Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bài tập nhóm vụ án dân sự về tranh chấp đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.27 KB, 11 trang )

ĐẶT VẤN ĐÊ
Tranh chấp đất đai luôn là vấn đề gây bức xúc trong các vụ kiện dân sự. Đất
nước ta đang trong kì mở cửa nền kinh tế , bước vào giai đoạn hội nhấp. Thời kì
công nghiệp hóa- hiện đại hóa đi vào giai đoạn phát triển quá độ thì vấn đề tranh
chấp đất đai và các giấy tờ liên quan đến vấn đề đất đai hiện nay đang ngày càng
phức tạp và rất khó giải quyết. Sau đây là vấn đề cụ thể về tranh chấp đất đai có
liên quan tới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , qua phân tích và nghiên cứu
tình huống cụ thể chúng ta thấy rõ hơn vai trò của pháp luật trong việc quy định
và giải quyết tranh chấp về vấn đề đất đai trên thực tế.
Tình huống:
Vụ án dân sự giữa nguyên đơn là bà Võ Thị Thành với bị đơn là bà Phan
Thị Tòng tại thị xã T, tỉnh L.
Nội dung vụ án : Tháng 7 - 2005, bà Võ Thị Thành cầm cố giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất của bà Thành cho bà Phan Thị Tòng để vay l.000.000
đồng, nhưng bà Tòng chưa đưa tiền cho bà Thành và cũng không trả giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất cho bà Thành, nên bà Thành khởi kiện yêu cầu bà Tòng
trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bà Tòng cho rằng giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất của bà Thành bà đã cầm cố cho bà Hồ Thị Mỹ Hương, bà
Hương lại cầm cố cho ông Lưu Công Tấn nên không đồng ý trả.
1


Tại quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự số 50/2007/QĐST-DS
ngày 31-7-2007, Tòa án nhân dân thị xã T, tỉnh L đã quyết định:
Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự sơ thẩm thụ lý số 104/2007/TLST- DS
ngày 15-3-2007 về việc “Đòi tài sản” giữa nguyên đơn là bà Vô Thị Thành với
bị đơn là bà Phan Thị Tòng; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là bà Hồ
Thị Mỹ Hương, ông Lưu Công Tấn.
Ngày 31-10-2007, bà Thành kháng cáo.
Tại quyết định dân sự phúc thẩm số 05/2008/QĐ-PT ngày 26-02-2008,
Tòa án nhân dân tỉnh L quyết định:


Hủy quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số 50/2007/QĐST-DS ngày 317-2007 của Tòa án nhân dân thị xã T.
Giao toàn bộ hồ sơ về cho Tòa án nhân dân thị xã T giải quyết lại theo
thẩm quyền.
Tại quyết định số 105/2011/KN-DS ngày 25/2/2011, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao đã kháng nghị đối với quyết định phúc thẩm nêu trên, đề nghị
Tòa Dân sự Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm hủy quyết định dân
sự phúc thẩm nêu trên và giữ nguyên quyết định sơ thấm số 50/2007/QĐST-DS
ngày 31-7-2007 của Tòa án nhân dân thị xã T, tỉnh L với nhận xét:
Bà Thành chỉ yêu cầu Tòa án buộc bà Tòng trả lại cho bà Thành giấy
2


chứng nhận quyền sử dụng đất mà không tranh chấp về diện tích đất này, cũng
không tranh chấp số tiền vay. Trong khi đó tại Mục 1 Chương III Bộ luật Tố
tụng dân sự không quy định Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của
đương sự về việc đòi các loại giấy tờ do các cơ quan hành chính nhà nước cấp
cho các đương sự để xác định quyền sở hữu tài sản như giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở... Hơn nữa, pháp luật cũng
không xác định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là loại giấy tờ có giá nên
theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Dân sự thì các loại giấy tờ trên không phải
là tài sản để giao dịch trao đổi. Do đó, Tòa án cấp sơ thấm đã đình chỉ giải
quyết vụ án là đúng. Tòa án cấp phúc thẩm xác định giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất của bà Thành là tài sản và cho rằng thuộc thẩm quyền giải quyết của
Tòa án nhân dân là không đúng quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Hãy cho biết:
1, Đối tượng tranh chấp của vụ kiện trên?
2, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải là tài sản không?Tại sao?
3, Quan điểm giải quyết vụ việc trên của nhóm theo quy định của pháp
luật hiện hành?


GIẢI QUYẾT VẪN ĐÊ
3


1. Đối tượng tranh chấp trong vụ kiện?
Đối tượng tranh chấp trong vụ kiện trên là giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý xác lập mối
quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất trong việc sử dụng
đất...Ở Việt Nam , Nhà nước là chủ thể sở hữu duy nhất đối với đất đai nhưng
không trực tiếp khai thác, sử dụng đất mà trao quyền sử dụng cho các tổ chức ,
hộ gia đình , cá nhân...
Chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với
người sử dụng đất trong việc sử dụng đất trong phạm vi sử dụng đất là giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, theo quy định của pháp luật đất đai , cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những nội dung của hoạt động
quản lí nhà nước về đất đai, đồng thời cũng là một quyền đầu tiên mà bất kỳ
người sử dụng đất hợp pháp nào cũng được hưởng.
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là cơ sở để người sử dụng đất được
Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp, là tiền đề để họ thực hiện các quyền
mà pháp luật đã trao cho người sử dụng . Do đó có thể thấy giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là loại giấy tờ có ý nghĩa quan trọng , thể hiện sự cong nhận
của nhà nước đối với quyền sử dụng đất hợp pháp, đồng thời giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất là một trong những căn cứ pháp lí xác định thaamr quyền của
4


cơ quan nhà nước có kiên quan trong việc giải quyết các vụ tranh chấp về quyền
sử dụng đất.
Trong tình huống đề bài đưa ra là vụ việc bà Võ Thị Thành cầm cố giấy chứng

nhận quyền sử dụng đất của bà Thành cho bà Phan Thị Tòng để vay 1.000.000
đồng, Thực chất là bà thành đã cầm cố quyền sử dụng đất cho bà Tòng để vay
của bà Tòng 1.000.000 đồng.
Trong trường hợp này giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà bà Thành
đem đi cầm cố không phải là tài sản mà là căn cứ để chứng minh quyền sử dụng
đất hợp pháp của bà Thành đối với tài sản mà bà Thành đem đi cầm cố. Theo
Điều 326 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định “ Cầm cố tài sản là việc một bên
( sau đây gọi bên cầm cố) giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên kia (sau
đây gọi là bên nhận cầm cố) để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự.” Như vậy,
đối tượng được dùng để cầm cố bắt buộc phải là tài sản, trong vụ việc trên có nói
bà Thành cầm cố chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng thực tế là cầm cố quyền
sử dụng đất là tài sản.
Nguyên nhân của vụ việc trên là sau khi giấy chứng nhận quyền sử dụng
từ bà Thành bà Tòng dã không đưa tiền cho bà Thành theo thỏa thuận và cũng
không trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Thành, nên bà Thành khởi
kiện yêu cầu bà Tòng trả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng bà Tòng lại
5


cho rằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Thành đã cầm cố cho bà Hồ
Thị Mỹ Hương, bà Hương lại cho ông Lưu Công Tấn nên không đồng ý trả lại.
Như vậy , đối tượng tranh chấp trong vụ kiện trên chính là giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải là tài sản không ? Tại sao
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là tài sản. Vì:
Căn cứ vào điều 163 BLDS 2005 : “Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá
và các quyền tài sản”.
Thứ nhất, theo quy định này thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không
phải là tiền. Về khả năng chuyển đổi thành tiền tệ hoặc sử dụng như tiền tệ, thì rõ
ràng nó lệ thuộc vào mảnh đất được ghi trên nó. Vì giá trị tiền tệ của nó thực

chất là giá trị quyền sử dụng của mảnh đất.
Thứ hai, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng không phải là vật, vì để
có thể trở thành vật trong giao lưu dân sự thì phải đáp ứng 4 điều kiện :
- Điều kiện 1 : Là bộ phận của thế giới vật chất. Đây là một điều kiện không
thể thiếu để trở thành vật trong giao lưu dân sự
- Điều kiện 2: Con người phải chiếm hữu được.
- Điều kiện 3: Mang lại lợi ích cho chủ thể và phải có đặc trưng giá trị.
- Điều kiện 4: Vật phải đang tồn tại hoặc sẽ hình thành trong tương lai.

6


Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ đáp ứng được điều kiện thứ 1,thứ 2
và thứ 4,còn điều kiện thứ 3 về mang lại lợi ích cho chủ thể và mang đặc trưng
giá trị thì không đáp ứng được. Bởi vì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ
là văn bản chứa đựng Quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
xác định ai là người có quyền sử dụng một mảnh đất nào đó,đã được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền bảo hộ. Cho dù mất hoặc bị ai đó chiếm đoạt thì cũng
không ảnh hưởng gì đến quyền sử dụng đất của người đó,giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất không có giá trị.
Thứ ba, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là sự xác nhận về quyền sử
dụng đất của cá nhân, tổ chức, bản thân nó cũng không phải là quyền sử dụng
đất, do đó nó cũng không là quyền tài sản.
Thứ tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng không phải là giấy tờ có
giá. Bởi theo điểm 8 Điều 6 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010
thì giấy tờ có giá là “bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát
hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất
định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác”. Giấy tờ có giá bao gồm: hối phiếu
đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu,
cổ phiếu, các loại chứng khoản,… quy định tại Pháp lệnh ngoại hối năm 2005,

Luật Quản lý nợ công 2009, Luật Chứng khoán,…

7


Ngoài ra,theo Điều 2 của Công văn 141/TANDTC-KHXX ngày 21/9/2011
của Tòa án nhân dân tối cao về “Thẩm quyền giải quyết yêu cầu trả lại giấy
chứng nhận quyền sở hữu tài sản” cũng làm rõ việc quy định giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất không phải là tài sản. Cụ thể là: “giấy chứng nhận quyền sở
hữu tài sản (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở
hữu nhà ở, Giấy đăng ký xe mô tô, xe máy; Giấy đăng ký xe ô tô…) không phải
là “giấy tờ có giá” quy định tại Điều 163 của Bộ luật dân sự năm 2005; do đó,
nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết buộc người chiếm giữ trả lại các giấy tờ này
thì Tòa án không thụ lý giải quyết”.
3. Quan điểm giải quyết vụ việc trên của nhóm theo quy định của pháp
luật hiện hành?
Theo quy định tại điều 25 Bộ luật TTDS 2004 thì Những tranh chấp về dân
sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án đó là
1. Tranh chấp giữa cá nhân với cá nhân về quốc tịch Việt Nam.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu tài sản.

3. Tranh chấp về hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường

hợp quy định tại khoản 2 Điều 29 của Bộ luật này.
8



5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quy định

của pháp luật về đất đai.
8. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của

pháp luật.
9. Các tranh chấp khác về dân sự mà pháp luật có quy định.

Như vậy, bà A không thể khởi kiện ra tòa án về việc kiện đòi giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất được vì tranh chấp này không thuộc thẩm quyền của tòa
án.Tòa án chỉ giải quyết kiện đòi lại tài sản,giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
lại không phải là tài sản theo như giải thích ở bên trên.Việc này đã được quy định
rất rõ ở công văn Số: 141/TANDTC-KHXXV/v thẩm quyền giải quyết các yêu
cầu trả lại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản :
Để bà Thành có thể đòi lại được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì
theo quan điểm của nhóm em thì có các cách giải quyết sau đây
Cách thứ nhất đó là Bà Thành sẽ phải gửi đơn yêu cầu đến cơ quan công
an nơi cư trú của bà Tòng để xử lý hành vi của bà Tòng và yêu cầu ông Lưu
9


Công Tấn là người chiếm hữu bất hợp pháp trả lại giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho mình.Ông Lưu Công Tấn là người chiếm hữu bất hợp pháp bởi vì
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là của bà Thành,bà Hương đem giấy chứng
nhận này cầm cố cho ông Tấn,ông Tấn biết giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
không phải của bà Hương nhưng vẫn nhận cầm cố.Nếu ông Lưu Công Tấn

không trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà Thành thì bà Thành có
thể quyền nộp đơn đến Ủy ban nhân dân xã,thị trấn nơi bà Thành cư trú yêu cầu
cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bị mất theo quy định tại điều 24
Nghị Định số 88/2009/NĐ - Cp ngày 19/10/2009 của Chính phủ về Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
“ Điều 24.Cấp lại Giấy chứng nhận do bị mất
1. Người đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ tại Văn
phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc cấp có thẩm quyền cấp Giấy chứng
nhận, hồ sơ gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận;
b) Giấy tờ xác nhận việc mất Giấy chứng nhận của công an cấp xã nơi
mất giấy;
c) Giấy tờ chứng minh đã đăng tin mất Giấy chứng nhận trên phương tiện
thông tin đại chúng ở địa phương (trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa
10


hoạn) đối với tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài; trường hợp hộ gia đình và cá nhân thì chỉ
cần có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo
mất giấy tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã;
2. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ; trình cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời
cấp lại Giấy chứng nhận mới; trao Giấy chứng nhận cho người đề nghị cấp lại
Giấy chứng nhận.”
Bà Tòng là người chiếm giữ bất hợp pháp, là người có lỗi trong việc làm
mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Thành cho nên Bà Tòng sẽ là
người phải chịu toàn bộ chi phí,lệ phí trong việc cấp lại giấy tờ mới cho bà
Thành được quy định tại điểm c khoản 3 Công văn 141/TANDTC - KHXX của
Tòa án Nhân dân tối cao về thẩm quyền giải quyết các yêu cầu trả lại giấy chứng

nhận quyền sở hữu tài sản.
Cách thứ 2 đó là gửi đơn đến UBND xã, thị trấn nơi bà Thành cư trú để
được giải quyết theo thẩm quyền.

11



×