơn nữa tiến trình cổ phần hóa các NHTM Nhà nước đồng thời với việc hình
thành các tập đoàn tài chính ngân hàng quy mô lớn.
• Tiến hành sáp nhập các NHTMCP nhỏ thành ngân hàng quy mô lớn để phát huy được
lợi ích kinh tế nhờ quy mô, đồng thời tận dụng được những thế mạnh hiện có của bản
thân các ngân hàng này về mạng lưới cũng như hệ thống các khách hàng lâu năm.
2. Nâng cao năng lực quản trị ngân hàng
Việc đổi mới mô hình hoạt động, nâng cao năng lực quản trị sẽ được tiến hành trên các
mặt sau:
• Tách bạch rõ và thực hiện đầy đủ hai chức năng là quản trị điều hành và quản lý kinh
doanh giữa Hội đồng quản trị và Ban điều hành.
• Hoàn thiện tổ chức bộ máy từ Hội sở chính đến các chi nhánh theo hướng gọn nhẹ, phù
hợp với thông lệ quốc tế đi đôi với tiếp tục mở rộng hợp lý mạng lưới chi nhánh, điểm


giao dịch và các kênh phân phối khác của ngân hàng. Chú trọng đa dạng hóa các kênh
phân phối từ xa và các kênh phân phối điện tử, tự động nhằm giảm các chi phí.
• Phát triển các kênh phân phối nước ngoài dưới hình thức hiện diện thương mại của các

NHTM Việt Nam ở nước ngoài, nhất là tại những nước và vùng lãnh thổ có tiềm năng
phát triển với Việt Nam, chẳng hạn như Trung quốc hay một số nước ASEAN.
• Thu hút hơn nữa sự tham gia của các đối tác nước ngoài, các nhà đầu tư chiến lược vào
quản lý điều hành hoạt động của ngân hàng, qua đó, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng,
nâng cao năng lực quản lý và quản trị điều hành.
3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hiện đại hoá công nghệ:
- Để nâng cao năng lực cạnh tranh, các NHTM sẽ phải tiếp tục tập trung vào yếu tố con
người, cụ thể là: xây dựng và phát triển một đội ngũ nhân sự đủ lớn mạnh về chất và
lượng, xác định trách nhiệm và gắn chặt quyền lợi với trách nhiệm của từng cán bộ, giao
quyền chủ động và quyết định cho nhân viên, kích thích tinh thần sáng tạo, phát triển ý
tưởng, đề cao tinh thần hợp tác và làm việc theo nhóm nhằm tăng khả năng chia sẻ tri
thức và nâng cao chất lượng công việc.
- Cùng với phát triển nhân lực, cần nhanh chóng tiếp cận công nghệ mới, phát triển hệ
thống giao dịch trực tuyến, chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ, phát triển và hiện đại hóa hệ
thống thanh toán và thanh toán liên ngân hàng trên phạm vi toàn quốc nhằm tạo nên một
hệ thống thông suốt và an toàn.
- Ngoài ra, các ngân hàng cũng sẽ phải tiếp tục nghiên cứu để đa dạng hóa hơn nữa
dịch vụ ngân hàng, chú trọng tới các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Chú trọng xây dựng
chiến lược phát triển toàn diện và các kế hoạch hành động cụ thể để đảm bảo khi không
còn sự bảo hộ và trợ cấp của Nhà nước, ngân hàng vẫn hoạt động được một cách hiệu
quả.
- Hợp tác liên kết lại với nhau tạo sức mạnh tổng hợp trong cạnh tranh và phát huy lợi
thế kinh tế nhờ quy mô trên cơ sở sáp nhập các ngân hàng nhỏ lại với nhau là những
hướng đi hợp lý của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong cả lộ trình hội nhập trước mắt.

*Mở rộng : Bên cạnh đó, AEC (Asean Economic Community: Cộng đồng kinh tế Asean)
sẽ có hiệu lực trong năm 2015. AEC cho phép tự do hóa lưu chuyển lao động, vốn và
hàng hóa, dịch vụ trong khu vực ASEAN. Việc hội nhập sâu rộng này tạo ra nhiều cơ hội
đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam.



- Việc hình thành AEC cho phép các doanh nghiệp và các chủ thể kinh tế gia tăng cơ
hội hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, phát triển mạng lưới kinh doanh, phát triển thị
trường, tạo cơ sở quan trọng cho các ngân hàng có cơ hội mở rộng quy mô hoạt động để
đáp ứng các nhu cầu tài chính và dịch vụ ngân hàng. Cơ hội này đòi hỏi các NHTM phải
tận dụng để phát triển mạnh về quy mô, đa dạng hóa dịch vụ, tăng hiệu quả kinh doanh.
- Việc hội nhập đặt ra yêu cầu cho các ngân hàng Việt Nam phải tuân thủ đầy đủ các
chuẩn mực quốc tế về quản trị hoạt động, quản trị rủi ro, là động lực thúc đẩy nhanh hơn
quá trình tái cơ cấu, hội nhập thành công cho các NHTM Việt Nam.
- Đặc biệt, chính sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường sẽ là động lực buộc
các ngân hàng trong nước phải tăng cường hợp tác, sáp nhập, hợp nhất, tái cấu trúc, đổi
mới hoạt động, tăng khả năng tích lũy, tích tụ để trở nên mạnh hơn, chiếm được thị phần
cao hơn nhằm bảo vệ được vị trí của mình trước xu hướng mở cửa và hội nhập quốc tế.
Điều đó cũng có nghĩa là tầm vóc mới của ngân hàng Việt Nam sau sáp nhập, sau tái cơ
cấu sẽ được nâng lên mạnh mẽ cả về lượng và chất, không những sẽ giúp kiểm soát, bảo
vệ, tăng trưởng được thị phần trong nước, mà còn là cơ sở để phát triển kinh doanh ra các
nước khác trong khối, góp phần thúc đẩy hệ thống tài chính - ngân hàng phát triển bền
vững.
IV. Các sản phẩm dịch vụ mà NHTM cung cấp ra thị trường:
- Với tình hình nền kinh tế hiện nay để phục vụ tốt khách hàng thì nhiều ngân hàng
thương mại Việt Nam cung cấp những sản phẩm dịch vụ đa dạng để thu hút khách hàng
cũng như giữ chân khách hàng lại. Không chỉ các ngân hàng thương mại nhà nước đưa ra
các sản phẩm dịch vụ đa dạng mà các ngân hàng thương mại cổ phần, ngân hàng liên
doanh..đưa ra những dịch vụ để cạnh tranh được với các ngân hàng lớn.
- Đối tượng mà các ngân hàng hướng đến là khách hàng cá nhân, doanh nghiệp và các
nhà đầu tư.
* Sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng cá nhân:
1. Tiền gửi: là một hình thức chủ yếu của các ngân hàng thương mại nhằm tăng số vốn
của mình, các ngân hàng thương mại huy động vốn từ cá nhân, doanh nghiệp để nhằm
mục đích kinh doanh tiền tệ.

a. Tiền gửi không kì hạn:


+ Tiền gửi thanh toán: ngân hàng huy động vốn bằng cách mở tài khoản cho cá nhân
hoặc tổ chức. Ngân hàng thực hiện các lệnh chi trả, chuyển tiền của chủ tài khoản hoặc
cho khách hàng rút tiền mặt.
+ Tiết kiệm không kì hạn thông thường:
+ Tiết kiệm không kì hạn lãi suất bậc thang theo số dư tiền gửi: lãi suất tăng dần
theo số tiền gửi.
b. Tiền gửi có kì hạn:
+ Tiết kiệm có kì hạn thông thường: là hình thức huy động vốn chủ yếu khoản tiền
để dành của cá nhân được gửi vào ngân hàng với mục đích sinh lời và an toàn tài sản.
Tiện ích


Lãi suất hấp dẫn và cạnh tranh;



Gửi và rút tiền tại bất cứ điểm giao dịch nào của các ngân hàng



Được bảo hiểm tiền gửi bằng VND;



Được cung cấp dịch vụ thu/chi tiền gửi tiết kiệm tại nhà (nếu có nhu cầu);




Được phép chuyển nhượng cho người khác khi có nhu cầu;



Có thể ủy quyền cho người khác lĩnh lãi và rút tiền tiết kiệm;



Được sử dụng để cầm cố vay vốn tại ngân hàng;



Được xác nhận số dư tiền gửi cho các mục đích hợp pháp;



Được sử dụng các tiện ích gia tăng khác của các ngân hàng.
Đặc điểm



Loại tiền gửi: VND, USD, EUR



Kỳ hạn gửi: từ 1 tuần đến 36 tháng.


Lãi suất áp dụng: lãi suất có kỳ hạn theo biểu lãi suất hiện hành và cố định trong

suốt kỳ hạn gửi.


Phương thức trả lãi: Trả lãi trước/ Trả lãi định kỳ/ Trả lãi cuối kỳ.



Đến hạn:


o
Nếu Quý khách không đến rút tiền,Ngân hàng sẽ tự động nhập lãi vào gốc (nếu
Quý khách đăng ký) và chuyển sang kỳ hạn mới tương đương với kỳ hạn gửi ban đầu.
o

Lãi suất áp dụng: Lãi suất có kỳ hạn tại thời điểm đáo hạn.

Điều kiện áp dụng

Tiền gửi VND: Cá nhân người Việt Nam và cá nhân nước ngoài đang sinh sống và
hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.


Tiền gửi ngoại tệ: Cá nhân người cư trú tại Việt Nam.



Số tiền gửi tối thiểu: 100.000 VND/10 đơn vị ngoại tệ.

Hồ sơ thủ tục



CMND/Hộ chiếu/Giấy tờ tương đương còn hiệu lực.

+ Tiết kiệm có kì hạn lãi suất bậc thang theo số tiền gửi: lãi suất tăng theo số tiền gửi
Tiện ích


Lãi suất hấp dẫn và tăng dần theo số dư tiền gửi



Gửi và rút tiền tại bất cứ điểm giao dịch nào của Ngân hàng



Được sử dụng để cầm cố vay vốn tại ngân hàng



Được xác nhận số dư tiền gửi cho các mục đích hợp pháp



Được bảo hiểm tiền gửi bằng VND

Đặc điểm


Loại tiền gửi: VND/USD




Kỳ hạn gửi:

o

VND: 3 tháng; 7 tháng; 13 tháng; 18 tháng; 24 tháng.

o

USD: 3 tháng; 6 tháng; 9 tháng; 12 tháng; 18 tháng; 24 tháng.


Lãi suất áp dụng: Lãi suất có kỳ hạn tương ứng cộng với (+) mức ưu đãi lãi suất
tăng dần theo số dư tiền gửi.


Phương thức trả lãi: Trả lãi cuối kỳ.




Số gửi tối thiểu: 40.000.000 VND/3.000 USD.

Hồ sơ thủ tục


CMND/Hộ chiếu/Giấy tờ tương đương còn hiệu lực.


2. Cho vay:
a. Cho vay tiêu dùng:
- Cho vay nhà ở:
Tiện ích


Lãi suất cạnh tranh và linh hoạt.



Hạn mức cho vay cao và linh hoạt theo tài sản bảo đảm.



Có thể dùng chính bất động sản hình thành từ vốn vay làm tài sản bảo đảm.


Được hỗ trợ lãi suất và các khoản phí liên quan theo các chương trình ưu đãi của
ngân hàng trong từng thời kỳ.


Thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện; xác nhận cho vay nhanh chóng.



Tư vấn trọn gói bởi đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, nhiệt tình.

Đặc điểm



Đồng tiền cho vay: VND.



Lãi suất và phí: theo quy định hiện hành của ngân hàng.



Mức cho vay lên tới 70% tổng nhu cầu.



Thời hạn cho vay lên tới:

o

5 năm đối với cho vay sửa chữa nhà ở

o

7 năm đối với cho vay xây dựng nhà ở để cho thuê 1 phần.

o
10 năm đối với cho vay mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất đồng thời xây dựng
hoặc sửa chữa nhà ở.
o
15 năm đối với mua nhà ở, nhận quyền sử dụng đất ở; nhà chung cư; mua nhà ở,
nhận quyền sử dụng sử đất ở có kèm theo xây dựng, sửa chữa nhà ở.



o

20 năm đối với biệt thự, nhà liền kề dự án



Phương thức cho vay đa dạng: từng lần/trả góp.

Điều kiện áp dụng

Có hộ khẩu thường trú/tạm trú cùng tỉnh/thành phố với chi nhánh cho vay
VietinBank

Tại thời điểm kết thúc thời hạn vay vốn: nam không quá 60 tuổi, nữ không quá 55
tuổi.


Có đủ năng lực tài chính và đảm bảo khả năng trả nợ.



Có tài sản bảo đảm cho khoản vay.

- Cho vay mua ô tô
- Cho vay chứng minh tài chính
- Cho vay du học nước ngoài
- Cho vay người Việt Nam làm việc nước ngoài
b. Cho vay sản xuất kinh doanh:
- Sản xuất kinh doanh thông thường
- Sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ

- Cá nhân kinh doanh tại chợ
- Cho vay cửa hàng cửa hiệu
- Cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn
3. Thẻ:
- Thẻ ATM- EPARTNER:
- Thẻ tín dụng
- Thẻ ghi nợ quốc tế
- Thẻ đồng thương hiệu
- Thẻ trả trước


- Dịch vụ tiện ích
4. Chuyển tiền:
a. Dịch vụ chuyển tiền trong nước VND:
- Đáp ứng nhu cầu: chuyển tiền bằng đồng Việt Nam trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
-Điều kiện sử dụng: Khách hàng có tài khoản mở tại Ngân hàng hoặc có giấy tờ tuỳ
thân hợp lệ: CMND/Hộ chiếu/Giấy tờ tương đương (còn thời hạn sử dụng)

Tiện ích đối với khách hàng


Thực hiện giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào của Ngân hàng.



Giao dịch chuyển tiền được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện.



Độ an toàn, bảo mật cao.




Chuyển tiền mặt hoặc sử dụng các công cụ thanh toán như Séc, Uỷ nhiệm chi…



Không cần có tài khoản tại Ngân hàng.


Người nhận có thể ở bất kỳ địa bàn Tỉnh, Thành phố, Quận, Huyện, Khu công
nghiệp trên toàn quốc.

Giao dịch tại các ngân hàng khách hàng được phục vụ tận tình, chu đáo, chuyên
nghiệp với sản phẩm dịch vụ đạt chất lượng cao nhất, mức phí giao dịch cạnh tranh, hợp
lý.
Phí dịch vụ: Phí dịch vụ hợp lý theo quy định hiện hành của ngân hàng
Hồ sơ

Người gửi/người nhận tiền: Có tài khoản hoặc không có tài khoản mở tại ngân
hàng, Có giấy tờ tuỳ thân hợp lệ: CMT, Hộ Chiếu… còn hiệu lực. (Đối với chuyển tiền ra
ngoài hệ thống, ít nhất người gửi hoặc người nhận phải có tài khoản tại 1 NH nhận hoặc
NH chuyển).

Khách hàng đến quầy: xuất trình giấy tờ và điền đầy đủ, hợp lệ thông tin vào các
mẫu chứng từ in sẵn phù hợp theo hướng dẫn của cán bộ ngân hàng.



Khách hàng kê và nộp tiền mặt đầy đủ nếu chuyển tiền đi bằng tiền mặt; đảm bảo

đủ số dư trên tài khoản để chuyển tiền theo lệnh và phí thanh toán.
b. Dịch vụ chuyển tiền nước ngoài:
Điều kiện sử dụng

Nhu cầu được pháp luật cho phép: chuyển tiền chữa bệnh, chi trả chi phí du học,
công tác hoặc chuyển thu nhập của mình ra nước ngoài.


Theo quy định hiện hành của ngân hàng và pháp luật.
Tiện ích đối với khách hàng



Giao dịch chuyển tiền được thực hiện nhanh chóng, thuận tiện.



Ngưởi nhận có thể ở bất kỳ quốc gia nào có ngân hàng đại lý của ngân hàng



Chuyển tiền mặt hoặc sử dụng các công cụ thanh toán như Séc, Uỷ nhiệm chi…



Không cần có tài khoản tại Ngân hàng.



Thực hiện giao dịch tại bất kỳ chi nhánh nào của ngân hàng


Phí: Phí dịch vụ theo quy định hiện hành của ngân hàng.
5. Kinh doanh ngoại tệ:
a. Mua bán ngoại tệ giao ngay:
Đáp ứng nhu cầu


Cá nhân có nhu cầu bán ngoại tệ


Cá nhân có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán học phí, viện phí, công tác, du
lịch, thừa kế, định cư ở nước ngoài, và các nhu cầu thanh toán vãng lai khác.

Đặc điểm sản phẩm


Chủ động lựa chọn đồng tiền, số lượng và phương thức thanh toán



Lựa chọn thời gian thanh toán: trong ngày/ ngày hôm sau/ 2 ngày sau.



Tỷ giá giao dịch: tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch



Thời hạn thanh toán: tối đa 2 ngày làm việc tiếp theo sau ngày giao dịch. Có thể
thanh toán ngay trong ngày, thanh toán vào ngày hôm sau hoặc thanh toán trong vòng 02

ngày làm việc kể từ ngày giao dịch.
Hồ sơ cần thiết


Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ (Khách hàng muốn mua ngoại tệ)



Chứng từ cần thiết khác theo quy định quản lý ngoại hối NHNN.



Giấy đề nghị mua bán ngoại tệ (khách hàng muốn mua ngoại tệ)



Bảng kê các loại tiền muốn bán cho Ngân hàng (khách hàng muốn bán ngoại tệ)

b. Mua bán ngoại tệ kì hạn:
Đáp ứng nhu cầu


Cá nhân có nhu cầu bán ngoại tệ


Cá nhân có nhu cầu mua ngoại tệ để thanh toán học phí, viện phí, công tác, du
lịch, thừa kế, định cư ở nước ngoài, và các nhu cầu thanh toán vãng lai khác.
Đặc điểm sản phẩm



Đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ kế hoạch trong tương lai.



Chủ động lựa chọn đồng tiền, số lượng và phương thức thanh toán



Tránh được rủi ro tỷ giá.



Thấy trước hiệu quả phương án kinh doanh



Tỷ giá kỳ hạn được xác định tại ngày giao dịch.



Thời hạn thanh toán: từ 3 đến 365 ngày kể từ ngày ký hợp đồng giao dịch.

Hồ sơ cần thiết


Hồ sơ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ (Khách hàng muốn mua ngoại tệ)



Chứng từ cần thiết khác theo quy định quản lý ngoại hối NHNN


c. Quyền chọn ngoại tệ:
Đáp ứng nhu cầu: mua bán quyền chọn mua/bán ngoại tệ


Đặc điểm sản phẩm


Bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho khách hàng


Cố định được mức chi phí tối đa khi mua ngoại tệ và thu nhập tối thiểu khi bán
ngoại tệ.


Khách hàng được chọn mức tỷ giá mong muốn



Thu thêm lợi nhuận khi tỷ giá biến động theo chiều có lợi



Khách hàng phải trả phí để mua quyền chọn (chọn bán/chọn mua)


Tỷ giá, đồng tiền, số lượng, thời gian thực hiện được xác định tại thời điểm ký kết
hợp đồng quyền chọn



Lựa chọn quyền chọn kiểu Châu Âu hoặc kiểu Mỹ.

Phí

Khách hàng phải trả phí mua quyền chọn mua/ bán ngoại tệ (Giá quyền chọn)
ngay tại thời điểm ký hợp đồng quyền chọn.
6. Ngân hàng điện tử:
a. IPAY:
Là dịch vụ ngân hàng điện tử giúp khách hàng cá nhân quản lý tài khoản và thực hiện
các giao dịch tài chính như chuyển khoản trong và ngoài hệ thống, thanh toán hóa đơn
điện, nước, viễn thông, cáp truyền hình, thanh toán vé máy bay, trả nợ vay, thanh toán thẻ
tín dụng quốc tế, gửi tiết kiệm, tất toán tiết kiệm, nhận tiền kiều hối, từ thiện trực tuyến
… thông qua Internet.
b. IPAY Mobile:
Là ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử dành cho các thiết bị di động thông minh
(máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại do động thông minh) giúp khách hàng cá
nhân quản lý tài khoản và thực hiện các giao dịch tài chính như chuyển khoản trong và
ngoài hệ thống, thanh toán hóa đơn điện, nước, viễn thông, cáp truyền hình, thanh toán vé
máy bay, trả nợ vay, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế, gửi tiết kiệm, tất toán tiết kiệm, nhận
tiền kiều hối, từ thiện trực tuyến ngay trên màn hình thiết bị di động thông minh có kết
nối internet. Dịch vụ hiện hỗ trợ tất cả các hệ điều hành: IOS, Adroid, Windows Phone.
c. SMS banking:


Là dịch vụ ngân hàng điện tử qua tin nhắn điện thoại di động, giúp khách hàng có thể
kiểm tra thông tin tài khoản, nhận thông báo biến động số dư tài khoản, chuyển tiền trong
hệ thống, tra cứu thông tin về lãi suất, tỷ giá hối đoái, thanh toán hóa đơn và nhận tiền
kiều hối.
d. BankPlus:
Là dịch vụ ngân hàng điện tử qua điện thoại di động dành cho các khách hàng sử

dụng thuê bao di động thuộc mạng Viettel, giúp khách hàng thực hiện các giao dịch
chuyển khoản trong hệ thống, vấn tin số dư và giao dịch tài khoản, thanh toán hóa đơn
cước thuê bao trả sau của Viettel và nạp tiền điện thoại cho các thuê bao trả trước của
Viettel.
Ngoài các sản phẩm dịch vụ trên, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam còn cung cấp
mốt số gói sản phẩm cho khách hàng cá nhân như: quản lí tài chính, kiều hối, bảo hiểm
nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, khách hàng ưu tiên..
* Sản phẩm, dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp:
1.Tiền gửi:
Các NHTM cung cấp đa dạng các sản phẩm tiền gửi và dịch vụ quản lý tài khoản, cho
phép Doanh nghiệp quản lý dòng tiền một cách chính xác, hiệu quả, qua đó tối ưu khả
năng sinh lời của nguồn vốn nhàn rỗi cũng như đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi tiêu phục
vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
a. Tiền gửi thanh toán:
Cho phép doanh nghiệp thực hiện gửi/rút tiền mặt, thực hiện các giao dịch thanh toán
chuyển khoản tới các đối tác trong hoặc ngoài nước.
b. Tiền gửi kí quỉ:
Xác nhận cho Doanh nghiệp về khoản tiền đã ký quỹ tại ngân hàng để được cấp/gia hạn
Giấy chứng nhận/Giấy phép kinh doanh/hoạt động.
c. Tiền gửi thấu chi:
Cho phép Doanh nghiệp thực hiện giao dịch khi có nhu cầu chi tiêu, thanh toán mà vẫn
bảo toàn quyền lợi về lãi suất của Khoản tiền gửi có kỳ hạn.
d. Tiền gửi đầu tư kì hạn tự động:


Ngân hàng định kỳ tự động chuyển số dư từ tài khoản tiền gửi thanh toán vào tài khoản
tiền gửi có kỳ hạn của Doanh nghiệp.
e. Tiền gửi đầu tư đa năng:
Cho phép Doanh nghiệp chủ động rút từng khoản tiền gửi theo từng kỳ hạn đã thỏa
thuận với mức lãi suất hấp dẫn tương ứng.

f. Tiền gửi đầu tư linh hoạt:
Cho phép Doanh nghiệp thỏa thuận lãi suất và lựa chọn kỳ hạn gửi tiền theo ngày phù
hợp với kế hoạch sử dụng vốn của Doanh nghiệp.
2, Cho vay:
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD giao cho khách hàng vay một
khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc
có hoàn trả gốc và lãi.
a. Vay ngắn hạn:
- Cho vay vốn lưu động: ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên,
hợp pháp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
- Cho vay doanh nghiệp vi mô có tài sản đảm bảo chắc chắn: đáp ứng nhu cầu vốn
lưu động phù hợp đặc trưng của Doanh nghiệp vi mô với thủ tục đơn giản, thuận tiện.
- Cho vay thấu chi: Cho phép Doanh nghiệp chi vượt số tiền có trên tài khoản tiền
gửi thanh toán nhằm đáp ứng kịp thời phần vốn thiếu hụt tạm thời trong thanh toán.
- Cho vay thanh toán UPAS LC: Cho phép doanh nghiệp xuất khẩu thanh toán trả
ngay cho Người hưởng LC khi xuất trình được bộ chứng từ hợp lệ.
b. Vay trung và dài hạn:
- Cho vay đầu tư dự án:
+ Sản phẩm cho vay vốn trung và dài hạn dành cho doanh nghiệp để thực hiện các
dự án đầu tư mới hoặc dự án nâng cấp, mở rộng sản xuất kinh doanh.
+Đặc điểm sản phẩm


Đồng tiền cho vay: VND và ngoại tệ;



Thời hạn cho vay: Từ 12 đến 60 tháng đối với khoản vay trung hạn và trên 60
tháng đối với khoản vay dài hạn;



Phương thức cho vay: Hạn mức, hạn mức tuần hoàn, từng lần;


Số tiền cho vay: Phụ thuộc vào nhu cầu của Khách hàng, nguồn trả nợ, vốn tự có
tham gia của Khách hàng, tài sản bảo đảm.
- Cho vay hợp vốn: là hình thức cho vay đồng tài trợ giữa các ngân hàng vào một dự án
+ Đặc điểm sản phẩm


Loại tiền vay: VND hoặc ngoại tệ;



Phí và lãi suất: Theo thỏa thuận và thống nhất của các bên đồng tài trợ;



Phương thức cho vay: Cho vay theo dự án đầu tư;



Thời hạn vay: trung và dài hạn;


Tài sản đảm bảo: bất động sản, động sản, tài sản hình thành từ vốn vay hoặc tài
sản khác.
+ Lợi ích dành cho Doanh nghiệp



Có thể vay với mức vay lớn hơn thông qua khoản vay hợp vốn;



Được tư vấn tận tình thủ tục, các thông tin cần thiết khi Vay vốn tại NGÂN HÀNG
- Cho vay vốn kinh doanh dành cho doanh nghiệp vi mô.

c. Cho vay chuyên biệt:
d. Cho vay theo chương trình tín dụng quốc tế:
3. Thanh toán và quản lí dòng tiền:
a. Chuyển tiền:
Là sản phẩm dịch vụ của ngân hàng dành cho những khách hàng có nhu cầu chuyển
tiền và nhận tiền nhanh chóng qua hệ thống ngân hàng với bất kì tài khoản nào trong
nước và quốc tế.
- Chuyển tiền trong nước:


Đáp ứng nhu cầu chuyển và nhận tiền VND trong hệ thống ngân hàng và giữa ngân
hàng với các ngân hàng ngoài hệ thống trên toàn lãnh thổ Việt Nam qua các kênh:
- Tại quầy
- Internet Banking
- ATM
- Thanh toán quốc tế:
Dành cho khách hàng có nhu cầu chuyển và nhận tiền tới bất kì đâu trên thế giới cho
nhiều mục đích hợp pháp một các thuận lơi, an toàn và nhanh chóng.
b. Quản lí khoản phải thu:
Là sản phẩm thu hộ của ngân hàng đưa dòng tiền của khách hàng về tại ngân hàng
nhanh chóng, hiệu quả.
- Thu hộ đa phương tiện:
Dành cho khách hàng có nhu cầu được thu/nộp tiền vào tài khoản tại ngân hàng. Ngân

hàng cung cấp dịch vụ thu hộ đa phương tiện qua:
+ Tiền mặt tại quầy
+ Thu hộ qua Internet Banking
+ Thu hộ qua ATM
+ Thu hộ qua POS
- Thu hộ tại địa điểm chỉ định:
Dành cho khách hàng có nhu cầu được thu hộ tiền mặt tại bất kì địa điểm chỉ định
nào của khách hàng. Dịch vụ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí, giảm thiểu
rủi ro tiền giả, rủi ro kiểm đếm.
c. Quản lí các khoản phải thu:
- Chi tiền mặt tại địa điểm yều cầu:
Dịch vụ dành cho khách hàng có nhu lĩnh tiền mặt với số lượng lớn hoặc chi tiền,
thanh toán bằng tiền mặt cho đối tác, đại lý… Ngân hàng sẽ thực hiện việc chi hộ tiền
mặt tại địa điểm chỉ định của khách hàng.


- Thanh toán theo lịch:
Dịch vụ dành cho khách hàng có nhu cầu thanh toán tại 1 thời điểm chỉ định trong tương
lai.Khách hàng sẽ sử dụng lệnh chi và đặt lịch thanh toán.Ngân hàng sẽ thực hiện giao
dịch tại thời điểm chỉ định của khách hàng.
- Thanh toán lương tự động:
Dịch vụ chi lương tự động cho phép xử lý tới 10.000 giao dịch/ lần thanh toán, dành
cho các khách hàng muốn thanh toán lương cho nhân viên của mình qua tài khoản tại
Ngân hàng, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm thời gian vận chuyển & kiểm đếm tiền mặt,
tiết kiệm chi phí quản lí vận hành và nhân lực.
- Thanh toán hóa đơn:
Hỗ trợ người sử dụng dịch vụ thanh toán các hóa đơn cho Nhà cung cấp (điện, nước,
viễn thông, …) một cách nhanh chóng, tiện lợi qua các kênh thanh toán của ngân hàng
(tại quầy, Ngân hàng điện tử (vd: VietinBank eFAST)). Quý doanh nghiệp có thể tra cứu
thông tin và thanh toán các khoản phí dịch vụ phải trả cho nhà cung cấp, được gạch nợ và

cung cấp hóa đơn ngay sau khi hoàn tất giao dịch.
- Nộp BHXH, BHYT, BHTN:
Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện nộp BHXH, BHYT, BHTN cho Cơ quan
BHXH Tỉnh/Thành phố/ Quận Huyện một cách nhanh chóng, tiện lợi qua các kênh thanh
toán của Ngân hàng.
d. Quản lí dòng tiền:
Là sản phẩm hổ trợ doanh nghiệp (ĐVC) quản lí nguồn thu – chi từ các đơn vị thành
viên (ĐVTV)
- Khi số dư trên tài khoản của các ĐVTV vượt quá Hạn mức tiền gửi tối đa, Ngân hàng
sẽ tự động điều chuyển phần số dư vượt Hạn mức tiền gửi tối đa từ tài khoản của các
ĐVTV về Tài khoản trung tâm của ĐVC
- Khi số dư trên tài khoản của các ĐVTV thấp hơn Hạn mức tiền gửi tối thiểu,
VietinBank sẽ tự động chuyển số tiền thiếu so với Hạn mức tiền gửi tổi thiểu từ Tài
khoản trung tâm của ĐVC về tài khoản của ĐVTV.
Dành cho các doanh nghiệp


Có các đơn vị thành viên là các chi nhánh, xí nghiệp, đơn vị phụ thuộc.



Có nhu cầu quản lý và tập trung nguồn thu về tài khoản của đơn vị chính mỗi
ngày;


Muốn quản lý nguồn thu tự động và hiệu quả qua báo cáo giao dịch hàng ngày.

e. Nộp ngân sách nhà nước.
4. Thanh toán quốc tế và tài trợ thương mại:
a. Dành cho doanh nghiệp xuất khẩu:

- Chuyển tiền qua ngân hàng
- Nhờ thu xuất khẩu
- Thư tín dụng L/C
- Bảo lãnh
- Bao thanh toán xuất khẩu đơn phương/song phương
- Tài trợ xuất khẩu
b. Dành cho doanh nghiệp nhập khẩu:
c. Dành cho doanh nghiệp mua bán trong nước:
- Bao thanh toán:
Các ngân hàng cung cấp dịch vụ bao thanh toán dành cho Doanh nghiệp trong nước
có nhu cầu quản lý, thu hộ, ứng trước, bảo lãnh thanh toán cho các khoản phải thu trả
chậm dưới 180 ngày.
+ Bao thanh toán nội địa đơn phương kèm Bảo đảm rủi ro Tài chính Bên mua.
+ Bao thanh toán nội địa đơn phương không kèm Bảo đảm rủi ro Tài chính Bên
mua
- Bảo lãnh:
Ngân hàng thương mại phát hành bảo lãnh dựa trên cam kết bảo lãnh đối ứng của ngân
hàng khác, theo đó, ngân hàng cam kết bằng văn bản với Bên nhận bảo lãnh sẽ thực hiện
nghĩa vụ tài chính thay cho Bên được bảo lãnh khi Bên được bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết với Bên nhận bảo lãnh. Ngân hàng


cung cấp các hình thức tái bảo lãnh: Thư bảo lãnh, Hợp đồng bảo lãnh, Thư tín dụng dự
phòng.
Ngoài các sản phẩm dịch vụ trên các ngân hàng thương mại Việt Nam cung cấp các sản
phẩm dịch vụ khác để đáp ứng tốt cho khách hàng như:
+ Kinh doanh ngoại tệ và thị trường vốn
+ Ngân hàng điện tử
+ Dịch vụ thẻ
+ Bảo hiểm nhân thọ.




×