Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Thực trạng xuất khẩu lao động Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.64 KB, 20 trang )

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
TẠI VIỆT NAM


Thực trạng XKLĐ ở VN



Hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam bắt đầu được triển khai từ năm
1980. Cho đến nay, hoạt động này đã trải qua hơn 30 năm và có thể chia theo hai
giai đoạn sau :


Giai đoạn 1980-1990:

Đây là giai đoạn hợp tác lao động với các nước xã hội chủ nghĩa. Trong giai
đoạn này , Việt Nam đã đưa được 290.776 lao động đến 9 nước theo thời hạn hợp
đồng từ 2 năm đến 6 năm. Bình quân hàng năm, số lao động được ra nước ngoài
làm việc là 26.434 người; trong đó số lao động làm việc ở các nước xã hội chủ
nghĩa là 269.078 người, chiếm 92,5%. Ở các nước khác là 21.698 người, chiếm
7,5%( bao gồm Iraq, Li- Bi, Angieri).
Giai đoạn này , việc xuất khẩu lao động dựa trên hiệp định về hợp tác lao động
giữa Chính phủ Việt Nam và chính phủ các nước.


Giai đoạn từ 1991 đến nay:

Xuất khẩu lao động đã dần chuyển sang cơ chế thị trường và được chia thành
hai thời kỳ :
+ Thời kỳ 1991-1999: Đây là thời kỳ chuyển đổi xuất khẩu lao động theo cơ chế
mới. Trong thời kỳ này, bắt đầu thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới chính


sách, cơ chế xuất khẩu lao động với hệ thống văn bản pháp luật về xuất khẩu lao
động được ban hành cùng với việc hình thành đội ngũ doanh nghiệp, tổ chức làm
dịch vụ xuất khẩu lao động và đã đưa được 94.397 lao động làm việc tại 30 thị
trường, bình quân hàng năm đưa được 10.488 lao động.
+ Thời kỳ 1999 đến nay: Đây là thời kỳ đẩy mạnh xuất khẩu lao động. Trong
những năm 2000-2008, Việt Nam đã đưa được 577.706 lao động ra nước ngoài làm
việc. Bình quân hàng năm đưa được 64.190 người, chiếm hơn 5% số lao động có
việc làm mới với nhiều hình thức và ngành nghề ngày càng đa dạng, phong phú.
+ Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các doanh nghiệp, trong 10 tháng đầu
năm 2014 là 91.143 lao động (trong đó có 34.232 lao động nữ). Trong đó thị
trường tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc nhiều nhất là thị trường Đài


Loan (Trung Quốc) với 53.851 người, tiếp theo lần lượt là Nhật Bản 16.283 người,
Hàn Quốc 6.662 người, Maylaysia 4.553 người…

+ Dưới đây là biểu đồ thể hiện sự thay đổi trong tổng số lao động xuất khẩu từ
năm 2001- 2013:

(Nguồn số liệu: Cục quản lý lao động nước ngoài- bộ lao động- thương binh
và xã hội)


Chất lượng lao động:

- Chúng ta chỉ tập trung vào số lượng mà quên chất lượng nguồn lao động.
Chúng ta mới cung ứng lao động phổ thông, thiếu kỹ năng chứ chưa cung ứng lao
động chất lượng cao. Điều này không chỉ khiến cho thu nhập của người lao động
thấp mà còn đẩy họ vào cuộc cạnh tranh khốc liệt với lao động của các nước trong
khu vực. Hệ quả là lao động Việt Nam dường như đang lép vế trước lao động

Trung Quốc và Indonesia…
- Hệ thống đào tạo của nước ta chưa chú trọng về việc cho người lao động tìm
hiểu cũng như có kiến thức về văn hóa, chính trị, luật pháp cũng như những đặc
trưng của nước sở tại mà họ sẽ lao động. Người lao động không những với tay
nghề thấp mà còn không thông thạo ngoại ngữ và kiến thức văn hóa của nước sở
tại, điều đó tạo khó khăn cho người lao động trong quá trình sinh hoạt, lao động và
tìm kiếm việc làm tốt, cũng như không thể lên tiếng tự bảo vệ chính mình khi mà
bị bóc lột sức lao động…
- Tỷ lệ lao động xuất khẩu bỏ trốn còn cao, cũng như vi phạm kỷ luật tại nước
sở tại: tỷ lệ bỏ trốn hiện tại ở Hàn Quốc là 59,25%, Nhật Bản là 27,09%, Đài Loan
7%.
- Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam gần như thấp nhất, chỉ cao hơn
của Lào. Theo thống kê của Tổ chức lao động quốc tế ILO khu vực châu Á, xét
trên mặt bằng lương tối thiểu theo quy định, lao động tại Việt Nam vẫn có giá


thành rẻ với mức trung bình dưới 50 USD/tháng, thấp hơn Jakarta (Indonesia) và
Bắc Kinh (Trung Quốc) hơn 50 USD/tháng và bị Manila (Philippines) bỏ xa, với
trung bình khoảng 140 USD/tháng. Mức chi phí trên là mức lương dành cho lao
động không lành nghề, chủ yếu cho các ngành cần nhiều lao động như da giầy và
dệt may. Tuy nhiên, chính những yếu tố như: năng suất thấp và tính kỷ luật không
cao của công nhân Việt Nam đã mang lại những hiệu quả ngược đối với lợi thế
cạnh tranh của nguồn nhân lực được coi là giá rẻ của lao động Việt Nam.
- Thông tin về xuất khẩu lao động chưa đến được với mọi người lao động. Phần
lớn người lao động không biết tiếp cận với cơ quan, đơn vị nào để làm thủ tục đi
làm việc ở nước ngoài. Do thiếu thông tin, nhẹ dạ, cả tin, lại có tâm lý nôn nóng,
muốn được đi làm ngay ở nước ngoài với thu nhập cao nên người lao động rất dễ
bị mô giới, cò mồi và những tổ chức cá nhân không có chức năng xuất khẩu lao
động lợi dụng tuyên truyền có thể đưa đi làm việc ở những thị trường, ngành nghề,
công việc có thu nhập cao, tiêu chuẩn về tay nghề, ngoại ngữ không cao, thời gian

xuất cảnh nhanh…


Công tác quản lý:

- Việc mở nhiều chi nhánh, trung tâm của các doanh nghiệp XKLĐ cũng khiến
tình hình trở lên phức tạp. Hiện cả nước có khoảng 150 doanh nghiệp có chức năng
XKLĐ nhưng một số doanh nghiệp lập trung tâm, cơ sở đào tạo tràn lan không
quản lý được, có doanh nghiệp còn bán giấy phép.
- Do công tác quản lý hoạt động xuất khẩu lao động của cơ quan chức năng trên
địa bàn chưa chặt chẽ, pháp luật lỏng lẻo nên xuất hiện những trung tâm hay công
ty XKLĐ không có đủ chức năng và cả ở những trung tâm, công ty XKLĐ “ma”.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Cục Quản lý Lao động Ngoài nước, năm
2005, đã phát hiện 43 vụ, trong đó có 23 vụ liên quan đến tuyển lao động bất hợp
pháp (15 vụ do các tổ chức, cá nhân không có giấy phép hoạt động xuất khẩu lao
động; 8 vụ liên quan đến các doanh nghiệp được cấp giấy phép); năm 2006, phát
hiện 117 vụ việc, trong đó 58 vụ tuyển chọn lao động bất hợp pháp (47 vụ việc do
các tổ chức, cá nhân ngoài xã hội tiến hành, 11 vụ liên quan đến các doanh nghiệp
có giấy phép hoạt động XKLĐ). Riêng năm 2007, đã phát hiện 118 vụ trong đó 44
vụ liên quan đến tuyển chọn lao động bất hợp pháp do các tổ chức, cá nhân ngoài
xã hội tiến hành, 72 vụ có liên quan đến doanh nghiệp XKLĐ.


Còn theo thống kê của Công an Hà Nội, từ đầu năm 2006 đến tháng 6/2007, chỉ
tính riêng trên địa bàn thành phố đã xảy ra 71 vụ án, liên quan đến 119 đối tượng
lừa đảo đưa người đi lao động ở nước ngoài với 2.118 nạn nhân và số tiền bị lừa
đảo
lên
tới
trên

53
tỷ
đồng.
- Một điều đáng báo động là có đến 96% người bị lừa đảo là nông dân. Họ là
những người có nhu cầu đi XKLĐ thật sự, song cũng là người thiếu thông tin, hiểu
biết về các công ty XKLĐ, trở thành miếng mồi ngon cho các đối tượng lừa đảo.
Điều này làm ảnh hưởng lớn đến chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về XKLĐ là
xóa đói giảm nghèo cho người dân). Và thêm vào đó là hàng loạt các rủi ro khác
như: không XKLĐ được sau một thời gian dài chờ đợi và cũng không thể lấy lại
được số tiền đã đặt cọc, hoặc nếu có thì chỉ là một phần nhỏ.



Tác động của hoạt động XKLĐ.

1. Đối với kinh tế.
Đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động, góp phần giảm
nghèo bền vững theo Quyết định 71/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do công ty trực
tiếp đưa lao động đi xuất khẩu không khảo sát hết thị trường và có nhiều bất cập
nên không những không đạt được mục tiêu “xóa nghèo bền vững” mà còn gây ra
nhiều khoản nợ xấu với số tiền lên đến nhiều tỷ đồng mà Nhà nước hiện phải gánh
chịu. .. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là do về nước trước hạn hay về nước đúng hạn
nhưng thường xuyên bị ngừng việc hay thiếu việc làm khi ở nước ngoài do khủng
hoảng kinh tế nên không đủ tích lũy để trả nợ.
Nợ xấu gây ra bởi chương trình xuất khẩu lao động dựa vào vốn vay ưu đãi
đang thực sự trở thành một vấn đề đáng lưu tâm trong chính sách thúc đẩy xuất
khẩu lao động của nhà nước. Các ngân hàng liên tục báo cáo tình trạng nợ do
người lao động làm việc tại nước ngoài đã quá hạn trả và hầu hết mất khả năng thu
hồi. Nợ quá hạn nhiều chủ yếu tập trung huyện nghèo (chiếm 91%). Trong tình

trạng nợ xấu nói chung đang là một vấn đề tiêu cực cần khắc phục. các ngân hàng
không muốn thêm gánh nặng từ các khoản vay này- các khoản vay vốn đã mang lại
cho họ rất ít hiệu quả tín dụng.


Đại diện một số ngân hàng thương mại cho rằng, nhiều ngân hàng hiện không
đủ vốn nên đã phải hạn chế hoặc “cắt giảm” một số hình thức cho vay, bao gồm cả
cho vay xuất khẩu lao động. Theo đại diện của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, lý do chính vẫn là rủi ro cho vay trong lĩnh vực xuất khẩu lao động
ngày càng lớn. Nhiều đối tượng chây ỳ, khiến cho việc thu hồi khi nợ đến hạn vô
cùng khó khăn. Nợ xấu đối với cho vay thông thường không bao giờ vượt quá 3%,
nhưng đối với cho vay xuất khẩu lao động đã lên tới trên 10%, nên cũng cần phải
xem xét lại. (số liệu năm 2011)
Từ năm 2009 đến nay, Việt Nam mới đưa được gần 8.000 lao động ở khu vực
miền núi đi XKLĐ theo Đề án 71, nhưng có tới 60% số lao động phải về nước
trước thời hạn và tất nhiên không có khả năng trả nợ Ông Võ Tấn Lũy, PGĐ Ngân
hàng CSXH huyện Tây Giang, cho biết: từ năm 2010 đến 2012, toàn huyện Tây
Giang có 115 người đi XKLĐ, trong đó thị trường Malaysia là 114 người, đến nay
còn 64 người còn nợ vốn vay của ngân hàng với tổng số tiền 1,171 tỷ đồng. Tính
đến nay đã có 64 lao động đã về nước, trong đó có 39 lao động về nước trước thời
hạn và đều đang nợ Ngân hàng CSXH huyện Tây Giang từ 10 đến 25 triệu
đồng/người và không ai đủ khả năng trả nợ. Tổng số nợ 586 triệu đồng của 39 lao
động về trước thời hạn nợ Ngân hàng CSXH Tây Giang không còn khả năng thu
hồi nợ.
Ông Lê Hùng Lam - Phó Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội
Quảng Nam: ‘’Tỷ lệ nợ quá hạn đối với chương trình cho vay XKLĐ đến nay
khoảng 7,7% trong khi tổng các chương trình chỉ ở mức 0,2%, như thế là nợ xấu
quá lớn’’.
Rõ ràng, việc ngăn chặn và giảm lượng nợ xấu do xuất khẩu lao động gây ra là bài
toán khó đối với nhà nước khi môi trường làm việc tại nước ngoài cũng như nội

lực của lao động VN chưa thể cải thiện trong thời gian tới. Đây cũng chính là 2
nguyên nhân chính dẫn đến các khoản nợ xấu này. Nhà nước đã có những chính
sách thích ứng để cải thiện vấn đề này như việc ký quỹ, thế chấp, gia tăng các mức
phạt răn đe… chưa mang lại hiệu quả và tình trạng nợ xấu này vẫn tiếp diễn.
2. Đối với gia đình và xă hội.
2.1. Tác động xấu đến người lao động.


- Rủi ro phát sinh từ phía người sử dụng lao động (Đối tác nước ngoài):
Khi người sử dụng lao động không may làm ăn thua lỗ, bị phá sản,… dẫn đến
phải cắt giảm nhân công hay sa thải nhân công thì hợp đồng lao động sẽ bị chấm
dứt trước thời hạn. Trong trường hợp này, người lao động sẽ bị thiệt hại lớn. Họ bị
mất việc làm và phải trở về nước. Có người thì đã tích lũy đủ số tiền để góp phần
ổn định cuộc sống khi về nước, nhưng cũng có người thì lại rơi vào hoàn cảnh nợ
nần chồng chất, vì trước khi đi xuất khẩu, họ phải vay mượn một số tiền lớn cho
mô giới và các chi phí khác (đi lại, làm visa, giấy tờ công chứng…) trong khi đó lại
không có tiền mang về.
Mặt khác, có những trường hợp do người sử dụng lao động không trả hoặc đánh
mất hộ chiếu của người lao động nên người lao động không thể trở về nước, khiến
họ trở thành người nhập cư bất hợp pháp và phải chịu bất cứ hình phạt nào theo
quy định của nước sở tại.
Khi người sử dụng lao động cố tình thực hiện không nghiêm túc hợp đồng đã
ký như cắt giảm tiển lương, cắt giảm các lợi ích của người lao động như: bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế,..; đánh đập công nhân, bóc lột công nhân mộtcách quá
đáng dẫn đến tình trạng mâu thuẫn
giữa người lao động và người sử
dụng lao động. Hậu quả là, người lao động sẽ bỏ việc hoặc bị sa thải. Và do đó,
người lao động lại là người bị hại.
- Rủi ro phát sinh từ phía nước sử dụng lao động: hiện nay nhiều quốc gia mà
lao động Việt Nam sang làm việc có những bất ổn về chính trị như Trung Quốc,

Lybia, Ucraine…Điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến công việc, quyền lợi, thậm
chí cả tính mạng của lao động nước ta.
Những số liệu cụ thể cho thấy từ cuối năm 2010 đến nay, người lao động luôn
“thót tim” với những vụ việc như: ngày 25/12/2012, 12 lao động Việt Nam trên tàu
đánh cá Shiuh- Fu1 của Đài Loan bị cướp biển Somalia bắt tại vùng biển ngoài
khơi Madagascar Ấn Độ Dương; Vụ cháy xưởng sản xuất đồ gỗ ở khu công nghiệp
Kinrara (Malayxia) rạng sáng 9/2/2013 làm 3 công nhân Việt Nam thiệt mạng. Đặc
biệt, sự kiện mang tính thời sự nhất đó chính là số phận của hơn 10000 lao động
Việt Nam tại Lybia, do Sybia có chiến sự, nên ngay lập tức tính mạng người dân bị
đe dọa, và họ bắt buộc phải trở về nước, mà không biết có được bồi thường hay chi
trả cho bất kì khoản chi phí nào không…


Cũng chính những người đi lao động xuất khẩu than: rất nhiều khó khăn mà họ
phải thường xuyên đối mặt như thiếu bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động dẫn đến
tình trạng bị tai nạn và bệnh nghề nghiệp cao; không được chủ sử dụng lao động
trả lương hoặc trả lương không đúng thỏa thuận, bị hành hạ và lạm dụng, thậm chí
cả lạm dụng tình dục; bị thu giữ hộ chiếu, giấy tờ tùy thân…Rất nhiều vướng mắc
mà lao động Việt Nam phải đối mặt khi đi sang lao động ở nước ngoài. Trong khi
đó, hiện nguồn nhân lực của các ban quản lí lao động Việt Nam ở nước ngoài thuộc
cục QLLĐNN còn rất mỏng. Tại Malayxia có 4 cán bộ trên tổng số 100 000 lao
động, Hàn Quốc có 3 cán bộ trên tổng số 55 000 Lao động, Đài Loan có 4 cán bộ
trên tổng số 82 000 lao động, Nhật Bản có 2 cán bộ trên tổng số 26 000 lao động…
(số liệu năm 2013). Vì thế sẽ là khó khăn cho lao động của ta được làm việc ở
nước ngoài một cách công bằng, an toàn và đúng đắn nhất.
-Rủi ro phát sinh từ phía doanh nghiệp hay cơ quan Nhà nước đưa lao động đi xuất
khẩu.
Rủi ro phát sinh nguyên nhân chủ yếu là doanh nghiệp XKLĐ là các “doanh
nghiệp ma” nghĩa là hoạt động không hề có sự cho phép của các cơ quan chức
năng. Thực chất hành vi của các doanh nghiệp này lợi dụng sự cả tin của người lao

động, sự thiếu thông tin về lĩnh vực xuất khẩu lao động và đặc biệt là khát vọng
đổi đời của người lao động để lừa đảo. Trong trường hợp này người bị hại trực tiếp
là người lao động. Họ bị thiệt hại về tài chính nặng nề (số tiền nộp để đi XKLĐ lên
tới hàng chục triệu ở Việt Nam) thậm chí có những người lao động đã phải trả giá
bằng cả tính mạng nhân phẩm. Chính phủ Việt Nam và chính phủ nước sở tại có
thể bị hại một cách gián tiếp trong việc giải quyết hậu quả.
Bên cạnh đó cũng có những doanh nghiệp xuất khẩu lao động đựơc cấp giấy
phép rồi nhưng hoạt động không hiệu quả đã nhận tiền của người lao động song lại
không tìm kiếm được thị trường để đưa họ đi. Trường hợp này người lao
động cũng bị thiệt hại về tài chính.
- Rủi ro phát sinh từ chính người lao động đi xuất khẩu:
Có những lao động đã được Nhà nước hỗ trợ một phần vốn vay để đi xuất khẩu
lao động, mọi thủ tục đã hoàn tất nhưng đến ngày lên đường thì họ lại không đi
nữa. Đây là những trường hợp tiêu biểu của người dân ở vùng dân tộc thiểu số,
trình độ học vấn thấp, có truyền thống gắn bó với quê hương, bản làng, luôn mang


tâm lí không muốn đi làm ăn xa…và tất nhiên họ phải gánh chịu những tổn thất mà
chính họ gây nên.
Đặc biệt, điểm đáng nói nhất đó là tình trạng người lao động khi đã sang nước
nhận XKLĐ, tự ý phá vỡ hợp đồng bằng cách bỏ trốn để ra ngoài làm cho các công
ty tư nhân với mức thu nhập cao hơn; hay trốn ở lại làm thêm sau khi đã hết hợp
đồng và phải về nước. Theo thống kê của cục quản lí lao động ngoài nước, vài năm
gần đây, tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn ở hầu hết các thị trường, trong đó
nhiều nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc (30-40%), và Đài Loan ( 10-15%)…và Hà Tĩnh
là địa phương có số lao động bỏ trốn lớn nhất trong cả nước. Việc làm này gây
nhiều bức xúc cho các công ty XKLĐ cũng như các nhà quản lí lao động. Họ phải
chịu thiệt hại về kinh tế, thậm chí có thể bị đình trệ sản xuất nếu số lao động bỏ
trốn quá nhiều, điều này cũng ảnh hưởng đến uy tín của họ…Đối với người lao
động Việt Nam, nếu bị phát hiện thì họ sẽ bị phạt và bị trục xuất về nước. Nhưng

thiệt hại lớn nhất là hình ảnh người lao động Việt Nam bị xấu đi trong mắt bạn bè
quốc tế, giá cả của lao động Việt Nam sẽ bị hạ thấp, thậm chí có thể bị một số thị
trường từ chối tiếp nhận.
Theo báo cáo của cục QLLĐNN, tháng 8/2013, gần 600 lao động Việt Nam bị
trục xuất khỏi Nga, vì bị cảnh sát Nga bắt giữ vì cư trú trái phép. Hay một tin đáng
buồn và lo nữa là Thị trường lao động Hàn Quốc ngừng tuyển lao động Việt Nam
sang làm việc (giai đoạn cuối năm 2012- đầu năm 2013).
Lao động phá vỡ hợp đồng, bỏ trốn hay cư trú bất hợp pháp, tất cả đều xuất
phát từ sự thiếu hiểu biết về luật pháp và cái nhìn thiểm cận vì cái lợi trước mắt mà
người lao động hành động như vậy. Vì họ muốn nhanh chóng hoàn trả vốn và có
tiền tích lũy được khi về nước nên đã tự ý bỏ trốn mà không suy xét đến hậu quả.
Khi lao động bỏ trốn bất hợp pháp bị chính quyền nước sở tại phát hiện, cái giá mà
họ phải trả rất lớn: có thể là 12 tháng tù giam, hay nộp phạt số tiền lên tới 40 000
USD, và bị cấm vĩnh viễn quay trở lại lao động. Ngoài ra, họ sẽ không được bảo
hiểm đầy đủ khi đau ốm, tai nạn; phải sống chui lủi và không được bảo vệ khi côn
đồ hãm hại, tra tấn, hay đau lòng nhất là việc chết nơi nước bạn mà không mang
được thi thể về quê hương; “Đau lòng hơn là họ đi XKLĐ tại nước Nga theo
đường dây Bất hợp pháp, nên khi chết, họ không được chôn cất cẩn thận mà chỉ
được quấn vải rồi lấp đất lên. Thậm chí có hai trong số ba nạn nhân phải chôn cùng
một hố” (trích từ một bài đăng trong báo Giáo dục)


. Tác động xấu đến gia đình và xã hội.
Hiện nay, vấn đề xuất khẩu lao đang đang là mối quan tâm của toàn xã hội trong
quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, xuất khẩu lao động đem lại nguồn thu nhập cao
cho gia đình và xã hội, tuy nhiên nó còn kéo theo nhiều vấn đề xã hội nảy sinh như
tệ nạn xã hội, sự thay đổi trong mối quan hệ với gia đình, làng xóm, cộng đồng...


Quan hệ vợ chồng rạn nứt

Sự thay đổi mối quan hệ trong gia đình được đề cập đến nhiều hơn cả, nó ảnh

hưởng không nhỏ đến đời sống tình cảm giữa các thành viên trong gia đình.
Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên mỗi năm giải quyết hàng chục vụ án ly hôn có
yếu tố nước ngoài, phần lớn những vụ án đó liên quan đến việc có vợ hoặc chồng
đã và đang đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài, từ đó dẫn đến những mâu thuẫn
phát sinh mà không thể hàn gắn được.
Hay ở huyện Yên Thế (Bắc Giang) năm 2011 đã có gần 200 vụ xin ly hôn do có
người đi lao động ở nước ngoài.
Theo thống kê của hội phụ nữ Việt Nam, ở tỉnh Thái Bình, có tới gần 70% các hộ
gia đình có vợ, chồng đi xuất khẩu trở về có dấu hiệu quan hệ bị rạn nứt, có vấn đề
và 7% các gia đình rơi vào tình cảnh nợ nần hoặc tái nghèo trở lại
Có rất nhiều trường hợp điển hình có thể kể đến như
Chồng đi xuất khẩu lao động thì mọi gánh nặng gia đình đè nặng lên vai người vợ (
chăm sóc con cái, mẹ già, công việc gia đình đồng áng ) rồi vợ chồng xa nhau lâu
ngày thì tình cảm xa cách, nhiều khi còn bị hàng xóm điều tiếng, nghi ngoại tình,
lăng nhăng...
Hay vợ đi lao động gửi tiền về, chồng ở nhà lại chỉ tiêu xài hoang phí, không
có chí làm ăn, rồi bao nhiêu gửi về cũng hết tất


Cũng có rất nhiều vụ vợ hoạc chồng ra nước ngoài, rồi ở 1 mình nhiều khi thiếu
thốn tình cảm, vậy là có mối quan hệ với người nước ngoài
Đó chỉ là một vài trong số hàng chục, hàng trăm vụ án ly hôn có vợ hoặc chồng đi
xuất khẩu lao động tại nước ngoài, đó cũng là một trong những hệ quả của phong
trào xuất khẩu lao động rầm rộ hàng chục năm trở lại đây. Bên cạnh những lợi ích
về kinh tế thì nó cũng kéo theo bao hệ quả trong đó có bao gia đình phải ly tán, bao
nhiêu đứa trẻ không được chăm lo dạy bảo chu đáo, bao nhiêu đứa trẻ không có cả
cha mẹ quan tâm, chăm sóc.
Con cái thiếu sự dạy dỗ của bố mẹ




Việc bố mẹ xa nhà cũng ảnh hưởng rât nhiều đến việc giáo dục quản lý con cái,
vì không có sự quan tâm nhắc nhở, chỉ bảo sát sao nên dễ dẫn đến tình trạng hư
hỏng, đua đòi theo bạn bè, học hành không đến nơi đến chốn.
Một người bà 60 tuổi ở Thái Bình cho biết, ở nhà chỉ có 3 bà cháu, công việc
thì một mình bà lo hết, từ chuyện nhà cửa bếp núc cho đến nhắc nhở các cháu ăn
uống học hành, ... khổ nỗi chúng lớn rồi khó bảo, đánh mắng tì hì không được, đứa
lớn thì học hêt lớp 12, đứa bé hết lớp 6, cả 2 đều ham chơi nghich ngợm không
chịu học hành tử tế, thinh thoảng lại đánh nhau đua đòi cờ bạc, hầu hết ở đây gia
đình nào có bố mẹ đi vắng là con cái đều không học cao, hêt cấp 3 là theo bạn bè
đi làm công nhân hoặc sang đó làm cùng bố mẹ, có đứa thì ở nhà chơi bời lêu
lổng...
Điều kiện xa xôi cách trở, ít có thời gian về thăm nhà và quan tâm chăm sóc lẫn
nhau có ảnh hưởng rât tiêu cực đến tâm lý tình cảm của các thành viên trong gia
đình dẫn đến mối quan hệ thân thiết nay có nhiều biến đổi trong quan hệ vợ chồng,
từ đó lại ảnh hưởng đến tâm sinh lý của con cái, việc sao nhãng học hành của


chúng... tỉ lệ xuất khẩu lao động tăng lên tì số lượng các vụ ly hôn cũng tăng theo
với môt mức độ đáng kể, từ 10-15% so với các năm trước đây
Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, năng lực, nhận thức xã hội của thế hệ
trẻ, là nguồn lao động chính, là những người chủ nhân tương lai của đất nước.


Giá trị văn hóa đạo đức xuống cấp

Không ít những giá trị đạo đức, văn hóa của làng quê Việt hun đúc tự ngàn đời,
nay bị xuống cấp, bị đảo lộn. Tệ nạn, lối sống lai căng, tạp nham từ khắp nơi trên

thế giới ùa về, các hành vi bạo lực, thờ ơ ly thân với nhau, vợ ghen chồng, chồng
ghen vợ...
Nếu chỉ biết đưa thật nhiều lao động sang xứ người để thu ngoại tệ, trở về, quên
luôn cả sự xáo trộn cơ cấu gia đình-xã hội ở nhiều vùng quê, tức là vô cảm và cả
có phần vô trách nhiệm.


Những đứa trẻ sinh ra mà không có giấy khai sinh
Để có thể xuất ngoại, làm hợp đồng xuất khẩu sang hàn quốc, nhiều phụ nữ

phải làm giấy đăng kí kết hôn với người nước ngoài, đến khi trở về vì không có
giấy tờ chứng minh, xác nhận thân nhân mà kêt quả là nhiều đứa trẻ đến tuổi đi học
nhưng vẫn chưa có giấy khai sinh để có thể đến trường.
Như ở huyện Tam Dị, huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang, theo thống kê năm 2012 có
tới 28 đứa trẻ đến tuổi vào lớp 1 nhưng vẫn chưa có giấy khai sinh, và con số thực
tế thì còn nhiều hơn thế.
Vấn đề này thực sự cần có sự linh hoạt, đồng cảm của các cấp chính quyền, cơ sở
tư pháp trên địa bàn để giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em.


Nguy cơ lan tràn dịch bệnh


Có hiện tượng các cặp vợ chồng xuất khẩu lao động có quan hệ tình dục ngoài hôn
nhân, phổ biến hơn ở nam giới. Điều nguy hiểm là nhận thức về an toàn tình dục
chưa đầy đủ, họ cho rằng nếu cặp bồ hoặc có bạn tình thường xuyên thì không cần
phải sử dụng các biện pháp an toàn tình dục và thực tế nhiều người trong số họ đã
không sử dụng biện pháp an toàn tình dục để bảo vệ mình và bạn tình và đây là
nguy cơ dẫn đến lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục và HIV/AIDS.
Sau khi trở về nước, rất nhiều người đã mang theo mình các căn bệnh lây qua

đường tình dục như hiv/aids mà không hề hay biết, họ lây nhiễm cho vợ chồng,
khiến con cái sinh ra đã vô tình mắc phải căn bệnh thế kỉ, ảnh hưởng đến họ trong
suốt cuộc đời.




Một số kiến nghị
Về phía nhà nước
.Thu hút đầu tư trong và ngoài nước, phát triển kinh tế xã hội

Chính phủ cần phải nâng cao việc thu hút FDI và ODA đầu tư để giải quyết vấn
đề việc làm cho nhân dân lao động. Với dân số đông, trên 90 triệu người và đang
trong tình trạng dân số vàng, lao động giá rẻ, nguồn cung ứng nguyên vật liệu khá
tốt, hệ thống cơ sở hạ tầng đang ngày càng hoàn thiện, Việt Nam có lợi thế trong
việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng cường mở rộng hợp tác, vay
vốn ODA để xây dựng phát triển cơ sỏ hạ tầng, xóa đói giảm nghèo. Đầu tư trực
tiếp nước ngoài trong thời gian qua đã tạo việc làm cho trên 1,7 triệu lao động trực
tiếp và một số lượng lớn lao động gián tiếp do tác động lan tỏa của các dự án
ĐTNN. Các doanh nghiệp ĐTNN hoạt động trong một số lĩnh vực như lắp ráp ô tô
- Xe máy, điện tử, may mặc, giầy da, chế biến nông sản… có nhu cầu sử dụng số
lượng lớn lao động, góp phần tạo nhiều việc làm cho người lao động Việt Nam.
Việt Nam cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất,
phát triển kinh tế xã hội vì đây là lực lượng và thành phần chính trong việc tạo
dựng công ăn việc làm cho người lao động. Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp
nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) Cao Sĩ Kiêm, hiện cả nước có gần 500 nghìn


DNNVV, chiếm hơn 97% tổng số DN. Các DNNVV tạo ra 45 đến 50% khối lượng
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đóng góp 20% cho ngân sách nhà nước, thu hút

56% số lao động trong các DN. Ðây là một trong những yếu tố đóng góp tích cực
vào an sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo bởi với tính linh hoạt, các DN này có thể
đi vào tận các vùng, miền. Chính phủ cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp vay vốn,
mở rộng sản xuất, tư vấn pháp lý và thị trường, hợp tác, chuyển giao công nghệ …
Hoàn thiện hệ thống pháp lý, giảm các thủ tục hành chính, miễn giảm thuế, vinh
danh các doanh nghiệp thành đạt, làm ăn chân chính, ngăn chặn các hoạt động
buôn lậu nhằm đảm bảo tính cạnh tranh cho hàng hóa trong nước. Giúp đỡ các
doanh nghiệp vửa và nhỏ.


. Mở rộng các trường lớp, trung tâm đào tạo nghề.

Về chất lượng nguồn lao động: Trong tổng số 49,2 triệu người trong độ tuổi lao
động, chỉ có 7,3 triệu người đã được đào tạo, chiếm 14,9% lực lượng lao động.
Trong số những người đang theo học ở các trường chuyên nghiệp trên toàn quốc
thì tỷ lệ người đang theo học trình độ sơ cấp là 1,7%, trung cấp 20,5, cao đẳng
24,5% và Đại học trở lên là 53,3%. Tỷ trọng lao động đã qua đào tạo ở nước ta rất
thấp, cụ thể là 86,7% dân số trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo chuyên
môn, kỹ thuật, đáng chú ý hơn là khu vực nông thôn, nơi phần lớn người lao động
có nguyện vọng đi làm việc ở nước ngoài thì tỷ lệ lao động chưa được đào tạo
chiếm 92%. Như vậy, đội ngũ lao động của ta trẻ và dồi dào nhưng chưa được
trang bị chuyên môn, kỹ thuật. Hiện cả nước có hơn 41,8 triệu lao động, chiếm
85,1% lực lượng lao động chưa được đào tạo để đạt một trình trình độ chuyên
môn, kỹ thuật nào đó. Do vậy sức lao động dồi dào, nhân công rẻ, cần cù chỉ là lợi
thế cấp thấp, sớm bị xói mòn, chúng ta cần:


Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo nghề và ngoại ngữ phù hợp với
yêu cầu về kỹ năng nghề, ngoại ngữ của các doanh nghiệp. Nội dung đào tạo
tập trung huấn luyện kỹ năng nghề cho người lao động và an toàn lao động

nhằm ngăn ngừa tai nạn xảy ra trong quá trình tác nghiệp. Hướng dẫn cơ sở
đào tạo rèn luyện tác phong lao động công nghiệp cho người lao động. Ví
dụ: đối với lao động thì phải đào tạo phải rèn cho người lao động bỏ thói
quen ngủ trưa, đi làm việc đúng giờ, tác nghiệp phải chính xác, chỉ được
thực hiện công việc khi đã hiểu rõ yêu cầu của người quản lý…




Nhà nước đầu tư xây dựng các Trung tâm đào tạo lao động xuất khẩu đặt tại
các vùng, miền và trang bị máy móc, thiết bị đào tạo nghề, ngoại ngữ đạt
chất lượng cao, dạy nghành nghề, kĩ năng cơ bản, miễn phí cho nhiều tầng
lớp nhân dân như dạy nuôi cá, nuôi tôm…Khuyến khích các doanh nghiệp
đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hành để chủ động đào tạo nguồn lao
động đáp ứng kịp thời yêu cầu về số lượng và chất lượng.



Nhà nước quy định tiêu chuẩn theo từng ngành nghề và kiểm định chất
lượng lao động có nghề. Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo
nghề, ngoại ngữ cho lao động.



Nhà nước cũng định hướng nghề nghiệp cho các sinh viên, tránh tình trạng
sinh viên đổ xô theo xu hướng học các nghành kinh tế, bỏ qua các nghành kĩ
thuật, trong khi đó kĩ thuật mới là yếu tố tác nhân dẫn đến tăng trưởng kinh
tế, tránh tình trạng một số ngành kinh tế cung lớn hơn cầu, trong khi ngành
khác thiếu hụt lao động. Cải cách nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng nhu
cầu trong nước.


Đương nhiên, việc đào tạo nguồn nhân lực phải đi đôi với việc tìm kiếm và tạo
công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động để họ tin tưởng, an tâm học
tập và không bị lãng phí tiền của, thời gian.


. Tạo điều kiện cho người lao động phát triển

Hiện nay, nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ, giúp đỡ người lao động phát
triển. Tạo điều kiện cho người dân có cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn, khoa học
kĩ thuật. Để từ đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Ví dụ nhà nước đầu tư 10000 tỷ đồng hỗ trợ ngư dân đóng tàu sắt, giúp ngư dân có
thể khai thác tiềm năng thủy hải sản, nâng cao chất lượng nguồn hải sản khai thác
được, đồng thời bám biển bảo vệ chủ quyền. Nhà nước và các tổ chức như hội cựu
chiến binh, hội phụ nữ giúp đỡ cho các hộ nghèo, sinh viên vay vốn với lãi suất
thấp để người dân có thể học nghề, học sinh có thể học đại học. Bao mua, trợ giá
cho các sản phẩm của người nông dân như lúa gạo, mía đường… để đảm bảo có lãi
cho người nông dân. Tích cực hỗ trợ, tư vấn, giúp đỡ nông dân trong việc sử dụng
các trang thiết bị máy móc, phân bón, thuốc bảo quản, thuốc bảo vệ thực vật…Tư
vấn pháp lý, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm thông qua đàm phán,
chính sách đối ngoại…




. Khuyến khích sự sáng tạo các mô hình kinh tế, áp dụng khoa học kĩ thuật.

Nhà nước cần có những cơ chế chính sách tích cực trong việc khuyến khích sự
sáng tạo và áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất và các mô hình kinh tế mới.
Trong những năm gần đây, nhiều nhà “khoa học” là nông dân đã có những phát

minh thiết thực có những đóng góp tích cực trong sản xuất như máy tách hạt tiêu,
hạt ngô, máy bóc dừa… song thực tế lại chưa được quan tâm đúng mức để có thể
áp dụng một cách hiệu quả trong sản xuất.
Việc sản xuất ở nước ta còn mang tính nhỏ lẻ, tự phát, khó có thể áp dụng trang
thiết bị để có thể sản xuất đại trà quy mô lớn. Nhiều mô hình kinh tế mới đã ra đời
như mô hình kinh tế “cánh đồng mẫu lớn” ở miền nam đã góp phần giúp người
nông dân tiết kiệm được nhân lực sản xuất, áp dụng máy móc năng suất và chất
lượng sản phẩm, tăng cao tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Nhiều vùng kinh tế
của đất nước có những khó khăn nhất định trong việc sản xuất đã mạnh dạn áp
dụng chuyển đổi sản xuất như từ làm ruộng sang chăn nuôi, từ trồng rừng sang
trồng những cây ăn quả cho thu nhập cao hơn…
Việt Nam là một quốc gia có nhiều làng nghề truyền thống, với nhiều thương
hiệu và sản phẩm nổi tiếng. Chúng ta cần khuyến khích đầu tư phát triển các làng
nghề, các nghề truyền thống để tạo công ăn việc làm, thu nhập cho nhân dân lao
động, duy trì bản sắc văn hóa đồng thời tạo thương hiệu trên thế giới, tránh để các
làng nghề bị mai một và phát triển theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ. Các ngành nghề
truyền thống như đúc đồng, mộc, chạm bạc, nước mắm….


. Tận dụng tối đa tiềm năng phát triển kinh tế.

Việt Nam là một quốc gia giàu tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên về động thực
vật, tài nguyên khoáng sản, nước, đất đai… Vì vậy nhà nước cần có những chính
sách đầu tư phát triển để có thể khai thác và sử dụng một cách hiệu quả.
Ví dụ: Biển đông của Việt Nam có nguồn thủy hải sản lớn nhưng việc khai thác
còn gặp nhiều khó khăn do ngư dân chưa được trang bị tốt về khoa học kĩ thuật…
Trữ lượng dầu mỏ ở biển Đông lớn nhưng lại chưa thể khai thác được đúng mức...
Vào mùa thu đông, phần lớn ruộng đất ở Việt Nam bị để không, chúng ta có thể áp
dụng tăng vụ trồng các loại cây ngắn ngày nhằm tăng thu nhập…



Tận dụng nguồn lao động nhàn rỗi tại chỗ ở nông thôn để sản xuất các mặt hàng
xuất khẩu như mây tre đan, liên kết với các công ty tăng cường sản xuất các mặt
hàng quần áo…


. Hoàn thiện chính sách pháp lý, thắt chặt quản lý xuất khẩu lao động

Chính sách quản lý XKLĐ của Việt Nam còn nhiều bất cập, tình trạng đi lao
động chui, lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc buôn bán phụ nữ và trẻ em còn xảy ra
nhiều. Nhà nước cần có những cơ chế quản lý nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý,
ngăn chặn các hoạt động lừa đảo, quản lý chặt chẽ các hoạt động xuất khẩu lao
động giảm thiểu tình trạng đi chui, và bảo vệ người lao động trước tình việc bị bóc
lột hoặc môi giới quá cao…
Chúng ta cần có chính sách quản lý chặt chẽ tình trạng việc nhập khẩu lao động.
Chỉ những ngành nghề công nghệ kĩ thuật cao mà trình độ trong nước không thể
đáp ứng được mới cần đến các chuyên gia và công nhân nước ngoài. Thực tế đã có
tình trạng các nhà thầu nước ngoài trúng thầu đã đưa công nhân nước họ đến làm
việc mà không sử dụng công nhân trong nước gây nên tình trạng người Việt không
có việc làm. Công nhân nước ngoài cũng là yếu tố gây nên nhiều bất ổn như mâu
thuẫn ẩu đả với người trong nước, trộm cắp, tệ nạn mại dâm, buôn lậu… Ví dụ:
công nhân Trung Quốc đến khai thác boxit ở Tây Nguyên, xây dựng các công trình
nhà khác...


. Phát triển nông thôn, thực hiện các chương trình, chính sách hỗ trợ, giúp đỡ
xóa đói giảm nghèo.

Để người dân có thể yên tâm phát triển kinh tế, ổn định đời sống, Nhà nước
cần có những chính sách giúp đỡ người dân tộc định canh định cư, xây dựng hệ

thống giao thông nông thôn, hệ thống điện nước, hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe,
hệ thống giáo dục…Các chương trình của nhà nước đang ngày càng phát huy hiệu
quả như dự án 135 đưa nước sạch về bản, nối vòng tay lớn, chung tay góp sức vì
người nghèo, tổ chức hướng dẫn người nghèo cách làm ăn; chăm sóc sức khỏe và
trợ giúp trẻ em nghèo đến trường, giúp người nghèo cải thiện đời sống. Gần sáu
nghìn xã, phường, hơn 300 huyện và 17 tỉnh, thành phố đã cơ bản hoàn thành
chương trình xóa nhà dột nát cho hộ nghèo.Đời sống vật chất và tinh thần của
người dân ngày cang được nâng cao, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm từ 22% năm
2005 xuống còn 7,6% năm 2013.




Về phía người lao động
Việc mưu sinh là tất yếu đối với con người. Ai cũng mong muốn có một cuộc

sống sung túc, và khi có cơ hội được làm việc với mức thu nhập cao thì quả là một
điều đáng cân nhắc. Xuất khẩu lao động là một cơ hội như vậy, song trước khi
quyết định cũng cần phải suy nghĩ thật kỹ, hiểu biết không bao giờ là thừa.
2.1.Thứ nhất, xuất khẩu lao động hay làm việc trong nước?
Cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra quyết định có đi xuất khẩu lao động
hay không. Việc ra nước ngoài hứa hẹn cơ hội thay đổi cuộc sống song cũng tiềm
tàng nhiều rủi ro. Liệu việc đầu tư hàng chục đến trăm triệu cho các chi phí để
được đi xuất khẩu có thực sự tốt hơn việc dùng số tiền ấy để đầu tư vào việc gì đó
trong nước không? Không ai đảm bảo sau khi người lao động bỏ số tiền ấy ra sẽ
chắc chắn được ra nước ngoài làm việc. Vậy nếu đầu tư vào một công việc trong
nước thì sao? Có thể dùng số tiền ấy để chăn nuôi, mở cửa hàng, canh tác các loại
cây trồng...
Có một trường hợp rất thú vị: Ông Nguyễn Hữu Hùng- chủ tịch hội cựu
chiến binh xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân chia sẻ: với mức vay từ 30-40

triệu đồng để đi xuất khẩu lao động như mọi người, gia đình ông đã mua 3 con bò,
sau 3 năm có thể trả nợ hết cho ngân hàng, đàn bò phát triển gấp đôi, gia đình thu
nhập 10 triệu đồng/ tháng và ông có thể nuôi 2 con vào đại học. Rõ ràng, người
dân có thể thoát nghèo bằng những sinh kế hết sức cơ bản như vậy, và sự phát triển
là hoàn toàn bền vững.
2.2.Thứ hai, chọn ngành nghề nào, quốc gia nào?
Ðài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, hay các nước khác? Mỗi thị trường chỉ có
nhu cầu một số lượng có hạn lao động và mỗi lĩnh vực việc làm cũng vậy. Cần phải
tính toán đến khả năng mình không được làm công việc như mong đợi và tại quốc


gia mình muốn đến. Vì vậy, người lao động cần tìm hiểu thật kỹ các thông tin cần
thiết trước khi đăng ký đi xuất khẩu, đồng thời có những phương án dự phòng để
tránh rủi ro có thể xảy ra.
2.3.Thứ ba, sau khi xuất khẩu lao động về nước sẽ làm gì?
Chuyện người lao động sau khi kết thúc hợp đồng về nước không tìm kiếm
được công việc phù hợp là rất phổ biến. Nhiều người không biết làm gì ngoài cách
cố tìm cơ hội đi xuất khẩu lần nữa. Điều này cho thấy sự thiếu xót trong cả chính
sách của nhà nước cũng như sự định hướng của bản thân người lao động. Xuất
khẩu lao động chỉ là phương án tạm thời để thoát khỏi đói nghèo, công việc ổn
định tại chính nơi mình sinh sống mới là phương án tạo lập cuộc sống bền lâu.
Người lao động nên có kế hoạch cho cuộc sống lâu dài, nhất là tận dụng được kiến
thức, kinh nghiệm học hỏi được từ nước ngoài về phát triển ngay tại quê hương của
mình.
Người lao động không chỉ cần có việc làm, có thu nhập đủ sống mà còn cần
cả những môi trường làm việc đảm bảo sự an toàn, tính mạng, sức khỏe cho họ,
cần cả những phúc lợi mà họ sẽ nhận được thông qua quá trình lao động. Vì vậy
XKLĐ với tư cách là một giải pháp tạo việc làm sẽ phải có những bước thay đổi
tích cực để giải quyết được những bất cập trên, và thay vì thúc đẩy xuất khẩu tràn
lan, chỉ quan tâm đến số lượng mà không quan tâm đến chất lượng, Nhà nước nên

có những chính sách mới hỗ trợ người lao động tự sản xuất trong nước thay vì
hướng ra nước ngoài.




×