Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

ứng dụng lý thuyết của adam smith và david ricardo vào thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (335.38 KB, 22 trang )

1

MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 2
1.1. Vài nét về lý thuyết của Adam Smith và David Ricardo ......................................... 2
1.2. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Adam Smith ....................................................... 3
1.3. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của David Ricardo .................................................... 4
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA ADAM
SMITH VÀ DAVID RICARDO .................................................................................... 6
2.1. Những ưu điểm của lý thuyết của Adam Smith và David Ricardo.......................... 6
2.2. Những hạn chế của lý thuyết của Adam Smith và David Ricardo .......................... 8
2.3. So sánh lý thuyết của Adam Smith và David Ricardo ............................................. 9
2.3.1. Sự giống nhau........................................................................................................ 9
2.3.2. Sự khác nhau giữa các mô hình ........................................................................... 9
2.3.2.1. Mô hình của Adam Smith và David Ricardo ..................................................... 9
2.3.2.2. Mô hình của Marx ............................................................................................ 10
2.3.2.3. Mô hình tân cổ điển ......................................................................................... 10
2.3.2.4. Mô hình hiện đại ............................................................................................. 11
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CỦA ADAM SMITH VÀ DAVID
RICARDO VÀO THỰC TIỄN .................................................................................... 12
3.1. Đông Á .................................................................................................................. 12
3.2. Mỹ ......................................................................................................................... 15
3.3. Việt Nam ............................................................................................................... 16
3.3.1. Giai đoạn trước đổi mới ..................................................................................... 16
3.3.2. Giai đoạn sau đổi mới ........................................................................................ 18
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 22


2



CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.

Vài nét về lý thuyết của Adam Smith và David Ricardo
Từ thế kỷ XVII trở về trước, dường như nền kinh tế thế giới không hế tăng

trưởng, mức thu nhập trong dài hạn không tăng, mức sống của người nông dân châu
Âu thế kỷ XVI chỉ nhỉnh hơn thời kỳ La Mã một chút. Trong “Bài luận về dân số”
năm 1798, Thomas Robert Malthus đã giải thích rằng: khi cung lương thực, thực phẩm
tăng lên thì dân số cũng tăng lên, thậm chí với tốc độ còn nhanh hơn. Điều đó có nghĩa
là thu nhập bình quân đầu người (hay lượng lương thực, thực phẩm bình quân đầu
người) luôn luôn ở mức đủ sống. Nhưng đến thế kỷ XVIII, cả hai nền kinh tế Hà Lan
và Anh đã thành công trong việc nâng cao thu nhập bình quân, dưới áp lực của tăng
dân số và quy luật lợi tức giảm dần trong nông nghiệp. Lúc đó, lý thuyết của Malthus
không còn đúng nữa, bởi vì lúc này, của cải được tạo ra nhanh hơn tốc độ tăng dân số.
Trước khi trường phái cổ điển hình thành, vào đầu thế kỷ XVIII, có một nhóm
các nhà kinh tế học cũng nghiên cứu quá trình tăng trưởng kinh tế. Thế nhưng, phải
đến khi công trình của Adam Smith (1723-1790) ra đời, thì mới có sự công nhận rằng
động thái tăng trưởng có thể được tạo ra từ cả khu vực công nghiệp lẫn nông nghiệp.
Trên thực tế, trường phái cổ điển đã nhận thức được rằng năng suất của khu vực công
nghiệp tăng nhanh hơn khu vực nông nghiệp, và từ đó họ có kết luận bi quan về triển
vọng tăng năng suất bền vững. Những phát triển về mặt nhận thức này đi kèm với một
hệ thống các định đề liên quan đến nguyên nhân tăng trưởng kinh tế và những giới hạn
đối với tăng trưởng. Có thể nhận thấy, sự phát triển của xã hội loài người là thông qua
sự phát triển của công nghệ và các thể chế tạo điều kiện cho việc thay thế các nguồn tài
nguyên thiên nhiên bằng các nguồn lực do con người làm ra. Nhưng trước đó, chính
David Ricardo (1772-1823), tác giả của trường phái cổ điển xuất sắc nhất, là người tìm
ra sự giới hạn đối với tăng trưởng kinh tế bởi các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Mặc dù các lý thuyết kinh tế trước thế kỷ XX (được gọi chung là những tư

tưởng truyền thống), còn khá mơ hồ, định tính, nhưng chúng cũng đã tạo nên một cơ sở
nền tảng cho kinh tế học nói chung và kinh tế học về tăng trưởng nói riêng. Trong số
các nhà kinh tế cổ điển, ba người có đóng góp lớn nhất đối với lý thuyết tăng trưởng


3

kinh tế là Adam Smith, David Ricardo và Karl Marx. Tuy nhiên, đóng góp lý thuyết
của Marx rất đặc biệt, nên người ta thường tách lý thuyết của ông ra khỏi nhánh kinh tế
chính trị cổ điển.
1.2.

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của Adam Smith
Adam Smith (1723-1790), là người sang lập ra khoa kinh tế học, là nhà phát

minh đầu tiên của lý thuyết tăng trưởng. Tác phẩm “Bàn về bản chất và nguồn gốc
giàu có của các quốc gia” (An Inquiry into Nature and Causes of the Wealth of
Nations), hay được gọi tắt là “Của cải của các quốc gia” (Wealth of Nations), xuất
bản năm 1776, đã nêu bật nội dung và mối quan tâm của ông về sự tăng trưởng kinh tế.
Trong tác phẩm này, không chỉ tích lũy vốn mà cả tiến bộ công nghệ cùng các nhân tố
xã hội và thể chế đều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của
một nước. Theo Adam Smith, những nước như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ thời bấy
giờ đang rơi vào “cái bẫy cân bằng thấp” bởi “chính phủ yếu kém” và các vấn đề nhân
quyền và tự do hay quyền sở hữu đều không được coi trọng. Đó là do sự lạc hậu về văn
hóa và thể chế của những nước này. Các quốc gia đi đầu trong thời đại ông là Anh và
Bắc Mỹ có môi trường “tự do” và nhờ đó có tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, khi giải thích cơ chế tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, Adam Smith đã
dựa trên quá trình tích lũy tư bản, với tư tưởng ủng hộ tư do cạnh tranh và các chính
phủ nhỏ. Khi lập luận rằng điều kiện của tăng trưởng kinh tế là tăng đầu tư nhờ giảm
tiêu dùng, ông là người đầu tiên đưa ra mô hình phát triển tư bản chủ nghĩa dựa trên

tiết kiệm và đầu tư cao. Trong tác phẩm nổi tiếng của mình, Adam Smith đưa ra các lý
thuyết cơ bản như sau:
-

Lý thuyết “Giá trị lao động”: Adam Smith đã có nhận xét đúng đắn khi

vạch rõ vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị, tức nguồn gốc thật sự của của cải.
Chỉ riêng điều này cũng có thể nói ông là người đã khai sinh ra lý luận giá trị lao động.
-

Lý thuyết “Bàn tay vô hình”: Theo ông, “mọi cá nhân không có ý định

thúc đẩy lợi ích công cộng, mà chỉ nhằm vào lợi ích riêng của mình, và ở đây, cũng
như nhiều trường hợp khác, người đó được một bàn tay vô hình dẫn dắt để phục vụ
một mục đích không nằm trong ý định của mình”. Điều này có nghĩa, Adam Smith cho


4

rằng nếu không bị Chính phủ kiểm soát, người lao động sẽ được lợi nhuận thúc đẩy để
sản xuất ra dịch vụ và hàng hóa cần thiết, và thông qua thị trường tự do này, lợi ích cá
nhân sẽ gắn liền với lợi ích xã hội. Từ đó, ông cho rẳng Chính phủ không có vai trò
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-

Lý thuyết về phân phối thu nhập theo nguyên tắc “Ai có gì được nấy”:

Theo nguyên tắc này, tư bản có vốn thì được lợi nhuận, địa chủ có đất đai thì thu được
địa tô, công nhân có sức lao động thì nhận được tiền công.
Theo Adam Smith, chính lao động được sử dụng trong những công việc có ích

và hiệu quả là nguồn gốc tạo ra giá trị cho xã hội. Số công nhân “hữu ích và hiệu quả”
cũng như năng suất của họ phụ thuộc vào lượng tư bản tích lũy. Adam Smith coi sự gia
tăng tư bản là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế.
1.3.

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của David Ricardo
Nếu Adam Smith được coi là người sang lập ra Kinh tế học thì David Ricardo

(1772-1823) được coi là tác giả cổ điển xuất sắc nhất. Ông kế thừa các tư tưởng của
Adam Smith, và chịu ảnh hưởng tư tưởng về dân số học của T.R.Malthus (1776-1834).
Những quan điểm cơ bản của David Ricardo về tăng trưởng kinh tế được thể hiện qua
những nội dung cơ bản sau:
-

Theo David Ricardo, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất. Từ

đó, ông cho rằng các yếu tố cơ bản củ tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn.
Hàm tăng trưởng kinh tế khi đó sẽ có dạng: Y = f(K, L, R).
-

Trong từng ngành và phù hợp với một trình độ kỹ thuật nhất định, các

yếu tố này kết hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định, không thay đổi.
Ví dụ: Để sản xuất một lượng lương thực là A thì cần Ka vốn và La lao
động. Để sản xuất lượng lương thực là B = 2A thì cũng chỉ có cách kết hợp giữa Kb =
2Ka vốn và Lb = 2La lao động, ngoài ra không có cách lựa chọn nào khác cho sự kết
hợp giữa vốn và lao động.
Theo quan điểm này, các đường đồng sản lượng sẽ có dạng chữ “L”.
-


Hao phí của các yếu tố sản xuất trong nông nghiệp và công nghiệp cũng

khác nhau. Trong nông nghiệp, khi nhu cầu lương thực, thực phẩm tăng lên, cần phải


5

tiến hành sản xuất ở những nơi đất đai kém màu mỡ hơn, làm chi phí sản xuất tăng lên.
Do đó, tiên lương danh nghĩa tăng lên, lợi nhuận của nhà tư bản giảm. Cho tới khi đất
đai đạt điểm dừng tại R0 và Y sẽ đạt sản lượng tối đa, tại đó sẽ là giới hạn của tăng
trưởng. Khi đó, nền kinh tế chia làm 2 khu vực. Khu vực 1: nông nghiệp trì trệ tuyệt
đối, khu vực 2: công nghiệp. Như vậy, khi chưa đến điểm dừng R0 thì R là yếu tố
quyết định tăng trưởng, khi đạt điểm dừng R0 thì tích lũy cho khu vực công nghiệp
mới là yếu tố quyết định tăng trưởng. Ngược lại, trong công nghiệp, khi sản xuất gia
tăng theo quy mô thì lợi nhuận cũng tăng theo.

Như vậy, lý luận của Ricardo là: tăng trưởng là hàm của tích lũy, tích lũy
là hàm của lợi nhuận, lợi nhuận lại phụ thuộc vào chi phí sản xuất lương thực, chi phí
sản xuất lương thực phụ thuộc vào đất đai. Do đó đất đai là yếu tố quan trọng nhất và là
giới hạn đối với sự tăng trưởng.
-

Theo Ricardo, bất cứ biện pháp nào có thể thúc đẩy việc nâng cao năng

suất cận biên như cải tạo nông nghiệp, áp dụng máy móc, giảm thuế và chi tiêu công
cộng,…, đều làm tăng lợi nhuận, từ đó tăng tỷ lệ hình thành tư bản, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế. Tuy xuất phát từ góc độ phân phối thu nhập để nghiên cứu tăng trưởng
kinh tế, nhưng ông vẫn đặc biệt nhấn mạnh tích lũy tư bản là nhân tố chủ yếu quyết
định sự tăng trưởng kinh tế, còn các chính sách của Chính phủ không có tác động
quang trọng tới hoạt động của nền kinh tế. Các chính sách kinh tế chỉ góp phần làm

thay đổi giá cả, và sự can thiệp của Chính phủ có khi còn làm giảm đi khả năng phát
triển của nền kinh tế.


6

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ LÝ THUYẾT TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA
ADAM SMITH VÀ DAVID RICARDO
2.1.

Những ưu điểm của lý thuyết của Adam Smith và David Ricardo
Thứ nhất, cả Adam Smith và David Ricardo đều thấy được vai trò của tích lũy

tư bản, cả hai đều cho rằng tích lũy tư bản là động lực của tăng trưởng kinh tế. Tư bản
được các ông xem là quỹ lương trả cho lao động cộng với phần tiền phải bỏ ra để mua
máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,… được chia thành tư bản bất biến và tư bản khả
biến. Trong đó, lao động là yếu tố quan trọng nhất tạo nên giá trị, và nó cũng chính là
nguồn gốc cơ bản tạo ra mọi của cải cho đất nước. Đây là điểm tiến bộ so với quan
điểm cho rằng nguồn gốc tạo ra giá trị là lưu thông. Adam Smith coi sự gia tăng tư bản
đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao năng suất lao động, thông qua thúc đẩy phân
công lao động vì nếu nhà tư bản có nhiều tiền họ sẽ thuê thêm lao động và đầu tư thêm
máy móc cho những công đoạn sản xuất riêng biệt hơn.
Thứ hai, qua lý thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith, cả ông cũng như
David Ricardo đã nhận thấy được tác dụng của kinh tế tư nhân, không có sự can thiệp
của nhà nước. Nếu không bị chính phủ kiểm soát, người lao động sẽ bị lợi nhuận thúc
đẩy để sản xuất hàng hóa và dịch vụ cần thiết và thông qua thị trường tự do này lợi ích
cá nhân sẽ gắn với lợi ích xã hội. Từ đó Adam Smith phủ nhận vai trò của chính phủ
trong việc điều tiết và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bổ sung vào lý thuyết này của
Adam Smith, David Ricardo cũng cho rằng thị trường có khả năng tự điều chỉnh những
mất cân đối của nền kinh tế. Sự can thiệp của chính phủ có khi còn giảm khả năng phát

triển của nền kinh tế bởi chính sách thuế, chẳng hạn, sẽ làm giảm khả năng tích lũy cho
sản xuất (thuế làm giảm lợi nhuận của nhà tư bản từ đó làm giảm nguồn vốn tái đầu tư)
hoặc các khỏan chi cho nhà nước có khi “không sinh lời” sẽ làm giảm tiềm lực phát
triển kinh tế. Và trên thực tế, nếu để nền kinh tế vận hành một cách tự do theo qui luật
cung cầu thì tính cạnh tranh cao sẽ làm tăng hiệu quả của sản xuất, nền kinh tế không
bị bóp méo, biến dạng gây ra những hậu quả không mong muốn.
Thứ ba, Adam Smith đã nhận thấy được lợi ích to lớn của việc phân công lao
động xã hội cũng như vai trò của hội nhập kinh tế, mở rộng qui mô thị trường. Trong ví


7

dụ nổi tiêng của ông về sản xuất đinh ghim, ông cho rằng một công nhân không thể sản
xuất hơn 20 chiếc đinh ghim trong một ngày nếu một mình anh ta phải thưc hiện toàn
bộ quá trình sản xuất. Tuy nhiên, nếu sản xuất được chia nhỏ ra làm 18 công đoạn, mỗi
công đoạn được thực hiện bởi một công nhân thì mỗi công nhân có thể sản xuất ra hơn
4000 chiếc đinh ghim mỗi ngày. Cùng với lượng tư bản tích lũy, quy mô thị trường là
yếu tố quan trọng để thúc đẩy phân công lao động. Ví dụ, cho dù mỗi ngày nhà máy có
thể sản xuất ra hàng trăm nghìn chiếc đinh ghim nhờ phân công lao động nhưng nền
kinh tế cũng không thể áp dụng hệ thống kinh tế này nếu cầu thị trường quá nhỏ bé để
tiêu thụ hết lượng sản phẩm lớn này. Vì thế thông qua bãi bỏ các loại luật lệ đối với
giao dịch mua bán trong nước, việc hợp nhất các thị trường địa phương thành thị
trường quốc gia sẽ đẩy mạnh phân công lao động. Ngoài ra nếu phá vỡ độc quyền
thương mại và các biện pháp bảo hộ thì thị trường trong nước sẽ hội nhập với một thị
trường thế giới rộng lớn hơn. Việc tạo ra một thị trường tự do và rộng lớn sẽ thúc đẩy
phân công lao động, đảm bảo sự tăng trưởng bền vững của các quốc gia.
Ngoài ra, David Ricardo còn nêu lên được qui luật tiền lương tối thiểu và sự giới
hạn của tài nguyên trong tăng trưởng kinh tế, đó là sự giới hạn của đất đai trong sản
xuất nông nghiệp. Kế thừa học thuyết về dân số của Malthus, ông lập luận rằng khi dân
số tăng do sự tăng lên của thu nhập thì cung lao động trong dài hạn cũng tăng lên và

khi đó tiền lương trả cho lao động có khuynh hướng trở về mức lương tối thiểu, nhưng
mức lương tối thiểu lại phụ thuộc vào giá lương thực, thực phẩm do vậy mức lương
này phải đảm bảo được đời sống cho người lao động. Nếu mức lương này tăng theo giá
lương thực thì tỉ suất lợi nhuận của nhà tư bản giảm còn ở mức rất thấp, động lực đầu
tư không còn nữa và nền kinh tế sẽ rơi vào tình trạng ngừng tăng trưởng. Song song
với việc tăng dân số đó là sự tăng lên của nhu cầu về lương thực, cầu lương thực tăng
buộc các quốc gia phải đưa những mảnh đất kém màu mỡ vào sản xuất (vì những mảnh
đất màu mỡ không đủ để ung cấp cho nhu cầu quá cao) dẫn đến chi phí cận biên tăng,
điều này cũng làm mất động cơ đầu tư do tỉ suất lợi nhuận giảm. Và do đó, nền kinh tế
cũng sẽ ngừng tăng trưởng.


8

2.2.

Những hạn chế của lý thuyết của Adam Smith và David Ricardo
Lý thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith đã mở ra một chương mới trong

lịch sử kinh tế , đã tôn trọng và ủng hộ tự do kinh doanh trong thời kì mà các luật lệ,
thuế má hà khắc đã cản trở rất lớn đến phát triển kinh tế. Tuy nhiên, lý thuyết này vẫn
còn trừu tượng và nó vẫn còn là một thách thức với ý tưởng cho rằng các chính sách
thúc đẩy thị trường tự do sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế một cách tốt nhất. Và minh
chứng cho điều này đó là cuộc khủng hoảng năm 1929. Nói về năm 1929, cái gọi là
bàn tay vô hình bị “tan hoang”. Nhưng trước hết nói về các mánh khóe mà các nhà môi
giới, chuyên viên giao dịch lúc này đã vì lợi ích riêng mà đẩy giá cổ phiểu cao tận lên
trời. Họ mua qua bán lại các cổ phiếu ít được chú ý, mỗi lần giao dịch họ lại đẩy giá
lên một ít. Các nhà đầu tư thấy giá lên đều đều thì họ liền mua cổ phiếu này. Họ mua
các cổ phiếu này và góp phần đẩy giá lên cao. Các nhà môi giới khi thấy giá lên cao thì
bán đi và rút khỏi nhằm kiếm lời. Vào lúc này đây, nhà nhà người người, rút tiền tiết

kiệm, bán cả gia tài đi đầu tư chứng khoán. Bong bóng chứng khoán bỗng phình ra
hơn. Và rồi cuộc khủng hoảng lớn nhất đầu tiên trong lịch sử kinh tế đã bắt đầu. Lúc
ấy, lợi ích của cá nhân không làm gia tăng lợi ích của tập thể được nữa, mà chính nó đã
nhấn chìm lợi ích của tập thể và đưa tất cả vào giai đọan thoái trào sau những vinh
quang không thực do lợi ích của cá nhân gây nên. Hậu quả của nó lan rộng ra toàn cầu
nhưng di chứng lớn nhất của nó để lại là cuộc chiến tranh thế giới thứ Hai - một vết
đen trong lịch sử nhân loại.
Lý thuyết của Ricardo dự báo rằng, với nguồn tài nguyên thiên nhiên cho trước,
thì việc gia tăng giá lương thực thực phẩm do dân số sẽ đẩy nền kinh tế tơi một “trạng
thái dừng” và đây được gọi là “cái bẫy Ricardo”. Để thoát khỏi bẫy này, Ricardo đã đề
xuất tự do hóa nhập khẩu lương thực, thực phẩm. Để xuất tự do hoá thương mại của
Ricardo chỉ phù hợp với nước Anh ở thế kỷ XIX, khi mà dân số nước này chỉ chiếm
một phần nhỏ dân số thế giới và sự đi đầu trong năng suất công nghiệp khiến nước này
dễ dàng thu được ngoại tệ đủ để nhập khẩu lương thực, thực phấm. Ngày nay các nước
kinh tế đang phát triển không dễ kiếm được đủ ngoại tệ nhờ vào việc xuất khẩu sản
phẩm công nghiệp trong thời kì đầu công nghiệp hóa. Cũng vậy, nếu có nhiều nước


9

đang phát triển, đông dân, cùng nhập khẩu lương thực, thực phẩm thì giá lương thực,
thực phẩm trên thế giới sẽ tăng lên, làm cho mức giá trong nước khó giữ ở mức ban
đầu.
Một nhược điểm của lý thuyết kinh tế của David Ricardo là ông cho rằng nền
kinh tế sẽ rơi vào trạng thái dừng khi tài nguyên đất bị giới hạn, thế nhưng lịch sử đã
chứng minh rằng, với việc áp dụng tiến bộ công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nó đã
làm cho năng suất trong nông nghiệp tăng với tốc đọ còn lớn hơn tốc độ tăng trong
công nghiệp.
2.3.


So sánh lý thuyết của Adam Smith và David Ricardo

2.3.1. Sự giống nhau
Các mô hình tăng trưởng kinh tế đều nghiên cứu theo những nội dung:
-

Quan điểm về các yếu tố đầu vào, trong đó xem xét yếu tố nào là quan

trọng nhất;
-

Sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào;

-

Vai trò của chính phủ trong tăng trưởng kinh tế;

-

Nền kinh tế vận động như thế nào thông qua tổng cung và tổng cầu.

Cụ thể, các yếu tố đầu vào tác động tới quá trình sản xuất là đất đai, lao động,
vốn, và tiến bộ khoa học kĩ thuật. Riêng đối với mô hình của Adam Smith và David
Ricardo thì chỉ có 3 yếu tố là đất đai, lao động, vốn.
Với mô hình của Keynes và hiện đại thì vốn (K) là yếu tố đầu vào quan trọng
nhất.
2.3.2. Sự khác nhau giữa các mô hình
2.3.2.1. Mô hình của Adam Smith và David Ricardo
Trên phương diện các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, cả hai mô hình
đều cho rằng các yếu tố đó là đất đai, lao động và vốn, trong đó đất đai là yếu tố quan

trọng nhất (theo Ricardo) và nó cũng là giới hạn của tăng trưởng. Trong mô hình không
có yếu tố công nghệ (T), theo Ricardo, tốc độ tăng trưởng kinh tế (g) là một hàm của
đầu tư (I), đầu tư lại là một hàm của lợi nhuận (Pr), lợi nhuận lại là hàm của tiền công


10

thuê lao động (W), tiền công thuê lao động thì phụ thuộc vào giá nông sản (P), và cuối
cùng, giá nông sản sẽ bị phụ thuộc vào giá thuê ruộng đất (R).
Xét về mối quan hệ giữa chi phí và lợi nhuận, Adam Smith và David Ricardo
cho rằng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, khi có nhu cầu mở rộng qui mô sản xuất
thì nhu cầu vè các yếu tố đầu vào tăng đặc biệt là đất đai, chi phí sản xuất tăng và sản
lượng tăng khi đó lợi nhuận tăng nhưng có xu hướng giảm dần, còn trong lĩnh vực sản
xuất công nghiệp khi có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh thì nhu cầu về các yếu
tố đầu vào tăng dẫn tới sản lượng tăng, đồng thời lợi nhuận cũng tăng.
Quan điểm cung tạo nên cầu, mô hình cổ điển của Adam Smith và David
Ricardo cho rằng tổng cung thị trường có vai trò quyết định sản lượng, việc làm; tổng
cầu thông qua sự can thiệp của chính phủ làm thay đổi giá cả nhưng không làm thay
đổi sản lượng, việc làm. Chính phủ không có tác động kích thích tăng trưởng thậm chí
còn hạn chế tăng trưởng kinh tế.
2.3.2.2. Mô hình của Marx
Xét các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, Mô hình của Marx có thêm
yếu tố kỹ thuật bên cạnh 3 yếu tố đất đai, vốn và lao động giống như mô hình cổ điển.
Marx đặc biệt quan tâm đến lao động trong việc tạo ra giá trị thặng dư, lao động là một
hàng hóa đặc biệt.
Marx chia nền kinh tế thành 2 lĩnh vực: lĩnh vực sản xuất vật chất và lĩnh vực
phi sản xuất vật chất. Lĩnh vực sản xuất vật chất bao gồm công nghiệp, nông nghiệp,
xây dựng. Giao thông vận tải là ngành sản xuất vật chất đặc biệt. Chỉ có lĩnh vực sản
xuất vật chất mới tạo ra thu nhập cho xã hội, tác động đến tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, Marx bác bỏ quan điểm cung tạo ra cầu, quan điểm về vai trò của

chính phủ của trường phái cổ điển. Ông cho rằng chính phủ có vai trò kích cầu, tăng
tổng cầu bằng cách giảm lãi suất cho vay để khuyến khích đầu tư, giảm thuế tăng chi
tiêu, chính sách chi tiêu của chính phủ.
2.3.2.3. Mô hình tân cổ điển
Các nhân tố tác động tới tăng trưởng, cũng giống như mô hình của Marx, các
nhân tố này cũng bao gồm vốn, lao động, đất đai và khoa học kĩ thuật. Tuy nhiên yếu


11

tố đóng vai trò quan trọng nhất là khoa học kĩ thuật chứ không phải là lao động như
trong mô hình của Marx. Mô hình tân cổ điển bác bỏ quan điểm cho rằng sản xuất
trong một tình trạng nhất định đòi hỏi hững tỷ lệ nhất định về K, L. Họ cho rằng vốn có
thể thay thế được nhân công từ đó tạo ra nhiều cách kết hợp các yếu tố đầu vào khác
nhau trong sản xuất.
Từ quan điểm trên họ đã đưa ra khái niệm “sự phát triển kinh tế theo chiều
sâu”: gia tăng số lượng vốn cho một đơn vị lao động trong sản xuất và khái niệm “ sự
phát triển theo chiều rộng”: sự gia tăng vốn phù hợp với sự gia tăng về lao động.
Quan điểm về vai trò của chính phủ: chính phủ không có tác động đến sản
lượng và việc làm. Chính phủ chỉ dự báo biến động giá và đưa ra các chính sách để
điều tiết nền kinh ế nhiều biến động.
2.3.2.4. Mô hình hiện đại
Quan điểm về sự kết hợp các yếu tố đầu vào: mô hình hiện đại thống nhất với
tân cổ điển về các yếu tố đầu vào vốn, lao động, đất đai và công nghệ. Đây là nguồn
gốc của sự tăng trưởng trong đó vốn, lao động có thể thay thế cho nhau. Mô hình cũng
nhấn mạnh vai trò của vốn trong tăng trưởng kinh tế, vốn là cơ sở để phát huy tác dụng
của các yếu tố khác.
Quan điểm về vai trò của chính phủ: cần có sự can thiệp của chính phủ vì thị
trường có những khuyết tật mà bản thân nó không thể tự khắc phục được, nhiều mục
tiêu xã hội mà thị trường không đáp ứng được. Tuy nhiên sự can thiệp của chính phủ

không phải lúc nào cũng thành công. Chính phủ có chức năng thiết lập khuôn khổ pháp
luật, đưa ra các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, chính sách phân phối lại thu nhập,
đại diện quốc gia trên trường quốc tế.


12

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG LÝ THUYẾT CỦA ADAM SMITH VÀ DAVID
RICARDO VÀO THỰC TIỄN
Lý thuyết tăng trưởng của Adam Smith được nhiều người cho là không còn giá
trị và đã bị lỗi thời so với các lý thuyết tăng trưởng ngày nay. Tuy nhiên, nếu xét các
ưu điểm trong lý thuyết của ông thì những ưu điểm này đã và đang được áp dụng ngày
càng linh hoạt trên thế giới. Nhận thấy tính ưu việt trong lý thuyết “ Bàn tay vô hình”
của Adam Smith, các nước trên thế giới ứng dụng khá rộng rãi để phát nền kinh tế
trong nước và quốc tế. Đặc biệt, trong lý thuyết Adam Smith đã nêu rõ: giá trị xã hội
được tạo ra phụ thuộc chính vào lượng tích lũy tư bản để tăng năng xuất lao động
thông qua việc thúc đẩy phân công lao động. Và chính tính ứng dụng cao của sự “phân
công lao động” trong nước, quốc tế đã tạo ra giá trị tăng trưởng, thúc đẩy kinh tế khu
vực, toàn cầu phát triển. Cụ thể:
3.1.

Đông Á
Tại khu vực Đông Á, quá trình thành lập mạng lưới phân công lao động khu

vực, tăng cường sự dịch chuyển sản xuất năng động trong khu vực từ giai đoạn sau
những năm 50. Đi đầu là Nhật Bản trong những năm 50, 60; tiếp đến là Hàn Quốc và
Đài Loan những năm 60, 70; sau đó là các nước trong khối Asean vào những năm 80,
90 đã tạo ra những bước chuyển biến tích cực cho nền kinh tế của các nước trong khu
vực cũng như tạo ra bộ mặt mới mạnh mẽ mang tầm thế giới.
Trong những năm gần đây (từ sau 1990 -2002), quá trình phân công lao động có

những bước chuyển biến mạnh mẽ và ngày càng mở rộng. Tận dụng các lợi thế so sánh
của các nước, quá trình phân công diễn ra một cách chuyên môn hóa, tạo nên một
chuỗi quy trình sản xuất mang tính hợp tác hóa cao. Điều này thể hiện rõ nét qua các
chỉ số kinh tế, theo báo cáo thường niên 1993 của World Bank gọi là sự phát triển thần
kỳ:
Tốc độ tăng trưởng GDP và Sản xuất công nghiệp của các nước ở Đông Á(%)
A
Hàn Quốc

GDP (%)
1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003
8.3

8.9

6.7

5

-6.7

9.5

8.5

3.8

7

3.1



13

Indonesia

7.5

8.2

7.8

4.7

-13.2 0.8

4.9

3.5

3.7

4.1

Malaysia

9.2

9.8


10

7.5

-7.5

6.1

8.5

0.3

4.1

5.2

Philippine

4.4

4.7

5.8

5.2

-0.6

3.4


4.4

3

4.4

4.5

Thailand

9

8.9

5.9

-1.7

-10.2 4.4

4.8

2.1

5.4

6.7

Việt Nam


8.8

9.5

9.3

8.2

5.8

4.8

6.8

6.9

7.1

7.3

10.5

9.6

8.8

7.8

7.1


8

7.3

8

9.1

Trung Quốc 12.7

SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (%)

B

1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003

Hàn Quốc

9.1

10.3

7

5.4

-7.5

Indonesia


11.2

10.4

10.7

5.2

Malaysia

10.9

14.9

14.4

Philippine

5.8

6.7

Thailand

10.1

Việt Nam

12.2


11.7

3.1

6.4

5.5

-15.1 2

5.9

3.1

3.5

3.4

7.9

-11

8.8

13.6

-3.8

3.9


7

6.4

6.1

-2.1

0.9

4.9

0.9

3.7

3

10.5

7.3

-2.5

-13.2 9.6

5.3

1.7


6.9

9.3

13.4

13.6

14.5

12.6

8.3

7.7

10.1

10.4

9.5

10.3

Trung Quốc 18.4

13.9

12.1


10.8

9.2

8.1

9.4

8.4

9.8

12.5

(Tư liệu: ADB ASIAN DEVELOPMENT OUTLOOK 2004)
Có thể nói, qua 2 bảng số liệu trên, các chỉ số của các nước tăng khá rõ nét,
thành quả phát triển kinh tế nhanh của các nước Đông Á nhanh như vậy là do sự nỗ
lực đuổi bắt của các nước so với các nước phát triển đi trước, tuy nhiên quá trình đuổi
bắt không tồn tại một cách độc lập mà nằm trong chuỗi liên kết hệ thống và liên kết
khu vực một cách chặt chẽ. Chuỗi đuổi bắt này không thành lập bởi sự can thiệp của
chính phủ mà đến sự nguồn đầu tư nước ngoài của công ty xuyên quốc gia cũng như
nhưng hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ trong khu vực cũng như thành lập
mạng lưới phân công lạo động quốc tế mang tính quốc tế toàn khu vực :
So sánh dòng chảy nước ngoài vào toàn Đông Á và phần còn lại của châu Á
Toàn Đông Á

1992

1993 1994


1995

1996

1997 1998

1999

2000

2001

2002

(Tỉ đô, %)

19.6

36.2

47

54.2

57.4

67.1

61.1


58.2

45.3

42.5

52.2


14

Phần còn lại

(94.6) (93)

(94.1) (90.2) (90.5) (88)

(89.2) (92.1) (92.2) (86.7) (84.3)

1.1

2.7

2.6

5.1

5.7

7.8


6.3

(5.4)

(7)

(5.9)

(9.8)

(9.5)

(12)

(10.8) (7.9)

5.7

5.2

8.9

8.5

(7.8)

(13.3) (15.7)

(Trừ Nhật

Bản)

Chú ý: Phần trong ngoặc là tỷ trọng trong (100%) FDI chảy vào toàn Châu Á
Toàn Đông Á ở đây gồm các nước thuộc Đông Bắc Á và Đông Nam Á
Ma trận giá trị kim ngạch xuất khấu sản phẩm công nghiệp của 5 nước
ASEAN và 3 nước Đông Bắc Á (triệu đô Mỹ)
Nhập

Nhật

Trung

Hàn

Bản

Quốc

Quốc

23,704

11,120

1,730

2,066

122,250


64,643

31,385

14,023

9,883

302,697

Nhật

39,659

-

11,496

17,032

334,287

Bản

51,942

-

38,447


27,346

409,457

Trung

2,455

6,321

-

1,135

67,949

Quốc

17,353

40,188

-

12,139

297,153

Hàn


7,858

9,152

2,540

-

71,793

Quốc

14,532

11,159

21,762

-

149,959

Asean

73,675

26,592

15,769


20,233

596,280

5+3

148,470 82,731

74,232

49,369

1,159,266

Xuất
Asean 5

Asean 5

Thế Giới

(Chú ý: Hàng trên là số liệu năm 1992, hàng dưới năm 2002, 5 nước Asean bao gồm
Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philipine, Singapore)
(Tư liệu: Tính từ thống kê mậu dịch của Liên Hợp Quốc)
Số liệu thể hiện bảng trên nêu rõ nên bức tranh mạng lưới phân công lao động ở
khu vực Đông Á thể hiện trong từng ngành công nghiệp độc lập hay cả nhóm nghành
liên quan trực tiếp hay gián tiếp với nhau. Số liệu ứng năm 1992 mô tả sinh động
ngành công nghiệp dệt may, đại biểu là công ty đa quốc gia Nhật Toray trong những
năm thập kỉ 70, 80 đã chuyển các công đoạn sản xuất sang Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan,



15

tới Thái Lan. Kết quả đã thành lập mạng lưới phân công lao động quốc tế, biểu hiện
các mối quan hệ trong sản xuất ra sản phẩm cuối cùng của công ty Toray thay vì chuỗi
khép kín chu trình sản xuất sản phẩm như thuở ban đầu.
Công nghiệp, ô tô, xe máy hay đồ điện gia dụng đặc biệt là thiết bị truyền
thông, thông tin và xử lý dữ liệu ngày càng thể hiện rõ tính phân công lao động quốc
tế. Hầu như các công ty nổi tiếng như Toyota, Honda, Sony, SamSung đều tăng tính
chuyên môn hóa bằng cách duy chuyển vốn sang các nước để chuyên biệt sản xuất
phụ tùng, linh kiện đến lắp ráp hoản chỉnh máy móc. Điều này mở rộng giới hạn về
tính kinh tế của qui mô sản xuất từng nước.
Như vây, mạng lưới phân công lao động trong khu vực đã hình thành song song
với quá trình phát triển công nghiệp của các nước đi trước như Nhật Bản, Hàn Quốc
rồi các thành viên kỳ cựu Asean như Thái Lan, Malaysia đã tạo ra những bước tiến
trong việc tạo ra giá trị xã hội, tận dụng tính tối ưu của từng nước, tăng tính tối ưu hóa
của nền kinh tế chung. Những mạng lưới này ngày càng mở rộng và tác động mạnh mẽ
đến các nước khác trong đó có Việt Nam.
3.2.

Mỹ
Lý thuyết tăng trưởng của Adam Smith cũng được Mỹ vận dụng khá linh hoạt

dựa trên bối cảnh kinh tế chính trị của nước. Cụ thể, trong quá trình toàn càu hóa và tự
do hóa thương mại như hiện nay, bên cạnh mục tiêu tăng trưởng các ngành sản xuất
nội địa, Mỹ vận dụng lý thuyết “bàn tay vô hình” trong việc thay đổi cách thức sản
xuất từ chỉ chăm chăm sản xuất dây chuyền khép kín sản phẩm của mình, hiện nay, đã
có sự dịch chuyển vốn linh hoạt sang các nước có những lợi thế so sánh cao trong
chuỗi quy trình sản xuất sản phẩm của mình làm cho sản phẩm mang tính quốc tế cao.
Đồng thời tính hiệu quả ưu việt sao với mô hình trước đây. Cụ thể, các công ty tại Mỹ

bắt đầu hình thành Chuyên môn hóa và phân công lao động cùng kết quả cơ giới hóa
hoạt động sản xuất đã tạo ra suất sinh lợi tăng dần theo qui mô. Từng một thời, các
xưởng sản xuất nhỏ chiếm lĩnh hoạt động sản xuất công nghiệp thì nay chủ yếu là hoạt
động của những nhà máy qui mô lớn cơ giới hóa cao. Hơn nữa, đối với nhiều hàng hóa
công nghiệp hoạt động sản xuất đã dần qui tụ vào tay một số nhà sản xuất khổng lồ.


16

Trước đây có hàng trăm công ty lắp ráp ô tô độc lập thì nay chỉ còn khoảng 7 nhà máy
trên khắp thế giới! Lợi thế theo qui mô không chỉ áp dụng cho sản xuất, mà còn cho
nghiên cứu, marketing, quản lý chuỗi cung ứng và tài chính.
Ví dụ: Tập đoàn Apple của Mỹ
Sản phẩm Ipod của Apple khoảng năm 2005 (theo Linden, Kraemer và Dedrick
2007). Máy nghe nhạc Ipod có 450 bộ phận, đa số không phải do Apple sản xuất.
Apple thiết kế Ipod, phát triển phần mềm và phân phối sản phẩm này thông qua mạng
lưới bán lẻ của mình (cũng như thông qua các cửa hàng khác). Phần còn lại của sản
phẩm do hàng trăm công ty khác sản xuất ra, tất cả sau đó gởi linh kiện mình sản xuất
về một công ty của Đài Loan đặt tại Trung Quốc để lắp ráp hoàn chỉnh (Apple cũng
không lắp ráp Ipod).Linh kiện đắt tiền nhất của Ipod chính là ổ cứng, năm 2005 linh
kiện này được giao cho nhà sản xuất Nhật Toshiba sản xuất ở Trung Quốc. Còn
module màn hình được liên doanh nhà thầu Toshiba-Matsushita sản xuất tại Nhật là
linh kiện đắt thứ hai. Hai linh kiện này không có gì là mới hay công nghệ cao, có nghĩa
là sự cạnh tranh từ các nhà cung ứng khác khiến cho lợi nhuận thấp. Còn microchip
kiểm soát chức năng của Ipod thì do công ty PortalPlayer sản xuất tại Mỹ hay Đài
Loan, đây là “nhà sản xuất thiết bị gốc”. PortalPlayer không thể tăng lợi nhuận vì công
ty phụ thuộc vào Apple, năm 2005 Apple chiếm 93% doanh thu của công ty này. Thật
vậy, khi Apple đổi nhà cung ứng năm sau đó thì PortalPlayer giảm mạnh doanh thu và
cuối cùng bị một công ty sản xuất chip lớn khác mua lại. Điều này minh họa một điểm
quan trọng về mô hình sản xuất theo module: nó có thể rất có lợi cho những công ty

sản xuất linh kiện, nhưng cũng rất rủi ro, vì bên mua luôn tìm cách hạ thấp chi phí
bằng cách tạo sự cạnh tranh giữa các nhà cung ứng.Bộ vi xử lý hình ảnh/đa phương
tiện do Broadcom sản xuất tại Đài Loan hay Singapore. Đây là nhà sản xuất thiết kế
gốc của Mỹ. Hàng trăm linh kiện ít tốn kém hơn còn lại được sản xuất ở Nhật, Hàn
Quốc, và Trung Quốc bởi nhiều nhà cung ứng và nhà thầu sản xuất khác. Khâu lắp ráp
hoàn chỉnh do công ty Đài Loan Inventec thực hiện ở Trung Quốc.
3.3.

Việt Nam

3.3.1. Giai đoạn trước đổi mới


17

David Ricardo chỉ ra rằng nông nghiệp đóng vai trò quan trọng nhất trong tăng
trưởng kinh tế, và các yếu tố cơ bản để có thể đạt được sự tăng trưởng đó là đất đai,
lao động và vốn. Những yếu tố đó cần được giải phóng để có thể tạo điều kiện cho sự
phát triển của nông nghiệp. Giai đoạn trước đổi mới, sau khi giành được chính quyền,
những nguồn lực mà trước đây vào thời kỳ thực dân Pháp đô hộ vốn không thể nào sử
dụng được như đất đai hoang hóa, tập trung vào tay địa chủ, người lao động không có
đất đai để canh tác, không có được đầu tư cho nông nghiệp khiến cho nông nghiệp trì
trệ, hàng triệu người chết đói thì ngay sau giành được chính quyền, Nhà nước ta đã
thực hiện một loạt các chính sách để có thể cải thiện tình hình.
Chính sách cải cách ruộng đất của Nhà nước giúp cho mọi người dân đều có
ruộng, đất đai cho nông nghiệp được mở rộng, đất hoang hóa được cải tạo, đất bỏ
hoang được tái sử dụng; nhân dân hang hái lao động sản xuất, chính sách người cày có
ruộng cũng tạo nên một lực lượng lao động lớn trong xã hội. Bên cạnh đó Nhà nước
cũng đẩy mạnh đầu tư cho nông nghiệp như huy động nhân dân tham gia xây dựng 14
“đại công trình thuỷ lợi”, cho dân vay dài hạn để làm thuỷ lợi nhỏ, nâng diện tích tưới

lớn lên 8% và tưới nhỏ lên 290%. Xây dựng kết cấu hạ tầng, có tư liệu sản xuất, tự do
thương mại và hợp tác sản xuất, yên tâm về thu nhập và tài sản, nông dân hăng hái
tăng gia sản xuất. Hàng loạt viện nghiên cứu và trường đại học nông nghiệp ra đời,
khoa học kĩ thuật được đưa nhanh vào sản xuất.
Sự giải phóng của các nguồn lực xã hội trên đã được giải phóng ở mức có thể
đã giúp nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu nổi bật và góp phần
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, sản lượng lương thực năm 1954 đạt gần 3 triệu
tấn, tăng 13,7% so với năm 1946, tốc độ tăng giá trị sản lượng nông nghiệp ở miền
Bắc trong 9 năm kháng chiến đạt 10%/năm. Sau 3 năm khôi phục kinh tế (1955 1957), diện tích gieo trồng tăng 23,5%, năng suất lúa tăng 30,8%, sản lượng lương
thực tăng 57%, lương thực bình quân đầu người tăng 43,6%, đàn trâu tăng 44,2%, đàn
bò tăng 39%, đàn lợn tăng 20% so với năm 1939. Sản lượng lương thực năm 1970,
toàn miền Bắc đạt 5.278.900 tấn, tăng hơn năm 1969 hơn nửa triệu tấn. Sản lượng lúa


18

năm 1975 là 5 triệu tấn so với 2 triệu tấn năm 1960, góp phần ổn định lương thực,
cung cấp sức người sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tuy nhiên, nền nông nghiệp cũng như là kinh tế Việt Nam giai đoạn này lại
chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Nhà nước. Việc không có sự tham gia của “bàn tay
vô hình” như lý thuyết của Adam Smith trong nền kinh tế mà thay vào đó là tổ
chức sản xuất tập thể, tạo nên những ảnh hưởng tiêu cực đến năng suất lúa trong
gần 30 năm.
Năm 1959, năng suất lúa Việt Nam vào loại cao nhất Đông Nam Á đã tụt xuống
còn 1,8 tấn/ha vào 1960 sau khi hoàn thành hợp tác hoá. Trong các năm sau, dù đã đầu
tư xây dựng thủy lợi, đầu tư nhiều vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, kể cả trong
những năm 1970, khi các giống lúa cao sản ngắn ngày được đưa vào trồng thì năng
suất lúa ở miền Bắc vẫn trì trệ không vượt được mức năm 1959. Đến năm 1980, khi
hoàn thành hợp tác hoá trên phạm vi cả nước, năng suất lúa miền Bắc tụt xuống gần
1,9 tấn/ha, thấp nhất ở Đông Nam Á. Thị trường trong nước chưa hình thành, thị

trường nước ngoài đóng cửa. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp triệt tiêu mọi động
lực khuyến khích nông dân hăng say sản xuất. Vào thời kì này, nông nghiệp chỉ tăng
trưởng bình quân 1,9%/năm. Sản xuất nông nghiệp xuống dốc làm đời sống nông dân
cơ cực. Sản lượng lương thực bình quân chỉ đạt khoảng 13,4 triệu tấn/năm so với kế
hoạch đặt ra cho năm 1980 là 21 triệu tấn. Với tốc độ tăng trưởng dân số cao hơn
2,17% /năm, Việt Nam luôn ở trong tình trạng thiếu lương thực, thiếu đói kéo dài đe
doạ hàng triệu người. Người nông dân bất bình, bỏ bê sản xuất, ruộng không cày, lúa
chín không thu hoạch... Ở miền Nam, thời hạn hoàn thành hợp tác hoá lùi lại dần. Ở
miền Bắc, nhiều hợp tác xã cho xã viên mượn đất, giao chăn nuôi cho hộ, nhiều nơi
thực hiện “khoán chui”, giao sản lượng cho xã viên.
Nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung gặp khủng hoảng nặng nề.
3.3.2. Giai đoạn đổi mới
Giai đoạn đổi mới là giai đoạn chứng kiển những sự thay đổi vượt bậc trong
nền kinh tế, và nông nghiệp cũng không phải là ngoại lệ. Nhà nước đã thực hiện một
loạt các chính sách mà quan trọng nhất là Nghị quyết 10, trong đó giao cho nông dân


19

quyền quản lý đối với đất đai và các tư liệu sản xuất chính, quyền chủ động lớn hơn
trong tổ chức sản xuất, cơ hội lớn hơn để được hưởng các sản phẩm làm ra. Tiếp sau
đó là một loạt các Nghị quyết nhằm thực hiện những cải cách mạnh mẽ trong quyền sở
hữu nông nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Đặc biệt, sau khi
gia nhập tổ chức WTO, Việt Nam đã có những cam kết về thuế quan, hạn ngạch thuế
quan và mức trợ cấp đối với mặt hàng nông sản. Những thay đổi trên đã tạo điều kiện
cho nền nông nghiệp hàng hóa theo cơ chế thị trường được hình thành và phát triển.
Nhà nước cũng đã giám bớt đi sự giám sát và can thiệp của mình vào nông nghiệp so
với trước đây. Từ đây, “bàn tay vô hình” của Adam Smith và lý thuyết của David
Ricardo về việc giảm sự can thiệp của Nhà nước có điều kiện được áp dụng vào trong
lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam, nền nông nghiệp được tự do sản xuất và cạnh

tranh, tạo nên những thành tựu nổi bật trong nhiều năm qua.
-

Tốc độ tăng trưởng và phát triển sản xuất nông nghiệp:

Trong suốt hơn 20 năm Đổi mới, nông nghiệp Việt Nam phát triển rất nhanh và
đều đặn, liên tục, mặc dù đây là thời kỳ thiên tai xảy ra dồn dập, nhất là từ năm 1997
đến nay. Suốt từ năm 1986 đến nay, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 4 5,5% / năm và đưa mức lương thực bình quân đầu người từ 294,9 kg năm 1990 lên
470kg năm 2003. Tốc độ phát triển của sản xuất tăng cao và liên tục qua các năm; năm
1990 tăng 1,8%; năm 1991 tăng 2,9%; năm 1992 tăng 8,4%; năm 1993 tăng 6,7%;
năm 1994 tăng 6,3% và từ năm 2000 tăng 4%... Đây là tốc độ tăng hiếm thấy không
chỉ đối với nền nông nghiệp nước ta mà cả nền nông nghiệp của thế giới.
-

Năng suất lao động và sản lượng:

Sau 20 năm Đổi mới, sản lượng lương thực đạt được những thành tựu đặc biệt
to lớn, đã đưa Việt Nam từ chỗ là một nước thiếu lương thực thường xuyên trở thành
nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới. Năm 1988 ở miền Bắc, khoảng 39,7% số
hộ nông nghiệp ở 21 tỉnh, thành phố bị thiếu đói. Chính sách đổi mới đã tạo nên sự
thần kỳ: sản lượng lương thực bình quân đầu người tăng liên tục, giải quyết được vấn
đề an ninh lương thực. Năng suất bình quân các loài cây trồng không ngừng được tăng
trong thời kỳ đổi mới: lúa từ 28,1 tăng đến 48,2 tạ/ha (1,71 lần), ngô từ 14,2 tăng đến


20

34,9 tạ/ha, sắn từ 91,6 tăng đến 145,3 tạ/ha (1,6 lần), lạc từ 9,4 tăng đến 17,4 tạ/ha
(1,85 lần). Đặc biệt một số cây trồng cho năng suất bình quôn cả nước tăng trên 2 lần
trong thời gian gần 20 năm như: Hồ tiêu, Cao su, Cà phê, Bông và Điều tăng hơn 2 lần

trong vòng chỉ có 4 năm.
-

Xuất khẩu nông sản:

Ngay năm 1989, chúng ta đã giải quyết được vấn đề lương thực, thoả mãn nhu
cầu lương thực trong nước. Sản lượng lương thực tăng lên hơn 21 triệu tấn, Việt Nam
lại bắt đầu xuất khẩu gạo trở lại với số lượng 1,4 triệu tấn, và đến nay, Việt Nam là
nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới (trên 4 triệu tấn/năm). Suốt 10 năm sau đó, sản
lượng lương thực mỗi năm tăng hơn một triệu tấn, lượng gạo xuất khẩu năm sau cao
hơn năm trước. Cho đến năm 2005, nước ta xuất khẩu 5,16 triệu tấn gạo, kim ngạch
đạt 1,382 tỷ USD. Tổng giá trị nông sản xuất khẩu năm 1989 đạt 1 tỷ USD, năm 1990
đạt 1,14 tỷ USD, chiếm 50% tổng giá trị xuất khẩu cả nước, tăng 5 lần so với năm
1986; đến năm 2004 đạt 4, 2 tỷ USD, chiếm 24% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Trước đổi mới, kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 1985 đạt khoảng 400 triệu USD,
đến năm 2003, đạt khoảng 3 tỷ USD, chiếm 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước. Trên thị trường thế giới, Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đứng thứ nhất về
hạt tiêu (chiếm 14,3% thị phần thế giới; năm 2004 xuất trên 100 nghìn tấn với giá trị
149 triệu đô la Mỹ và điều này đã góp phần nâng cao tổng kim ngạch xuất khẩu nông,
lâm sản Việt Nam đạt tới trên 4 tỷ đô la Mỹ năm vào năm 2004), thứ nhất về cà phê
vối (chiếm 40% thị phần cà phê vối), thứ hai về lúa gạo (chiếm 12% thị phần), thứ hai
về hạt điều (chiếm 9,5% thị phần thế giới). Tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm sản
năm 2005 đạt 5,8 tỷ USD, tăng 29% so với năm 2004. Nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ
lực như gạo, cà-phê, hạt tiêu, điều nhân, sản phẩm gỗ... tiếp tục khẳng định được vị thế
của nông, lâm sản Việt Nam. Năm 2005 xuất khẩu thuỷ sản đạt 2.738,2 triệu USD,
trên 5,25 triệu tấn gạo, 54,5 nghìn tấn lạc nhân, 892,4 nghìn tấn cà phê nhân, 587,1
nghìn tấn cao su, 108,8 nghìn tấn hạt điều nhân, 235,5 triệu USD hàng rau quả, 109
nghìn tấn hạt tiêu, 87,9 nghìn tấn chè...



21

KẾT LUẬN
Việc vận dụng được những quan điểm trong lý thuyết của Adam Smith và David
Ricardo về tăng trưởng kinh tế một cách linh hoạt, Việt Nam đã thực hiện những chính
sách sáng suốt để có thể phát huy được sự hiệu quả của 2 mô hình này, mà cụ thể đó là
tạo nên một thị trường tự do cạnh tranh, tự do sản xuất và phân phối, các nguồn lực
trong nông nghiệp được giải phóng đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng của
nền nông nghiệp cũng như là kinh tế. Bên cạnh đó, Nhà nước còn khắc phục được
những hạn chế của 2 mô hình này để có thể phát huy một cách tối đa hiệu quả trong
phát triển kinh tế.


22

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vũ Thị Ngọc Phùng (2005), Giáo trình Kinh tế Phát triển, Nhà xuất bản Lao động –
Xã hội.
2. Đỗ Mạnh Hồng (2013), Tìm chỗ đứng cho công nghiệp Việt Nam trong mạng lưới
phân công lao động quốc tế: Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp để hội nhập
và phát triển.
/>3. Michael Schuman (2010), The Miracle (Châu Á Thần kỳ), NXB Thời Đại.
4. Bài giảng "Phân công lao động, chuyên môn hóa và thương mại", giáo trình “Nhập
môn chính sách công và phân tích thể chế”, trường Fullbright.
/>5. M. Pasche (2008), Growth Theory, DFG Training Group “The Economics of
Innovative Change”, Friedrich Schiller University Jena.
6. Phùng Hương (2011), Sự chuyển mình của công nghiệp Việt Nam qua quá trình đổi
mới.
/>7. PGS.TS. Trần Thọ Đạt (2005), Sách chuyên khảo Các mô hình tăng trưởng kinh tế,
Nhà xuất bản Thống kê Hà Nội.

8. P.J.O’Rourke (2013), How Adam Smith’s economic philosophies apply in today’s
world.



×