Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT NỒNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.63 KB, 5 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong vài thập kỷ trở lại đây, sự gia tăng dân số của thế giới đã thúc đẩy
nhu cầu ngày càng lớn về lương thực và thực phẩm. Song song với sự phát triển
dân số là sự phát triển về kinh tế, khoa học kỹ thuật. Và để thỏa mãn nhu cầu
ngày càng cao, nhiều hoạt động của con người đã gây ảnh hưởng đến môi
trường và các nguồn tài nguyên đất đai, một dạng tài nguyên không tái tạo được.
Do đó, việc đánh giá tài nguyên thiên nhiên làm cơ sở cho việc sử dụng hợp lý,
hiệu quả và phát triển bền vững là một nhiệm vụ khó khăn trong giai đoạn hiện
nay.
Bên cạnh đó, việc sử dụng đất nông nghiệp đạt hiệu quả cao là vấn đề quan
tâm hàng đầu trong công tác quản lý, sử dụng đất của nhà nước. Mà lĩnh vực sản
xuất nông nghiệp là một ngành kinh tế lấy đất đai làm tư liệu sản xuất thì mỗi
mục đích sử dụng đất có những yêu cầu nhất định mà đất đai cần đáp ứng. Việc
lựa chọn, so sánh các kiểu sử dụng đất hoặc cây trồng khác nhau phù hợp với
điều kiện đất đai là đòi hỏi của người sử dụng đất, các nhà làm quy hoạch, để từ
đó có những quyết định đúng đắn, phù hợp trong việc sử dụng đất mang lại hiệu
quả kinh tế và bền vững. Vì vậy, đánh giá mức độ thích hợp tài nguyên đất đai
phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp là một việc làm tất yếu của bất kỳ một
quốc gia, một vùng lãnh thổ hay tại một địa phương nào đó là rất cần thiết.
Huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình nằm ở khu vực Miền Trung của cả
nước, nơi mà có những điều kiện phát triển rất phù hợp với một nền kinh tế phát
triển trung bình, đang ở giai đoạn phát triển lấy đầu tư làm chủ đạo và đặc biệt là
trong điều kiện cả nước đang hội nhập tích cực và sâu rộng vào kinh tế thế giới
và khu vực. Cũng như những địa phương khác, tình hình thực tế ở Quảng Trạch
cho thấy, việc quản lý và sử dụng đất còn nhiều bất cập. Đất đai nói chung và
đất nông nghiệp nói riêng được quản lý và sử dụng chủ yếu dựa vào kinh
nghiệm của người dân và phụ thuộc vào thời tiết khí hậu. Ngoài ra, việc canh tác
cây trồng ít quan tâm đến bảo vệ và cải tạo đất đai đã làm cho chất lượng đất
ngày càng bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu đánh giá hiện
trạng đất đai hợp lý, bền vững và đạt hiệu quả cao theo hướng sản xuất hàng hóa
đang được quan tâm nghiên cứu trên phạm vi cả nước và từng vùng.


Vì vậy, tôi xin tiến hành bài tiểu luận “ Hệ thống sử dụng đất Nông nghiệp
của huyện Quảng Trạch và ưu điểm của nó so với các tiêu chí phát triển bền
vững ”


PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Hệ thống sử dụng đất Nông nghiệp tại huyện Quảng Trạch
Hiện trạng năm 2014, đất nông nghiệp toàn huyện có 35.500,90 ha, chiếm
79,26% diện tích đất tự nhiên. Diện tích, cơ cấu các loại đất nông nghiệp cụ thể
như sau:
Bảng 1: Diện tích, cơ cấu các loại đất nông nghiệp
Loại đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất nông nghiệp

35.500,90

100,00

1. Đất lúa nước

3.757,94

10,59

3.465,58


9,76

2. Đất trồng cây hàng năm

2.973,37

8,38

3. Đất trồng cây lâu năm

1.158,00

3,26

4. Đất rừng phòng hộ

11.064,64

31,17

6. Đất rừng sản xuất

16.294,81

45,90

7. Đất nuôi trồng thủy sản

169,65


0,48

8. Đất làm muối

73,56

0,21

9. Đất nông nghiệp khác

8,93

0,03

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa

5. Đất rừng đặc dụng

* Đất trồng lúa
Năm 2014 đất trồng lúa toàn huyện có 3.757,94ha chiếm 10,59% diện tích
đất nông nghiệp. Trong đất trồng lúa: Đất chuyên trồng lúa nước (2 - 3 vụ/năm)
có 3.465,58 ha. Các xã có diện tích đất lúa nước lớn là Quảng Phương, Quảng
Lưu, Quảng Châu, Quảng Hưng.
* Đất trồng cây hàng năm khác
Năm 2014 đất trồng cây hàng năm khác toàn huyện có 2.973,37 ha chiếm
8,38% diện tích đất nông nghiệp. Diện tích phân bố ở hầu hết các xã của huyện,
song tập trung nhiều ở xã Quảng Hợp, Quảng Châu, Quảng Đông, Quảng Hưng.



* Đất trồng cây lâu năm
Năm 2014 đất trồng cây lâu năm toàn huyện có 1.158,80 ha, chiếm 3,26%
diện tích đất nông nghiệp. Diện tích phân bố ở 17/18 xã, song tập trung nhiều tại
xã Quảng Thạch (222,60 ha).
* Đất rừng phòng hộ
Năm 2014 đất rừng phòng hộ toàn huyện có 11.064,64 ha, chiếm 31,17%
diện tích đất lâm nghiệp. Đất rừng phòng hộ phân bố 12/18 xã (các đơn vị không
có là Cảnh Dương, Phù Hóa, Quảng Thanh, Quảng Liên, Quảng Tiến, Quảng
Trường), nhưng các xã có diện tích lớn là Quảng Hợp 5.087,33 ha, Quảng Thạch
2.098,49 ha.
* Đất rừng sản xuất
Năm 2014 đất rừng sản xuất toàn huyện có 16.294,81 ha đất rừng sản xuất,
chiếm 45,90% diện tích đất lâm nghiệp. Đất rừng sản xuất tập trung nhiều nhất
trên địa bàn các xã Quảng Hợp, Quảng Châu, Quảng Thạch.
* Đất nuôi trồng thuỷ sản
Năm 2014 toàn huyện có 169,65 ha đất nuôi trồng thủy sản, chiếm 0,48%
diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở 16/18 huyện (trừ xã Cảnh Dương, Cảnh
Hoá).
* Đất làm muối
Năm 2014 đất làm muối toàn huyện có 73,56 ha đất làm muối, chiếm 0,21%
diện tích đất nông nghiệp, phân bố ở xã Quảng Phú.
* Đất phi nông nghiệp khác
Năm 2014 đất phi nông nghiệp khác toàn huyện có 8,93 ha đất phi nông
nghiệp khác, chiếm 0,03% diện tích đất nông nghiệp.
2. Ưu điểm của hệ thống sử dụng đất Nông nghiệp so với các tiêu chí
bền vững
2.1. Các tiêu chí bền vững trong việc sử dụng đất
Thứ nhất, ưu tiên sử dụng đất tốt cho nông nghiệp, dành đất xấu (có khả
năng sản xuất thấp) cho các mục đích phi nông nghiệp. Điều hòa giữa áp lực gia
tăng dân số và tăng trưởng về kinh tế. Quản lý hệ thống nông nghiệp nhằm bảo



đảm có sản phẩm tối đa về lâu dài, đồng thời duy trì độ phì nhiêu của đất. Bảo
đảm phát triển tài nguyên rừng nhằm thỏa mãn nhu cầu về thương mại, chất đốt,
xây dựng và dân dụng mà không làm mất nguồn nước và thoái hóa đất.
Thứ hai, sử dụng đất trên cơ sở quy hoạch bảo đảm lợi ích trước mắt cũng
như lâu dài của người sử dụng đất và cộng đồng. Khi phân bố sử dụng đất cho
ngành kinh tế quốc dân cần sử dụng bản đồ, tài liệu đất và đánh giá phân hạng
đất đai mới xây dựng, nâng cao chất lượng quy hoạch và dự báo sử dụng lâu dài.
Thứ ba, sử dụng đất phù hợp với điều kiện sinh thái tự nhiên, theo lợi thế
so sánh, không áp đặt thiên nhiên theo ý muốn chủ quan để tránh đầu tư quá tốn
kém nhưng không hiệu quả. Ví dụ việc tăng diện tích trồng cà phê ở Tây
Nguyên; ngọt hóa đất ven biển đồng bằng sông Cửu Long để trồng lúa... cần
được tính toán thận trọng vì chi phí cao và làm suy thoái đa dạng sinh học.
Thứ tư, thực hiện chiến lược phát triển đa dạng, khai thác tổng hợp đa mục
tiêu: nông - lâm kết hợp, nông - lâm - ngư, nông - lâm và du lịch sinh thái...
Quản lý lưu vực để bảo vệ đất và nước, phát triển thủy lợi, giữ vững cân bằng
sinh thái. Phát triển cây lâu năm có giá trị thương mại cao. Áp dụng quy trình và
công nghệ canh tác thích hợp theo từng vùng, đơn vị sinh thái và hệ thống cây
trồng. Phát triển công nghiệp phân bón và thâm canh theo chiều sâu.
Thứ năm, hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách quản lý và bảo tồn tài
nguyên đất. Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm, chuyển
giao công nghệ, khoa học kỹ thuật, giao đất, giao rừng, xóa đói giảm nghèo. Đẩy
mạnh hợp tác khu vực và quốc tế trong việc thực hiện các chính sách, chương
trình, dự án và kế hoạch hành động bảo vệ và sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả và
bền vững.
2.2. Ưu điểm của hệ thống sử dụng đất Nông nghiệp so với các tiêu chí
bền vững
Qua phân tích trên ta có thể thấy rằng hệ thống sử dụng đất Nông nghiệp
của huyện Quảng Trạch đã đạt những ưu điểm tốt so với các tiêu chí bền vững.

- Thứ nhất, ưu tiên phát triển đất Nông nghiệp, tập trung đất cho Nông
nghiệp mà cụ thể là diện tích đất trồng lúa.
- Thứ hai, tạo một hệ thống nông nghiệp bền vững về mặt sinh thái, có tiềm
lực về mặt kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng của con
người mà không làm suy thoái đất, không làm ô nhiễm môi trường trên cơ sở sử
dụng hợp lý tài nguyên.
- Thứ ba, đáp ứng được các yêu cầu sau:


Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị
trường chấp nhận.
Bền vững về mặt môi trường: Loại hình sử dụng đất bảo vệ được đất đai,
ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên.
Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời sống
người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra hết sức đa dạng trên
nhiều vùng đất khác, vì vậy khái niệm sử dụng đất nông nghiệp bền vững thể
hiện trong nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai trên từng vùng đất xác
định theo nhu cầu và mục đích sử dụng của con người. Đất đai trong sản xuất
nông nghiệp chỉ được gọi là sử dụng bền vững trên cơ sở duy trì các chức năng
chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồng một cách ổn định,
không làm suy giảm về chất lượng tài nguyên đất theo thời gian và việc sử dụng
đất không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người và sinh vật.
2. Kiến nghị
- Việc quy hoạch sử dụng đất trong khu vực vẫn chưa hợp lý, chưa sát với
nhu cầu thực tế của người dân địa phương, do đó để người dân sử dụng đất hiệu
quả cần có sự lãnh đạo chỉ đạo của UBND huyện một cách sát sao hơn trong
việc điều chỉnh quy hoạch để người dân có thể yên tâm sản xuất.

- Cần phải có cái nhìn tổng thể về mặt quy hoạch, đưa các mô hình này vào
các vùng tập trung để người dân được hưởng các chính sách ưu đãi của thành
phố về vốn, kỹ thuật, đầu tư hạ tầng cơ sở.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được sử dụng là tài liệu tham khảo
cho các nghiên cứu của địa phương như bản đồ quy hoạch đồng ruộng, bản đồ
quy hoạch đồ án nông thôn mới, bản đồ quy hoạch sử dụng đất….
- Việc quản lý và sử dụng đất nông nghiệp (đặc biệt là đất lúa) cần quan
tâm hơn nữa để đảm bảo an ninh lương thực.



×