Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Phân tích ưu,nhược điểm của các kiểu khí chất;cách khắc phục nhược điểm của từng kiểu khí chất đó. Liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.33 KB, 11 trang )

I – MỞ ĐẦU
Không phải ai sinh ra cũng đều có tố chất của một nhà lãnh đạo giỏi
cũng như không phải nhà lãnh đạo giỏi nào cũng đều có tố chất lãnh đạo trời
phú. Có bao giờ bạn đặt câu hỏi : “Đâu là chiếc chìa khóa vàng mở cánh cửa
thành công”. Sức mạnh lớn nhất xuất phát từ chính chúng ta, kẻ thù lớn nhất của
chúng ta cũng chính là chúng ta.Trong mỗi một con người luôn có một khí chất
riêng, khí chất không định trước các thuộc tính phức hợp của nhân cách, song
các đặc điểm về động thái trong sự thể hiện của tất cả các thuộc tính nhân cách
đều bị phụ thuộc vào khí chất ở một mức độ nhất định. Bởi vậy việc hiểu biết về
ưu, nhược điểm của các kiểu khí chất để từ đó tìm ra cách khắc phục nhược
điểm của từng kiểu khí chất là rất cần thiết đối với hoạt động sống của con
người. Chính vì vậy nhóm 5 chúng em xin chọn đề bài số 18 : “ Phân tích
ưu,nhược điểm của các kiểu khí chất;cách khắc phục nhược điểm của từng kiểu
khí chất đó. Liên hệ thực tiễn.” làm bài tập nhóm.
II – NỘI DUNG
1.Khí chất :
1.1.

Khí chất là gì?

Khí chất là một thuộc tính tâm lý gắn liền với kiểu hoạt động thần kinh
tương đối bền vững của cá nhân,đặc trưng cho hoạt động tâm lý về cường
độ,tốc độ,nhịp độ,thể hiện sắc thái riêng về hành vi và cử chỉ của người đó.
1


Cấu trúc của khí chất có 3 thành phần cơ bản: tính tích cực, biểu hiện vận
động và sắc thái xúc cảm của bản thân.
1.2. Đặc điểm của khí chất
Theo V.S.Merlin khí chất có những đặc điểm sau:
- Kiểm soát động thái hoạt động tâm lý nói chung


- Biểu hiện động thái của từng quá trình tâm lý riêng biệt
- Mang tính bền vững và ổn định
- Khí chất của mỗi cá nhân thường biểu hiện các đặc điểm đặc
trưng của một loại hình khí chất cụ thể
- Các loại hình khí chất được hình thành tương ứng với từng kiểu
hình thần kinh
Như vậy, rõ ràng khí chất là những đặc điểm động thái hoạt động của cá
nhân được xác định bởi mức độ và nhịp độ hành vi chứ không phải bởi nội dung
của hành vi hay hoạy động như các hiện tượng tâm lý khác.
1.3.

Cơ sở sinh lý của khí chất.

Theo I.P.Povlov cở sở sinh lý của khí chất là các đặc điểm cá nhân của hệ
thần kinh – các loại hình hoạt động của hệ thần kinh
Hoạt động của hệ thần kinh dựa vào hai quá trình cơ bản là hưng phấn
(HP) và ức chế (ƯC). Theo I.P.Povlov cường độ và động thái của hai quá trình
thần kinh này chính là cở sở tạo ra các loại hình hoạt động thần kinh khác nhau.
Có 3 tiêu chí để phân loại các kiểu thần kinh:
- Cường độ của HP và ƯC

2


- Tương quan về cường độ của HP và ƯC
- Tính linh hoạt của HP và ƯC
Dựa vào các tiêu chí trên và các kiểu kết hợp giữa chúng thì có 4 kiểu
hình thần kinh cơ bản sau:
- Kiểu 1: mạnh, không cân bằng
- Kiểu 2: mạnh, cân bằng, linh hoạt

- Kiểu 3: mạnh, cân bằng, không linh hoạt
- Kiểu 4: yếu.
2. Kiểu khí chất :
2.1. Khái niệm :
Kiểu khí chất là những sự kết hợp khác nhau những thuộc tính khí chất có
quan hệ qua lại với nhau một cách có quy luật
2.2. Thuộc tính :
Các thuộc tính của khí chất là những thuộc tính tự nhiên vốn sẵn có ở
con người,nó xác định mặt diễn biến tâm lí con người ( cường độ,tốc độ,nhịp
độ,hướng tâm lý )
Khí chất có một số thuộc tính như : tính nhạy cảm,tính phản ứng,tính tích
cực,nhịp độ phản ứng,tinh mềm dẻo và tính cứng nhắc,tính hướng nội và tính
hướng ngoại và tính dễ xúc cảm. Mỗi kiểu khí chất đều có những mặt mạnh,mặt
yếu khác nhau tùy thuộc vào mỗi người. Vấn đề đặt ra cho mỗi cá nhân là nắm
được các điểm mạnh yếu của khí chất để phát huy ưu điểm và hạn chế nhược
điểm.
3


Có 4 kiểu khí chất cơ bản : Kiểu khí chất linh hoạt,kiểu khí chất bình
thản,kiểu khí chất nóng và kiểu khí chất ưu tư.
3. Phân tích ưu điểm,nhược điểm của các kiểu khí chất,cách khắc phục
các nhược điểm của từng kiểu khí chất đó.
3.1. Kiểu khí chất linh hoạt :
Cấu trúc các thuộc tính : tính nhạy cảm thấp,tính phản ứng và tính tích cực
cao,mối quan hệ giữa phản ứng và tích cực cân bằng,có tính mềm dẻo,nhịp độ
phản ứng nhanh,có tính hướng ngoại,tính dễ xúc cảm.
Cơ sở sinh lí: phản ứng, nhịp độ thần kinh mạnh, mềm dẻo, tính cân bằng
giữa ức chế và hưng phấn cao, linh hoạt
Biểu hiện bên ngoài: nói nhiều, nhanh. Hoạt động cũng nhanh nhẹn, hoạt

bát. Quan hệ thì vui vẻ dễ gần, có tài ngoại giao nên quan hệ rất rộng nhưng
không sâu sắc.
Ưu điểm : Người có kiểu khí chất này thường bộc lộ sự sôi nổi,nhiệt
tình,hăng hái,nhanh nhẹn. Dễ ghép mình và thích nghi với hoàn cảnh mới,dễ
kìm hãm những phản ứng có tính chất bột phát cá nhân,dễ bỏ thói quen
xấu,nhanh chóng làm quen với công việc. Về tình cảm thì là người dễ phát sinh
tình cảm nhưng đa phần không bền lâu, dễ thay đổi. Họ rất lạc quan yêu đời,
nhanh nhẹn, có tài ngoại giao, nhiều sáng kiến, có khả năng tổ chức
Nhược điểm : tâm tính thay đổi thất thường,suy nghĩ nông nổi,hời
hợt,chóng chán không chịu được hoạt động đơn điệu;kéo dài,giao tiếp rộng
nhưng không sâu.
 Phù hợp với những câu việc chứa nhiều mâu thuẫn nhưng mới mẻ.
3.2. Kiểu khí chất bình thản :
Cấu trúc các thuộc tính : tính nhạy cảm thấp,phản ứng kém,tính tích cực
cao và hơn hẳn tính phản ứng;có tính cứng nhắc và tính hướng nội;nhịp độ phản
ứng chậm.
4


Cơ sở sinh lý: có cường độ thần kinh hưng phấn và ức chế cân bằng
nhưng ở mức độ tương đối (không mạnh như khí chất nóng nảy và năng động)
và không linh hoạt.
Biểu hiện bên ngoài: kiểu người ít nói, nói chắc (nói câu nào đau câu
đấy). Hành vi chậm chạp, không bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài, hơi khô khan. Là
người khó gần, khó làm quen, cũng khó biết tâm trạng của họ. Mối quan hệ của
họ rất hẹp vì họ không thích quan hệ rộng. Vì thế, khó thích nghi với môi
trường sống.
Ưu điểm: ngăn nắp, chu đáo, có trách nhiệm, sâu sắc, chính chắn, lịch
sự, tế nhị, luôn bình tĩnh. Làm việc có nguyên tắc, kế hoạch, biết cân nhắc trước
khi hành động, làm chủ được tình huống và vô cùng kiên định. Đã quyết định

rồi thì làm đến cùng do vậy có chút ngoan cố, bảo thủ. Nhớ rất lâu. Là con
người điềm đạm, chậm rãi, chắc chắn, không vội vàng. Là người không hứa
ngay bao giờ mà đã hứa là làm đến cùng. Nhìn bề ngoài người này thì dễ hiểu
nhầm là không nhiệt tình. Tình cảm tương đối ổn định.
Nhược điểm: ít giao tiếp, sức ỳ tư duy cao, thích nghi với môi trường
mới chậm. Hay do dự, không quyết đoán. Khó hình thành tình cảm. Khả năng
tiếp thu cái mới lại rất chậm, khá nguyên tắc, cứng nhắc, đôi khi máy móc làm
mất thời gian và dễ mất thời cơ không cần thiết.
 Hiệu quả công việc của loại người này phụ thuộc vào thời gian gắn
bó với công việc đó - càng lâu, càng hiệu quả. Phù hợp với công
việc đơn điệu, có thể lặp đi lặp lại, có thể đòi hỏi bảo mật kín đáo.
Nên làm bảo vệ, tổ chức, thanh tra điều tra, giáo viên, thường nhân,
kinh doanh,...
5


3.3. Kiểu khí chất nóng :
Cấu trúc các thuộc tính : tính nhạy cảm thấp,tính phản ứng cao,tính tích
cực cao,tính phản ứng trội hơn hẳn tính tích cực,có tính cứng nhắc và tính
hướng ngoại,nhịp độ phản ứng nhanh,tính dễ xúc cảm cao.
Cơ sở sinh lí: ức chế cao, hưng phấn cao. Nhịp độ thần kinh nhanh, nhưng
không cân bằng giữa ức chế (buồn) và hưng phấn (vui), lúc quá tải, lúc quá hữu
(vui quá trời mà buồn thì thấy đất), thay đổi nhanh, thất thường.
Biểu hiện bên ngoài: nói to, nói nhiều, nói mạnh, hành động mạnh mẽ,
hay cáu gắt, hay biểu lộ cảm xúc ra ngoài, cởi mở, vồ vập, bạo dạn, chủ động,
rất nhiệt tình với mọi người, tuy nhiên do hay nổi nóng nên cũng hay và dễ làm
mất lòng người khác. Nhận thức mọi sự việc rất nhanh. Về vấn đề tình cảm thì
yêu ghét rõ ràng, thường sống thiên về tình cảm, hay để tình cảm lấn át lí trí.
Khả năng thích nghi với môi trường cao
Ưu điểm: nhiệt tình, thẳng thắn bộc trực, quyết đoán, dám nghĩ dám

làm, dám chịu trách nhiệm. Thường là những người đi đầu trong hoạt động
chung. Đặc biệt có khả năng lôi cuốn người khác.
Nhược điểm: hay vội vàng hấp tấp, nóng nẩy, khó kìm-không có hoặc
ít khả năng tự kìm chế, lại bảo thủ, hiếu thắng, không kiên trì; khi rơi vào hoàn
cảnh khó khăn sẽ thường không tự chủ được bản thân. Nhưng lại là người
không để bụng, KHÔNG thù dai.
 Phù hợp với những công việc chứa nhiều mâu thuẫn, mới mẻ, cần
quyết đoán, mạo hiểm,.
3.4. Kiểu khí chất ưu tư :
Cấu trúc các thuộc tính : tính nhạy cảm cao,tính phản ứng thấp,tính tích
cực thấp,tính phản ứng thấp hơn tính tích cực,có tính cứng nhắc,tính hướng
nội,nhịp độ phản ứng chậm,tính dễ xúc cảm cao.
6


Cơ sở sinh lí: có cường độ thần kinh yếu, cả hưng phấn và ức chế đều
yếu và không linh hoạt. Nhưng ức chế vẫn trội hơn (buồn nhiều hơn vui), còn
bình thường thì chẳng vui chẳng buồn.
Biểu hiện bên ngoài: phản ứng thần kinh chậm, kín đáo, không chịu
được shock, ít nói, tiếng nói thì nhẹ nhàng, yếu ớt . Hành động thiếu tính bạo
dạn, rất rụt rè, nhút nhát. Nhận thức chậm, chắc, có năng khiếu riêng. Không
thích đám đông, không thích ồn ào. Thiên về sống nội tâm, không thích quan hệ
rộng.
Ưu điểm: dịu dàng, tế nhị, nhạy cảm, cẩn trọng (cẩn thận - dè dặt), suy
nghĩ sâu sắc, trí tưởng tượng phong phú, tình cảm bền vững (rất chung thủy).
Có tính tự giác, ý thức cao, là người kiên trì, hoàn thành tốt nhiệm vụ trong điều
kiện quen thuộc, làm việc rất cẩn thận, chu đáo, ít làm mất lòng người khác. Có
óc tưởng tượng phong phú, hay mơ màng, mơ mộng .
Nhược điểm: rụt rè, nhút nhát, đa sầu, đa cảm, dễ tự ái (dễ giận), thầm
lặng, ít cởi mở, phản ứng chậm – không năng động, khó thích nghi với môi

trường mới, dễ bi quan. Hay lo nghĩ , dễ bị tổn thương, hay chịu tác động của
môi trường, không chịu được sức ép công việc. Dễ ốm đau khi điều kiện sống
thay đổi.
 Phù hợp với công việc: công việc thích hợp là việc nghiên cứu, đơn
điệu, lặp đi lặp lại, công việc cần sáng tạo, lãng mạn, nghệ thuật, văn,
thơ, hội hoạ,..
Qua phân tích 4 kiểu khí chất ta thấy rằng,khí chất nào cũng có ưu –
nhược điểm,không có loại nào tốt hoặc xấu hoàn toàn…Khí chât con người có

7


thể biến đổi dưới tác động của hoàn cảnh sống,của rèn luyện và giáo dục,đặc
biệt là tự giáo dục. Điều đó nói lên bản chất xã hội của khí chất.
4. Liên hệ thực tiễn :
Vận dụng các ưu nhược điểm của 4 kiểu khí chất nêu trên. Chúng ta
sẽ nghiên cứu một vài tình huống thực tiễn để làm sáng tỏ các kiểu khí chất
được thể hiện như thế nào trong cuộc sống hàng ngày và khắc phục nhược điểm
của chúng ra sao. Cụ thể là trong hoạt động giao tiếp với khách hàng : Trong
hoạt động giao tiếp hằng ngày nhất là trong hoạt động sản xuất kinh doanh,
người ta vẫn nói “khách hàng là Thượng đế” , việc vận dụng những ưu điểm của
các kiểu khí chất và nắm chắc các nhược điểm để đưa ra bài học kinh nghiệm là
rất quan trọng.
Có thể phân tích một số kiểu khách hàng đại diện cho 4 kiểu khí chất như
sau :
Đối với những khách hàng ít nói ( kiểu khí chất bình thản ): với những
khách hàng loại này buộc bạn phải có nhiều công phu để tìm được mục đích của
họ khi đến với doanh nghiệp,tuy nhiên không nên quá hăng hái. Có thể họ muốn
tự đưa ra quyết định hơn là những lời mời chào,họ sẽ cảm thấy mình bị theo dõi
hay khó xử nếu bạn hỏi quá nhiều. Bạn cần kiên trì chờ đợi ý kiến của khách

hàng trước khi chuyển sang chủ đề hay gợi ý khác. Đừng nói quá nhiều,hãy
kiệm lời,cẩn trọng,lời nói cần mang tính khơi gợi và thúc đẩy họ.

8


Đối với những khách hàng nói nhiều ( kiểu khí chất linh hoạt ) : ngược lại
với những khách hàng ít nói nêu trên,bạn cần chú ý lắng nghe những ý kiến của
họ,tránh cắt ngang đột ngột hay kích động cho họ nói nhiều,nói xa đề tài,hãy
khéo léo chọn thời điểm để “chen” vào câu nói của họ,kéo khách hàng lại với
vấn đề cả 2 bên cùng quan tâm.
Đối với những khách hàng lạnh nhạt,e dè ( kiểu khí chất ưu tư ) : những
khách hàng này thường ít nói,cẩn trọng và thường làm bạn “mất hứng” mỗi khi
định mở lời giới thiệu một sản phẩm nào đó. Đừng lo lắng,hãy cố gắng tạo một
bầu không khí thân thiện cởi mở,họ sẽ cảm thấy an tâm và sẵn lòng chia sẻ mục
đích của mình. Bạn chỉ cần kiên nhẫn lắng nghe và giải thích cho khách hàng
một cách lễ độ,khuyến khích,làm cho họ tự khám phá ra những điểm thú vị khi
tiếp xúc với bạn hay sản phẩm mà bạn giới thiệu.
Đối với những khách hàng hay phàn nàn,chê bai ( kiều khí chất nóng ) :
họ thường tỏ thái độ không hài lòng đối với những lời mời hay sản phẩm không
vừa ý,bạn không được phép tỏ ra sẵn sàng tranh luận với họ. Việc bạn cần làm
là lắng nghe,cảm ơn,giải thích và tìm cách khắc phục nếu có thể. Khách hàng
không phải bao giờ cũng đúng,tuy nhiên họ phàn nàn ắt hẳn có lí do,có thể
không phải vì bạn gây ra nhưng bạn cần lắng nghe và thông cảm,cố gắng làm
cho họ hiểu bạn và làm họ tin bạn đứng về phía họ để biến lời phàn nàn thành
những lời góp ý chân thành,tìm cách đưa ra những lời đề nghị hợp lí cho 2 bên.

9



Trong quá trình kinh doanh buôn bán còn gặp rất nhiều kiểu khách
hàng,trên đây chúng em mới đưa ra một số kiểu tiêu biểu đại diện cho 4 kiểu khí
chất được nêu trong bài. Tuy nhiên,chỉ cần nắm chắc ưu – nhược điểm của các
kiểu khí chất thì khiến cho khách hàng luôn cảm thấy hài lòng không còn là một
trở ngại trong hoạt động kinh doanh nữa.
III – KẾT LUẬN
Mỗi kiểu khí chất ở trên đều có những mặt mạnh, mặt yếu riêng. Trên thực
tế, thường gặp ở một người có những nét của kiểu thí chất nào đó chiếm ưu thế,
nhưng đồng thời lại có những nét riêng lẻ nào đó thuộc kiểu khí chất khác.
Ngoài ra, còn có những kiểu khí chất trung gian bao gồm nhiều đặc tính của cả
bốn kiểu khí chất trên. Mặc dù khí chất có cơ sở sinh lý là các kiểu thần kinh
nhưng khí chất vẫn chịu sự chi phối của các đặc điểm xã hội, và biến đổi do rèn
luyện và giáo dục. Vì thế trong giáo dục phải hiểu khí chất của người khác để có
những tác động thích hợp. Phát huy mặt mạnh của mỗi kiểu khí chất và hạn chế
những mặt tiêu cực của các kiểu khí chất đó. Đồng thời phải giáo dục khí chất
trong việc kết hợp giáo dục các kiểu khí chất khác nhau. Khí chất gần như là
thuộc tính không thể thay đổi. Tuy nhiên tính cách của một người thì khác, nó
có thể thay đổi hoặc rèn luyện, đặc biệt tính cách chịu ảnh hưởng rất lớn dưới sự
tác động của môi trường sống bên ngoài.

10


Trong quá trình thực hiện bài tập chúng em không thể tránh khỏi những
sai sót không đáng có,hi vọng nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô và
các bạn để bài làm được hoàn thiện hơn,chúng em xin chân thành cảm ơn !

11




×