Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

đồ án KHÁCH sạn GOPATEL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.44 MB, 37 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN

A – NHẬT KÍ THỰC TẬP :
- Thứ 3 (11/12/2012) :
+ buổi sáng : Đo tim trục cột, vách V1, V2, định vị ván khuôn cột, vách
Tiến hành lắp đặt cốt thép cột
+ buổi chiều : thi công cột tầng 6, lắp dựng cốt thép, cốt pha cột vách ( hai vách
chữ L )
- Thứ 4 (12/12/2012) :
+ buổi sáng : Thi công cầu thang bộ, định vị trục, dinh vi góc dựa vào cao trình
bằng máy lade
Tiến hành lắp đặt cốt thép và lắp ván khuôn vách cột tầng 6
+ buổi chiều : Đổ bê tông cột, vách V3, V4. Công tác cốt thép vách V1, V2 sau
đó đổ bê tông
- Thứ 5 (13/12/2012) :
+ buổi sáng : Tiếp tục công tác cốt thép V1, V2
Định vị cốt ván khuôn sàn tầng 6 bằng máy thủy chuẩn
Lắp dựng văn phòng ban quản lí, vệ sinh công trường
+ buổi chiều : Lắp dựng dàn giáo, ván khuôn thi công sàn tầng 6
- Thứ 6 (14/12/2012) :
+ buổi sáng : Tiếp tục lắp dựng ván khuôn dầm, sàn tầng 6 va lắp đặt cốt thép lớp
dưới sàn.
+ buổi chiều : Củng tiếp tục công tác giống buổi sáng
- Thứ 7 (15/12/2012) :
+ buổi sáng : Gia công và lắp dựng thép dự ứng lực, vận chuyển cốt thép dự
ứng lực lên sàn
+ buổi chiều : Lắp đặt cốt thép lớp trên sàn.
Thực hiện kéo cáp sàn tầng 5 khi sàn đạt cường độ 80 % (lúc này
nén mẫu đã đạt yêu cầu)


- Chủ nhật (16/12/2012) : nghỉ
- Thứ 2 ( 17/12/2012) :
+buổi sáng : Tháo dở ván khuôn giàn giáo tầng 3
Các công tác phụ sau khi đổ bê tông sàn
- Thứ 3 (18/12/2012) :
+ buổi sáng : Đo tim trục cột, vách V1, V2, định vị ván khuôn cột, vách
Tiến hành lắp đặt cốt thép cột
+ buổi chiều : thi công cột tầng 7, lắp dựng cốt thép, cốt pha cột vách ( hai vách
chữ L )
- Thứ 4 (19/12/2012) :
+ buổi sáng : Thi công cầu thang bộ, định vị trục, dinh vi góc dựa vào cao trình
bằng máy lade
Tiến hành lắp đặt cốt thép và lắp ván khuôn vách cột tầng 7
+ buổi chiều : Đổ bê tông cột, vách V3, V4. Công tác cốt thép vách V1, V2 sau
đó đổ bê tông
- Thứ 5 (20/12/2012) :
SVTH : NHÓM SINH VIÊN

Trang 1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN

+ buổi sáng : Tiếp tục công tác cốt thép V1, V2
Định vị cốt ván khuôn sàn tầng 7 bằng máy thủy chuẩn
+ buổi chiều : Lắp dựng dàn giáo, ván khuôn thi công sàn tầng 7
- Thứ 6 (21/12/2012) :
+ buổi sáng : Tiếp tục lắp dựng ván khuôn dầm, sàn tầng 7 và lắp đặt cốt thép lớp

dưới sàn.
+ buổi chiều : Củng tiếp tục công tác giống buổi sáng
- Thứ 7 (22/12/2012) :
+ buổi sáng : Gia công và lắp dựng thép dự ứng lực, vận chuyển cốt thép dự
ứng lực lên sàn
+ buổi chiều : Lắp đặt cốt thép lớp trên sàn.
Thực hiện kéo cáp sàn tầng 6 khi sàn đạt cường độ 80 % (lúc này
nén mẫu đã đạt yêu cầu)
- Chủ nhật (23/12/2012) : nghỉ
- Thứ 2 ( 24/12/2012) :
+buổi sáng : Tháo dở ván khuôn giàn giáo tầng 4
Các công tác phụ sau khi đổ bê tông sàn
- Thứ 3 (25/12/2012) :
+ buổi sáng : Đo tim trục cột, vách V1, V2, định vị ván khuôn cột, vách
Tiến hành lắp đặt cốt thép cột
+ buổi chiều : thi công cột tầng 8, lắp dựng cốt thép, cốt pha cột vách ( hai vách
chữ L )
- Thứ 4 (26/12/2012) :
+ buổi sáng : Thi công cầu thang bộ, định vị trục, dinh vi góc dựa vào cao trình
bằng máy lade
Tiến hành lắp đặt cốt thép và lắp ván khuôn vách cột tầng 8
+ buổi chiều : Đổ bê tông cột, vách V3, V4. Công tác cốt thép vách V1, V2 sau
đó đổ bê tông
- Thứ 5 (27/12/2012) :
+ buổi sáng : Tiếp tục công tác cốt thép V1, V2
Định vị cốt ván khuôn sàn tầng 8 bằng máy thủy chuẩn
+ buổi chiều : Lắp dựng dàn giáo, ván khuôn thi công sàn tầng 8
- Thứ 6 (28/12/2012) :
+ buổi sáng : Tiếp tục lắp dựng ván khuôn dầm, sàn tầng 8 và lắp đặt cốt thép lớp
dưới sàn.

+ buổi chiều : Củng tiếp tục công tác giống buổi sáng
- Thứ 7, chủ nhật : nghỉ
- Thứ 2 ( 31/12/2012) :
+buổi sáng : Tháo dở ván khuôn giàn giáo tầng 5
Các công tác phụ sau khi đổ bê tông sàn
- Thứ 3 (1/1/2012) :
+ buổi sáng : Đo tim trục cột, vách V1, V2, định vị ván khuôn cột, vách
Tiến hành lắp đặt cốt thép cột
SVTH : NHÓM SINH VIÊN

Trang 2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN

+ buổi chiều : thi công cột tầng 9, lắp dựng cốt thép, cốt pha cột vách ( hai vách
chữ L )
- Thứ 4 (2/1/2013) :
+ buổi sáng : Thi công cầu thang bộ, định vị trục, dinh vi góc dựa vào cao trình
bằng máy lade
Tiến hành lắp đặt cốt thép và lắp ván khuôn vách cột tầng 9
+ buổi chiều : Đổ bê tông cột, vách V3, V4. Công tác cốt thép vách V1, V2 sau
đó đổ bê tông
- Thứ 5 (3/1/2013) :
+ buổi sáng : Tiếp tục công tác cốt thép V1, V2
Định vị cốt ván khuôn sàn tầng 9 bằng máy thủy chuẩn
+ buổi chiều : Lắp dựng dàn giáo, ván khuôn thi công sàn tầng 9
- Thứ 6 (4/1/2013) :

+ buổi sáng : Tiếp tục lắp dựng ván khuôn dầm, sàn tầng 9 và lắp đặt cốt thép lớp
dưới sàn.
+ buổi chiều : Củng tiếp tục công tác giống buổi sáng
- Thứ 7, chủ nhật : nghỉ
- Thứ 2 ( 7/1/2013) :
+buổi sáng : Tháo dở ván khuôn giàn giáo tầng 6
Các công tác phụ sau khi đổ bê tông sàn
- Thứ 3 (8/1/2013) :
+ buổi sáng : Đo tim trục cột, vách V1, V2, định vị ván khuôn cột, vách
Tiến hành lắp đặt cốt thép cột
+ buổi chiều : thi công cột tầng 10, lắp dựng cốt thép, cốt pha cột vách ( hai vách
chữ L )
- Thứ 4 (9/1/2013) :
+ buổi sáng : Thi công cầu thang bộ, định vị trục, dinh vi góc dựa vào cao trình
bằng máy lade
Tiến hành lắp đặt cốt thép và lắp ván khuôn vách cột tầng 10
+ buổi chiều : Đổ bê tông cột, vách V3, V4. Công tác cốt thép vách V1, V2 sau
đó đổ bê tông
- Thứ 5 (10/1/2013) :
+ buổi sáng : Tiếp tục công tác cốt thép V1, V2
Định vị cốt ván khuôn sàn tầng 10 bằng máy thủy chuẩn
+ buổi chiều : Lắp dựng dàn giáo, ván khuôn thi công sàn tầng 10
- Thứ 6 (11/1/2013) :
+ buổi sáng : Tiếp tục lắp dựng ván khuôn dầm, sàn tầng 10 và lắp đặt cốt thép
lớp dưới sàn.
+ buổi chiều : Củng tiếp tục công tác giống buổi sáng
- Thứ 7, chủ nhật : nghỉ

SVTH : NHÓM SINH VIÊN


Trang 3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN



Tuần này (14/1/2013 – 20/1/2013) : do có nhiều nhóm thục tập trong công trình,
cầu thang bộ chưa thi công đến sàn thi công trên cùng, nhiều vấn đề ảnh hưởng
đến an toàn lao động nên nhóm chúng em được nghỉ.
• Thời gian còn lại nhóm chúng em tập trung thảo luận viết bài báo cáo thực tập
• Trong thời gian thực tập, chúng em củng có tìm kiếm, xin được một số công trình
nhà cao tầng phục vụ cho đồ án tốt nghiệp
B – NỘI DUNG BÁO CÁO
PHẦN I
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC CÔNG TRÌNH THỰC TẬP

Hình 1. Phối cảnh công trình
 Tên công trình: KHÁCH SẠN GOPATEL
 Địa điểm xây dựng: 202 Nguyễn Chí Thanh, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng
 Chủ đầu tư: Công ty CP Cung Điện Vàng

*Hạng mục : Cung cấp vật tư và thi công dự ứng lực
 Đơn vị thiết kế : Công ty TNHH MTV Tư vấn và Xây Dựng A.S.P.T
 Đơn vị thi công: Công ty CP xây dựng & TM Thiên Tân Đà Nẵng
Công ty xây dựng Nam Công đà nẵng
 Đơn vị tư vấn giám sát: Cty TNHH
SVTH : NHÓM SINH VIÊN


Trang 4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN

Dự án khách sạn với phong cách Châu Âu, nằm ngay trung tâm thành phố Đà Nẵng,
công trình gồm có 20 tầng, với quy mô hơn 70 phòng khách sạn, 16 căn hộ và hồ bơi lộ
thiên ngay trên đỉnh tòa nhà kèm theo các dịch vụ cao cấp khác đạt tieu chuẩn 4 sao.
Đây là công trình cấp II, kết cấu đơn giản.

Hình 2. Vị trí công trình
I.QUY MÔ CÔNG TRÌNH :
- Tổng diện tích sàn : 7000m2
- Tổng số tầng : 20
- Chiều dài vượt nhịp : 8m
- Chiều dày sàn : 200mm
II. GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC
1. Giải pháp kiến trúc tổng thể :
Công trình gồm hai khối chính và phụ.
Khối nhà chính có hệ thống vách cứng : có 2 vách chữ L, và có 2 lõi cứng. 2 lõi
cứng bố trí bên trái, 2 vách L bố trí bên phải. Công trình thiết kế theo một lối kiến trúc
Châu âu, có một tầng hầm.
Các bản vẽ kiến trúc về công trình :

SVTH : NHÓM SINH VIÊN

Trang 5



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN

+ 58.70

+ 56.15

+ 54.45

+ 51.45

+ 48.75

+ 45.65

+ 42.55

TÇNG M¸ I

TÇ NG Kü THUË T THANG M¸ Y

t19

t18

t17


t16

t15

+ 39.45

t14

+ 36.35

t12

+ 33.25

+ 30.15

+ 27.05

+ 23.95

+ 20.85

+ 17.75

+ 14.05

+ 10.65

+ 7.25


t11

t10

t9

t8

t7

t6

t5

t4

t3

+ 4.45

t2

+ 0.150

t1

- 1.200

MẶT ĐỨNG TRỤC A-D


SVTH : NHÓM SINH VIÊN

Trang 6


BO CO THC TP TT NGHIP

GVHD: GV B MễN KT CU BKN

1525

a

800

P.607

9
11

7

13

5

15

3


17

1

c

1350

c

b

B N LM VI? C

P.601
l a n c a n c a o 1,4m

v ịtríđặt xe dọ n đồ

P.604

d

d
P.602

C? A LA

P.605
P.603

P.606

C? A LA
DN NểNG éI? U HềA

a

b

MT BNG TNG 7, 8
2. Gii phỏp giao thụng
Bao gm gii phỏp giao thụng theo phng ng v theo phng ngang trong cụng
trỡnh.
Theo phng ng: H thng lừi cng b trớ thang mỏy, thang b m bo nhu
cu i li v thoỏt him, phũng chỏy cha chỏy cho cụng trỡnh khi cú s c xy ra.
Theo phng ngang: l h thng cỏc snh v hnh lang dn n cỏc phũng.
III. GII PHP KT CU
Cụng trỡnh c thit k theo kt cu khung BTCT ton khi kt hp vi kt cu
lừi cng, vỏch cng, sn d ng lc. Tt c cỏc sn u s dng sn ng lc trc to
khụng gian thụng thoỏng cho tng. Tit din ct v dm s gim hn so vúi bờ tụng ct
thộp thụng thng. õy l cụng ngh thit k ph bin nht hin nay. Khụng gian trong
lừi cng l ni t h thng thang mỏy, h thng k thut. Cỏc tng trờn s dng h
SVTH : NHểM SINH VIấN

Trang 7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN


vách cứng kết hợp với lõi chịu lực góp phần tăng diện tích và không gian sử dụng cho
tòa nhà. Việc sử dụng hệ thống lõi cứng có tác dụng làm tăng khả năng chịu lực của
công trình, hệ thống lõi cứng chịu phần lớn lực xô ngang cho công trình. Khi liên kết 2
loại kết cấu trên lại với nhau, sự tác động tương hỗ làm tăng khả năng chịu lực cho công
trình: lõi cứng dằn khung tại chân công trình và khung dằn lõi cứng tại đỉnh công trình.
PHẦN II
TỔNG MẶT BẰNG XÂY DỰNG
I. Các nguyên tắc cơ bản khi thiết kế tổng mặt bằng xây dựng:

Tổng mặt bằng công trường là mặt bằng tổng quát khu vực xây dựng dân dụng,
công nghiệp… trong đó ngoài những nhà vĩnh cửu và công trình vĩnh cửu, còn phải
trình bày nhà cửa, lán trại tạm, các xưởng gia công, trạm cơ khí sửa chửa, các kho bãi,
trạm điện nước, mạng lưới điện nước, cống rãnh đường xá và những công trình tạm thời
khác phục vụ thi công và sinh hoạt của công nhân.
- Tổng bình đồ công trường có thể phân chia làm nhiều khu vực:
+ Khu xây dựng các công trình vĩnh cữu
+ Khu các xưởng gia công và phụ trợ
+ Khu kho bãi cất chứa vật liệu, cấu kiện
+ Khu hành chính
- Khi lập mặt bằng tổng thể phải căn cứ trên những nguyên tắc sau:
- Cần bố trí các nhà cửa, công trình, mạng lưới đường sá, điện nước tạm thời trên
công trường sao cho chúng phục vụ được các địa điểm xây dựng một cách thuận lợi.
- Cự ly vận chuyển vật liệu, bán thành phẩm, cấu kiện phải ngắn, khối công tác
bốc dở phải ít nhất.
- Khi bố trí các nhà cửa, công trình tạm cần tôn trọng các điều kiện liên quan kỹ
thuật, các yêu cầu về an toàn lao động, luật lệ phòng chống hỏa hoạn, điều kiện vệ sinh
và sức khỏe của công nhân.
-


II. Nội dung thiết kế:
-

Tổng quát nội dung thiết kế tổng mặt bằng xây dựng bao gồm những vấn đề sau:
+ Xác định vị trí cụ thể các công trình đã được quy hoạch trên khu đất được
cấp để xây dựng.
+ Bố trí cần trục, máy móc, thiết bị xây dựng.
+ Thiết kế hệ thống giao thông phục vụ cho công trường.
+ Thiết kế các kho bãi vật liệu, cấu kiện.
+ Thiết kế cơ sở cung cấp nguyên vật liệu xây dựng.
+ Thiết kế các xưởng sản xuất và phụ trợ.
+ Thiết kế nhà tạm trên công trường.
+ Thiết kế mạng lưới cấp nước và thoát nước.
+ Thiết kế mạng lưới cấp điện.
+ Thiết kế hệ thống an toàn – bảo vệ và vệ sinh môi trường.

III.

Phương thức bố trí :

SVTH : NHÓM SINH VIÊN

Trang 8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN

Tổng bình đồ công trường thể hiện các khu vực sau :

+ Khu vực xây dựng công trình
+ Cần trục tháp được dùng cho công tác vận chuyển vật liệu lên cao được bố
trí với bán kính hoạt động bao quát công trình.
+ Máy thăng tải để vận chuyển vật liệu và công nhân lên cao.
+ Khu các xưởng gia công phụ trợ : Tận dụng tầng hầm làm xưởng gia công
cốt thép (cắt uốn thép bằng máy). Dùng máy vận thăng vận chuyển cốt
thép lên
+ Khu kho bãi vật liệu được bố trí ngoài khu vực xây dựng của công trình.
Vì mặt bằng công trình nhỏ.
+ Hệ thống dàn giáo an toàn được bố trí xung quanh công trình.
+ Hệ thống rào bảo vệ được toàn bộ phạm vi công trường
+ Hệ thống cấp thoát nước được bố trí tạm thời đủ cung cấp cho thi công,
+ Khu vực để xe cho công nhân viên : xe được giữ trên vỉa hè hai bên
đường
+ Khu hành chính : Ban chỉ huy công trường, Y tế, Căn tin, nghỉ trưa …
- Ban chỉ huy công trường được bố trí trên tầng 2, có camera theo dõi
- Phòng y tế : không có
- Khu nghỉ ngơi của công nhân được tận dụng các tầng dưới đã hoàn thành.
Sơ đồ mặt bằng công trường (xem bản vẽ).
+ Nhà bảo vệ : Đặt phía trước cổng công trình
*Đây là công trình có diện tích mặt bằng tương đối. công trường không đủ diện tích để
xây dựng các khu chức năng, công trình phụ. Do đó người ta tận dụng công trình chính,
kết cấu tầng dưới của công trình để làm khu hành chính, phòng bảo vệ, kho bãi chứa vật
liệu.
-

PHẦN III
CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐƠN VỊ THI CÔNG
I. ĐƠN VỊ THIẾT KẾ
1) Chủ trì dự án:

Là người phụ trách và chịu trách nhiệm toàn bộ đồ án thiết kế công trình
-Giữ mối quan hệ với chủ đầu tư thiết kế theo yêu cầu và nguyện vọng của họ;
-Đề ra các yêu cầu cho các tổ chức khảo sát và phục vụ thiết kế, kiểm tra kết quả khảo
sát và nghiệm thu các tài liệu này;
-Phân chia đồ án thiết kế thành những phần mang tính chuyên môn như điện, nước, kết
cấu, kiến trúc...
-Kiểm tra và nghiệm thu các kết quả nội bộ thiết kế;
-Trình bày và bảo vệ thiết kế trong quá trình thẩm định, xét duyệt thiết kế;
-Chịu trách nhiệm bổ sung, sữa chữa hoặc lặp lại thiết kế khi chưa được duyệt.
2) Thiết kế kết cấu:
-Kiểm tra mọi dữ liệu của các đơn vị khảo sát cho việc thiết kế
-Đưa ra phân tích và lập phương án kết cấu
SVTH : NHÓM SINH VIÊN

Trang 9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN

-Tính toán kết cấu
-Thể hiện bản vẽ
3) Thẩm định thiết kế:
-Xem xét sự tuân thủ của thiết kế với các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, các định mức
đơn giá và các chính sách hiện hành có liên quan
-Sự phù hợp của dây chuyền công nghệ với tổng mặt bằng và không gian kiến trúc
-Mức độ an toàn của các hệ thống công trình kỹ thuật hạ tầng
-Mức độ ổn định và bền vững của công trình
-Sự phù hợp của tổng dự toán với tổng mức đầu tư được duyệt

-Các giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo ổn định cho các công trình lân cận, và an
toàn trong thi công xây dựng.
II. BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN
1) Mục đích thành lập ban quản lý dự án:
- Đảm bảo dự án đạt được mục tiêu, hoàn thành đúng thời gian, trong phạm vi nguồn
vốn cho phép của chủ đầu tư với các tiêu chuẩn kỹ thuật hợp lí.
- Đảm bảo kinh phí của dự án chỉ được sử dụng vào những mục đích chính của dự án,
đồng thời đảm bảo tính kinh tế và tính hiệu quả của dự án.
2) Chức năng ban quản lí dự án:
-Lập kế hoạch thực hiện dự án;
-Chỉ đạo các hoạt động cần thiết trong việc thực hiện dự án;
-Giám sát tiến độ thực hiện dự án kiểm soát và giải quyết các vấn đề phát sinh;
-Đúc kết bài học kinh nghiệm để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch và quản lý tốt hơn các dự
án khác trong tương lai.
3) Nhiệm vụ ban quản lý dự án:
-Thực hiện các thủ tục hành chính, chuẩn bị mặt bằng xây dựng;
-Chuẩn bị các hồ sơ thiết kế, dự toán và tổ chức thẩm định phê duyệt theo quy định,
-Thực hiện các nhiệm vụ giám sát thi công;
-Quản lý khối lượng chất lượng tiến độ, chi phí xây dựng an toàn và vệ sinh môi trường;
-Nghiệm thu công trình, tổ chức giám định chất lượng xây dựng;
-Quản lý nguồn vốn, chi kinh phí cho các hoạt động xây dựng.
III. BAN CHỈ HUY CÔNG TRƯỜNG:
Vai trò của ban chỉ huy công trường:
+ Tổ chức tại công trường bao gồm : 01 Chỉ huy trưởng công trình và 02 chỉ huy phó
phụ trách về kỹ thuật thi công vật tư nhân sự và phụ trách về hồ sơ nghiệm thu, khối
lượng thi công;
+ Ban chỉ huy công trường toàn quyền giải quyết mọi vấn đề trên công trường và chịu
trách nhiệm trước ban quản lý dự án và Công ty về mọi quyết định của mình. Các
trưởng bộ phận phải chịu trách nhiệm trước Ban chỉ huy công trường về mọi vấn đề của
bộ phận mình phụ trách và nhận lệnh trực tiếp từ Ban chỉ huy công trường;

+Ban chỉ huy công trường của công ty được giao toàn quyền quản lý, giải quyết mọi
vấn đề liên quan đến công tác vệ sinh môi trường và thực hiện các thủ tục pháp lý với
các cơ quan chính quyền sở tại, với ban quản lý và với người lao động;
SVTH : NHÓM SINH VIÊN

Trang 10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN

+Ban chỉ huy công trường lập ra các biện pháp bảo đảm vệ sinh môi trường nơi thi công
và khu vực lân cận, như biện pháp che chắn, chống bụi, chống khói, chống ồn, gây ô
nhiểm, sử dụng máy móc, thiết bị phù hợp, tuân theo các qui định của Nhà nước về chỉ
số tiếng ồn, khói…
+Ban chỉ huy công trường sẽ tổ chức cho một nhóm lao động phục vụ cho công tác vệ
sinh môi trường. Bộ phận này sẽ trực tiếp thực hiện các công việc như quét dọn vệ sinh
công trường và khu vực lân cận, tưới nước chống bụi, thu gom rác trong thi công…
+Ban chỉ huy công trường có nhiệm vụ giáo dục ý thức chấp hành các qui định về vệ
sinh, bảo vệ môi trường cho lực lượng cán bộ, nhân viên, công nhân tham gia tại công
trường thông qua các hoạt động sinh hoạt.
IV. ĐƠN VỊ TƯ VẤN GIÁM SÁT:
1) Nhiệm vụ của đơn vị tư vấn giám sát:
-Kiểm tra các điều kiện khởi công, nhân lực và thiết bị thi công của nhà thầu, kiểm tra
chất lượng vật tư vật liệu xây dựng theo đúng với thiết kế;
-Lập các biên bản nghiệm thu các loại vật liệu xây dựng, cấu kiện thiết bị được vận
chuyển đến công trường, nhằm loại bỏ các loại vật liệu vật tư chất lượng xấu không đáp
ứng tiêu chuẩn , điều kiện kỹ thuật, và không cho phép sử dụng chúng khi chưa có biện
pháp xử lý kỹ thuật.

-Kiểm tra giám sát trong quá trình thi công xây dựng công trình bao gồm kiểm tra biện
pháp kỹ thuật thi công, giám sát tiến độ thi công theo dõi kế hoạch thực hiện, ngăn chặn
những sai phạm kỹ thuật, chất lượng và an toàn lao động, xác nhận việc phát sinh hợp lý
của công trình do điều kiện khách quan.
2) Quyền hạn của đơn vị tư vấn giám sát:
-Yêu cầu đơn vị thi công công trình thực hiện đúng thiết kế được duyệt, quy trình kỹ
thuật , ý kiến của đơn vị tư vấn giám sát ghi trong nhật ký công trình là yêu cầu bắt
buộc các đơn vị thi công phải xem xét và giải quyết kịp thời;
-Không nghiệm thu và xác nhận khối lượng xây lắp không đúng thiết kế chưa được xử
lý thỏa đáng, không đảm bảo chất lượng, các công tác đã hoàn thành không đúng với
vật liệu thiết kế, ngừng việc xây lắp khi phát sinh các biến dạng bất thường vết nứt, báo
cho ban quản lý dự án để có hướng giải quyết kịp thời.
3) Trách nhiệm của đơn vị tư vấn giám sát
-Xác nhận không đúng với tổ chức thi công các khối lượng không đúng với thiết kế,
không đúng với điều kiện kỹ thuật thi công và không nghiệm thu công tác xây lắp
không đảm bảo chất lượng.
-Lập biên bản không đúng với thực tế và các tài liệu khác trong quá trình giám sát kỹ
thuật;
-Để tổ chức xây lắp thi công không phù hợp với thiết kế và không có lý do đầy đủ;
-Tư vấn giám sát không được tự ý quyết định cho thay đổi thiết kế đã được duyệt, việc
thay đổi thiết kế chỉ được tiến hành theo quy định được cho phép;
-Đảm bảo và tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vi thi công đúng tiến độ và phải chịu trách
nhiệm trước lãnh đạo đơn vị và pháp luật về sự thiếu trách nhiệm, thiếu khách quan
trong khi thực hiện nhiệm vụ.
V)CÁC BỘ PHẬN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
SVTH : NHÓM SINH VIÊN

Trang 11



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN

- Các bộ phận phục vụ: kỹ thuật của các đơn vị thi công, vật tư, hành chính, an
toàn lao động, trắc đạc, kho được điều hành trực tiếp bởi chỉ huy trưởng và chỉ huy phó
công trình.
- Các đội thi công gồm: đội cốt thép, đội coffa, đội bê tông, đội hoàn thiện, đội
điện, đội nước, đội phục vụ thi công trực tiếp tại công trường được lãnh đạo bởi những
kỹ sư giàu kinh nghiệm chịu trách nhiệm tổ chức thi công theo chức năng được giao của
đội dưới sự chỉ huy trực tiếp của Chỉ huy trưởng công trình.
1.Đội thi công Nề:
-Thực hiện các công việc liên quan đến công tác Nề : Bêtông, cốt thép, ván khuôn, xây,
tô trát, ốp lát, hoàn thiện….theo Hồ sơ thiết kế được lập;
-Lập đề xuất cung cấp vật tư cho công việc có liên quan;
-Kết hợp với các nhà thầu liên quan khác để giải quyết các vướng mắc;
-Đề xuất giải quyết các bất hợp lý của Hồ sơ thiết kế với Ban chỉ huy công trường.
-Thực hiện công việc được giao đúng theo tiến độ thi công đã được lập.
2.Đội thi công Điện - Nước:
-Thực hiện các công việc liên quan đến công tác thi công hệ thống Điện - Nước bao
gồm hệ thống Điện - Nước phục vụ sinh hoạt trong nhà và ngoài nhà theo Hồ sơ thiết kế
được lập và cả phần phát sinh thay đổi;
-Lập đề xuất cung cấp vật tư cho công việc có liên quan;
-Kết hợp với các nhà thầu liên quan khác : hệ thống chống sét, hệ thống các thiết bị di
chuyển ( như vận thăng … ) và để giải quyết các vướng mắc khác;
-Đề xuất giải quyết các bất hợp lý của hồ sơ thiết kế với Ban chỉ huy công trường.
-Thực hiện công việc được giao đúng theo tiến độ thi công đã được lập.
3)Đội thi công các thiết bị gỗ:
-Thực hiện các công việc liên quan đến công tác thi công phần gỗ bao gồm hệ thống
cửa, vách trang trí, lam ri tường, trần….phục vụ sinh hoạt theo hồ sơ thiết kế được lập

và cả phần phát sinh thay đổi;
- Lập đề xuất cung cấp vật tư cho công việc có liên quan;
-Kết hợp với các nhà thầu liên quan khác để giải quyết các vướng mắc;
-Đề xuất giải quyết các bất hợp lý của hồ sơ thiết kế với Ban chỉ huy công trường;
-Thực hiện công việc được giao đúng theo tiến độ thi công đã được lập.
4)Đội thi công Nhôm - Tấm ốp:
-Thực hiện các công việc liên quan đến công tác thi công phần nhôm trang trí ( cửa đi,
vách ngăn, cửa sổ…), Nhôm ốp mặt tiền, chi tiết trang trí theo hồ sơ thiết kế được lập
và cả phần phát sinh thay đổi;
-Lập đề xuất cung cấp vật tư cho công việc có liên quan.
-Kết hợp với các nhà thầu liên quan khác để giải quyết các vướng mắc
-Đề xuất giải quyết các bất hợp lý của hồ sơ thiết kế với Ban chỉ huy công trường.
-Thực hiện công việc được giao đúng theo tiến độ thi công đã được lập.
5)Đội thi công sơn - mattít:
-Thực hiện các công việc liên quan đến công tác thi công phần sơn, mattít các chi tiết
tường, cột, dầm, sàn… trong và ngoài nhà theo hồ sơ thiết kế được lập và cả phần phát
sinh thay đổi.
SVTH : NHÓM SINH VIÊN

Trang 12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN

-Lập đề xuất cung cấp vật tư cho công việc có liên quan.
-Kết hợp với các nhà thầu liên quan khác để giải quyết các vướng mắc.
-Đề xuất giải quyết các bất hợp lý của hồ sơ thiết kế với Ban chỉ huy công trường.
-Thực hiện công việc được giao đúng theo tiến độ thi công đã được lập.

6)Đội thi công các Nhà thầu cung cấp các thiết bị chuyên dụng khác:
-Cung cấp, lắp đặt, thí nghiệm kiểm tra các sản phẩm đem đến.
-Thực hiện các công việc liên quan đến công tác thi công của mình theo hồ sơ thiết kế
được lập và cả phần phát sinh thay đổi.
-Lập đề xuất cung cấp vật tư cho công việc có liên quan.
-Kết hợp với các nhà thầu liên quan khác để giải quyết các vướng mắc.
-Đề xuất giải quyết các bất hợp lý của hồ sơ thiết kế với Ban chỉ huy công trường.
-Thực hiện công việc được giao đúng theo tiến độ thi công đã được lập.
7)Các Đội thi công trên công trường:
-Triển khai công việc thi công chi tiết theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công được lập tại
công trường.
-Đề xuất và thông qua biện pháp kỹ thuật thi công công việc của mình với Ban chỉ huy
công trình.
- Báo cáo công việc thực hiện, lên kế hoạch sử dụng vật tư và tài chính của mình định
kỳ theo tuần với Ban chỉ huy công trình.
-Đề xuất phương án thay đổi công việc của mình với Ban chỉ huy công trình.
-Nhắc nhở và kiểm tra chặt chẽ công tác an toàn lao động cho toàn thể công nhân công
trường.
VI) MỐI QUAN HỆ GIỮA CHỦ ĐẦU TƯ, TƯ VẤN GIÁM SÁT VÀ ĐƠN VỊ THI
CÔNG
Chủ đầu tư có trách nhiệm cao nhất đối với chất lượng công trình. Ban tư vấn
giám sát là đại diện của Chủ đầu tư, có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra về khối lượng,
tiến độ, an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong thi công xây dựng công trình. Tư
vấn giám sát có trách nhiệm yêu cầu nhà thầu thi công đúng thiết kế, đồng thời có nghĩa
vụ phát hiện những thiếu sót (nếu có) của thiết kế, giúp đảm bảo chất lượng công trình
Mối quan hệ các bên của dự án
1: Quan hệ quản lý hợp đồng.
2: Quan hệ quản lý một phần hợp đồng.
3:Quan hệ thông báo tin tức.
PHẦN III

KỸ THUẬT THI CÔNG
I)CÔNG TÁC COPPHA, DÀN GIÁO, CÂY CHỐNG
1) Trắc đạc, định vị trục:
- Trong giai đoạn thực tập nhóm chúng em không được tiếp xúc học hỏi về vấn đề trắc
đạc.
- Chủ yếu dùng dây dọi và thước đo
SVTH : NHÓM SINH VIÊN

Trang 13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN

2) Coppha cột, vách :
- Bộ phận trắc đạc định vị lưới trục trên sàn, và định vị đường chân cột
-Sau khi đã đo và định vị ta vạch những đường bao chân cột trên sàn, khi gia công xong
cốt thép ta dùng cỡ để đảm bảo chiều dày lớp bêtông bảo vệ tiến hành lắp đặt coppha.
-Coppha sử dụng là coppha thép có định hình sẵn, ta cố định bằng các gông cột để chịu
áp lực bêtông, ta bố trí các dây cáp kéo căng và thanh chống xiên tì xuống sàn để chịu
lực và không bị xê dịch.

Hình 3. Cột sử dụng ván khuôn thép định hình
- Trong kết cấu vách cứng ta phải bố trí những ống ti để xiết bulông giằng hai tấm
coppha lại với nhau để trách tình trạng bị phù và phình hông khi đổ bê tông.
- Các cột, vách cứng có chiều cao lớn nên khi lắp coppha ta có chừa lỗ trống để khi đổ
bê tông tránh bị phân tầng.
- Trong quá trình lắp coppha có sử dụng dây dọi để kiểm tra độ thẳng đứng.


SVTH : NHÓM SINH VIÊN

Trang 14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN

Hình 4. Ống ty
3) Coppha sàn, dầm:
- Sau khi đổ bêtông cột xong, tiến hành tháo coppha, lắp đặt giàn giáo, tăng đơ, lắp hệ
xà gồ.
- kĩ sư dùng máy thủy bình chuyền cốt độ cao tại vị trí mà trắc địa đã đánh dấu đến vị trí
các cây cột. Từ vị trí cốt chuẩn này, kĩ sư xác định được cốt vị trí mặt dưới ván khuôn
sàn lắp đặt.
- Đỡ coppha sàn là hệ dàn giáo không gian và được điều chỉnh cao độ bằng các tăng đơ
đỡ lấy hệ xà gồ là các thanh thép hộp 50x100, thanh dọc 50x50 và thanh 3 vuông (có
kích thước 30x30mm) đỡ lấy coppha sàn.
- Ván thành dầm biên được đỡ bởi các thanh ngang và thanh đứng được hàn cố định tạo
thành hệ khung bao quanh.
- Cao độ dầm được điều chỉnh bằng cách vặn con ốc của tăng đơ được gắn vào cột
chống, để đỡ các thanh ngang và coppha dầm.
- Coppha sàn sử dụng những tấm ván khuôn thép định hình có dạng hình vuông kích
thước 1m x 1m. Còn dầm thì sử dụng ván khuôn gỗ.

SVTH : NHÓM SINH VIÊN

Trang 15



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MƠN KẾT CẤU BKĐN

Hình 5. Hình ảnh minh họa ván khn dầm và sàn
Trình tự lắp đặt ván khn dầm sàn:
-Đặt các thanh chống cơng cụ, hai cây chống sát cột, cố định hai cột chống và đặt một
số thanh dọc theo dầm.
-Đặt các đà ngang bằng các thép hộp 50x100(mm) trên tăng đơ và các thanh dọc
50x50(mm), kiểm tra lại tim dầm và cao độ của đà ngang.
-Đặt ván khn đáy dầm, thành dầm, thanh giằng liên kết giữa hai thành dầm.
-Đặt dàn giáo khơng gian kiểm tra cao độ sàn bằng cách tăng hay giảm tăng đơ trên đầu
các ống giáo, đặt ván khn sàn


Tấ
m coppha sà
n

y 3 vuô
ng
Thé
p hộ
p
50x50
Thé
p hộ
p
50x100


ng đơ

Hình 6. Cấu tạo coppha sàn

SVTH : NHĨM SINH VIÊN

Trang 16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MƠN KẾT CẤU BKĐN

180
20

300

100

50 30

C Â
Y BA
VUÔ
NG

THÉ
P HỘ

P
50X100

THÉ
P HỘ
P
50X100

C OPPHA THÀ
NH δ=20

NG ĐƠ

C Ố
P PHA SÀ
N δ=20

THÉ
P HỘ
P
50X50
C Ố
P PHA ĐÁ
Y δ=20

Hình 7. Cấu tạo coppha dầm sàn

Hình 8. Coppha dầm sàn và hệ dàn giáo khơng gian

SVTH : NHĨM SINH VIÊN


Trang 17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN

Hình 9. Coppha vách

Hình 10. Coppha vách
4) Nghiệm thu công tác coppha:
SVTH : NHÓM SINH VIÊN

Trang 18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN

Để đảm bảo chất lượng các cấu kiện được đúc bằng bêtông ta phải tiến hành các công
tác nghiệm thu:
-Giữa các mạch ghép phải chặt kín,
-Sự vững chắc của ván khuôn và dàn giáo,
-Cột chống luôn thẳng đứng và phải thật chắc chắn,
-Sai lệch về vị trí và kích thước ván khuôn và dàn giáo đã dựng xong không quá trị số
cho phép,
-Trong quá trình đổ bê tông phải thường xuyên kiểm tra hình dạng và vị trí của ván
khuôn, nếu có biến dạng và chuyển vị có thể gây nguy hiểm phải xử lý kịp thời.

-Phải tháo ván khuôn đúng thời gian tiêu chuẩn quy định, không được tháo ván khuôn
dầm và sàn quá sớm, để tăng độ luân lưu của ván khuôn và dàn giáo đối với sàn dầm có
sử dụng phụ gia đông kết nhanh R7 theo đó sau 7 ngày có thể tháo coppha khi đã có kết
quả nén mẫu và bêtông trên 70% cường độ.
II) CÔNG TÁC GIA CÔNG VÀ LẮP ĐẶT CỐT THÉP :
1. Trình tự gia công cốt thép

Cốt thép trước khi gia công và đổ bê tông cần bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Bề mặt sạch không dính bùn, dầu mở, không có vẩy sắt và các lớp gỉ, các
thanh thép bị bẹp, bị giảm tiết diện do làm sạch hoặc do những nguyên
nhân khác không được vượt quá giới hạn cho phép 2% đường kính. Nếu
vượt quá giới hạn này thì loại thép đó hoặc được sử dụng theo diện tích
tiết diện thực tế.
+ Cốt thép cần được kéo uốn và nắn thẳng trước khi sử dụng.
a. Sửa thẳng và đánh gỉ cốt thép :
- Những thanh nhỏ thì dùng búa đập cho thẳng hoặc dùng máy duỗi thép để bẻ
thẳng.
- Những thép có gờ được bẻ bằng vam hoặc dùng máy uốn, thép ≥ φ20 được bẻ
bằng máy uốn.
- Những cuộn dây cốt thép được kéo bằng máy duỗi thẳng. Khi này dây cốt thép
không những được kéo thẳng mà khi kéo dây thép giản ra làm bong các vẩy gỉ sét ngoài
cốt thép, đỡ mất công cạo gỉ.
- Đánh gỉ bằng bàn chải sắt, giấy chà nhám.
b. Cắt và uốn cốt thép :
- Thép có đường kính từ 10 mm trở xuống thì dùng kéo để cắt và uốn.
- Thép có đường kính từ 12 mm trở lên thì dùng máy cắt, uốn để cắt uốn thép.
- Thép sử dụng cho công trình hầu hết là thép có gờ, nên không cần bẻ móc đối
với thép sàn, móc neo 30d đối với thép dầm, 40d đối với thép cột
- Cốt thép được cắt uốn phù hợp với hình dạng và kích thước thiết kế.
- Sản phẩm cốt thép được cắt uốn xong cần được kiểm tra theo từng lô.

-

SVTH : NHÓM SINH VIÊN

Trang 19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN

Hình 11. Máy cắt cốt thép
c. Hàn cốt thép (đối với thép có gờ≥φ16) :
- Liên kết hàn được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải bảo đảm

chất lượng mối hàn theo yêu cầu thiết kế.
- Các mối hàn phải đáp ứng các yêu cầu sau :
+ Bề mặt nhẳn không cháy, không đứt quảng, không thu hẹp cục bộ và
không có bọt.
+ Bảo đảm chiều dài và chiều cao đường hàn theo yêu cầu thiết kế.
d. Nối buộc cốt thép :
- Không nối ở các vị trí chịu lực lớn dựa vào biểu đồ nội lực và chỗ uốn cong
trong một mặt cắt của tiết diện kết cấu không nối quá 50% diện tích tổng cộng của cốt
thépchịu lực đối với cốt thép có gờ, và không quá 25% đối với cốt thép trơn.
- Việc nối buộc cốt thép cần thỏa mãn các yêu cầu sau :
+ Chiều dài nối buộc cốt thép trong khung và lưới thép bằng (30 ÷ 45)d và
không nhỏ hơn 25cm đối với thép chịu kéo, bằng (20 ÷ 40)d và không nhỏ
hơn 20cm đối với thép chịu nén.
+ Trong một mối nối cần buộc ít nhất là 3 vị trí (ở giữa và hai đầu đoạn nối).
+ Dây buộc dùng dây thép mềm đường kính 1mm.

e. Vận chuyển và lắp dựng cốt thép :
- Việc vận chuyển cốt thép đã gia công cần bảo đảm các yêu cầu sau:
+ Không làm hư hỏng và biến dạng sản phẩm cốt thép.
+ Cốt thép từng thanh nên buộc theo từng chủng loại để tránh nhầm lẩn khi
sử dụng.
+ Một phần cốt thép được gia công dưới tầng hầm và được vận chuyển bằng
vận thăng đi lên đến vị trí thi công
SVTH : NHÓM SINH VIÊN

Trang 20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN

+ Phân chia thành từng bộ phận nhỏ phù hợp với phương tiện vận chuyển,

lắp dựng cốt thép.
- Công tác lắp dựng cốt thép cần thỏa mãn các yêu cầu sau:
+ Các bộ phận lắp dựng trước không được gây trở ngại cho các bộ phận lắp
dựng sau.
+ Có biện pháp ổn định vị trí cốt thép để không bị biến dạng trong quá trình
đổ bê tông.
+ Các cục kê cần đặt tại các vị trí thích hợp tùy theo mật độ cốt thép, nhưng
không lớn hơn 1m một điểm kê. Cục kê có chiều dày bằng lớp bê tông bảo
vệ cốt thép, nó được làm bằng các vật liệu không ăn mòn cốt thép và
không phá hủy bê tông.
+ Sai lệch chiều dày lớp bê tông bảo vệ so với thiết kế không được vượt quá
3mm đối với lớp bê tông bảo vệ có chiều dày nhỏ hơn 15mm, và 5mm đối

với lớp bê tông bảo vệ có chiều dày lớn hơn 15mm.
2.Lắp dựng cốt thép
-Cốt thép dầm được gia công cắt uốn từ bên dưới theo thiết kế và được cẩu lắp lên vị trí
lắp dựng, cốt thép sàn được cẩu lắp lên cắt và gia công ngay tại nơi thi công.
a. Lắp đặt cốt thép cột, vách cứng
Trình tự của chúng như sau :
- Đối với cột vách cứng có hai loại thép chờ là 1m và 2m nối thép sole, phải đảm
bảo đủ điều kiện đoạn neo và chẵn thép, momen nhỏ nhất, dễ thi công.
-Lắp đặt đúng vị trí thiết kế và tiến hành nối thép chiều cao nối được thực hiện phải
bằng chiều cao thép chờ phải có ít nhất 3 mối kẽm liên kết
-Cốt thép dọc được cắt theo tính toán và được dựng lên (cùng với cốt đai) trước tiên
chúng được buộc nối với thép chờ dưới chân cột
-Dựng dàn giáo để đứng buộc cốt đai
-Sau đó là buộc thép đai đã được gia công từ trước với khoảng cách theo thiết kế
-Thả rọi ngắm để cốt thép được dựng lên phải tương đối thẳng để khi ghép cốt pha
được dễ dàng.

SVTH : NHÓM SINH VIÊN

Trang 21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN

Hình 12. Cốt thép vách
b. Lắp đặt cốt thép dầm

- Sau khi lắp đặt cốp pha dầm xong, ta tiến hành đặt cốt thép,ta dùng những thanh

thép để đỡ những dầm thép hở cao hơn so với cốp pha dầm để cho dễ buộc sau đó
mới hạ cốt thép xuống dầm.
- Lồng cốt đai vào sắp xếp cốt thép đúng vị trí thiết kế thép cấu tạo, thép chịu lực,
thép tăng cường và tiến hành buộc kẽm để tạo thành một khung vững chắc
- Khoảng hở giữa các thanh thép phải đủ để bảo đảm cốt liệu lọt được
- Khoảng cách ngàm cốt thép dầm vào cột, vách cứng phải đủ theo thiết kế (khoảng
30d-45d).
- Đảm bảo lớp bảo vệ bằng các cục kê : Đặt các cục kê bên thành dưới và hai bên
thành ván khuôn dầm để tránh hiện tượng cháy cốt thép
- Đối với vị trí giao nhau giữa dầm chính và dầm phụ thì phải bố trí thép dọc chịu
lực của dầm phụ nằm trên dầm chính

SVTH : NHÓM SINH VIÊN

Trang 22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN

Hình 13. Lắp đặt cốt thép dầm
c. Lắp đặt cốt thép sàn

-Đặt cốt thép dầm chính trước cốt thép dầm phụ sau và cốt thép sàn sau cùng. Vì cốt
thép sàn thường luồn qua khung cốt thép dầm cho nên sau khi đã buộc xong cốt thép
dầm mới rải và buộc cốt thép sàn
- Sàn gồm 2 lớp cốt thép có bề dày lớn 200mm, bề dày sàn lớn phụ thuộc vào tải
trọng tác dụng, diện tích ô sàn, và đảm bảo yêu cầu kiến trúc tăng bề dày sàn giảm chiều
cao dầm sử dụng sàn ứng suất trước

-Ta phải buộc lớp cốt thép bên dưới trước rồi sau đó buộc lớp cốt thép bên trên sau ở
một vài nơi cần đặt thêm thép kê sàn (chân chó) để đảm bảo khoảng cách 2 lớp thép và
sàn không bị võng.

Hình 14. Lắp đặt cốt thép sàn
SVTH : NHÓM SINH VIÊN

Trang 23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN

-Sau khi lắp cốt thép lớp dưới thì tiến hành lắp đặt các ống cáp ứng lực vào, kiểm tra
quỹ đạo đi của cáp. Chú ý lắp đầy đủ các ống kĩ thuật và ống vệ sinh
d. Lắp đặt cốt thép cầu thang :
-Thép cầu thang được bố trí hai lớp được minh họa dưới hình vẽ sau đây

Hinh 15. Cốt thép cầu thang
e.

Lớp bảo vệ và ống kĩ thuật :
-Để đảm bảo chiều dày quy
định của lớp bê tông bảo vệ
người ta đúc sẵn
những miếng kê bằng bê tông

chiều dày thiết kế .Những
miếng kê này nằm giữa cốt thép đứng và cốp pha đứng và được buộc chặt vào cốt thép

bằng dây kẽm
-Hoặc giữa hai lớp cốt thép thì phải đảm bảo lớp trên và lớp dưới bằng cách đặt vào
chân chó đối với thép sàn lớp trên.

Hình 16. Lắp ống kĩ thuật và sử dụng cục kê để đảm bảo chiều dày lớp bêtông bảo vệ
e.Lắp đặt cáp dự ứng lực
-Dây cáp được đặt trong ống gent,các ống gent đươc chuẩn bị trước và kéo lên sàn để
thi công lắp đặt

SVTH : NHÓM SINH VIÊN

Trang 24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

GVHD: GV BỘ MÔN KẾT CẤU BKĐN

Hình 17. Ống gent được chuẩn bị sẵn và được kéo lên sàn
-Việc lắp đặt cáp trên sàn là tuỳ theo cao độ của dây cáp trong thiết kế mà bố trí

SVTH : NHÓM SINH VIÊN

Trang 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×