Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Vị trí và ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện đại đối với văn học việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.2 KB, 42 trang )

MỤC LỤC

1


2


I. Bối cảnh lịch sử, khái niệm và sơ lược về một số trào lưu,

trường phái, chủ nghĩa tiêu biểu của chủ nghĩa hiện đại trong
văn học
1.1. Hoàn cảnh lịch sử và sơ lược tình hình văn học thế kỷ XX

Thế kỷ XX là một thế kỷ đầy biến động trên toàn thế giới. Hàng loạt sự kiện
lịch sử xã hội đã xảy ra trực tiếp quyết định đến vận mạng của con người: Đại chiến
thế giới lần I (1914-1919), Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), khủng hoảng kinh
tế thế giới (1924), Mặt trận bình dân (1936), chiến tranh Tây Ban Nha (1936), Đại
chiến thế giới lần thứ II (1939-1945), chiến tranh Đông Dương (1946-1954), khủng
hoảng dầu lửa (1973), chiến tranh vùng vịnh (1991), sự li khai các nước Cộng hòa
Nam Tư cũ (1992), sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa tại các
nước Đông Âu (1992),… gây ra nhiều tổn thất lớn về vật chất và tinh thần cho cuộc
sống của con người lúc bấy giờ. Con người luôn có cảm giác như đang sống trong
một xã hội bất an, đầy bất trắc.
Song song với vấn đề xã hội, trong văn học hình thành một chủ đề lớn: chủ
đề thân phận con người, vấn đề con người, cái nhìn khác về con người – sự khắc
khoải về thân phận con người nhưng không còn niềm lạc quan như trong văn học
quá khứ. Tình thế của thời đại buộc các nhà văn đặt ra những vấn đề về sự tương
quan giữa sống và chết, giữa tồn tại và hư vô, giữa hoài bão và khát vọng…
Vượt lên các cuộc chiến tranh, các thảm họa khủng khiếp xảy ra liên tục
trong một thế kỷ, con người vẫn luôn tìm mọi cách để tồn tại, làm việc và không


ngừng sáng tạo. Nếu như xét trên bình diện khoa học kỹ thuật, người ta thường
nhắc tới thuyết tương đối của Einstein, sự phát triển của điều khiển học, các kỹ
thuật thông tin, điện tử viễn thông, nghiên cứu và chinh phục vũ trụ; thì trong lĩnh
vực khoa học xã hội và nhân văn, các học thuyết, các tư tưởng mới đua nhau xuất
hiện. Chúng có thể tương đồng hay phản bác nhau, thậm chí còn đối lập nhau quyết
liệt như: chủ nghĩa Marx, hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh, phân tâm học Freud,
cấu trúc luận, chủ nghĩa hình thức Nga, phê bình Mới,… điều này đã thúc đẩy cho
một sự phát triển mới trên lĩnh vực văn học với những thành tựu và sự đổi mới vượt
bậc trên nhiều mặt.
Đứng trước yêu cầu phát triển mới về văn học cũng như tất cả các lĩnh vực
khác, trách nhiệm của con người nói chung và của nhà văn nói riêng là rất lớn khi
3


cần phải phấn đấu đưa ra nhiều đổi mới, sáng tạo để tạo lập cho mình một chỗ
đứng. Văn học thế kỷ XX đã tạo nên một bức tranh phong phú, đa dạng và sinh
động về màu sắc. Nhiều trào lưu, trường phái, nhóm văn chương đã nối tiếp nhau
xuất hiện với các tên tuổi nổi tiếng như: trào lưu Dada với Tzara, chủ nghĩa siêu
thực với Breton, thơ kháng chiến với Aragon, chủ nghĩa Hiện sinh với Sartre và
Camus, kịch phi lý với Ionesco, tiểu thuyết mới với Kafka, Sarraute, Butor, Simo,
… ( thực ra việc xếp nhà văn vào các trào lưu trường phái chỉ là tương đối, có khi
một nhà văn có thể viết trên nhiều trường phái khác nhau hay cũng có thể nó không
là trường phái nào cả mà đó là cái đặc biệt trong sự đổi mới sáng tác).
1.2. Khái niệm “chủ nghĩa hiện đại” (modernism)

Để hiểu được khái niệm “chủ nghĩa hiện đại”, trước tiên ta tìm hiểu khái niệm
“hiện đại” (modern):
- Theo một số từ điển trong và ngoài nước, “hiện đại” là thuật ngữ chỉ thuộc
tính của các sự vật và hiện tượng thuộc thời hiện tại hoặc đương đại. Ngoài nghĩa
chung này, “hiện đại” còn dùng để chỉ một giai đoạn lịch sử cụ thể. Ví dụ, sử học

phương Tây người ta coi giai đoạn từ 1453 – năm sụp đổ của đế quốc La Mã
phương Đông, và cũng là năm kết thúc thời trung đại đến cuối thế kỷ XVIII là giai
đoạn của thời hiện đại. Tuy nhiên, có lẽ đây là quan điểm của các nhà viết sử ở thế
kỷ XIX, còn gần đây có ý kiến cho rằng thời hiện đại được tính từ đầu chiến tranh
thế giới thứ nhất đến nay.
- Còn với nghĩa “hiện đại” là những gì thuộc về thời hiện tại của chủ thể phát
ngôn, thì ta có thể nói, thời nào cũng có giai đoạn hiện đại của nó. Song, “hiện đại”
còn có một nghĩa quan trọng nữa, đó là chỉ “sự đổi mới” – sự đối lập hay đoạn
tuyệt với thời quá khứ.
Từ đó, thuật ngữ “chủ nghĩa hiện đại” cũng được hiểu theo nhiều nguồn khác nhau:
- Theo cuốn “Từ điển thuật ngữ văn học” do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử và
Nguyễn Khắc Phi chủ biên (NXB giáo dục, 1992, xuất bản lần đầu dựa trên sự kế
thừa cuốn sách “Thuật ngữ nghiên cứu văn học”, cũng do các tác giả trên chủ biên
và trường Đại học sư phạm Vinh xuất bản năm 1974), mục từ “chủ nghĩa hiện đại”
được diễn giải như sau: “Thuật ngữ dùng để chỉ chung các trường phái văn nghệ
phương Tây hiện đại như chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa tượng trưng, chủ nghĩa siêu
thực, chủ nghĩa hiện sinh, tiểu thuyết dòng ý thức, tiểu thuyết mới…” .
4


- Theo cuốn “150 thuật ngữ văn học” do Lại Nguyên Ân biên soạn (NXB
ĐHQG Hà Nội, 1999), tác giả cũng liệt kê các trường phái văn học nghệ thuật xuất
hiện từ đầu thế kỷ XX như chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa vị lai, chủ nghĩa tượng
trưng, chủ nghĩa siêu thực,…đến những trào lưu nảy sinh sau Thế chiến II như
“kịch phi lý”, “tiểu thuyết mới”…là chủ nghĩa hiện đại.
- Theo từ điển bách khoa “Le Petit Larousse” của Pháp, khi nói đến hai từ
“moderne” và “modernisme”, các tác giả thường dùng thuật ngữ “avant – garde”
(“nghệ thuật tiên phong” hay “phong trào tiên phong”) để giải thích cho các trào
lưu nghệ thuật hiện đại đầu thế kỷ XX.
Như vậy, ta có thể nói nền văn học thế kỷ XX là nền văn học của “chủ nghĩa

hiện đại” với những đổi mới, cách tân và không ngừng sáng tạo trước những biến
động xã hội và những bước phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật. Do đó, “chủ
nghĩa hiện đại” là thuật ngữ dùng để chỉ một phong trào đổi mới văn học nghệ
thuật diễn ra chủ yếu ở phương Tây (Châu Âu và Châu Mỹ) trên một phạm vi rộng
lớn trong khoảng thời gian từ cuối thế kỷ XIX đến thế kỷ XX (Cũng có nhiều
nguồn tư liệu khác nhau khi nói về mốc thời gian ra đời, hình thành và phát triển
của chủ nghĩa hiện đại, cho nên việc xác định thời gian như thế cũng chưa mang
tính xác thực cao, chủ yếu dựa vào quá trình tổng hợp tư liệu mà đưa ra nhận định
này), nó nổi loạn chống lại các giá trị bảo thủ của chủ nghĩa hiện thực. Nó không
được dùng để chỉ một chủ nghĩa duy nhất, một trào lưu duy nhất hay một trường
phái duy nhất, mà dùng để chỉ cả một phong trào bao gồm nhiều trào lưu, trường
phái, cả một giai đoạn với nhiều chủ nghĩa khác nhau (chủ nghĩa tượng trưng, chủ
nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa đa đa, chủ nghĩa vị lai…) được gọi chung là “các chủ
nghĩa hiện đại”.
1.3. Sơ lược về một số trào lưu, trường phái, chủ nghĩa tiêu biểu của chủ
nghĩa hiện đại

1.3.1. Chủ nghĩa tượng trưng
- Là một khuynh hướng văn học lan tràn rộng rãi ở Châu Âu vào khoảng cuối
thế kỷ XIX.
- Nội dung: Phủ định lí trí, cho đó là nguồn gốc đưa lại lối sống con buôn vị
kỷ, một thứ văn minh vật chất bẩn thỉu. Đồng thời tuyên bố gạt bỏ mọi luận đề, mọi
khuynh hướng tư tưởng.Trên thực tế, chủ nghĩa tượng trưng trốn tránh hiện thực,
5


chìm sâu vào trạng thái tâm hồn của thi nhân mà nhiều khi chỉ là linh cảm được
khơi dậy từ cõi vô thức.
1.3.2. Chủ nghĩa vị lai
-Xuất hiện đầu tiên ở Italia vào trước đại chiến I với tên tuổi tiêu biểu Marinéti –

một nhà văn về sau đi theo hẳn chủ nghĩa phát xít với tác phẩm “Nhà vị lai
Macsphaca” (1909) ngoài việc ca ngợi chủ nghĩa phát xít còn đề xướng một
phương pháp sáng tác hoàn toàn chống đối lại chủ nghĩa hiện thực.
- Nội dung:
+ Ra sức công kích mọi di sản văn hóa tốt đẹp trong quá khứ, đề xướng việc
phản ánh và ca ngợi sức mạnh của kỹ thuật máy móc, cuộc sống đô thị.
+ Vứt bỏ chủ nghĩa nhân đạo, phủ nhận chức năng nhận thức và giáo dục,
các nghệ sĩ vị lai chủ nghĩa chui vào con đường bế tắc. Họ bất chấp ngữ pháp
xuyên tạc ngữ nghĩa, nhấn mạnh vai trò của ngữ âm, tạo nên một thứ ngôn
ngữ thơ ca quái dị.
1.3.3. Chủ nghĩa Dada
- Là một khuynh hướng văn học gần gũi và tiếp nối với chủ nghĩa vị lai, do
Tristan Tzara khởi xướng ở Thụy sĩ năm 1916 và đến năm 1919 lan tràn rồi thịnh
hành ở Pháp. Nhưng đến năm 1922 thì gần như tàn lụi vì nhiều cây bút cốt cán đã
chuyển sang chủ nghĩa siêu thực.
- Nội dung:
+ Phản ánh tâm trạng bất mãn và thất vọng của thanh niên trí thức trước sự
khủng hoảng của chế độ tư sản và sự đe dọa tàn khốc của chiến tranh, nhưng
không tìm ra lối thoát chân chính, họ trở lại đập phá mọi di sản và truyền
thống tốt đẹp với thái độ hoàn toàn hư vô chủ nghĩa. Họ nguyền rủa cuộc
sống và lao đi tìm cái tân kỳ, thậm chí quái dị, phủ nhận lí trí con người.
+ Bị xem là hiện tượng xã hội mang tính chất đập phá hơn là một khuynh
hướng nghệ thuật theo nghĩa thông thường. Thời bấy giờ, ở Pháp, Đức, Nga,
hay Mỹ, người ta đã công kích gay gắt những quan điểm và hành động vô
đạo đức, phản nghệ thuật của nó.

6


1.3.4. Chủ nghĩa siêu thực

- Chính thức ra đời ở Pháp vào đầu những năm hai mươi của thế kỷ XX với bản
tuyên ngôn chính thức vào năm 1924 do André Breton công bố.
- Nội dung:
+ Thoạt đầu thể hiện tiếng nói bất mãn của một số khá đông thanh niên tiểu
tư sản trí thức đối với xã hội tư sản nhưng bản chất là để đi tìm một hiện thực
cao hơn (siêu thực).
+ Thẳng tay gạt bỏ mọi quy tắc trong ngữ pháp và thi pháp, mọi nguyên tắc
logic trong tư duy, dành lấy sự tự do tuyệt đối cho cảm hứng tha hồ mà tuôn
trào theo. Vì thế, sáng tác của chủ nghĩa hiện sinh thường được cấu thành
bằng những dòng liên tưởng tiềm thức, rời rạc, gián cách, không thể khắc
họa được những bức tranh thực tại toàn vẹn.
1.3.5. Kịch phi lý
- Dù chỉ tồn tại một thời gian rất ngắn nhưng kịch phi lý ảnh hưởng lớn đến đời
sống sân khấu và cả tâm lí xã hội con người phương Tây những năm 50 của thế kỷ
XX.
- Nội dung: Trong văn học, kịch phi lý luôn hướng đến sự tìm tòi mới lạ, phản
ánh những vấn đề về đời sống con người. Kịch phi lý ra đời trên tinh thần phá vỡ
những quy tắc kịch truyền thống và dần xác lập hệ tiêu chí mới cho thể loại, đặc
biệt là vấn đề nhân vật. Những đóng góp về nghệ thuật của kịch phi lý đã vượt khỏi
phạm vi quốc gia Pháp thế kỷ XX. Những vấn đề về con người và thời đại được
phản ánh trong kịch phi lý mang đậm tính nhân loại và đã trở thành triết lý nhân
sinh vĩnh cửu.
- Giải thưởng Nobel văn chương dành cho là Samuel Beckett và các giải thưởng
khác mà E. Ionesco được trao tặng là một xác tín.
Trên đây là vài nét sơ lược về một vài trào lưu, trường phái, hay chủ nghĩa tiêu
biểu của chủ nghĩa hiện đại trong văn học Châu Âu. Về những đặc điểm cụ thể hơn
của chủ nghĩa hiện đại nói chung và các trào lưu, trường phái, chủ nghĩa trên nói
riêng, cũng như một số tác gia, tác phẩm tiêu biểu cho tinh thần hiện đại chủ nghĩa,
chúng ta sẽ được tìm hiểu kỹ qua các phần sau của bài nghiên cứu.


7


II. Đặc trưng nghệ thuật của chủ nghĩa hiện đại
 Không gian, thời gian:
- Chủ nghĩa hiện đại đặt văn học trong khuynh hướng mới (sáng tạo không trên
tinh thần mô phỏng hiện thực khách quan). Trong thế giới sáng tạo: nhà văn không
ghi chép thời đại, không thể hiện thực tại qua lăng kính chủ quan của bản thân mà
tạo ra tính cách, số phận nhân vật, không mô phỏng không gian thực, chối bỏ hiện
thực quan sát, thời gian nghệ thuật chồng chéo.
- Chủ nghĩa hiện đại mang lại cho tác phẩm một sức sống mới, tác phẩm hoàn toàn
tự do với chính bản thân mình. Tác giả không đóng vai trò chi phối đới với tác
phẩm mà chính tác phẩm có sự tác động mạnh mẽ hơn. Không tồn tại bất cứ thứ gì
trước khi có tác phẩm, chỉ khi xuất hiện tác phẩm thì mọi chuyện mới thực sự diễn
ra. Sự độc lập tương đối của tác phẩm đối với không gian và thời gian khi nó ra đời
là một điều hết sức quan trọng, chính điều này cùng với giá trị nội dung đã tạo nên
sức sống bền vững cho tác phẩm trong lòng người đọc.
→ Vì vậy không gian nghệ thuật trong chủ nghĩa hiện đại có thể ở bất kì đâu và
như thế nào. Có thể bắt gặp tất cả không gian thành thị, hư ảo, huyền thoại trong
cùng một tác phẩm .
 Nhân vật
- Không chú trọng miêu tả con người trong cái nhìn lạc quan mà chú trọng “ý
thức bi thảm về thân phận con người” cùng với đó là sự phát triển của khoa học
tiện nghi vật chất nhưng mang nhiều hệ lụy các giá trị tinh thần bị thu hẹp. Không
gian nghệ thuật bị thu hẹp: thành phố lớn, khu đô thị nhỏ, tòa nhà cao tầng, những
khu nhà áp mái tù túng… Ở thế kỷ XX, đặc biệt là nửa đầu thế kỷ với những biến
động xã hội lớn khiến con người trong xã hội cũng thay đổi: con người cảm thấy
bất mãn và lo sợ về số phận và cuộc sống của chính mình, họ ý thức được sự bi
thảm của thời đại. Trở thành nhân vật trong các tác phẩm văn học, nhà văn đã lựa
chọn những nhân vật cụ thể để nói lên tiếng nói chung của con người trong xã hội.

- Con người trở thành trung tâm của tác phẩm, nhưng không phải là nhân vật
toàn vẹn về lý trí và hành động như trong tiểu thuyết giai đoạn trước mà nhân vật
trong tiểu thuyết hiện đại thuộc mọi tầng lớp khác nhau. Không chú trọng điển hình
8


hóa nhân vật mà tác giả chỉ chú trọng khai thác về sự thay đổi tâm lý nhân vật, xây
dựng nhân vật cụ thể trong cách hiểu là một tổng thể.
- Các kiểu nhân vật : Những nhân vật vô danh với cái tên bỏ lửng, nhân vật
trong tâm thế bất an, nhân vật không hòa nhập cùng với hiện thực dự cảm gắn với
đặc trưng chung của chủ nghĩa hiện đại: tạo nên nhân vật “ điển hình” về sự què
quặt và tha hóa. Đặt nhân vật trong mối quan hệ thành thị: nhà buôn, thợ giặt, sinh
viên nghèo, công chức, thẩm phán…. Họ sống trong trạng thái chán nản, cô độc,
thiếu niềm tin, không nghị lực.
Ví dụ: Nhân vật Nick xuất hiện nhiều trong truyện ngắn Hemingway, Nick hành
xử không bằng ý thức hay tình cảm thông thường. Nhân vật của Almert Camus ví
như Meursault đi đám tang mẹ không nhìn mẹ lần cuối, nghe tiếng khóc bạn thì
bực bội, …
 Tính vi mô
Chủ nghĩa hiện thực phản ánh trung thực tình hình thời đại bằng việc miêu tả
nhân vật điển hình , đại diện chung cho một thời đại vĩ mô thì chủ nghĩa hiện
đại trút bỏ gánh nặng của xã hội để tìm về phân tích chiều sâu tâm hồn
(Phân tâm học ảnh hưởng rất lớn, lí giả cái vô thức, khai thác con người ở
nhiều tầng tâm lý khác nhau, khai thác tỉ mỉ từng từng diễn biến trong động
thái tinh thần, hành động chỉ là phản ứng cuối cùng phụ thuộc vào sự sắp đặt
của vô thức, tiềm thức).
 Văn học và vấn đề cái phi lý
Phi lý có thể hiểu theo nhiều nghĩa:
+ Phi lý với tư cách là tính chất của hiện thực là những điều đi ngược lại với
lương tri con người. Là những khía cạnh vô lý, bất hợp lí của tồn tại.

+ Phi lý với tư cách đặc trưng tư duy: vừa là sự phản ứng, vừa là sự mất lòng
tin của giới trí thức, nghệ sĩ phương Tây với quan điểm duy lí (kiểu tư duy
chỉ chấp nhận sự logic, tường minh, quan hệ nhân quả).
+ Con người mất niềm tin vào thực tại, thích khám phá những thứ mơ hồ,
siêu thực vô hình, diễn đạt cái khó nắm bắt của cuộc sống.
9


Phi lí hiểu rộng hơn là những gì vượt khỏi lí trí tỉnh táo, xuất hiện dưới hình
thức những giấc mơ, vô thức, những vấn đề chỉ có thể cảm nhận bằng trực giác…
Đi đầu J. Joyce, Franz Kafka.
 Ngôn từ
-Phá vỡ trật tự ngôn ngữ : không niêm luật, tạo những hình ảnh mang tính ám
chỉ. Vì vậy không gian nghệ thuật trong chủ nghĩa hiện đại có thể ở bất kì đâu và
như thế nào. Xu hướng của văn học hiện đại là ngôn ngữ phải trở thành công cụ
khám phá thế giới của những điều chưa biết và bản thân nó cũng phải trở thành một
khám phá. Không chỉ thay đổi về hình thức, mà còn có những thay đổi trên những
bình diện khác có chiều sâu hơn, có tính “nổi loạn” hơn, gắn với cách nhìn và cách
diễn đạt mới về thế giới và đời sống, ngôn ngữ mới có khả năng tác động trực tiếp
vào giác quan và gợi cảm giác.
 Thủ pháp nghệ thuật
- Vận dụng thủ pháp huyền thoại, mô típ huyền thoại và sáng tạo: mượn tinh
thần huyền thoại làm tinh thần tác phẩm, mượn xây dựng tính cách nhân vật để
khai thác một góc tâm lí nhân vật hiện tại, mượn thành tựu huyền thoại như khuôn
mẫu dẫn người đọc vào câu chuyện đương thời. Tinh thần, hành động chỉ là phản
ứng cuối cùng phụ thuộc vào sự sắp đặt câu vô thức, tiềm thức.
- Nhại huyền thoại: Những câu chuyện có tính truyền thống trong huyền thoại
Do Thái – Thiên chúa giáo hoặc thần thoại Hy Lạp – La Mã được nhà văn kể lại
nhưng với một cốt truyện mới, một cách cảm thụ mới nhằm làm lạ hóa thế giới vốn
đã in sâu bén rễ trong lòng độc giả. Những truyện ngắn như Poseidon, sự im lặng

của các Siren, truyện của Prometheus là những câu chuyện như vậy.
=> Tóm lại, chủ nghĩa hiện đại không chú trọng miêu tả con người trong cái
nhìn lạc quan mà chú trọng “ý thức bi thảm về thân phận con người” như hệ quả
tất yếu về sự khủng hoảng tinh thần của giới trí thức trước chiến tranh và mặt trái
của xã hội. Cảm quan hiện thực thiên về hiện thực bi quan với những hoài nghi
không thể lí giải được, thân phận con người được khai thác triệt để (con người thế
kỉ 19 trước đó dù trong biến cố nhưng vẫn lạc quan). Thể hiện lối sống đô thị, cuộc
sống đô thị mà trong đó thân phận con người được khai thác triệt để. Xét trên bình
diện nghệ thuật – thế giới nghệ thuật phi mô phỏng, thời gian, không gian phi tuyến
10


tính, thiếu nhân vật điển hình, phá vỡ kết cấu truyện truyền thống là đặc trưng nổi
bật của nghệ thuật sáng tác của chủ nghĩa hiện đại.

III. Một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu theo một số thể loại của
chủ nghĩa hiện đại
3.1. Tiểu thuyết Mới và các tác giả, tác phẩm tiêu biểu

3.1.1. Những đặc điểm chung của tiểu thuyết Mới
Bên cạnh sự tiếp tục phát triển của các loại tiểu thuyết của các thế kỉ trước, đặc
biệt là các loại tiểu thuyết như: tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết luận đề,…ở thế kỉ
XVIII, XIX thì đến thế kỉ XX tiểu thuyết Mới là một bước tiếp khá hoàn thiện của
thể loại. Ngoài việc lấy những thành tựu cũ làm nền tảng thì tiểu thuyết Mới đã đưa
đến cho thể loại những đặc điểm mới phù hợp với sự phát triển của nền văn học
hiện đại:
- Tiểu thuyết Mới không phải là một lý luận, mà là một cuộc tìm kiếm.
+ Tiểu thuyết Mới không đề ra một quy tắc nào cả, các tác giả họ ý thức
được giá trị của tác phẩm. Trong thời văn học chủ nghĩa hiện đại các nhà tiểu
thuyết cho rằng: nếu viết về một thứ thì chúng tôi đã không viết làm gì?

+ Các hình thức văn học tồn tại rồi mất đi, đó là quy luật của mọi ngành nghệ
thuật, cần phải liên tục đổi mới.
+ Các tác giả tiểu thuyết Mới đã nhận đình rằng: Tiểu thuyết hiện đại sẽ là
cái mà chúng tôi làm trong hôm nay, chúng tôi sẽ không tiếp tục gìn giữ
những gì giống với cái đã có trong quá khứ mà chúng tôi sẽ tiến về phía
trước.
- Tiểu thuyết Mới chỉ là sự bước tiếp của quá trình vận động không ngừng của thể
loại tiểu thuyết.
+ Tiểu thuyết Mới phủ nhận những giá trị mẫu mực của nó chỉ dừng lại ở
thời Balzac và có những quy tắc không thể đổi dời. Đúng với tinh thần của
chủ nghĩa hiện đại, tiểu thuyết Mới không ngừng tìm kiếm cái mới, không
chấp nhận cái cũ mà chỉ xem nó như là động lực để phát triển.

11


+ Mầm móng của tiểu thuyết hiện đại đã bắt đầu được nhen nhóm từ thế kỷ
XIX, nhưng đến thế kỷ XX thì nó đã thực sự đổi mới và phát triển.
- Tiểu thuyết Mới chỉ quan tâm đến con người và vị trí của con người trong thế
giới.
+ Con người xuất hiện trong từng trang viết, tồn tại trong từng dòng, từng từ.
Ngay cả những khi người đọc không nhìn thấy con người (nhân vật) trong
trang viết thì đồng thời nó cũng đang tồn tại. Nếu chỉ có các đồ vật thì trước
hết phải có con người tồn tại để nhìn chúng, suy nghĩ về chúng. Các đồ vật
không bao giờ tồn tại độc lập, ngoài sự cảm nhận có thực hay sự tưởng tượng
của con người.
- Tiểu thuyết Mới chỉ hướng tới một chủ thể hiểu theo nghĩa là một tổng thể.
+ Tiểu thuyết dành cho tất cả các bạn đọc, chỉ có điều đọc giả cần phải tự
giải phóng khỏi mình mọi ý tưởng có sẵn trong văn học cũng như trong đời
sống.

- Tiểu thuyết Mới hướng đến những con người có thiện chí.
+ Tiểu thuyết Mới viết bằng tất cả những từ, những câu nói mà mọi người sử
dụng hằng ngày, mọi thứ hoàn toàn thân thuộc với con người chính điều này
đã làm nên sự khác biệt mới của tiểu thuyết hiện đại. Việc đem tiểu thuyết
đến gần hơn với đọc giả là mục tiêu mà chính nó và cả nền văn chương
mong đợi.
+ Những người có học vấn bình thường, học chỉ tiếp xúc với tiểu thuyết như
một điều vô tình trong cuộc sống, tuy họ không biết đến Kafka nhưng lại
cảm thấy thoải mái khi đọc cuốn sách mà trong đó họ nhìn thấy được thế giới
nơi họ sống, lối tư duy của chính họ. Những cuốn sách đó không phát hiện ra
ý nghĩa của cuộc sống mà chỉ giúp họ hiểu nó hơn.
- Tiểu thuyết Mới không đề xuất những ý nghĩa có sẵn.
+ Tiểu thuyết hiện đại là một cuộc tìm kiếm, nhưng đó là một cuộc tìm kiếm
tự xây dựng trên những ý nghĩa cho bản thân nó và điều đó cũng xảy ra từ từ
chứ không phải là ngay lập tức.

12


+ Hiện thực có ý nghĩa hay không? Đây là câu hỏi mà người nghệ sĩ hiện đại
không thể trả lời bời anh ta cũng không biết điều đó.Tác giả chỉ có thể nói
rằng hiện thực này có thể có ý nghĩa nào đấy sau khi đã trôi qua, nghĩa là sau
khi tác phẩm đã hoàn thành.Tất cả mọi thứ tồn tại trong tác phẩm và chính
người đọc kiểm nghiệm nó.Giữa tác giả và tác phẩm, giữa hiện thực đời sống
và tác phẩm có một khoảng trống nhất định.
- Văn học là sự nhập cuộc duy nhất đối với nhà văn.
+ Nếu chính trị bắt chúng ta thừa nhận những gì đã có sẵn thì nghệ thuật
khiêm tốn hơn hoặc có tham vọng hơn. Nguyên tắc của nó là không gì có thể
biết trước được.
+ Trước tác phẩm không có bất cứ thứ gì tồn tại kể cả nhà văn, sự ra đời của

tác phẩm mới thực sự là sự nhập cuộc của nhà văn.
3.1.2. Tác giả và tác phẩm tiêu biểu
Từ những cơ sở lý thuyết trên, tiểu thuyết Hiện đại đã có một sự thay đổi,
nhập cuộc mạnh mẽ của một thời kỳ mới. Tìm tòi và sáng tạo trên nhiều phương
diện, tạo điều kiện cho nhà văn đưa tác phẩm đến gần hơn với người đọc. Hàng loạt
nhà tiểu thuyết và tác phẩm tiểu thuyết khẳng định được giá trị và vị trí của mình
trong nền văn chương mới như: Franz Kafka với “Lâu đài”, Alain Robbe-Grillet
với tác phẩm “Những cái tẩy”, Theodore Dreiser với “Bi kịch Mỹ”, Albert Camus
với “Người xa lạ”, Jean Paul Sartre với “Buồn nôn”,…Nửa cuối thế kỷ XX tiểu
thuyết Hiện đại bước trên một chặng đường dần hoàn thiện mình với một số tác giả
như: G.García Márquez với tác phẩm “Trăm năm cô đơn”, Vladimir Nabokov với
tác phẩm “Lolita”, Claude Simon với tác phẩm “Cây keo hoang”, Yann Martel với
tác phẩm “Cuộc đời của Pi”, Milan Kundera với tác phẩm “Sự bất tử”,…
Cùng với sự ra đời và phát triển mạnh của các trường phái và trào lưu khác
nhau tiểu thuyết cũng được khoác lên mình những diện mạo đa dạng. Nếu như
Albert Camus là một trong những nhà văn sáng tác trên nhiều khuynh hướng khác
nhau của chủ nghĩa hiện sinh thì Kafka lại không tiêu biểu cho bất cứ trường phái
hay trào lưu nào. Những sáng tác của ông là sự luôn chuyển một cách linh hoạt
giữa các phương thức sáng tạo khác nhau tạo nên một sự nổi bật đặc biệt, một nhà

13


văn bậc thầy của chủ nghĩa hiện đại với tinh thần mà ông đem lại cho văn chương
Đức cũng như văn chương thế giới.
Đặc biệt càng về sau thì tiểu thuyết hiện đại càng chứng tỏ được tinh thần đổi
mới, luôn tìm tòi, sáng tạo và không ngừng vận động. Vào nửa cuối thế kỷ XX, tiểu
thuyết nở rộ và có mặt hầu hết ở các nền văn học, ngoài những thành tựu nổi bật
của văn học Tây Âu thì tiểu thuyết ở các nước phương Đông cũng dần đần khẳng
định mình trên nền văn chương thế giới như: Tiểu thuyết Nhật Bản với Murakami

Haruki và tác phẩm “Rừng Nauy”, tiểu thuyết Trung Quốc với Kim Dung và tác
phẩm “Tiếu ngạo giang hồ”, Mạc Ngôn với “Đàn hương hình”, “Báu vật của đời”,
Giả Bình Ao với “Phế đô”, “Nôn nóng” …

Franz Kafka và tiểu thuyết “Lâu đài”
 Franz Kafka
Franz Kafka (1883 – 1924), là một nhà văn lỗi lạc Cộng hòa Czech, được
suy tôn là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của nhân loại trong lĩnh vực văn
chương. Lối viết của ông thực sự là kì quặc thời đó, nhưng dần dần Kafka đã chinh
phục trái tim của hàng tỉ người trên thế giới. Ông là nhà tiên tri tài ba cho thảm họa
phát xít và nạn độc tài.
Phần lớn các nhà phê bình văn học trên thế giới cho rằng Kafka là một trong
những nhà văn đại diện cho chủ nghĩa hiện đại ở phương Tây, nhưng bên cạnh đó
lại có một số ý kiến trái chiều cho rằng Kafka không đại diện cho bất kỳ một chủ
nghĩa nào tiêu biểu. Những sáng tác của ông mang dấu ấn của nhiều chủ nghĩa khác
nhau như: chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa hiện thực huyền
ảo,...
Nhắc đến Kafka không thể không nhắc đến những tác phẩm tiêu biểu như:
“Lâu đài”, “Vụ án”, “Nước Mỹ”, “Biến dạng”, “Một người thầy thuốc nông
thôn”,... Tác phẩm của ông có sự linh hoạt trong việc sử dụng các yếu tố đặc sắc
của các chủ nghĩa được bao hàm bên trong chủ nghĩa hiện đại như: Chủ nghĩa
đa đa, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa biểu hiện, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo,...
Kafka được xem là người khai sinh ra khuynh hướng hiện thực huyền ảo
thế kỷ XX, đan cài trong tác phẩm của mình những yếu tố hiện thực và hoang
đường một cách độc đáo. Đặc biệt, ông còn là bậc thầy trong việc miêu tả những
14


nhân vật vắng mặt như: độc tài, tham những, quan liêu,… Người ta thường ví
lối viết của ông như lối viết của kinh thánh và tập trung khai thác tính ẩn dụ,

tượng trưng trong hình tượng nghệ thuật Kafka → Kafka là một hiện tượng
nghệ thuật phức tạp nhất thế kỷ XX (các nhà hiện sinh cũng luôn tôn sùng ông
là thủy tổ của dòng văn học này), song không thể phủ nhận ông là một trong
những bậc thầy hiếm hoi của văn chương nhân loại.
 Tác phẩm “Lâu đài”
Tóm tắt tác phẩm
Sau khi Franz Kafka mất, bạn thân của ông là Max Brod cho xuất bản tiểu
thuyết Lâu đài năm 1926. Xuất phát từ những quan niệm khác nhau về thân
phận con người nên có những đánh giá khác nhau về tiểu thuyết “Lâu đài” trong
giới phê bình văn học trên thế giới.
Tiểu thuyết kể về một người làm đạc điền đến lâu đài của bá tước West để tìm
việc là K., anh được thông báo là chuẩn bị nhận việc, và chức sắc trong vùng là
Klamm còn viết thư động viên K. làm việc. Tuy có quen một số người như
Barnabás , Olga, Frida, nhưng K. cũng không sao gặp được nhà chức trách để
xem kết quả tuyển dụng. K. đành phải chờ và sống mòn mỏi , kiệt sức trong
cảnh lo âu chờ đợi. K. sống trong một thế giới có thực mà cứ như là ảo, anh
nhìn thấy lâu đài, nhưng không sao trực tiếp gặp được Klamm cũng như chức
sắc cao nhất trong vùng.
- Dấu ấn của chủ nghĩa Hiện đại trong tiểu thuyết “Lâu đài”
+ Cô đơn mang tính chất siêu hình của con người trong “Lâu đài” chỉ là một
sự hình tượng hóa. Lâu đài có thể là biểu trưng của xã hội, nhưng cơ bản đó
là sự hình tượng hóa của tác giả để nới đến nỗi cô đơn của con người và
tham vọng của con người.
+ Tác phẩm có xu hướng huyền thoại hóa, vận dụng tư duy huyền thoại và
tính biểu trưng. Với “Lâu đài” tư duy biểu trưng đã được Kafka thể hiện
bằng xu hướng xóa nhòa, làm nhòa đi để trở nên biểu trưng cứ không nêu
một cách cụ thể như các nhà văn hiện thực.
Trong tiểu thuyết “Lâu đài” với số phận của nhân vật K, tác giả không
nói rõ vấn đề cụ thể ở thời điểm nào, bối cảnh ra sao, nhân vật nào cụ thể.
Mọi thứ hiện lên không bất cứ thứ gì rõ rệt, ngay cả nhân vật chính K cũng là

15


một sự mờ nhòa, ngoài thông tin là K là một anh chàng đạc điền đang đợi kết
quả xem mình có được vào làm việc trong lâu đài hay không thì tác giả
không có thêm bất cứ thông tin nào về nhân thân của K.
+ Cảm tưởng và nhận thức của con người về cái phi lý. Nhân vật K trong tác
phẩm cảm tưởng không gặp gỡ được giữa con người với con người, giữa con
người và thế giới.K luôn tìm mọi cách để biến những thứ vô nghĩa thành có
nghĩa, cố gắng tìm hết mọi cách để được đặt chân vào lâu đài. Nhưng đến kết
thúc tác phẩm thì K vẫn mãi loay hoay ở dưới chân lâu đài.
+ Kafka luôn tâm niệm “viết như một dạng thức nguyện cầu”, cái nhìn của
ông về văn học có nhiều nghịch lý. Trong “Lâu đài” nhân vật K sống ở dưới
chân thành nhưng đến cuối đời anh không thể bước chân vào trong đó. Đây
chính là một trong những nghịch lý điển hình mà Kafka sử dụng trong tác
phẩm.
+ Chú trọng đến việc sử dụng ngôn ngữ và cách cộng hưởng ngôn ngữ. Tất
cả mọi thức là một mớ hỗn độn và chỉ trở thành có logic khi được sử dụng
một cách có ý đồ. Mọi sự kết hợp đều là khập khiễng và tạo nên một sự
loạng choạng trong ngữ pháp cũng như ngữ nghĩa. Ông luôn hoài nghi về
khả năng của ngôn ngữ, đây là điều mà trước ông chưa có ai nghĩ đến.
+ Hướng đến con người mới trong xã hội mới, tìm sự tự do và công bằng vì
bất mãn với xã hội cũ. Nhưng điều đó lại là một sự thật sâu cay bên trong cái
vỏ tự do. Bởi sự tự do được coi như thuộc vào dạng những tình cảm cao cả
nhất, nên sự bịp bợm tương ứng với nó cũng được coi là cao cả nốt. Trong
tác phẩm “Lâu đài”, những người quan chức và hành động của họ làm là một
ví dụ điển hình của bịp bợm tương ứng với sự cao cả đấy.
+ Trung tâm của tác phẩm là con người trong tư thế của một con người
chung. Nhân vật K với cái tên của mình và số phận chính là cái chung của rất
nhiều người trong xã hội. K chỉ là cái mà tác giả xưng lên cho có để biết

nhân vật vẫn tồn tại như một con người, nhưng là con người chung chung.
Số phận của K cũng là số phận của rất nhiều người trong xã hội lúc bấy giờ.
Cuộc đời của nhân vật K. nghèo khó, lạc lõng, bị hắt hủi, bơ vơ, mất phương
hướng, muốn vươn lên nhưng bị xã hội đè bẹp xuống dưới đáy.

16


+ Tác phẩm hướng tới tất cả những người có thiện chí. “Lâu đài” không giới
hạn cho người đọc bất cứ cách nghĩ nào, Kafka không có bất cứ một định
hướng nào có sẵn cho người đọc mà tác giả muốn tác phẩm khơi những gì
sẵn có trong người đọc. Kết thúc mở, vấn đề không được giải quyết một cách
triệt để cũng là điều mà Kafka đã thành công và ấn tượng trong các tác phẩm
của mình. Cách thể hiện của Kafka hoàn toàn không đơn giản và cùng một
lúc, cùng một chi tiết nghệ thuật có thể phát ra những thông điệp khác nhau,
tùy theo kinh nghiệm, sự lịch lãm của người đọc.
Không chấp nhận chỉ dừng lại ở cái cũ, cái đã có sẵn mà văn chương
đối với các nhà văn thế kỷ XX đặc biệt là với Kafka là không bao giờ chịu
bước lên trên con đường sẵn có mà luôn đặt ra các vấn đề, yêu cầu cho sự
thay đổi và phát triển của chính mình.
3.2. Tryện ngắn hiện đại và tác giả tác phẩm tiêu biểu

3.2.1.Sơ lược về truyện ngắn hiện đại thế kỷ XX
Bên cạnh sự nở rộ của tiểu thuyết thì truyện ngắn cũng đang từng bước
khẳng định vị trí của mình và đưa đến gần hơn những sáng tác mới với người đọc
trong thế kỷ XX - thế kỷ chủ nghĩa hiện đại.
Từ những năm 30 của thế kỷ XX, ở Pháp đã xuất hiện một phong trào phục
hưng truyện ngắn. Tất cả những nổ lực của truyện ngắn đã khiến cho nó nở rộ hơn
bao giờ hết. Truyện ngắn chủ nghĩa hiện đại thế giới, phong phú và đa dạng với đội
ngũ sáng tác vô cùng đông đảo, số lượng tác phẩm ấn hành hàng năm ngày càng

tăng. Nếu như ở đầu thế kỷ XX chủ yếu là các tiểu thuyết gia tham gia viết truyện
ngắn như: Jean Paul-Sartre với “Bức tường”, Kafka với “Biến dạng”, Paul Morand
với “Đêm mở, đêm đóng” và “Kết thúc kỷ nguyên”, Margaret Mitchell với “Cuốn
theo chiều gió”,… Thì ở nữa sau thế kỷ XX đã có một đội ngũ sáng tác hầu như
chuyên sáng tác truyện ngắn như: Georgoes – Olivier, Goerges Kolebka, Annie
Saumont, Jean Vautrin, Tringis Aitmatov với tác phẩm “Chuyện núi đồi thảo
nguyên”, Alberto Moravia với tác phẩm “Nỗi buồn”,…
Cùng với sự gia tăng về tác giả và tác phẩm, truyện ngắn hiện đại (thế kỷ
XX) vô cùng đa dạng về loại hình và nghệ thuật. Nhiều tác giả truyện ngắn đã sẵn
sàng chấp nhận nguy cơ thất bại trên những con đường mới hơn là thành công theo
lối sáo mòn.
17


Các nhà văn quan niệm rằng: Các ranh giới trong văn học luôn không ngừng
dịch chuyển, sự phân chia thứ bậc về tác giả tác phẩm cũng luôn thay đổi. Một cách
viết hôm nay có thể coi là phản văn học nhưng có thể ngày mai sẽ trở thành một
cách viết hợp quy hoặc đến một thời điểm nào đó thì chính khái niệm hợp quy sẽ
không còn nữa.
Truyện ngắn hiện đại chủ trương đổi mới, phá bỏ ràng buộc của lối viết cũ,
thoát ra khỏi cái bóng khổng lồ của tiểu thuyết, hướng đến một cách viết thú vị, phù
hợp với sự phát triển chung của nền văn học hiện đại.
Giữa thế kỷ XX nhà văn Marcel Arland đã tuyên bố: “Một truyện ngắn thành
công là truyện ngắn có vẻ như không là gì cả ngoài một thời điểm, một cử chỉ, một
tia sáng được khoanh lại, tách ra rồi lại được làm tràn đầy ý nghĩa và tình thống
thiết”. Đây là quan điểm được khá nhiều nhà văn đương đại tâm đắc.
3.2.2. Tác giả - tác phẩm tiêu biểu
 Annie Saumont - tác giả truyện ngắn hiện đại tiêu biểu
Annie Saumont, sinh năm 1927 tại Pháp. Là một nhà văn nữ chuyên viết
truyện ngắn nổi tiếng của Pháp. Từ nhỏ Annie Saumont đã rất say mê đọc sách, bà

cũng sớm ý thức được khả năng viết sách của mình và rất muốn trở thành một nhà
văn.
Khởi đầu sự nghiệp bằng một tác phẩm tiểu thuyết, nhưng về sau ít được
nhắc đến vì bà cho rằng đây là những tác phẩm viết không tâm huyết. Năm 1981,
tập truyện ngắn đầu tiên “Đôi khi trong các nghi lễ xã giao” ra đời và ngay lập tức
gây được tiếng vang, mang về cho tác giả giải thưởng Goncourt. Kể từ đó bà chỉ
chuyên tâm vào việc viết truyện ngắn. Bà nhận ra rằng chính truyện ngắn là thể loại
hợp nhất với bà, cho phép bà bộc lộ tài năng và sở trường của mình.
Annie Saumont định nghĩa: “Truyện ngắn là một văn bản ngắn có độ căng
của cấu trúc kịch, trong đó không phải tất cả các sựu kiện đều được nêu ra mà độc
giả phải bổ sung những phần còn thiếu”. Theo bà, một truyện ngắn “ưng ý” là một
tác phẩm trong đó mỗi từ chỉ có một vị trí duy nhất – đó chính là cái vị trí mà nó
đang chiếm giữ, mỗi từ đều phải hay về nghĩa, vừa có độ vang về âm thanh.
Truyện ngắn của Annie Saumont luôn được xây dựng từ những sự việc được
coi là rất đổi bình thường, thậm chí với người khác tưởng chừng như vô nghĩa.Chủ
đề thường gặp trong truyện ngắn của bà là sự lầm lỡ, sự thiếu hụt, nhưng hầu như
18


không bao giờ bà đưa ra những nhận xét đánh giá về đạo đức.Dưới ngòi bút sắc
nhọn, khô, trung tính là sự dấn thân của nhà văn.Truyện ngắn của bà trở thành diễn
đàn để những người vô sản và những kẻ bất hạnh lên tiếng.
Trong công trình nghiên cứu về truyện ngắn Pháp đương đại của Annie
Mignard có viết: “Annie Saumont đã tạo ra một cách viết và một văn phong vượt
ra khỏi mọi khuôn mẫu truyền thống thể loại, một văn phong gây được ấn tượng và
có ảnh hưởng không nhỏ đến các tác giả truyện ngắn trẻ ở Pháp”.
Annie Saumont sáng tác rất đều tay, bắt đầu sựu nghiệp sáng tác vào nửa sau
thế kỷ XX nhưng bà đã có một khối lượng tác phẩm lớn. Một số tập truyện ngắn
tiểu biểu như: “Đôi khi trong các nghi lễ xã giao”, “Hay là ta giết chúng?”, “ Tôi
không phải là một chiếc xe cam nhông”, “Tôi không thích bọn trẻ lắm”, “Sau đó”,

“Họ đây rồi hạnh phúc biết bao”, ...
 Tác phẩm tiêu biểu
Annie Saumont là nhà văn nữa thuộc thế hệ sáng tác nửa sau thế kỷ XX,
cũng như sự vận động không ngừng của các thể loại văn học thì càng về sau yếu tố
hiện đại trong nó lại được thể hiện một cách táo bạo hơn. Tập truyện ngắn “ Tôi
không phải là một chiếc xe cam nhông” là tập truyện tiêu biểu của Annie Saumont
thể hiện một con người hiện đại của thế kỷ XX với nhiều yếu tố đa dạng.
Dưới đây xin giới thiệu truyện ngắn “Nhưng ai đã bỏ cả chỗ muối này vào
nước biển” trích từ tập truyện “ Tôi không phải là một chiếc xe cam nhông” để làm
rõ những yếu tố hiện đại của tác phẩm cúng như tác giả mang tới cho nền truyện
ngắn hiện đại.
Tóm tắt tác phẩm
“Nhưng ai đã bỏ cả chỗ muối này vào nước biển?” là truyện ngắn kể về câu
chuyện của một đứa trẻ mà tác giả không đặt tên chỉ được gọi bằng từ xưng hô
“nó”. Một câu chuyện ám ảnh cậu bé bị bệnh thần kinh, lúc lên cơn bị méo mồm,
máy mắt. Cậu đã vô cùng khổ sở vì căn bệnh này. Ông và bà nó đã đưa nó đi nghỉ ở
biển để có thể cải thiện tinh thần, nhưng ở đây cậu đã mang trong mình một câu hỏi
mà khi 40 tuổi mà vẫn chưa hết băn khoăn về nó. Đây là lần đầu tiên nó nuốt phải
sóng và biết nó mặn vô cùng. Khi ông bà mất, vì có vấn đề về thần kinh nên nó
không được đi dự tang lễ, chính điều này lại làm cho nó không ngừng băn khoăn.
Ông bà là người duy nhất thông cảm và thấu hiểu cho bệnh tình của nó, tới khi lớn
19


lên cuộc đời nó cũng chỉ gói gọn với ông bà, sự im lặng và vị mặn của nước biển.
Khi gặp một đứa bé gái nhà hàng xóm, nó đã áp má vào má cô ấy để dấu đi cái tất
méo mồm và máy mắt của mình. Nó đã liếm nhẹ được giọt nước mắt to lăn xuống
miệng và câu hỏi đó lại hiện lên với ấn tượng duy nhất “mặn”.
Yếu tố hiện đại thể hiện trong truyện ngắn “Nhưng ai đã bỏ cả chỗ muối này vào
nước biển?”

- Để lột tả hoàn cảnh và tính cách nhân vật, một cậu bé mười bốn tuổi bị tật
bẩm sinh về thần kinh, ngoài việc sử dụng ngôn ngữ của con trẻ, tác giả còn sử
dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật khác nhau như: không ngắt câu theo tiêu chí ngữ
pháp truyền thống ( không dùng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép khi dẫn lời thoại
trực tiếp mà thay vào đó là dấu phẩy, dấu chấm, đôi khi không dùng bất kì một dấu
hiệu nào), để dẫn lời thoại trực tiếp với những câu gián tiếp. Ví dụ: Ngay ở tên
truyện ngắn cũng đã thể hiện rõ điều đó “Nhưng ai đã bỏ cả chỗ muối này vào
nước biển?”. Hay ở trong câu: “Papou gần như nổi cáu khi nó hỏi, Sao không đi
núi chả thích hơn à?” → lời nói trực tiếp nhưng tác giả không sử dụng bất cứ dấu
hiệu ngữ pháp nào để đánh dấu hoặc đánh dấu bằng dấu phẩy như đang sử dụng
câu nói dán tiếp hay câu bình thường.
- Thể hiện rõ đặc điểm của truyện ngắn là tác phẩm có dùng lượng rất ngắn.
Chỉ vỏn vẹn trong vòng hơn sáu trang, nhưng tác giả đã giải quyết ở trong đó một
khối lượng nội dung lớn. Rút ngắn hết sức những yếu tố có thể rút ngắn như: thời
gian, diễn biến câu chuyện, tâm lý nhân vật,...
- Sử dụng nhiều dạng câu ngắn, câu đặc biệt. Dung lượng của tác phẩm ngắn
cùng với kết cấu ngữ pháp của câu vắn ngắn làm cho tác phẩm như có cảm giác
ngắn hơn. Ví dụ: “Mặn. Thế cũng đỡ. Hẳn nhiên là sợ....”.
Ví dụ: Cuộc đời của nhân vật chính được nói đến là một khoảng thời gian
khá dài từ mười bốn tuổi đến năm hai mươi tuổi, nhưng nó chỉ nằm trong hơn sáu
trang giấy.
- Tình huống truyện được giải quyết một cách nhanh chóng. Câu chuyện đi
nghỉ ở biển, ông bà qua đời hay chuyện gặp cô bé gái hàng xóm, tất cả đều lướt qua
nhanh đến mức không chú ý thì người đọc có thể không nắm bắt kịp hoặc không rõ
về tình huống đó.

20


- Chủ đề của câu chuyện được tác giả lựa chọn từ những điều nhỏ nhặt của

cuộc sống, nhưng nó lại mang đến cho người đọc những suy nghĩ lớn. Những vấn
đề xã hội, những căn bệnh mà con người gặp phải trong xã hội hiện đại hoàn toàn
khác với những bệnh thường gặp mà đó là vấn đề về tâm lý, có lẽ là do sự phát
triển quá nhanh của thế giới khoa học – kỹ thuật, công nghệ. Nhân vật là một đứa
bé không được gọi tên, “nó” nghĩa là không giới hạn một ai cả → có một sự bao
quát rộng hơn vấn đề mà tác giả đưa ra.
Ví dụ: Nhân vật chính bị bệnh về thần kinh, nhưng yếu tố tâm lý là cái quan
trọng quyết định đến tiến triển của bệnh. Ông bà đã đưa nó đi biển để mong muốn
cải thiện tinh thần của nó.
- Truyện lồng trong truyện. Các mẫu chuyện nhỏ được lồng ghép vào câu
chuyện lớn về cuộc đời của nhân vật như: chuyện về thời trẻ của ông bà, chuyện nó
đi học, chuyện tang lễ, chuyện gặp bé gái hàng xóm,... mọi chuyện nhìn bề ngoài
thì không liên quan nhưng được tác giả gắn kết một cách độc đáo, thuyết phục.
- Tên tác phẩm là một câu hỏi tưởng chừng hết sức ngớ ngẩn nhưng nó lại là
một vấn đề rất đặc biệt. Câu hỏi liên quan đến kiến thức khoa học nhưng lại được
giải đáp bằng nhiều cách như: ông thì giải thích theo các nghiên cứu khoa học, còn
bà thì giải thích theo thuyết của tôn giáo. Cũng có thể ẩn sâu bên trong nó là một
triết lý về cuộc sống mà tác giả muốn thể hiện.
Truyện ngắn “Nhưng ai đã bỏ cả chỗ muối này vào nước biển?” đã thể hiện
tương đối rõ nét về phong cách sáng tác của Annie Saumont. Theo đúng nghĩa của
chủ nghĩa hiện đại, Annie Saumont đã khước từ quá khứ, những yếu tố sáng tác căn
bản của truyền thống để tìm kiếm cái mới mẻ cho tác phẩm chủ mình. Trong cách
chọn vấn đề, cách sử dụng nghệ thuật, ngôn từ cũng thể hiện cá tính riêng biệt của
nhà văn.
3.3. Thể loại kịch

Sau thời kỳ nở rộ của lĩnh vực sân khấu mà cụ thể là kịch với nhiều đổi mới
quan trọng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, tiêu biểu là sự nghiệp của
Shakespeare, ngành sân khấu ở Anh và trên thế giới nói chung không có chuyển
biến gì đáng kể. Nhưng đến đầu thế kỷ XX, một số nhà viết kịch tìm ra những con

đường thể nghiệm chẳng hạn như: Henry Authur Jones, Authur Pinero hay Bernard
Shaw... mỗi tác giả đều mang những nét mới, nét độc đáo riêng biệt. Nhưng trong
đó Bernard Shaw là nổi bật hơn cả. Ông khác hẳn với những tác giả cùng thời, ông
21


không chỉ dừng lại ở sự mơ hồ về đổi mới và chỉ dừng lại ở sự thỏa hiệp.Ông có
một tư tưởng đổi mới không ngừng cả về phương thức và thủ pháp để tạo cho văn
học thế kỷ XX mang sắc thái hiện đại.

Tác giả Bernard Shaw:
Berard Shaw (1856 – 1950), là một nhà viết kịch lỗi lạc nhất của nước Anh
sau Shakespeare. Ông đã từng đạt giải thưởng Nobel năm 1925. Tuy cuộc đời của
B. Shaw vắt ngang qua hai thế kỉ nhưng nhìn chung hầu như các tác phẩm của ông
đều mang hơi hướng của thế kỉ XX. Một số tác phẩm kịch tiêu biểu của ông như:
“Widowers' Houses” (Những ngôi nhà của những người góa vợ, 1892), “You Never
Can Tell” (Bạn chẳng bao giờ nói được, 1886), “Tư lệch Bacbara”...
 Quan điểm sáng tác của B. Shaw:
Trong khi những hình thái văn học biến đổi không ngừng.Văn nghệ sĩ thời
nào cũng luôn tìm cách đổi mới các phương thức và thủ pháp biểu hiện. Nhưng có
lẽ một trong những đặc trưng thể hiện rõ nhất sắc thái hiện đại của văn học thế kỷ
XX là sự đổi mới nghệ thuật liên tục và sâu sắc đánh giá những bước ngoặt quan
trọng trên các lĩnh vực thơ ca, tiểu thuyết, kịch, nhanh chóng tạo nên sự phân biệt,
thậm chí là đối lập giữa hiện đại và truyền thống. Đó cũng là những quan điểm
sáng tác của B.Shaw, trong suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật, ông luôn phản ánh
những vấn đề hiện đại thuộc thế kỉ XX, những vấn đề mới mẻ, tiến bộ. Ngoài ra, B.
Shaw còn có những ý đồ táo bạo muốn cải cách triệt để, xây dựng những vở kịch
theo một kiểu hoàn toàn mới, dáng dấp hiện đại khác với truyền thống. Vào thời
điểm này xuất hiện một loại kịch mới gắn liền với chủ nghĩa hiện đại.Bởi vì nó
mang đầy đủ những tư tưởng đổi mới, tiến bộ qua cái nhìn đối với xã hội.

 Kịch ý niệm gắn liền với chủ nghĩa hiện đại:
Nhắc đến B. Shaw là nhắc đến loại kịch ý niệm, đây là loại kịch trong đó các
hệ tư tưởng và các triết lí nhân sinh giao tranh với nhau một cách hóm hỉnh hoặc
nghiêm trang. Mục đích chính của B. Shaw là dùng nghệ thuật để thức tỉnh mọi
người dân cần phải thay đổi trật tự tư sản với tất cả các thể chế và tập tục của nó.
Đó là một quan điểm mới mẻ, tiến bộ, mang đậm dấu ấn chủ nghĩa Hiện đại. Kịch
của ông giống như nột quyển sách sử biên niên chân thực và luôn luôn phát triển
cho một tâm hồn gắn bó với xã hội. Điều này là sự khác biệt rõ rệt nhất truyền
thống và hiện đại. Nếu như trước đó, những tác giả kịch còn e dè, chưa đi sâu vào
22


hiện thực một cách mạnh mẽ thì B. Shaw đã có những bước đột phá mới, ông
thường chọn những nhân vật kịch là những nhà tư sản giàu có với những hành động
phi nhân tính như hùn vốn kinh doanh nhà chứa, hay hùn vốn kinh doanh để mở
nhà máy bóc lột thợ thuyền... nhìn chung thì ông phản ánh những vấn đề xã hội gay
gắt nổi lên trong xã hội đương thời với thế lực đồng tiền, các kiểu bóc lột từ thấp
lên cao, tình trạng nghèo khổ của nhân dân kéo theo các tệ nạn xã hội.
 Vở kịch “Tư lệnh Bacbara” – B. Shaw và chủ nghĩa hiện đại.
Tóm tắt vở kịch
Chủ nhà máy sản xuất vũ khí là Undershaft nguyên xưa kia là một đứa trẻ
vô thừa nhận, được hưởng cái nhà máy này từ tay một người vốn cũng là một
đứa trẻ vô thừa nhận, nên sau này ông cũng sẽ để lại tài sản cho một người nào
đó có hoàn cảnh tương tự như vậy. Mục đích của nhà máy này là để cứu giúp
mọi người, diệt trừ cái khổ. Con gái ông lại là Tư lệnh Bacbara trong Đội quân
Cứu thế, tổ chức giúp người cùng khổ. Cuối cùng thì người yêu của Bacbara là
Cuszin – một anh chàng con hoang, cũng gần như là một đứa trẻ vô thừa nhận
được hưởng tài sản của người bố Bacbara để lại. Nhưng Bacbara vẫn làm việc
trong Đội quân Cứu thế, vì nàng cho rằng sẽ có những người không đói khát
nhưng họ vẫn cần đến sự giúp đỡ của Đội quân Cứu thế để đem lại ánh sáng cho

họ.
Chủ nghĩa hiện đại thể hiện trong “Tư lệnh Bacbara”
- Vở kịch mang một ý nghĩa to lớn, vì nó được hình thành ngay trong lòng
một xã hội đang rối rắm.
Trong xã hội nước Anh lúc bấy giờ, những người có tư tưởng tiến bộ thì ít,
phần lớn là những con người chà đạp lên nhau để phục vụ cái ích kỉ cá nhân.Nhưng
với “Tư lệnh Bacbara” thì khác, những con người nhân nghĩa xuất hiện. Những con
người thật sự thấu hiểu nỗi đau của người khác, bởi vì họ cũng chính là những con
người cùng cảnh ngộ. Điều này đúng với tư tưởng của B. Shaw “với tôi, cuộc đời
tôi thuộc về cộng đồng và chừng nào tôi còn sống, tôi còn làm hết sức mình cho
cộng đồng ấy”.Đây là một tư tưởng hết sức tiến bộ, mới mẻ, hiện đại.
- Mối liên hệ giữa chính trị - xã hội và văn học.

23


Đúng với tinh thần của kịch ý niệm là sự kết hợp giữa hệ tư tưởng và triết lí
nhân sinh, dùng nghệ thuật để thức tỉnh thái độ sống của mọi người. Chi tiết cô
Bacbara làm việc trong Đội quân Cứu thế vì có những con người không đói khát
nhưng có những con người cần được đem lại ánh sáng. Chính chi tiết này cũng thể
hiện được phần nào tình hình chính trị của nước Anh nói riêng và thế giới nói
chung. Điều đó đồng nghĩa với việc có những con người vẫn mang nặng tư tưởng
cũ, lạc hậu.
- Kịch của ông không có cốt truyện, không có hành động nhưng làm rung
động bằng tình cảm hoặc trí tuệ.
Trong hầu hết các vở kịch của B. Shaw đều không có cốt truyện cũng như
hành động, nhưng không phải B. Shaw là người không biết vận dụng những thứ ấy
nhưng bản thân ông không muốn làm như thế. Có lần ông nói với F. Harix là ông
tránh cốt truyện như trách bệnh dịch. Ông muốn tìm tòi những con đường mới và
không thể nào chịu đựng được với loại kịch đã trở thành ước lệ “giáo điều đến tột

cùng giới hạn của sự cố chấp”. Ông muốn xây dựng một loại kịch mới với chức
năng mới và kĩ thuật mới.
Nhưng nếu như xét ở góc độ tiếp nhận thì một vở kịch hành công phải là vở
kịch đem lại sự hứng thú cho người xem.Có thể đat tới hiệu quả ấy bằng cách động
đến tình cảm hoặc trí tuệ.
- Đề tài và phương thức đa dạng.
Đề tài được đưa vào khung cảnh khác nhau, còn thời gian thì kéo dài từ quá
khứ đến tương lai.Trong khuôn khổ không gian và thời gian rộng lớn là hàng loạt
nhân vật đủ các tầng lớp.
Đề tài đã đa dạng, phương thức thể hiện còn đa dạng hơn.Chỉ cần lướt qua
những tiêu đề tác giả ghi chú ngay dưới nhan đề vở kịch. Chẳng hạn như: “Tư lệnh
Bacbara – cuộc tranh luận”; “Người siêu nhân – hài kịch và triết học”; “Ngôi nhà
tan vỡ - phóng tác theo Nga và đề tài Anh”,...
Tóm lại, thông qua những khía cạnh đã phân tích cho thấy những sáng tác
của B. Shaw nói chung và vở kịch “Tư lệnh Bacbara” nói riêng mang đậmdấu ấn
của chủ nghĩa Hiện đại. Đó là một sự đổi mới độc đáo của tác giả trong nền văn
học thế kỷ XX cả về phương diện nội dung và hình thức.
24


3.4. Thể loại thơ

Cùng với sự đổi mới về thể loại kịch thì về thơ ca cũng có sự thay đổi ở thế
kỷ XX, nhìn chung sự thay đổi đó là sự thay đổi về tư tưởng lẫn nghệ thuật. Nếu
như ở thời kì trước các tác giả còn e dè, ngần ngại không dám trực tiếp nói đến
những bất công, những chèn ép của bọn cầm quyền thì ở thời kì nay, hầu như
những nhà cầm bút đã mạnh dạn lên tiếng đấu tranh cho những bất công. Nói như
vậy không đồng nghĩa với việc các nhà thơ thời kì này phủ định toàn bộ những tư
tưởng của giai đoạn trước, mà đó là sự đổi mới, tiến bộ. Nếu như ở thời kì trước,
những câu thơ có vẻ trau chuốt, dài dòng thì ở thời kì này thay vào đó là những

dòng thơ ngắn gọn, xúc tích, nhưng rất dễ hiểu. Tuy nhiên, ranh giới giữa những sự
khác biệt đó rất khó phân biệt. Nhưng đến những năm cuối thế kỷ XX, sự khác biệt
đó càng thể hiện rõ nét.

Tác giả Bertolt Brecht:
Bertolt Brecht (1898 – 1956), sinh ra ở Đức. Ông là một nhà thơ lớn với
nhiều kiệt tác qua các giai đoạn sáng tác. Brecht khá thành công trên lĩnh kịch, ông
cho ra đời những vở kịch xuất sắc như: “Tiếng trống trong đêm” (1922), “Người và
người” (1925)...Ngoài ra, Brecht rất thành công trên lĩnh vực thơ. Từ tập thơ đầu
“Những bài thuyết giáo trong nhà” (1927) và tập thơ cuối “Trăm bài thơ” (1951)...
là những bằng chứng hùng hồn cho sự nghiệp sáng tác của Brecht.
 Quan điểm sáng tác của Brecht:
Brecht khác với những nhà thơ trước đó. Ông hoàn toàn bác bỏ giọng điệu
bất lực vè sự sáo mòn và sự thờ ơ của công chúng vì sự thiếu hiệu lực, thiếu tác
dụng thời nay của tư tưởng thi ca. Thơ của Brecht thật cao quý và có ý nghĩa lớn ở
thời đại chúng ta khi thể hiện nhiều đề tài phong phú: tình yêu cuộc sống và những
cảm xúc, suy tư trong sinh hoạt đời thường, triết lí về nhân sinh gắn liền với ý thức
giáo dục đạo đức truyền thống cho các thế hệ, tinh thần đấu tranh kiên trì và dũng
cảm vì lí trí cách mạng xã hội chủ nghĩa của nhân dân lao động, tố cáo và kiên
quyết chống chủ nghĩa phát xít, kẻ thù của nhân dân Đức và nền văn minh nhân
loại.
Bên cạnh đó, bản thân Brecht ý thức được sức mạnh của đoàn kết quốc tế
trong cuộc đấu tranh cách mạnh bền bỉ của nhân dân lao động, điều đó thể hiện
trong những câu thơ của ông. Như vậy cho ta thấy trong thơ của Brecht là sự kết
25


×